Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

MAI THƯƠNG địa lý DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.08 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI


TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)

ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM
(Dành cho Sinh viên ngành Địa lý, Du lịch)

Giảng viên: ThS. Dương Thị Mai Thương

Quảng Bình


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ..................... 1
DU LỊCH VIỆT NAM ......................................................................................... 1
1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam.......................................................... 1
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 1
1.1.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................... 4
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................................. 4
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................... 23
1.1.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 27
1.1.3.1. Giao thông vận tải .......................................................................... 27
1.1.3.2. Thông tin liên lạc ........................................................................... 29
1.2. Thực trạng phát triển ngành du lịch Việt Nam ............................................ 30
1.2.1. Nguồn khách.......................................................................................... 31
1.2.1.1. Khách quốc tế ................................................................................. 31
1.2.1.2. Khách nội địa ................................................................................. 31
1.2.2. Cơ sở lưu trú ......................................................................................... 32


1.2.3. Lao động ................................................................................................ 32
1.2.4. Doanh thu .............................................................................................. 33
1.3. Bài tập........................................................................................................... 33
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1........................................................................ 35
CHƯƠNG 2. PHÂN VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM ......................................... 37
2.1. Vùng du lịch Trung du và miền núi phía Bắc .............................................. 37
2.1.1. Khái quát chung: ................................................................................... 37
2.1.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 37
2.1.3. Sản phẩm du lịch đặc trưng .................................................................. 38
2.2. Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ..................... 38
2.2.1. Khái quát chung .................................................................................... 38
2.2.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 39
2.2.3. Sản phẩm du lịch ................................................................................... 40
2.3. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ ......................................................................... 40
2.3.1. Khái quát chung .................................................................................... 40
2.3.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 40


2.3.3. Sản phẩm du lịch ................................................................................... 41
2.4. Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ ...................................................... 41
2.4.1. Khái quát chung .................................................................................... 41
2.4.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 42
2.4.3. Sản phẩm du lịch ................................................................................... 43
2.5. Vùng du lịch Tây Nguyên ............................................................................ 43
2.5.1. Khái quát chung .................................................................................... 43
2.5.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 43
2.5.3. Sản phẩm du lịch ................................................................................... 44
2.6. Vùng du lịch Đông Nam Bộ......................................................................... 45
2.6.1. Khái quát chung .................................................................................... 45
2.6.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 45

2.6.3. Sản phẩm du lịch ................................................................................... 46
2.7. Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long .................................................... 46
2.7.1. Khái quát chung .................................................................................... 46
2.7.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 47
2.7.3. Sản phẩm du lịch ................................................................................... 48
2.8. Bài tập: Tìm hiểu đặc trưng của các vùng du lịch Việt Nam ....................... 48
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2........................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

CHƯƠNG 1. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VIỆT NAM
1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam
1.1.1. Vị trí địa lý
- Hệ tọa độ địa lý:
* Trên đất liền
+ Điểm cực Bắc: 23023’B, 105019’Đ tại xã Lũng Cú, cao nguyên Đồng Văn,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam: 8 030’B, 104050’Đ tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây: 22025’B, 102008’Đ nằm trên đỉnh núi Khoan La San ở khu
vực ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc thuộc xã Sín Thầu,
huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông: 12040’B, 109028’Đ tại xã Vạn Thạnh trên bán đảo Hòn
Gốm thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
* Trên biển: Ở ngoài khơi, các đảo nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ
tuyến 6050’B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến khoảng 117020’Đ
- Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào và

Campuchia; phía Đông và Nam giáp biển Đông.
- Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm
của khu vực Đông Nam Á.
- Việt Nam vừa gắn với lục địa châu Á rộng lớn, vừa có một bộ phận trên
biển Đông để tiếp nối với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hằng hải và hàng không quốc tế quan
trọng từ bắc xuống nam và từ đông sang tây nối liền châu Á với châu Đại
Dương, Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
- Nước ta nằm trọn trong múi giờ số 7.
Lãnh thổ
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn bao gồm vùng đất,
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

1


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của
Nhà nước Việt Nam.
- Lãnh thổ Việt Nam về mặt tự nhiên là một bộ phận của lớp vỏ địa lý của Trái
Đất nằm trên lục địa châu Á và Thái Bình Dương với nền móng đã được hình
thành cách đây hàng nghìn triệu năm. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, Việt Nam đã trở thành quốc gia độc lập, thống nhất, có vị trí xứng đáng trên
bản đồ chính trị thế giới.
Vùng đất
- Vùng đất là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên
giới của nước ta với các nước kề bên và phần đất nổi bao gồm khoảng 3.000 hòn
đảo lớn nhỏ trên biển Đông.
- Diện tích phần trên đất liền là 331.150,4 km2, có dáng hẹp ngang và chạy

dài theo hướng kinh tuyến với chiều dài gần 1650 km.
- Chỗ rộng nhất khoảng 600 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Sín Thầu
(Lai Châu), nơi hẹp nhất khoảng 50 km ở khoảng cuối đường 20 trên biên giới
Việt Lào với Đồng Hới.
Vùng trời
Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác
định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và
không gian của các hải đảo.
Vùng biển: Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
=> Như vậy chủ quyền quốc gia Việt Nam trên một vùng biển khá rộng
khoảng 1 triệu km2 tại biển Đông.
* Ý nghĩa của vị trí địa lý và lãnh thổ
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nóng ẩm ở bán cầu Bắc
và gần sát với chí tuyến Bắc nên có sắc thái chung của thiên nhiên nhiệt đới.

Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

2


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

- Việt Nam có một bộ phận lớn nằm trên biển Đông, một trong những biển
lớn của Thái Bình Dương, là một kho dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào có tác động lớn
đến thiên nhiên Việt Nam.
- Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á là một trong ba hệ
thống của khu vực châu Á gió mùa điển hình, với hai mùa rõ rệt: mùa đông là
thời kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ là thời kì hoạt động của gió
mùa Tây Nam tạo nên đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam và sắc thái nhiệt

đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
- Việt Nam nằm ở vị trí của các đới cảnh quan điển hình của vành đai nóng
như đới rừng nhiệt đới và đới rừng á xích đạo nên rất phong phú về thành phần
loài sinh vật. Ngoài ra nước ta còn là nơi gặp gỡ của các luồng di cư sinh vật từ
khu hệ sinh vật Hoa Nam, Ấn Độ - Mianma, Malaixia – Inđônêxia, các loài
chim và sinh vật biển từ các vùng xứ lạnh và ôn đới tới nên thành phần loài
phong phú và đa dạng.
- Nước ta nằm ở vị trí gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái
Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng đặc biệt là dầu khí,
thiếc, nhôm… đồng thời cũng đã từng xảy ra các hoạt động của núi lửa, động đất..
- Vị trí là hình thể Việt Nam đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên
thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi
và đồng bằng, ven biển và hải đảo.
- Do nằm ở khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, một trong những
trung tâm phát sinh bão lớn trên thế giới nên hàng năm nước ta phải chịu tác
động của rất nhiều cơn bão nhiệt đới.
- Vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các
đặc điểm của lãnh thổ tự nhiên, từ đó ảnh hưởng đến lựa chọn phương thức khai
thác tài nguyên thiên nhiên.
- Vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ có ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự tổ chức
lãnh thổ kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát
triển vùng, các mối kinh tế nội vùng và liên vùng và liên hệ quốc tế.
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

