Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Trình bày thực trạng, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh tệ nạn ma túy liên hệ vai trò của công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.76 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI ĐIỀU KIỆN
BỘ MÔN:

CÔNG TÁC XÃ HỘI PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM

Giảng viên: ThS. Nguyễn Lê Hoài Anh

ĐỀ BÀI:
Trình bày thực trạng, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh tệ nạn ma
túy. Liên hệ vai trò của Công tác xã hội.

1


BÀI LÀM:
Trong bối cảnh xã hội hiện đại như ngày nay, cùng với sự phát triển
nhanh chóng của kinh tế , chính trị, văn hóa, xã hội thì cũng đồng thời là sự
xuất hiện, phát triển, gia tăng của các tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội luôn tồn tại
trong mọi chế độ xã hội, diễn ra dưới nhiều hình thức và với các mức độ khác
nhau tác động, ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Và nổi bật trong đó là tệ nạn ma
túy – một trong những loại tệ nạn xã hội đặc biệt phổ biến, mang tính toàn cầu,
có lịch sử tồn tại lâu đời và có sức ảnh hưởng, tác đọng tiêu cực đến đời sống
xã hội. Tệ nạn ma túy không đơn thuần mà vô cùng phức tạp, nó là nỗi lo của
mỗi quốc gia, dân tộc và trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc
tế. Đây là một vấn đề nóng bỏng nhất mà có rất nhiều các câu hỏi đặt ra như:
Tệ nạn ma túy là gì? Các hình thức của tệ nạn này ra sao? Phải làm gì? Làm
như thế nào để ngăn chặn ma túy không xâm nhập rộng hơn trong cộng đồng?


Sau đây nhóm chúng tôi xin nghiên cứu, đưa ra thực trạng, nguyên nhân, biện
pháp phòng tránh tệ nạn ma túy và liên hệ đến vai trò của Công tác xã hội trong
việc phòng, chống tệ nạn ma túy.

Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi bao gồm các nội dung chính sau:
-

Các khái niệm chung
Thực trạng tệ nạn ma túy ở Việt Nam hiện nay.
Nguyên nhân của tệ nạn ma túy.
Giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy.
Liên hệ vai trò của Công tác xã hội trong công tác phòng, chống tệ nạn

I.
1.


ma túy.
Các khái niệm chung.
Tệ nạn xã hội.
Khái niệm tệ nạn xã hội.
2


Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử cụ thể,
biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật và sai lệch các chuẩn mực xã
hội; có tính lây lan, phổ biến; gây nguy hiểm cho xã hội, cản trở sự phát triển
của xã hội; bị xã hội lên án và được quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật
hành chính và các chẩn mực đạo đức xã hội.



Đặc trưng, phân loại tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội gồm các đặc trưng cơ bản sau: là hành vi vi phạm pháp

luật và các chuẩn mực xã hội có tính phổ biến; là hiện tượng xã hội có phạm vi
ảnh hưởng tiêu cực lớn trong xã hội; và thường có mối quan hệ mật thiết với
tội phạm xã hội, là nguyên nhân, là cơ sở và là động lực của tội phạm xã hội.
Tệ nạn xã hội bao gồm nhiều loại nhưng được chia thành 2 dạng tệ nạn
xã hội chính: Các tệ nạn trong đời sống xã hội ( tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc
– lô đề) và các tệ nạn xã hội trong các thiết chế, bộ máy nhà nước, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh tế (như tham nhũng, hối lộ, lạm dụng chức quyền).

2.


Ma túy.
Khái niệm ma túy.
Ma túy - hiểu theo nghĩa rộng là mọi thực thể hóa học hoặc thực thể hỗn

hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khỏe bình
thường; việc sử dụng nhiều chất đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có
thể cả cấu trúc vật chất của cơ thể con người. => Nếu theo cách hiểu này thì
mọi vật chất đưa và cơ thể co người làm thay đổi chức năng sinh học hoặc tâm
lý đều được gọi là ma túy.

3


Một cách hiểu khác, ma túy là những chất độc, rất dễ gây nghiện và gây
cho người sử dụng nó ham muốn, lệ thuộc rất khó có thể kiềm chế được.

Luật phòng chống ma túy được Quốc hội thông qua này 09/10/2000 quy
định: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do chính phủ ban hành (khoản 1, điều 2).
+ Chất gây nghiện: các chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
+ Chất hướng thần: là các chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Như vậy, từ các quy định của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam,
chúng ta có thể hiểu: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp,
khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng thay đổi trạng thái ý thức và sinh
lý của con người đó, rất dễ gây nghiện. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ
thuộc vào nó, khi đó sẽ gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cho
cộng đồng.


Đặc tính của ma túy.

Ma túy có những đặc trưng cơ bản sau:
- Gây sự lệ thuộc cho người sử dụng, tạo ra sự ham muốn rất khó có thể kiềm
chế được và buộc phải sử dụng nó bằng bất cứ giá nào.
- Gây cho người sử dụng nó xu hướng tăng liều dùng không ngừng, tức là lần
sau phải nhiều hơn lần trước mới thấy đã cơn nghiện.
- Xuất hiện “hội chứng cai” – khi muốn dừng thuốc thì cơ thể sẽ có các phản
ứng để thôi thúc người nghiện không thể bỏ ma túy và vẫn phải tiếp tục sử
dụng.

