Tải bản đầy đủ (.docx) (255 trang)

nâng cao hiệu quả xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 255 trang )

KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
----------

KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHỦ ĐỀ 9:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

1


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

MỤC LỤC
Mở đầu.......................................................................................................................... 8
1. Tổng quan chung về đề tài................................................................................8
2. Tính quan trọng của đề tài...............................................................................8
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................9

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................10
1.1.


Sự cần thiết của hoạt động ngoại thương......................................................10

1.2.

Các lý thuyết, mô hình ngoại thương cổ điển................................................13

1.2.1. Thuyết trọng thương.......................................................................................13
1.2.2. Học thuyết Adam-Smith.................................................................................14
1.2.3. Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo..........................................................14
1.2.4. Một số quan điểm hiện đại về lợi thế so sánh................................................17
1.2.5. Quy luật tỉ lệ cân đối của các yếu tố sản xuất (Hecksher và B.Ohlin).........21

Các học thuyết và mô hình ngoại thương hiện đại........................................23

1.3.

1.3.1. Học thuyết Stolper – Samuelson.....................................................................23
1.3.2. Học thuyết về đầu tư yếu tố và thay đổi cơ cấu sản xuất của Rybczynski. .25
1.3.3. Học thuyết các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Rostow...........................26
1.3.4. Lý thuyết về khả năng cạnh tranh quốc gia..................................................28
1.3.4.1.

Mô hình kim cương của Michaele Porter................................................28

1.3.4.2.

Các cấp độ cạnh tranh quốc gia................................................................28

1.4.


Chiến lược và chính sách ngoại thương của Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế........................................................................................29

1.4.1. Chiến lược ngoại thương.................................................................................29
1.4.2. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô..............................................................30
1.4.3. Chiến lược thay thế hàng hóa nhập khẩu......................................................33

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

2


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9
1.4.4. Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế........................................................34
1.5.

Kế hoạch ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2010-2020.........................45

1.5.1.

Ðường lối đối ngoại Ðại hội XI và những phát triển quan trọng trong tư
duy đối ngoại của Ðảng ta..............................................................................45

1.5.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020........................................51
1.5.2.1.

Quan điểm phát triển................................................................................51

1.5.2.2.


Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế......................................................................................54

CHƯƠNG 2 : KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG
PHÁT TRIIỂN Ở CHÂU Á.......................................................................................73
2.1.

Kinh nghiệm học hỏi từ chính sách xuất khẩu của Trung Quốc..................73

2.1.1. Tổng quan về hoạt động thương mại của Trung Quốc.................................73
2.1.1.1.Tổng quan về kinh tế Trung Quốc................................................................73
2.1.1.2. Một số nội dung trong chính sách ngoại thương của Trung Quốc.............78
2.1.1.3. Thực trạng xuất khẩu của Trung Quốc.......................................................85
2.1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam...........................................90
2.1.2.1. Những thành công trong ngoại thương của Trung Quốc từ khi mở cửa...91
2.1.2.2. Những vấn đề Trung Quốc gặp phải............................................................93
2.1.2.3. Giải pháp của Trung Quốc............................................................................94
2.1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..............................................................95
2.2. Kinh nghiệm học hỏi từ chính sách xuất khẩu của Nhật Bản..........................97
2.2.1. Chính sách ngoại thương với hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản...............97
2.2.2. Tác động của các chính sách đối với ngành ngoại thương của Nhật Bản. .102
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...............................................................106
2.2.4. Kết luận kinh nghiệm từ Nhật Bản...............................................................112
2.3. Kinh nghiệm học hỏi từ chính sách xuất khẩu của Hàn Quốc.......................113
2.3.1. Nền kinh tế của Hàn Quốc.............................................................................114
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

3



KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

2.3.2. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc...........................................116
2.3.3. Phát triển xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020................................121
2.3.4. Vụ Kinh tế dịch vụ kiến nghị 5 giải pháp đẩy mạnh cho xuất khẩu...........123
2.4. Kinh nghiệm học hỏi từ chính sách xuất khẩu của Thái Lan........................124
2.4.1. Quan điểm và mục tiêu của chính sách thương mại hướng về xuất khẩu..125
2.4.1.1. Tình hình Thái Lan giai đoạn 1961-1972...................................................126
2.4.1.2. Chính sách Thương mại hướng về xuất khẩu của Thái Lan từ năm 1973
đến nay...................................................................................................................... 126
2.4.2. Nội dung chính sách thương mại hướng về xuất khẩu................................129
2.4.2.1. Các chính sách thương mại của Thái Lan.................................................129
2.4.2.2. Điều chỉnh chính sách thương mại của Thái Lan sau khủng hoảng tài
chính – tiền tệ đến nay.............................................................................................139
2.4.3. Một số kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam...................................142
2.4.3.1. Những kinh nghiệm cần học hỏi.................................................................142
2.4.3.2. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách.................144
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM.................145
3.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986-2011.............................146
3.2. Xuất khẩu theo thị trường................................................................................156
3.2.1. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương.............................................................165
3.2.2. Khu vực châu Mỹ..........................................................................................170
3.2.3. Khu vực châu Âu...........................................................................................173
3.2.4. Khu vực châu Đại Dương.............................................................................175
3.2.5. Khu vực châu Phi..........................................................................................176
3.3.