3


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan

trọng thuận lợi cho giau lưu buôn bán trao đổi với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới. Ngoài ra, còn là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, đông bắc Thái
Lan, Campuchia và tây nam Trung Quốc.
- Vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến sự hình thành cộng đồng dân tộc Việt Nam,
một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa.
- Nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải
đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường tiêu thụ rộng lớn và
có nền kinh tế phát triển năng động. Đó là nơi hấp dẫn các thế lực đế quốc bành
trướng, nhiều tham vọng và cũng là nơi nhạy cảm trước các chuyển biến trong đời
sống chính trị thế giới.
- Vấn đề đường biên giới trên đất liền và trên biển là vấn đề hết sức quan
trọng hiện nay. Khi hòa bình hữu nghị thì đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu
văn hóa.Còn khi có sự căng thẳng thì nguy cơ chiến tranh rất dễ xảy ra.
=>> Vị trí địa lý là một nguồn lực quan trọng, nó luôn đặt ra những trở ngại
và những thuận lợi khách quan đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.1.2. Tài nguyên du lịch
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Địa hình
a.1. Đặc điểm vùng núi Việt Nam
- Vùng đồi núi Việt Nam chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, được bao phủ một
màu xanh của rừng nhiệt đới nóng ẩm, rậm rạp. Đồi núi nước ta chiếm tới
250.000 km2 trên tổng diện tích của nước ta là 331.051 km2.
- Hệ thống các dãy núi chính được kéo dài và liên tục suốt chiều dài của đất
nước, từ biên giới phía bắc giáp biên giới Trung Hoa (ở vĩ độ 23 023’B) tới điểm
tận cùng của phía Nam Trung Bộ… Đông Nam Bộ (ở vĩ độ 110Bắc). Chiều dài
của đất nước từ bắc xuống nam là 1.650km thì hệ thống núi đã dài tới 1.400km.
- Các dãy núi đứng lẻ tẻ và rải rác ở đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên
hải, như ở đồng bằng nam bộ nơi cánh đồng bát ngát cò bay mỏi cánh cũng có
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội


4


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

những núi đá nhỏ như vùng đồi núi Hà Tiên, vùng Bảy Núi (Thất Sơn) ở hai
huyện Tịnh Biên và Trí Tôn tỉnh An Giang, các khối núi ở Long Hải thuộc tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu …
- Các mạch núi đá lan ngầm ra biển và tạo thành nhiều các chuỗi đảo lớn
nhỏ như đảo Phú Quốc, Côn Đảo… Miền đồi núi nước ta bao la rộng lớn như
vậy cũng chứa chất một nguồn tài nguyên đa dạng và giàu có về lâm sản,
khoáng sản, rừng cây và rừng trồng nhiệt đới. Đối với ngành du lịch tài nguyên
của vùng đồi núi rất quí giá, giúp cho ngành du lịch có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch thể thao, thám hiểm, leo núi, nghỉ mát, chữa bệnh, an dưỡng, phục
hồi sức khỏe.
- Trong vùng núi do địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên nhiều cảnh đẹp hùng
vĩ, có nhiều núi cao với những đỉnh nhọn, sắc như răng cưa, các khe hẻm sâu
thăm thẳm, đường đèo vượt qua các núi cao. Các khối núi có nhiều địa hình kỳ
dị, đẹp lạ lùng, các sông miền núi có nhiều thác ghềnh so có độ dốc lớn, vùng
núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, huyền ảo, nhiều nguồn nước suối khoáng và
nước nóng trong các miền núi có hoạt động kiến tạo địa chất là vùng căn cứ địa
cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn.
Thám hiểm chinh phục các đỉnh núi cao, tìm hiểu các nét độc đáo của vùng
núi, săn bắn tham quan các khu rừng cấm quốc gia, nơi có nhiều động thực vật
hoang dã quý hiếm, có loài gần như bị tuyệt chủng ở vùng đồi núi luôn luôn gây
cho con người sự thích thú say mê.
Nổi bật là địa hình Karst, kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thông của
nước trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ…).
ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi. Địa hình Karst có một số kiểu:
Hang động Karst là một kiểu Karst được quan tâm đối với du lịch. Vì cảnh

quan thiên nhiên của các hang động Karst rất hấp dẫn khách du lịch. Nhiều hang
động có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo do tạo hoá sinh ra. Nhiều hang
động chứa đựng những di tích khảo cổ học, di tích lịch sử văn hoá. Không ít
hang động đã được con người xây dựng thêm các công trình kiến trúc như chùa
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

5


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

chiền để thờ tự tạo nên một thế giới tâm linh đầy bí ẩn… Như vậy, có thể nói
hang động Karst là một loại tài nguyên du lịch – một loại hàng hoá đặc biệt có
thể sinh lợi cao.
Trên thế giới có hơn 650 hang động đã được khai thác phục vụ du lịch, hàng
năm thu hút được vài chục triệu khách tới thăm. Người ta đã thống kê được 25
hang động Karst dài nhất và 25 hang động Karst sâu nhất.
Ở nước ta có khoảng 60.000km2 đá vôi (chiếm gần 15% diện tích cả nước),
tập trung chủ yếu từ 160B trở lên và lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa nên rất thuận lợi cho quá trình karst phát triển.
Các công trình điều tra nghiên cứu hang động ở Việt Nam đã phát hiện được
khảng 200 hang động, trong đó tới 90% là hang động ngắn và trung bình có độ
dài dưới 100m và chỉ 10% số hang có độ dài trên 100m. Các hang động dài nhất
và có thể nói là đẹp nhất ở nước ta được phát hiện cho đến nay phần lớn tập
trung ở tỉnh Quảng Bình như động Phong Nha dài 7.729m, sâu 83m; hang Tối
dài 5.258m, sâu 80m; hang Vòm dài 5.050m, sâu 145m… Ở Cao Bằng với hang
Pắc Bó dài 3.248m, sâu 77m; Ngườm Khu dài 804m sâu 36m; ở Lạng Sơn có
hang Cả dài 3.342m, sâu 123m…
Có thể chia các hang động ở Việt Nam thành 3 khu vực chính. Ở Đông Bắc,
các hang động chỉ phát triển theo chiều ngang và ngắn (riêng hang Cả tính cả 3

tầng). Ngược lại, ở Tây Bắc hang phần lớn phát triển theo chiều thẳng đứng và
phân bậc rõ rệt. Ở Bắc Trường Sơn, các hang hầu như chỉ phát triển theo chiều
ngang và hầu hết là tuyến chảy của sông hiện nay. Nhìn chung, các hang động
của nước ta có cấu trúc phức tạp. Các hang lớn thường có nhiều phòng, nhiều
nhánh và được thông ra bằng nhiều cửa. Tuy nhiên, cũng có hang chỉ có một
phòng rộng như hang Rơi ở Hữu Lũng – Lạng Sơn, phòng cao 120m, dài 328m
và rộng gần 200m.
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều hang động được khai thác phục vụ du lịch
như động Phong Nha, Tam Cốc – Bích Động, động Hương Tích, hang Bồ Nâu,
hang Luồn, hang Sửng Sốt, động Thiên Cung…
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