4





Phân loại ma túy.
Theo Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc, cho đến nay có 225 chất ma

túy khác nhau và có 22 loại tiền chất, chúng được chia thành nhiều nhóm dựa
trên những căn cứ nhất định phục vụ những mục đích khác nhau. Có nhiều
cách phân loại nhưng có một số dạng cơ bản sau đây:
-

Căn cứ theo tính hợp pháp: có 2 loại

+ Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng, như: rượu bia, thuốc lá
(nicotine), cafeine, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường…
+ Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất ma túy bất
hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocaine, thuốc lắc, các
chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins…
-

Căn cứ mức độ gây nghiện và khả năng lạm dụng: có 2 loại

+ Ma túy có hiệu lực cao (ma túy mạnh): là các chất ma túy chỉ cần sử dụng
với một lượng nhỏ đã có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng
và sử dụng vài lần có thể gây nghiện. Ví dụ: thuốc phiện, heroine, cocaine,
thuốc lắc…
+ Ma túy có hiệu lực thấp (ma túy nhẹ): là các chất ma túy phải sử dụng nhiều
lần với một lượng lớn thì mới làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của
người dùng và gây nghiện. Ví dụ: thuốc lá, thuốc lào…
-

Căn cứ vào tác dụng của thuốc trên cơ thể: có 3loại


+ Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện, những
chất chế ra từ thuốc phiện (heroine, morphine, cocaine, methadone và
pethidine) và thuốc ngủ (lumiau, valium, seconau phenobacbital, serepax,
mogadon, seduexen…). Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần,
yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp…
5


+ Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuất của
nó; có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể,
tăng nhịp tim, hô hấp…
+ Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic Acid
Diethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc). Việc sử
dụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về
môi trường xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy
những sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác).
-

Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy: có 3 loại

+ Ma túy tự nhiên: là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng và
các chế phẩm của chúng. Ví dụ thuốc phiện và các sản phẩm của thuốc phiện
như morphine, codein, coca và các hoạt chất của nó như cocain, cần sa và các
sản phẩm của cây cần sa,…
+ Ma túy bán tổng hợp: là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tự nhiên, có
tác dụng mạnh hơn ma túy ban đầu. Ví dụ: heroin là chất ma túy tổng hợp từ
morphine …
+ Ma túy bán tổng hợp và các chất ma túy đã được điều chế bằng phương pháp
tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là

các chất amphetamine…các chất ma túy tổng hợp có tác dụng và nhanh hơn
các chất ma túy bán tổng hợp, các chất ma túy tổng hợp được gọi chung là ma
túy tổng hợp.
3.


Tệ nạn ma túy.
Khái niệm.
Khoản 8- điều 2- luật PCMT năm 2000 của nước ta ghi rõ: Tệ nạn ma

túy bao gồm tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái
6


phép liên quan đến ma túy. Như vậy, nói đến tác hại của ma túy được hiểu là
tác hại do tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi khác
liên quan đến ma túy gây ra đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Các hành vi của tệ nạn ma túy bị pháp luật nghiêm cấm.
Trong luật phòng chống ma túy, điều 3, chương I - Luật số

23/2000/QH10 chỉ rõ Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Trồng cây có chứa chất ma tuý.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử
lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
- Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo,
chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc

sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có.
- Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý.
- Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống
ma tuý.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng,
chống ma tuý.

7


- Các hành vi trái phép khác về ma tuý.
II.


Thực trạng tệ nạn ma túy ở Việt Nam hiện nay.
Đánh giá tổng quát.
Tình hình ma túy hiện nay của thế giới nói chung và nước ta nói riêng

càng ngày càng diễn ra phức tạp hơn, như ở nước ta nguồn ma túy ở nước ta
chủ yếu vẫn do từ nước ngoài vận chuyển vào nhưng việc phát hiện ngăn chặn
và thu giữ ma túy tại các cửa khẩu, trên đất liền, trên biển, qua đường bưu điện
và đường hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu; tội phạm về ma túy và tệ
nạn ma túy không giảm, gây hậu quả nghiêm trọng vê kinh tế và ảnh hưởng
xấu đến trật tự toàn xã hội.
Tại Việt Nam, tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy ngày càng phức
tạp. Cuộc chiến chống buôn lậu ma túy đã diễn ra trên 30 năm qua, ngày càng
trở nên khốc liệt. Bọn tội phạm ma túy ngày càng hung hăng, dùng mọi
phương tiện để vận chuyển ma túy vào Việt Nam hay quá cảnh Việt Nam đi các
nước khác. Đặc biệt trên hai tuyến biên giới Việt Nam – Lào và Việt - Trung

bọn buôn lậu ma túy đã vận chuyển bằng mọi phương tiện như đường bộ, ô tô,
tàu thuyền từ Lào và Trung Quốc vào Việt Nam.
Trong những năm gần đây tệ nạn ma tuý và tội phạm ma tuý ở nước ta
diễn biến rất phức tạp. Ma tuý đã xâm nhập vào trường học, rình rập từng nhà,
từng ngõ ngách gây ra những cái chết dần chết mòn không những cho người
nghiện, mà cả gia đình họ. Nghiện ma tuý cũng là nguyên nhân gây ra những tệ
nạn xã hội khác. Đa số người nghiện ma tuý, để có tiền mua ma tuý đều phạm
tội trộm cắp, cướp giật, lừa đảo. Theo một nguồn thông tin, khoảng 75% các
tội phạm hình sự có nguyên nhân bắt nguồn từ những người nghiện ma tuý. Đa
số những người bị nhiễm HIV/AIDS là những người nghiện hút.
8


