Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

tìm hiểu quá trình thi công tại công trường, quy trình làm hồ sơ hoàn công hạng mục xử lý nền đất yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.76 MB, 58 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Minh Quang

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................2
đốc.................................................................................................................................................10
đốc.................................................................................................................................................10
BẢN VẼ HOÀN CÔNG...........................................................................................................29
Ngày… tháng… năm……........................................................................................................29

3.7.Trình tự thi công các hạng mục công trình và biện pháp đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật chất lượng công trình

SVTH: Võ Lê Duy Khánh – Lớp Cầu đường Bằng 2 K50 – Q9

Trang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thế giới và quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế. Đất
nước ta đang trên con đường phát triển với mục tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
đất nước. Để làm được điều đó, vai trò của kết cấu hạ tầng xã hội là rất lớn. Kết cấu
hạ tầng có hoàn thiện thì mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển và bền vững. Trong đó
Giao thông Vận tải là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo


tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự
nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Trường Đại học Giao thông Vận tải là trung tâm giảng dạy, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực Giao thông Vận tải của cả nước. Trường
đã và đang đào tạo những kĩ sư hàng đầu trong lĩnh vực Giao thông Vận tải. Các kỹ
sư trưởng thành từ Trường Đại học Giao thông Vận tải không chỉ chuyên cần trau dồi
kiến thức, mà còn được nhà trường tạo điều kiện tiếp xúc thực tế, tiếp cận với các
công nghệ mới, từ đó vận dụng được các lý thuyết đã học vào thực tiễn.
Các thầy cô bộ môn đường bộ, Khoa Công trình, Trường đại học Giao thông Vận
tải - cơ sở 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho chúng em đi thực tập, trong
thời gian 5 tuần.
Được sự phân công và hướng dẫn của thầyNguyễn Đức Trọng–Khoa xây dựng
công trình, nhóm thực tập chuyên ngành cầu đường bộ, lớp Cầu đường bộ 2 k49 đã
tham gia và hoàn thành tốt kì thực tập tốt nghiệp, thu được những kiến thức và kĩ
năng thực tế, phục vụ cho học tập trong nhà trường và công việc trong tương lai.
Những vấn đề thu hoạch được trong đợt thực tập vừa rồi em xin trình bày trong báo
cáo dưới đây.

SVTH:

Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY TƯ VẤN
TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG
1.1. Thông tin chung của Công ty Tư vấn Triển khai Công nghệ và Xây dựng Giao


thông.
-

Tên công ty: Công ty Tư vấn Triển khai Công nghệ và Xây dựng Giao thông.

- Tên giao dịch quốc tế: Consultancy, technology development and transport
construction company.
- Tên viết tắt: CTDCC.
- Trụ sở chính: Phòng 2 nhà H10 trường Đại học Giao thông Vận tải, phường Láng
Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3 766 1513

Fax: 04.3 834 2413

- Tài khoản: 1507311001009 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cầu Giấy – Hà Nội.
- Mã số thuế: 0101070162
- Thành lập theo quyết định số 3981/ QĐ - BGD và ĐT – TCCB của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo về việc thành lập Công Ty Tư Vấn Triển Khai Công Nghệ Và Xây Dựng
Giao Thông tại trường Đại Học Giao Thông Vận Tải.
- Năm thành lập: năm 2000.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000736, đăng ký lần đầu ngày
12/10/2000, thay đổi lần 2 ngày 04/7/2006, thay đổi lần 3 ngày 14/7/2006.
1.2. Thông tin chung của Chi nhánh Công ty Tư vấn Triển khai Công nghệ và Xây
dựng Giao thông.
- Chi nhánh phía Nam: P4 nhà D1 trường ĐH Giao thông Vận tải Cơ sở 2, 450 Lê
Văn Việt, P.Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM.
- Điện thoại: 08.3 730 6241


Fax: 08.3 730 7213

- Tài khoản: 6300201009024 tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quận 9, Tp.HCM.
- Mã số thuế: 0101070162-001
- Năm thành lập Chi nhánh: năm 2001.
- Giấy phép trú đóng và hoạt động: Giấy phép trú đóng và hoạt động của Chi
Nhánh Công Ty Tại Thành Phố Hồ Chí Minh số 169/ UB – GP ngày 22/06/2001 của Chủ
Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Giám Đốc Chi Nhánh: GS.TS Đỗ Đức Tuấn.
- Email:

Transportcc@.vnn.vn

- Hình thức công ty: Là công ty nhà nước trong cơ sở đào tạo, có tư cách pháp nhân
và hạch toán kinh tế độc lập.

SVTH:

Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

1.3. Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Công ty.
Tư vấn xây dựng cho các dự án xây dựng công trình giao thông và dân dụng bao
gồm:
Tư vấn lập dự án;

Khảo sát thiết kế;
Tư vấn kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng công trình;
Thẩm tra, kiểm định;
Tư vấn về công nghệ vận tải, vật tư, thiết bị, lập quy hoạch giao thông đô thị và
giao thông nông thôn;
Thi công xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công trình cấp điện, trạm
thông tin tín hiệu đường sắt, đường bộ;
Thiết kế cải tạo, sửa chữa các thiết bị điện, cơ khí thuộc các lĩnh vực: ôtô, máy xây
dựng, đầu máy, toa xe…;
Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật…
1.4. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Chi nhánh Công ty.
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
KẾ
TOÁN
* Chú thích:


PHÒNG
KINH
DOANH
TỔNG
HỢP

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KỸ
THUẬT

: Quan hệ chỉ đạo.

SVTH:

