Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán kreston ACA việt nam thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 80 trang )

Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nguyên bản

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

CSDL

Cơ sở dẫn liệu

3

KTV

Kiểm toán viên

4


KSNB

Kiểm soát nội bộ

5

XDCB

Xây dựng cơ bản

6

BĐS

Bất động sản

7

DN

Doanh nghiệp

1
1


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán


DANH MỤC HỒ SƠ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC

Bảng 2.1: Đánh giá hệ thống KSNB về kế toán tại Công ty X
Bảng 2.2: Xác định mức trọng yếu khi kiểm toán Công ty X
Bảng 2.3: Ma trận rủi ro tại Công ty X
Bảng 2.4: Chương trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại Công ty X
Bảng 2.5: Khảo sát về KSNB đổi với khoản Phải thu khách hàng
Bảng 2.6: Giấy tờ làm việc lập bảng số liệu tổng hợp và đối chiếu số liệu
Bảng 2.7: Giấy tờ làm việc so sánh và phân tích biến động số dư TK131 (WP2)
Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc đối chiếu số dư chi tiết theo đối tượng (WP3)
Bảng 2.9: Giấy tờ làm việc xác định cỡ mẫu
Bảng 2.10: Giấy tờ làm việc thư xác nhận khoản Phải thu khách hàng (WP5)
Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận (WP6)
Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc phân tích tuổi nợ và tính toán dự phòng phải thu khó đòi
Bảng 2.13: Giấy tờ làm việc kiểm tra việc trình bày và công bố khoản Phải thu khách
hàng trên BCTC (WP8)
Bảng 2.14: Giấy tờ làm việc tổng hợp kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại
Công ty X (WP9)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nhân sự Công ty Kreston ACA
Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC
2
2


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý tại công ty Kreston ACA

Sơ đồ 2.2: Tổ chức đoàn kiểm toán tại Kreston ACA
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán BCTC tại Kreston ACA
Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu cho khoản mục Phải thu khách hàng
Phụ lục 2.1: Hồ sơ kiểm toán
Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán với Công ty X
Phụ lục 2.3: Báo cáo tài chính 31/12/2011 của Công ty X

3
3


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

MỤC LỤC
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.

VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI
THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1.1.

Vai trò của khoản mục phải thu khách hàng và mối quan hệ của nó với các
khoản mục khác trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

1.1.2.


Chi tiết khoản phải thu khách hàng trong BCTC của doanh nghiệp

1.1.3.

Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

1.2.

QUÁ TRÌNH THU HỒI KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG

1.2.1.

Các bước tiến hành thu hồi khoản phải thu khách hàng

1.2.2.

Sai phạm thường xảy ra đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

1.3.

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.3.1.

Lập kế hoạch kiểm toán

1.3.2.


Thực hiện kiểm toán

1.3.3.

Tổng hợp kết quả kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục phải thu khách
hàng

Chương 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
KRESTON ACA VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1.

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KRESTON ACA
VIỆT NAM

4
4


Chuyên đề thực tập
2.1.1.

Khoa Kế toán

Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA
Việt Nam

2.1.2.


Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA
Việt Nam

2.1.3.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA
Việt Nam

2.1.4.

Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt
Nam

2.1.5.

Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán
Kreston ACA Việt Nam

2.2.

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI KHÁCH HÀNG X DO
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KRESTON ACA VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.2.1.

Giới thiệu cuộc kiểm toán BCTC cho Công ty X

2.2.2.


Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại Công ty X
do Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam thực hiện

2.3.

ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KRESTON ACA VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.3.1.

Ưu điểm trong kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán khoản mục phải thu
khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam thực hiện

2.3.2.

Hạn chế trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và nguyên nhân

Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KRESTON ACA THỰC HIỆN
3.1.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG Ở CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN KRESTON ACA VIỆT NAM

5
5



Chuyên đề thực tập
3.1.1.

Khoa Kế toán

Sự cần thiết phải hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách
hàng ở Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam

3.2.

NỘI DUNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI
THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN KRESTON ACA VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.2.1.

Quy trình kiểm toán

3.2.2.

Vấn đề khác

3.3.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1.


Về phía cơ quan nhà nước

3.3.2.

Về phía Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam

3.3.3.