Xuất khẩu theo mặt hàng..............................................................................176

3.3.1. Cơ cấu hàng hóa theo nhóm ngành...............................................................184

3.3.2. Phân tích một số mặt hàng tiêu biểu.............................................................190
3.4.

Ý kiến chuyên viên quản lý nhà nước..........................................................202
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

4


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9
3.5.

Ý kiến chuyên gia..........................................................................................204
CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM....................................................................................208

4.1.

Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai (Donagamex).......................208

4.1.1. Tổng quan về Donagamex.............................................................................208
4.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty...................................................216
4.1.3. Kết quả công ty đạt được..............................................................................217
4.1.4. Định hướng phát triển trong tương lai........................................................219
4.2.

Công ty cổ phần Đồng Thắng (Dothaco)......................................................220

4.2.1. Tổng quan công ty Dothaco..........................................................................220
4.2.2. Thị trường xuất khẩu....................................................................................221

4.2.3. Các mặt hàng xuất khẩu...............................................................................221
4.2.4. Thống kê số lượng các mặt hàng xuất sang các thị trường........................221
4.3.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Phú Vinh......................................223

4.3.1. Giới thiệu công ty..........................................................................................223
4.3.2. Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012................223
4.4.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang................................................226

4.4.1. Giới thiệu công ty..........................................................................................226
4.4.2. Tình hình xuất khẩu qua các năm...............................................................226
4.4.3. Thống kê tổng hợp qua toàn thời kỳ............................................................230
4.5.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn.................................232

4.5.1. Giới thiệu công ty..........................................................................................232
4.5.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009.....................................232
4.5.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010-2011........................233
4.5.4. Thống kê lượng hàng xuất khẩu...................................................................235
4.5.5. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty………………………………..236

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

5



KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9
4.6.

Công ty cổ phần Việt An...............................................................................237

4.6.1. Giới thiệu công ty..........................................................................................237
4.6.2. Tình hình sản xuất xuất khẩu của công ty trong các năm..........................238

CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP............................244
5.1. Phân tích Swot...................................................................................................244
5.1.1. Điểm mạnh.....................................................................................................244
5.1.2. Điểm yếu.........................................................................................................245
5.1.3. Những thuận lợi và cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam...................................246
5.1.4. Một số thách thức lớn cho việc tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam......249
5.2.

Định nghĩa hiệu quả hoạt động xuất khẩu..................................................252

5.3.

Giải pháp........................................................................................................259

5.4.

Chiến lược......................................................................................................260

LỜI MỞ ĐẦU
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

6



KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9
1. Tổng quan chung về đề tài

Ngoại thương là quá trình trao đổi hàng hóa – dịch vụ giữa các quốc gia với nhau.
Hoạt động ngoại thương là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế cổ điển nhất và lâu đời
nhất so với các hình thức khác.
Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước, hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã có
những thành tựu đáng kể như sự phát triển sự ra đời của nhiều đô thị thương mại lớn
như Vân Đồn, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Gia Định, trong đó đáng chú ý nhất là Phố
Hiến vào thế kỷ thứ 16.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa với một
nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh và một nền
công nghiệp hợp tác xã quan liêu tập trung. Đặc điểm này nói lên tính cấp thiết trong
việc bố trí lại lực lượng sản xuất, tái cơ cấu lại thành phần kinh tế và mở rộng ngoại
thương, tham gia thị trường thế giới để tạo tiền đề cho sản xuất của nước ta.
2. Tính quan trọng của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI với một tầm vóc mới. Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành
thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những năm qua, trên con
đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở
rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn
các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại.
Nhưng việc mở cửa thị trường và tham gia vào sân chơi chung của toàn thế giới, đòi hỏi
Việt Nam cần có những chiến lược và định hướng cực kỳ rõ ràng và cụ thể trong hoàn
cảnh mà “đồng tiền có thể thao túng được tất cả” như hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm cách để nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong
-


quá trình hội nhập thế giới
Nhận biết nhiều loại mô hình ngoại thương từ cổ điển đến hiện đại
Cung cấp một cách nhìn tổng quan về kinh tế ngoại thương cho sinh viên chuyên

ngành quản trị ngoại thương
4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập dữ liệu của các công ty xuất nhập khẩu, từ đó đưa ra sang lọc
-

để làm cơ sở cho việc đưa ra chiến lược xuất khẩu cho tương lai.
Phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia và các chuyên viên nhà nước để có được sự tư
vấn chuyên nghiệp nhất từ các cấp.