Trang 4

PHÒNG
KHẢO
SÁT
THIẾT
KẾ

PHÒNG
GIÁM
SÁT
KCS

PHÒNG

THÍ
NGHIỆM
VLXD

KIỂM
ĐỊNH


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

: Quan hệ phân phối.
1.5. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ giữa các bộ phận
trong bộ máy quản lý của Công ty.
1.5.1. Giám Đốc:
Giám Đốc công ty có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ các hoạt động của
công ty. Với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, Giám Đốc phải chịu trách
nhiệm về những quyết định của mình.
1.5.2. Phó Giám Đốc:
Phó giám đốc Chi nhánh Công ty chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về kế hoạch tổ
chức kinh doanh của công ty theo sự phân công của cấp trên.
1.5.3. Phòng Kinh doanh - Tổng hợp:
Gồm trưởng phòng và các nhân viên dưới quyền trưởng phòng. Được chia thành 2
bộ phận là: Kinh doanh và Tổng hợp.
Bộ phận Tổng hợp: Tổ chức thực hiện công tác văn thư hành chính. Trợ giúp Ban
Giám đốc trong việc ra các quyết định, văn bản… Theo dõi hợp đồng trong công ty.
Chăm lo các hoạt động công đoàn, bảo hiểm xã hội….
Bộ phận Kinh doanh: Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh của Chi nhánh Công
ty. Theo dõi việc thực hiện công tác thanh quyết toán, kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của từng phòng chức năng. Tham mưu cho Ban giám đốc kế hoạch kinh doanh.
Thực hiện các chức năng marketing và đề ra các giải pháp thị trường, phát triển ngành
nghề kinh doanh, …
1.5.4. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật:
Gồm trưởng phòng, phó phòng, các nhân viên, xưởng trưởng xưởng cơ khí quản lý
trực tiếp công nhân lái máy.
Phòng có nhiệm vụ đề ra những kế hoạch cho một công trình xây dựng kế hoạch
đầu tư, chi phí sao cho là thấp nhất, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổ chức thi
công các công trình đúng tiến độ kỹ thuật chất lượng. Thực hiện công tác tư vấn kiểm tra
chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an
toàn chịu lực.
Nhân viên phòng Kế hoạch – Kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong thi công, công
tác nghiệm thu thanh quyết toán công trình, việc làm hồ sơ hoàn công KCS công trình
(nhật ký thi công, hồ sơ quản lý chất lượng, lập bản vẽ hoàn công, các thủ tục pháp lý
liên quan đến việc thi công xây dựng công trình, …). Hiện trên địa bàn Thành Phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận đang triển khai thi công nhiều công trình cầu có quy mô
lớn (các công trình cầu cấp II, cấp I), mỗi công trình đều có gói thầu tư vấn “chứng nhận
sự phù hợp chất lượng công trình và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực”
giá gói dịch vụ tư vấn này lớn.
Trong 05 năm qua Chi nhánh Công ty đã tiếp cận và ký kết được một số hợp đồng
dịch vụ tư vấn này, kết quả thực hiện công việc của phòng cũng rất tốt. Cụ thể một số
công trình cầu cấp II trên địa bàn TP. HCM như: Cầu dây văng Vàm Sát – huyện Cần
Giờ; cầu Tân Thuận II – Quận 7; cầu Rạch Chiếc – Xa lộ Hà Nội; cầu Phú Long – Quận
SVTH:

Trang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Đức Trọng

12 và cầu Rạch Tra – huyện Hóc Môn; … . Giá trị thực hiện hợp đồng các công trình này
đã góp phần đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. Trong kế hoạch kinh
doanh của phòng sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực dịch vụ tư vấn này tiếp cận các công trình
ở các tỉnh lân cận Tp. HCM.
1.5.5. Phòng giám sát – KCS:
Gồm trưởng phòng, phó phòng, các nhân viên và nhiều công tác viên thực hiện
đảm trách công việc. Tổ chức, giám sát việc thi công xây dựng các công trình giao
thông. Cách thức tổ chức thực hiện mỗi công trình bố trí xuyên suốt ở công trường một
giám sát viên và một giám sát trưởng. Các giám sát trưởng báo cáo đợt về phòng và ban
giám đốc thông qua họp giao ban. Mỗi giám sát chịu trách nhiệm về công việc được
phân công trước ban giám đốc.
1.5.6. Phòng khảo sát thiết kế:
Gồm trưởng phòng, 02 phó phòng (01 phó phòng phụ trách đường và 01 phó phòng
phụ trách cầu), các nhân viện thực hiện. Từng nhân viên và các trưởng phó phòng sẽ
chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về phần công việc được phân công đảm trách. Có
nhiệm vụ khảo sát – thiết kế và quy hoạch giao thông vận tải.
Trong những năm qua chi nhánh công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng thiết kế
các công trình (giao thông, thủy lợi) có qui mô và giá trị xây lắp lớn.
Nhiệm vụ SXKD của phòng Khảo sát – Thiết kế trong những năm tới là tiếp tục
hợp tác với các chủ đầu tư truyền thống, mở rộng quan hệ thêm nhiều chủ đầu tư mới.
Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề những nhân viên đã ký hợp đồng dài
hạn. Tổ chức tuyển dụng những kỹ sư mới ra trường có học lực khá. Quan tâm tới khả
năng thu nhập của những nhân viên có kinh nghiệm, để tạo sự gắn bó lâu dài với công ty.
1.5.7. Phòng thí nghiệm VLXD – Kiểm định:
Chức năng nhiệm vụ: Thí nghiệm vật liệu, cấu kiện xây dựng và kiểm tra chất
lượng công trình; kiểm định thử tải các công trình xây dựng. Phòng gồm trưởng phó
phòng và các nhân viên. Làm việc ở hiện trường và tại văn phòng. Phòng trực tiếp quản
lý 01 phòng thí nghiệm hiện trường đầy đủ trang thiết bị. Có nhiệm vụ phải thực hiện

đầy đủ các yêu cầu kiểm định thiết bị theo quy định hiện hành.
1.5.8. Phòng tài chính – Kế toán:
Kiểm tra và quản lý tình hình tài chính của công ty, lập báo cáo tài chính, quyết
toán thuế với nhà nước. Kế toán trưởng luôn kết hợp chặt chẽ với ban giám đốc quản lý
tình hình tài chính của công ty.

SVTH:

Trang 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

1.6. Một số công trình tiêu biểu và các thành tích nổi bật của Chi nhánh Công ty Tư
vấn Triển khai Công nghệ và Xây dựng Giao thông trong những năm qua.
1.6.1. Danh sách các công trình đã và đang thực hiện.
STT Công trình

Giá trị (VNĐ)

Đối tác

Địa điểm

I. Các hợp đồng tư vấn thiết kế
1

Khảo sát và lập dự án đầu tư công 820.200.000

trình: Mở rộng đường liên tỉnh lộ
25B (giai đoạn 2).

Công ty Quản lý Quận 2 – TP
và phát triển nhà HCM
Quận 2

2.098.167.000

2

Tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ
thi công giai đoạn 1 công trình:
Xây dựng đường liên tỉnh lộ 25B,
giai đoạn 2.

Công ty CP đầu tư Quận 2 – TP
hạ tầng kỹ thuật HCM
TP HCM (CII)
Công ty CP xi Quận 9 – TP
măng Hà Tiên 1
HCM

3

Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư, 1.114.900.000
thiết kế bản vẽ thi công và lập dự
toán công trình Xây dựng đường
nối từ đường Nguyễn Duy Trinh
vào KCN Phú Hữu.


4

Tư vấn khảo sát địa hình, thiết kế 496.052.000
cơ sở, lập dự án đầu tư, thiết kế bản
vẽ thi công – Dự án đầu tư xây
dựng 03 tuyến đường chính trong
khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

Tổng công ty phát Quận 2 – TP
triển hạ tầng và HCM
đầu tư tài chính
Việt Nam

Tư vấn khảo sát, đánh giá hiện 782.660.000
trạng, lập DAĐT nâng cấp các cầu
ở các tuyến đường trọng yếu lên đủ
tải trọng.

Ban quản lý dự án Tỉnh
đầu tư và Xây Ninh
dựng ngành giao
thông – Sở GTVT
Tây Ninh

5

II.

Tây


Các hợp đồng tư vấn chứng nhận chất lượng công trình

1

Kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện 777.846.293
đảm bảo an toàn chịu lực và chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng
công trình cầu Phú Long.

Khu quản lý giao Quận 11 -TP
thông đô thị số 3
HCM, huyện
Thuận An –
Bình Dương

2

Kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện 668.736.776
đảm bảo an toàn chịu lực và chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng
công trình cầu Phú Long.

Khu quản lý giao Huyện Hóc
thông đô thị số 3
Môn, Củ Chi
- TPHCM

3


Kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện 1.091.417.382
đảm bảo an toàn chịu lực và chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng
công trình cầu Hóa An – Tp Biên
Hòa.

