BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
PHẠM THỊ THÚY MÙI
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ BẢO TRỢ
XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
PHẠM THỊ THÚY MÙI
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ BẢO TRỢ
XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 06.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ VÂN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Vân
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này hoàn toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Phạm Thị Thúy Mùi
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ ngành Công tác xã hội với
đề tài “Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã
hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
nhiệt tình, tâm huyết từ các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cám ơn nhà
trường cùng các các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã hội, trường Đại học
Lao động - xã hội. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Nguyễn Thị Vân đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và
xã hội tỉnh Thái Bình, Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Trung tâm công tác xã
hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tôi trong quá trình điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin, số liệu liên quan.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các ông, các bà, các bác, các cô, các chú tại
Trung tâm Công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình đã hợp tác, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn chỉnh.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Thúy Mùi
I
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... VI
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ VII
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................... 9
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................... 9
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 10
6. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn:......................................................... 10
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: ................................. 11
8. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ CÔNG
TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI ........................ 13
VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI ............................................................................. 13
1. 1. Một số khái niệm về người cao tuổi và dịch vụ công tác xã hội với
người cao tuổi ............................................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi ................................................................... 13
1.1.2. Một số khái niệm ................................................................................ 13
1.1.3. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi ........................ 16
1.2. Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi .............. 17
1.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của người cao tuổi ........................................ 17
1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi
..................................................................................................................... 19
1.2.3. Nội dung các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại cơ sở bảo
trợ xã hội ...................................................................................................... 19
II
1.2.4 . Vai trò của các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi .......... 24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi
..................................................................................................................... 25
1.3.1. Yếu tố chính sách, pháp luật ............................................................... 25
1.3.2. Yếu tố năng lực của cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và nhân
viên công tác xã hội ...................................................................................... 27
1.3.3. Yếu tố văn hóa.................................................................................... 27
1.3.4. Yếu tố về đối tượng phục vụ ............................................................... 28
1.4. Cơ sở chính sách, pháp luật về dịch vụ công tác xã hội với người cao
tuổi .............................................................................................................. 28
1.4.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, phát huy
người cao tuổi .............................................................................................. 28
1.4.2. Hệ thống chính sách, pháp luật về cung cấp dịch vụ công tác xã hội với
người cao tuổi .............................................................................................. 30
Kết luận chương 1 ...................................................................................... 33
Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI
..................................................................................................................... 34
CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI ........................... 34
VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH ............................................. 34
2.1. Khái quát về Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái
Bình ............................................................................................................. 34
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm công tác xã hội và bảo
trợ xã hội tỉnh Thái Bình .............................................................................. 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm............................................... 36
2.2. Đặc điểm, nhu cầu tiếp cận dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi
tại Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình. ............ 39
2.2.1. Đặc điểm của người cao tuổi tại Trung tâm ........................................ 40
III
2.2.2. Nhu cầu của người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã
hội ................................................................................................................ 43
2.2.3. Những khó khăn của NCT tại Trung tâm ............................................ 45
2.2.4. Các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm công tác
xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình ........................................................ 47
2.2.5. Việc triển khai thực hiện chính sách và nguồn lực hỗ trợ cho Người cao
tuổi tại Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội ..................................... 54
2.3. Đánh giá dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người cao tuổi tại Trung tâm
Công tác xã hội và bảo trợ xã hội .............................................................. 58
2.3.1. Đánh giá dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người cao tuổi tại Trung tâm 58
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế trong quản lý đối tượng người cao tuổi tại
Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội ................................................. 71
