Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

quy trình sản xuất lốp xe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


BÁO CÁO TIỂU LUsẬN
QUY TRÌNH SẢN XUẤT LỐP XE


2
Mục lục
I.Lời mở đầu............................................................................................................3
II. Lịch sử hình thành và phát triển lốp xe trên thế giới......................................4
III. Cấu tạo & phân loại lốp xe ôtô.........................................................................4
IV. Nguyên liệu và quy trình sản xuất....................................................................7
4.1. Nguyên liệu...................................................................................................7
4.1.1 Cao su thiên nhiên..................................................................................7
4.1.2 Cao su tổng hợp......................................................................................8
4.1.3 Chất lưu hóa: lưu huỳnh với hợp chất lưu huỳnh...............................9
4.1.4 Chất xúc tiến...........................................................................................9
4.1.5 Chất chống tự lưu Scurax....................................................................10
4.1.6 Chất trợ xúc tiến...................................................................................10
4.1.7 Chất phòng lão.....................................................................................10
4.1.8 Chất độn................................................................................................10
4.1.9 Chất làm mềm và chất hóa dẻo...........................................................11
4.1.10 Vải mành.............................................................................................11
4.1.11 Thép sử dụng trong lốp xe..................................................................11
4.2 Quy trình sản xuất lốp xe............................................................................13
4.2.1 Trộn nguyên liệu...................................................................................14
4.2.2.1 Cán tráng tạo lớp vải mành..............................................................15
4.2.2.2 Cán tráng tạo lớp bố thép.................................................................16


4.2.3 Tạo lớp cao su mặt ngoài lốp, hông lốp và lớp lót trong....................19
4.2.4 Ghép tạo hình lốp.................................................................................20
4.2.5 Lưu hóa.................................................................................................21
4.2.6 Kiểm ta chất lượng sản phẩm..............................................................22


3

I.LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với lượng xe cộ tăng nhanh vào những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI
thì vấn đề được đặt ra đối với các nhà chế tạo là phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp
sản xuất lốp xe để đáp ứng yêu cầu thị trường. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu
vào, cải thiện các quy trình công nghệ sẵn có đồng thời nghiên cứu và tìm ra giải pháp
để lốp xe đạt những yêu cầu tốt nhất về mặt kĩ thuật. Các nguồn nguyên liệu từ cao su
tổng hợp cho tới cao su thiên nhiên được nghiên cứu rất kĩ lưỡng và sau này xu hướng
chung của thế giới là tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường giảm thiểu tối đa
những tác động tới môi trường. Vì vậy đã có xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu sử
dụng nguồn nguyên liệu từ giảm dần cao su tổng hợp và tăng dần sử dụng cao su thiên
nhiên vào trong sản xuất lốp xe, tuy nhiên cao su tổng hợp vẫn chiếm phần lớn (52%)
so với cao su thiên nhiên (48%). Nhưng dù sao đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng
cho ngành công nghiệp chế tạo lốp xe vì ít phải lệ thuộc nhiều vào lượng cao su tổng
hợp vì dầu mỏ đang dần cạn kiệt.


4

II.Lịch sử hình thành và phát triển lốp xe trên thế giới.
Lịch sử của ngành công nghiệp lốp xe bắt đầu vào năm 1843 với việc thành lập
Công ty cao su Hoa Kỳ, còn được biết đến là U.S Royal.
Một nhà phát minh người Mỹ tên là Charles Goodyear đã tạo ra quá trình lưu hóa