Theo số liệu của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tội
phạm và ma túy: Năm 2014, đã phát hiện 21.619 vụ; bắt giữ gần 31.551 đối
tượng; thu 922 kg heroin; 46,2 kg cocain; 32 kg thuốc phiện; 442 kg cần sa
khô; 1.248 kg cần sa tươi; 352 kg và 297.285 viên ma túy tổng hợp cùng nhiều
phương tiện, tài sản, vật chứng khác; phát hiện 1.650 m2 trồng cây chứa chất
ma túy (Sơn La: 1.500m2; Lạng Sơn: 150m2). Ngay những tháng đầu năm
2015, nhiều vụ án ma túy lớn với số lượng lên tới vài trăm bánh tiếp tục được
phát hiện và triệt phá tại các địa bàn tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn...


Thực trạng trồng cây có chứa chất ma túy.

- Trong công tác xóa bỏ cây trồng có chứa chất ma túy, trong năm 2013, các cơ
quan chức năng đã phát hiện, triệt xóa 25,8 ha cây có chứa chất ma túy, giảm
8% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, 24,8 ha cây thuốc phiện được trồng ở
16 tỉnh miền núi phía Bắc và 1 ha cần sa trồng rải rác ở 12 tỉnh Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ.

- Phần lớn diện tích trồng cây có chứa chất ma túy được phát hiện đều ở khu
vực xa xôi, hẻo lánh. Đa số xảy ra tình trạng tái trồng, cá biệt có trường hợp
trồng ở gần khu vực đông dân cư như vụ ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Từ một nước đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về trồng cây thuốc
phiện, với diện tích thống kê được vào năm 1992 lên tới 19.000 héc ta, từ gần
chục năm trở lại đây Việt Nam đã cơ bản xóa được loại cây này. Mỗi năm, toàn
bộ diện tích trồng mới và tái trồng cây thuốc phiện trên phạm vi cả nước chỉ
còn vào khoảng trên dưới 50 héc ta. Trong số đó, đại bộ phận được phát hiện ở
những khu vực xa xôi, hẻo lánh, khu vực giáp ranh ít người qua lại. Không chỉ
diện tích trồng mới và tái trồng liên tục được kiềm chế ở mức thấp, số hộ, số
đối tượng có hành vi tái trồng cũng giảm đáng kể qua từng năm.

9


- Điều đáng lo ngại là, cây thuốc phiện tái trồng ở quy mô nhiều tỉnh hơn so
với thời gian trước, tuy mức độ nhiều ít khác nhau song ở hầu hết các tỉnh miền
núi phía Bắc đều phát hiện tình trạng này. Nhiều tỉnh trong thời gian dài không
còn hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện nay tái xuất hiện trở lại như Phú Thọ,
Lạng Sơn, Thanh Hóa hoặc lực lượng chức năng phát hiện cây thuốc phiện
được trồng ở ngay một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội. Địa điểm tái trồng có
khi xuất hiện không xa cơ quan chính quyền địa phương, trồng trong tầng hầm,
nhà kính, bồn cây cảnh ở một số hộ dân trong thành phố... Trong bối cảnh tình
hình kinh tế suy thoái trên diện rộng, tội phạm ma túy tăng cường lôi kéo người
dân vào hành vi phạm pháp này khiến tình hình càng thêm phức tạp.


Tình trạng buôn bán ma túy diễn biến phức tạp.

- Tình hình mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp, nhất là ma túy tổng hợp dạng

“đá”, tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ; số lượng ma túy tổng hợp thu giữ
được trong năm 2014 nhiều hơn 147,7 kg ma túy tổng hợp so với năm 2013.
Nguồn ma túy tổng hợp tại Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc vận chuyển qua
các tuyến biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn vào nội địa. Bên cạnh
đó, đối tượng phạm tội tiếp tục tìm cách sản xuất ma túy tổng hợp để tiêu thụ
ngay trong nội địa.
- Phương thức, thủ đoạn của những kẻ buôn bán ma túy ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, manh động và thường xuyên thay đổi. Hầu hết đối tượng trong các
đường dây ma túy lớn đều trang bị vũ khí, từ thô sơ tới "hàng" nóng, sẵn sàng
chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, thậm chí tự sát để bịt đầu mối. Xu hướng
tội phạm ma túy móc nối với các loại tội phạm khác đặc biệt là tội phạm kinh
tế, tội phạm hình sự như một liên kết tự nhiên nguy hiểm, đang gia tăng và
ngày càng phức tạp.
10