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

7


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Sự cần thiết của hoạt động ngoại thương:
“Chúng ta tháo rời mỗi công việc ra từng mảnh và gửi nó khắp nơi cho người nào
đó có thể làm tốt nhất,….. Cho phép bạn tạo ra các văn phòng ảo toàn cầu- không bị
giới hạn của văn phòng hay biên giới của nước bạn…” – trích -THẾ GIỚI PHẲNGThomas L. Friedman
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

8



KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

Bây giờ chúng ta hãy thử đưa ra một ví dụ để chứng minh cho sự cần thiết của hoạt
động ngoại thương.
Ví dụ về nền kinh tế triều tiên: là một nền kinh tế với công nghiệp là hoạt động
chính và một nền nông nghiệp gần như tự cung tự cấp do bị cấm vận và là một nền kinh
tế gần như hoàn toàn thuộc Chính phủ và phát triển theo kế hoạch nhà nước Các nhận
định khác cho rằng nền kinh tế Bắc Triều Tiên vốn dĩ tách biệt với thế giới bên ngoài
cho nên khó có thể hình dung được cuộc sống hiện tại của người dân nước này và để
đánh giá được khả năng thực sự của nền kinh tế nước này cũng là một điều khó khăn.
Những sai lầm về chính sách cũng như yếu kém trong đánh giá đã khiến Triều Tiên lâm
vào nạn đói tràn lan những năm 1990. Năm 2008, khoảng 6,5 triệu người trong tổng số
23 triệu dân Bắc Triều Tiên không đủ ăn. Khoảng 37% số trẻ em tại Bắc Triều Tiên hầu
như suy dinh dưỡng kinh niên và một phần ba các bà mẹ đang nuôi con bị suy dinh
dưỡng và thiếu máu.

Biểu đồ 1.1a: TỔNG THU NHẬP QUỐC DÂN GIỮA HÀN QUỐC VẦ TRIỀU TIÊN

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

9


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

Biểu đồ 1.1b: SỰ THAY ĐỔI TRONG GIAO DỊCH TRUNG-TRIỀU

Rõ ràng hai qua biểu đồ ta nhận thấy rất rõ sự khác biệt giữa một đất nước có nền

ngoại thương mở cửa như Hàn Quốc và một đất nước đóng cửa “cố thủ” hoặc giao dịch
với rất ít nước như Triều Tiên.
Qua đó chúng ta có thể nhận thức rất rõ tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương
dưới các góc độ nhìn nhận sau:

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

10


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9
 Đối với tổng thể nền kinh tế: Ngoại thương làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản

phẩm xã hội và thu nhập quốc dân làm lợi cho nền kinh tế, mặt khác góp phần nâng cao
hiệu quả nền kinh tế trên cơ sở phân công lao động quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất
vì sự cạnh tranh quốc tế.
 Đối với sự đa dạng về hàng hóa và sản phẩm: Hoạt động ngoại thương làm cho số

lượng cũng như chất lượng của hàng hóa sản phẩm trợ nên đa dạng thông qua nghiệp
vụ xuất nhập khẩu . Trong đó có cả những mặt hàng mà quốc gia không đủ nguồn lực
để sản xuất, cũng có thể dễ dàng được tìm thấy trên thị trường hiện nay.
 Đối với người tiêu dùng: Hoạt động ngoại thương vừa đồng thời nâng cao vị thế người
tiêu dùng lên bằng cách cho họ nhiều sự lựa chọn vể cả chất lượng, mẫu mã, lẫn số
lượng và cũng đồng thời cho họ cơ hội để tiếp xúc với những tiện ích kèm theo sản
phẩm mà trước giờ họ không tìm được trong những sản phẩm nội địa.
 Đối với doanh nghiệp: Về phía các doanh nghiệp trong nước, họ phải cải tiến công
nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng năng suất lao động, tổ chức quản lý
một cách hiệu quả v.v... để có thể sản xuất được những sản phẩm đảm bảo đủ chất
lượng, mẫu mă đẹp, phong phú, từ đó cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, tạo sự vững
mạnh trên thị trường trong nước. Điều này có nghĩa là hoạt động ngoại thương của một

quốc gia đă tạo đà cho các doanh nghiệp trong nước phải liên tục đổi mới để đứng vững
trên thị trường trong nước, từng doanh nghiệp vững mạnh cũng đồng nghĩa với việc nền
kinh tế của quốc gia đó ngày một tăng trưởng và phát triển lành mạnh. Hơn nữa, đổi
mới công nghệ không chỉ để giữ được thị phần trong nước mà đổi mới công nghệ, tạo
sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệp sẽ có thể bán được hàng hóa của
mình trên thị trường quốc tế, thu khoản lợi nhuận đáng kể, đem lại nguồn ngoại tệ cho
quốc gia. Chính yêu cầu phải phát huy được những lợi thế của quốc gia như về nguồn
lực tự nhiên, nguồn lao động giá rẻ, hay khoa học kĩ thuật hiện đại đă làm cho một quốc
gia lựa chọn những ngành, lĩnh vực mà quốc gia đó có lợi thế so sánh hơn quốc gia
khác để tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực này. Sự chuyên môn hóa sản xuất đă
làm cho cơ cấu nền kinh tế dần thay đổi phù hợp với tiềm lực phát triển của quốc gia
đó. Cơ cấu kinh tế phù hợp lại tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự
cạnh tranh trong hoạt động ngoại thương giữa các doanh nghiệp trong cùng một nước,
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

