MỤC LỤC
1
Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa kinh doanh là một bộ môn, nghành nghiên cứu khá mới mẻ ở nước ta. Do đó
sự hiểu biết nhìn nhận vai trò của văn hóa đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp vẫn không được biết đến và đánh giá cao. Ngay từ xa xưa, ông cha ta hay có
câu “ Phú quý sinh lễ nghĩa”, hay có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của một nền kinh tế phát
triển, điều đó liệu có đúng ? và liệu văn hóa có vai trò tác động gì tới hoạt động sản xuất
kinh doanh hay không ?. Đó là những nội dung chính được trình bày trong bài tiểu luận này.
Với những hiểu biết của các thành viên trong nhóm, cũng như sự hướng dẫn giảng dạy
của thầy….trên lớp. Nhóm 6 với nhiệm vụ được giao: “Phân tích mối quan hệ giữa văn
hóa kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Sẽ đi sâu và phân
tích với các nội dung:
- Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa.
- Chương 2. Tác động của văn hóa kinh doanh tới hiệu quả sản xuất.
- Chương 3. Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam và giải pháp.
- Kết luận.
Vì đề tài có nội dung rất rộng và khá khó, kiến thức còn hạn hẹp, vì vậy bài tiểu luận sẽ
được trình bày với những nội dung là đơn giản và cơ bản nhất. Bài làm cũng sẽ còn nhiều
thiếu xót cũng như những chỗ chưa đúng, phân tích chưa được rõ ràng, chúng em rất mong
được những ý kiến đóng góp kịp thời của thầy hướng dẫn để hoàn thành đề tài một cách tốt
nhất.
Chúng em xin trân thành cám ơn!
2
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
CHƯƠNG 1. THẾ NÀO LÀ KINH DOANH CÓ VĂN HÓA
1.1. Định nghĩa văn hóa, kinh doanh và văn hóa kinh doanh
Kinh doanh là tất cả các hoạt động với mục đích tạo ra giá trị hoặc lợi ích cho doanh
nghiệp, lợi ích này thì không hoàn toàn đồng nhất với lợi nhuận, chẳng hạn, với những
doanh nghiệp dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước, cũng là kinh doanh, nhưng có những
ngành đặc thù với lợi nhuận luôn âm, nghĩa là kinh doanh "lỗ muôn đời" nhưng họ vẫn kinh
doanh, và ở đây là làm thế nào để khoản lỗ là nhỏ nhất, như vậy đã là đem đến lợi ích.
Văn hóa là tất cả các giá trị mà con người tạo ra được tích lũy lại cả về vật chất và tinh
thần lưu truyền từ đời này sang đời khác qua các hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Văn hoá kinh doanh (business culture) là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động
kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng hoá
(một thương phẩm / một dịch vụ) cụ thể trong toàn cảnh mọi mối quan hệ văn hoá - xã hội
khác nhau của nó. Đó là hai mặt mâu thuẫn (văn hoá: giá trị > < kinh doanh: lợi nhuận)
nhưng thống nhất: giá trị văn hoá thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm,
trong thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong phong cách
giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng
ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên
quan của nó... nhằm tạo ra những chất lượng - hiệu quả kinh doanh nhất định.
1.2. Các yếu tố thể hiện kinh doanh có văn hóa
1.2.1. Tuân thủ Đúng theo pháp luật
Tuân thủ “đúng” theo pháp luật là yếu tố đầu tiên thể hiện việc kinh doanh có văn hóa.
Pháp luật có vai trò điều chỉnh hoạt động kinh doanh, buộc người kinh doanh phải trung
thực và hợp tác khi giao kết hợp đồng, người quản lý công ty phải thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích công ty và cổ đông của công ty.
Pháp luật cũng yêu cầu người sử dụng lao động phải đối xử công bằng và không phân biệt
giữa những người lao động trong doanh nghiệp... Việc tuân thủ pháp luật là yếu tố tạo nên
3
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
uy tín lâu dài của doanh nghiệp trên thương trường, bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại và
phát triển ổn định.
Ví dụ: Ngày 22/12/2011, Báo Nhà báo và Công luận có đăng bài “Ngang nhiên thách
thức pháp luật” phản ánh về việc siêu thị điện máy Việt Long đang làm ăn yên ổn bỗng lâm
vào cảnh bất an, bị đào hố, đắp tường ngăn lối vào, bị cắt điện, uy hiếp tinh thần...,
Theo hồ sơ mà Báo Nhà báo và Công luận có được, sau khi bán 75% cổ phần tòa nhà
thương mại số 8, Quang Trung, Hà Đông cho Công ty Sơn Hà (nhưng chưa hoàn tất việc
chuyển đổi tư cách pháp nhân) nên Công ty CPĐT&KD TM Vinaconex đã liên tục có công
văn gửi công ty điện máy Việt Long đòi công ty này bàn giao mặt bằng (nơi siêu thị điện
máy đang hoạt động). Do trái với hợp đồng thuê mặt bằng đã ký trước đó nên Công ty điện
máy Việt Long kiên quyết phản đối. Theo đơn kêu cứu và tố cáo của phía Việt Long, Công
ty Vinaconex-Sơn Hà có chủ đích “đánh bật” Việt Long ra khỏi tòa nhà thương mại số 8
Quang Trung, quận Hà Đông nên đã làm đủ các thủ đoạn, việc làm vi phạm pháp luật như
cắt điện, đào hố, đắp tường bịt lối vào, uy hiếp tinh thần Việt Long.
Trong kinh doanh, việc tranh chấp, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi nhưng đều phải
tuân thủ pháp luật cũng như đạo đức kinh doanh, không nên làm những việc làm “trái tai, gai
mắt” gây bức xúc dư luận, tạo phản cảm. Đã sai thì nên sửa.
1.2.2. Đảm bảo đủ về số lượng
Không chỉ đảm bảo đủ chất lượng, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo đủ số lượng trong
kinh doanh. Số lượng ở đây có thể hiểu là số lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã
cam kết sản xuất/ triển khai. Việc đảm bảo đủ số lượng sản phẩm/ dịch vụ thể hiện sự có
trách nhiệm, tuân thủ đạo đức và cách ứng xử trong kinh doanh và sự tôn trọng của doanh
nghiệp đối với khách hàng, đối tác, xã hội, Đồng thời tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp
trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt hiện nay. Một số biểu hiện của việc kinh
doanh đảm bảo đủ số lượng như:
- Giao hàng đúng – đủ – kịp thời số lượng đã kí kết trong hợp đồng với đối tác.
- Cung cấp hàng hóa dịch vụ tới người tiêu dùng theo đúng những gì doanh nghiệp đã
cam kết.
Ví dụ: Mới đây, thông tin phản ánh từ người tiêu dùng cũng như ghi nhận thực tế tại
siêu thị BigC cho thấy tình trạng quầy kệ của các ngành hàng thực phẩm chế biến như mì ăn
liền, phở, gia vị nước chấm đến các loại trà, nước xả vải… tạm thời hết hàng, sắp hết hàng.
4
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
Bà Dương Thị Huỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại Big C, cho biết hiện nay tại Big C không
có tình trạng thiếu hàng bất thường. Siêu thị đang kinh doanh khoảng 50.000 mặt hàng. Việc
tại một thời điểm nào đó có thiếu một số mặt hàng trong một thời gian ngắn là bình thường
trong kinh doanh siêu thị.
