Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

báo cáo thực tập rèn nghề thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.11 KB, 8 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của trường đại học Tây Nguyên, Ban lãnh đạo khoa Chăn Nuôi
Thú Y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Thú Y đã tổ chức cho lớp Thú Y
K13 đi rèn nghề tại 5 huyện trong tỉnh Đăk Lăk (chia lớp thành 5 nhóm nhỏ mỗi nhóm
phân về 1 huyện) nhằm giúp cho sinh viên bước đầu làm quen với nghề, có cơ hội
thực tập với những điều đã học trong nhà trường vào thực tế, mặt khác cũng giúp cho
sinh viên được tiếp xúc với bà con dân tộc tỉnh Đăk Lăk nhằm hiểu thêm về phong tục
tập quán sinh hoạt hàng ngày của bà con.
Trong suốt quá trình học và hoàn thành báo cáo thực tập, bên cạnh sự nỗ lực
phấn đấu không ngừng của bản thân em, em luôn nhận được sự quan tâm nhiệt tình
giúp đỡ của nhà trường, quý thầy cô và bạn bè.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

Ban giám hiệu trường Đại Học Tây Nguyên, cùng toàn thể thầy cô trong khoa CN-TY
đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến: TS.ĐINH NAM LÂM, ThS. ĐOÀN THỊ KIM
PHƯỢNG, cô Nguyễn Thị Bích Thủy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em không
những trong công việc học tập, thực hành mà còn giúp đỡ cho em rất nhiều trong
những ngày tập huấn và cả trong quá trình em về huyện Buôn Đôn thực tập.

-

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị trong trạm thú y huyện Buôn Đôn
nói chung, xã Ea Bar nói riêng và đặc biệt em cũng cảm ơn đến gia đình chú Trường
đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập rèn nghề.
Do kiến thức còn hạn chế và là lần đầu tiên em đi thực tập rèn nghề nên không thể
tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô và các
bạn sinh viên để em viết bài báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.

Đăk Lăk, tháng 04 năm 2016.


Sinh viên: Lê Thị Hồng Vân


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, tốc độ tăng
trưởng rất cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng đạt
được những kết quả hết sức to lớn. Cùng với chăn nuôi, ngành thú y đã không ngừng
phát triển. Trong quá trình chăn nuôi vật nuôi đã mắc rất nhiều bệnh và con người đã
biết sử dụng nhiều phương pháp phòng và chữa trị cho vật nuôi.
Ngoài các biện pháp thủ công có từ lâu đời, khoa học hiện đại đã được ứng dụng
vào trong công tác thú y nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác điều trị. Trong đó
công tác tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm là biện pháp hàng đầu để phòng
bệnh và đem ại hiệu quả cao nhất.
Với mong muốn giúp cho sinh viên làm quen với công tác phòng và điều trị bệnh
cho vật nuôi, ban lãnh đạo trường và ban lãnh đạo khoa đã tổ chức cho lớp Thú Y K 13
đi rèn nghề tại 5 huyện trong tỉnh Đăk lắk ( chia lớp làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm phân
về 1 huyện ) nhằm giúp cho sinh viên làm quen với nghề, có cơ hội để áp dụng những
gì đã học vào thực tế trong khoảng thời gian là 6 ngày ( 04/4/2016-10/04/2016).
Dưới sự cho phép của nhà trường, nhóm em gồm 10 sinh viên được phân công
về huyện Buôn Đôn để thực tập rèn nghề và em được hân công về xã Ea Bar. Đợt
thực tập này cùng thời điểm với đợt tiêm vaccine mùa vụ tụ huyết trùng cho trâu bò và
vaccine dại. Chính vì thế hoạt động của em trong đợt thực tập này là tiêm phòng
vaccine tụ huyết trùng và vaccine dại.
2. Sơ lược vài nét về huyện Buôn Đôn
2.1 . Vị trí địa lí
Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía tây tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Cư Jút,
phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư M'gar, phía
Bắc giáp huyện Ea Súp. Phía Tây huyện là biên giới với Campuchia.
Con sông Serepôk chảy cắt ngang huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sang đất

Campuchia để góp nước vào sông Mê Kông. Trung tâm huyện Buôn Đôn nằm cách
thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Tây bắc theo con đường tỉnh lộ số 1. Địa
danh Bản Đôn cách thị trấn Buôn Đôn 20 km về hướng Ea Súp. Huyện Buôn Đôn hiện
nay có 99 thôn buôn, có trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25km
2.2. Bản đồ hành chính
Trực thuộc huyện Buôn Đôn gồm 7 xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôl, Ea
Wer, Krông Na, Tân Hòa.
Và gồm có 99 thôn buôn. Thị trấn Buôn Đôn nằm ở trung tâm huyện cách Buôn Ma
Thuột khoảng 20km Cơ quan hành chính của huyện nằm trên địa bàn xã Tân Hòa.