(cao su) năm 1839, một phương pháp làm tăng độ bền của cao su. Công thức của
Goodyear đã trở thành cơ sở của sản xuất săm lốp cao su lưu hoá và vẫn còn được sử
dụng đến ngày nay. Sau sự phát triển của hình thức lưu hóa, nhu cầu đối với các sản
phẩm cao su trở nên ngày một lớn hơn. Một người Scotland tên là Robert William
Thomson đã phát minh ra bánh xe khí nén hay không khí đầy đầu tiên vào năm 1845
để sử dụng trên xe ngựa kéo. Tuy nhiên, thiết kế của Thomson gặp nhiều vấn đề chức
năng và thiết kế.
Một người Scotland khác, John Boyd Dunlop được công nhận là cha đẻ của lốp xe
hiện đại. Năm 1887, Dunlop phát minh ra lốp xe đầu tiên của loại hình này cho chiếc
xe ba bánh của con trai mình. Ông nhận được bằng sáng chế cho phát minh này vào
năm 1888. Đặc điểm của chiếc lốp này là có một ống phun nước bằng da thuộc như
một cái săm sau này và mặt lăn bằng cao su. Ngay sau đó, ống cao su bên trong đã
được phát minh. Dunlop đã hợp tác với một người đàn ông tên là William Harvey du
Cros để sản xuất hàng loạt và sau đó thành lập Công ty Cao su Dunlop.
Năm 1946, ngành công nghiệp lốp xe đã có một bước đột phá khi Michelin, một
công ty Pháp, phát triển loại lốp radial (lốp xe có bố tỏa tròn – sử dụng cho xe chạy ở
tốc độ cao), chính là loại lốp radial mà chúng ta vẫn sử dụng hiện nay, nó giúp ổn định
hơn. Michelin đã không bán loại lốp này ở thị trường Mỹ cho đến những năm 1960,
nhưng những năm cuối của thập niên 1900 Michelin đã trở thành một trong những nhà
sản xuất lốp ô tô lớn nhất thế giới.
Cấu trúc, phân loại & chức năng của lốp xe ô tô
III.Cấu tạo & phân loại lốp xe ôtô
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc kiểm tra lốp (hư hỏng bên ngoài,


5

chiều sâu hoa lốp và tình trạng mòn của lốp), điều chỉnh áp suất và chuyển động quay
của lốp xe.


1. Hoa lốp
Lớp bên ngoài của lốp dùng để bảo vệ lớp sợi bố và chống mòn cũng như rách.
2. Dây tăng cường (Lớp ngăn cứng)
Những dây tăng cường được bố trí dọc theo chu vi giữa lớp hoa lốp và lớp sợi bố.
3. Lớp sợi bố (bố chéo)
Tạo nên kết cấu lớp cho lốp tạo thành lốp
4. Lớp lót trong
Một lớp cao su tương tự như sam, nó được gắn vào vách trong của lốp.
5. Dây mép lốp
Giữ chặt lốp vào vành.


6

A Lốp bố tròn
So với lốp bố chéo, sự biến dạng trên bề mặt ngoài của nó nhỏ hơn. Do đó, nó có tính
năng bám và quay vòng tốt hơn. Do nó có độ cững vững cao, nó dễ truyền chấn động
từ mặt đường hơn và kết quả là tính êm dịu chuyển động bị kém đi một chút
B Lốp bố chéo
So với lốp bố tròn, loại này êm hơn, nhưng tính năng quay vòng của nó bị ảnh hưởng
một chút
Các loại lốp và đặc điểm

A: Lốp có săm
Lốp có chứa săm được bơm căng bằng không khí.
B: Lốp không săm
Có một lớp cao su đặc biệt được gọi là lớp lót trong thay cho săm.
C: Lốp Profile thấp
Profile là hình dáng nhìn từ phía bên cạnh của lốp, lốp có profile thấp có mặt cắt
ngang thấp với hệ số chiều sao tối đa là 60%*.

Mặt bên của lốp thấp, và sự biến dạng bề mặt của lốp khi quay vòng nhỏ, nên lực
quay vòng được cải thiện đáng kể.
*: Hệ số chiều cao = H/W x 100%


7

D: Lốp có thể chạy khi bị xì hơi
Mặt bên của lốp loại này có cao su tăng cường, nên thậm chí nếu xe có lắp lốp loại
này bị thủng khi lái xe và không còn áp suất không khí bên trong, nó vẫn có thể chạy
được khoảng 100 km với tốc độ tối đa 60 km/h.
E: Lốp dự phòng loại gọn (Lốp loại T)
Một lốp dự phòng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, như khi lốp bình thường
không thể sử dụng do bị thủng..
Nó có áp suất cao và hẹp hơn
1: Săm
2: Van
3: Lớp lót trong
4: Vách tăng cường
IV. Nguyên liệu và quy trình sản xuất:
4.1. Nguyên liệu:
Nguyên liệu tạo hỗn hợp cao su:
4.1.1 Cao su thiên nhiên
 Lý tính:

Phân tích mẫu cao su thiên nhiên
Chỉ số
Độ ẩm
Chất trích ly bằng aceton
Protein

Tro
Cao su

Trung bình (%)
0.5
2.5
2.5
0.3
94.2

Giới hạn (%)
0.3-0.1
1.5-4.5
2.0-3.0
0.2-0.6

Khối lượng riêng của cao su khô là 0.914. Cao su thiên nhiên tan trong các họ béo,
họ thơm, ít tan trong các dung môi cho ra oxy như aceton.