Mặc dù lần này nhà bán lẻ Big C không nêu nguyên nhân để trống quầy kệ vì nhà cung
cấp tăng giá nhưng chuyên gia bán lẻ nhìn nhận điều này sẽ gây khó khăn cho người tiêu
dùng. Bởi người tiêu dùng đã quen sử dụng sản phẩm của thương hiệu một thương hiệu, nếu
sử dụng sản phẩm tương tự cũng sẽ không thoải mái. Ngoài ra ,trong trường hợp này còn có
lý do nhạy cảm là do đàm phán về giá, về chiết khấu… giữa hai bên chưa được thỏa mãn.
Siêu thị sẽ ngưng nhập hàng, đến khi nhà cung cấp không chịu được sẽ rút hàng khỏi quầy
và siêu thị sẽ có nhãn hàng riêng thay thế.
1.2.3. đảm bảo đủ về chất lượng
Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh, và việc
phấn đấu nâng cao chất lượng trong kinh doanh bao giờ cũng được xem là mục tiêu quan
trọng nhất của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm nghĩa là tăng tính năng sử dụng, tuổi thọ, độ an toàn
của sản phẩm, giảm mức gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được nguồn tài nguyên, tăng giá
trị sử dụng trên một sản phẩm đầu ra. Nhờ đó tăng khả năng tích luỹ cho tái sản xuất, hiện
đại hoá công nghệ, máy móc thiết bị, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nâng cao chất
lượng sản phẩm còn đồng nghĩa với tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu người tiêu
dùng đồng thời giảm chi phí đi một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình đổi mới, cải
tiến hoạt động, tối thiểu hoá lãng phí, phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa vì vậy mà lợi
nhuận được tăng cao. Nếu như sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp không đạt đến các tiêu
chuẩn đã đề ra hoặc chất lượng của nó không làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì sản
phẩm/ dịch vụ đó sẽ không thể tồn tại trên thị trường.
Nhờ có chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao mà uy tín của doanh nghiệp được nâng lên,
không những giữ được những khách hàng quen thuộc mà còn thu hút được những khách
hàng tiềm năng mới. Kết quả là thị phần doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, tạo cơ sở
lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tình trạng phân bón làm bằng bột gạch, đá, đất sét, bột cao lanh rồi gắn nhãn
mác nhập khẩu; sản xuất một nơi, xuất hóa đơn bán một nẻo; dùng thử thì tốt, dùng đại trà
thì kém… đang gây thiệt hại lớn cho nông dân và cả nền kinh tế.
5
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thị trường hiện có 6 mô hình sản xuất, kinh doanh,
tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác. Đó là các cơ sở nhỏ lẻ trong nước sản
xuất phân bón có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chỉ có 2,99%, rồi nhái nhãn mác của các công
ty có thương hiệu lớn, ghi hàm lượng dinh dưỡng 53%; lấy phân urê bột pha vào nước và lừa
bán cho nông dân là phân bón nước đậm đặc; sản xuất phân bón toàn bột gạch, bột đá, đất
sét, bột cao lanh rồi gắn nhãn mác phân bón nhập khẩu; phân bón sản xuất một nơi, xuất hóa
đơn bán một nẻo (sản xuất ở TP Cần Thơ nhưng xuất hóa đơn ở tỉnh Vĩnh Long); tổ chức hội
thảo mời nông dân đến tuyên truyền về phân bón đặc hiệu, mua dùng thử thì tốt nhưng mua
đại trà thì cây trồng chết; bán phân bón bằng hình thức tín chấp thông qua hội nông dân, đưa
phân giả, kém chất lượng núp bóng tổ chức phân phối hợp pháp.
1.2.4. Quảng cáo, marketing đúng sự thật
a. Khái niệm quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin
về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp
giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương
tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận
thông tin.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người
tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết
phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Trong các loại hình truyền thông marketing như khuyến mại (sales promotion), quan hệ
công chúng (public relations), bán hàng cá nhân (personal selling), tiếp thị trực tiếp (direct
marketing), tổ chức sự kiện (events), truyền thông tại điểm bán hàng (POS), truyền thông
điện tử(e-communication) … quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing hữu hiệu
nhất.
b. Khái niệm về marketing
“Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của tổ
chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều
khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới các khách hàng
hoặc người tiêu thụ”(Theo E.J McCarthy).
c. Vấn đề quảng cáo , marketing đúng sự thật
6
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
Như những mẩu quảng cáo chúng ta hay xem hàng ngày từ nhỏ tới lớn như trên TV
chúng ta có thể thấy rằng có một số quảng cáo của các sản phẩm hay những câu nói trong
mẩu quảng cáo đó đã trở thành thương hiệu lớn và tạo nên tiếng vang cho các dòng sản
phẩm khác nhau . VD: “Prudential, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” ,”Viettel, hãy
nói theo cách của bạn”, “SaiGon Beer, có thể bạn không cao nhưng người khác cũng phải
ngước nhìn”, …. Chúng ta có thể thấy rằng quảng cáo là một phương thức rất hữu hiệu để
đưa hình ảnh của sản phẩm đến người tiêu dùng. Nếu như quảng cáo tốt kết hợp với chiến
lược marketing hợp lí và thông minh sẽ tạo nên một hiệu ứng rất tốt và góp phần giúp cho
việc lưu thông hàng hóa trở nên thuận tiện, hiệu quả, từ đó sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận cho
công ty, tổ chức.Có một thực trạng xảy ra trong quảng cáo và marketing đó là vấn đề chất
lượng và công năng của sản phẩm thường được phóng đại hơn so với những gì khách hàng
cảm nhận về sản phẩm qua quá trình sử dụng trong thực tế, tất nhiên đó là một chiến lược
cực kì quan trọng trong marketing vì thông qua việc nâng cao hình ảnh, phóng đại sự vật sẽ
giúp cho sản phẩm có ấn tượng mạnh hơn trong mắt người tiêu dùng, không thể có chuyện
khách hàng uống một chai C2 mà ngay sau đó mở mắt ra đã thấy mình đứng trước một bờ
biển, nhưng thông qua đó chúng ta ngầm hiểu được thông điệp của đoạn quảng cáo đó là tác
dụng giải khát tức thời của C2 giúp người uống sảng khoái,.... Tuy nhiên có một số những
đoạn quảng cáo hay là những chiến lượn marketing mà nó đi quá giới hạn của việc cường
điệu hay phóng đại đó chính là marketing và quảng cáo sai sự thật, một sản phẩm thuốc có
thể công dụng của chúng là để chữa một căn bệnh nhất định nào đó những nếu quảng cáo
thổi phồng nó lên như một loại tiên dược chữa bách bệnh thì chắc chắn đó là một quảng cáo
sai sự thật vì hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh được như vậy,... Và nếu
như khách hàng tìm đến sản phẩm của chúng ta nhằm một mục đích sử dụng nào đó thông
qua quảng cáo nhưng trong quá trình sử dụng thì sản phẩm đó không đáp ứng đúng mục đích
sử dụng của họ thì đương nhiên khách hàng sẽ không cảm thấy hài lòng với sản phẩm, ở
mức độ nhẹ sẽ là tìm đến sản phẩm khác, công ty mất khách hàng tiêu dùng, ở mức độ khác
thì họ sẽ có thành kiến với sản phẩm, ở một mức độ nặng hơn đó là tẩy chay, lên án vì hành
vi marketing, quảng cáo sai sự thật.
d. Một vài ví dụ thực tế:
VD1:Vào tháng 11/2012, nhà sản xuất 7Up đã phải hầu tòa vì quảng cáo sai sự thật,
gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về lợi ích sức khỏe của sản phẩm. Trên các chai 7Up đều
khẳng định sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa chiết xuất từ thiên nhiên như quả mâm
xôi, quả anh đào, lựu và nam việt quất, nhưng theo kết quả của các nghiên cứu của CPSI
(Trung tâm Khoa học và Quyền lợi Công cộng Mỹ), chúng đều chỉ làm từ Vitamin E bổ
7
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
sung. Trong khi đó, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm không cho phép các hãng bố sung
vitamin vào đồ ăn vặt và các loại đồ uống có ga.