2.3. Đặc điểm tự nhiên
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng cao
nguyên Nam Trung Bộ. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt
đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 tập trung tới 93,5% lượng mưa của cả năm, mùa khô
từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau lượng mưa không đáng kể và thường bị khô hạn
vào cuối mùa khô, thiếu nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất gây nhiều khó khăn
cho
đời
sống
của
nhân
dân
trong
vùng.
Buôn Đôn nằm trên diện tích hạ nguồn lưu vực của hệ thống sông Serepook, mặt
nước có trữ lượng lớn nhưng phân bố không đều có mạng lưới sông suối tương đối
cao. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng cho khí hậu vùng cao
nguyên Nam Trung Bộ. Có địa hình núi thấp trung bình là chủ yếu với diện tích
122.200ha chiếm 86.51% diện tích tự nhiên.

3. Sơ lược vài nét về xã Ea Bar
3.1. Vị trí địa lí
Diện tích: tổng diện tích tự nhiên là 2.432 ha.
- Phía Đông tiếp giáp xã Cư Suê huyện Cư M'gar.
- Phía Tây tiếp giáp xã Ea Nuôl và Cuôr Knia huyện Buôn Đôn.
- Phía Nam giáp xã Cư ÊBur thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Bắc giáp xã Cuôr Knia huyện Buôn Đôn và Ea M'Nang huyện Cư M'gar
3.2. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình, địa chất: Xã Ea Bar tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt
nước biển là 290-480 m. Nhìn chung địa hình của xã có xu hướng thấp dần từ Đông


Nam sang Tây Bắc, trên địa bàn xã có cấp độ dốc được phân ra như sau: Độ dốc cấp I
( 0-30) diện tích 600 ha, phân bố ở phía Bắc của xã. Độ dốc cấp II ( 3-8 0) diện tích
1838 ha, phân bố ở trung tâm phía Nam của xã.
Thời tiết, khí hậu: xã Ea Bar có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhưng do sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu
nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô:
mùa mưa bắt đầu từ tháng 4–10 và mùa khô từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau.
4. Mục tiêu học tập
1. Tìm hiểu tình hình kinh tê, văn hóa, chính trị, xã hội của địa bàn đi thực tập.
2. Tình hình chăn nuôi của người dân cũng như các bệnh gặp phải trên gia súc.
3. Trực tiếp tham gia truyền thông phổ biến kỹ thuật chăn nuôi cho bà con.
4. Tìm hiểu về quy trình kiểm soát giết mổ.
5 . Biết cách lên giống và thụ tinh nhân tạo cho gia súc ngoài thực tế.
6. Nhìn thấy sự khó khăn gặp phải trong vấn đề chăn nuôi của người dân.
7. Biết cách tiêm vòng và ghi chép thông tin.
8. Học cách điều trị cho bệnh cho gia súc tại cơ sở.
9. .Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tư duy cá nhân, kỹ năng tay nghề.


Phần 2: Các nội dung học tập chính
1. Tìm hiều về vaccine và cách tiêm phòng
Vaccin tụ huyết trùng trâu bò


1.1. Đặc tính kỹ thuật
Vaccine được sản xuất từ vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Iran theo công nghệ
lên men vi sinh trong hệ thống lên men khép kín hiện đại.
Vắc-xin ở dạng vô hoạt, được bổ sung chất bổ trợ keo phèn Hydroxide aluminium
nhằm tăng cường và kéo dài khả năng miễn dịch. vaccine tiện cho việc sử dụng, an
toàn và hiệu lực cao.
1.2. Thành phần
Mỗi ml vắc-xin chứa ít nhất 10tỷ tế bào vi khuẩn P. multocida
Chất bổ trợ keo phèn Hydroxide aluminium
1.3. Cách sử dụng
Lắc kỹ chai vắc-xin trước khi sử dụng và chỉ dùng trong ngày.
Tiêm bắp cho trâu, bò từ 6 tháng tuổi trở lên liều 2ml/con
1.4. Quy cách sản phẩm
Vắc-xin được đóng chai: 20ml chứa 10 liều, 50ml chứa 25 liều, 100ml chứa 50 liều
1.5. Bảo quản
Vắc-xin được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ từ 2oC đến 8oC, không để vắc-xin vào
ngăn đông đá, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
1.6. Hạn sử dụng
9 tháng kể từ ngày sản xuất.