6


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

* Ngoài hang động Karst, kiểu địa hình Karst ngập nước, tiêu biểu là vịnh
Hạ Long – một di sản thiên nhiên thế giới; kiểu địa hình Karst đồng bằng tiêu
biểu ở vùng Ninh Bình được mệnh danh là “vịnh Hạ Long cạn” cũng rất có giá
trị về du lịch.
a.2 Các hệ núi chính ở Việt Nam
* Ở khu Đông Bắc Bắc Bộ gồm có:
- Dãy núi Con Voi có tuổi 600 triệu năm, độ cao trung bình 500-700m, cao
nhất 1.450m.
- Các dãy núi có hình cánh cung ở Đông Bắc:
- Các dãy núi ở Tây Bắc: Dãy núi Hoàng Liên Sơn – pu luông, với đỉnh cao
nhất và sắc nhọn, đỉnh cao nhất là Phanxipan 3.143m.
- Hệ thống núi Trường Sơn dài hơn 1.00km từ thung lũng sông Cả tới Hàm
Tân (Bình Thuận) và huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) cực Nam Trung

Bộ, sườn đông dốc, sườn tây thoải về phía sông Mêkông, đỉnh cao nhất của bắc
trường sơn là Pulaileng cao 2.711m, còn nam trường sơn là Ngọc Lĩnh cao 2.598
m. Đường quốc lộ 1 xuyên việt đã phải vượt qua các đèo cao như đèo Ngang, đèo
Hải Vân, đèo Cả… thuộc về hệ thống Trường Sơn phải kể tới Tây Nguyên là cao
nguyên phía tây có độ cao trung bình 800 – 1.000m so với mặt nước biển gồm các
cao nguyên từ Bắc xuống Nam.
+ Cao nguyên Kontum có độ cao 400 – 800m
+ Cao nguyên Đaklak thấp, có độ cao 400 – 500m
+ Cao nguyên Lâm Viên có độ cao đạt tới 1.400 – 1.500m
+ Cao nguyên Di Linh Bảo Lộc cao 800 – 1.000m, thích hợp cho việc
trồng cây công nghiệp, có các trung tâm cây trồng và trung tâm tơ tằm lớn
nhất Việt Nam.
- Vùng đồi núi bậc thềm phù sa cổ Đông Nam Bộ với độ cao trung bình 300 –
500m. Các đỉnh cao: Núi Chứa Chan 858m. Núi Bà Đen cao 936m và 736m.
- Vùng đồi núi thấp Bà Rịa – Vũng Tàu – Long Hải, có độ cao trung bình
300 – 400m, cao nhất đạt tới gần 700m.
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

7


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

a.3. Các đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam
- Đỉnh Phanxipan: là đỉnh cao nhất Việt Nam thuộc dãy Hoàng Liên Sơn khu
Tây Bắc cao 3.143m
- Đỉnh Pu Ta Leng: còn gọi là Tả Yang Pinh cao tới 3.098m trong dãy núi
Hoàng Liên Sơn Tây Bắc, trong địa phận tỉnh Lai Châu.
- Đỉnh Tây Côn Lĩnh: thuộc khối núi vòm sông Chảy thuộc khu Đông Bắc
Bắc Bộ, trong địa phận tỉnh Hà Giang, có độ cao 2.431m.

- Đỉnh Pu Lai Leng: Thuộc dãy Trường Sơn Bắc, nằm trong địa phận tỉnh
Nghệ An, có độ cao 2.598m.
- Đỉnh Chư Yang Sinh: Thuộc Trường Sơn Nam, thuộc địa phận tỉnh
Đaklak, núi có độ cao 2.405m.
- Đỉnh Kiều Liên Ti: Thuộc vùng núi vòm sông Chảy khu Dông Bắc (Hà
Giang) cao 2.403m.
- Đỉnh Pu Tha Ca: Thuộc vùng núi thượng nguồn Vòm sông Chảy khu Đông
Bắc (Hà Giang) có độ cao 2.274m.
a.4. Các đèo chính ở Việt Nam
Đèo là con đường vượt qua núi đồi ở độ cao thấp nhất, là nơi ngắm cảnh tốt
nhất, có thể nhìn bao quát 1 vùng rộng lớn bao là nếu đèo ở cao.
- Đèo Pha Đin: (Nơi đất trời gặp nhau): đèo cao nhất (1.050m) đường đèo
dài 32km cả lên và xuống đèo, đèo nằm trên con đường số 6 từ Hà Nội đi từ Lai
Châu thuộc khu Tây Bắc đèo ở Km 382.
- Đèo Ô Quy Hồ: Cao 2.500m đèo ở Km 160-168 từ Lào Cai đi Lai Châu,
trong một vùng đồi lượn sóng trên núi cao.
- Đèo Mây: với Mường Hum ở độ cao 2.100m trên đường từ Bá Xát tới
Phong Thổ khu Đông Bắc Bắc bộ, về mùa đông đèo Mây thường có tuyết rơi.
- Đèo Ngang: Trên dãy núi Hoành Sơn (1.044m).Đèo có độ cao 256m nằm
trên đường quốc lộ 1 từ Bắc xuống Nam.

Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

8


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

- Đèo Hải Vân: cao chừng 500m, núi nằm trên dãy Bạch Mã có độ cao
1.444m, đèo dài 20km, khá hiểm trở về phía mặt biển đông. Đèo là núi dốc cao

còn phía đông là vực thẳm nhìn xuống bờ biển có hang dơi.
- Đèo Cả: có độ cao 333m, đèo dài 12km trên dãy núi Đại Lãnh hay Đèo Cả.
Tại đây có nhiều đỉnh nổi tiếng như núi Hòn Vọng Phu (2.022m) núi Đá Bia
(706m) Đường đèo khá hiểm trở quanh co. Từ trên đỉnh đèo nhìn xuống cảnh
thật ngoạn mục.
- Đèo Ngoạn Mục: Là đèo cao của miền nam Việt Nam, cao 980m trên con
đường quốc lộ 11 từ Phan Thiết đi Đà Lạt, đèo có chiều dài hơn 20km, đường
quanh co nguy hiểm song đứng trên đỉnh đèo mà ngắm cảnh thì tuyệt đẹp, gió lộng
không khí trong lành, con đường đèo phải chui 2 lần qua đường ống dẫn nước từ
đập Đơn Dương xuống nhà máy thủy điện Đa Nhim tại sông Pha .
- Đèo Bảo Lộc: Có độ cao 700-800m chiều dài đường đèo khoảng 10 km
bám theo sườn núi, có thể thấy rõ sự thay đổi của tự nhiên có khí hậu mát mẻ có
lượng mưa lớn.
- Đèo Prenn: Là đèo cuối cùng trước khi lan tới thành phố Đà Lạt, đường
đèo dài 8,6km, đường rộng 7m đi ô tô mất 15p vượt đèo, độ cao của đèo khoảng
1.400m dưới chân đèo có thác Prenn, rừng thông và hoa anh đào, vườn thú và
nhà hàng giải khát trước khi vượt đèo. Ngoài các đèo kể trên Việt Nam trong
vùng núi còn có nhiều đèo khác vượt qua núi giúp cho sự giao thông đi lại được
dễ dàng hơn, đồng thời cũng là những cảnh đẹp của vùng núi.
a.5 Các hang động nổi tiếng ở Việt Nam
- Động Tam Thanh: Được tạo thành trong dãy núi đá vôi, nằm cách thị xã
Lạng Sơn 2km về phía tây bắc, động Tam Thanh gồm có ba hang là Nhất Thanh,
Nhị Thanh, Tam Thanh, trong đó nổi tiếng hơn hẳn là động Tam Thanh với ngôi
chùa cùng tên.
- Động Hương Tích – Chùa Hương: Với những cảnh đẹp đã được ca ngợi
trong các bài văn thơ và được tặng danh hiệu ‘Nam Thiên Đệ Nhất Động” cách
Hà Nội 60km thuộc địa phận xã Hương Sơn – Huyện Mỹ Đức – Hà Tây. Đây là
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