Soda không phải một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì vậy, các sản phẩm không
nên được quảng cáo trên thị trường là chứa chất chống oxy hóa hay bất kỳ chất dinh dưỡng
nào khác. Giám đốc pháp lý của CSPI cho biết trong một thông cáo báo chí. “Trách nhiệm
của Dr Pepper Snapple Group là phải xem xét vấn đề một cách cẩn thận, hợp tác với cơ quan
chức năng nhằm tránh các cuộc kiện tụng sau này và đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng”.
Vì thế, đến tận giờ này Dr. Pepper Snapple Group – nhà sản xuất nước giải khát 7Up –
mới cam kết sẽ không cho vitamine E vào đồ uống, đồng thời ngừng các tuyên bố cho rằng
sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa như một sự tham gia cam kết sản xuất sản phẩm “tươi
khỏe” của hãng. Bên cạnh đó, công ty cũng đồng ý trả cho (CPSI) số tiền 5.000 USD và
237.500 USD phí luật sư. Đây chắc là điều không thể không làm trước xu hướng gia tăng lo
ngại của người tiêu dùng về đồ uống có ga không có lợi cho sức khỏe.
VD2: Một đơn cđể người tiêu dùng có thể nhìn rõ hơn về sự thật trong một số mẫu
quảng cáo là quảng cáo “hạt nêm Chinsu không bọt ngọt”, mà thực chất là siêu bột ngọt. Với
ý đồ đánh vào tâm lý sợ bột ngọt gây đau đầu ở người tiêu dùng, Masan đã tung ra quảng
cáo “hạt nêm không bọt ngọt” để cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, ngay sau khi tung ra
quảng cáo không lâu, mẫu hạt nêm không bột ngọt này của Masan đã được đưa đi kiểm
nghiệm tại Trung Tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở KHCN TPHCM. Phiếu kiểm
nghiệm cho thấy: bột nêm không bột ngọt Chin-su có hàm lượng 1,21% monosodium
glumate (còn gọi là bột ngọt).
Nhưng không chỉ riêng gì hạt nêm Chin-su, một nghiên cứu của Viện Vệ sinh y tế
cộng đồng (TP HCM) cũng đã từng đưa ra các kết quả xét nghiệm mẫu hạt nêm Knorr,
Maggi cũng chứa siêu bọt ngọt. Và thực chất, trong các loại hạt nêm này, thành phần không
hoàn toàn kết tinh từ nước hầm xương, thịt như các lời quảng cáo: “100% từ nước hầm
xương”, “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, “tốt hơn cho sức khỏe”… mà có chứa rất nhiều bột
ngọt.
Ở Việt Nam ta hiện nay thì vẫn chưa thực sự siết mạnh việc kiểm tra đánh giá nội dung
của các chiến lược marketing hay quảng cáo, dẫn đến bên cạnh những chiến lược tốt còn có
những trường hợp quảng cáo sai sự thật, dẫn đến việc bất an trong tâm lí người mua hàng,
8
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
trong tương lai nên có những bộ luật cũng như điều khoản để siết chặt cũng như kiểm soát
tốt nội dung quảng cáo và marketing tại Việt Nam.
1.2.5. Đảm bảo cung cấp đầy đủ về thông tin, dịch vụ chăm sóc và tư vấn khách hàng.
Chăm sóc khách hàng, dịch vụ sống còn của doanh nghiệp. Quan niệm về dịch vụ
khách hàng của mỗi doanh nghiệp là không giống nhau, và sẽ phản ánh mối quan hệ của một
doanh nghiệp với khách hàng. Nếu chỉ nghĩ dịch vụ khách hàng đơn thuần là việc cung cấp
những gì khách hàng yêu cầu, chắc chắn chủ doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn
trong việc làm hài lòng những khách hàng khó tính.
Tuy nhiên, nếu có cách hiểu rộng hơn về ý nghĩa của dịch vụ khách hàng, là việc tạo
cho khách hàng sự hài lòng, đáp ứng những nhu cầu khó nắm bắt hơn, đồng thời xây dựng
một “dịch vụ khách hàng” ngay trong nội bộ công ty thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ có ưu
thế hơn đối thủ của mình trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng. Khi khách hàng
tiếp xúc và làm việc với các nhân viên trong doanh nghiệp, thực chất họ đang có những đánh
giá nhất định hay đang cho điểm chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, thể hiện qua 6 điểm
cơ bản sau:
- Sự thân thiện của nhân viên
- Thấu hiểu, cảm thông và luôn lắng nghe nhu cầu của khách hàng
- Nhận được sự đối xử công bằng
- Được đặt ở vị trí trung tâm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Được cung cấp thông tin về sản phẩm, chính sách, thủ tục,…
- Có được nhiều chọn lựa về sản phẩm hay các hình thức phục vụ.
Khách hàng luôn có những yêu cầu cao, và ngoài những tiêu chuẩn cơ bản nói trên, dĩ
nhiên vẫn còn rất nhiều tiêu chuẩn khác nữa tuỳ lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và đôi
khi nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi tuỳ theo sở thích của từng cá nhân hay thậm chí
thay đổi theo thời gian.
Để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp phải biết được khách hàng
của mình là ai. Thông thường, doanh nghiệp chỉ giới hạn khái niệm “khách hàng” là những
người làm ăn bên ngoài với công ty. Thực tế, mỗi một nhân viên làm việc trong một công ty
đều có “khách hàng” riêng, không phân biệt đó là người tiêu dùng sản phẩm và đem lại lợi
9
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
nhuận cho doanh nghiệp, hay chỉ đơn giản là một đồng nghiệp của nhân viên đó tại nơi làm
việc. Như vậy, khách hàng bao gồm khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ của công ty.
Khách hàng bên ngoài - Đây là những người thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp,
bằng nhiều hình thức: gặp gỡ trực tiếp, giao dịch qua điện thoại hay giao dịch trực tuyến.
Đây chính là cách hiểu truyền thống về khách hàng, không có những khách hàng như thế
này, doanh nghiệp cũng không thể tồn tại.
