Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khai thác hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa tại công ty bảo minh thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.66 KB, 84 trang )

Luận văn tốt nghiệp

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
---------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KHAI THÁC HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY
BẢO MINH THĂNG LONG
Chuyên ngành

: Tài chính bảo hiểm

Mã số

: 0954010299


Luận văn tốt nghiệp

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KHAI THÁC HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY
BẢO MINH THĂNG LONG
Chuyên ngành

: Tài chính bảo hiểm

Mã số

: 0954010299


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ..........................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................viii
CHƯƠNG 1......................................................................................................xi
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN NỘI
ĐỊA, CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ KÍ KẾT HỢP ĐỒNG............................xi
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA.................................................................................xi
1.2 TÁC DỤNG CỦA HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA..................................................................xiii
1.3 NÔI DUNG CƠ BẢN CỦA BH HÀNG HOÁ VCNĐ. ........................................................................xv
1.3.1 Đôi tương va pham vi cua bao hiêm hang hoa vân chuyên n ôi đia. .................................xv
1.3.2 Nhưng chi phi thuôc trach nhiêm bao hiêm. ....................................................................xvi
1.3.3 Loai trừ bao hiêm..............................................................................................................xvii
1.3.4 Thời han bao hiêm............................................................................................................xvii

1.3.5 Thu tục mua bao hiêm, gia tri bao hiêm va sô tiền bao hiêm........................................xviii
1.3.6 Phi bao hiêm.......................................................................................................................xix
1.3.7 Nghĩa vụ cua người đươc bao hiêm khi xay ra tổn thất.....................................................xx
1.4 CÔNG TÁC KHAI THÁC HƠP ĐÔNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN N ÔI ĐỊA. ................xxi
1.4.1 Vai trò cua công tac khai thac đôi với hoat động kinh doanh BH Hang Hóa Vận Chuyên
Nội Đia..........................................................................................................................................xxi
1.4.2 Quy trình khai thac............................................................................................................xxii
1.4.3 Cac kênh khai thac Bao hiêm Hang Vận Chuyên Nội Đia.................................................xxv

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................xxx
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN
CHUYỂN NỘI ĐỊA TẠI BẢO MINH THĂNG LONG...............................xxx
2.1. GIƠI THIÊU CHUNG VÊ BẢO MINH THĂNG LONG..................................................................xxx


Luận văn tốt nghiệp

2.1.1. Tổng Công Ty Cổ Phần Bao Minh......................................................................................xxx
2.1.2 Công Ty Bao Minh Thăng Long.......................................................................................xxxii
2.1.3. Kêt qua hoat đông nghiêp vụ BH Hang Hai cua Bao Minh Thăng Long cac năm gần đây.
..................................................................................................................................................xxxiii
2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TẠI BẢO MINH THĂNG LONG...........................................................xxxv
2.2.1. Quy trình khai thac.........................................................................................................xxxv
2.2.2 Nhưng thuân lơi va khó khăn cua Bao Minh Thăng Long trong công tac khai thac Bao
Hiêm Hang VCNĐ.........................................................................................................................xlii
2.2.3 Đanh gia kêt qua khai thac BH Hang Hoa VCNĐ tai BMTL...............................................xlvi
2.3. Đanh gia về nhưng măt còn han chê cua công tac khai thac Nghi êp vụ BH Hang VCNĐ tai
BMTL.................................................................................................................................................liv

CHƯƠNG 3..................................................................................................lviii

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA.................................lviii
3.1. MỤC TIÊU TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KHAI THÁC CỦA BMTL......................................................lviii
3.1.1. Đinh hướng hoat đông chung..........................................................................................lviii
3.1.2. Đinh hướng hoat đông về nghiêp vụ BH Hang VCNĐ tai BMTL. ....................................lviii
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BH HÀNG VCNĐ TẠI BMTL..............lix
3.2.1. Giai phap chung..................................................................................................................lix
3.2.2. Nhóm giai phap về san phẩm va phi bao hiêm..................................................................lx
3.2.3. Nhóm giai phap về kênh phân phôi...................................................................................lxi
3.2.4. Giai phap về công tac đanh gia rui ro..............................................................................lxiii
3.2.5. Giai phap về công tac đề phòng han chê tổn thất...........................................................lxv
3.2.6. Giai phap về công tac bồi thường....................................................................................lxvi
3.2.7. Giai phap về công tac khach hang...................................................................................lxvii
3.2.8. Giai phap về công tac can bô.........................................................................................lxviii
3.2.9. Giai phap về công tac quan li............................................................................................lxx