Về phía khách hàng

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU:
6
6


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Kiểm toán ra đời, phát triển do yêu cầu quản lý và phục vụ cho quản lý. Kiểm toán
là một công cụ quản lý phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với hoạt đông kinh tế của
con người. Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội càng phát triển, nền kinh tế thị trường
càng phức tạp, thông tin kinh tế càng có nguy cơ chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch,
thiếu tin cậy, mà đối tượng sử dụng thông tin tài chính rất đa dạng, có liên quan trực
tiếp tới quyền lợi của họ thì kiểm toán với hai chức năng chính là xác minh và tư vấn

ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Một mặt làm lành mạnh hóa nền
tài chính quốc gia để tạo niềm tin cho người sử dụng, mặt khác lại đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn quản lý ngày càng cao của các DN.

I.

Phải thu khách hàng là khoản phát sinh khi các cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh
nghiệp chiếm dụng vốn của doanh nghiệp thông qua việc mua chịu sản phẩm, hàng
hoá và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Chính vì vậy, việc xác minh tính đúng đắn
và hợp lý của việc phản ánh các khoản phải thu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh
toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp xác định được chính
xác tài sản của mình để từ đó đưa ra quyết định sản xuất và kinh doanh đúng đắn với
tình hình thực tế.
Khoản mục phải thu khách hàng chiếm vị trí quan trọng trong BCTC, số dư phải
thu khách hàng liên quan tới nhiều chỉ tiêu quan trọng trong BCTC và hầu như được
đánh giá là trọng yếu, đặc biệt là rất dễ chứa đựng những gian lận và sai sót, vì vậy
mà kiểm toán khoản phải thu khách hàng là một trong những công việc quan trọng
cần được tiến hành trong mỗi cuộc kiểm toán BCTC.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam
(Kreston ACA), nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, em đã lựa chọn Đề
tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong
kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam thực
hiện”.

I.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
7
7


Chuyên đề thực tập


Khoa Kế toán

- Tìm hiểu trên thực tế quy trình và phương pháp kiểm toán phải thu khách hàng
trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam thực
hiện.
- Đánh giá đúng thực trạng kiểm toán khoản phải thu khách hàng, đồng thời phân tích
làm rõ những tồn tại trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo
cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam thực hiện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán
khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Kreston ACA thực
hiên.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy trình và phương pháp kiểm toán khoản
phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình và phương pháp kiểm toán khoản phải thu khách
hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA
Việt Nam.
III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để phân tích, đánh giá quy trình và phương pháp kiểm toán khoản phải thu khách
hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Kreston ACA thực hiện, em đã sử dụng
phương pháp: duy vật biện chứng, logic kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân
tích, mô tả… Từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm và những vấn đề còn tồn tại cần
hoàn thiện tại công ty.
I.

NỘI DUNG KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:


Trên cơ sở đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu, kết cấu luận văn tốt nghiệp
được chia làm 3 chương như sau:

Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính:
8
8


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm toán phải thu khách hàng trong kiểm
toán BCTC.
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam thực hiện.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải
thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA
Việt Nam thực hiện.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, bài luận
văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và
góp ý quý báu của thầy giáo TH.S Đậu Ngọc Châu và lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm
toán Kreston ACA Việt Nam để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Th.S Đậu Ngọc Châu - Người đã
trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám
đốc, cùng với các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam đã
tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2012
Sinh viên


Võ Thanh Thảo

CHƯƠNG I:

9
9


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI
THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1.

Vai trò của khoản mục phải thu khách hàng và mối quan hệ của nó với các
khoản mục khác trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

Có thể thấy, mối quan hệ mật thiết giữa DN với các cá nhân, DN khác luôn luôn
tồn tại một cách khách quan trong tất cả các giao dịch của DN đó. Phải thu khách
hàng là khoản phải thu phát sinh khi các cá nhân, tổ chức bên ngoài DN mua sản
phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, tài sản cố định và dịch vụ do DN cung cấp
nhưng chưa thanh toán tiền cho DN. Vì vậy khoản phải thu khách hàng tồn tại một
cách tất yếu.
Khoản phải thu khách hàng được phản ánh trên tài khoản TK 131. Giúp người đọc
có thể hình dung một cách tổng quan nhất về tình hình công phải thu của một doanh