9



Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

một tổng thể tự nhiên bao gồm có địa hình núi đá vôi, sông suối, hang động,
rừng cây… tạo nên một vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng.
- Động Phong Nha – Kẻ Bàng: Từ sông Rào Nậy (sông Gianh) đi xuống
phía Nam khoảng 16km tới huyện Bố Trạch – Quảng Bình, sau đó đi tiếp về
phía nam tây bắc khoảng 17km sẽ gặp một dòng sông nhỏ nước trong vắt quanh
co uốn khúc giữa vùng đồi núi đá vôi Kẻ Bàng đầy lau sậy và rừng thưa. Con
sông đó có tên gọi là sông Troóc (sông Son hoặc sông Chài) sông Troóc là
nhánh của sông Gianh trên đường di chuyển sông đã chảy ngầm qua các khối
núi đá vôi tạo thành các hang động.
- Thạch Động : Là một trong bảy cảnh đẹp của Hà Tiên, đã được ca tụng
trong văn thơ thời xưa, Thạch Động thôn vân (có nghĩa là động nuốt mây) nằm
ở trên độ cao 53m cách thị trấn Hà Tiên 5km về hướng bắc. Là một động đẹp
trong số 20 động ở vùng núi đá vôi Hà Tiên.
Ngoài ra còn có rất nhiều hệ thống hang động đẹp khác của Việt Nam rất có
giá trị du lịch…
b. Khí hậu
b.1. Các nhân tố hình thành khí hậu của Việt Nam
* Vị trí địa lý
- Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến.
- Tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn, đây là biển nhiệt đới nên cung cấp
lượng ẩm dồi dào cho khí hậu Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của những cơn
bão ở biển nhiệt đới đã ảnh hưởng lên khí hậu Việt Nam.
* Hoàn lưu khí quyển
- Việt Nam là nơi gặp gỡ và giao thoa giữa gió tín phong nửa cầu Bắc với
gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
- Chế độ gió mùa đặc sắc của Đông Nam Á với lượng ẩm dồi dào đã làm cho

khí hậu và cảnh quan của Việt Nam hoàn toàn khác với khí hậu và cảnh quan
của các nước nằm trên những vĩ độ tương tự của nước ta, đã xóa bỏ các đới

Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

10


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

hoang mạc, bán hoang mạc và xavan các vùng chí tuyến mà ta thấy ở Tây Á,
Đông Phi, Tây Phi, thay vào đó là một vệt rừng liên tục từ Bắc vào Nam
* Đặc điểm bề mặt đệm
- Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi. Trong phần đất liền, các đồi núi
chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, các đồng bằng chỉ là
những châu thổ ven biển mà tổng diện tích không quá ¼ diện tích lãnh thổ.
- Vị trí các núi và hướng núi (Tây Bắc-Đông Nam, hướng Đông Tây, hướng
vòng cung) đã tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa khí hậu Việt Nam.
b.2. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
* Khí hậu nhiệt đới - ẩm - gió mùa
- Tính chất nhiệt đới
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22-250C vượt quá chỉ tiêu nhiệt đới 20-220C. Ở
Hà Nội là 23,40C và ở TP.HCM là 26.90C. Tổng xạ Mặt Trời lớn: đạt 130
kcal/cm2/năm. Cân bằng bức xạ vượt 75 kcal/cm2/năm (chỉ tiêu của khí hậu
nhiệt đới). Tổng nhiệt độ năm lớn 8000-100000C, phía bắc trên 75000C (Hà Nội
là 85550C; Huế 87470C, phía nam trên 90000C (đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo
(từ Quy Nhơn trở vào) TP.HCM là 98180C.Số giờ nắng trung bình 1400
giờ/năm.Biên độ nhiệt độ trung bình hàng năm ở TP.HCM là 3,10C, còn ở Huế
9.40C, ở Hà Nội là 12,50C (trong đó có cả sự tham gia của gió mùa Đông Bắc).
- Tính chất gió mùa

Gió mùa mùa đông: Thường được gọi là gió mùa Đông Bắc (vì thổi theo
hướng Đông Bắc), mang đến cho nước ta một mùa đông lạnh so với các vùng
trên vĩ độ tương tự. Phạm vi tác động là phía bắc dãy Bạch Mã.
Gió mùa mùa hạ: Thường được gọi là gió mùa Tây Nam.
- Tính chất ẩm
Lượng mưa trung bình dao động từ 1500-2000 mm (ở khu vực núi cao và cá
sườn đón gió có thể lên tới 3500-4000 mm: thượng nguồn sông Chảy, Sa Pa
2749 mm, Móng Cái 2860 mm. Độ ẩm không khí cao dao động từ 80-100%.
Cân bằng ẩm luôn luôn dương. Những nơi mưa ít là đồng bằng cực Nam Trung
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

11


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

Bộ (Phan Rang 653 mm, Mũi Dinh 757 mm) và một vài nơi khuất gió như Mường
Xén 643 mm, Sông Mã…
* Khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng
- Theo chiều Bắc-Nam
Nếu lấy ranh giới 160B (dãy Bạch Mã) thì khí hậu Việt Nam có sự phân hóa
thành hai phần Nam và Bắc khá rõ nét:
+ Từ 160B trở ra: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh: Nhiệt độ
trung bình năm 20-250C, trong năm có mùa đông lạnh dài 2-3 tháng, nhiệt độ
trung bình dưới 180C, biên độ nhiệt trung bình năm cao 10-120C.
+ Từ 160B trở vào: khí hậu cận xích đạo gió mùa: Nhiệt độ trung bình năm
trên 250C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C, biên độ nhiệt độ trung bình
năm thấp hơn (3-40C).
- Theo chiều Đông-Tây
Do ảnh hưởng của gió mùa cùng với tác dụng của bức chắn địa hình tạo nên

sự phân hóa Đông-Tây trong khí hậu nước ta.
Dãy Hoàng Liên Sơn là bức tường thành phân hóa khí hậu thành hai vùng:
+ Đông Bắc: mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.
+ Tây Bắc: mùa đông bớt lạnh hơn, mùa hè đến sớm nhưng có thể xuất hiện
hiệu ứng phơn.
Ranh giới là dãy Trường Sơn:
+ Đông Trường Sơn
+ Tây Trường Sơn
- Theo độ cao
* Khí hậu Việt Nam rất thất thường.
Khí hậu Việt Nam đa dạng lại rất thất thường, lắm thiên tai, bão lụt, hạn hán…
b.3. Các nơi nghỉ mát và an dưỡng của Việt Nam
Có khí hậu vùng núi (á nhiệt đới) mát mẻ, rừng thông che phủ với nhiều phong
cảnh đẹp, khí hậu trong sạch trên đô cao 1.00 – 1.500m so với mực nước biển.
* Sapa
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