Luận văn tốt nghiệp

3.3. MÔT SÔ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................lxxi
3.3.1. Về phia nha nước.............................................................................................................lxxi
3.3.2. Về phia công ty va Tổng công ty......................................................................................lxxii
3.3.3. Kiên nghi chung..............................................................................................................lxxiii

KẾT LUẬN..................................................................................................lxxv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................lxxvi
PHỤ LỤC...................................................................................................lxxvii


Luận văn tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

: Bảo hiểm

BMTL

: Bảo minh Thăng Long

NMBH

: Người mua bảo hiểm

GTHH

: Giá trị hàng hóa

TCKT

: Tài chính kế toán

TLP

: Tỷ lệ phí

SAP

: Service Advertisting Protocol


STBH

: Số tiền bảo hiểm

STBT

: Số tiền bồi thường

SGS

: Công ty giám định của Thụy Sỹ

VC

: Vận chuyển

VCNĐ

: Vận chuyển nội địa


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ


Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Năm 2012 vừa qua có thể coi là 1 năm nhiều thách thức đối với nền
kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng, các doanh nghiệp bảo hiểm đã
chủ động có những thay đổi đáng kể về quan điểm, chiến lược kinh doanh.
Thay vì tăng trưởng nhanh, tăng trưởng bền vững có lẽ sẽ là mục tiêu hàng
đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến đổi.
Với mục tiêu đó, ngành Bảo hiểm vẫn nằm trong top các ngành nghề duy trì
tốc độ tăng trưởng tốt nhất tại Việt Nam.
Đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu và tốc độ tăng trưởng
của ngành Bảo Hiểm là Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hàng Hải, trong đó có Nghiệp
Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá Vận Chuyển Nội Địa. Nghiệp vụ này vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, vừa là nghiệp vụ quan trọng của mỗi
Doanh Nghiệp Bảo Hiểm. Vì vậy việc hoàn thiện một cách toàn diện Nghiệp
Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá VCNĐ này là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao
hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và toàn ngành
nói chung. Mặt khác hàng hóa vận chuyển nội địa thường gặp nhiều rủi ro
như: trách nhiệm của người chuyên chở là rất hạn chế và việc khiếu nại bồi
thường lại rất khó khăn; bên cạnh đó việc mua bảo hiểm bảo vệ được nhiều
lợi ích của doanh nghiệp khi có tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh
doanh. Vì vậy, việc phát triển thị trường bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội
địa là rất cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá
Vận Chuyển Nội Địa, nên trong thời gian thực tập ở Phòng Hàng Hải của
Công Ty Bảo Minh Thăng Long em đã tìm hiểu nghiên cứu và chọn đề tài:


Luận văn tốt nghiệp

“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khai thác
Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hoá Vận Chuyển Nội Địa tại Công Ty Bảo

Minh Thăng Long”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng và hiệu quả công tác khai thác Hợp đồng Bảo Hiểm Hàng
Hóa Vận Chuyển Nội Địa trong quá trình phát triển của công ty. Trong đó chú
trọng đến hiệu quả khai thác trong giai đoạn từ 2006 đến 2012.
b.

Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác khai thác Nghiệp vụ Bảo

Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Nội Địa tại Bảo Minh Thăng Long để rút ra
được những so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, làm rõ các hạn chế
mà công ty còn gặp phải trong quá trình triển khai nghiệp vụ. Từ đó đưa ra
các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác khai thác Nghiệp
vụ Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Nội Địa tại công ty Bảo Minh Thăng
Long.
3. Phạm vi nghiên cứu.
a. Thời gian nghiên cứu: Quá trình kinh doanh của Bảo Minh Thăng
Long, tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2006 – 2012.
b. Địa bàn nghiên cứu: Công ty Bảo Minh Thăng Long – Số 2, Giảng Võ,
Ba Đình, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
-