Bên cạnh những khách hàng này, còn có những khách hàng nội bộ: nhân viên chính là
“khách hàng” của doanh nghiệp, và các nhân viên cũng chính là khách hàng của nhau. Về
phía doanh nghiệp, họ phải đáp ứng được nhu cầu của nhân viên, có những chính sách nhằm
phát huy lòng trung thành của nhân viên. Bên cạnh đó, giữa các nhân viên cũng cần có sự
quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
Bằng cách mở rộng khái niệm về khách hàng cũng như dịch vụ khách hàng, doanh
nghiệp sẽ có thể tạo ra một dịch vụ hoàn hảo hơn bởi chỉ khi nào doanh nghiệp có sự quan
tâm tới nhân viên, xây dựng được lòng trung thành của nhân , viênđồng thời, các nhân viên
trong doanh nghiệp có khả năng làm việc với nhau, quan tâm đáp ứng nhu cầu và làm hài
lòng đồng nghiệp, thì họ mới có đ ược tinh thần làm việc tốt nhất, mới có thể phục vụ các
khách hàng bên ngoài của công ty một cách hiệu quả, thống nhất.
VD1: Ấn tượng với cách chăm sóc khách hàng đẳng cấp của MobiFone.
Mời khách hàng nghe hòa nhạc, tặng hoa cho thuê bao nữ nhân ngày 8/3, mời khách
nghỉ dưỡng ở khách sạn, resort cao cấp với giá chỉ 500.000/ đêm nghỉ. MobiFone là mạng di
động đang đứng đầu về chăm sóc khách hàng đẳng cấp so với các mạng di động hiện nay.
Nếu tính trên doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao hiện nay, MobiFone đang là mạng
có chỉ số cao nhất trên thị trường di động. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế,
MobiFone là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam và hầu hết các đại gia tại Việt Nam đều là
những người sử dụng điện thoại di động đầu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh đó, phần lớn những
doanh nhân thành đạt danh tiếng là người phía Nam mà đây lại là thị trường trọng điểm của
MobiFone nên việc khách hàng của MobiFone chiếm ưu thế trong doanh thu bình quân trên
mỗi thuê bao là điều dễ hiểu. Thông thường những đối tượng khách hàng lâu năm có cước
phí cao cũng sẽ đòi hỏi nhà mạng phải phục vụ mình tốt hơn. Vì vậy, những thuê bao này
10
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
luôn được MobiFone chăm sóc với nhiều chương trình ấn tượng để họ gắn bó với mạng di
động này.
Thực tế thì không chỉ có MobiFone, các mạng di động khác cũng tung ra nhiều chương
trình chăm sóc khách hàng tốt, đặc biệt là khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, trong nhiều năm
qua, những chương trình chăm sóc khách hàng của MobiFone thường gây ấn tượng bởi đẳng
cấp và sự khác biệt.
Hàng năm MobiFone cũng dành tặng chương trình hòa nhạc sang trọng mang tên
“MobiFone Concert” cho khách hàng MobiGold. Tâm điểm của chương trình là phần trình
diễn của dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới và các nghê nghệ sỹ tài năng của Việt Nam.
Cùng với các chương trình chăm sóc khách trên, MobiFone cũng là mạng di động đi
đầu trong việc chăm sóc khách hàng nữ với nhiều chương trình hấp dẫn. Năm 2012,
MobiFone đã tặng phiếu mua hàng trị giá 2 triệu đồng cho tất cả những khách hàng nữ là
Hội viên hạng Kim cương để sử dụng để mua các sản phẩm thời trang cao cấp của những
thương hiệu nổi thế giới như McQueen, Antonio Berardi, Antonio Marra, Chlo, Loew, Marc
Jacobs, Givenchy, Yves Saint Laurent…, hiện đang được phân phối tại Việt Nam bởi Tập
đoàn Global Link.
Ngay từ năm 2008, MobiFone triển khai mở rộng chương trình này thông qua việc hợp
tác với đối tác đầu tiên là Hãng hàng không quốc gia Việt nam – Vietnam Airlines.Theo nội
dung hợp tác, Hội viên Kim cương của MobiFone sẽ được hưởng các ưu đãi hiện Vietnam
Airlines đang áp dụng cho Hội viên Titan của hãng hàng không này. Theo đó, các Hội viên
được ưu tiên đặt chỗ, làm thủ tục check – in tại quầy và thêm tiêu chuẩn hành lý miễn cước
mặc dù họ đi hạng ghế phổ thông, hành lý ký gửi được gắn thẻ ưu tiên và ưu tiên chất lên
sau cùng và dỡ xuống đầu tiên. Những Hội viên này cũng được vào phòng chờ hạng thương
gia ở cả tuyến bay quốc tế về trong nước tại sấn bây Tân Sơn Nhất.
Mới đây, MobiFone thông báo triển khai chương trình khuyến mại hè dành cho khách
hàng là hội viên hạng Kim Cương, Vàng và Titan của chương trình “Kết Nối Dài Lâu”. Theo
đó khách hàng là hội viên hạng Kim Cương, Vàng, Titan sẽ nhận được hưởng mức giá ưu
đãi đặc biệt 1.000.000đ/phòng/đêm nghỉ tại gần 20 khu nghỉ dưỡng, resort và du thuyền sang
trọng hàng đầu tại Việt Nam trong mùa hè này. Nếu hội viên thanh toán bằng thẻ Visa do
TienPhong Bank phát hành, hội viên sẽ được hưởng mức giá 500.000đ/phòng/đêm nghỉ.
Phần ưu đãi 500.000 đồng/phòng/đêm nghỉ sẽ do TienPhong Bank hoàn trả vào tài khoản
ngân hàng của Hội viên trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm thanh toán.
11
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
Một điểm khá thú vị là không phải thời điểm thị trường di động cạnh tranh MobiFone
mới tập trung chăm sóc khách hàng. Ngay trong những năm đầu tiên cung cấp dịch vụ, dù
vẫn ở giai đoạn độc quyền, MobiFone đã thành lập phòng chăm sóc khách hàng với mục
đích ban đầu là giải tỏa các thắc mắc của khách hàng, đồng thời giúp MobiFone phục vụ
khách hàng tốt hơn. Vào thời điểm đó, MobiFone là một trong số rất ít các công ty tại Việt
Nam có phòng mang tên chăm sóc khách hàng. Giải thích về việc thành lập phòng chăm sóc
khách hàng từ thời kỳ còn độc quyền, đại diện của MobiFone cho biết, MobiFone thành lập
phòng chăm sóc khách hàng với định hướng sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động theo các
tiêu chuẩn quốc tế. Còn theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, yếu tố "Tây"
(Comvik) trong MobiFone là một nhân tố quan trọng giúp mạng di động này có văn hóa
phục vụ khách hàng với tiêu chuẩn cao ngay từ những ngày đầu tiên. Đây là điểm làm
MobiFone khá khác biệt so với các mạng di động lớn còn lại.