- Theo nhận định của cơ quan hải quan, từ đầu năm đến nay, tình hình hoạt
động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua địa bàn
hoạt động hải quan diễn biến phức tạp và dự báo hoạt động này tiếp tục diễn ra
trên tất cả các tuyến biên giới đường bộ, hàng không, đường biển và bưu điện.
- Tại hầu hết các cửa khẩu trên tuyến biên giới đường bộ, hàng không và
đường biển, các lực lượng chức năng đều đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ mua
bán, vận chuyển ma túy với quy mô, số lượng lớn.
- Tội phạm ma túy trong và ngoài nước cấu kết chặt chẽ với nhau, hình thành
các đường dây, tổ chức tội phạm. Tội phạm ma túy cũng thuê các đối tượng
nghiện ma túy, lưu học sinh, gái mại dâm, khách du lịch, cư dân biên giới,
những người khó khăn về kinh tế để lôi kéo tham gia mua bán, vận chuyển ma
túy với những phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, liều lĩnh và
manh động.
- Trong lĩnh vực hải quan, tội phạm ma túy triệt để lợi dụng các chính sách tạo

thuận lợi của nhà nước để cất giấu, vận chuyển ma túy. Những phương thức,
thủ đoạn thường sử dụng như: Khai báo không đúng thực tế hàng hóa, khai sai
tên hàng, chủng loại; lợi dụng thông quan điện tử để trà trộn, cất giấu ma túy
vào hàng hóa xuất nhập khẩu; cất trong người, phương tiện, hành lý. Đặc biệt,
ma túy và tiền chất còn được pha, tẩm vào các loại đồ uống, hóa mỹ phẩm,
nước hoa, các loại thực phẩm khô, bánh kẹo, thuốc lá, chè khô, cà phê, mắm
tôm, dầu gió và các loại bột… Các đối tượng cũng gia công, cất giấu ma túy
giữa các cạnh, vách thùng đựng hàng hóa, giấu trong khung xe, tượng, tranh,
loa thùng, vali, túi xách…
- Từ tháng 1 đến tháng 9/2014, lực lượng Hải quan đã phối hợp với các lực
lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phát hiện và bắt giữ 82
vụ/113 đối tượng (trong đó, cơ quan hải quan chủ trì bắt giữ 46 vụ/59 đối
11


tượng), thu giữ: hơn 33,7 kg heroin; 25 kg ma túy tổng hợp dạng đá và bột;
19,5 kg cocain; gần 6 kg cần sa; 1 kg thuốc phiện; 54,3 kg tiền chất và hàng
nghìn viên ma túy tổng hợp các loại…
- Năm 2014, tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, hoạt động manh
động, manh tính chất ngày càng nghiêm trọng, quy mô ngày càng lớn, hoạt
động xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài. Các lực lượng chức năng đã phát
hiện 5 tuyến ma túy từ Tam giác Vàng về Việt Nam theo đường Điện Biên, Sơn
La, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Xu hướng mua bán và sử dụng ma túy đá diễn ra ngày càng phổ biển ở các
thành phố lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên, giới trẻ, kéo theo số
lượng tụ điểm phức tạp tăng nhanh. Tội phạm sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để
chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện bắt giữ. Theo số liệu của Ban
chỉ đạo 138 Chính phủ trong 06 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng bắt
giữ 9.214 vụ, bắt 13.873 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 246,039 kg
heroine.



Đối tượng chủ yếu của tệ nạn ma túy.

- Tại Việt Nam hiện nay, đối tượng vi phạm tệ nạn ma túy chủ yếu tập trung
vào thanh thiếu niên.
- Những năm qua, tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, bán lẻ trái phép
chất ma túy diễn biến phức tạp, số người nghiện tăng đã gây tâm lý hoang
mang trong người dân. Những đối tượng liên quan đến hành vi trên hoạt động
hết sức tinh vi, nhất là những đối tượng tù tha về vẫn chưa đoạn tuyệt được với
ma túy. Chúng thường rủ rê, lôi kéo số thanh niên không có việc làm, những
gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, khiến họ “bập” vào ma túy, từ đó thông

12


qua các con nghiện để thực hiện hành vi bán lẻ chất ma túy, hình thành nên các
tụ điểm ma túy trên địa bàn.
- Với thủ đoạn buôn bán và tàng trữ ngày càng tinh vi, thủ đoạn của các đối
tượng phạm tội đã gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc
phát hiện và bắt giữ. Một số đối tượng chủ thường thuê các đối tượng nghiện
bán theo ngày, thậm chí theo giờ, qua rất nhiều cầu mới đến đối tượng bán lẻ,
nên có khi bắt được đối tượng bán lẻ cũng không phát hiện đối tượng chính là
ai, ở đâu? Đối tượng phạm tội ma túy trong từng đường dây cũng thường
xuyên thay đổi: Hôm trước là đối tượng này, ngày hôm sau lại là một đối tượng
khác hoặc với cách thức để ma túy một nơi thu tiền một nơi, thường xuyên thay
đổi thời gian, địa điểm, phương tiện để mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép
chất ma túy nên lực lượng công an gặp rất nhiều khó khăn...
- Đáng quan tâm đó là thời gian gần đây số lượng phụ nữ thực hiện hành vi
mua bán trái phép chất ma túy tăng đáng kể, nhiều đối tượng lợi dụng quan hệ

họ hàng, dòng tộc với các đối tượng ở các địa phương khác móc nối hình thành
các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy vào tiêu thụ và trung
chuyển đi các tỉnh lân cận.
- Theo báo cáo của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội), trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có khoảng 10 vạn
người nghiện ma tuý, trong đó có tới 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, đặc
biệt có tới 50% tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi). Sa vào ma túy là
con đường ngắn nhất dẫn tới sự hủy hoại chính mình ở cả hiện tại và tương lai;
mà các em bị hủy hoại, tức là ảnh hưởng đến tương lai của đất nước. Đây là
một vấn đề gây bao lo lắng, bức xúc cho các nhà giáo dục và toàn xã hội nói
chung.
13


