Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ứng dụng kỹ thuật thi công trong công tác sơn vôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 24 trang )

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THI CÔNG TRONG
CÔNG TÁC SƠN VÔI


NỘI DUNG CHÍNH
1. Mục đích
2. Vật liệu thiết bị thường sử dụng
3. Phạm vi ứng dụng và phương pháp thi công
4. Phương pháp nghiệm thu và kiểm tra
5. Sai sót thường gặp và cách xử lí


Mục đích
Sơn quét lên bộ phận công trình nhằm bảo vệ các bộ phận chống lại tác hại thời
tiết, tăng độ bền cơ học, chống rỉ cho kim loại, chống ẩm và chống mục cho gỗ,
bảo vệ khỏi tác động của một số hoá chất, đảm bảo điều kiện vệ sinh và để tăng nét
đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm.
1.

2.

Vật liệu thiết bị thường sử dụng

2.1. Vật liệu
Vật liệu chính là vôi, nước bột bã và sơn.
Vôi dùng để quét tường trần là vôi sạch, trắng nhuyễn và nở hết khi tôi.
Bột matic thường dùng loài bột tan, cacbonat, canxi,thạch cao… đều ở dạng bột
mịn khô.
Vật liệu sơn là vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhân tạo hoặc tổng hợp ở dạng
lỏng
Tùy thuộc nguyên vật liệu được chọn lựa để đặc chế mà mỗi loại sơn có chức


năng khác nhau cho việc sử dụng. Bốn thành phần chính để đặc chế ra sơn bao
gồm:
Tinh màu, chất liên kết, dung môi và phụ gia.
TINH MÀU:
1. Tinh màu gốc:
a.Titanium Dioxide là tinh màu chính rất đắt, có tác dụng làm màu sơn trắng
và tạo ra độ phủ cao cho cả sơn mờ và bóng.
b.Tinh màu tạo nên màu sắc, độ phủ của sơn qua sự hấp thụ ánh sáng được
chọn lọc. Có hai loại tinh màu:
• Tinh màu hữu cơ thể hiện màu sắc rực rỡ, không được bền cho ngoại thất.
• Tinh màu vô cơ không chói như màu hữu cơ tạo độ phủ cao hơn và bền
hơn cho ngoại thất.


2. Tinh màu phụ:
Một số bột dẻo không đắt như Titanium Dioxide :
a. Đất sét Aluminum Silicate thường dùng trong nội thất giúp giảm dơ bẩn.
b. Silica and Silicates tạo độ cứng cho sơn. Chất Diatomaceous Silica thường
dùng để khống chế độ bóng trong sơn và trong verni.
c. Bột đá Calcium Carbonate cũng thường được sử dụng, loại này không tạo
độ phủ cao.
d.ZincOxidegiúpchốngrêu mốc,ngănbàomònvàcảnsựhoenố.

CHẤT LIÊN KẾT:
Giúp dàn trải các tinh màu gốc và tinh màu phụ, đồng thời liên kết các phân tử
để tạo thành màng sơn. Chất liên kết sẽ tự tạo thành một màng cứng rồi bám
dính vào bề mặt được sơn. Nếu trong sơn không có đủ chất liên kết sẽ làm cho
chức năng của sơn yếu, màng sơn không bền vững. Ngoài ra chất liên kết còn
ảnh hưởng rất nhiều về độ bóng của sơn. Nếu như tăng độ rắn của sơn và dùng
các phân tử có độ nhuyễn sẽ ảnh hưởng đến độ bóng như sau:

Typical
Pigment
Type of paint
Volume
Content
Gloss (thật
15%
bóng)
Semigloss
25%
(bong)


Eggshell
(bóng nhẹ)
Low sheen
(bóng mờ)
Flat (mờ)

35%
35-45%
40-80%

Chất liên kết trong sơn nước có thành phần từ nhựa cây ở dưới dạng phân tử
thật nhỏ, có thể hòa tan trong nước và tạo thành chất trắng đục sệt.
Trong quá trình sơn và khô, chất liên kết sẽ bám vào nhau tạo ra một một màng
co giãn, vì trong lúc khô không bị ôxy hóa nên sơn giữ được độ co giãn trong
suốt
thời
gian

sơn còn
tốt.