Ví dụ trên cho thấy nếu sản phẩm tốt, kết hợp với dịch vụ chăm sóc khách hàng chu
đáo, nhiệt tình, đánh được vào tâm lí và nhu cầu của người mua hàng thì không những doanh
nghiệp , tổ chức đó bán được hàng, thu về lợi nhuận mà họ sẽ phát triển thêm được một
nguồn khách hàng trung thành lớn, tạo ra niềm tin ,uy tín từ xã hội, nâng cao chất lượng, giá
trị của thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức của họ
Đối với khách hàng, vấn đề được đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ về dịch vụ chăm
sóc khách hàng là một vấn đề mà bất cứ người mua hàng nào cũng đều quan tâm đặc biệt
đến. Ngày hôm nay khi họ đã quyết đinh bỏ 1 số tiền ra để mua 1 chiếc điện thoại, laptop
hay xe máy, ô tô,... thì ngoài việc đựoc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, khuyến
mại, giảm giá, … thì yếu tố người tiêu dùng quan tâm nhất đó là dịch vụ chăm sóc khách
hàng ra sao, ai giúp đỡ họ khi cần tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, khi sản phẩm có vấn
đề thì bộ phận nào sẽ là nơi giải quyết,... nếu như chúng ta đảm bảo đủ việc cung cấp thông
tin cho khách hàng thì họ sẽ có 1 niềm tin rất lớn vào doanh nghiệp, tin tưởng rằng doanh
nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt nhất để cho họ được sử dụng sản phẩm thì họ quyết định mua sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đó là điều tất yếu, điều đó cũng góp phần tạo nên sự thúc
đẩy về doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, tổ chức.
VD2: Hành vi ứng xử của bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty TNHH Thiên
Ngọc Minh Uy.
Như chúng ta đã biết, công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy là một công ty kinh doanh
sản phẩm hàng tiêu dùng tiêu biểu như : nồi cơm điện, máy lọc nước, áo ngực,.. phương
thức kinh doanh họ áp dụng đối với doanh nghiệp là hình thức kinh doanh đa cấp, chưa bàn
12
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
đến việc họ có thực sự kinh doanh đa cấp một cách chân chính hay không nhưng những dư
luận về việc hành xử của bộ phận tư vấn cũng như chăm sóc khách hàng của công ty Thiên
Ngọc Minh Uy đáng để chúng ta xem xét.
Qua các nguồn thông tin trên mạng chúng ta có thể thấy những phản ánh không tốt về
cách làm của công ty Thiên Ngọc Minh Uy, họ có một số biểu hiện tiêu cực như bắt ép
khách hàng đến công ty phải mua hàng, cầm cố chứng minh thư nhân dân, vay nóng để lấy
tiền mua hàng ,... đó là những biểu hiện không thể chấp nhận của một doanh nghiệp làm ăn
chân chính. Tháng 9-2013 vừa qua đã có 1 vụ việc liên quan đến Thiên Ngọc Minh Uy và
gây ra sự phẫn nộ rất lớn từ phía dư luận đó là vụ việc các nhân viên của công ty TNMU gây
khó dễ cho khách hàng khi họ đến để rút lại tiền mua hàng và có biểu hiện xô xát, đánh
nhau. Trong các điều khoản của công ty đã ghi rõ khách hàng có quyền trả lại hàng và yêu
cầu rút lại tiền trong một thời gian xác định, nhưng khi khách hàng đến rút lại tiền thì nhân
viên công ty không những không thực hiện mảng chăm sóc khách hàng như giải quyết các
thắc mắc, hỗ trợ kĩ thuật cho khách hàng mà họ chỉ chăm chăm vào việc cố gắng thuyết phục
khách hàng nhận hàng mà nhất quyết không trả lại tiền cho khách hàng, sau khi thuyết phục
bằng lời lẽ với khách hàng không được họ đã chuyển qua việc gây áp lực, dọa dẫm và có
những hành động gây gổ với khách hàng, đây là một biểu hiện cực kì tiêu cực và không thể
chấp nhận được ở những doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà dịch vụ chăm sóc khách hàng
chính là một lợi thế mà doanh nghiệp nào nắm bắt được thì họ sẽ phát triển. Ở đây công ty
TNMU đã làm sai 2 việc đó là thứ nhất họ không đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho
khách hàng về quyền lợi của khách hàng sau khi mua sản phẩm mà chỉ chú trọng vào việc
bán được hàng, thứ hai đó là sau khi khách hàng mua hàng nhưng sau đó không có nhu càu
sử dụng và trả lại hàng hóa trong thời gian cho phép theo điều khoản của công ty thì dịch vụ
chăm sóc khách hàng của công ty không những không đáp ứng yêu câu của khách hàng mà
trái lại còn gây khó dễ và có những biểu hiện làm trái với pháp luật gây ảnh hưởng đến thể
chất và tinh thần của khách hàng, điều đó đã gây nên sự phẫn nộ rất lớn từ phía dư luận,
khách hàng và có thể trong thời gian sắp tới công ty TNMU sẽ phải đối mặt với những hình
phạt thích đáng của pháp luật.
Bất kể ai làm kinh tế chúng ta đều biết bên cạnh chất lượng sản phẩm, cơ sở hạ tầng,
thương hiệu,... thì dịch vụ khách hàng là một trong những công cụ hữu hiệu để tạo nên ưu
thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp. Có những công ty vừa và nhỏ, tuy tên tuổi, cơ sở, điều
kiện không thể so sánh được với các thương hiệu lớn
13
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
khác nhưng bằng cách khéo léo xây dựng cho mình một dịch vụ chăm sóc khách hàng
tốt họ đã tạo nên một lượng khách hàng tiềm năng và trung thành gắn bó với công ty, sử
dụng sản phẩm, điều đó tạo ra cho các công ty đó nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định, tạo nên
lợi nhuận cho công ty, số lượng khách hàng trung thành ngày càng tăng. Rõ ràng không thể
phủ nhận vai trò của bộ phận chăm sóc khách hàng trong chiến lược xây dựng và phát triển
của mỗi doanh nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt là dịch vụ xây dựng dựa trên tiêu
chí đáp ứng tất cả nhu cầu, thắc mắc, khó khăn của khách hàng trong vấn đề sử dụng sản
phẩm , từ đó tạo nên sự hiểu biết, hài lòng, an tâm của khách hàng đối với hàng hóa. Và một
điều cực kì quan trọng trong chăm sóc khách hàng đó chính là việc đảm bảo cung cấp đầy đủ
thông tin về các loại hình dịch vụ cho khách hàng trong qua trình họ sử dụng hàng hóa,
thông tin tốt, khách hàng nắm bắt được, họ sẽ hài lòng, yên tâm sử dụng sản phẩm, sự tín
nhiệm đối với công ty được đẩy lên cao, công ty xây dựng được cho mình mạng lưới khách
hàng trung thành ngày càng gia tăng. Thông tin không đầy đủ, mập mờ sẽ dẫn tới việc khách
hàng băn khoăn ,hồ nghi, không thoải mái trong việc sử dụng sản phẩm, dẫn tới việc công ty
không gia tăng được số lượng khách hàng trung thành, từ đó lợi nhuận sẽ giảm. Vì vậy dịch
vụ chăm sóc khách hàng là sống còn đối với mỗi công ty nên việc đảm bảo cung cấp đầy đủ
thông tin cho khách hàng là việc tối quan trọng mà mỗi tổ chức cần phải làm tốt để phát triển
uy tín cũng như thương hiệu sản phẩm của mình.
1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu văn hóa
Đất nước đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công thương nghiệp và
dịch vụ vì vậy ngày càng có nhiều doanh nghiệp củng như các cơ sở kinh doanh từ lớn đến
nhỏ mọc lên nhưng củng từ đó vì lợi ích, lợi nhuận cá nhân mà các cơ quan tổ chức kinh
doanh đó đã dùng nhiều thủ đoạn kinh doanh thiếu văn hóa mà quên đi mất lợi ích của người
tiêu dùng và những hậu quả có thể gây ra từ việc kinh doanh thiếu văn hóa đó.