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế:.............................................................. 74
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 78
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG
TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH
..................................................................................................................... 79
3.1. Định hướng chung về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ ........... 79
3.1.1. Định hướng phát triển nghề công tác xã hội........................................ 79
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người cao tuổi ............ 80
3.1.3. Định hướng xã hội hóa dịch vụ công tác xã hội .................................. 81
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công tác xã hội
với người cao tuổi tại Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh
Thái Bình .................................................................................................... 82
3.2.1. Các giải pháp về chính sách, pháp luật ............................................... 82
IV
3.2.2. Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động cung cấp dịch vụ công
tác xã hội của Trung tâm .............................................................................. 84
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ
công tác xã hội trên địa bàn tỉnh ................................................................... 86
3.2.4. Đầu tư, nâng cấp hoàn thiện cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy của Trung
tâm ............................................................................................................... 87
3.2.5 Đổi mới hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội với người cao
tuổi của Trung tâm theo hướng thích ứng với nhu cầu của xã hội.................. 88
3.3. Khuyến nghị ......................................................................................... 90
3.3.1. Đối với Nhà nước ............................................................................... 90
3.3.2. Đối với Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình................ 91
3.3.3. Đối với gia đình, cộng đồng có thế hệ người cao tuổi sinh sống ........ 92
3.3.4. Đối với Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình... 93
Kết luận chương 3 ...................................................................................... 95
KẾT LUẬN ................................................................................................. 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 98
PHỤ LỤC
V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
CTXH
Công tác xã hội
CTV
Cộng tác viên
DV CTXH
Dịch vụ công tác xã hội
NCT
Người cao tuổi
NV
Nhân viên
VI
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên các bảng biểu
Trang
Bảng 2.1
Nhóm đối tượng người cao tuổi
42
Bảng 2.2
Sức khỏe người cao tuổi
45
Bảng 2.3
Những khó khăn của người cao tuổi
46
Bảng 2.4
So sánh về đánh giá của các nhóm đối tượng, chất
lượng dịch vụ
52
Bảng 2.5
Mức độ hiệu qủa của sự hỗ trợ nguồn lực
57
Bảng 2.6
Thái độ nhân viên làm việc với người cao tuổi
67
VII
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên các bảng biểu
Trang
Biểu 2.1
Người cung cấp nguồn lực
56
Biểu 2.2
Mức độ tham gia nhóm về văn hóa, tinh thần, tâm lý
63
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Già hóa dân số đang là một xu thế mang tính toàn cầu do giảm tỷ lệ
sinh, tăng tuổi thọ bình quân và trở thành một vấn đề xã hội có tác động rất
lớn tới tiến trình phát triển chung của tất cả các nước. Việt Nam được đánh
giá là một trong nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Do đó
Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xác định việc chăm sóc, hỗ trợ nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi vừa là đạo lý, vừa là trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Quá trình thay đổi về kinh tế xã hội ở nước ta đã đặt ra những yêu cầu,
thách thức mới cho công tác chăm sóc người cao tuổi như: Mô hình gia đình
có xu hướng chuyển từ mô hình gia đình mở rộng sang mô hình hạt nhân, tỷ
lệ người cao tuổi sống một mình hoặc trong các gia đình chỉ có người cao tuổi
ngày một nhiều. Trước thực trạng đó, việc đổi mới đối với công tác chăm sóc
người cao tuổi, trong đó có yêu cầu về dịch vụ công tác xã hội dành cho
người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội.
Những năm gần đây, công tác chăm sóc người cao tuổi nói chung và
công tác cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi của Việt Nam bước đầu đã có
một số chuyển biến tích cực. Theo Báo cáo công tác bảo trợ xã hội năm 2016
do Cục bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội công bố, đến
cuối năm 2016, cả nước đã có 144 Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc trung tâm
công tác xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi
(NCT), trong đó có 112 Trung tâm tổng hợp và 32 Trung Tâm chuyên biệt
dành cho người cao tuổi với 4.723 người cao tuổi đang được cung cấp các
dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các Trung tâm... Tuy nhiên nhìn chung hoạt
động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cao cũng còn nhiều hạn chế,
bất cập, đặc biệt chất lượng cuộc sống của NCT tại các trung tâm bảo trợ xã
2
hội mới chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở
và sinh hoạt tinh thần. Do nguồn kinh phí nhà nước bảo trợ còn hạn hẹp nên
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn
trong sinh hoạt cả về đời sống vật chất, tinh thần.
Vì vậy, việc cung cấp các dịch vụ với người cao tuổi theo nhu cầu
nguyện vọng của người cao tuổi trong Trung tâm Bảo trợ xã hội đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi,
đồng thời là phương pháp hoạt động phù hợp góp phần tạo nên hiệu quả của
CTXH, nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH, góp phần đổi mới tổ chức hoạt
động CTXH, hướng tới phát triển dịch vụ đối với NCT mang tính chuyên
nghiệp hơn, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Nhà nước đang có chính sách
đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
mở rộng các loại hình dịch vụ trợ giúp xã hội, nhất là loại hình dịch vụ chăm
sóc tự nguyện, có đóng góp kinh phí.
Tỉnh Thái Bình có dân số tương đối lớn so với các tỉnh trong cả nước,
Dân số của tỉnh năm 2016 là 1.813.000 người, trong đó người cao tuổi chiếm
14,8% dân số . Trong những năm gần đây, đảng bộ, chính quyền và nhân dân
tỉnh Thái Bình đã có nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo mọi mặt đời
sống vật chất và tinh thần đối với người cao tuổi. Tuy nhiên do các điều kiện
kinh tế, xã hội của tỉnh còn có nhiều khó khăn nên công tác chăm sóc, giúp đỡ
người cao tuổi nói chung và hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội
đối với Người cao tuổi nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, rất cần
có những biện pháp nhằm phát triển các dịch vụ công tác xã hội với người cao
tuổi, qua đó góp phần hỗ trợ, nâng cao đời sống của người cao tuổi trên địa
bàn tỉnh ở mọi phương diện.
Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu
và lựa chọn đề tài: "Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full