DUNG MÔI:
Nước là thành phần chính trong sơn đóng vai trò quyện, trộn các ngyên liệu và
làm lỏng để dễ thi công. Tuy nước không hòa tan được chất liên kết nhưng làm
cho tất cả các phần tử được trộn lẫn vào nhau, vì thế không được gọi là dung
môi trong sơn. Tỷ lệ độ rắn của sơn sẽ được thể hiện sau khi sơn hoàn toàn
được khô qua độ dày trên lớp phủ và điều này sẽ đánh giá độ bền của sơn. Sơn
tốt thường có độ rắn cao và giúp cho độ bền của sơn được lâu hơn
Dầu thông, dung môi than đá, spirit trắng, etxăng là những loại dung môi
thường được dùng pha với sơn.
PHỤ GIA:
Chiếm một tỷ lệ nhỏ trong công thức pha chế sơn với mục đích làm tăng thêm
những đặc tính riêng biệt hoặc bổ sung cho những thành phần trong sơn đang
thiếu.
1) Làm đặc, giảm sự văng sơn trong lúc thi công.
2) Chất nhờn làm giảm độ lắng của các phân tử màu trong lúc thi công.


3) Chất kháng khuẩn giúp cho sơn được giữ lâu hơn và giảm bớt rêu mốc sinh
sản trên bề mặt của sơn.
4) Chất chống bọt sẽ phá vỡ những bong bóng tạo ra từ lúc pha chế sơn, quậy
sơn trước khi thi công hoặc trong lúc thi công sơn.
Tuy nhiên việc trộn thêm phụ gia để tăng những đặc tính riêng thường sẽ gây
ành hưởng đến chất lượng sơn và dẫn đến nguy hại cho sơn nếu không thận
trọng và không am hiểu về hóa chất

Ngoài ra, để tăng nhanh quá trình khô cứng (đóng rắn) cho sơn hoặc vecni, người
ta còn sử dụng các chất làm khô.Chất làm khô thường được sử dụng 5- 8% trong

sơn và đến 10% trong vecni. Trong sơn xây dựng hay dùng dung dịch muối chìmângn của axit naftalen
Sơn được chia ra các loại: sơn dầu, sơn men, sơn pha nước, sơn pha nhựa bay hơi.
Sơn dầu: là hỗn hợp của chất tạo màu và chất tạo màu được nghiền mịn trong máy
nghiền cùng với dầu thực vật, được sản xuất dưới hai dạng: Sơn đặc chứa 12 -25%
dầu (trước khi dùng pải dùng dầu pha loãng ) và loãng chứa 30-35% dầu so với
khốilượng chất tạo màu. Chất lượng sơn dầu được đánh giá bằng hàm lượng chất
tạo màu và dầu sơn, được sử dụng phổ biến để sơn các sản phẩm gỗ trang trí nội
thất
Sơn men: là huyền phù chất tạo màu vô cơ hoặc hữu cơ với vecni tổng hợp hoặc
vecni dầu. Sơn men chứa nhiều chất kết dính nên bề mặt rất dễ bong tróc, bên cạnh
đó sơn men có độ bền ánh sáng và chống mài mòn tốt, thường dùng để sơn các bề
mặt kim loại, bê tông và gỗ phía trong và ngoài nhà. Sơn Ankit và Epoxit là hai
loại sơn men phổ biến hiện nay .
Sơn nước (sơn pha nước): được chia ra làm nhiều loại ( tuỳ thuộc vào mục đích
sử dụng), phổ biến có các loại: sơn vôi, sơn silicat và sơn xi măng.
Sơn vôi: gồm có vôi, bột màu, clorua natri, clorua canxi hoặc muối canxi, axit, dầu
lanh. Dùng để sơn tường gạch, bê tông trong và ngoài nhà. Nhược điểm của loại
này là dễ bị rêu và mảng bám nếu ở sử dụng ở môi trường nhiều độ ẩm và dễ bạc
màu dưới tác động của áng sáng mặt trời.
Sơn silicat: được chế tạo từ bột đá phấn nghiền mịn, bột tan, bột kẽm trắng và bột
màu bền kiềm với dung dịch thủy tinh lỏng kali hoặc natri. Sơn silicat rất kinh tế
và có tuổi thọ cao hơn sơn peclovinyl sơn vôi và sơn cazein.