Những thủ đoạn của các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh thiếu văn hóa đó là lách luật,
trốn thuế vi phạm pháp luật.Sản phẩm của họ sản xuất ra không đám bảo đủ các yêu cầu
chung của xã hội như khối lượng, chất lượng củng như vi phạm vệ sinh an toàn thực
phẩm,sản xuất tràn lan,khí thải giác thải không qua xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường
gây ô nhiễm môi trường … Hay các chính sách quảng cáo, tiếp thị sản phẩm hay marketing
không đúng với sự thật nhằm thu hút nhiều khác hàng sử dụng sản phẩm của họ và một
trong những thủ đoạn kinh doanh thiếu văn hóa mà ngày nay đang bắt gặp nhiều ở các doanh
nghiệp tổ chức kinh doanh ở Việt Nam đó là chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng thiếu
văn hóa điển hình như vừa qua nhân dịp tết trung thu mà một số cửa hàng bán bánh trung
thu tại Bắc Ninh lợi dụng trên địa bàn có rất ít cửa hàng bán bánh mà trong lúc bán hàng
14
Chương 1. Thế nào là kinh doanh có văn hóa
nhân viên của họ chửi mắng khách hàng không thương tiếc và dọa không bán bánh cho
khách hành nào nào đòi hỏi mua từ 3 hộp bánh trở lên. Những hình ảnh của các nhân viên
đó đã được các phóng viên của VTV ghi lại và đưa ra công chúng gây nhiều bức xúc trong
xã hội… Hay vụ việc của công ty sản xuất thuốc trừ sâu Thanh Thái ở huyện Yên Định,
Thanh Hóa trong quá trình sản xuất hàng trục năm nay đã chôn hàng ngàn thùng thuốc trừ
sâu xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường,ô nhiễm nguồn nước, gây ung thư cho nhiều hộ
dân sinh sống trên địa bàn gây nhiều bức xúc trong xã hội … v.v.
Từ những vụ việc trên ta thấy kinh doanh thiếu văn hóa có thể đạt được hiệu quả,lợi
nhuận cao trong thời gian ngắn và làm cho chủ thể của các cở sở kinh doanh giàu lên nhanh
chóng nhưng kiểu kinh doanh này không lâu bền vì đó là kiểu kinh doanh vi phạm pháp
luật,kinh doanh chộp giật và sớm hay muộn sẻ bị pháp luật, xã hội phát hiện và tẩy chay.
Kinh doanh có văn hóa có thể không giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả ngay vì nó
chú trọng đến đầu tư lâu dài, việc giữ chữ tín đối với khách hàng… Nhưng khi đã bước qua
giai đoạn khó khăn ban đầu thì các nguồn đầu tư lâu dài như nhân lực, công nghệ … sẻ phát
huy tác dụng và chủ thể kinh doanh sẻ có những bước phát triển ổn định lâu dài và bền
vững, được xã hội chấp nhận.
15
Chương 2. Tác động của văn hóa kinh doanh tới hiệu quả sản xuất
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TỚI HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT
2.1. Tác động của văn hóa tới kinh doanh
2.1.1. Khi hoạt động kinh doanh có văn hóa
Văn hóa của doanh nghiệp: Nó là chất keo kết dính các thành viên trong doanh nghiệp
lại với nhau. Nó bao gồm giá trị của một tổ chức, những chuẩn mực về hành vi, những chính
sách, quy định của tổ chức đó. Vậy một doanh nghiệp như thế nào là kinh doanh có văn hóa!
Kinh doanh có văn hóa được thể hiện ở các yếu tố:
- Tạo dựng được thương hiệu hình ảnh: Xây dựng được triết lý kinh doanh và thực hiện
điều đó bằng việc kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm xã hội, sản xuất dựa trên nhu cầu
và sức khỏe của người tiêu dùng, đặt chất lượng sản phẩm hàng đầu, tuân thủ đúng luật kinh
doanh và các quy định xã hội
- Nội bộ đoàn kết, đội ngũ có trình độ chất lượng: Một trong những yếu tố quyết định
thành công trong kinh doanh là doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ cán bộ chất lượng, đoàn
kết,biết hỗ trợ lẫn nhau, xây dựng các tổ chức công đoàn, đảng bộ trong doanh nghiệp. Bên
cạnh đó tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao… tăng tính sáng tạo
và đoàn kết của nhân viên
- Tăng uy tín về sản phẩm với các đối tác: Một sản phẩm chất lượng không những tạo
dựng được hình ảnh, thương hiệu trong mắt người tiêu dùng, mà nó còn góp phần xây dựng
uy tín của doanh nghiệp với các đối tác, nhà đầu tư.Một doanh nghiệp uy tín bao gồm: kinh
doanh sản phẩm chất lượng, làm ăn có kỉ luật, luôn đúng hẹn, trung thực trong sản xuất,
không kinh doanh sản phẩm nhái, và đặc biệt trung thành với các đối tác.
- Mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh lành mạnh
- Việc mở rộng số lượng sản phẩm, quy mô sản xuất, cũng như thị trường kinh doanh
đồng nghĩa với việc mở rộng văn hóa doanh nghiệp đó. Lúc này các hoạt động có văn hóa
ảnh hưởng sâu sắc tới hình ảnh, thương hiệu, uy tín mà doanh nghiệp đã xây dựng. Hoạt
động cạnh tranh lành mạnh thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, góp phần tạo nên văn hóa
cạnh tranh, thi đua giữa các cá nhân.
16
Chương 2. Tác động của văn hóa kinh doanh tới hiệu quả sản xuất
- Kinh doanh có trách nhiệm với xã hội
- Kinh doanh có văn hóa không chỉ dựa trên lợi ích của một doanh nghiệp cá thể, mà còn
phải thể hiện trách nhiêm với xã hội, với môi trường xung quanh.
Ví dụ: TH true milk là một doanh nghiệp rất thành công dựa trên triết lí kinh doanh của
mình, để làm được điều đó, doanh nghiệp đã sản xuất dựa trên nhu cầu người tiêu dùng và
chất lượng sản phẩm, cụ thể là sữa sạch, không những dừng lại ở đó, doanh nghiệp còn mở
rộng sản suất, tăng số lượng bò sữa, và trở thành tập đoàn sữa uy tín trong nước. Trái lại điều
đó, Vedan, Một doanh nghiệp cung cấp lượng mì chính lớn cho người tiêu dùng cả nước, để
đạt được số lượng, cũng như lợi ích riêng của mình, họ đã bỏ qua chất lượng sản phẩm,
không những thế còn xả một lượng lớn chất thải ra song thị vải, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe người dân địa phương. Những hoạt động trên của Vedan là kinh doanh
không có văn hóa, gây hậu quả nghiêm trọng tới hình ảnh, thương hiệu cũng như uy tín của
doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và các đối tác …
2.1.2. Khi hoạt động kinh doanh không có văn hóa
a. Định nghĩa
- là hoạt động kinh doanh chỉ toan tính vụ lợi thiển cận, thậm chí mang tính bóc lột,
chỉ nhằm mục đích kinh tế đơn thuần mà bỏ qua vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh
thái, yếu tố văn hoá.
b. Hoạt động kinh doanh không văn hóa và ảnh hưởng tiêu cực của nó
- Ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của công ty: Sản xuất hàng giả, hàng nhái nhãn mác,
hàng kém chất lượng, kém phẩm chất, Nhiều doanh nghiệp trốn lậu thuế, nợ đọng vốn, khai
gian thu nhập để chiếm đoạt thuế VAT ,nấp bóng lợi dụng những nhãn hiệu có uy tín trên thị
trường và tìm cách trà trộn với hàng thật, hàng có chất lượng tốt để tiêu thụ, lừa bịp người
tiêu dùng …sớm hay muộn thì cũng bị người tiêu dùng , các cơ quan có thẩm quyền phát
hiện và xử lý. Như vậy hình ảnh của doanh nghiệp với xã hội gần như là mất hoàn toàn,cái
mà các doanh nghiệp làm ăn có văn hóa phải mất nhiều năm mới có thể xây dựng được.