nghiệp. Nó phản ánh tài sản của doanh nghiệp đang trong quá trình thanh toán bị các
cá nhân và tập thể khác chiếm dụng và tình hình thanh toán các khoản phải thu của
DN với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp
dịch vụ. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người
nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.
Vì thế nó là một khoản mục không thể bỏ qua được trong mỗi BCTC.
Mặt khác, để quản lý phải thu, doanh nghiệp cần phải hạch toán chi tiết phải thu
cho từng đối tượng, từng nội dung, từng lần thanh toán, cũng như việc theo dõi chi
tiết phải thu ngắn hạn, dài hạn trong sổ kế toán. Bởi lẽ nếu không được theo dõi, ghi
chép cẩn thận sẽ dẫn đến việc phải thu lâu ngày không thu được hoặc đã được thanh
toán nhưng vẫn còn treo trên sổ từ đó ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
1.1.2.

Chi tiết khoản phải thu khách hàng trong BCTC của doanh nghiệp

10
10


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

Có thể thấy, tài khoản phải thu khách hàng chủ yếu có số dư bên Nợ - phản ánh số
tiền doanh nghiệp còn phải thu khách hàng. Tuy nhiên, trong quan hệ thanh toán với
từng khách hàng có thể xuất hiện số dư bên Có – phản ánh số tiền DN nhận ứng
trước của khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu. Vì vậy cuối kỷ kế toán,
khi lập BCTC kế toán phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài
khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”, cụ thể:



Với số dư bên Nợ của tài khoản phải thu khách hàng sẽ trình bày ở phần Tài sản
trên BCĐKT:
-

Nếu là khoản phải thu ngắn hạn sẽ tương ứng với chỉ tiêu phải thu khách
hàng

-

Nếu là khoản phải thu dài hạn sẽ tương ứng với chỉ tiêu phải thu dài hạn của
khách hàng



Với số dư bên Có của tài khoản phải thu khách hàng sẽ trình bày ở phần Nguồn
vốn trên BCĐKT tương ứng chỉ tiêu người mua trả tiền trước

1.1.3.

Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

1.1.3.1.

Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC




Mục tiêu chung:
Nhằm xác định tính trung thực hay độ tin cậy của khoản mục phải thu khách hàng

và việc trình bày khoản mục phải thu khách hàng trên BCTC đảm bảo tính đầy đủ,
đúng đắn, hợp lý theo quy định của chuẩn mực.


Mục tiêu cụ thể:



Đối với kiểm toán nghiệp vụ phải thu khách hàng:

-

Kiểm tra CSDL về tính có thật (sự phát sinh): nghiệp vụ phải thu đã ghi sổ phải
thực sự phát sinh.

-

Kiểm tra CSDL về sự tính toán, đánh giá: nghiệp vụ phải đã ghi sổ phải được tính
toán, đánh giá đúng đắn và hợp lý.

11
11


Chuyên đề thực tập
-


Khoa Kế toán

Kiểm tra CSDL về sự hạch toán đầy đủ: nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ
kế toán phải được hạch toán đây đủ, không trùng hay sót

-

Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng đắn : các nghiệp vụ phải thu
khách hàng phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán và đúng
quan hệ đối ứng tài khoản ( vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng đã
ghi trên chứng từ.

-

Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: nghiệp vụ phải thu và đã
thu khách hàng phát sinh phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh thuộc
kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy.



Đối với kiểm toán số dư phải thu khách hàng :

-

Kiểm tra CSDL về tính hiện hữu: Các khoản nợ còn phải thu khách hàng trên sổ
kế toán là thực tế đang tồn tại .

-


Kiểm tra CSDL về quyền và nghĩa vụ: có đầy đủ bằng chứng xác nhận quyền
được thu của đơn vị đối với các tổ chức và cá nhân

-

Kiểm tra CSDL về tính toán, đánh giá: các khoản nợ còn phải thu khách hàng
được tính toán đúng đắn, ghi nhận chính xác

-

Kiểm tra CSDL tính đầy đủ: các khoản nợ còn phải thu khách hàng được ghi
nhận đầy đủ.