11


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, giữa các quốc gia
với nhau thể hiện ở chính sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp, quốc gia đó
cung ứng trên thị trường. Sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt quyết liệt nhưng lại rất
lành mạnh đă làm cho năng suất lao động ngày một tăng lên và giá thành sản phẩm hạ
đến mức tối thiểu – (trích nguồn: hoạt động ngoại thương của Việt Nam-thực trạng và
triển vọng)
1.2.
Các lý thuyết, mô hình ngoại thương cổ điển
1.2.1. Thuyết trọng thương


_ Thuyết trọng thương ra đời từ giữa thế kỷ thứ 15 và phát triển mạnh ở thế kỷ 16-17.
_ Suy giảm vào thế kỷ thứ 18.
_ Học thuyết này xuất phát từ Châu Âu.
Lý do ra đời
_ Thuyết trọng nông trước đó bị sụp đổ do ruộng đất ở nhiều nơi bị bỏ hoang.
 Tư tưởng chính
“Một quốc gia muốn thịnh vượng phải gia tăng khối lượng tiền tệ, vì vậy phải phát
triển mạnh ngoại thương. Quốc gia đó cần phải có nhiều biện pháp để gia tăng khối
lượng tiền”:
+ Đối với doanh nhân:
Trong buôn bán phải chấp nhận sự lường gạt (dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh



lợi ích của dân tộc kia).
Phải hạ thấp lương công nhân để giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh.
+ Nhà nước phải can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế bằng nhiều biện pháp:
Thực hiện chính sách xuất siêu.
Lập rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch.
Thực hiện biện pháp nâng đỡ xuất khẩu.
Hạn chế:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn hòa vào sân chơi chung của thế giới thì
đồng nghĩa với việc cuộc chơi phải công bằng , và người chơi không được hưởng sự
bảo hộ và ưu tiên từ chính phủ của các nước. Việc tuân thủ quy định của WTO là điều
kiện tiên quyết bắt buộc để có thể bác bỏ sự can thiệp sâu rộng của nhà nước.

1.2.2. Học thuyết Adam-Smith :

Adam-Smith là nhà kinh tế học người anh, nghiên cứu và đưa ra học thuyết này từ
giữa thế kỷ thứ 18.


GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

12


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

Lý do ra đời: do Ông nhận thấy thời kỳ này, những tác động mạnh mẽ của ngoại thương
khiến cho nền kinh tế Anh và một số nước lân cận phát triển mạnh mẽ.
 Tư tưởng chính
Mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu vật phẩm mà họ có lợi thế
tuyệt đối và chỉ nên nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối.
 Hạn chế
Không giải thích được vì sao một nước có lợi thế so sánh về tài nguyên nhưng chưa
chắc đã tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Hoặc một nước hầu như
không có lợi thế về tài nguyên thì chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế ở đâu?
Thương mại quốc tế có xảy ra cho những nước này hay không.
1.2.3. Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo
 Tư tưởng chính
_ Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào quá trình thương mại quốc tế.
_ Thương mại quốc tế diễn ra khi có lợi thế so sánh (có thể là lợi thế so sánh tuyệt đối,
nhưng cũng có thể là lợi thế tương đối); vì vậy xét trong tương quan so sánh lợi thế
tương đối, một quốc gia có thể sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh
hơn và nhập khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh kém hơn.
 Hạn chế của học thuyết

Chưa đề cập tới chi phí vận tải và cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên không
xác định được giá tương đối trong trao đổi sản phẩm giữa các nước. Như vậy quan hệ
kinh tế quốc tế dựa trên căn bản lợi thế so sánh của mỗi quốc gia: tùy theo điều kiện tự

nhiên và đặc điểm riêng, mỗi quốc gia có những lợi thế về mặt nào, sẽ chú trọng đến
hình thức đối ngoại phù hợp với những lợi thế đó
 Giải thích hai thuật ngữ về lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối
1. Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương
A. Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại
thương. Khi nghiên cứu mô hình kinh tế cổ điển, chúng ta đã biết rằng các nhà kinh tế
cổ điển cho đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải
tiếp tục sản trên những đất đai cằn cỗi, không đảm bảo được lợi nhuận cho các nhà tư
bản thì họ sẽ không sản xuất nữa. Các nhà kinh tế cổ điển gọi đấy là bức tranh đen tối
của tăng trưởng. Trong điều kiện đó A.Smith cho rằng, có thể giải quyết bằng cách phát
triển công nghiệp và sử dụng sản xuất của ngành này xuất khẩu để mua lương thực từ
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

13


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

nước ngoài về. Như vậy, thông qua việc mua – bán trao đổi sản phẩm đã giải quyết
được mặt hạn chế của tăng trưởng.
Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để
sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn
sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.
Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ
thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Còn đối với
nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có
khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người ta gọi là bù đắp được
sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước.
Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ý
nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu

sản xuất với chi phí có thể chấp nhận được. Ví dụ, việc không đủ khả năng sản xuất ra
máy móc thiết bị là khó khăn đối với các nước đang phát triển, đã là nguyên nhân dẫn
đến đầu tư thấp. Như chúng ta đã biết, các khoản tiết kiệm chưa thể trở thành vốn đầu
tư chừng nào tư liệu sản xuất các doanh nghiệp cần đến chưa có. Bởi vì đó là các tư liệu
sản xuất chưa sản xuất được trong nước mà phải nhập từ nước ngoài.
Khi tiến hành nhập những TLSX này, công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng
các máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra
chúng. Về mặt này, vai trò đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát
triển và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản
xuất TLSX và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng được
đánh giá là lợi thế tuyệt đối.
2. Lợi thế tương đối (so sánh)
Phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương D.Ricardo đã
nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí so sánh để sản xuất ra sản phẩm. Ví dụ,