Sơn xi măng: là loại sơn có dung môi và nước, sơn polime – xi măng được chế
tạo từ chất tạo màu bền kiềm, bền ánh sáng, cùng với xi măng và nhựa tổng hợp .
2.2. Thiết bị







3.
3.1

Phạm vi ứng dụng và phương pháp thi công
Phạm vi ứng dụng

Dùng cho mặt trong, mặt ngoài, trần công trình kiến trúc. Ngoài sơn nước cho công
trình, sơn còn dùng để sơn cửa đi, cửa sổ, những cấu kiện cần trang trí màu……

3.2. Phương pháp thi công


3.2.1. Công tác quét vôi
3.2.1.1. Pha

chế nước vôi
• Nước vôi trắng:
Cứ 2,5kg vôi nhuyễn cộng với 0,1kg muối ăn thì chế tạo được 10l nước vôi để
quét. Trước hết đánh lượng vôi đó trong 5l nước cho thật nhuyễn thành sữa vôi,
muối
ăn hoặc phèn chua hòa tan riêng đổ vào và quấy cho đều, cuối cùng đổ nốt lượng
nước
còn lại và lọc qua sàng 225mắt/cm2.
• Nước vôi màu:
Cứ 2,5¸3,5kg vôi nhuyễn cộng với 0,1kg muối ăn pha được 10l nước vôi sữa,
phương pháp chế tạo như trên. Bột màu cho vào từ từ, mỗi lần cho phải cân đo, và
sau

mỗi lần phải quét thử, khi đảm bảo màu sắc theo thiết kế thì ghi lạiliều lượng pha
trộn
để không phải thử khi trộn mẻ khác. Sau đó cũng được lọc qua sàng 255 mắt/cm2.
Nếu pha với phèn chua thì cứ 1kg vôi cục pha với 0,12kg bột màu và 0,02kg phèn
chua.
Nước vôi phải pha sao cho không đặc quá hoặc loãng quá, bởi vì nếu đặc quá thì
quét khó đều và thường để lại vết chổi, nếu loãng quá thì bị chay, không đẹp.
3.2.1.2. Phương pháp quét:
Khi đã làm xong những công việc về xây dựng và lắp đặt những thiết bị thì tiến
hành quét vôi. Trước khi quét vôi phải cạo rửa, làm sạch mặt quét, không được
quét
vôi lên bề mặt trát còn ướt, bề mặt trát khô quét vôi mới đều, đồng màu.
Quét vôi bằng chổi đót bó tròn và chặt bằng đầu, quét nhiều lớp (tối thiểu 3 lớp) :
lớp lót và lớp
mặt.
Lớp lót quét bằng sữa vôi pha loãng hơn so với lớp mặt, quét lớp lót có thể quét 1
hay 2 lượt, lượt trước khô mới được quét lớp sau và phải quét liên tục thành một
lượt
mỏng.
Quét tường thì đưa chổi theo chiều ngangvà quét từ trên xuống, quét trần thì đưa
chổi song song với cửa. Trình tự quét từ trên cao xuống thấp, quét trần trước, tường
quét sau, quét các đường biên, đường góc làm cơ sở để quét các mảng trần tiếp
theo. Phải đảm bảo mặt quét không bị loang lổ, không lộ ra vết chổi hay giọt vôi
đọng lại trên bề mặt làm giảm tính thẩm mỹ công trình, tránh để người đi va chạm
vào bề mặt mới quét làm giảm độ đồng đều của màu sắc lớp bên ngoài.
Quét lớp mặt: khi lớp lót đã khô, lớp mặt phải quét 2 hoặc 3 lượt, lượt trước khô


mới được quét lớp sau, lớp mặt chổi đưa vuông góc với lớp lót, nghĩa là khi quét
tường chổi đưa lên xuống theo chiều thẳng đứng, khi quét trần chổi đưa theo chiều

vuông góc với cửa. Nếu quét vôi màu thì lớp lót quét bằng vôi trắng, lớp mặt quét
bằng vôi màu.
3.2.2.