Phương pháp quan sát

-

Phương pháp ghi chép



Luận văn tốt nghiệp

-

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

-

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bảo hiểm

- Phương pháp so sánh.
5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp có kết cấu gồm 3 phần như sau:
Chương 1. Khái quát chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội
địa, công tác khai thác và kí kết hợp đồng.
Chương 2. Thực trạng công tác khai thác Bảo Hiểm Hàng Hoá Vận
Chuyển Nội Địa tại Bảo Minh Thăng Long.
Chương 3. Một số kiến nghị đơn vị về công tác khai thác.
Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ tận tình của
ban giám đốc, các anh chị cán bộ Phòng Hàng Hải của Công ty Bảo Minh
Thăng Long đã tạo điều kiện cho em tham khảo tài liệu của Công ty. Đặc biệt
hơn nữa là sự hướng dẫn tận tình của TS. Trịnh Hữu Hạnh người trực tiếp
hướng dẫn đề tài, thầy đã giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá
trình làm luận văn và đi đúng định hướng ban đầu. Em cũng xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tài Chính Bảo Hiểm, cũng như các thầy
cô trong trường đã giảng dạy giúp đỡ em trong 4 năm học qua. Chính các thầy
cô đã cho em những kiến thức cơ bản và những kiến thức chuyên môn để em
hoàn thành tốt luận văn này, cũng như trong công việc của mình sau này. Mặc

dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề của em cũng không tránh khỏi những
thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo trong
bộ môn Bảo hiểm cũng như của cán bộ Phòng Hàng hải thuộc Công ty Bảo
Minh Thăng Long để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN
NỘI ĐỊA, CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ KÍ KẾT HỢP ĐỒNG.

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA.
-

Tại sao phải mua bảo hiểm hàng hoa.
Ngành bảo hiểm đã ra đời do có sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà

con người không thể khống chế được. Nếu có những rủi ro xảy ra mà không
có các khoản bù đắp thiệt hại kịp thời của các nhà bảo hiểm, đặc biệt là những
rủi ro mang tính thảm hoạ gây ra tổn thất rất lớn thì chủ phương tiện vận
chuyển và chủ hàng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính trong việc khắc phục
hậu quả do các rủi ro đó gây ra. Vì vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểm
cho hàng hoá trở thành một nhu cầu rất cần thiết. Bên cạnh đó, vận tải hàng
hoá chịu tác động của điều kiện thiên nhiên như: mưa, bão, lũ lụt, vì quãng
đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác nhau. Các yếu tố
thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy, mặc
dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo thời tiết nhưng rủi
ro vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay có

nhiều biến đổi bất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều,
nhất là các cơn bão nên tổn thất cũng dễ xảy ra hơn.
Trong quá trình vận chuyển đôi khi rủi ro tai nạn, đâm va và trục trặc kỹ
thuật do sai sót về phương tiện vận chuyển cũng có thể xảy ra. Công tác cứu
hộ không phải lúc nào cũng kịp thời và nhanh chóng. Mặt khác thị trường vận
tải hàng hoá thường rất lớn và nhất là hiện nay số lượng phương tiện vận
chuyển nhiều, đa dạng với trọng tải ngày càng lớn và giá trị hàng hoá ngày
càng cao,cho nên nếu rủi ro xẩy ra tổn thất là khôn lường.


Luận văn tốt nghiệp

Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hoá do sai sót.
Nhưng ở các nước trên thế giới, kể cả việt Nam các doanh nghiệp bảo hiểm
đều giới hạn trách nhiệm với trách nhiệm dân sự của người chuyên chở hàng
hoá. Do đó, chủ hàng hoá vận chuyển không thể gánh chịu hết tổn thất khi rủi
ro xảy ra.
Để kịp thời khắc phục những rủi ro, tổn thất, một mặt người ta ngày
càng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng các phương tiện và đội ngũ người vận
chuyển, mặt khác phải tiêu đến một biện pháp hữu hiệu để giải quyết các thiệt
hại bằng bù đắp kinh tế, đó là thông qua bảo hiểm - hình thức phân tán rủi ro
theo nguyên lý cộng đồng. Vì vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểm cho
hàng hoá vận chuyển trở thành một nhu cầu rất cần thiết.
-

Vai trò của bảo hiểm hàng hoa.
Thứ nhất, giảm bớt rủi ro cho hàng hoá do hạn chế tổn thất nhờ tăng

cường bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế
tổn thất.

Khi đánh giá rủi ro để giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ thông báo cho bên mua bảo hiểm những việc làm cần thiết để bảo vệ
đối tượng bảo hiểm. Trong một số trường hợp, những điều kiện đó thuộc dạng
điều kiện cho việc xác lập hợp đồng bào hiểm mà bên mua bảo hiểm luôn phải
thực hiện nếu muốn tham gia bảo hiểm. Những trường hợp khác, đề xuất của
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ liên quan đến việc điều chỉnh phạm vi bảo hiểm,
phí bảo hiểm… Các biện pháp doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng cho
những trường hợp vi phạm cũng rất nghiêm khắc như là: tăng phí bảo hiểm,
đơn phương chấm dứt hợp đồng, thậm chí là không trả tiền bảo hiểm khi thiệt
hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không thực hiện.