- Theo Báo cáo của Bộ Công an, trong thời gian gần đây đã xuất hiện tình
trạng tội phạm ma túy của nước ngoài nhất là những người gốc Phi, liên kết với
tội phạm trong nước để buôn bán, vận chuyển ma túy vào Việt Nam.


Loại ma túy phổ biến hiện nay.

- Hiện nay ở nước ta heroin là loại ma túy chủ yếu trong các vụ mua bán, vận
chuyển, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên trong vài năm trở lại
đây số vụ và lượng ma túy tổng hợp (chủ yếu là ma túy đá) bị phát hiện, bắt giữ
gia tăng nhanh chóng với những hình thức tinh vi, xảo quyệt như cất giấu trong
hàng hóa, trong cơ thể, hành lý để vận chuyển qua đường hàng không...
- Tình hình sử dụng ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, số người sử dụng
ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng, đặc biệt là loại ma túy đá đang ở mức báo
động. Loại ma túy này gây ảo giác, làm mất khả năng kiểm soát hành vi, gây ra
những hậu quả rất nghiêm trọng.

- Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay
đổi phức tạp. Thay cho vai trò của thuốc phiện trong hơn 10 năm trước đây,
heroin hiện là loại ma túy được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam, có tới 96,5%
người nghiện thường xuyên sử dụng heroin trước khi tham gia cai nghiên.
- Mặc dù tỷ lệ người nghiện thuốc phiện và các chất kích thích dạng
Amphetamine (ATS hay ma túy tổng hợp) tương đương nhau, khoảng 1,2% 1,4% nhưng theo đánh giá của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của
Liên hợp quốc (UNODC), việc lạm dụng ATS, đặc biệt là Methamphetamine,
đang có xu hướng gia tăng trong người nghiện ma túy tại Việt Nam, nhất là khi
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực chiếm 1/2 số người lạm
dụng loại ma túy này trên toàn thế giới. Việc gia tăng lạm dụng các loại ma túy
14


tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai nghiện phục hồi cho nhóm
người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn.


Ma túy tổng hợp ngày càng “nóng”.

- Những năm trước đây, một lượng chất hướng thần, chất kích thích mới đã có
mặt tại thị trường ma túy bất hợp pháp tại Việt Nam, được giới “sành điệu” gọi
chung là “thuốc lắc”. Mặc dù còn hạn chế, nhưng việc sử dụng chúng đã trở
nên phổ biến hơn, do một số “đường dây nóng” buôn bán qua internet.
- “Thuốc lắc” còn đang trong tình trạng phức tạp và khó kiểm soát, thì
methamphetamine dạng đá, hay còn được giới “dân chơi” gọi là “hàng đá”, đã
“du nhập” vào Việt Nam, và ngày càng trở nên được “ưa chuộng”.
- Kể từ năm 2010, hầu hết các chỉ số trong những báo cáo chi tiết đều cho
thấy, việc sử dụng “hàng đá” đã vượt xa lượng sử dụng ma túy tổng hợp
methamphetamine dạng viên nén. Loại ma túy chứa nhiều chất kích thần này
được sử dụng phổ biến nhất ở các nhóm “dân chơi” thành thị. Tuy nhiên, ở một

số vùng nông thôn cũng đã bắt đầu có dấu hiệu của “hàng đá”.
- Theo báo cáo “Tình hình và kết quả phòng chống ma túy ở Việt Nam” của
SODC, công bố tháng 5-2013, đã có khoảng 20 cơ sở sản xuất ma túy tổng hợp
bị triệt phá trong vài năm gần đây. Tuy vậy, “nguồn” cung cấp “đá” không chỉ
phụ thuộc vào những cơ sở này. Một số lượng lớn methamphetamine dạng đá
đã “chui” vào nước ta qua khu vực biên giới giáp Cam-pu-chia, Lào, với “trị
trường mục tiêu” là các “con nghiện” trong nước, hoặc được vận chuyển trái
phép sang Trung Quốc.

15


- Chỉ trong năm 2012, đã có 192 kg và 500 viên ma túy tổng hợp bị thu giữ.
Vào năm 2011, lượng ma túy tổng hợp mà các cơ quan chức năng tịch thu
được là 121,4 kg và khoảng 366 viên. Đến hết tháng 12-2012, khoảng 135.000
người Việt Nam đã bị nhiễm HIV do sử dụng ma túy. Trong số đó, mới chỉ có
47.000 người sử dụng ma túy được tiếp nhận các dịch vụ điều trị. Từ ngày 411-1997, Việt Nam đã tham gia ba Công ước của LHQ về phòng chống ma túy.
Nhưng ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự giúp đỡ từ bè bạn, người
thân trong gia đình, còn cần ý thức tự giác của mỗi người.
 Cách thức sử dụng ma túy.