* Chú ý:
- Vắc xin có thể gây phản ứng cục bộ nơi tiêm: hơi sưng, nóng và tự hết sau 30-40
giờ mà không cần can thiệp gì.
- Bơm tiêm và kim tiêm phải được tiệt trùng trước và sau khi tiêm (không được tiệt
trùng bằng hóa chất).

- Không tiêm vắc xin cho gia súc ốm.
- Không sử dụng vắc xin quá hạn.
- Không tiêm cho heo, dê, cừu, và các loại gia cầm.
- Lắc kỹ trước khi dùng.


2. Kết quả
-Tổng số liều vaccine nhận được: 500 liều
-Số liều vaccine tiêm được trong 1 tuần: 485 liều
- Số liều hao hụt: 15 liều
->Lượng vaccine hao hụt 3% < 5% nằm trong giới hạn cho phép
Số vaccine bị hao hụt là do:
+Trong quá trình tiêm động vật chạy, nhảy làm vaccine bị rơi ra ngoài.
+Khi mới tiêm kĩ thuật tiêm còn chưa tốt nên làm vaccine đổ ra ngoài, tiêm chưa
quen nên chưa tiêm đã xịt vaccine ra ngoài.
+Khi hút vaccine vào xi lanh có bọt khí bên trong nên khi đẩy bọt khí ra ngoài thì
vaccine cũng theo đó ra ngoài
+Khi tiêm xong còn dư vaccine nên phải bỏ đi.
3. Thảo luận
- Thông qua việc tiêm phòng:
+Tạo cho đàn gia súc tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại
mầm bệnh
+Giảm tối đa sự xuất hiện của dịch bệnh.
+Giảm kinh phí thiệt hại của dịch bệnh.
+Góp phần nâng cao thu nhập ổn định và nâng cao sản lượng đàn gia súc địa
phương.

Phần 3: Kết luận và kiên nghị
1. Kết luận
Thông qua đợt rèn nghề vừa qua ở huyện Buôn Đôn, cụ thể là xã Ea Bar đã giúp

cho em rất nhiều trong việc nhìn nhận rõ hơn về nghề nghiệp cũng như công việc của
mình trong tương lai.


Trong một tuần vừa qua em đã được ở trog nhà của chú Trường là 1 trong những
cán bộ thú y của xã Ea Bar. Trong quá trình đi tiêm phòng cho bà con ở trong xã thì
các chú thú y xã đã chỉ bảo em rất tận tình. Các chú đã chỉ cho em cách tiêm phòng
như thế nào là đúng cách, an toàn, trong những trường hợp mà con vật hung dữ hay
thiết kế chuồng trại khó khăn cho việc tiêm vaccine thì các chú cũng giúp chúng em xử
lí. Trong quá trình đi tiêm phòng thì chúng em cũng được tiếp xúc với nhiều người, đi
được nhiều nơi trong xã. Qua đó em cũng hiểu hơn về cuộc sống, cách sinh hoạt của
người dân nơi đây, cũng như hiểu hơn về ngành nghề, công việc của mình. Người dân
ở đây cũng rất nhiệt tình, hiểu biết của mọi người trong việc phòng tránh bệnh tật cho
vật nuôi cũng cao hơn, họ đã biết gọi thú y xã khi vật nuôi của nhà mình mắc bệnh. Khi
được phổ biến về lịch tiêm phòng vaccine thì mọi người cũng hưởng ứng rất tích cực.
Trong 1 tuần vừa rồi không chỉ có thêm kiến thức học tập của bản thân em được cũng
cố mà em cũng tích lũy cho mình không ít kinh nghiệm sống. em hiểu hơn về cuộc
sống, phong tục tập quán, nếp sống cũng như sinh hoạt của mọi người ở nơi đây. Con
người ở đây rất nhiệt tình, thân thiện với mọi người. Trong quá trình sống ở đây, mọi
người cũng giúp đỡ em rất nhiều trong việc ăn, ở và cả trong việc đi tiêm phòng. Mọi
người đã giới thiệu cho em biết được những nét riêng biệt, những phong tục, tập quán
ở đây để chúng em dễ dàng thích nghi, không bị quá bỡ ngỡ trong cuộc sống. Bên
cạnh đó, ngoài thời gian đi tiêm phòng ra thì chúng em còn được các chú thú y xã dẫn
đi theo trong quá trình các chú điều trị, qua đó tụi em cũng tích lũy cho mình thêm
nhiều kiên thức mới, cũng như được chứng kiên thực tế như thế nào chứ không chỉ
còn là lí thuyết đơn thuần. Qua đó giúp em tự tin hơn trong việc tiếp cận với công việc
và bổ sung thêm kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Không những vậy
chuyến rèn nghề này còn giúp em nhận thấy rõ được những thiếu sót của bản thân
mình, những kiến thức em chưa nắm vững, cũng như khả năng tiếp cận cuốc sống
cũng còn nhiều thiếu sót của bản thân.