Tổng công ty Phát Tp. Biên Hòa
triển KCN (Tổng – Đồng Nai
Công
ty
SONADEZI)

4

Kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện 935.946.000

Khu quản lý giao Quận 2, quận

SVTH:

Trang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

đảm bảo an toàn chịu lực và chứng

nhận sự phù hợp về chất lượng
công trình cầu Rạch Chiếc – Giai
đoạn 1, 2.

thông đô thị số 3

Tư vấn kiểm tra chứng nhận chất 131.426.000
lượng công trình Xây dựng cầu Tân
Thuận 2.

Khu quản lý giao Quận 4, quận
thông đô thị số 1
7 – Tp HCM

III.

9, quận Thủ
Đức – Tp
HCM

Các hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Tổng 6

1

Giám sát thi công công trình nâng 680.871.966
cấp mở rộng đường ĐT741 – Bình
Dương – đoạn từ km21+00 đến
km49+670.4 (cầu Vàm Vá).


Bình Dương

2

Tư vấn giám sát thi công xây dựng 1.240.000.000
cầu Giồng Ông Tố thuộc dự án
Liên Tỉnh Lộ 25B.

Công ty CP đầu tư Quận 2 – Tp.
hạ tầng kỹ thuật HCM
TP HCM (CII)

3

Tư vấn giám sát thi công công trình 1.200.314.428
Xây dựng cầu An Nghĩa.

Khu quản lý giao Cần Giờ – Tp.
thông đô thị số 4
HCM

4

Tư vấn giám sát thi công xây dựng 2.042.385.754
cầu Kênh Lộ.

Khu quản lý giao Nhà Bè – Tp.
thông đô thị số 4
HCM


5

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội: gói 1.150.000.000
thầu 6F xây dựng đường chính
đoạn trong nút giao Cát Lái
Km2+94.11 đến Km3+292.82.

Công ty CP đầu tư Quận 2 – Tp.
hạ tầng kỹ thuật HCM
TP HCM (CII)

6

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội: gói 1.500.000.000
thầu 6B xây dựng đường chính
đoạn từ cầu Sài Gòn đến Nam nút
Cát Lái.

Công ty CP đầu tư Quận 2 – Tp.
hạ tầng kỹ thuật HCM
TP HCM (CII)

7

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội: đoạn 1.869.190.000
từ nút giao Thủ Đức đến bắc Trạm
2.

Công ty CP đầu tư Thủ
Đức,

hạ tầng kỹ thuật Quận 9 – Tp.
TP HCM (CII)
HCM

1.6.2. Những thành tích nổi bật trong thời gian qua.
Trong nhiều năm qua, việc cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát chất lượng xây dựng
công trình là một trong những ngành nghề kinh doanh mũi nhọn của công ty. Ban lãnh
đạo công ty đã chú trọng đến việc phát triển lĩnh vực này. Được cụ thể hóa bằng việc
tuyển dụng nhiều kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát.
Nhận được bằng khen từ Chủ đầu tư:
- Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh tặng Chi nhánh Công ty
Tư vấn Triển khai Công nghệ và Xây dựng Giao thông ngày 24/06/2101, về việc đã có
thành tích xuất sắc trong công tác đầu tư, xây dựng hoàn thành công trình cầu Giồng
Ông Tố;

SVTH:

Trang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

- Bằng khen của Sở Giao Thông Vận Tải thành phố Hồ Chí Minh tặng Chi nhánh
Công ty Tư vấn Triển khai Công nghệ và Xây dựng Giao thông ngày 24/06/2101, về việc
“đã có nhiều thành tích trong công tác quản lý dự án, thi công công trình, góp phần hoàn
thành xây dựng cầu An Nghĩa – huyện Cần Giờ;

SVTH:


Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI VĂN PHÒNG
CHI NHÁNH CÔNG TY
2.1. Tìm hiểu về cách thức tổ chức thực hiện, phương án quản lý chất lượng phòng
Giám sát – KCS của Chi nhánh Công ty:
* Sơ đồ tổ chức quản lý giữa Công ty và chi nhánh Công ty:

Giám đốc Công ty
Công ty uỷ quyền cho chi nhánh Công ty thực hiện
Phó Giám đốc Chi nhánh

đốc
đốc

Phòng giám sát
-KCS

Trưởng TVGS
thực hiện
Nhóm kỹ sư
chuyên ngành

* Sơ đồ tổ chức quản lý điều hành dịch vụ tư vấn giám sát, bố trí nhân lực:

Chủ đầu tư

Phó Giám đốc chi nhánh

Trưởng TVGS

TVGS
phần
đường

SVTH:

TVGS
phần
cống

TVGS
môi
trường

Trang 10

TVGS
ATLĐ

Trợ lý
VP+KL


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Đức Trọng

Chủ đầu tư liên lạc trực tiếp công việc với Phó giám đốc Chi nhánh hoặc Trưởng tư
vấn giám sát, Trưởng tư vấn giám sát điều hành nhóm kỹ sư tư vấn chuyên ngành.
Để thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng theo yêu
cầu của dự án, chúng tôi sẽ lần lượt huy động các kỹ sư và giám sát tùy theo tiến độ thực
tế và yêu cầu của dự án. Các kỹ sư giám sát được bổ nhiệm là cán bộ có chuyên môn và
kinh nghiệm theo đúng yêu cầu của dự án.
chất lượng của đội ngũ kỹ sư giám sát thuộc tổ tư vấn giám sát, đặc biệt là Trưởng
tư vấn giám sát, sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công của dịch vụ tư vấn giám sát
cho dự án. Chúng tôi hết sức chú ý khi lựa chọn đội ngũ kỹ sư cho dự án này. Tổ Tư vấn
giám sát được đề xuất sẽ bao gồm cá nhân các kỹ sư có kinh nghiệm trong các dự án
tương tự được tổ chức thành một đội ngũ có thể phối hợp tốt trong công tác để đáp ứng
tốt nhất các yêu cầu công việc giám sát của dự án này.
Việc lựa chọn và bổ nhiệm một Trưởng tư vấn giám sát làm chủ trì giám sát thi
công, thực hiện chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc quản lý và giám sát hợp
đồng xây lắp. Ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, Trưởng tư vấn giám
sát còn là người có khả năng quản lý thể hiện qua kinh nghiệm quản lý các dự án xây
dựng công trình giao thông.
Quản lý giám sát thi công một dự án với tính chất đa dạng của các hạng mục công
việc của dự án này đòi hỏi việc điều hành phối hợp công việc giữa các vị trí giám sát
phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các thành viên trong tổ tư vấn giám sát.
Tư vấn giám sát viên là các Kỹ sư giám sát chuyên ngành sẽ có vai trò đại diện của
Trưởng tư vấn giám sát tại công trường và chịu các trách nhiệm về các công việc được
Trưởng tư vấn giám sát ủy quyền. Kỹ sư giám sát chuyên ngành là các kỹ sư có kinh
nghiệm và phụ trách công tác giám sát xây dựng, kiểm soát các hoạt động thi công của
các Nhà thầu thuộc phạm vi mình quản lý.
Kỹ sư giám sát chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Trưởng tư vấn
giám sát hằng ngày các hoạt động của nhà thầu thực hiện, bao gồm giám sát hoạt động