- Cách thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1995 chỉ có
chưa đến 8% số người nghiện tiêm chích ma túy và hơn 88% chủ yếu hút, hít
thì tới cuối năm 2009 số người chích ma túy chiếm hơn 3/4 tổng số người
nghiện ma túy của cả nước.
- Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu là tiêm chích với việc dùng chung bơm
kim tiêm đã dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV cao trong nhóm người nghiện chích
ma túy (17,2%). Theo số liệu từ Bộ Y tế, người nghiện chích ma túy cũng là
nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người nhiễm HIV ở Việt
Nam (41,1% tính đến cuối tháng 6/2011).

- Như vậy, có thể thấy tình hình lạm dụng ma túy ở Việt Nam vẫn đang diễn
biến phức tạp và có xu hướng gia tăng cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma túy
mới, hình thức sử dụng ma túy không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

16




Thực trạng người nghiện ma túy.

- Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ
nạn ma túy, mại dâm cho biết tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển trái
phép chất ma túy ở Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, số vụ, số lượng, số
loại ma túy bị cơ quan chức năng bắt giữ ngày càng tăng. Việc buôn bán ma
túy ngày càng tăng kéo theo tình trạng gia tăng số lượng người sử dụng loại
chất cấm này.
- Đến cuối tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý (trên thực tế số người sử dụng ma túy còn lớn hơn rất nhiều). Kết quả
thống kê cho thấy số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần
trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình
mỗi năm tăng khoảng 7.000 người). Những năm gần đây số người nghiện ma
túy của Việt Nam luôn gia tăng, mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 6%
(Năm 2000, có khoảng 60.000 người nghiện thì năm 2014 có trên 200.000
người nghiện).
- Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận,
huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã xuất hiện
ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên
chức, người lao động…
- Trong số người nghiện ma túy: 96% là nam giới, 4% là nữ giới, 74% ở độ

tuổi 18-35, có 1% dưới 18 tuổi. Người nghiện sử dụng heroin là 72% và có xu
hướng giảm dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng
Amphetamin (ATS) ngày càng gia tăng (2,5% năm 2005, 14,5 % đến tháng
9/2014). Tại một số địa phương, tỷ lệ học viên trong Trung tâm Chữa bệnh-

17


Giáo dục- Lao động xã hội (Trung tâm) đã từng sử dụng ma túy tổng hợp cao
như: Đà Nẵng 74%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%.
 Nhận xét:

Thông qua các nội dung nổi bật, các số liệu thống kê được có thể thấy tệ
nạn ma túy ở Việt Nam hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp, với
nhiều đối tượng khác nhau, được tổ chức dưới nhiều hành vi, cách thức ngày
càng tinh vi hơn. Điều đáng chú ý, quan tâm là đối tượng của tệ nạn ma túy
ngày càng được trẻ hóa, đa số tập trung vào độ tuổi thanh thiếu niên – những
đối tượng vô cùng manh động. Chính vì vậy việc hạn chế, phòng chống, giảm
thiểu tệ nạn ma túy cho giới trẻ hiện nay đang là vấn đề trọng tâm, cần có sự
quan tâm giải quyết của toàn xã hội.
III.

Hậu quả của tệ nạn ma túy.
1. Hậu quả chung

Hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ
cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và
kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình
và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm,
chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các

nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.
Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh
hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục,
ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các
gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống

18


TNMT còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an toàn xã hội, tội
phạm liên quan đến ma túy cũng thường là nguyên nhân làm gia tăng các tệ
nạn xã hội khác như: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm
sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ,
làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Thời gian vừa qua, tình trạng tệ nạn ma túy đã ảnh hưởng không ít đến
xã hội. Đặc biệt nó trở thành vấn đề bất cập trong gia đình và bản thân. Không
những thế ma túy còn làm hủy hoại đến huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng
lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại.
Họ thường xa lánh nếp sinh hoạt lành mạnh như: học tập vui chơi, lao động,
thể thao, yêu thương và yêu người thân, bè bạn. Họ thường sống ủ dột, cách
biệt xa lánh mọi người, xa lánh bạn tốt, chỉ tìm bạn nghiện để chơi và cùng
nhau sử dụng ma tuý họ thường cáu gắt, nói dối, ăn cắp, gây xung đột với bố
mẹ, anh chị em, vợ con.
2.

Ma túy ảnh hưởng đến gia đình


- Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để
mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ
thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện
ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua
ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý,
nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp
của.
- Bên cạnh đó, sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng,
19


mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện);
gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly
thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)
Ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với hệ hô hấp:
3.

-

+ Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn,
sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp
ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở
rất đột ngột.
+ Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống. Đặc biệt lúc mới sử
dụng ma tuý thường gây kích thích tình dục, vì vậy để thoả mãn nhu cầu, đối
tượng có thể quan hệ với gái mại dâm, cho nên rất dễ mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục: lậu, giang mai, HIV.
+ Khi đã nghiện ma tuý nặng, các hoóc môn sinh dục bị suy giảm nên sinh con
ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển.Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma tuý có thể

dẫn đến xảy thai, thai lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò, ốm yếu,
khó

nuôi,

chậm

phát

triển

về

thể

lực



trí

tuệ.