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

14


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

chúng ta hãy xem khả năng trao đổi sản phẩm giữa Việt Nam và Nga đối với hai sản
phẩm: thép và quần áo.
Bảng 1.2a
Sản phẩm

Chi phí sản xuất
N
Việt Nam


g
a

Thép

(1

đơnvị)
Quần áo (1
đơn vị)

1

25

6
0

05

4

Xét theo chi phí sản xuất thì Việt Nam sản xuất thép và quần áo đều có chi phí cao hơn
Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào
sang Nga. Song nếu chúng ta xét theo chi phí so sánh thì lại có cách nhìn khác.
Bảng 1.2b
Sản phẩm

Chi phí sản xuất

N
Việt Nam

g
a

Thép

(1

đơnvị)
Quần áo (1

05
1/5

đơn vị)
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

0
4
1
/
15


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

4


Theo chi phí so sánh thì thấy rằng CPSX thép của Việt Nam cao hơn Nga: để sản
xuất một đơn vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị chi phí trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị.
Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo của Việt Nam lại thấp hơn của Nga; để sản
xuất 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị chi phí, trong khi ở Nga cần ¼ đơn vị.
Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất
khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất khẩu quần áo sang Nga. Việc trao đổi này
đưa ra lợi ích cho cả hai nước.
1.2.4. Một số quan điểm hiện đại về lợi thế so sánh

Ngày nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế đang là một trào lưu khó có thể đảo ngược và
đang tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các quốc gia thì việc quan tâm đến lợi
thế so sánh, năng lực cạnh tranh quốc gia, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sức
cạnh trang của hàng hóa được mọi doanh nghiệp và nhiều người quan tâm.
Ba cấp độ cạnh tranh có mối quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc vào nhau, tạo điều
kiện cho nhau nâng lên và cùng tồn tại. Cụ thể là: muốn nâng cao năng lực cạnh tranh
của một quốc gia, phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh. Một doanh
nghiệp muốn có năng lực cạnh tranh phải thực hiện những hàng hóa- dịch vụ mang tính
cạnh tranh cao, vì biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là sản phẩm-dịch vụ
phải có sức hút với khách hàng ở các thị trường khác nhau
Sơ đồ dưới đây mô tả xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia phải bắt đầu từ việc xây
dựng sức cạnh tranh cho sản phẩm doanh nghiệp:

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

16


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH QUỐC TẾ


Hình 1.2: Năng lực cạnh tranh quốc gia
 Những chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh:
 Về mặt định lượng: các chuyên gia sử dụng 2 chỉ tiêu về hệ số chỉ tiêu hệ số chi phí tài
nguyên nội địa và hệ số cạnh tranh để lượng hóa sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Hệ số chi phí tài nguyên nội địa hay Hệ số đo lường lợi thế sản xuất nội địa (
Domestic Resource Cost Coefficient- DRC)

Trong đó: j = 1,….k là đầu vào khả thương
-

J =k+1…..n là nguồn lực nội địa và các đầu tư vào trung gian
là hệ số chi phí đầu vào j đối với sản phẩm thứ i
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

17


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9
-

là giá kinh tế của các nguồn lực nội địa và các đầu vào trung gian
là giá biên giới của sản phẩm khả thương tính theo tỉ giá hối đoái kinh tế
là giá biên giới các đầu vào khả thương tính theo tỉ giá hối đoái kinh tế
Như vậy theo công thức trên:

-

Tử số chỉ ra tổng các nguồn lực nội địa ( kể cả khả thương hoặc bất khả thương) được


-

huy động ra và xuất khẩu 1 đơn vị hàng hóa của một nước hay một địa phương
Mẫu số là giá trị ròng thu được qua xuất khẩu ( nguồn lợi ròng mang lại cho xuất khẩu)
1 đơn vị hàng hóa (quy ra nội tệ)
Chỉ số DRC cho biết hiệu quả sử dụng nguồn lực nội địa để tạo ra giá trị xuất khẩu
ròng. Nói cách khác, DRC cho phép xác định hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nội
địa để sản xuất hàng xuất khẩu: dựa vào chỉ tiêu này mà người ta có thể quyết định sản
xuất loại hàng hóa nào để xuất khẩu sẽ có lợi hơn, qua việc tính toán ra chi phí hàng
hóa đó thấp hơn chi phí hàng hóa khác nhưng lại cùng thu về một lượng ngoại tệ quy
đổi
DRC còn cho biết tiềm năng xuất khẩu của một loại hàng hóa nào đó hay lợi thế
xuất khẩu của loiaj hàng hóa đó khi so sánh nó với 1:

-

DRC >1 sản xuất để xuất khẩu không hiệu quả
DRC <1 hàng hóa có tiềm năng xuất khẩu.
Với DRC càng nhỏ thì sản xuất trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu càng hiệu quả.
- Hệ số cạnh tranh RCA (Revealed Comparative Advantage)
Phản ánh vị trí đạt được của một sản phẩm hoặc một ngành, một quốc gia trên thị
trường thế giới. Có nhiều cách tính RCA:
Ví dụ có một vài nhà kinh tế:

Trong đó: R1 và R2 là tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu một loại hàng hóa trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của một quốc gia và của cả hệ thống thế giới trong cùng khoảng thời
gian
-

Nếu RCA 1: hàng hóa không có lợi thế so sánh

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

18


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9
-

Nếu 1 : hàng hóa tương đối có lợi thế so sánh ; mức lợi thế tăng dần khi RCA tiến dần

-

tới 2.5
Nếu : hàng hóa có lợi thế so sánh rất cao.
Xét trong tương quan so sánh lợi thế tương đối, RCA của một sản phẩm nào đó ở nước
nào lớn hơn, càng chứng tỏ vị trí đạt được của sản phẩm đó có lợi thế so sánh cao hơn
sp với vị trí của sản phẩm cùng loại tại các quốc gia có hệ số RCA nhỏ hơn. Vì RCA
cho biết tương quan so sánh thị phần của một loại hàng hóa nào đó ( của một quốc gia)
trong tổng thị phần bình quân hàng hóa của thế giới.
Trong báo cáo của World Bank năm 1999 “Đánh giá tác động của VIệt Nam gia nhập
AFTA- một sự đánh giá về lượng”. Các chuyên gia ASEAN đã đưa ra bảng so sánh hệ
số RCA đối với mặt hàng rau quả chế biến của các nước thể hiện như sau

Như vậy có thể thấy rau quả chế biến của Việt Nam tương đối có khả năng cạnh tranh
hơn () so với indo hoặc singapor nhưng còn thua kém rất xa so với Thái lan và
Phillipines.
 Về mặt định tính: các chuyên gia đề cập đến lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh

động.
_ Lợi thế so sánh tĩnh (Static Advantage): là lợi thế đang có. Những lợi thế có được mà

không cần phải đầu tư lớn về vốn và tri thức. Nếu sử dụng thuật ngữ của M.Porter thì
đây là lợi thế “trời cho”, lợi thế “cấp thấp”. Những lợi thế này thường không vững chắc,
chỉ mang tính ngắn hạn và trung hạn; nếu các điều kiện sản xuất hiện có không được cải
tạo liên tục và phát triển ở mức độ cao hơn thì có thể lợi thế cạnh tranh hàng hóa sẽ
giảm xuống. Lợi thế so sánh tĩnh là một trong những nhân tố tạo nên chỉ số DRC.
- Lợi thế so sánh động (Dynamic Advantage):
Là lợi thế “cấp cao”, lợi thế phải có đầu tư lớn về vốn và tri thức mới có (như đầu tư
vào lao động với trình độ kỹ thuật và tri thức khoa học cao, cơ sở hạ tầng kinh tế hiện
đại….). Muốn có lợi thế này , ngoài việc tận dụng triệt để các nguồn lực tự nhiên và sử
dụng chúng có hiệu quả, quốc gia/doanh nghiệp còn phải không ngừng đầu tư…. Mới
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

19


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

tạo ra lợi thế tiềm năng làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Có như
thế, dưới một số điều kiện nhất định về lợi thế so sánh động mới có thể biến thành lợi
thế so sánh trong tương lai. Lợi thế so sánh dộng quyết định chỉ số RCA.
Hàng hóa được sản xuất dựa trên lợi thế so sánh tĩnh sẽ không có lợi thế cạnh tranh
bằng hàng hóa sản xuất dựa trên lợi thế so sánh động trên cùng một thị trường, mặc dù
giá của hàng hóa “cấp thấp” có thể thấp hơn rất nhiều so với hàng hóa cùng loại được
sản xuất dựa vào điều kiện “cấp cao”.
1.2.5. Quy luật tỉ lệ cân đối của các yếu tố sản xuất (Hecksher và B.Ohlin)

- Theo Hecksher và B.Ohlin: “Trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng đến
chuyên môn hóa các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với
nước đó là thuận lợi nhất”
- Thực tế cũng cho thấy: Khi mỗi quốc gia dựa vào lợi thế so sánh của mình, tận dụng

tài nguyên, thiết lập khả năng chuyên môn hóa và tham gia vào phân công lao động
quốc tế, sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế thế giới. Cụ thể là:
a. Đối với tổng thể thế giới
Giả sử xét một mô hình trao đổi thương mại quốc tế với điều kiện thế giới chỉ có hai
quốc gia A và B; giả thiết rằng cả hai quốc gia cùng có khả năng khai thác tài nguyên
trong nước để sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Cả 2 đều sử dụng 50% tài nguyên để sản xuất 1 loại sản phẩm, tổng sản phẩm được
biểu diễn như sau:
Bảng 1.2c
Quốc gia
A
B
Thế giới