8

 Hóa tính:

Cấu trúc phân tử của cao su thiên nhiên là polystyren có trọng lượng phân tử đến
20.000 ở dạng cis 1,4.

Dạng isoprene cis 1,4 chiếm 100% trong phân tử cao su của giống Heva
Brasinliensis. Chính nhờ cấu trúc đều đặn này làm cho chất này kết tinh khi bị kéo
căng dẫn đến kết quả lực kéo đứt cao su sống cao ảnh hưởng tốt đến quy trình cán

luyện cũng như tính năng của sản phẩm khi chưa có chất độn.
Mỗi đơn vị C5H8 của dãy phân tử có một nối đôi (chưa bão hòa) làm cho cao su có
thể lưu hóa dễ dàng với hệ thống lưu huỳnh. Tuy nhiên, mặc khác điều này cũng làm
cho cao su thiên nhiên dễ bị oxy hóa. Ozon tác kích dễ dàng đến tình trạng lão hóa
(đứt mạch) do đó khả năng chịu nhiệt của cao su kém. Cao su thiên nhiên dễ bị phân
hủy ở nhiệt độ 1920C.
4.1.2 Cao su tổng hợp
Cao su butyl là chất lỏng đồng trùng hợp gồm một lượng nhỏ cao su isoprene
(khoảng 1-3%) và iso butylene dung xúc tác là AlCl3 hòa tan trong clorua methyl.

Độ tinh khiết của isobutylene rất quan trọng để có được cao su butyl phân tử lượng
cao. Hàm lượng n-butence phải dưới 0.5% và độ tinh khiết phải trên 95%. Phân tử
lượng của cao su butyl từ 40.000-80.000, tỉ trọng là 0.91.


9

Tính năng: cao su butyl có tính không lão hóa rất thấp nếu tính theo phân tử lượng
thì tính lão hóa là 1/5000 (cao su thiên nhiên 1/68).
Do tính chất này nên cao su butyl có những tính chất đặc biệt sau:
• Tính thấm rất nhỏ: độ kín khí của cao su butyl tốt hơn 8 lần của cao su thiên
nhiên.
• Tính kháng nhiệt lão hóa: cao su butyl lưu hóa với hệ thống lưu huỳnh và chất
xúc tiến thường có khuynh hướng biến mềm nếu thường xuyên tiếp xúc với môi
trường có nhiệt độ 300-4000F.
• Tính kháng ozon và kháng thời tiết.
• Tính kháng hóa chất và kháng ẩm.
• Khó gia công.
4.1.3 Chất lưu hóa: lưu huỳnh với hợp chất lưu huỳnh
Các chất lưu hóa được thêm vào nguyên liệu cao su nhằm tạo mạng lưới không gian

ba chiều giữa các phân tử cao su làm cho cao su nguyên liệu sau lưu hóa có thể sử
dụng ở một thang nhiệt độ rất rộng. Ở đây chủ yếu sử dụng hệ thống lưu huỳnh để lưu
hóa cao su.
4.1.4 Chất xúc tiến
Để đẩy nhanh quá trình lưu hóa người ta thêm vào hỗn hợp cao su các chất hóa học
được gọi là chất xúc tiến. Việc sử dụng các chất xúc tiến cho phép giảm lượng chất lưu
hóa, hạ thấp nhiệt độ rút ngắn quá trình lưu hóa, đồng thời cải thiện nhiều tính chất cơ
lý của sản phẩm lưu hóa.
Một số chất xúc tiến được sử dụng:
Thiuram: là chất xúc tiến hoạt động nhất được mệnh danh là siêu xúc tiến.
Captax, altax, sulfenamit BT, sulfenamit S, sulfenamit M là những chất xúc tiến
hoạt động nhưng kém hơn thiuram.
Xúc tiến DBG: là loại xúc tiến trung bình có tính kiềm.
Chất tăng hoạt có thể dùng một mình không cần chất xúc tiến.


