Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

thực trạng, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội ở việt nam và vai trò của ctxh trong phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.9 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI ĐIỀU KIỆN
BỘ MÔN:CÔNG TÁC XÃ HỘI PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ
HỘI VÀ TỘI PHẠM

Giảng viên: ThS. Nguyễn Lê Hoài Anh

BÀI TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TỆ NẠN
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA CTXH TRONG PHÒNG CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Môn: CTXH phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm

1


PHẦN A: MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh xã hội hiện đại như ngày nay, cùng với sự phát triển
nhanh chóng của kinh tế , chính trị, văn hóa, xã hội thì cũng đồng thời là sự xuất
hiện, phát triển, gia tăng của các tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội luôn tồn tại trong
mọi chế độ xã hội, diễn ra dưới nhiều hình thức và với các mức độ khác nhau
tác động, ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
PHẦN B : NỘI DUNG
I.

Thực trạng, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội ở Việt Nam
1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối
tượng hoạt động tệ nạn xã hội


 Khái niệm về tệ nạn xã hội

“Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, được biểu hiện ra ở
những hành vi làm sai lệch các giá trị chuẩn mực xã hội tiến bộ, gây ra những
hậu quả nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội”
Bản chất của tệ nạn xã hội là trái với nếp sống văn minh, trái với đạo đức,
bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa
Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường các
chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức
truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc
gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng đến kinh tế,
sức khoẻ, năng suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc... là con
đường dẫn đến tội phạm.
 Mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội

- Ngăn ngừa chặn đứng không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển, lan
rộng trên địa bàn
- Từng bước xoá bỏ dần những nguyên nhân điều kiện của tệ nạn xã hội, góp
phần xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân
tộc.
- Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt đông tệ nạn xã
hội góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

2


 Đặc điểm của tệ nạn xã hội

- Có tính lây lan nhanh trong xã hội.
- Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức; đối tượng tham gia rất đa dạng và

phức tạp về thành phần.
- Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó
với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với
nhau thành đường dây, ổ nhóm.
- Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các hiện tượng
tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
- Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người,
các khu công nghiệp, du lịch những nơi trình độ của quần chúng nhân dân
còn lạc hậu thấp kém, và công tác quản lí xã hội còn nhiều sơ hở thiếu sót
- Tệ nạn xã hội còn phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế xã hội
và tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận. Đặc trưng này chỉ ra rằng, Pháp luật
cần phải bám sát vào thực tiễn để có nội dung điều chỉnh cho phù hợp.
 Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà nước cùng các ngành,
các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng
công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn
chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.
Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia của các
cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có một vai trò, vị
trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền, hướng dẫn
quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng chống
tệ nạn xã hội trên địa bàn.
 Một số loại tệ nạn xã hội điểm hình.
-

Tệ nạn nghiện ma túy

Theo Liên Hợp Quốc: “Ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và

nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng thay đổi tâm trạng,
ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng. Gây nên những tổn
thương cho từng cá nhân và cộng đồng, do vậy, việc vận chuyển, buôn bán, sử
3


dụng thì phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản luật và chịu sự kiểm
soát của cơ quan bảo vệ pháp luật”.
-

Tệ nạn mại dâm

Khái niệm mại dâm:
+ Theo quan điểm một số nhà tâm lý học cho rằng: “Mại dâm là hành vi
nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở
một giá trị vật chất nhất định ngoài phạm vi hôn nhân.
+Vì vậy, một hành vi được coi là mại dâm khi có dấu hiệu đặc trưng cơ bản
là có sự quan hệ trao đổi tình dục ngoài hôn nhân, có quan hệ giữa người
mua và bán.
-

Tệ nạn cờ bạc

Khái niệm cờ bạc :Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành
vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền
hoặc vật chất.
- Tệ nạn tham nhũng
Khái niệm tham nhũng: là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công
cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người
khác. Đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất mà còn có cả

những giá trị tinh thần. Chủ thể tham gia là những người có địa vị trong xã hội,
có vị trí nhất định trong bộ máy Nhà nước, trong các cơ sở kinh tế, trong các
doanh nghiệp..., do các yếu tố chủ quan của các chủ thể tham gia cấu thành.
- Một số loại tệ nạn khác
+ Say rượu và nghiện rượu
+ Đua xe trái phép
+ Nghiện chơi game online