Số sản phẩm loại X
40 đơn vị
80 đơn vị
120 đơn vị

Số sản phẩm loại Y
60 đơn vị
30 đơn vị
90 đơn vị

Qua bảng trên ta rút ra được nhận xét rằng: Quốc gia A có lợi thế về việc sản xuất sản
phẩm Y và Quốc gia B có lợi thế về sản xuất sản phẩm loại X. Vậy thì vấn đề đặt ra là,
nếu như mỗi quốc gia tập trung chuyên môn để sản xuất một loại hàng hóa duy nhất mà
mình có thế mạnh và thực hiện quá trình giao thương thì số sản phẩm sẽ thay đổi như
sau:
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ


20


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

Bảng 1.2d
Quốc gia
Số sản phẩm loại X
Số sản phẩm loại Y
A
0 đơn vị
120 đơn vị
B
160 đơn vị
0 đơn vị
Thế giới
160 đơn vị
120 đơn vị
Qua bảng trên ta có thể thấy được thế giới đã tăng thêm 40 đơn vị sản phẩm loại X và
30 đơn vị sản phẩm loại Y.
Vì thế xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phát triển mạnh trên toàn thế giới và
ngay tại từng quốc gia.
b. Đối với các bên tham gia vào giao thương quốc tế dựa trên cơ sở lợi thế quốc gia

Quốc gia A có 120 đơn vị sản phẩm loại Y, thỏa mãn nhu cầu trong nước là 60 đơn vị;
Quốc gia B có 160 đơn vị loại X thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước là 80 đơn vị.
Số sản phẩm dư thừa được đem ra trao đổi giữa 2 quốc gia với giả sử tỉ lệ trao đổi là 11 thì mỗi nước sẽ dư ra một lượng sản phẩm khá lớn, làm đa dạng hóa sản phẩm tiêu
dùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Mô hình trao đổi như sau:
Bảng 1.2e

Quốc gia
A
B
Thế giới

Số sản phẩm loại Số sản phẩm Sp dư thừa
X
loại Y
40 đơn vị
60 đơn vị
20 đơn vị Y
80 đơn vị
30 đơn vị
40 đơn vị X&10 đơn vị Y
120 đơn vị
90 đơn vị
40 đv X và 30 đv Y

.
Kết luận chung về hiệu quả của quan hệ KT quốc tế: Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tổng
lượng dự trữ ngoại hối chính thức trên toàn thế giới đạt 9.690 tỷ USD trong quý 1/2011.
Số liệu này tăng 4,7% so với quý 4/2010 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong
quý 1/2010, dự trữ ngoại hối toàn thế giới đạt mức kỷ lục 8.290 tỷ USD.
1.3.
Các học thuyết và mô hình ngoại thương hiện đại
1.3.1. Học thuyết Stolper – Samuelson

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

21



KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

Trong kinh tế học hiện đại xuất hiện yếu tố thị trường. Cung yếu tố sản xuất và tất
nhiên giá cả yếu tố sản xuất phụ thuộc vào quan hệ cung, cầu của thị trường. Cung yếu
tố sản xuất của quốc gia mà lớn thì giá yếu tố sản xuất sẽ rẻ và ngược lại. Do sự khác
biệt về giá yếu tố sản xuất mà các quốc gia có lợi thế về sản phẩm. Ví dụ: Việt Nam so
với nhiều quốc gia thì Việt Nam có nguồn lao động dồi dào (dư thừa) nên giá nhân công
rẻ. Từ lợi thế về giá nhân công Việt Nam có lợi thế về các sản phẩm về sử dụng nhiều
nhân lao động như là: sản phẩm dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ ..vv…
Năm 1941 Wolfgang Stolper và Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết như sau: “Với điều
kiện toàn dụng nguồn lực sản xuất, thương mại quốc tế làm tăng giá cả yếu tố sản xuất
quốc gia dư thừa và làm giảm giá cả yếu tố sản xuất mà quốc gia khan hiếm; thương
mại quốc tế làm tăng thu nhập của chủ sỡ hữu yếu tố sản xuất quốc gia dư thừa và giảm
thu nhập của chủ sỡ hữu yếu tố mà quốc gia khan hiếm”.
Để giải thích học thuyết của mình Stolper- Samuelson đưa ra mô hình nghiên cứu:






Hai quốc gia, quốc gia 1, quốc gia 2
Hai sản phẩm: Vải, thép; giá sản phẩm: Pc; giá sản phẩm thép: Ps
Sản phẩm vải sử dụng nhiều lao động, sản phẩm thép sử dụng nhiều vốn
Quốc gia 2 dư thừa lao động, quốc gia 1 dư thừa vốn
Giá của lao động: W,lãi suất của vốn R; tỷ lệ w/r giữa 2 quốc gia dư thừa hay khan
hiếm yếu tố sản xuất


GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

22


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

w/r

Hình 1.3
Quốc gia 2 dư thừa lao động, quốc gia 1 dư thừa vốn nên (Pc/Ps)2< (Pc/Ps)1 và
(w/r)2< (w/r)1. Khi hai quốc gia tham gia thương mại quốc tế, quốc gia 2 mở rộng sản
xuất và xuất khẩu sản phẩm vải; cầu lao động tăng, giá lao động tăng, (w/r)2 tăng. Quốc
gia 1 mở rộng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thép; cầu yếu tố tăng giá vốn tăng,
(w/r)1 giảm. Thương mại đã làm giá yếu tố sản xuất tại 2 quốc gia và kết thúc khi
(Pc/Ps)2=(Pc/Ps)1 và (w/r)2=(w/r)1.
1.3.2. Học thuyết về đầu tư yếu tố và thay đổi cơ cấu sản xuất của Rybczynski

Với giá so sánh không đổi và các yếu tố được sản xuất được toàn dụng, thì việc gia
tăng số lượng của một yếu tố trong sản xuất sẽ làm tăng sản lượng của sản phẩm thâm
dụng yếu tố đó nhiều hơn và làm giảm sản lượng sản xuất của sản phẩm còn lại.