thi công, thí nghiệm trong phòng và các vấn đề về quản lý…
Chịu trách nhiệm trước Trưởng tư vấn giám sát và pháp luật trước những thiếu sót
do mình gây ra. Đảm bảo tất cả các hạng mục công việc của đề cương được thực hiện,
đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của hợp đông với Chủ đầu tư.
Các nhiệm vụ cụ thể nhưng không bị hạn chế của Kỹ sư giám sát chuyên ngành sẽ
bao gồm:
- Xem xét các kết quả khảo sát kết hợp giữa tư vấn và Nhà thầu trước khi thi công
và kết quả đo đác khối lượng công trình theo tiến độ. Kỹ sư giám sát chuyên ngành phải
liên hệ và kiểm tra chặt chẽ với cán bộ khảo sát của Nhà thầu để đảm bảo các mốc cao
độ luôn được duy trì chính xác để kiểm tra các thường xuyên trước và sau khi thi công
các hạng mục công trình.
- Giám sát chương trình thí nghiệm của các nhà thầu và kiến nghị phê duyệt các
công tác sửa chữa do Nhà thầu dự kiến. Kỹ sư giám sát chuyên ngành phải phối hợp chặt
chẽ với Nhà thầu bố trí tiến hành các thí nghiệm chấp thuận đối với các lớp hoặc các
đoạn mặt đường đã hoàn thành cũng như đảm bảo một chương trình thí nghiệm đầy đủ
trong phạm vi mình quản lý. Đồng thời, Kỹ sư giám sát chuyên ngành phải đảm bảo các
SVTH:

Trang 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

Nhà thầu tiến hành tất cả các thí nghiệm và lấy mẫu cần thiết cho các công trình kết cấu
cũng như đảm bảo một chương trình thí nghiệm đầy đủ cho các kết cấu trong phạm vi
mình quản lý.
- Đảm bảo duy trì công tác giám sát đầy đủ các hoạt động thi công của các Nhà
thầu theo đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và các quy định kỹ thuật. Kỹ sư

giám sát chuyên ngành phải điều phối tiên độ giám sát nói chung liên quan các cán bộ
khảo sát, các kỹ sư hiện trường và/hoặc các giám sát chất lượng của nhà thầu.
- Đảm bảo tiến hành tất cả các ghi chép cần thiết về các thông tin hiện trường theo
thông lệ kỹ thuật được chấp nhận nói chung và các thủ tục, trình tự của dự án do Trưởng
tư vấn giám sát hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm trước Trưởng tư vấn giám sát về thủ
tục đó. Kỹ sư giám sát chuyên ngành chịu trách nhiệm hoàn thành các Báo cáo thi công
hằng ngày.
- Duy trì các ghi chép riêng chi tiết về việc theo dõi các hoạt động của các nhà thầu.
Các ghi chép này phải bao gồm cả những chi tiết các thảo luận với các kỹ sư và các đốc
công của Nhà thầu cũng như các nhận xét về các biện pháp thi công do nhà thầu áp dụng,
hiệu quả của các biện pháp và các quyết định của Trưởng tư vấn giám sát có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của nhà thầu.
- Kiểm tra các Quy định kỹ thuật, các Bản vẽ và các Tài liệu Hợp đồng khác để
phát hiện các sai khác, các thiếu sót hoặc các vấn đề tương tự như vậy, liên quan đến đo
đạc.
Kỹ sư giám sát chuyên ngành phải chịu trách nhiệm thể hiện, cập nhật việc theo dõi
các Biểu đồ tiến độ thi công. Mỗi kỹ sư giám sát chuyên ngành có quyền tham mưu cho
Trưởng tư vấn giám sát khi phát hiện những thay đổi thực tế so với bản vẽ thi công và
các vấn đề khác theo quy định hiện hành.
- Xem xét các thiết kế phát sinh hay thay đổi do Nhà thầu đệ trình hoặc do Tư vấn
thiết kế, chuẩn bị và kiến nghị để Trưởng tư vấn giám sát duyệt hoặc sửa đổi để đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật và khối lượng nhỏ nhất.
- Kiểm tra các thuyết minh biện pháp tổ chức thi công và các đề cương thiết kế
công trình tạm tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn và an ninh
cho công trình.
- Đảm bảo duy trì hệ thống lưu trữ văn thư do Trưởng tư vấn giám sát xây dựng
hướng dẫn.
Các Kỹ sư giám sát chuyên ngành có quyền đình chỉ thi công tạm thời, báo cáo kịp
thời cho trưởng tư vấn giám sát khi:
- Có sự sai khác, không đúng chủng loại và không đảm bảo số lượng thiết bị thi

công.
- Vật liệu và cấu kiện xây dựng của nhà thầu không đúng tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ
thuật đã duyệt trong thiết kế kỹ thuật và hồ sơ dự thầu.
- Thi công không đúng quy trình, quy phạm, trình tự công nghệ, không đảm bảo
tiêu chuẩn thiết kế, không đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ
thầu; không đảm bảo an toàn lao động, không đảm bảo giao thông hiện tại thuận lợi,
thông suốt, đặc biệt ảnh hưởng đến công trình lân cận và ô nhiễm môi trường.
SVTH:

Trang 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Các tiêu chuẩn
trình đường bộ:
- TCVN 5637 - 1991
- TCVN 4055 - 1985
- 22 TCN 237-01
- 22 TCN 263- 2000
- 22 TCN 266- 2000
- TCVN 4453-95
- TCXDVN 390 - 07
- TCXDVN 372 - 06
- 22 TCN 259- 2000
- TCVN 4447 – 87
- TCVN 7570 - 06
- TCVN 7572 – 06
- TCVN 1770 – 86
- TCVN 4030 – 03
- TCVN 4506 – 87

- 22TCN 334-2006
-

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

kỹ thuật áp dụng chủ yếu đối với cơng tác giám sát cơng

Quản lý chất lượng xây lắp cơng trình . Ngun tắc cơ bản
Tổ chức thi cơng
Điều lệ báo hiệu đường bộ
Quy trình khảo sát đường ơtơ
Quy trình thi cơng và nghiệm thu cầu cống
Quy trình thi cơng và nghiệm thu các kết cấu BT & BTCT tồn khối
Quy trình thi cơng và nghiệm thu kết cấu BT & BTCT lắp ghép
Ống bê tơng cốt thép thốt nước
Quy trình khoan thăm dò địa chất cơng trình
Cơng tác đất – quy phạm thi cơng và nghiệm thu
Cốt liệu cho bê tơng và vữa – u cầu kỹ thuật
Cốt liệu cho bê tơng và vữa – phương pháp thử
Cát xây dựng, u cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn thí nghiệm xi măng
Nước cho bê tơng và vữa – u cầu kỹ thuật
Quy trình thi cơng và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu
áo đường ơ tơ
22 TCN 249- 98
Tiêu chuẩn kỹ thuật thi cơng và nghiệm thu mặt đường bêtơng nhựa
TCVN 5640 - 1991 Bàn giao cơng trình xây dựng. Ngun tắc cơ bản
Các quy định của Hồ sơ thiết kế và Quy định hiện hành khác có liên quan