-

Kiểm tra CSDL về cộng dồn :các khoản nợ còn phải thu khách hàng được tổng
hợp đầy đủ, chính xác

-

Kiểm tra CSDL về trình bày và công bố: các khoản nợ còn phải thu được trình
bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu
trên sổ kế toán của đơn vị

1.1.3.2.

Căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC

-


Các chính sách, quy định, quy chế về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu
khách hàng của khách hàng

-

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

-

Chỉ tiêu phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn, khoản lập dự phòng phải thu khó
đòi trên Bảng CĐKT

12
12


Chuyên đề thực tập
-

Khoa Kế toán

Phần thuyết minh chi tiết về nguyên tắc ghi nhận khoản phải thu khách hàng trên
Thuyết minh BCTC

-

Các sổ hạch toán có liên quan như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết TK
131, 511, 111, 112...; Sổ hạch toán nghiệp vụ như nhật kí thu tiền, thẻ kho, nhật ký
vận chuyển hàng hóa.....


-

Các chứng từ kế toán có liên quan như: hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ,
phiếu xuất kho, phiếu thu tiền, giấy báo có của ngân hàng....

-

Tài liệu khác có liên quan như: Biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dư các
khoản Phải thu khách hàng tại ngày 31/12, hợp đồng thương mại, bảng niêm yết
giá của đơn vị....

-

Các chứng từ liên quan đến việc giảm khoản phải thu khách hàng như: Các chứng
từ chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại....

1.2.

QUÁ TRÌNH THU HỒI KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG

1.2.1.

Các bước tiến hành thu hồi khoản phải thu khách hàng



Theo dõi công nợ theo từng đối tượng
Phải thu khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu theo


từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi
chép theo từng lần thanh toán. Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh
vào khoản Phải thu khách hàng.


Đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn
Để khách hàng có thể thanh toán nợ đúng hạn nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn

cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tham gia đôn đốc việc thanh toán nợ của khách
hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như:
-

Sử dụng biện pháp chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thực hiện
việc thanh toán tiền ngay hoặc thanh toán sớm.

-

Thực hiện bù trừ công nợ giữa hai bên để giảm phải thu khách hàng.

-

Khi gần đến hạn thanh toán, DN gửi thư thông báo khoản nợ cho khách hàng về
khoản nợ đến hạn thanh toán để thúc giục thanh toán đúng hạn.

13
13


Chuyên đề thực tập
-


Khoa Kế toán

Doanh nghiệp cần luôn theo sát các hoạt động của khách hàng để đảm bảo được
khả năng thu hồi khoản nợ. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong kinh
doanh hoặc không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn thì doanh nghiệp cần thực
hiện việc trích lập dự phòng và có những biện pháp thu hồi ngay khi mà khách
hàng có khả năng thanh toán trở lại.



Trích lập dự phòng khoản Phải thu khó đòi
Khoản phải thu khó đòi là các khoản nợ mà người mắc nợ khó hoặc không có khả

năng trả nợ đúng kỳ hạn trong năm kế hoạch. Quán triệt nguyên tắc thận trọng đòi hỏi
phải lập dự phòng khi có những bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi.
Theo thông tư 228/2009/TT- BTC thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu
khó đòi phải đảm bảo các điều kiện sau:
-

Khoản Phải thu có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền
còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam
kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là phải thu theo quy định này phải xử lý như

một khoản tổn thất.
-

Có đủ căn cứ xác định là khoản phải thu khó đòi:


+

Phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc
các cam kết nợ khác.

+

Phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh
nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc
đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp
luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Cuối niên độ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ, doanh nghiệp xác định

các khoản phải thu khó đòi hoặc không có khả năng đòi được để trích lập hoặc hoàn
nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh
nghiệp của kỳ báo cáo.


Phương pháp lập dự phòng:

14
14


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của
các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản phải thu khó đòi, kèm theo

các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
-

Đối với phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+

30% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+

50% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+

70% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+

100% giá trị đối với khoản phải thu từ 3 năm trở lên

-

Đối với phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình
trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị
các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết
... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự
phòng.

-


Sau khi lập dự phòng cho từng khoản phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp
toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch
toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.



Xử lý khoản dự phòng:

-

Khi các khoản phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự
phòng theo các quy định.