Luận văn tốt nghiệp

Thứ hai, khi các công ty có tổn thất hàng hoá xảy ra trong quá trình vận
chuyển sẽ được bồi thường một số tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài
chính trong kinh doanh.
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đã có đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết bồi thường, trả tiền bảo
hiểm đầy đủ theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp chậm
trễ trong bồi thường, trả tiền bảo hiểm sẽ phải trả cả lãi đối với số tiền chậm
trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân Hàng Nhà Nước quy định tại thời điểm
trả tiền, tương ứng với thời gian chậm trả.
Thứ ba, thúc đẩy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa cũng như ngành bảo
hiểm trong nước phát triển, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho người
dân, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
1.2 TÁC DỤNG CỦA HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA.
BH hàng hóa vận chuyển nội địa là nghiệp vụ BH gắn liền với quá trình
vận chuyển hàng hóa nội địa. Nó có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống kinh tế
xã hội:

Trước hết, BH hàng hóa vận chuyển nội địa nhằm khắc phục hậu quả
tài chính của rủi ro: Hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ
cho các thương gia nhưng khi rủi ro tổn thất xảy ra đối với hàng hóa thì họ sẽ
gặp phải khó khăn rất lớn về tài chính mà đôi khi bản thân họ không thể tự
gánh chịu được. Rủi ro có thể mang lại những thiệt hại tài chính bất thường
cho các cá nhân, tổ chức. Khi có thiệt hại về tài sản, các cá nhân và tổ chức
rất cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự ổn định tài
chính. Như vậy, khi tham gia BH hàng hóa vận chuyển nội địa, người tham
gia BH sẽ có được sự bảo đảm cho hàng hóa là tài sản của mình, nhờ đó mà


Luận văn tốt nghiệp

họ có được trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt âu lo, tạo tâm lí ổn định,
kích thích mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, BH hàng hóa vận chuyển nội địa tạo điều kiện cho các nhà BH
thường xuyên nghiên cứu rủi ro, thống kê tổn thất, tìm kiếm các biện pháp
phòng tránh, giảm thiểu tổn thất đồng thời phát triển các dịch vụ cứu trợ, phối
hợp với khách hàng tổ chức thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ
hàng hóa trong quá trình vận chuyển là đối tượng BH góp phần giảm thiểu rủi
ro, tốn kém cho toàn thể cộng đồng.
Thứ ba, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa ra đời góp phần tạo nên
công ăn việc làm cho xã hội. Cùng với các nghiệp vụ BH khác trên thị trường,
BH hàng hóa vận chuyển nội địa đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm
việc tại các công ty BH, doanh nghiệp môi giới BH, mạng lưới đại lí BH và
các nghề liên quan như giám định tổn thất, định giá tài sản …
Thứ tư, hoạt động kinh doanh BH hàng hóa vận chuyển nội địa phát
triển sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tăng nguồn vốn đầu tư vào
nền kinh tế.
Ngoài ra, từ những kết quả thu được từ nghiệp vụ Bh hàng hóa vận chuyển

nội địa, các doanh nghiệp BH có điều kiện thực hiện các hoạt động xã hội như
từ thiện, hoạt động công ích … góp phần thực hiện công bằng xã hội, nâng
cao đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng và toàn xã hội.
Như vậy, trong nền kinh tế đất nước, vai trò của vận chuyển hàng hóa
nội địa quan trọng bao nhiêu thì BH hàng hóa vận chuyển nội địa càng quan
trọng bấy nhiêu. Điều này ngày càng được chứng minh qua những kết quả và
ý nghĩa mà BH mang lại trong thời gian qua.
Đối với người thuê vận chuyển hàng hóa và công ty vận chuyển thì
mua bảo hiểm là một giải pháp an toàn. Đối với công ty vận tải: khi mua bảo