Doanh nghiệp đó khó có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình tiếp tục bình thường,
ngoài ra còn phải đối mặt với trách nhiệm xã hội , sự truy tố của pháp luật…
17
Chương 2. Tác động của văn hóa kinh doanh tới hiệu quả sản xuất
- Quản trị nhân lực là một trong yếu tố quyết định đến sự thành công của một doanh
nghiệp, 1 doanh nghiệp mà thiếu quan tâm đến đời sống của công nhân viên như nợ lương,
không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...vì lợi nhuận không chú ý tới tính an toàn trong
lao động, sức khoẻ của đời sống nhân dân lao động, để ngày càng nhiều người mắc các căn
bệnh độc hại dẫn tới:
+ Trong nội bộ doanh nghiệp :Mất niềm tin của cán bộ công nhân viên, người lao
động trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tinh thần cũng như thái độ làm việc và hệ quả tất
yếu là năng suất làm việc rất thấpảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
+ Ngoài doanh nghiệp: Khó có thể tuyển dụng được các nhân viên có trình độ và kỹ
thuật cao về đầu quân , với chính sách đãi ngộ như vậy doanh nghiệp đó khó có thể có một
lực lượng người lao động có chuyên môn và kỹ thuật cao mà yếu tố đó lại là yếu tố quyết
định , tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau về mặt lâu dài doanh nghiệp đó khó
có cơ hội phát triển
- Mất niềm tin nơi người tiêu dùng và các đối tá : Một sản phẩm kém chất lượng không
chỉ mất hình ảnh, thương hiệu với trong mắt người tiêu dùng mà còn mất cả niềm tin của đối
tác , các nhà đầu tư sự mở rộng và phát triển của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Ví dụ:
Ngày 15/9, anh Nguyễn Hoàng Hưng cùng một số người bạn là admin của diễn đàn đã
đồng ý đi cùng anh Đạt đến trụ sở Công ty Thiên Ngọc Minh Uy chi nhánh Định Công yêu
cầu huỷ hợp đồng.
Khi nhóm sinh viên đến nơi đề đạt yêu cầu với nhân viên công ty đa cấp thì bị từ chối
thằng thừng và cười nhạo. Nhất quyết đòi tiền, Đạt, Hưng và một số người bạn tập trung
đứng tại khu vực cầu thang dẫn lên hội trường. Nhiều khách hàng của Công ty Thiên Ngọc
Minh Uy đến nơi thấy thắc mắc hỏi chuyện. Nghe nhóm bạn giãi bày, một số người lập
tức bỏ về.
Thấy việc làm ăn bị cản trở, nhóm nhân viên công ty "nóng mắt" xua đuổi và đe doạ
nhưng nhóm sinh viên kiên quyết chỉ ra về khi đòi được tiền.
Anh Đạt cho biết: “Khoảng 10h, một người xưng là trưởng phòng công ty đa cấp đã
nhổ bã kẹo cao su về phía chúng tôi rồi hô “Chúng mày không ưa nhẹ thì ưa nặng”. Ngay
18
Chương 2. Tác động của văn hóa kinh doanh tới hiệu quả sản xuất
sau đó, hàng chục người mặc áo vest lao vào đánh chúng tôi. Chúng tôi bị chia ra để hành
hung. Tôi bị túm tóc giật xuống, đấm vào mặt. May mắn là tôi vùng vẫy chạy thoát. Anh
Hưng thì bị đánh đến chảy máu đầu". Hành vi của các nhân viên trong Thiên Ngọc Minh Uy
là vô văn hóa,vi phạm pháp luật , sự việc sau khi được đưa clip lên mạng đã lan tràn nhanh
chóng và gây phẫn nộ trong dư luận,xã hội. Hình ảnh công ty đã bị xấu đi trong mắt xã hội,
người tiêu dùng, đối tác làm ăn… và dự trong tương lai thì công ty khó có thể kinh doanh và
phát triển .
2.2. Tác động của hiệu quả sản xuất kinh doanh tới văn hóa kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển các mặt
cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu
tác động do hiệu quả kinh doanh tạo ra... có hai hướng cơ bản:
- Nếu hiệu quả kinh doanh tốt, kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận thì
doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư cải thiện môi trường làm việc về vật chất lẫn
tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, đảm bảo đáp ứng được nhu
cầu cần thiết cho mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. từ đó tạo cho họ động lực phấn đấu cũng
như ý thức của người lao động với doanh nghiệp cũng được nâng cao, góp phần tạo nên môi
trường văn hóa kinh doanh trong bản than doanh nghiệp đó.
- Hiệu quả kinh doanh tốt, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển
cho doanh nghiệp thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, kinh doanh đúng pháp luật, có văn hóa, đóng góp chung vào sự phát triển
chung của kinh tế thị trường cũng như tạo ra một môi trường văn hóa kinh doanh doanh tốt
hơn cho xã hội.
- Nếu hiệu quả kinh doanh không tốt, doanh nghiệp không đủ nguồn lực để đảm bảo nhu
cầu về vật chất ,tinh thần cho người lao động của doanh nghiệp thì tất yếu sẽ xảy ra nhiều
hành vi tiêu cực, làm ảnh hưởng tới môi trường văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Hiệu quả kinh doanh không tốt của doanh nghiệp, sẽ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp
vì lợi nhuận, sự tồn tại của doanh nghiệp đó mà có những hành vi kinh doanh không đúng
pháp luật, né tránh những trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đó, tạo nên môi trường kinh
doanh không có văn hóa, xuất hiện nhiều tiêu cực…
19
Chương 3. Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam và giải pháp
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH TẠI VIỆT
NAM VÀ GIẢI PHÁP
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ văn hóa được gây dựng lên trong suốt quá trình tồn
tại và phát triển của một doanh nghiệp, nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người
làm việc trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, ứng xử theo các giá trị đó tạo nên sự khác
biệt giữa các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia và từng nền văn hóa khác nhau. Văn
hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình và vô giá của mỗi doanh nghiệp. Trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết, nhưng cũng
không ít khó khăn.
3.1. Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam
a. Về mặt tích cực:
- Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài
hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là những ưu thế để xây dựng
văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại.
- Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên của WTO, việc quản lý kinh doanh 1 số doanh nghiệp đã tổ chức
lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong kinh doanh.