Công tác sơn

Tuờng được xây trát xong sau 21 - 28 ngày mới tiến hành thi công phần sơn, thời
gian này được gọi là thời gian bảo dưỡng tường, để cho các tạp chất bị nhiễm
khuẩn có trong gạch, đá, hồ vữa tự phân huỷ và cho bề mặt thi công ổn định
Kiểm tra và tiến hành chống thấm cho tất cả các bề mặt thi công dễ bị thấm nước
như bồn bông, hộp gen, chú ý nhất là những bề mặt ngoại thất như sàn bê tông, mặt
đứng, phải được xử lý thật kỹ từ hai mặt, từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài.
Bề mặt thi công phải được khô ráo và sạch sẽ, không bám bụi, dầu mỡ hay những
tạp chất khác
Độ ẩm của tường không quá 15%, độ ẩm cao là nguyên nhân chính gây ra sự
xuống cấp của màng sơn một cách nhanh chóng như phồng giộp, bong tróc, màu
sắc loang lổ, trong kỹ thuật gọi là hiện tượng cháy kiềm.
Phần chân tường rất dễ bị hút ẩm nên thường có hiện tượng nứt, bong tróc, biến
màu sơn, nên dùng CR7 CTD11 trộn xi-măng để chống thấm phần này trước rồi
mới sơn hoặc bả mastic
Bề mặt thi công phải đạt được độ bằng phẳng cần thiết truớc khi bả mastic. Lớp bả
mastic dày quá 3 mm sẽ dẫn đến hiện tượng nứt, bong tróc và làm biến dạng màu
sơn.
3.2.2.1. Thi công bả matic
a. Chuẩn bị bề mặt:
- Đối với bề mặt cũ:
Đối với bề mặt cũ (tường, trần cũ) đã quét vôi hoặc sơn bong tróc thì phải
làm sạch các lớp vôi cũ, đảm bảo không còn bụi bám hoặc các chất làm giảm
độ bám dính như dầu mỡ... Nếu bề mặt cũ khô quá thì nên làm ẩm trước khi
thi công.

- Đối với bề mặt mới(tường, trần mới): Bề mặt mới thì phải thật sạch. Dùng
giấy nhám và đá mài để làm bớt những chỗ gợn sóng do tô hồ Đảm bảo rằng
không còn bụi bám hoặc các chất làm giảm độ bám dính như dầu mỡ... Nếu
bề mặt mới khô quá thì nên làm ẩm trước khi thi công


b. Pha trộn bột:
- Tỷ lệ pha trộn là 1:3, tức là từ 16 đến 18 lít nước cho 1 bao bột trét 40Kg
- Nên đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục
- Sau khi pha trộn, nên chờ khoảng 7-10 phút cho hóa chất phát huy tác dụng
- Trộn lại một lần nữa rồi bắt đầu thi công
- Bột trộn quá 03 giờ không được dùng.

c. Thi công bột trét:
Nên dùng bay trét thép dày không quá 03mm trét (bả) lớp thứ nhất. sau đó để
khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng dẻ sạch hay
máy nén khí làm sạch các bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi
trộn với nước trong vòng 1-2h)
Tiếp tục trét (bả) lớp thứ hai. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp
phẳng bề mặt (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn
màng của matít).
- Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.
- Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt
tường đã bả.
- Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.
- Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.


3.2.2.2. Thi công sơn nước
a.Chuẩn bị bề mặt:

- Đối với bề mặt cũ: Bề mặt cũ được quét vôi thì phải làm sạch lớp vôi cũ. Dùng
giấy nhám hoặc đá mài làm phẳng những chỗ gợn. Dùng chổi cỏ và nước để làm
sạch bụi Bề mặt có lớp sơn cũ nhưng đã bong tróc cả lớp mastic thì phải cạo bỏ
hết, cho đến khi lộ ra lớp tô hồ xi măng. Dùng chổi cỏ làm sạch hết lớp bụi bám.
Xử lý bề mặt cần sơn thật phẳng, mịn bằng lớp mastic mới. Nên sử dụng các loại
bột tốt như bột Nippon, Jotun, Dulux

Nếu như lớp mastic cũ còn tốt và để tiết kiệm vật tư thì cũng phải làm sạch hết lớp
sơn cũ, lộ ra lớp mastic đó. Làm nhẵn, mịn lại bằng giấy nhám sau đó loại hết bụi
bám và các chất làm giảm độ bám dính như dầu mỡ, sáp...
- Đối với bề mặt mới: Dùng giấy nhám và đá mài làm nhẵn những chỗ gợn. Dùng
chổi cỏ và nước để làm sạch hết bụi bám và các chất làm giảm độ bám như dầu
mỡ, sáp. Xử lý bề mặt cần sơn thật phẳng, mịn bằng lớp mastic mới. Nên sử dụng
các loại bột tốt như Nippon, Jotun hay Dulux
b. Pha sơn
Không cần pha trong sử dụng thông thường hoặc pha theo tỉ lệ ghi trên thùng sơn.
Trong trường hợp sơn bằng máy phun sơn thì có thể pha thêm nước sạch, nhưng
không được vượt quá 10% theo thể tích