- Đối với hệ tim mạch:
+ Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim,
gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi
máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính
mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng
huyết áp.
+ Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử

tế bào gan, ảo thính, ảo thị...
4.

Ma túy ảnh hưởng đến xã hội.
20


- Bên cạnh gia đình, người nghiện ma túy còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất
trật tự an toàn xã hội, tội phạm liên quan đến ma túy cũng thường là nguyên
nhân làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như: Lừa đảo, trộm cắp, giết người,
mại dâm, băng nhóm... Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời
của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
- Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải
quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện
nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc
chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là
do tiêm chích ma tuý.
- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng
đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh
hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien
độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
IV.
1.

Nguyên nhân của tệ nạn ma túy.
Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế và xã hội.
 Về điều kiện tự nhiên và lịch sử:

- Ở vùng núi cao phía Bắc, vấn đề sinh sống, điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng
phù hợp với việc canh tác cây anh túc. Đời sống kinh tế khó khăn, thiếu hiểu

biết về tác hại của ma túy, thói quen sử dụng thuốc phiện khi đói, khi đau…trở
thành tập quán. Đồng thời tàn dư của chính sách trồng cây thuốc phiện tạo điều
kiện cây thuốc phiện bám rễ ở Việt Nam. Vào những năm 80, nhà nước cho
trồng cây thuốc phiện để đáp ứng nhu cầu dược liệu trong nước, khiến chi việc
trồng cây thuốc phiện trở thành thu nhập chính của đồng bào miền núi.
- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, khu vực gần Tam Giác Vàng ( 3
nước Đông Nam Á: Myanma, Thái Lan, Lào) và Trăng Lưỡi Liềm Vàng ( các
21


nước Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kỳ, Apganistan và Iran) những điểm nóng về buôn
bán, vận chuyển ma túy ở Châu Á. Bên cạnh đó, Việt Nam lại là một đất nước
có đường biên giới dài, bao gồm 4667 km đường biên giới đất liền với 37 cửa
khẩu chính, địa hình phức tạp, thuộc nhiều nơi xa xôi, hẻo lánh, đi lại rất khó
khăn, nhiều đường mòn, sông suối. Đường biên giới biển đào dài 3260 km với
hàng ngàn đảo, quần đảo, vũng sâu, bãi ngang…thuận tiện cho tàu bè đi lại
nhưng khó kiểm soát, quản lý. Chính những đặc điểm này tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động của tội phạm ma túy ở Việt Nam.
- Sau khủng bố ở Mỹ 11/09/2001 và chiến sự ở Apganistan, khu vực Trăng
Lưỡi Liềm Vàng được thế giới kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhiều băng nhóm tội
phạm xuyên quốc gia tăng hoạt động ở vùng Tam Giác Vàng kết hợp với sự
“vua ma túy” Khunsa đầu hàng chính phủ Myanma và sự tan vỡ của tổ chức
buôn lậu ma túy do ông cầm đầu đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng cây thuốc
phiện và sản xuất thuốc phiện, hêrôin trong khu vực Tam Giác Vàng, ma túy
tổng hợp xuất hiện và gia tăng ở các nước ASEAN, tuyến đường buôn ma túy
qua Thái Lan bị triệt phá. Chính vì thế bọn tội phạm buôn ma túy chuyển
hướng tìm kiếm con đường khác để hoạt động và Việt Nam là nơi có điều kiện,
địa hình thuận lợi để tiêu và trung chuyển ma túy của chúng.




Về điều kiện kinh tế, xã hội:

- Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế với những thành tựu mới về kinh
tế, văn hóa, xã hội, làm nâng cao đời sống nhân dân cũng như mặt bằng dân
trí… Tuy nhiên, kéo theo đó là sự phân hóa xã hội sâu sắc, lực lượng lao động
tự nhiên tăng, mỗi năm khoảng 1,2 triệu người, thất nghiệp ngày càng gia tăng,

22


cùng với là bất ổn trong gia đình, trong cộng đồng làm nhiều người mất
phương hưởng.
- Tự do cá nhân mở rộng nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những nhận thức sai
lệch về tự do, dân chủ của một bộ phận người dân. Lối sống thực dụng, ích kỉ,
nhu cầu hưởng thụ, khao khát kiếm tiền va lo làm giàu nhanh chóng được đề
cao trong một bộ phận xã hội nhất là giới trẻ.
- Cơ chế quản lý kinh tế chưa thực hiện tốt, dẫn đến nhiều thiếu xót như buông
lỏng quản lý, coi thường pháp luật… Tất cả các yếu tố đó đã đẩy con người lao
vào con đường bất chính – điều kiện thuận lợi cho nhóm tội phạm ma túy ở
Việt Nam phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, chính sách “mở cửa” tạo điều
kiện cho Việt Kiều về thăm quê hương, người nước ngoài vào đầu tư, du lịch ở
Việt Nam dễ dàng hơn. Đây cũng là một yếu tố để nhiều kẻ lợi dụng thực hiện
hành vi vi phạm tội gây khó khăn cho công tác kiểm soát, điều tra.
2.