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

23


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

Giả sử chúng ta có chi phí yếu tố sản xuất của 2 sản phẩm tại một quốc gia A như sau:

Bảng 1.3a
Sản phẩm
Vải (C)
Thép (T)

Chi phí yếu tố sản xuất cho một đơn vị sản phẩm
Lao động (l)
Vốn (K)
4
1
2
3

Giả sử quốc gia có tổng số 900 đơn vị lao động, 600 đơn vị vốn, quốc gia dư thừa
lao động.
Khi quốc gia thực hiện kinh tế đóng quy mô sản xuất vải thép của quốc gia được xác
định như sau :
4C+2T=900
1C+3T=600
Giải hệ phương trình ta có: T=150, C=150
Khi quốc gia thực hiện kinh tế mở quốc gia sẽ có lợi thế về sản phẩm vải. Bởi vì quốc
gia thừa lao động và sản phẩm vải thâm dụng lao động. Giả sử quốc gia đầu tư thêm
300 yếu tố lao động để mở rộng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm vải, nếu tỷ lệ sử dụng
yếu tố đầu vào của vải và thép không đổi, khi đó:
4C+2T=1200
1C+3T=600
Giải hệ phương trình ta thấy: T=120, C=240. Kết quả tính toán cho thấy:
 Quy mô sản phẩm vải (sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất quốc gia dư thừa) tăng 90

đơn vị sản phẩm, trong khi đó quy mô sản phẩm thép (sản phẩm thâm dụng yếu tố mà

quốc gia khan hiếm) giảm 20 đơn vị sản phẩm.
 Quy mô sản xuất sản phẩm vải tăng nhanh hơn lượng giảm xuất sản phẩm thép. So với

trước khi có đầu tư sản phẩm vải tăng 60%, sản xuất thép giảm 20%.

GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

24


KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG- CHỦ ĐỀ 9

Chúng ta có thể dễ dàng giải thích hiện tượng này: quốc gia chỉ tăng yếu tố lao động
nên sẽ có điều kiện tăng quy mô sản xuất vải; nhưng để sản xuất vải thì có yếu tố vốn.
Vì vậy quốc gia phải giảm sản xuất thép để có vốn chuyển sang sản xuất vải.
Quốc gia giảm 1 sản phẩm thép sẽ dư ra 3 đơn vị vốn để sản xuất 3 đơn vị sản phẩm
vải. Chính vì vậy quy mô sản xuất sản phẩm vải tăng nhanh hơn lượng giảm sản phẩm
thép.
1.3.3. Học thuyết các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Rostow

Trên cơ sở nghiên cứu Walter Rostow đã đi đến kết luận: sự phát triển của một quốc gia
có các giai đoạn tăng trưởng khác nhau.
Nó bao gồm năm giai đoạn: 1) giai đoạn xã hội truyền thống, 2) giai đoạn tiền cất cánh,
3) giai đoạn cất cánh, 4) giai đoạn hưng thịnh, 5) thời kỳ tiêu thụ hàng hóa hàng loạt.
 Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống
Trong giai đoạn đầu ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản
phẩm nội địa.
Lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của quốc gia.
Sản xuất xã hội mang nặng tính chất khai thác từ thiên nhiên, tự cung tự cấp.
Mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và thương mại nói riêng còn rất hạn chế.

 Giai đoạn 2: Tiền cất cánh
Trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển và mối quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng,
kinh tế của các quốc gia tăng trưởng nhanh chóng theo xu hướng gia tăng tỷ trọng sản
phẩm của các ngành phi nông nghiệp như : công nghiệp, dịch vụ.
Để tạo điều kiện cho nền kinh tế cho nền kinh tế cất cánh trong giai đoạn này phải có sự
đột phá trong các lĩnh vực:
_ Thứ nhất, hạ tầng cơ sở phải được cải tạo và nâng cấp nhằm thúc đẩy sản xuất và tăng
khả năng chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm
_ Thứ hai, ngành nông nghiệp phải đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp đủ thực
phẩm cho xã hội; đồng thời chuyển sang sản xuất hàng hóa.
_ Thứ ba, ngoại thương của quốc gia phải phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên
liệu, công nghệ cho sản xuất nội địa.
 Giai đoạn 3: giai đoạn cất cánh
Trên cơ sở điều kiện được chuẩn bị ở giai đoạn trên, trong giai đoạn này các rào cản
trong nước đối với sự tăng trưởng sẽ được thay thế bằng các biện pháp kích thích tăng
trưởng.
GVHD: TS. CAO MINH TRÍ

25


×