-

Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng phải thu khó, thì doanh
nghiệp không phải trích lập;

-

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi,
thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh
lệch;

-

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi,
thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh
nghiệp.


1.2.2.

Sai phạm thường xảy ra đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách
hàng

15
15


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

Khoản phải thu khách hàng liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lần giao dịch
mua bán chịu. Xuất phát từ tính phức tạp của khoản mục, phải thu khách hàng là một
trong những khoản mục thường hay xảy ra sai phạm nhất. Các sai phạm này có thể là
do vô tình, thiếu trình độ song cũng không loại trừ trường hợp doanh nghiệp cố tình
gian lận. Cách thức gian lận cũng như sai sót của doanh nghiệp liên quan đến khoản
phải thu khách hàng là rất đa dạng. Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán các rủi
ro có thể gặp do chính nội tại hệ thống KSNB cũng như công tác tổ chức hạch toán
kế toán ,cụ thể như sau:
-

Bù trừ công nợ không cùng đối tượng.

-

Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ.


-

Chưa có sổ chi tiết theo dõi đối tượng phải thu.

-

Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.

-

Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ, chưa có quy định về số tiền
nợ tối đa, thời hạn thanh toán.

-

Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu không đầy đủ công nợ vào thời điểm lập
BCTC.

-

Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý, chênh lệch sổ chi
tiết, sổ cái, Bảng CĐKT.

-

Hạch toán sai số tiền, nội dung, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản
phải thu không mang tính chất thương mại vào tài khoản 131.

-


Hạch toán giảm công phải thu khách hàng do hàng hóa bán bị trả lại, giảm giá
hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

-

Ghi tăng khoản phải thu khách hàng không phù hợp với tăng doanh thu

-

Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn không quy định
thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng.

-

Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ tài liệu theo quy định để làm căn cứ
xử lý.

-

Không hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi

16
16


Chuyên đề thực tập
-

Khoa Kế toán


Ghi khống các khoản phải thu khách hàng: Khả năng xảy ra sai phạm này là rất
cao và thường được che đậy rất kín. Mặc dù không có nghiệp vụ nào liên quan đến
khoản phải thu khách hàng nhưng kế toán vẫn hạch toán làm khai tăng khoản phải
thu khách hàng, nhờ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp, đem lại một BCTC đẹp
hơn hoặc nhằm phục vụ một số mục tiêu nhất định.
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG

1.3.

TRONG KIỂM TOÁN BCTC
Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
toán BCTC
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

1.3.1.


Lập kế hoạch kiểm toán

Thu thập và phân tích thông tin về khách hàng
KTV và công ty kiểm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt

động, loại hình doanh nghiệp, quy mô sản xuất và số lượng khách hàng, hệ thống kế
toán và kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán,...để xác định được trọng tâm của
cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng.
KTV phải tìm hiểu thông tin về ban lãnh đạo doanh nghiệp, sự thay đổi nhân sự
nếu có, tình hình chung về kinh tế, đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác dụng đến

phải thu khách hàng
Tìm hiểu nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán, tình hình kinh doanh của đơn
vị, các khách hàng chủ yếu, các hợp đồng dài hạn... đồng thời thu thập các hợp đồng
bán hàng, biên bản đối chiếu công nợ.
17
17


Chuyên đề thực tập


Khoa Kế toán

Tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục
phải thu khách hàng
Quá trình KSNB Phải thu khách hàng phát sinh từ việc bán chịu hàng hóa, dịch

vụ.....Trong quá trình bán chịu hàng, trước khi xuất hàng cho khách hàng, công ty
phải tiến hành tiếp nhận đơn đặt hàng và kí kết hợp đồng kinh tế trong đó có ghi rõ
điều kiện mua chịu hàng cũng như thời hạn thanh toán đối với số hàng hóa, dịch vụ
cung cấp. Khi xuất hàng bán chịu cho khách hàng, kế toán phải kiểm tra tính hợp
pháp của chứng từ để làm căn cứ ghi vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp một cách đầy đủ, kịp
thời, chính xác theo từng đối tượng phải thu khách hàng.
Tuy nhiên, điểm nổi bật của KSNB khoản phải thu là các khoản Phải thu khách
hàng phải được kiểm tra đối chiếu thường xuyên với khách hàng. Công ty phải thiết
lập các nội quy, quy định, chính sách bán chịu và thu hồi nợ rõ ràng, đối với mỗi đơn
đặt hàng cần phải kiểm tra soát xét chữ kí và đóng dấu của người có thẩm quyền của
công ty khách hàng. Nói chung, để tìm hiểu về hệ thống KSNB, KTV cần phải tìm
hiểu về:
-


Môi trường kiểm soát

-

Hệ thống kế toán

-

Thủ tục kiểm soát
Từ những hiểu biết về hệ thống KSNB, KTV sẽ đánh giá được rủi ro kiểm soát đối

với khoản Phải thu khách hàng.


Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
KTV dựa vào các thông tin đã có trên BCTC và những đánh giá của mình để xác

định mức trọng yếu. Sau khi đánh giá và tìm hiểu về hệ thống KSNB của doanh
nghiệp, KTV sẽ đánh giá được rủi ro kiểm soát, KTV cần tính toán tính trọng yếu và
rủi ro kiểm toán phần hành Phải thu khách hàng.
Tính trọng yếu được tính toán qua các bước:
-

Đánh giá về mức trọng yếu tổng thể

-

Xác định mức trọng yếu thực hiện


18
18


Chuyên đề thực tập
-

Khoa Kế toán

Ngưỡng sai sót không đáng kể

Xác định rủi ro kiểm toán
Việc đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu rất quan trọng. Mức rủi ro xảy ra
sai phạm trọng yếu sẽ giúp KTV xác định được thời gian, quy mô của việc tiến hành
những thử nghiệm cơ bản. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến quy mô chọn mẫu khi
KTV thực hiện chọn mẫu để kiểm tra chi tiết.
Khi đánh giá mức rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu cho mỗi khoản mục, KTV xem
xét đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Qua ma trận rủi ro, KTV sẽ xác định
được rủi ro kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và soạn thảo chương trình kiểm toán



Từ những thông tin mà KTV thu thập được, từ kết quả phân tích, đánh giá và xét
đoán nói trên, KTV sẽ hoạch định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm
toán đối với các thông tin về khoản Phải thu khách hàng cũng như các thông tin khác
được phản ánh trên BCTC của khách hàng. Kế hoạch kiểm toán tổng thể cũng là cơ
sở để lập chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục mà cụ thể ở đây là
khoản Phải thu khách hàng.
Chương trình kiểm toán cho khoản mục Phải thu khách hàng là một bảng liệt kê,

chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các cơ sở
dẫn liệu cho khoản mục này. Chương trình kiểm toán cũng thể hiện lịch trình, phạm
vi và thời gian ước tính cần thiết cho phần hành này.
Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng thường bao gồm: mục tiêu
kiểm toán cụ thể của khoản mục phải thu khách hàng, các thủ tục kiểm toán cần áp
dụng, kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thời gian thực hiện, việc tham chiếu với
các thông tin có liên quan đến khoản mục, những bằng chứng cần thu thập…
Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù hợp với
sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện được trước đó
19
19


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

Phụ lục 1.1 là 1 ví dụ về chương trình kiểm toán cho khoản mục Phải thu khách
hàng
1.3.2.

Thực hiện kiểm toán

Đây là giai đoạn trung tâm của cuộc kiểm toán, là việc triển khai các nội dung
trong kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán cho
các nội dung và các mục tiêu đã được thiết lập
Các thủ tục kiểm toán rất đa dạng nhưng nội dung chính gồm hai bước:
1.3.2.1 Thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát đối với khoản Phải thu khách hàng
Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nộ




bộ đối với khoản phải thu khách hàng.
Để có được hiểu biết về các chính sách, quy định của đơn vị về KSNB đối với
khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp
các văn bản quy định về KSNB có liên quan như : quy định về việc lập dự phòng
phải thu khó đòi, quy đinh về việc thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kỳ với các
đối tượng phải thu, quy định về việc theo dõi các đối tượng công nợ....
Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các khía
cạnh cơ bản:
+

Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu quản lý khoản phải
thu khách hàng như : như khâu kiểm soát bán chịu, khâu thu tiền bán chịu, khâu
theo dõi và thanh toán công nợ với khách hàng ...