Nguyên nhân và điều kiện về giáo dục và tâm lý:
Yếu tố giáo dục.


- Giáo dục ở gia đình: Gia đình là môi trường đầu tiên mà con người tiếp xúc,
là yếu tố chủ đạo cho sự hình thành phát triển những phẩm chất tâm lý, nhân
cách con người. Cấu trúc gia đình, phong cách là cha mẹ, chất lượng mối quan
hệ cha mẹ - con cái, sự giám sát của cha mẹ… có ảnh hưởng rất nhiều đến sự
hình thành các đặc điểm tâm lý xấu và các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
của con trẻ. Gia đình tan vỡ, các mối quan hệ trong gia đình suy yếu, tình trạng
tội phạm và sử dụng ma túy của cha mẹ, anh chị em ruột, sự buông lỏng quản
lý, giám sát của cha mẹ đối với con cái được xác định là yếu tố nghiêm trọng
dẫn đến việc sử dụng ma túy và tội phạm về ma túy ở Việt Nam.

23


- Giáo dục ở nhà trường: trên 50% quỹ thời gian của thế hệ trẻ hiện nay là
dành cho học tập, sinh hoạt ở nhà trường. Nhà trường đống vai trò giáo dục tri
thức và định hướng hành vi, ứng xử của học sinh, sinh viên, giúp các em phân
biệt đúng sai, tốt xấu. Hiện nay, tỷ lệ nghiện ma túy trong học đường là rất cao,
có thể điểm qua vài nguyên nhân sau:


Do yếu tố khách quan.
Sự thiếu thốn và xuống cấp về cơ sở hạ tầng, thiết bị nhà trong nhà

trường dẫn đến khó khăn trong tổ chức và quản lý. Việc thiếu thốn cơ sở vật
chất khiến việc quản lý, giám sát khó khăn trong việc quản lý và giám sát gây
ra tình trạng đi học thất thường, học kém, nhiều em gia nhập đội quân lang
thang đường phố, vì thế dễ tiếp xúc với các tệ nạn trong đó có ma túy.


Yếu tố chủ quan.

Nhiều trường học tỏ ra chủ quan hoặc thiếu những biện pháp cương

quyết trong tổ chức, thực hiện làm trong sạch môi trường học đường. Nhà
trường không đánh giá đúng tình hình học sinh, sinh viên nghiện hút để có các
biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn,…
-

Giáo dục ở môi trường văn hóa cộng đồng:

+ Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh trong giới trẻ.
+ Thiếu định hướng cơ bản trước những chuyển đổi của cơ chế kinh tế, xã hội
qua sự hội nhập quốc tế.
+ Những giá trị nhân văn truyền thống nhu mờ, tạo điều kiện cho nếp sống đồi
trụy, thiếu lành mạnh xâm nhập vào mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho sự xâm
nhập của ma túy.
24




Yếu tố tâm lý:

- Những đặc điểm tâm lý cá nhân kết hợp với việc không được quan tâm, định
hướng đúng đắn cũng là nguyên nhân cho việc xuất hiện những hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội trong đó có nghiện ma túy và tội phạm về ma túy.
- Bên cạnh đó, tính ích kỷ, tâm lý lợi dụng, hám lợi, chạy theo đồng tiền đã
đẩy con người ta lao vào con đường phạm tội, sức hút ghê gớm của “Lợi nhuận
siêu ngạch” có được khi thực hiện tội phạm về ma túy khiến người ta bất chấp
tất cả sự răn đe của pháp luật và mức án tử hình có thể đến với họ.
- Đồng thời, tâm lý đầu hàng ma túy của người nghiện và người đấu tranh

phòng chống ma túy khiến cho tỷ lệ nghiện ma túy và tội phạm về ma túy tăng
cao gây khó khăn cho công tác đấu tranh, phòng chống ma túy.
3.

Nguyên nhân liên quan đến các quy định của pháp luật.

- Trước hết là sự chậm trễ trong việc thực hiện và đổi mới chính sách nhà nước
về phòng và chống ma túy.
- Ngay từ thế kỷ XX, thế giới đã nhận thức được hiểm họa ma túy và sự cần
thiết phải liên kết đối phó với “thảm họa” này. Đành rằng chiến tranh kéo dài
nhưng mãi tới 1/9/1997 Việt Nam mới tham gia 3 công ước quốc tế của Liên
Hợp quốc về kiểm soát ma túy nên đã bỏ lỡ cơ hội chung sức với cộng đồng
quốc tế trong cuộc chiến chống tệ nạn ma túy được cả về “lượng” và “chất”
trong môi trường Việt Nam.
- Chính sách hình sự của nhà nước ta về tội phạm cũng chậm đổi mới.Trong
Bộ luật hình sự năm 1985 tội phạm ma túy chỉ được ghi nhận lại tại điều 2003.
Tói năm 1991- lần sửa đổi bổ sung lần thứ 3 BLHS mới có tội danh quy định
tại điều khoản 96A. Qua một số lần sửa đổi đến tận cuối năm 2000 chúng ta
25


×