2.2. Tổng quan về cơng trình thực tập.

2.2.1. Tên cơng trình và các đơn vị thực hiện cơng trình có liên quan.
- Tên dự án: MỞ RỘNG XA LỘ HÀ NỘI.
- Gói thầu xây lắp 8:xây dựng đường và hệ thống

nước của đường chính đoạnï từ cầu suối cái đến bắc
trạm 2(KM9+936,84 đến KM11+360,00)
- Chủ đầu tư: CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG XA LỘ HÀ NỘI.
- Tư vấn lập Thiết kế bản vẽ thi cơng: TỔNG CƠNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ
GIAO THƠNG VẬN TẢI (TEDI).
- Đơn vị thi cơng:Cơng ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Lộc.
- Đơn vị Tư vấn giám sát: CHI NHÁNH CƠNG TY TƯ VẤN TRIỂN KHAI
CƠNG NGHỆ VÀ XÂY DỰNG GIAO THƠNG.
2.2.2. Phạm vi gói thầu
- Địa điểm: Quận Thủ Đức- Tp Hồ Chí Minh.
- Gói thầu xây lắp 8: gồm phần đường và hệ thống thốt nước trên tuyến chính
trong phạm vi:
+ Điểm đầu: Km9+936,84, tiếp giáp với cầu suối Cái
+ Điểm cuối: Km11+360, 00tiếp giáp với Bắc Trạm 2
SVTH:

Trang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

- Tổng chiều dài tuyến: Khoảng 1.42km.
2.2.3. Tổ chức hồ sơ
- Hồ sơ thiết kế BVTC Gói thầu xây lắp 8 bao gồm:

+ Thuyết minh và bản vẽ thi công gói thầu xây lắp 8:
+ Dự toán xây lắp gói thầu xây lắp 8
2.2.4. Các văn bản pháp lý
- Luật Xây Dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá IV, kỳ họp
thứ 4;
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình
xây
dựng và Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về sửa
đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
- Căn cứ thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn và quản lý chi phí đầu tư xây dưng công trình;
- Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20/10/2007 của UBND thành phố Hồ
Chí Minh ban hành qui định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư;
- Quyết định số 373/QĐ-UB ngày 26/01/2005 của UBND thành phố Hồ Chí Minh
về điều chỉnh lộ giới và chi tiết mặt cắt ngang của Xa lộ Hà Nội;
- Văn bản số 1379/BGTVT-KHĐT ngày 13/03/2009 của Bộ Giao Thông Vận Tải
về việc thẩm định thiết kế cơ sở dự án “Mở rộng xa lộ Hà Nội”;
- Quyết định số 567/2009 ngày 24/7/2009 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh (CII) về việc phê duyệt Dự án BOT “ Mở rộng xa lộ Hà
Nội – Đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc.
2.2.5. Nguồn tài liệu sử dụng
- Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất bước lập dự án đầu tư Mở rộng xa lộ Hà Nội,
đoạn từ cầu Sài Gòn đến nút giao thông Tân Vạn” do Liên doanh Tổng Công ty Tư vấn
thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) và Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế B.R lập năm
2008;

- Hồ sơ dự án đầu tư và thiết kế cơ sở dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài
Gòn đến nút giao thông Tân Vạn” do Liên doanh Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao
thông Vận tải (TEDI) và Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế B.R lập năm 2008;

SVTH:

Trang 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

- Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất bước thiết kế bản vẽ thi công dự án đầu tư Mở
rộng xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Sài Gòn đến nút giao thông Tân Vạn” do Tổng Công ty
Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) lập năm 2009;
- Hồ sơ khảo sát địa hình bổ sung bước lập bản vẽ thi công dự án đầu tư Mở rộng
xa lộ Hà Nội – đoạn Bắc cầu Sài Gòn – Nam cầu Rạch Chiếc do Tổng Công ty Tư vấn
thiết kế GTVT (TEDI) lập năm 2011;
- Hồ sơ khảo sát địa chất bổ sung đoạn từ Km9+936,84 – Km11+360 do Tổng
Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) lập năm 2011;
- Báo cáo phương án điều chỉnh nút giao Cát Lái do Tổng Công ty Tư vấn thiết kế
GTVT (TEDI) lập tháng 5 năm 2011.
2.3. Điều kiện tự nhiên
2.3.1. Điều kiện địa hình
(1) Địa hình khu vực
- Khu vực khảo sát nằm trên phạm vi công trình hiện tại nên địa hình tương đối
bằng phẳng. Cao độ mặt địa hình thay đổi không nhiều, trong phạm vi khảo sát, cao độ
mặt địa hình thay đổi từ khoảng 1.00 đến +3.00m;
- Dân cư: Đoạn tuyến đi qua có mật độ dân cư khá thấp, chỉ có mộ số ít nhà dọc hai

bên tuyến, chủ yếu là khu vực đất trồng và đất vườn.
(2) Hiện trạng tuyến
- Đoạn tuyến Km9+936,84 đến Km11+360,00 dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội bắt
đầu từ cầu suối Cái đến Bắc Trạm 2.
- Mặt cắt ngang: Đường hiện hữu có dải phân cách giữa rộng 2,5m gồm 4 – 5 làn
xe chạy mỗi chiều;
- Kết cấu áo đường: Kết quả khảo sát đường hiện hữu cho thấy kết cấu áo đường
không đồng nhất, mặt đường hiện tại bên phải đường chính có môđun đàn hồi khoảng
205MPa, trong khi đó mặt đường bên trái tuyến môđun chỉ có khoảng 150Mpa;
Ngoài ra, mặt đường hiện tại có nhiều điểm trũng, xảy ra hiện tượng đọng nước cục
bộ trên mặt đường khi có mưa;
- Hệ thống thoát nước hiện hữu: Trong phạm vi cầu suối Cái, hệ thống thoát nước
đã thi công hoàn chỉnh;
2.3.2 Điều kiện địa chất
(1) Địa tầng:
Kết quả điều tra địa chất khu vực bao gồm các thành tạo địa chất sau:
- Các thành tạo địa chất trầm tích Pleistocene: Phân bố khắp khu vực nghiên cứu và
lộ trên mặt. Được phân thành các hệ tầng: Hệ tầng Đất Cuốc, Hệ tầng Thủ Đức, Hệ tầng
Thuỷ Động, Hệ tầng Củ Chi, Hệ tầng Mộc Hoá, trầm tích song biển. Thành phần đất đá
bao gồm các lớp cát, cuội sỏi đá khoáng chuyển lên cát, bột, sét, sét Kaolin chứa ít mảnh
tectit nguyên dạng, có mức độ gắn kết kém, chiều dày lớn.
SVTH:

Trang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng


- Các thành tạo địa chất trầm tích Holocene: Trên vùng đo vẽ, các thành tạo
Holocene chiếm diện tích không nhiều, chúng phân bố ở phía Nam và Tây Nam của tờ
dưới dạng đồng bằng thấp bị chia cắt bởi mạng lưới song, kênh rạch hiện tại.
(2) Đặc điểm địa tầng và đặc tính cơ lý của các lớp đất
- Lớp đất yếu có sức chịu tải thấp, lực dính thu được từ kết quả cắt phẳng nhỏ. Các
chỉ tiêu về tính nén lún thu được từ thí nghiệm nén cố kết cho thấy đất có tính nén lún
lớn. Những chỉ tiêu trên của lớp đất yếu này là bất lợi đối với công tác xây dựng nền đắp
và cần phải có những giải pháp đặc biệt xử lý nền đất yếu trước khi thi công các công
trình trên tuyến;
- Bên dưới lớp đất yếu là đất loại sét, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng và đất loại
cát, kết cấu vừa đến rất chặt. Trong đó lớp cát hạt vừa, cát bụi, kết cấu rất chặt là tầng
chịu lực chính.
(3) Các hiện tượng địa chất động lực
Hiện tượng trượt lở, sụt lún: Do trên bề mặt địa hình có lớp bùn sét bề dày tương
đối lớn với hệ số rỗng lớn, dễ xảy ra hiện tượng trượt lở, sụt lún dưới tác động của tải
trọng công trình.
(4) Đặc điểm địa chất thuỷ văn
- Nước mặt: Nước chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khí hậu Nam Bộ - Việt Nam, gồm
hai mùa: mùa khô và mùa mưa.
- Nước dưới đất: Nước ngầm nhìn chung là tương đối phong phú, nguồn cung cấp
chính là nước sông, nước từ các lớp trầm tích hạt rời. Cao độ mực nước ngầm trong lỗ
khoan được thể hiện trong hình trụ.
2.3.3 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
2.3.3.1. Khí hậu
(1) Nhiệt độ
Khu vực Dự án nằm trong khu vực khí hậu giữa Đông và Tây Nam Bộ. Nhiệt độ
trung bình năm vào khoảng 270C. Biên độ chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nhỏ,
trong năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình vượt quá 300C và xuống dưới 250C.
(2) Lượng mưa và độ ẩm
- Lượng mưa trung bình năm tại khu vực Dự án là 1931mm; số ngày mưa trung

bình là 158,8 ngày với sự phân chia 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài 7 tháng từ tháng 5
đến tháng 11. Trong mùa mưa tập trung hơn 90% lượng mưa cả năm;
- Độ ẩm trung bình năm tại khu vực là 78%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm lớn hơn
các tháng mùa khô. Độ ẩm trung bình mùa mưa là 83% mùa khô là 71%.
(3) Gió
- Nhìn chung gió tại khu vực Dự án tương đối nhẹ, tốc độ gió phổ biến vào khoảng
0 – 3.5 m/s theo phần lớn các hướng. Tuy nhiên gió mạnh cũng xuất hiện trong thời gian
gió mùa Tây Nam và trong các cơn bão.

SVTH:

Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

3.3.2 Thuỷ văn
Khu vực dự án nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn với địa hình tương đối bằng
phẳng, chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch và sông ngòi không những chịu ảnh
hưởng của thuỷ triều biển Đông mà còn chịu tác động rõ nét của việc khai thác các bậc
thang hồ chứa ở thượng lưu hiện nay và trong tương lai.
2.4. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình
Thiết kế được duyệt gồm các nội dung chính sau:
- Cấp đường: Đường phố chính chủ yếu (theo TCXDVN 104-2007);
- Vận tốc thiết kế đường chính: 80km/h;
- Vận tốc thiết kế tại nút giao: 40km/h;
- Mô đun đàn hồi yêu cầu: Eyc = 197Mpa.
2.5. Giải pháp thiết kế đường

2.5.1. Mặt bằng
Đoạn tuyến nằm trong phạm vi cầu suối Cái đến Bắc Trạm 2, tim tuyến đi trùng
với tim đường hiện tại
Trong Gói thầu xây lăp 8 (Km9 + 936,84 – Km11 +360,00)
2.5.2. Mặt cắt ngang
Mặt cắt thông thường trong nút giao cầu vượt trạm 2 có quy mô như sau:
- Bên phải tuyến bố trí 5 làn xe cơ giới và một làn hỗn hợp (B=6.25) dành cho xe
máy, xe thô sơ đường song hành phải đi về phía cầu Rạch Chiếc. B phải =0.5*2 +
3.75*3 + 3.5*2 + 6.25 = 25.50m; giữa làn xe cơ giới và làn hỗn hợp lắp đặt dải phân
cách biên bằng BTCT;
- Bên trái tuyến bố trí 5 làn xe cơ giới ( không bố trí làn dừng xe khẩn cấp). B trái =
0.5*2 + 3.75*3 + 3.5*2 = 19.25;
- Dải phân cách giữa rộng 2.5m;
- Tổng cộng B= 47.25m.
2.5.3. Mặt cắt dọc
Trắc dọc tuyến chính trong phạm vi gói thầu xây lắp 8 bị khống chế bởi các điều
kiện sau:
- Điểm đầu gói thầu khớp nối với cao độ mặt đường tại cầu suối Cái;
- Điểm cuối gói thầu kết nối với cao độ thiết kế đường tại nút trạm 2;
- Tĩnh không đường bộ phía dưới các vị trí cầu cạn ngang đường;
- Cường độ mặt đường hiện tại và phương án bù vênh tăng cường;
- Đoạn tuyến Km9+936,84 – Km11+360: Bố trí trắc dọc hai bên đường độc lập
nhau, phù hợp với chiều dày bù vênh trên mặt đường bên trái và bên phải tuyến. Trắc
dọc mỗi bên cơ bản bám theo mặt đường hiện tại với độ dốc tối thiểu.
2.5.4. Kết cấu mặt đường
SVTH:

Trang 17



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

Thông số thiết kế:
- Tải trọng trục 120kN. Áp lực tính toán: 0.6 Mpa; đường kính vệt bánh xe
D=36cm;
- Mô đun đàn hồi yêu cầu: 197Mpa;
- Cường độ mặt đường hiện tại (theo kết quả khảo sát bổ sung năm 2011);
- Bên phải đường chính hiện tại: E0=205 Mpa;
- Bên trái đường chính hiện tại: E0=150Mpa.
2.5.5. Thiết kế nền đường trên nền đất yếu
2.5.5.1 Tính toán thiết kế
* Yêu cầu tính toán
Tính toán phải tuân thủ theo quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất
yếu 22 TCN 262-2000, cụ thể:
Ổn định trượt:
-

Hệ số an toàn khi thi công nền đắp: Fs1 ≥ 1.20;

-

Hệ số an toàn khi khai thác: Fs2 ≥ 1.40;

Ổn định lún:
- Để đảm bảo tính êm thuận của nền đường, yêu cầu về độ lún dư được đánh giá
qua độ lún còn lại tại tim đường (Sr) khi hoàn thành phải thoả mãn;
- Đoạn nền đường thông thường: Sr ≤ 30cm;
- Đoạn nền đường có cống hoặc đường dân sinh chui dưới: Sr ≤ 20cm;

- Đoạn nền đường gần mố cầu: Sr ≤ 10cm.
* Các thông số tính toán
Nền đắp:
- Địa hình tuyến tương đối bằng phẳng, ngoại trừ một số đoạn tuyến được đắp
chum qua các khu vực trũng thì chiều cao tính toán ổn định sẽ được lấy theo chiều cao
đắp lớn nhất để đảm bảo ổn định công trình. Do vậy chiều cao tính toán ổn định sẽ phụ
thuộc vào biến đổi địahình thực tế trên mặt cắt ngang để kiểm toán;
- Chiều rộng nền đường: Bn=48.25m;
- Chiều rộng phần nền đường mở rộng từ 6m đến 13m;
- Taluy đắp: 1/1.5;
- Vật liệu đắp: cát.
2.5.5.2. Chỉ tiêu tính toán
* Chỉ tiêu thông thường
- Độ ẩm tự nhiên;
- Dung trọng ;
SVTH:

Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

- Khối lượng riêng;
- Giới hạn chảy;
- Giới hạn dẻo;
- Chỉ số dẻo;
- Độ sệt;
- Lực dính;

- Góc nội ma sát;
- Hệ số rỗng.
* Chỉ tiêu đặc biệt
- Dung trọng tự nhiên;
- Sức kháng cắt;
- Hệ số rỗng;
- Áp lực tiền cố kết;
- Chỉ số nén;
- Chỉ số nén lại;
- Hệ số tăng sức kháng cắt;
2.5.6. Thiết kế tổ chức thi công
2.5.6.1. Trình tự thi công tổng thể
- Di dời công trình kỹ thuật trong phạm vi bị ảnh hưởng: đường điện trung, hạ thế,
chiếu sáng,…;
- Thi công các công trình phụ trợ: rào chắn, biển báo đường tạm,…phục vụ công
tác phân luồng giao thông;
- Thi công nối dài các cống thoát nước ngang đường;
- Thi công phần đường;
- Công tác hoàn thiện.
2.5.6.2. Thi công xử lý nền đất yếu
Trình tự thi công
- Đào bỏ lớp không thích hợp(đất hữu cơ) và các vật liệu khác;
- Đắp trả bằng cát hạt nhỏ đến cao độ đáy lớp cát đệm hạt trung;
- Lắp đặt các thiết bị quan trắc;
- Rải vải địa kỹ thuật không dệt có cường độ chịu kéo 12KN/m;
- Đắp 0.3m lớp cát đệm;
- Thi công cọc cát: dùng thiết bị chuyên dụng đảm bảo chiều sâu và chất lượng yêu
cầu;
- Đắp nốt 0.3m cát đệm còn lại;
SVTH:


Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

- Ốp và gập vải địa kỹ thuật vào lớp cát đệm;
- Đắp nền đường xử lý nền đất yếu;
- Khi hết thời gian chờ cố kết nếu đạt được độ lún yêu cầu hoặc có ý kiến của tư
vấn giám sát thì tiến hành dỡ bỏ hết lớp gia tải. Kiểm tra cao độ bù phụ lèn để đảm bảo
độ chặt k= 0.95;
- Thi công cống, rãnh;
- Thi công các lớp kết cấu mặt đường;
- Chi tiết về cao độ đắp và chiều dày các lớp đắp.
2.6. Tìm hiểu qui trình giám sát thi công xử lý nền đất yếu trong phạm vi gói thầu
6F.
- Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu 22 TCN 262 –
2000;
- Quy trình áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22 TCN 211 – 06.
2.6.1. Yêu cầu chung.
- Giải toả di dời, dọn dẹp mặt bằng: Di dời các chướng ngại vật và dọn dẹp mặt
bằng, các chướng ngại vật như nền nhà, gạch đá phải được dọn sạch;
- Di dời các công trình kỹ thuật hạ tầng…
2.6.2. Giám sát, kiểm tra công tác đắp trả mặt bằng bằng cát hạt mịn.
- Việc đắp trả lại mặt bằng bằng cát hạt mịn được thi công như thi công nền đường
đắp thông thường.
- Vật liệu:
Vật liệu để thi công công tác đắp trả lại mặt bằng là vật liệu sử dụng để đắp nền

đường;
Vật liệu để thi công nền đắp có thể là vật liệu khai thác từ mỏ hoặc vật liệu được
xác định là thích hợp tận dụng từ các công tác đào, là loại có cấp phối tốt, đường cong
cấp phối trơn, mịn, liên tục và được loại bỏ hết các chất độc hại, chất hữu cơ và đảm bảo
độ ẩm thích hợp.
Đối với vật liệu đắp nền là cát thì phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Hàm lượng hạt < 0,425mm: ≥ 51%;
Hàm lượng hạt < 0,075mm: ≤ 10%.
- Thi công:
Trước khi thi công nền đắp, Nhà thầu sẽ hoàn tất các công việc như: đào bỏ lớp mặt
nhựa cũ, thoát nước mặt, dọn dẹp mặt bằng khu vực thi công;
Công tác thoát nước mặt sẽ được đặc biệt chú ý đến do mùa mưa đang tới gần.
Bằng các biện pháp như bơm hút nước, xẻ rãnh thoát nước mặt khu vực thi công, Nhà
thầu đảm bảo khu vực này không ứ đọng nước mặt trong mùa mưa;

SVTH:

Trang 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

Vật liệu đắp nền trong phạm vi thi công được rải thành từng lớp có chiều dày
không quá 20cm, sau đó sẽ được đầm nén và được Tư vấn giám sát nghiệm thu chấp
thuận trước khi tiến hành thi công lớp trên:
+ Sử dụng thiết bị, san đất phù hợp để đảm bảo độ dày đồng đều trước khi đầm
nén. Trong quá trình đầm nén phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ bằng phẳng của
lớp đắp. Nhà thầu luôn đảm bảo độ ẩm phù hợp cho lớp vật liệu được đầm nén. Nếu độ

ẩm quá thấp Nhà thầu sẽ tiến hành bổ sung thêm nước. Ngược lại nến độ ẩm quá cao nhà
thầu sẽ tiến hành các biện pháp như: cày xới, tạo rãnh, hoặc các biện pháp khác thỏa mãn
yêu cầu của Tư vấn giám sát;
+ Nhà thầu sẽ bố trí hành trình của các thiết bị san và vận chuyển vật liệu đắp một
cách hợp lý để tận dụng tối đa tác dụng đầm nén trong khi di chuyển các thiết bị thi công
này, giảm thiểu được các vệt lún bánh xe và tránh các tình trạng đầm nén không đều.
Độ chặt đầm nén:
Do lớp vật liệu đắp bù cát hạt mịn nằm dưới lớp K98 chỉ ra trong hồ sơ thiết kế nên
Nhà thầu sẽ đầm nén đến độ chặt không nhỏ hơn 95% độ chặt lớn nhất của Proctor tiêu
chuẩn. Trong suốt quá trình thi công, nhà thầu thường xuyên kiểm tra độ chặt của các lớp
vật liệu đã được đầm nén bằng các phương pháp thí nghiệm hiện trường. Nếu kết quả
kiểm tra độ chặt cho thấy ở một vị trí nào đó mà độ chặt thực tế không đạt thì Nhà thầu
sẽ tiến hành sửa chữa ngay để đạt được độ chặt mà hồ sơ thiết kế đã đưa ra;
Nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra độ chặt trên toàn bộ chiều sâu của lớp vật liệu đắp
tại các vị trí mà Tư vấn giám sát yêu cầu.
Thiết bị đầm nén:
Thiết bị đầm nén của Nhà thầu lựa chọn sẽ đạt được các yêu cầu về đầm nén mà
không làm hư hại vật liệu được đầm nén. Ứng suất dưới bánh lu phải gần cường độ phá
hoại của vật liệu nhưng không vượt qua nó;
Các lu bánh thép mà Nhà thầu lựa chọn có khả năng tác dụng một lực không nhỏ
hơn 45N trên một mm chiều rộng bánh đầm nén;
Sai số cho phép:
Sai số cho phép mà Nhà thầu phải đảm bảo là: Cao hơn 10mm so với cao độ thiết
kế, hoặc thấp hơn 20mm so với cao độ thiết kế;
Độ bằng phẳng cho phép (đo bằng thước 3m): 30mm;
Độ lệch dốc ngang cho phép: ± 0.5%;
Độ lệch dốc dọc cho phép (tính trên đoạn dài 25m): ± 0.1%;
Bề mặt nền đắp được Nhà thầu đảm bảo bằng phẳng và có độ dốc thoát nước tốt.
2.6.4. Giám sát, kiểm tra công tác mốc quan trắc lún, quan trắc chuyển vị ngang và
gia tải.