10

Chất trợ xúc tiến: cần ZnO, không cần dùng acid stearic, tuy nhiên nên thêm một
lượng nhỏ (dưới 3%) để đạt hiệu quả cao.
Chất độn PbO, Ca(OH)2, MgO tăng hoạt mạnh và có khả năng dẫn đến tự lưu.
4.1.5 Chất chống tự lưu Scurax
Dạng bột, tinh chế trắng mịn, khối lượng riêng 1.4, điểm chảy trên 125 0C, không tan
trong nước, hơi tan trong xăng, tan thường trong benzen, rất tan trong rượu, aceton và
chlorofom. Ngoài ra để làm chậm lưu hóa sớm các hỗn hợp cao su. Đặc biệt từ cao su
thiên nhiên trong lúc hỗn luyện và chế tạo bán thành phẩm, người ta đưa vào hỗn hợp
anhydricphtaleic hoặc N-nitrozoldiphenylamin hay nguyên liệu chất khác hàm lượng
dùng 0.2-0.7 phần trọng lượng trên 100 phần cao su. Đó là nguyên liệu làm chậm lưu
hóa.
4.1.6 Chất trợ xúc tiến

Chất trợ xúc tiến tạo với các chất xúc tiến thành những phức chất, và các phức này
có nhiệm vụ hoạt hóa lưu huỳnh làm tăng tốc độ lưu hóa và cải thiện được tính năng
của sản phẩm.
4.1.7 Chất phòng lão
Trong thời gian tồn trữ cũng như chế biến, một số loại cao su bi hủy hoại hay biến
chất một phần do ánh sáng, nhiệt độ và một số kim loại có hại nhưng quan trọng nhất
là sau khi lưu hóa, sản phẩm chịu tác động mãnh liệt của các tác nhân trong thời gian
sử dụng nhất là đối với các loại cao su có dây phân tử chưa bão hòa. Sự lão hóa cao su
được thể hiện dưới nhiều hình thức rất khác nhau: biến màu, xuất hiện các vết nứt,
biến cứng, chảy nhão.
4.1.8 Chất độn
Thường chất độn chiếm một tỉ lệ khá lớn trong cao su. Trong các sản phẩm thường
dùng chất độn chiếm từ 30-70% so với trọng lượng cao su nguyên chất. Ngoài các sản
phẩm nhúng từ mủ latex, trọng lượng chất độn không vượt quá 10%, ít khi các sản


11

phẩm từ cao su khô được sử dụng không có chất độn trong sản phẩm. tùy thuộc vào
bản chất, các chất độn có thể thâm gia vào từng hỗn hợp cao su để mang lại các tính
chất sau:
Cải thiện tính năng của sản phẩm: tăng độ cứng, tăng tính kháng mòn, kháng dầu,
kháng nhiệt, giảm tính co rút của sản phẩm sau lưu hóa, tăng khả năng truyền nhiệt,
giải nhiệt nội sinh.
Cải thiện quy trình chế tạo sản phẩm: dễ đúc khuôn, dễ cán tráng, ép đùn,…làm cho
ngoại hình của sản phẩm đẹp.
Hạ giá thành sản phẩm.
Một số chất độn thường sử dụng: than đen, MPC, HAF, SRF, kaolin,…
4.1.9 Chất làm mềm và chất hóa dẻo
Các chất trợ thao tác đóng một vai trò quan trọng trong quà trình công nghệ chế tạo