c. Thi công sơn
Sơn lót: Bề mặt đã chuẩn bị xong thì đợi cho khô ráo cứng chắc. Bắt đầu từ
việc sơn từ 1 đến 2 lớp sơn lót. Việc này rất quan trọng vì lớp sơn lót có tác
dụng chống được kiềm từ trong xi măng đi ra phá hỏng lớp sơn phủ bên
ngoài. Lớp sơn lót sẽ tăng cường độ bám dính và tăng tuổi thọ cho lớp sơn
hoàn thiện.
Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn một lớp (01 lớp) sơn lót chốgn
thấm và chống kiềm hoá Dulux Weathershield Chống kiềm (A936-75230)
cho tường ngoài nhà và Dulux Interior Primer (A934-75007) cho tường
trong nhà.

- Sơn một lớp sơn ướt với độ dày tiêu chuẩn 100 micro.
- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi thích hợp theo thể tích trong quá
trình thi công.
- Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ (tuỳ vào nhiệt độ)
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp
Sau khi các lớp sơn lót đã khô, tiếp tục sơn 2 lớp sơn hoàn thiện, lớp nọ cách
lớp kia ít nhất là 2 đến 3 tiếng.

* Lưu ý quan trọng:
- Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, đậy chặt nắp và để xa tầm với của trẻ em.
- Mang khẩu trang thích hợp trong lúc trà nhám hay lăn sơn.
- Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công và chờ sơn.


- Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp thi công không đủ thông thoáng, phải mang thiết bị trợ khí.
Các thiết bị trợ khí phải đạt tiêu chuẩn phù hợp.
- Khi sơn nên mang kính bảo hộ (bảo vệ mắt). Khi mắt bị dính sơn nên rửa với thật nhiều nước
sạch và đi đến bác sĩ kiểm tra.
- Dùng xà phòng và nước sạch hoặc các chất làm sạch da được công nhận để rửa sạch các vết
sơn bám trên da. Cẩn thận khi vận chuyển. Đặt thùng sơn thẳng đứng an toàn. Trong trường hợp
bị đổ sơn, thu gom lại bằng đất và cát.
- Không được đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước. Xử lý sơn thải theo đúng các quy định về
bảo vệ môi trường.
- Tránh tồn trữ ở nhiệt độ khắc nghiệt. Bảo quản sơn ở những nơi khô ráo và thoáng mát.

4.

Phương pháp nghiệm thu và kiểm tra

Kiểm tra quá trình thi công sơn, vôi :

Việc quét vôi hay sơn đều phải tuân theo số lớp sơn hoặc quét vôi qui định
trong hồ sơ mời thầu hay chỉ dẫn của thiết kế.
Thông thường phải sơn hay quét vôi làm ba lớp. Lớp đầu là lớp để lót và hai
lớp sau ngoài nhiệm vụ bảo vệ công trình còn tạo màu cho công trình hoặc
kết cấu.


Thời gian gián cách giữa lúc sơn hoặc quét vôi các lớp phải đủ cho lớp dưới
phải khô mới thi công đè lớp trên. Nếu yêu cầu cao, sau mỗi lớp sơn lại lấy
giấy nhám đánh cho mặt lớp sơn nhẵn mới sơn tiếp lớp sau.
Vết chổi sơn lớp trước được vạch thẳng, vết chổi sau phải đè lên một phần
của vết chổi trước cho kín mặt sơn, vôi. Đến lớp sau, vết chổi lại quét vuông
góc với lớp đã sơn hoặc quét vôi để các lớp sơn, vôi phủ kín khắp mặt tường
hay mặt gỗ, mặt kim loại cần phủ.
Nghiệm thu công tác sơn , vôi
5.
1.