12


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

Thành phố nghỉ mát trên sườn bằng phẳng của núi Lo Suây thuộc dãy núi Hoàng
Liên Sơn, thành phố nằm trên độ cao 1.500 – 1.600m so với mực nước biển.
Sapa cách Lào Cai 38-40km, cách Hà Nội trên 400 km, khu nghỉ mát được
thành lập từ năm 1920 do người Pháp xây dựng. Khí hậu của Sapa là khí hậu á
nhiệt đới ( hay khí hậu nhiệt đới vùng núi), nhiệt độ trung bình tháng là 15-200 C
nhiệt độ lạnh nhất là 00C đến +100C, có khi nhiệt độ xuống dưới (-200C) – (50C), có hàm lượng mưa lớn trong năm từ 2.749 - 3.496mm.
* Tam Đảo
Là nơi nghỉ mát thuộc huyện Vĩnh Phúc (cũ) cách Hà Nội 87 km. Khu nghỉ

mát trên độ cao 930 – 1.000m, được xây dựng từ năm 1907. Khu nghỉ mát Tam
Đảo ở gần khu rừng cấm quốc gia với nhiều loại thực vật quý có giá trị như
Thông, Sao, Phong Lan, Đình Hương, Quế, Lưỡi Hổ (Dương Xỉ) Trà đỏ Long
Não. Lim, Gụ, động vật có Khỉ, Lợn Rừng, Hươu, Chim Sặc Sỡ, Gà Rừng, Trĩ
Vàng, Bướm to đẹp và côn trùng lạ…
* Ba Vì
Còn gọi là Tản Viên là một vùng núi ở cửa ngõ phía tây nam Hà Nội. Vùng
nghỉ mát Ba Vì nằm trên độ cao 400 – 600m, không khí luôn mát mẻ, nhiệt độ
thấp hơn đồng bằng chân núi 7-8oC, cảnh đẹp, có nhiều cây dược liệu, có nhiều
khu di tích lịch sử dân tộc, có tới 200 biệt thự xây dựng từ thời Pháp
* Bạch Mã – Thừa Thiên Huế
Khu nghỉ mát Bạch Mã được phát triển lần đầu tiên ngày 28-29/7/1932 bởi
một kỹ sư trưởng ngành cầu đường, ông M.Girard người Pháp.
Nhiệt độ trung bình tại khu nghỉ mát từ tháng 2 đến tháng 5 là 10 – 220C.Từ
tháng 6 đến tháng 9 là 180C.Mùa đông xuống thấp tới 40C.Mùa hè lên cao tới
260C.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9, kéo dài cho tới cuối năm.Lượng mưa trung
bình từ 300-3500mm. Độ ẩm trung bình 85% trở lên.
* Bà Nà – Đà Nẵng

Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

13


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

Núi có độ cao 1.467m, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, cách Đà Nẵng
khoảng 35km về phía Tây Nam, nơi nghỉ mát ở độ cao 1.000m, có rừng thông
và nhiệt độ từ 150C – 260C.
* Đà Lạt

Trung tâm nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam, nằm trên cao nguyên Lâm Viên
thuộc tỉnh Lâm Đồng, trên độ cao 1.400 – 1.500m với diện tích 417km2, về dân
số 120.000 người. Đà Lạt có hồ nước trong xanh, nhiều thác nước, rừng thông
ba lá làm tôn thêm vẻ đẹp Đà Lạt, khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, thích hợp
cho việc nghỉ dưỡng, dưỡng bệnh, tham quan du lịch quanh năm.
* Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Cách thị xã Lạng Sơn 30km về phía Đông là đỉnh núi Mẫu Sơn nằm ở độ
cao 1.541m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hòa rất thích hợp cho nghỉ dưỡng.
Núi Mẫu Sơn được bao bọc bởi hàng trăm quả núi nhỏ. Mùa đông trên đỉnh núi
luôn bị sương mù bao phủ. Về mùa hè, trong sắc nắng vàng rực rỡ đỉnh núi Mẫu
Sơn hiện lên sừng sững cao ngất trông thật ngoạn mục, vào mùa xuân cả vùng
Mẫu Sơn đỏ rực hoa đào. Đào trái của Mẫu Sơn vừa to vừa ngọt, một đặc sản
nữa của Mẫu Sơn là chè Mẫu Sơn, vị chè thơm ngọt, uống 1 lần để rồi nhớ mãi.
Người ta đem so sánh Mẫu Sơn của Lạng Sơn đẹp chẳng kém gì Sapa của Lào
Cai. Trong tương lai Mẫu Sơn của Lạng Sơn có thể xây dựng thành khu nghỉ
dưỡng và phát triển loại hình du lịch leo núi.
c. Thủy văn
c.1. Các dòng sông ở Việt Nam
Đối với du lịch, sông ngòi Việt Nam được sắp xếp cào loại tài nguyên phục
hồi sức khỏe, sông hồ thường đóng vai trò tô điểm cho cảnh quan, tạo nên vi khí
hậu trong lành. Các điểm và các khu giải trí thường được hình thành ở vùng ven
sông, ven bờ hồ.Có thể đáp ứng các loại hình du lịch thể thao như bơi, lặn, săn
bắt cá, lướt ván, câu cá, phơi nắng, ngắm cảnh trên các tàu du lịch trên sông.
Các nhà nghỉ an dưỡng, nghỉ mát và các bãi tắm thường nằm ven sông hồ đối
với các nước ở xa biển.
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