sản phẩm. Các chất chuyển đổi tính chất của cao su nhằm cho các mục đích đặc biệt
mà bản chất cao su không có được, ví dụ màu sắc, chất tạo bọt, chất mài, các chất
chống cháy,…
4.1.10 Vải mành
Vải mành là một trong những phần chủ yếu để tạo thành lốp, được dùng để chế tạo
thân lốp. Vải mành là những sợi polyamid, polyester,…Hiện nay sử dụng phổ biến
nhất là sợi polyamid, tiêu biểu là nilon 6,6.
Cấu tạo chủ yếu của vải mành là những sợi dọc, có những sợi ngang rất nhỏ và thưa
để nối định vị sợi dọc. trong lốp tầng vải mành được đặt chéo nhau một góc nào đó
nhằm tạo lốp đàn tính và tính mềm nhất định.
Do điều kiện làm việc của vải mành trong lốp bị biến hình nhiều lần và chịu nhiệt
độ cao nên yêu cầu của vải mành là độ thô của sợi mành nhỏ, có cường độ chịu mỏi
cao, đàn tính lớn, biến hình vĩnh cửu nhỏ, tính chịu nhiệt độ cao.


12

4.1.11 Thép sử dụng trong lốp xe
Có khoảng 2.5 pounds thép được sử dụng trong lốp xe bao gồm cả dây tanh và thép
sợi làm lốp.
Dưới đây là một ví dụ về thép cacbon có cường độ cao, có độ bền kéo 2750MN/m 2
và một số thành phần.

Cacbon
Manganese
Silicon
photphorus
Sulfur
Copper
Chromium

Nikel

STEEL BELTS BEAT WIRE
0.67-0.73%
0.6% min
0.40-0.70%
0.40-0.70%
0.15-0.03%
0.15-0.03%
0.03% max
0.04% max
0.03% max
0.04% max
Trace
Trace
Trace
Trace
Trace
Trace
66%
Copper 98%

Brass

COATING
34% Zinc

2% Tin

Một số ví dụ về thành phần trong đơn pha chế sản xuất lốp xe:

Lốp xe vận tải hành khách
Cao su tự nhiên
Cao su tổng hợp
Cacbon đen
Thép
Vải, chất độn,…
Trung bình trọng lượng

14%
27%
28%
14-15%
16-17%
New 25lbs, scrap 20 lbs

Lốp xe tải
Cao su tự nhiên
Cao su tổng hợp
Cacbon đen
Thép
Vải, chất độn,…

27%
14%
28%
14-15%
16-17%


13


Trung bình trọng lượng

New 120lbs, scrap 100 lbs

4.2 Quy trình sản xuất lốp xe

Sơ đồ quy trình sản xuất lốp xe


14

Quy trình sản xuất gồm các giai đoạn
4.2.1 Trộn nguyên liệu
4.2.2 Cán tráng tạo lớp vải mành-lớp bố thép và tanh
4.2.3 Tạo lốp cao su mặt lốp-lớp lót trong
4.2.4 Ghép tạo hình lốp
4.2.5 Lưu hóa-lốp xe
4.2.6 kiểm tra chất lượng sản phẩm
Cao su thiên nhiên: qua giai đoạn sơ luyện, để cắt đứt các mạch nối ngang trong quá
trình lưu trữ.
4.2.1 Trộn nguyên liệu
Cao su: qua máy cắt, cắt cao su thành miếng. Cao su nhập về dạng khối lớn cần
được cắt nhỏ.
Trộn-xuất tấm: gồm 2 giai đoạn
 Trộn cao su trong máy trộn kín
Cao su được trộn với các thành phần: phụ gia, chất chống oxy hóa, chất chống
phòng lão, than đen, độn,…trộn trong máy trộn kín. Máy trộn kín có tên là Banbury.
 Xuất tấm: máy trộn hở
Sau khi trộn trong máy Banbury khối cao su nguyên liệu sau trộn được xuất ra dưới

dạng khối nên cần phải qua máy cán 2 trục (máy trộn hở) để xuất tấm, đồng thời trộn
lưu huỳnh, chất xúc tiến vào. Lưu huỳnh được cho vào sau, không cho vào máy trộn
kín một lần vì nhiệt độ trong máy trộn kín cao có thể làm lưu hóa khối cao su nguyên
liệu vì vậy để tránh lưu hóa người ta trộn trong máy trộn hở và xuất nguyên liệu dưới
dạng tấm cho công đoạn tiếp theo.