Luận văn tốt nghiệp

hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa trên xe (loại bảo hiểm áp dụng đối với xe
kinh doanh vận tải hàng hóa). Trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, công ty
bảo hiểm sẽ thanh toán cho công ty vận tải số tiền mà công ty vận tải số tiền
mà công ty phải bồi thường theo quy định đối với những thiệt hại về hàng hóa
vận chuyển trên xe hoạt động kinh doanh vận tải trong lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, công ty bảo hiểm còn thanh toán cho công ty vận tải chi phí cần
thiết và hợp lí nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hàng hóa, chi phí giám
định tổn thất hàng hóa, chi phí bảo quản, bốc dỡ hàng hóa, chi phí lưu kho
trong quá trình vận chuyển khi xe bị tai nạn.
Đối với người thuê vận chuyển: nên mua BH hàng hóa vận chuyển
trong lãnh thổ Việt Nam, Khi có rủi ro xảy ra với hàng hóa vận chuyển của
mình thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho những mất mát
và thiệt hại đó, Chi phí bỏ ra cho việc mua bảo hiểm là rất nhỏ so với giá trị
một lô hàng nhưng đem đến một sự an tâm cho người cho thuê vận chuyển.
1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BH HÀNG HOÁ VCNĐ.
1.3.1 Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa.
1.3.1.1 Đối tượng.

Đối tượng của Bảo Hiểm Hàng Hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt
Nam là hàng hoá các loại được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ với tuyến hành trình như sau:
- Thuộc phạm vi lãnh thổ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam;
- Từ Việt Nam đi các nước lân cận;
- Từ nước ngoài được quá cảnh ở Việt Nam để sang các nước khác.


Luận văn tốt nghiệp

(Các nước lân cận như Lào, Campuchia, và các cảng phía nam Trung Quốc
như: càng Phòng Thành, cảng Kì Xá, cảng Bắc Hải, và các cảng thuộc đảo
Hải Nam…)
Do đối tượng là hàng hoá vận chuyển cho nên ngoài hàng hoá còn có
các chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển cũng được bảo hiểm như cước
phí vận tải, phí bảo hiểm, lãi ước tính nếu có.
1.3.1.2 Phạm vi.
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa bảo hiểm cho các rủi ro được
gây ra trực tiếp từ một trong những nguyên nhân sau:
a. Cháy hoặc nổ.
b. Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh.
c. Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, mắc cạn, đâm va nhau
hoặc đâm va vào vật thể khác hay bị trật bánh.
d. Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị
sập đổ.
e. Phương tiện chở hàng bị mất tích.
f. Hy sinh tổn thất chung.
1.3.2 Những chi phí thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người

bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm đối với các chi phí sau đây:
- Chi phí hợp lí do người được bảo hiểm, người làm công hay đại lí
của họ chi nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được
bảo hiểm.
- Chi phí hợp lí cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được
bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi,
trách nhiệm bảo hiểm.
- Những chi phí hợp lí cho việc giám định và xác định tổn thất thuộc
trách nhiệm bảo hiểm.
- Chi phí tổn thất chung và chi phí cứu hộ.


Luận văn tốt nghiệp

1.3.3 Loại trừ bảo hiểm.
Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm
đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:
a. Chiến tranh, đình công, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn
hoặc quần chúng nổi dậy, cướp, mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các dụng cụ
chiến tranh khác.
b. Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ phát
sinh từ việc sử dụng năng lượng điện tử, hạt nhân và/ hoặc phản ứng
hạt nhân, phóng xạ tương tự.
c. Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được bảo hiểm
hay người làm công cho họ.
d. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính
chất đặc thù của loại hàng hoá được bảo hiểm.
e. Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hoá gây nguy hiểm
trong trường hợp người được bảo hiểm và người làm công của họ biết
được tình trạng này.

f. Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng trước
khi xếp lên phương tiện vận chuyển.
g. Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông
thường của hàng hoá được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển (bao
gồm cả việc xếp hàng vào container).
h. Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo
an toàn giao thông.
i. Những mất mát, hư hỏng hoặc chi phí có nguyên nhân trực tiếp do
chậm trễ, dù chậm trễ đó do một rủi ro được bảo hiểm gây ra.
1.3.4 Thời hạn bảo hiểm.
Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hoá được xếp lên
phương tiện chuyên chở tại địa điểm xuất phát ghi trong hợp đồng bảo hiểm
để bắt đầu vận chuyển, trách nhiệm này tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá


Luận văn tốt nghiệp

trình vận chuyển bình thường và kết thúc vào lúc hàng hoá được dỡ khỏi
phương tiện chuyên chở tại nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong quá trình chuyên chở nếu vì những lí do được bảo hiểm nói trên
mà phải chuyển tải, thay đổi hành trình thì bảo hiểm này vẫn giữ nguyên hiệu
lực nếu người bảo hiểm thông báo ngay cho người bảo hiểm biết về việc xảy
ra hoặc thay đổi đó và phải trả thêm phí bảo hiểm trong trường hợp cần thiết.
1.3.5 Thủ tục mua bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
1.3.5.1 Thủ tục mua bảo hiểm.
Khi có nhu cầu bảo hiểm, người mua bảo hiểm phải làm một giấy yêu
cầu bảo hiểm trong đó ghi rõ:
- Tên người được bảo hiểm.
- Tên hàng hoá, loại bao bì, cách đóng gói và kĩ mã hiệu của hàng hoá
được đóng gói.