Tuy nhiên trong quá trình tiêm phòng bên cạnh những thuận lợi thì chúng em cũng
gặp phải không ít khó khăn. Như kiểu chăn nuôi của bà con ở đây chủ yếu là theo kiểu
hộ gia đình nhỏ lẻ, mỗi hộ chỉ có vài con làm cho quá trình tiêm phòng diễn ra lâu hơn.
Các buôn làng thì xa nhau, đường đi lại thì bụi bặm, có chỗ khó đi làm cho việc đi lại
cũng gặp nhiều khó khăn nên cũng làm thời gian tiêm phòng kéo dài hơn. Bên cạnh
những người rất tích cực hưởng ứng việc tiêm phòng thì cũng có nhiều người còn
chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng nên còn chống đối, không
cho tiêm phòng mặc dù công tác tuyên truyền, thuyết phục đã làm rất tích cực. Ngoài
ra còn có nhiều hộ gia đình còn chăn thả tự do, không có làm chuồng trại cho gia súc
làm cho việc tiêm phòng trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn nhất là khi gặp những con
hung dữ.
Nhưng nhìn chung thì việc tiêm phòng diễn ra cũng rất thuận lợi, em đã nhận được
sự giúp đỡ từ cán bộ thú y huyện, xã, bạn bè cũng như những người dân nơi đây rất
nhiều. Bổ sung cho bản thân mình nhiều kiên thức về cuộc sống cũng như kiến thức
về chuyên ngành hơn. Biết được thực tế của công việc, những khó khăn, vất vả, nguy
hiểm cũng như những thuận lợi của công việc là như thế nào. Biết được tầm quan
trọng của việc tiêm phòng, biết được cách tiếp cận, tiêm phòng cho gia súc như thế
nào, cũng như một số kĩ năng mới được chỉ dạy. Đó là hành trang, vốn sống cho bản
thân em hiện tại cũng như sau này khi ra trường.
2. Kiến nghị
Đối với nhà trường: em nhận thấy những đợt đi thực tế này rất có ý nghĩa đối với
việc học tập của chúng em. Nên em mong muốn nhà trường thường xuyên tổ chức các
chuyến đi thực tế ngắn như thế này cho chúng em. Bên cạnh đó cũng mong nhà


trường hỗ trợ tích cực trong việc thu xếp chỗ ăn ở, đi lại để chúng em có thể dễ dàng
thể hiện khả năng cũng như không bị bỡ ngỡ trong quá trình học tập.
Đối với địa phương em cũng xin có một số kiến nghị như sau:
+ Đề nghị các trạm thú y lên kế hoạch tiêm phòng sớm, thông báo cho bà con rõ
ràng về đợt tiêm phòng để bà con chủ động tiêm phòng và phối hợp với cán bộ thú y

tiêm phòng.
+ Mặt khác cũng mong cán bộ thú y đi sâu, đi sát vào quần chúng hơn để tuyên
truyền cho bà con được rõ, tránh nghe những lời xúi dục của những kẻ chống đối.
+ Đối với những kẻ chống đối phải có biện pháp để răn đe, giáo dục.



×