Bề mặt lớp sơn, vôi phải đồng màu, không có vết ố, vết loang lổ, vết chổi
sơn.
Bề mặt phải phẳng, nhẵn, không bị nứt hay cộm sơn. Mặt lớp sơn phải bóng.
Không để lộ màu của lớp sơn, vôi nằm dưới lớp phủ trên cùng.
Bề mặt lớp sơn không được có bọt bong bóng khí. Không được có hạt bột
sơn vón cục. Không được có vết rạn nứt bề mặt lớp sơn.
Nếu mặt sơn có hoa văn, hoa văn phải theo đúng thiết kế về hình dạng, kích
thước, độ đồng đều và nhất là màu sắc.
Không biến màu theo thời gian.
Không bị bong, phồng rộp, gợn hay biến đổi hình dạng trong quá trình sử
dụng công trình.
Chịu được mọi tác động của thời tiết và các điều kiện phơi lộ của môi

trường.
Nghiệm thu công tác sơn theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5674:1992)
Sai sót thường gặp và cách xử lí
Lớp mastic bị bụi phấn:
Nguyên nhân: Do bề mặt áp dụng bị quá khô, nước trong hỗn hợp nhão đã bị
hút hết vào bề mặt, do đó quá trình ninh kết (chín) của hỗn hợp không xảy ra
nên lớp mastic biến thành bụi phấn. Có thể khi pha trộn đã dùng lượng nước
quá thấp cộng với việc trộn không đều cũng gây ra hiện tượng trên. Cũng có thể
khi pha trộn xong đã thi công ngay, không chờ cho hoá chất phát huy tác dụng.

Giải pháp: Buộc phải cạo bỏ hết lớp mastic này, làm sạch bụi bám bằng nước
và chổi cỏ, Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, nếu bề mặt khô quá thì nên làm ẩm. Lượng
nước pha trộn cần theo đúng tỉ lệ là nước 1, bột 3 (trong khoảng 16 -18 lít nước
sạch cho một bao 40kg). Trộn cho thật kỹ và chờ ít nhất là từ 7 đến 10 phút cho
hoá chất phát huy tác dụng sau đó quậy lại một lần nữa rồi mới bắt đầu thi công.
2. Lớp mastic bị nứt chân chim:
Nguyên nhân: Do lớp mastic này đã được trát quá dày, vượt độ dày cho phép là
3mm.

Giải pháp: Cạo bỏ hết những chổ nứt chân chim. Nếu bề mặt vùng đó màl õm


sâu quá, thì nên dùng hồ xi măng tô thêm cho tương đối phẳng, rồi trát lớp
mastic mới.
3.

Sơn bị chảy: Sơn võng xuống hay chảy sau khi sơn xong.

Nguyên nhân của việc này là bột tạo màu sơn bị lắng xuống đáy thùng hay tách
biệt khỏi lớp sơn do không khuấy kỹ trước khi sử dụng, sơn để quá lâu hết hạn bảo

quản, sơn bị để dưới nhiệt độ quá cao hay lỗi do pha loãng.
Giải pháp: Tránh để sơn ở khu vực quá nóng trong thời gian dài, lưu trữ theo đúng
như sự yêu cầu của nhà sản xuất, pha loãng với tỷ lệ dung môi phù hợp.
4.

Hiện tượng sơn bị bay màu- bạc màu

Màn sơn bị bạc sau một thời gian chịu nắng và thời tiết. Màu bị bạc thành từng
mảng đồng nhất. Có sự khác nhau giữa những vùng trong bóng râm và những vùng
tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và ánh nắng mặt trời đối với cùng một màu sơn.
Nguyên nhân:
• Dùng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
• Sử dụng sơn có chất lượng bột màu kém.
• Sơn bị pha quá loãng.
• Môi trường khắc nghiệt hoặc ô nhiễm.
Biện pháp phòng ngừa:
• Dùng đúng hệ thống và loại sơn thích hợp, không nên sử dụng các loại sơn trong
nhà cho tường ngoài trời.
• Dùng các loại sơn cao cấp có chứa bột màu bền
• Pha sơn và thi công sơn theo đúng hướng dẫn.
Biện pháp khắc phục:
• Trong trường hợp lớp sơn còn bám dính tốt:
o Xử lý các vết nứt hoặc nguồn gây ẩm ( nếu có).
o Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi, các chất dầu mỡ ( xả nước mạnh, quét,
xả nhám,…)
• Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
o 1 lớp sơn lót gốc dầu ( để tăng độ bám dính)
o 2 lớp sơn hoàn thiện
5. Sơn bong tróc: Bề mặt sơn có hiện tượng bong tróc.
Nguyên nhân là do bị thấm nước, xử lý bề mặt ban đầu quá kém hay sử dụng