- Trọng lượng, số lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá được bảo hiểm.
- Hành trình vận chuyển (nơi đi, nơi đến và nơi chuyển tải nếu có).
- Tên chủ phương tiện vận chuyển, loại phương tiện và số đăng kí của
các phương tiện vận tải đó.
- Ngày tháng phương tiện khởi hành và dự đoán ngày đến.
Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu để cấp “Giấy chứng nhận bảo
hiểm”. Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho Người bảo
hiểm ngay khi nhận được Giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo hiểm chỉ có hiệu
lực khi đã nộp phí bảo hiểm đầy đủ.
Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm được kí kết mà có bất kì thay đổi nào
về những thông tin đã cung cấp liên quan đến lô hàng được bảo hiểm thì
người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm biết ngay
khi họ được biết sự thay đổi đó. Người bảo hiểm sẽ cấp Giấy sửa đổi bổ sung
và có thể yêu cầu người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm.
Nếu người được bảo hiểm cố tình khai báo sai, giấu diếm hay gian dối
thì người bảo hiểm được miễn trách nhiệm đã quy định theo hợp đồng bảo
hiểm, nhưng vẫn được quyền thu phí bảo hiểm.


Luận văn tốt nghiệp

Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể thay thế hợp đồng bảo hiểm và có thể
chuyển nhượng cho một người khác bằng cách người được bảo hiểm hay
người có quyền thay mặt họ ký hậu ở mặt sau.
1.3.5.2 Gia trị bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm là giá trị của hàng hoá (được kê khai trên hoá đơn)
cộng với cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm có thể gồm
cả lãi ước tính, nhưng theo quy định của Việt Nam, khoản lãi ước tính này
không lớn hơn 10% trị giá bảo hiểm.
Như vậy giá trị bảo hiểm có thể là giá CIF hoặc giá CIF cộng với lãi

ước tính.
1.3.5.3 Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là một phần hoặc toàn bộ giá trị bảo hiểm, tức là bằng
hoặc nhỏ hơn giá trị bảo hiểm.
Khi mua bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm, thì gọi
là mua bảo hiểm đúng giá trị, khi bồi thường tổn thất (do rủi ro bảo hiểm gây
ra) bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu.
Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì gọi là mua bảo hiểm
dưới giá trị, khi bồi thường người bảo hiểm sẽ căn cứ vào tỉ lệ giữa số tiền
bảo hiểm với giá trị bảo hiểm.
Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn đó
không được thừa nhận, không được bồi thường dù có thu phí bảo hiểm.
1.3.6 Phí bảo hiểm.
Có 3 loại phí:
- Phí tham khảo do bộ tài chính quy định.
- Phí thông lệ: thông thường lấy theo mức phí của hợp đồng trước đó.
- Phí cạnh tranh: dựa trên sự chào phí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo
hiểm.
Cách tính phí: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x STBH


Luận văn tốt nghiệp

1.3.7 Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
Khi xảy ra tổn thất cho hàng hoá thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm,
người được bảo hiểm hay người làm công cho họ, hoặc đại diện của họ phải:
Thứ nhất, khai báo ngay với cơ quan chức trách địa phương để xử lý và
lập biên bản theo luật lệ hiện hành.
Cơ quan chức trách địa phương là chính quyền nơi xảy ra sự cố bảo
hiểm, tức là nơi hàng hoá gặp rủi ro tổn thất. Tuỳ từng trường hợp mà tiến

hành lập các biên bản cần thiết:
+ Trường hợp hàng hư đổ vỡ thì lập biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ…
+ Trường hợp hàng mất mát thiếu hụt thì lập biên bản hàng mất mát thiếu
hụt…
Thứ hai, thông báo ngay cho người bảo hiểm hoặc đại diện cho họ tại
địa phương gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất.
Về nguyên tắc, khi có sự cố bảo hiểm xảy ra, phải thông báo ngay cho
công ty bảo hiểm biết và yêu cầu họ đến giám định. Trong trường hợp người
bảo hiểm không đến giám định và không chỉ định một người giám định cụ thể
thì chủ hàng có thể mời một tổ chức giám định hợp pháp như Vinacontrol,
SGS…giám định.
Thứ ba, áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng
hoá nhằm hạn chế tổn thất.
Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra, trong khả năng của mình, người được
bảo hiểm phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa, bảo quản hàng
hoá để tổn thất đã xảy ra không xảy ra lớn hơn. Các chi phí hợp lí do người
được bảo hiểm bỏ ra nhằm hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm của người bảo
hiểm đều được người bảo hiểm bồi thường.
Ngược lại, trong khả năng có thể của mình, người được bảo hiểm lại
không hành động gì, hoặc không áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu
chữa, bảo quản hàng hoá thì người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, dù
tổn thất là do một rủi ro được bảo hiểm gây ra.