15

Chú ý trộn trên máy hai trục cần mở nước giải nhiệt cho khối cao su, tránh nhiệt độ
tăng cao làm lưu hóa.
4.2.2.1 Cán tráng tạo lớp vải mành: gồm 2 bước, sợi được dệt tấm và sau đó các tấm
sợi được cán tráng với cao su.
Sợi: nilon6, polyamid, polyester,…các sợi rời ban đầu được đưa qua thiết bị dệt sợi
để tạo thành dạng tấm.
Tấm vải sợi sẽ được cán tráng với cao su làm cho vải kết dính và cách ly vật liệu sợi
với nhau để tránh ma sát giữa chúng khi có qua trình xê dịch trong quá trình hoạt
động. Quá trình cán tráng này được thực hiện bằng một dây chuyền cán tráng. Dây
chuyền cán tráng thường sử dụng máy cán 4 trục kết hợp với các thiết bị như thiết bị
sấy, làm nguội, giá đỡ vải, giá cuộn, các trục lăn. Dây chuyền cán tráng được mô tả
như hình bên dưới:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


Giá cuộn, đỡ vải, nối vải với dây chuyền
Thiết bị dự trữ
Thiết bị sấy
Máy cán tráng
Thiết bị làm nguội
Thiết bị dự trữ
Giá cuộn vải
Hoạt động của dây chuyền


16

Vải sau khi được dệt tấm, vải được nối đầu với băng vải trong dây chuyền, qua giá
đỡ vải qua các con lăn để làm căng. Sau đó đưa qua bộ phận trữ vải (2) bộ phận này có
tác dụng đảm bảo cho dây chuyền hoạt động liên tục khi nối đầu vải với nhau. Vải
được dẫn qua thiết bị sấy (3), có tác dụng bốc hơi ẩm và đốt nóng bề mặt vải giúp bám
dính với cao su tốt hơn. (4) vải qua máy cán tráng 4 trục, được cán tráng với cao su.
(5) sau đó qua thiết bị làm nguội, tiếp theo qua bộ phận trữ vải (6) làm căng vải sau đó
được cuộn rồi chuyển qua máy cắt tâm để đưa vào thiết bị ghép tạo lốp.

4.2.2.2 Cán tráng tạo lớp bố thép: cũng tương tự như cán tráng vải mành. Nhưng cái
khác biệt ở đây đó là các sợi thép không phải dệt thành tấm như tấm vải mành mà các
sợi thép nằm cách biệt nhau, song song nhau, vì vậy bộ phận ghép sợi thép nằm trong
dây chuyền cán tráng tạo lớp bố thép. Cấu tạo dây chuyền:


17

1.

2.
3.
4.
5.
6.

Buồng bện dây
Giá đỡ các cuộn thép (sợi)
Giá cố định sợi
Ghép tấm
Máy cán tráng
Giá cuộn

Hoạt động: các cuộn thép sợi lắp trên giá đỡ (2), qua giá cố định của sợi (3), trên giá
cố định này có các rãnh nhỏ tại đó sợi thép được giữ cho cố định theo chiều vuông góc
với đường đi để khi vào bộ phận ghép sợi các sợi thép không bị lệch. Sợi thép qua bộ
phận ghép sợi (4), các sợi thép được ghép thành dạng tấm gồm các sợi xếp song song
nhau, không chồng chéo lên nhau. Tấm thép sợi qua máy cán tráng (4) trục (5) để
tráng với cao su và ta được tấm thép bố. Tấm bố thép được cuộn ở giá cuộn (6) rồi sau
đó chuyển qua máy cắt tấm, tấm cắt theo tiêu chuẩn xác định trước.

Tạo dây thép thành vòng tanh
Cuộn thép sợi trước khi vào sử dụng sản xuất sẽ được làm sạch bẩn, đưa qua bể
nhúng NaOH loãng để làm sạch lớp oxit rỉ trên bề mặt. Sau khi làm sạch bẩn, rỉ, dầu
mỡ,…thì thép mới đưa vào sản xuất.


18

Quá trình tạo vòng tanh: các sợi thép được kéo căng, nắn thẳng lại nhờ các trụ con

lăn sau đó qua máy ép ép sợi thép thành tấm và đến thiết bị để bọc cao su xung quanh,
thiết bị này là một máy đùn trục vít với đầu được tạo hình chữ T đặt vuông góc với
hướng đi của dây thép, dây thép đi qua một khe hình tròn của thiết bị tạo khe, máy đùn
đùn cao su để bọc dây thép.