+

Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đó



Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
Hoạt động KSNB đối với khoản phải thu khách hàng được thể hiện thông qua việc

tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB nhằm quản lý các khoản phải thu. Sau
20
20



Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

khi tìm hiểu đánh giá về các quy chế KSNB phải tiếp tục khảo sát để đánh giá sự vận
hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát bằng cách sử dụng cá kỹ thuật
thu thập bằng chứng kiểm toán như:
Phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị bằng việc thiết lập hệ thống

-

câu hỏi sẵn về KSNB khoản phải thu khách hàng.
Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệp vụ kinh tế

-

phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản Phải thu khách hàng
Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra ngược lại,

-

trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực hiện đơn
giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB đối



với khoản phải thu
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản :
+


Phân công, phân nhiệm

+

Bất kiêm nhiệm

+

Phê chuẩn, ủy quyền

Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vào kết quả đã
thu thập , KTV đánh giá rủi ro KSNB đối với khoản phải thu khách hàng ở mức độ
cao, trung bình, thấp đối với khoản mục phải thu khách hàng. Trên cơ sở đó, KTV sẽ
thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm
toán.
1.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Thực hiện thủ tục phân tích:



Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với khoản Phải thu gồm:
-

Phân tích ngang: Xem xét sự biến động khoản phải thu khách hàng giữa kỳ này và
kỳ trước để đánh giá mức độ thanh toán.

21
21



Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

Phân tích dọc: Việc phân tích dựa trên sơ sở so sánh sự thay đồi về tỷ trọng của

-

từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. Đối với khoản phải thu khách hàng,
cần xem xét sự biến động về tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng trong tổng
các khoản phải thu ....
KTV còn phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng / các khoản phải

-

thu, đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và quy định của Nhà nước cho
phép.
KTV có thể áp kỹ thuật phân tích khác như kỹ thuật qua hệ số (so sánh: Số vòng

-

thu hồi nợ = Doanh thu thuần / Số dư bình quân các khoản phải thu; Thời hạn thu
hồi nợ bình quân = Số ngày trong kỳ / Số vòng thu hồi nợ...
Việc tiến hành các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân dẫn đến sự
biến động là hợp lý hay không? Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng trọng tâm kiểm
toán và đi vào kiểm tra chi tiết


Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản phải thu khách hàng




Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải thu khách hàng

-

Kiểm tra CSDL “sự phát sinh” của nghiệp vụ

+

Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản phải thu khách hàng đã ghi sổ kế
toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng.

+

Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chịu: như đơn đặt hàng, hợp
đồng thương mại … xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn và tính
thẩm quyền của người phê chuẩn.

+

Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng chịu trên có chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển
tương ứng (nếu có) hay không.

+

Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người mua xác nhận về công nợ để có cơ sở xác
minh về tính có thật của khoản phải thu khách hàng.


+

Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên các sổ tài khoản
tương ứng như (TK 511, TK 3331…)

-

Kiểm tra CSDL “tính toán và đánh giá”

22
22


Chuyên đề thực tập
+

Khoa Kế toán

Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị dùng để tính khoản phải thu
khách hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không. Cụ thể là kiểm tra về: số
lượng, đơn giá, thuế suất thuế GTGT của hàng bán chịu.

+

Trường hợp bán hàng chịu bằng ngoại tệ, Kiểm toán viên phải kiểm tra tỷ giá
ngoại tệ ghi nhận trên hóa đơn bán chịu có đúng theo tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng
công bố tại thời điểm bán hàng chịu hay không.

-


Kiểm tra CSDL “sự hạch toán đầy đủ”

+

Kiểm tra tính liên tục của chứng từ, hoá đơn phải thu khách hàng, đặc biệt chú ý
đến các chứng từ chứng minh của các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối kỳ,
nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi sổ vào sổ kế toán tổng hợp, chi
tiết, báo cáo công nợ, bảng kê phải thu khách hàng hay chưa. Kiểm tra các nghiệp
vụ thanh toán của người mua phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau.

-

Kiểm tra CSDL về “sự phân loại và hạch toán đúng đắn”

+

KTV kiểm tra chính sách phân loại và hạch toán các khoản phải thu của đơn vị.