Luận văn tốt nghiệp

Thứ tư, làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền đòi bồi thường đối
với người chuyên chở hay người thứ 3 khác có trách nhiệm đối với tổn thất,
mất mát hàng hoá trong tai nạn ấy:
Trong trường hợp tổn thất hàng hoá thuộc trách nhiệm của người bảo

hiểm nhưng cũng thuộc trách nhiệm của người thứ ba thì người được bảo
hiểm có thể tiến hành đòi người bảo hiểm bồi thường nhưng phải làm các thủ
tục bảo lưu quyền đòi bồi thường của mình đối với người thứ ba để sau khi đã
bồi thường cho người được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ thế quyền người
được bảo hiểm đòi lại người thứ ba. Nếu người được bảo hiểm không bảo lưu
được quyền đòi bồi thường của mình đối với người thứ ba thì cũng mất quyền
đòi bồi thường đối với người bảo hiểm.
1.4 CÔNG TÁC KHAI THÁC HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ
VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA.
1.4.1 Vai trò của công tác khai thác đối với hoạt động kinh doanh BH
Hàng Hóa Vận Chuyển Nội Địa.
Thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên sôi động, các doanh nghiệp bảo
hiểm đang cạnh tranh nhau gay gắt để giành được nhiều thị phần bảo hiểm
hơn. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng chú trọng vào khâu khai thác,
nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác. Bởi lẽ, khai thác là khâu quan
trọng nhất, là khâu đầu tiên của một nghiệp vụ bảo hiểm, không có khai thác
thì không có các khâu tiếp theo. Khai thác có ý nghĩa quyết định đến sự thành
bại của một nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng và của toàn doanh nghiệp bảo hiểm
nói chung.
Công tác bảo hiểm thể hiện chất lượng của dịch vụ bảo hiểm, từ đó thu
hút khách hàng, giới thiệu với khách hàng sản phẩm của mình. Bởi vì bảo
hiểm là một sản phẩm vô hình, nếu không giải thích cặn kẽ, giới thiệu với


Luận văn tốt nghiệp

khách hàng cụ thể và chi tiết thì khách hàng không thể hiểu, nắm bắt và có
nhu cầu tham gia bảo hiểm. Mặt khác, nếu trong khâu khai thác không phân
tích, đánh giá rõ ràng về các rủi ro có thể xảy ra thì rất dễ dẫn đến tranh chấp.
Như vậy, khai thác không chỉ là sự “vận động tuyên truyền” mua bảo hiểm,

mà còn có mối quan hệ nhân quả với các khâu tiếp theo trong nghiệp vụ bảo
hiểm.
Khai thác bảo hiểm được coi là đầu vào cho hoạt động sản xuất tạo ra
lợi thế thương mại cuối cùng cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống
còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ tài chính
không có hoạt động sản xuất cho nên họ chủ yếu tập trung vào khai thác thị
trường. Nếu công ty khai thác tốt tức là bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm,
mang lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường,
nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm. Công việc khai thác càng
trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Chính vì tính chất quan trọng của khâu khai thác mà hầu hết các doanh nghiệp
bảo hiểm phải tập trung đẩy mạnh chiến lược khai thác hơn nữa.
1.4.2 Quy trình khai thác.
Tiếp cận khách hàng – Điều tra rủi ro và chào phí – Ký hợp đồng và
cấp đơn bảo hiểm – cấp sửa đổi bổ sung (nếu có) – Quản lý dịch vụ sau bán
hàng – Quay trở lại từ đầu quy trình.
1.4.2.1 Tiếp cận khach hàng
- Tiếp cận khach hàng
Nguồn khách hàng: Các đơn vị sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng hóa,…
Thu thập thông tin khách hàng
Tên đơn vị