không đúng hệ thống sơn.
Giải pháp: Kiểm tra và xử lý hiện tượng thấm nước, che phủ khuyết điểm bề mặt


bằng bột trét tường, chắc chắn là bề mặt luôn khô ráo trước khi sơn, sử dụng dung
dịch chống bị kiềm hóa.
6. Sơn bị giộp: Lớp sơn bị giộp lên do những bị thấm nước từ bên trong tường ra
bề ngoài bề mặt.
Giải pháp: Loại bỏ lớp sơn hư trên bề mặt, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại
bằng sơn phù hợp
7. Tường bị nấm mốc:
Nấm mốc tăng trưởng khi bề mặt dơ bẩn và ẩm thấp. Trong một vài trường hợp, sử
dụng không đúng dung dịch diệt nấm mốc và rong rêu có thể đem lại kết quả xấu
hơn
Rêu mọc xanh hoặc màu sẫm trên bề mặt tường tại các kẽ nứt, chỗ phồng rộp, chỗ
bị ẩm.
Nguyên nhân:
• Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc
chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
• Chất lượng sơn kém (tính năng chống rêu mốc không hiệu quả)
• Sử dụng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
• Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm cũng gây ra sự cố rêu mốc.
• Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng (màng sơn khô tiêu chuẩn là 30-40
micron/lớp)
Biện pháp phòng ngừa:
• Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28
ngày sau khi tô hồ)
• Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)
• Sử dụng sơn có khả năng chống rêu mốc, vi sinh tốt.
• Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ nước pha, thời gian giữa các lớp sơn,

điều kiện thời tiết …)
Biện pháp khắc phục:
• Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu
cầu (4-6 tuần).
• Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)
• Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để xử lý lớp rêu mốc trên tường. Làm
vệ sinh bề mặt sạch sẽ.
• Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
o 1 lớp sơn lót gốc dầu ( để tăng độ bám dính)


o 2 lớp sơn hoàn thiện
Để đạt kết quả tối ưu, nên sơn thêm một lớp sơn lót
8. Hiện tượng sơn có độ che phủ/che lấp kém
Toàn bộ bề mặt không được che lấp tốt bởi lớp sơn phủ, có thể nhìn thấy được lớp
sơn nền.
Nguyên nhân:
• Dùng loại sơn hoàn thiện có độ che lấp kém
• Pha sơn quá loãng
• Thi công sơn không đều, không đủ số lớp yêu cầu
• Bề mặt không được chuẩn bị kỹ, bị chai cứng, không bám sơn.
Biện pháp phòng ngừa:
• Dùng sơn chất lượng cao, có độ che lấp tốt.
• Không pha sơn quá loãng
• Sơn đúng qui trình sơn và hệ thống sơn.
Biện pháp khắc phục:
• Làm sạch bề mặt, sơn lại 1 hoặc 2 lớp sơn phủ có độ che phủ cao.
• Sử dụng đúng sơn lót đối với lớp sơn phủ có màu đặc biệt, có độ phủ kém.
9. Hiện tượng sơn bị lệch màu – khác màu
Trên tường có các vùng màu sắc khác nhau thành từng mảng có ranh giới rõ rệt, ở

những chỗ dặm vá.
Nguyên nhân:
• Dùng sơn không đúng loại sơn ban đầu để dặm vá
• Sơn chưa đủ lớp nên màu sắc khác nhau
• Thời gian sơn lại cách nhau quá lâu sẽ gây khác màu.
• Lỗi khi thi công:
o Sơn cách nửa, hoặc chỗ giáp mí lăn không đều.
o Pha nước không đều nên màu khác nhau.
o Dụng cụ thi công khác nhau
• Mảng tường có sơn lót và không có sơn lót sẽ có màu khác nhau (rất thường gặp
khi dặm vá).
• Các loại sơn có độ bóng cao khi sơn lên tường không phẳng sẽ thấy khác màu do
độ bóng không đều.
Biện pháp phòng ngừa:
• Kiểm tra màu sơn, loại sơn trước khi dặm vá ( bôi thử lên tường cũ, chờ khô xem
có đúng màu hay không)
• Thi công:
o Pha sơn với tỷ lệ đều nhau. Dùng cùng 1 dụng cụ khi thi công trên 1 mảng
tường


o Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách
nhau quá lâu.
• Khi bắt buộc dặm vá, cần sơn nguyên cả mảng tường.
• Sơn cùng 1 hệ thống cho cùng 1 mảng tường.
• Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh
dặm vá khi thi công sơn bóng.
Biện pháp khắc phục:
• Sơn lại 1 hoặc 2 lượt trên cả mảng tường bị khác màu
• Nếu màu chỉ khác nhau ở một khu vực nhỏ khi dặm vá thì có thể thử một vài tỷ lệ

pha nước khác nhau cho tiệp màu rồi tán rộng qua phần tường cũ để xóa vết khác
màu.
• Chú ý làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Dùng sơn lót A954-15054 để tăng độ bám dính
trong trường hợp sơn đã lâu, bề mặt chai cứng khó bám sơn.
10. Hiện tượng sơn bị phấn hóa
Trên màng sơn có lớp bột mỏng, điều này dễ dàng nhận ra khi dùng tay chà lên
màng sơn
Nguyên nhân:
• Hệ sơn trong nhà đem sử dụng ngoài trời
• Không dùng loại nhựa acrylic thích hợp
• Màng sơn bị lão hóa theo thời gian
Biện pháp phòng ngừa:
• Không dùng sơn trong nhà thay cho sơn ngoài trời
• Dùng sơn có nhựa phù hợp có chất lượng cao
• Không pha sơn quá loãng
Biện pháp khắc phục:
• Nếu không quá nghiêm trọng, có thể lau hay rửa sạch lớp bột.
• Nếu cần sơn lại thì phải cạo sạch lớp sơn cũ và thi công hệ sơn mới.
11. Hiện tượng nứt màng sơn
Bề mặt sơn bị nứt nẻ
Nguyên nhân:
• Sử dụng loại sơn chất lượng thấp có hàm lượng bột độn nhiều, chất keo tạo màng
ít.
• Sơn quá nhiều lớp sơn, sơn quá dày
• Xử lý bề mặt chưa tốt
Biện pháp phòng ngừa:
• Xử lý bề mặt tốt
• Sơn vừa đủ độ dày
• Dùng sơn chất lượng cao



Biện pháp khắc phục:
• Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị nứt
• Sơn lại bằng loại sơn tốt, độ dày phù hợp
12. Hiện tượng nhăn màng sơn
• Màng sơn bị nhăn hay co rúm lại
• Bên trong màng sơn bị nhăn, sơn thường chưa khô và mềm.
Nguyên nhân:
• Sơn quá dày hoặc thi công trong môi trường quá nóng, lớp sơn bên dưới chưa
khô hoàn toàn
• Dùng con lăn không thích hợp
Biện pháp phòng ngừa:
• Sơn đúng độ dày, dùng dụng cụ thích hợp
• Dùng đúng loại dung môi.
• Không thi công trong điều kiện quá nóng.
Biện pháp khắc phục:
• Cạo sạch vùng sơn bị nhăn, xả nhám bề mặt và làm sạch.
• Sơn lại đầy đủ hệ sơn
Chú ý: Sau khi sơn nhà xong, bạn phải nghĩ ngay đến việc bảo quản chúng để ngôi
nhà của bạn giữ được màu sắc lâu. Do móng nhà làm ở nơi tiếp xúc với mạch nước
ngầm hoặc khối gạch xây không đặc chắc, nước bị hút ngược lên, làm ẩm tường và
bong lớp sơn. Cũng có thể tường bị rạn nứt, nước mưa ngấm vào làm cho sơn bị
mốc. Để khắc phục hiện tượng này, bạn nên áp dụng cách sau:
Khi làm nhà, đổ một lớp bê tông cốt thép hoặc ít nhất một lớp vữa mác cao (tỷ lệ
khoảng 1 xi măng + 2 cát theo trọng lượng), dày 3-4 cm, suốt dọc theo móng, sát
với nền đất thì có thể ngăn cản nước hút lên tường.
Nếu nhà đã xây rồi thì bạn có thể khắc phục theo cách sau: cạo bỏ lớp sơn cũ đã
mốc, sửa lại các chỗ bị rạn nứt mà nước mưa có khả năng ngấm vào bằng hồ xi
măng với độ dẻo (độ loãng) thích hợp, sau đó lăn sơn mới, dùng loại chống mốc.
Không nên quét vôi lên lớp sơn cũ vì vôi không bám tốt vào sơn và chính vôi cũng

bị mốc. Cũng không nên quét vôi rồi lại lăn sơn lên trên.



×