+

Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng, tính đầy đủ, chính xác, để
đảm bảo không lẫn lộn giữa nghiệp vụ phải thu khách hàng với nghiệp vụ khách
như (phải thu nội bộ, phải thu khách hàng)

+

Kiểm toán viên kiểm tra các sổ chi tiết công nợ và quá trình ghi chép đúng
phương pháp bằng cách xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ
phát sinh và việc ghi sổ kế toán theo đúng quy định.


+

Kiểm tra CSDL về “sự phân loại và hạch toán đúng kỳ”

+

Kiểm toán viên còn phải thực hiện kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, hoá đơn có
liên quan với ngày tháng ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán và bảng kê các chứng
từ hoá đơn hàng bán ra trong kỳ. Ngoài ra để kiểm tra các nghiệp vụ phải thu
khách hàng có được ghi chép đúng kỳ hay không thì kiểm toán viên cũng phải
kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu phát sinh vào đầu kỳ kế toán
sau.



Kiểm tra chi tiết số dư phải thu khách hàng

-

Kiểm toán chi tiết số dư Phải thu khách hàng:

23
23


Chuyên đề thực tập
+

Khoa Kế toán


Phương pháp tốt nhất là kiểm tra việc đối chiếu công phải thu cuối kỳ của khách
hàng có thực hiện đầy đủ hay không. KTV cũng sẽ tiến hành gửi thư xác nhận
khách hàng, trường hợp không nhận được thư trả lời KTV tiến hành gửi thư xác
nhận lần 2. Nếu không nhận được xác nhận, KTV sẽ thực hiện các thủ tục bổ sung
như: kiểm tra tính có thật của khách hàng, nhờ khách hàng xác nhận số dư trên tài
khoản công nợ, kiểm tra số liệu của chứng từ, hóa đơn trên sổ kế toán.

+

Ngoài kỹ thuật kiểm toán trên, tùy thuộc vào mức độ rủi ro kiểm soát và mức độ
thỏa mãn đạt được về kiểm soát, KTV có thể cân nhắc lựa chọn thêm các nghiệp
vụ phát sinh vào đầu, cuối kỳ, niên độ hoặc có số tiền lớn, có quá trình KSNB yếu
kém, KTV có nhiều nghi ngờ để thực hiện kiểm tra chi tiết.

+

Khảo sát chi tiết số dư tài khoản phải thu khách hàng: Thông qua kiểm toán tài
khoản doanh thu sẽ giúp KTV đối chiếu xem xét với khoản Phải thu khách hàng.
Kiểm tra đối chiếu số liệu của các chứng từ, hóa đơn, số dư tài khoản trong sổ kế
toán của doanh nghiệp với bảng kê chứng từ hóa đơn, số dư tài khoản của người
bán gửi cho doanh nghiệp và bảng kê đối chiếu số liệu định kỳ giữa doanh nghiệp
với ngân hàng. Kiểm tra độ tin cậy của những bảng kê này.

1.3.3.

Tổng hợp kết quả kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục phải thu
khách hàng

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng,
KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá sự đầy đủ cũng như phù hợp của các bằng

chứng kiểm toán thu được để đưa ra kết luận đối với khoản mục phải thu khách hàng
của KTV.
KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trình
kiểm toán, đồng thời KTV đưa ra bút toán điều chỉnh (nếu có) cho khoản mục này.
Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành đưa ra các kiến nghị trong đó nêu lên
những hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống KSNB và công tác kế toán khoản phải thu
khách hàng cũng như tư vấn hướng xử lý sao phù hợp với những quy định hiện hành.

24
24


Chuyên đề thực tập

Khoa Kế toán

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN KRESTON ACA VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1

. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KRESTON
ACA VIỆT NAM
Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Kreston

2.1.1.

ACA Việt Nam
2.1.1.1.


Lịch sử hình thành và những thông tin chung về Công ty TNHH Kiểm
toán Kreston ACA Việt Nam

Các thông tin chung về công ty:
Tên công ty:

Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam

Trụ sở chính:

Tầng 21, Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà

Nội
Văn phòng Hà Nội: P1401 – Nhà 17T5, Trung Hòa – Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh:

Hải Phòng, Vinh, TP.Hồ Chí Minh

Tel:

(84 4) 6 2811 488

Fax:

(84 4) 6 2811 499

Email:




Website:

www.krestonaca.vn

25
25


×