Luận văn tốt nghiệp

Địa chỉ, điện thoại, fax, email
Ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt động, tình hình tài chính
Mặt hàng, kim ngạch mua bán hàng hóa
Người liên hệ trực tiếp
Đã tham gia bảo hiểm hàng hóa ở đâu chưa? Đăng ký bảo hiểm và tỷ lệ phí

như thế nào?
- Giới thiệu sản phẩm
Gặp gỡ khách hàng, giới thiệu về sản phẩm cụ thể phù hợp với nhu cầu của
khách hang.
1.4.2.2 Điều tra rủi ro và chào phí
- Điều tra rủi ro
Nội dung: Bao gồm các thông tin:
Loại hàng hóa? Đã qua sử dụng hay chưa?
Phương thức đóng gói?
Phương thức vận chuyển?
Tuyến vận chuyển?
Giá trị tối đa/phương tiện vận chuyển? Số lượng hàng hoá VC/năm?
Bảo hiểm theo điều kiện A, B hay C?
Lịch sử tổn thất (nếu có)?
- Chào phí bảo hiểm
+ Hình thức: Bản chào phí
Phí chính: Theo loại hàng và điều khoản bảo hiểm


Luận văn tốt nghiệp

Phụ phí theo điều khoản bổ sung (VD: chuyền tải, xếp dỡ…)
+ Tra cứu biểu phí
Bước 1: Xác định loại hình bảo hiểm
Bước 2: Xác định phương thức vận chuyển
Bước 3: Xác định điều kiện bảo hiểm và phương thức đóng gói
Bước 4: Xác định mặt hàng và tỷ lệ phí chính
Bước 5: Xác định tỷ lệ phụ phí
Bước 6: Xác định tổng các tỷ lệ.


1.4.2.3 Ký hợp đồng và cấp đơn bảo hiểm
- Yêu cầu bảo hiểm
Để được bảo hiểm cho từng chuyến hàng cụ thể, khách hàng phải gửi yêu
cầu bảo hiểm:
+ Cách 1: Điền đầy đủ thông tin vào Giấy yêu cầu bảo hiểm, ký tên,
đóng dấu gửi người bảo hiểm.
+ Cách 2: Fax bộ hồ sơ lô hàng gồm Hợp đồng mua bán, hóa đơn, vận
đơn hoặc hợp đồng vận chuyển cho người bảo hiểm (chỉ áp dụng với hợp
đồng bao)
- Cấp đơn bảo hiểm
+ Đơn bảo hiểm phải được cấp từ phần mềm quản lý nghiệp vụ trừ trường
hợp đường truyền gián đoạn
+ Đơn bảo hiểm không được cấp lùi ngày
+ Đơn xuất khẩu phải ghi thông tin bằng tiếng Anh


Luận văn tốt nghiệp

1.4.2.4 Cấp sửa đổi, bổ sung (nếu có)
- Sử dụng mẫu sửa đổi bổ sung của Công ty
- Sửa đổi thông tin:
+ Theo yêu cầu của khách hàng hoặc sai sót của khai thác viên khi cấp đơn
+ Ghi đầy đủ thông tin cũ và thông tin sửa đổi lại.
1.4.3 Các kênh khai thác Bảo hiểm Hàng Vận Chuyển Nội Địa.
1.4.3.1 Hệ thống đại lí chuyên nghiệp
Đây là kênh phân phối truyền thống của các doanh nghiệp bảo hiểm,
trong đó đại lí bảo hiểm là các tổ chức hoặc cá nhân được doanh nghiệp uỷ
quyền trên cơ sở hợp đồng đại lí bảo hiểm để thực hiện các hoạt động đại lí
bảo hiểm như giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp
đồng… theo luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luậ có

liên quan.
Đại lí tổ chức thường có đầy đủ chính sách, các bộ phận để duy trì hoạt
động, tìm kiếm doanh số cho công ty. Bên cạnh đó, thông qua đại lí bảo hiểm
doanh nghiệp còn được tiếp xúc với số lượng lớn khách hàng giúp doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian khi liên hệ với khách hàng. Đại lí
vừa am hiểu tình hình thực tế, đặc điểm của khách hàng vừa có hiểu biết về
công ty bảo hiểm, luật pháp và những điều khoản trong hợp đồng. Sự tham
gia trung gian này vào quá trình bảo hiểm là góp phận cải thiện chất lượng
hợp đồng, kéo khách hàng và công ty bảo hiểm xích lại gần nhau hơn.
1.4.3.2 Môi giới
Môi giới bảo hiểm là một nhà môi giới độc lập, là người tìm kiếm các
khoản bảo hiểm với mức giá tốt nhất cho khách hàng của họ. nhà môi giới


×