- Hiện nay, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển
mạnh mẽ, mà nguyên nhân sâu xa chính là do các doanh nghiệp này đã và đang coi trọng
xây dựng văn hóa kinh doanh cho mình. Thu hút chất xám, phát huy tinh thần sáng tạo, khả
năng tổ chức và lãnh đạo từ nguồn lao động dồi dào, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh,
hiệu quả…
b. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực còn tồn tại rất nhiều mặt tiêu cực, cụ thể:
- Nhìn chung, văn hóa công sở và văn hoá doanh nghiệp của nước ta còn có những mặt hạn chế
nhất định. Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, môi trường làm việc có
nhiều bất cập, dẫn đến có những cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp
20
Chương 3. Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam và giải pháp
tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các tàn dư của nền kinh tế bao cấp, chưa có cơ
chế dùng người thỏa đáng với từng vị trí làm việc, có sự bất cập trong giáo dục và đào tạo.
- Những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận, hiện không làm cho các DN chú ý
đến vấn đề văn hóa kinh doanh hoặc coi đó là yếu tố phụ trợ.
- Nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái nhã mác, hàng kém chất lượng, kém phẩm chất, nấp
bóng những nhãn hiệu có uy tín trên thị trường và tìm cách trà trộn với hàng thật, hàng có
chất lượng tốt để tiêu thụ, lừa bịp người tiêu dùng. Do kinh doanh quản lý kém, tổ chức sản
phẩm không cạnh tranh được trên thị trường đẫn đến thua lỗ phá sản, nhập hàng lậu vào
trong nước để tránh thuế, gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Thiếu quan tâm đến đời sống của công nhân viên như nợ lương, không đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… vì lợi nhuận không chú ý tới an toàn trong lao động, sức khỏe
của người lao động, càng ngày càng nhiều người mắc các căn bệnh độc hại.
- Cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện, thiếu chuyên nghiệp, thiếu sáng tạo.
- Tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn hạn.
- Thiếu tính liên kết, cộng đồng.
- Nặng về “quan hệ”, “chạy chọt”, dựa dẫm.
- Xem nhẹ chữ tín.
………..
Với 1 thực trạng như trên đòi hỏi cấp bách cần có những giải pháp tối ưu để phát triển
văn hóa kinh doanh tại Việt Nam.
3.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
- Kinh doanh là nhằm mục đích thu lợi nhuận, song một số vì quá quan tâm đến vấn đề
lợi nhuận nên lấy nó làm mục tiêu chính dể kinh doanh. Và do đó, để đạt được mục đích,
con người ta có thể bất chấp tất cả, kể cả việc phạm tội.
- Sản xuất kinh doanh không đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu, không quan
tâm đến những tác hại ảnh hưởng của việc sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng.
21
Chương 3. Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam và giải pháp
- Sự thiếu chung thực, thái độ tôn trọng cuộc sống, tôn trọng người khác. Đó là những
điều mà một doanh nghiệp, một doanh nhân, thậm chí là những con buôn, những tiểu thương
không thể thiếu.
Tình trạng làm hàng giả và thiếu trung thực trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ở
các doanh nghiệp của chúng ta còn nhiều. Vào khoảng đầu tháng 6 năm 2013 thị trường Gas
ở Thành Phố Hồ Chí Minh có giá cao, do đó nhiều cửa hàng bán lẻ đã nghĩ đến hình thức
san chiết ga để kiếm lời như sau: Họ tìm mua loại bình Gas 40kg đến 50kg với mức giá rẻ
hơn là 1500đ/kg rồi chiết sang các bình nhỏ loại 12kg và 13kg. Mỗi bình ga triết sang đều
thiếu khoảng 1kg, gây thiệt hại về tiên bạc và nguy cơ xâm hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
Với cách kinh doanh như vậy dõ dàng là không hề có văn hóa.
3.3. Các giải pháp khắc phục
3.3.1. Giải pháp của nhà nước
- Một là, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để tạo ra sự dân chủ, công khai và
cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hai là, xác lập các tiêu chí để xây dựng khung kiến thức cơ bản cho mọi người, theo
đó thường xuyên xem xét lại những điểm mạnh, điểm yếu khi đánh giá về văn hoá doanh
nghiệp để tuyên truyền, nhắc nhở mọi người về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân
trong cộng đồng và trong mỗi doanh nghiệp.
- Ba là, tập trung nâng cao vị trí vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp để qua đó giúp
đỡ các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp còn yếu, còn trong việc đào tạo nguồn nhân lực,
cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để không
ngừng tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.
- Bốn là, xây dựng chiến lược đầu tư cho con người để phát huy tài năng và sức sáng
tạo lao động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
- Năm là, tích cực tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên
ngành cho tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp.
- Sáu là, tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn hoá và tìm hiểu biết pháp luật giữa các
thành viên của các doanh nghiệp.
22
Chương 3. Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam và giải pháp
3.3.2. Giải pháp của nhóm
- Hướng tới giáo dục con người Việt Nam một cách toàn diện và đầy đủ, nhấn tố con
người là quan trọng nhất, tiếp thu văn hóa bên ngoài cũng như bên trong 1 cách có chọn lọc.
- Người lớn hãy làm gương cho trẻ nhỏ, cán bộ làm gương cho nhân viên, thầy giáo
làm gương cho học sinh, hãy thay đổi suy nghĩ để thay đổi lối sống cả một thế hệ về sau.
23
Kết luận
KẾT LUẬN
Vấn đề văn hóa và kinh doanh, hiểu theo nghĩa là mối quan hệ tác dụng qua lại giữa
hai lĩnh vực dường như tách bạch ấy, có nội dung hết sức phong phú và phức tạp. Nhất là sự
kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố văn hóa với yếu tố kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Chính việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh có thể làm lành mạnh hóa các quan hệ
xã hội bởi nó thúc đẩy quá trình tiến hóa của xã hội. Yếu tố văn hóa trong kinh doanh còn
thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của mỗi nước, giữa các quốc gia và có tính
toàn cầu, các sản phẩm còn là phương tiện chuyển giao về các thông tin về văn minh và tiến
bộ xã hội từ nước này sang nước khác. Bất cứ một nền kinh tế của dân tộc cũng in đậm dấu
ấn văn hóa của dân tộc ấy, không thể tách dời và cũng không thể đi ngược lại quy luật này.
Nếu suy nghĩ ngược lại, coi thường yếu tố văn hóa, xem nhẹ đặ tính dân tộc trong hoạt động
kinh tế, kinh doanh thì sẽ phải trả giá đắt.
Tóm lại, nếu biết kết hợp hài hòa giữa văn hóa và kinh doanh thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp của nước ta sẽ
ngày càng phát triển, và giúp Việt Nam ngày càng đi lên theo kịp các nước bạn, ngày càng lành mạnh hóa và giàu đẹp
hơn. Vai trò của yếu tố văn hóa trong kinh doanh hết sức quan trọng, trong việc thúc đấy sự phát triển kinh tế của xã
hội, đất nước.
24
Tài liệu kham khảo
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1] PGS. TS. Dương Thị Liễu, Giáo trình VĂN HÓA KINH DOANH, nhà xuất bản ĐẠI
HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, năm 2010.
[2] Tiểu luận văn hóa và vai trò của văn hóa trong kinh doanh, 22-9-2013.
[3] Văn hóa kinh doanh: 11.
Khái niệm và bản chất của văn hóa, 22-9-2013.
[4]
Các nguồn vài tài liệu khác trên internet.
25