Mốc quan trắc lún và chuyển vị ngang dùng để theo dõi tốc độ lún và biến dạng
công trình trong thi công, cũng nhằm cung cấp số liệu tính toán tốc độ đắp gia tải và theo

SVTH:

Trang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

dõi mức ổn định của công trình. Việc quan trắc này phải tiến hành hằng ngày trong quá
trình thi công.
Tối thiểu phải bố trí quan trắc lún trên 3 trắc ngang, mỗi trắc ngang có 3 mốc, bố trí
mốc ở tim và bên lề đường.
Đế mốc quan trắc lún phải được đặt trên lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa đất nền
và tầng đệm cát. Trường hợp không sử dụng vải địa kỹ thuật thì đế mốc được đặt trên lớp
thứ nhất của tầng đệm cát.
Mốc quan trắc chuyển vị ngang được bố trí trung bình 10m/1 trắc ngang, mỗi trắc
ngang bố trí 6 mốc (mỗi bên 3 mốc) cự li giữa các mốc l 5m và 10m, mốc thứ nhất cách
chân taluy nền đường 2m. Mốc quan trắc chuyển vị ngang làm bằng gỗ có tiết diện
10cmx10cm, đầu có đinh mũ, mốc được đóng sâu vào đất tối thiểu 1m, và cao hơn mặt
đất 2-3cm.
Mốc cố định đặt máy quan trắc phải bố trí ít nhất 3 mốc cho một công trình và phải
đặt ngoài phạm vi ảnh hưởng của quá trình lún và chuyển vị.
Khi quan trắc lún, chuyển vị ngang cần phải có đề cương chi tiết về phương pháp
quan trắc, quy định tốc độ chuyển vị, tốc độ lúc cho phép,…
Có thể sử dụng các tiêu chuẩn quan trắc dưới đây để khống chế tốc độ đắp (kể cả
đắp nền đắp và đắp gia cố):

* Ln ≤ 1cm/ngày.
* Chuyển vị ngang ≥ 2-3mm/ngày.
Nếu đang đắp phát hiện thấy lún hoặc chuyển vị ngang quá tiêu chuẩn nói trên thì
nên tạm dừng đắp để tìm nguyên nhân, nếu quá nhiều thì nên xét tới việc dỡ tải chờ ổn
định rồi mới đắp tiếp.
2.6.5. Giám sát, kiểm tra công tác thi công lớp cát đệm.
- Vật liệu:
Vật liệu theo các chỉ tiêu trong hồ sơ thiết kế được duyệt và trong hồ sơ chỉ dẫn kỹ
thuật.
- Thi công:
Tùy theo lớp cát đệm trong hồ sơ thiết kế mà Nhà thầu chia thành từng lớp để thi
công:
Giai đoạn 1: Thi công lớp cát hạt trung dày tùy vào Nhà thầu chọn trước khi thi
công xử lý giếng cát.
Giai đoạn 2: Thi công lớp cát hạt trung dày tùy vào Nhà thầu chọn sau khi thi công
giếng cát.

CHƯƠNG III: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH THI CÔNG TẠI CÔNG
TRƯỜNG, QUY TRÌNH LÀM HỒ SƠ HOÀN CÔNG HẠNG MỤC
XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
SVTH:

Trang 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

3.1. Trình tự thi cơng xử lý nền đất yếu:

- Đào bỏ lớp khơng thích hợp (đất hữu cơ) và các vật liệu khác;
- Đắp trả bằng cát hạt nhỏ đến cao độ đáy lớp cát đệm hạt trung;
- Lắp đặt các thiết bị quan trắc;
- Rải vải địa kỹ thuật khơng dệt có cường độ chịu kéo 12kN/m;
- Đắp 0,3m lớp cát đệm;
- Thi cơng giếng cát: dùng thiết bị chun dụng đảm bảo chiều sâu và chất lượng
u cầu;
- Đắp nốt 0,3m lớp cát đệm còn lại;
- Ốp và gập vải địa kỹ thuật vào lớp cát đệm;
- Đắp nền xử lý nền đất yếu: phần kết cấu áo đường được đắp bằng vật liệu K=0.90
và K=0.95 để phục vụ xử lý nền đất yếu. Khi thi cơng cần thi cơng theo từng giai đoạn
như trong Sơ đồ tiến trình đắp, khống chế tốc độ đắp theo tốc độ thiết kế;
- Khi hết thời gian chờ cố kết, nếu đạt được độ lún (độ cố kết) u cầuthì tiến hành
dỡ bỏ hết lớp gia tải K=0.90. Kiểm tra cao độ bù phụ lu lèn đảm bảo độ chặt K=0.95.
3.2. Các máy móc, thiết bị chính phục vụ cơng tác thi cơng:
* Các thiết bị đo đạc, quan trắc chính:
- Máy thủy bình 02 cái;
- Máy kinh vĩ 02 cái;
- Thước thép 03 cái.
* Các thiết bị thi cơng chủ yếu:
- Máy đào gầu nghịch 1.5m3: 02 chiếc;
- Xe ben tự đổ 10m3: 05 chiếc;
- Máy ũi 120kW: 02 chiếc;
- Máy lu bánh sắt 10T: 02 chiếc;
- Máy lu bánh lốp (lu rung): 02 chiếc;
- Giàn máy thi cơng giếng cát: 02 giàn máy;
- Máy bơm nước phục vụ thi cơng;
- Các loại biển báo, rào chắn đảm bảo an tồn giao thơng trong q trình thi cơng.
+ Máy toàn đạc điện tử
-


Tính năng:
Đo lưu tọa độ
Đo khoảng cách gián tiếp

SVTH:

Trang 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

Đo chiều cao gián tiếp
Đo bù
Đo cắm điểm
Đo cắm đường thẳng
Đo cắm đường cong
Đo giao hội nghịch
Đo diện tích vùng
Đo chiếu điểm
Đo hiệu chỉnh đường truyền
+ Máy thủy bình:

-

Tính năng và phạm vi áp dụng: công tác chủ yếu
là đo cao

+ Mia 5m:

+Lu tónh bánh sắt:

SVTH:

Trang 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Đức Trọng

-Tính năng và phạm vi áp dụng:
Được sử dụng để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong cơng việc
làm sân, đường, sân bay, đê điều. Nó phục vụ thi cơng các cơng trình xây
dựng trong cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi, nơng nghiệp và các cơng trình
phát triển cơ sở hạ tầng khác có nhu cầu đầm nén.
+Máy đào 1 gầu:

-Tính năng và phạm vi áp dụng:
Đào đất,xúc đất đá,vật liệu xây dựng
Trục cẩu các thiết bò và vật liệu nâng lên cao
Giải phóng mặt bằng, phá dỡ cơng trình, bốc xếp vận chuyển vật liệu …
+Máy ủi:

SVTH:

Trang 25



×