14



Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

Sông ngòi Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đa dạng với các nguồn
nước dồi dào, hàm lượng phù sa cao. Tổng số sông ngòi Việt Nam có 2.360
sông, suối, và có nước chảy thường xuyên. Mật độ của mạng lưới sông ngòi
trung bình 1 – 1.5km/km2, cao nhất là khu vực sông Lô đạt tới 1.78km/km2, nơi
thấp nhất đạt 0.5km/km2. Ở vùng núi đá vôi. Dọc theo bờ biển cứ 20km đường
biển ven bờ thì có 1 cửa sông, còn trong các vùng đồng bằng lớn mạng lưới
kênh rạch còn đây dày đặc hơn, rất thuận tiện cho việc đi lại giữa các tỉnh ở
đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Sông Việt Nam ít sông lớn và dài chỉ có 2 hệ
thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long, cũng chỉ có phần hạ lưu của
sông là nằm trong phần lãnh thổ Việt Nam. Sông Hồng có chiều dài ở Việt Nam
510km so với chiều sài toàn bộ dòng sông là 1.148km (510/1.148km).Còn sông
Cửu Long là 230km/4.500km tức là chỉ chiếm 5% tổng chiều dài của cả dòng
sông. Tuyệt đại đa số các dòng sông nước ta có lưu vực sông nhỏ hơn 200km2,
chỉ có khoảng 20 sông lớn có diện tích lưu vực lớn hơn 5.00km2.
Sông Việt Nam chảy theo hai hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng
vòng cung. Các sông đều đổ ra biển đông, trừ hệ thống sông Bằng Giang, Kỳ
Cung và các sông ở Tây Nguyên.
Sông ngòi Việt Nam có nhiều thác nghềnh, sông chảy qua các thung lũng
hẹp sâu tạo thành các khe hẻm sâu và đẹp là các sông chả qua các miền núi đồi
và cao nguyên, còn các sông đồng bằng thường chảy êm đềm, uốn khúc quanh
co, trước khi thoát ra biển tạo thành nhiều đàm phá.
Sông ngòi Việt Nam quanh năm nhiều nước do nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, mùa hè lũ lụt còn mùa mưa thì nước cạn. Hàm lượng phù sa
do sông vận tải khá lớn vào mùa lũ. Ở sông Hồng lượng phù sa về mùa lũ là
3.500g/m3 nước, mùa cạn là 500g/m3, lượng phù sa do sông Hồng mang theo lớn
nhất là 14kg/m3. Hàng năm sông Hồng mang ra biển một khối lượng phù sa là
80.106m3/năm tức là 130 triệu tấn/năm.
Còn sông Cửu Long lượng phù sa vào mùa lũ là 250-300g/m3, mùa cạn 5010g/m3, lượng phù sa của đồng bằng sông Cửu Long ít hơn Sông Hồng, nhưng

Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

15


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

khối lượng nước của sông Cửu Long mang ra biển nhiều hơn nên khối lượng
phù sa cũng gần bằng Sông Hồng.
c.2. Các hồ lớn và đẹp của Việt Nam
Hồ ở Việt Nam đa phần là nhỏ, sông có nhiều hồ cà có nguồn gốc khác nhau:
+ Hồ có nguồn gốc kastơ, nguồn gốc kiến tạo, nguồn gốc khúc sông cổ.
+ Hồ có nguồn gốc vũng vịnh.
+ Hồ do con người tạo nên
Hồ trong du lịch được coi như nhân tố tăng thêm vẻ đẹp của cảnh quan tự
nhiên, làm điều hòa khí hậu và là cơ sở để phát triển một số loại hình du lịch
như đua thuyền, bơi thuyền, lướt ván trên hồ …
- Hồ Ba Bể: Ở Bắc Cạn cách chợ Rả 16km thuộc tỉnh Cao Bằng, hồ có
nguồn gốc kastơ sụt lún của vùng đá vôi Hồ có chiều dài khoảng 8km, rộng 3km, độ
sâu từ 9 – 29m, nằm trên độ cao so với mực nước biển là 145m. Xung quanh bờ hồ
là núi đá vôi và rừng cây rậm rạp, có nhiều sông suối nhỏ đổ vào hồ, hồ có nhiều
ngóc ngách, đảo nhỏ, nhiều hang động thác nước sơn thủy hữu tình.
- Hồ Gươm: Hồ nằm ở trung tâm Hà Nội là một khúc sông cụt, cổ của sông
Hồng, hồ có tuổi vài ngàn năm, tên gọi Hoàn Kiếm đã có từ thế kỉ thứ 5 trước đây.
Nước hồ trong xanh, hồ dài 700m rộng 200 có hai đảo là Ngọc Sơn (trên đảo có
đền Ngọc Sơn) và đảo rùa (trên đảo có tháp nên gọi là đảo tháp rùa).
- Hồ Tây: Là hồ lớn nhất Hà Nội, nằm ở phía tây thành phố, hồ rộng 500ha,
chu vi hồ đạt tới 17km, là một khúc sông cụt, cổ của sông Hồng. Hồ là một
thắng cảnh đẹp của Hà Nội, nơi nghỉ ngơi hóng mát và những ngày hè nóng bức,
nơi có chơi thuyền và đua thuyền của thanh niên Hà Nội.

- Hồ Xuân Hương: Hồ lớn nhất của thành phố Đà Lạt, nằm ở vị trí trung
tâm, có diện tích là 4km2, chu vi hồ khoảng 5km. Có sức chứa từ 8.000 – 1.5
triệu m3 nước.Hồ có nguồn gốc nhân tạo (do việc ngăn sông Cam Ly và đắp đập
giữ nước lại) Xung quanh hồ là các đồi thấp phủ rừng thông ba lá, các biệt thự
nhà cửa ẩn hiện trong các đồi thông.Bên hồ có nhà thủy tạ, hồ rất thích hợp cho
việc chèo thuyền, ngồi câu cá ven bờ.
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

16


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

- Hồ Than Thở (hồ Sương Mai): Ở về phía Đông Nam của Đà Lạt, cách Đà
Lạt 5km, có diện tích 8,5 ha, xung quanh hồ là các đồi thông, nước hồ trong
xanh, cảnh trí yên tĩnh, không khí trong sạch thích hợp cho việc nghỉ ngơi, câu
cá và tâm tình.
- Hồ Thang Heng : Ở xã Trần Quốc Toản – huyện Quảng Yên – tỉnh Cao
Bằng. Hồ là một chuỗi các hồ lớn nhỏ xinh đẹp như một chuỗi hạt ngọc quàng
lên trên các ngọn núi đá vôi cao hơn 1.000m so với mực nước biển.
- Hồ Lắc: Có diện tích 876 ha, là hồ lớn nhất ở tây nguyên thuộc tỉnh Đaklak.
Hồ là một thung lũng già cổ trong thung lũng sông Krông Ana (Krông có nghĩa là
sông) Thung lũng sông Ana là thung lũng già, dòng chảy quanh co, để lại nhiều
đầm hồ, nơi rộng nhất chính là hồ Lắc, hồ có nhiều cá chép, rô, thác lác…
- Biển Trời (Ya Nuêng): Thuộc địa phận Gia Lai – Kontum, ở phía Đông nam
Pleiku, hồ dài 2.500m, rộng 1.000m, có diện tích 230 ha, có nhiều cá, có nhiều
cảnh đẹp.
c.3. Các thác nước đẹp của Việt Nam.
- Thác Đầu Đẳng : Là một thác đẹp, nằm trong địa phận tỉnh Cao Bằng, thác
rộng hàng trăm mét, thác này còn được gọi là thác Ba Bậc. Thác Đầu Đẳng nằm

trên sông Năng, từ hồ Ba Bể đi dọc theo dòng nước chảy vào sông Năng qua 3
km là đến thác Đầu Đẳng, dòng thác bị một đảo tách ra làm hai, thác chảy xuống
ba bậc, mỗi bậc cao 7 – 8m tạo nên tiếng gầm thét như sấm, nước bọt trắng xóa.
- Thác Bản Giốc: Là một kỳ quan của Cao Bằng, thác ở trên sông Quy Xuân
thuộc huyện Đàm Thủy – huyện Trùng Khánh. Thác được tạo thành trên đoạn
sông sụt lún xuống tới của sông Quy Xuân, Thác rất rộng chia làm hai phần:
phần thác phía tây có tên là thác Hoa, nước đổ xuống thành ba dòng, một dòng
toàn là hạt nước nhỏ như bụi trong và nhẹ như tấm màn the, còn hai dòng thác
kia ào ào tuôn chảy xuống chân thác, phía trong thác có hang động, có nước
chảy ra màu xanh thẳm, bờ thác có rêu phủ dài hàng thước. Có phần thác phía
đông đổ xuống thành ba bậc, nước chảy rất rộng.

Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

17


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

- Thác Cam Ly: Ở Đà Lạt cách thành phố 2km về phía đông bắc của Đà Lạt,
sông Cam Ly chảy qua thành phố sau đó chảy qua các tảng đá hoa cương rồi đổ
xuống một hồ nhỏ dưới chân thác. Thác Cam Ly như là một tấm lụa trắng, ẩn
hiện trong các trùm lá xanh. Thác có độ cao 20 mét là một nơi khách ưu ngắm
cảnh, chụp hình và câu cá dưới hồ.
- Thác Prenn (Thác Thiên Sa): Ở dưới chân đèo Prenn, thác có độ cao 13m,
dưới chân thác có hồ nhỏ, có cầu gỗ để cho du khách đi trong màn nước đổ
xuống từ phía trên thác, xung quanh có đồi thông và hoa anh đào, cây cảnh,
vườn thú nhỏ, nhà hàng giải khát. Đây là nơi du khách dừng chân trước khi lên
đèo vào thành phố Thác Đatanla (Thác Tử Thần).
- Thác Yaly: Ở trên sông Pôcô cách Pleiku 33km về phía tây bắc, thác đẹp

hùng vĩ. Đầu năm 1988 con đường vào thác đã được nâng cấp để chuẩn bị khởi
công xây dựng nhà máy thủy điện với công suất ước tính là 673MW. Hiện nay
nhà máy điện đã đi vào hoạt động.
c.4. Tài nguyên suối khoáng và suối nước nóng
Suối khoáng là nước tự nhiên ở dạng nước ngầm, nước có chứa một lượng
khoáng chất hòa tan trong nước từ 1,5 – 2 gram trong một lít nước. Còn suối
nước nóng là suối có nhiệt độ từ 35 – 42oC trở lên mới được coi là suối nước
nóng. Suối khoáng và suối nước nóng có ảnh hưởng tói toàn bộ cơ thể con
người. có tác dụng chữa bệnh phục hồi sức khỏe, an dưỡng và tham quan du
lịch. Ở Việt Nam có 200 suối khoáng và suối nước nóng, riêng ở miền nam có
tới 100 suối, các suối nước nóng và khoáng đều có giá trị.
- Suối Vĩnh Hảo
- Suối nước nóng Bình Châu
- Suối Nghệ
- Suối khoáng ở Khánh Hòa
- Suối khoáng ở Tri Tôn An Giang
- Suối khoáng và nước nóng Tây Nguyên

Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

18


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

- Các suối nước nóng và nước khoáng ở Miền Trung Bộ: Cổ Bi; Bình Hòa;
Triêm Đức; Phú Sen;
- Các suối nước khoáng và nước nóng ở miền Bắc
d. Sinh vật
Thuộc loại thực động vật của miền nhiệt đới giàu có và đa dạng.Khu hệ thực

vật Việt Nam được hình thành từ rất sớm, từ nguyên đạo đệ nhị ở Việt Nam đã
có các rừng cây rậm rạp. Trong thời đệ tam có các loài thân gỗ phát triển nhanh
như các loài thực vật họ Dầu, Sồi, Lá Kim… Trong lớp thảm thực vật có sự
phân hóa theo vĩ độ địa lý từ Nam ra Bắc, từ vùng ven bờ biển vào sau trong lục
địa theo hướng từ Đông sang Tây và có sự phân hóa thành các đâi rừng theo
chiều cao, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Thực vật có sự phân hóa theo
độ ngập nước trên các loại đất khác nhau có các loài khác nhau.
Động thực vật Việt Nam giàu có do sự di cư của các loài động thực vật từ
các luồng di cư:
Hymalaya, Hoa Nam Trung Quốc xuống, từ Ấn Độ sang, từ Mã Lai lên tạo
nên các loài thực vật bản địa và di cư tới. Một số loài cây, con vật đã được nhập
vào Việt Nam có sự chọn lọc kỹ, khoảng 500 loài trong đó có khoảng 200 loài
thân gỗ.
d.1. Về thực vật
Theo thống kê có 267 họ, 1.850 chi và trên 7.000 loài thực vật. Trong đó
thực vật hạt trần có 8 họ, 18 chi, 40 loài. Nhóm Quyết thực vật có 42 họ, 105 chi
và 599 loài, những họ có nhiều loại là Thầu Dầu 333 loài, họ Lan 901 loài, họ
Café 286 loài, họ Đậu 262 loài, họ Cói có 219 loài, họ Cúc có 182 loài.
Các loài thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành các kiểu thảm
rừng Việt Nam là họ Dầu, Vang, Đước, Xoan, Long Não, Bò Hòn …
Ở vành đai 700m có các loài Dẻ, Chè, các loại thực vật hạt trần đóng vai trò
đáng kể trong việc tạo rừng.
Hiện nay đất rừng và rừng ở Việt Nam chỉ còn có 19.106.000ha chiếm
57.6% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất có rừng chỉ còn
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

19


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam


12.552.000ha ( 37.8%) trong đó rừng gỗ chỉ còn 1.0656.000ha (32.0%) Diện
tích rừng gỗ quý chỉ còn 308.000ha (0,9%) còn lại là rừng tre lứa và rừng nghèo
nàn cần cải tạo. Rừng nước ta được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân
công nghiệp giấy sợi, tinh dầu cây cho chất béo, cho chất taniu, cho chất nhuộm,
cho nhựa, cho công nghiệp xây dựng, chống lò hầm, tiểu thủ công nghiệp đan
lát, cho thức ăn, trái cây nuôi sống con người, cho các công trình nghiên cứu
khoa học …
d.2. Về động vật
Cũng giàu có không kém thực vật. Ở Việt Nam có 300 loài thú 1.000 loài chim,
250 loài bò sát, 84 loài lưỡng cư, 200 loài cá nước ngọt, 800 loài cá nước mặn, 80
loài tôm, 10 loài mực…có nhiều động vật hiếm quý trên thế giới, Voi Hươu, Tê
Giác… Động vật thường sống trong rừng, đồng cỏ, các đám nước mặn ngọt,
những nơi điều kiện sinh sống thích hợp thì số lượng tăng lên nhanh chóng.
d.3. Một số khu bảo tồn thiên nhiên , vườn quốc gia
Các khu bảo tồn thiên nhiên hay các rừng cấm quốc gia là những khu vực
được bảo vệ nghiêm túc nhằm bảo tồn một số loài động thực vật quý có nguy cơ
bị tiêu diệt. Đây là nơi gìn giữ và duy trì các giống cây và động vật hiếm, đồng
thời cũng là nơi dành phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và tham quan
du lịch cho mọi người.
- Rừng quốc gia Cúc Phương
Có diện tích 25.000ha, phân bố ở giữa các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình , Thanh
Hóa và Hòa Bình. Là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được
bao bọc quanh bởi các dãy núi cao hiểm trở, trong rừng có 5 tầng cây, cảnh quan
hấp dẫn, có 2.000 loài cây thân gỗ trong đó có các loài Kim Giao, Chò, Chò Chỉ,
Mun, Cảm Chướng, Tán, Sụ …50 loài Phong Lan bốn mùa nở hoa, có 20 bộ con
trùng đặc biệt là các loại bướm, 255 loài động vật có xương sống, các loài quí và
hiếm có ở Đông Nam Á như loài trăn gấm, báo gấm, thằn lằn bay, sóc bay.
Trong rừng có các cây cổ thụ chư Chò ngàn năm, cao 50m, đường kính ở gốc là
16 người ôm. Cây Sấu cổ thụ có tuổi 1.000 năm vòng gốc 60m, cây Chò cao tới

Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

20


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

70m cũng có tuổi tới 1.000 năm, nhiều dây leo thân gỗ còn có nhiều hang động
trong đó có dấu vết của người cổ xưa đã từng sống trong hang động .
Ở hang Đầm đường vào hang lên dốc có 233 bậc thang, nơi đây có khoảng
7.000 năm đã có người cổ xưa sống tại đây, ở rừng Cúc Phương có Quèn Voi
nơi Nguyễn Huệ đã cho quân lính nghỉ tại đây, trên con đường ra Thăng Long
- Rừng cấm Cát tiên
Có diện tích 36.500ha phân bố chủ yếu ở huyện Tân Phú - Đồng Nai, Lâm
Đồng, và sông Bé cũ, phía Bắc hồ thủy điện Trị An.
Rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới nóng ẩm vùng thấp, được
chính thức thành lập năm 1978, trong rừng có 600 loài thực vật bậc cao trong đó
có 100 loài thân gỗ hàng trăm loại thuốc quí, hơn 60 loài phong lan, 160 loài
chim trong đó có các loài hiếm như gà Fava, gà tiền mặt đỏ, trĩ lông đỏ, cò quắm
xanh, 53 loài thú có loài tê giác 1 sừng và bò rừng banteng đang có nguy cơ
tuyệt chủng, 37 lòa bò sát 13 loài cá lưỡng thê, cá sấu nước ngọt.
Phong cảnh khu rừng thật đẹp có nhiều thác nước trên sông Đồng Nai, đây
là khu rừng tiêu biểu cho giới động thực vật miền nam Việt Nam.
- Vườn quốc gia Cát Bà
Trên đảo Cát Bà có diện tích 1.000ha, cách Hải Phòng 30 hải lý thuộc rừng
mưa nhiệt đới mang tính chất đại dương, thực vật giầu có 600 loài thuộc 100 họ
có tới 200 loài thân gỗ, 15 loài thân mộc:
Nghiến, táu, Hoàng Đàn, Lim, Lát, Vũ Hương …Kim Giao ở Cát Bà mọc
thành rừng là một loài cây hiếm có (ở đây có 32ha rừng thuần chủng) 500 loài
cây thuốc.

Về động vật có Sơn Dương, Sóc Bay, Khỉ Vàng, Voọc quần đùi, có giống kỳ
đà cổ xưa, 900 loài cá, tắc kè lớn gấp đôi nơi khác.
Theo số liệu điều tra trên đảo có 28 loài chim, 20 loài bò sát, các laoif chim
quý ở vùng ven biển có Hải âu, Gà lôi nước, Sâm cầm, Le le vịt trời, Cốc đế,
Chim có bộ lông đẹp như Cao cát, bò sát có trăn, tắc kè, Kỳ đà, Rắn biển, giàu có
thủy sản như: Tôm he, tôm hùm, tôm rảo, cá he, đồi mồi, đặc biệt là hà tù, ngọc
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

21


Bài giảng Địa lý du lịch Việt Nam

trai. Ngoài ra còn có di chỉ dấu vết của người xưa cư trú trong các hang động,
hang đục, đảo hang, hang eo bùa.
Đảo Cát Bà cùng với Hải Phòng – Đồ Sơn tạo thành một tuyến du lịch hấp
dẫn đối với du khách ưa thích du lịch biển cả.
- Vườn quốc gia ba Vì
Vườn quốc gia Ba Vì đứng hàng thứ hai sau vườn quốc gia Cúc Phương năm
trong 10 vườn quốc gia đã được xá định như cát tiên, Cát Bà …nó chiếm một
diện tích gần 75.000 ha.
Điều kiện địa hình đặc biệt đã tạo nên một hệ sinh thái hết sức độc đáo,
phong phú:
+ Từ độ cao 400m trở lên hình thành vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới
nguyên sinh.
+ Lên tới độ cao 800m đã là vùng khí hậu á nhiệt đới: thời pháp thuộc chính
quyền thực dân đã cho xây dựng ở đây gần 200 biệt thự để làm nơi nghỉ mát. Cũng
từ khu rừng này, một nguồn nước thiên nhiên cung cấp thường xuyên cho hai hồ
Suối hai và Đồng Mô.Ngải Sơn nay trở thành khu du lịch hấp dẫn, với mặt nước
trải rộng 2.200ha, không chỉ tạo nên một thứ khí hậu thuận lợi cho sức khở mà nó

còn tưới tiêu cho gần 10.000ha đồng ruộng vùng này.
- Tràm chim Đồng Tháp Mười
Diện tích 6.000km2 – 4.560km2 gồm các huyện phía bắc tỉnh Đồng Tháp, ba
huyện tỉnh Long An và một số khu vực nhỏ tỉnh Long An và một số khu vực nhỏ
tỉnh Tiền Giang. Đây là khu vực đồng thấp trũng hoàn toàn bị ngập nước về mùa
mưa lũ, có khu vực ngập khá sâu, vào thời kỳ khô hạn lại là vùng cỏ lác và lau sậy
điển hình, rừng tràm thích hợp với vùng đất này hệ thống kênh rạch chằng chịt
3.200 kênh tưới tiêu nước, kênh Hồng Ngự là kênh lớn nhất. Thủy sản nước ngọt:
rất giàu có cá đồng, tôm , cua, ốc… Các loài bò sát có rắn, rùa, chuột đồng… Đặc
biệt là có nhiều cò, sếu cổ trụi sống tại đây trong vùng ngập nước sát thị trấn Tam
Nông (Đồng Tháp) được gọi là Tràm Chim nơi đó có sếu cổ trụi quần tụ tại đây
đông nhất có trên 1.000 con, có một nơi mới phát hiện có Tân Biên – Trì Tôn – An
Dương Thị Mai Thương – Khoa Khoa học xã hội

22


×