4.2.3 Tạo lớp cao su mặt ngoài lốp, hông lốp và lớp lót trong
Các lớp này được gia công với cùng thiết bị giống nhau chỉ khác nhau về thành
phần cao su pha trộn và một số thành phần khác do tính chất của ác lớp khác nhau.
Cấu tạo: máy đùn trục vít, thiết bị làm lạnh, máy cắt tấm.
Nguyên liệu nhập liệu là cao su được trộn 2 giai đoạn ở trên, ở dạng tấm dài.
Hoạt động:


19

Gia nhiệt máy một khoảng thời gian trước khi cho nhập liệu vào. Cao su khi cho
vào máy đùn lập tức được gia nhiệt và chuyển sang trạng thái chảy mềm, cao su được
đùn vào khuôn tạo bán thành phẩm. Bán thành phẩm sau đó được đưa qua thiết bị làm
nguội, giải nhiệt bằng nước. Sau đó qua máy cắt được chỉnh theo tiêu chuẩn đã xác
định, cắt tạo lớp vỏ ngoài và lớp hông.


20

4.2.4 Ghép tạo hình lốp

Các phần cấu thành lốp xe (lớp lót, hông, lớp bố thép, tanh, lớp vải mành, lớp mặt
ngoài) được đưa đến máy ghép thành hình lốp xe. Các phần cấu thành này sẽ lần lượt
được cuộn trên một bộ phận hình trụ tròn, bộ phận này có tác dụng làm khuôn đỡ để
cuộn lần lượt các lớp của bánh xe thành dạng hình trống có nhiều lớp (các lớp theo thứ

tự như cấu tạo của lốp xe). Bắt đầu là lớp lót =>lớp bố thép=>quấn các vòng lót đè lên
bố thép để gia cố cho lớp trong chắc chắn hơn=>lắp tanh hai bên=>lớp hông. Đến đây
trống sẽ được ép lại thành dạng lốp xe (hình bên dưới)=>lốp xe vừa được ép lại này
được cuộn tiếp lớp đai (là các lớp vải mảnh tăng cường độ cứng cho lớp, số lượng lớp
tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật hay loại lốp xe)=>lớp mặt ngoài của lớp. Kết thúc quá
trình tạo hình chuyển đến nồi lưu hóa.


21

Trình tự các bước cuộn ghép để tạo hình lốp xe.

1.
2.
3.
4.

1.
2.

Cuộn các lớp theo hình dạng trống:
Lớp lót
Lớp bố thép
Lớp tanh
Lớp hông hai bên
Trống được ép lại thành hình lốp xe
Lớp đai: là các lớp vải mành
Lớp cao su mặt ngoài của lốp

Hoàn thành qua trình tạo hình lốp chuyển sang giai đoạn lưu hóa

4.2.5 Lưu hóa
Sau quá trình lưu hóa này sẽ cho sản phẩm cuối cùng:

qua trình lưu hóa tạo

mối nối ngang, tạo mạng không gian, nhiệt độ và thời gian lưu được cài đặt trước tùy
thuộc vào loại lốp xe. Hình vân, rãnh trên mặt lốp xe được hình thành trong quá trình
lưu hóa nhờ khuôn bên trong hình dạng mặt lốp xe khác nhau với khuôn khác.

Lốp xe vừa được ép lại này được cuộn tiếp lớp đai (là các lớp vải mành tăng cường
độ cứng cho lốp, số lượng lớp tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật hay loại lốp xe)=>lớp
mặt ngoài của lớp. kết thúc quá trình tạo hình, lốp được chuyển đến nồi lưu hóa.


22

4.2.6 Kiểm ta chất lượng sản phẩm
Kết thúc quá trình lưu hóa sản phẩm sẽ được chuyển qua các công đoạn kiểm tra
chất lượng sản phẩm và đóng gói. Kiểm tra khuyết tật bằng tia X, kiểm trac các thông
số về độ thăng bằng khi chạy, độ mài mòn,…
Hoàn tất quá trình sản xuất.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×