Tệ nạn xã hội đang là chủ đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng
lớp xã hội. Xét về bản chất, tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch tiêu cực thể
hiện thái độ lệch lạc coi thường các giá trị truyền thống đạo lý, xem nhẹ nguyên
tắc, quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thực trạng tệ nạn xã hội ở Việt Nam
4


Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong những năm qua
tệ nạn xã hội, ở nước ta cũng diễn biến phức tạp. Những vấn đề tệ nạn xã hội
đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống và an toàn
của xã hội, vi phạm pháp luật, đạo đức phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc,
phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, đe dọa tương lai nòi giống của dân tộc. Báo
cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn,
song tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nhất là tệ nghiện hút, cờ bạc, mại
dâm… làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng đến niềm tin với Đảng và Nhà
nước. Dưới đây là thực trạng một số tệ nạn xã hội điển hình.
2.1 Tệ nạn ma túy
- Ở Việt Nam, trồng và sử dụng thuốc phiện đã có từ lâu, đặc biệt đối với
đồng bào các dân tộc vùng cao, có nơi đã trở thành phong tục tập quán. Hiện

nay với chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước chúng ta đã loại bỏ việc
trồng cây thuốc phiện và cây cần sa trong toàn quốc.
- Sau năm 1954, ở miền Bắc có khoảng 30.000 người nghiện, phần lớn là
người khá giả, có tiền, là người cao tuổi.
- Ở miền Nam, sau ngày giải phóng có khoảng 170.000 người nghiện.Vào
năm 1982, ước tính có khoảng 40.000 người nghiện trên phạm vi cả nước .Hiện
nay trong cả nước có khoảng 150.000 người nghiện ma túy (tính thời điểm đầu
năm 2009), tình trạng lạm dụng ma túy có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, người
nghiện ở lứa tuổi còn trẻ tăng nhanh, số người nghiện dưới 30 tuổi chiếm tới
70%.
-Hình thức lạm dụng ma túy trước đây chủ yếu là hút thuốc phiện, hiện nạy
xuất hiện nhiều hình thức hút, hít, uống, đặc biệt là tiêm chích, một trong
những nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
5


-Ma túy bị lạm dụng trước đây chủ yếu là thuốc phiện. Nay người nghiện
sử dụng các loại chất tổng hợp, tân dược như Dolargan, Diaxepam, Sedusen…
tình hình sử dụng heroin bắt đầu gia tăng.
2.2 Tệ nạn mại dâm
-Theo hội nghị tổng kết phòng, chống mại dâm năm 2013 của Việt
Nam cho thấy: cả nước ước tính có gần 33.000 người bán dâm, phần lớn là nữ;
nhưng chỉ có khoảng 9.000 gái bán dâm có hồ sơ quản lý. Độ tuổi bán dâm
ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và
đông nhất là từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Về học vấn, 17,1% chỉ tốt nghiệp tiểu
học, 39,3% đã tốt nghiệp trung học và đáng lưu ý là khoảng 10,3% đã tốt nghiệp
đại học hoặc cao đẳng. Thu nhập trung bình của gái mại dâm đạt 10,6 triệu
đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ khác, cao gấp 2,5 lần thu nhập trung bình
của nhóm 20% người có thu nhập cao ở Việt Nam. Mức thu nhập cao đã lôi
cuốn ngày càng nhiều phụ nữ tham gia bán dâm.

- Nhìn chung tệ nạn mại dâm đang trong giai đoạn phát triển dưới mọi
hình thức và đang len lỏi vào từng tế bào của gia đình.

6


Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm 10 tỉnh điều tra
giám sát hành vi và các chỉ số sinh học năm 2012 ( Nguồn : Qũy toàn cầu )
2.3 Tệ nạn cờ bạc
- Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm
soát.
Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ
đá banh…Những ai khi tham gia vào tệ nạn cờ bạc thì khó có thể dứt bỏ bởi cờ
bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lại
2.4 Tệ nạn tham nhũng
- Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch
Quốc tế (tức Transparency International), công bố năm 2010 thì Việt Nam được
2.7 trên 10 điểm (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham
nhũng cao).
Sang năm 2011 số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam cho thấy tham nhũng
vẫn là mối lo ngại . So sánh hai năm 2010-2011 thì không có thay đổi đáng kể
nào trong cuộc chiến chống tham nhũng của chính phủ.
Chỉ số của CPI sau năm 2011 thì dùng 0 đến 100 điểm. Số điểm thấp là nhiều
tham nhũng. Con số cao là minh bạch, trong sạch. Theo cuộc khảo xét năm
2012 thì điểm số của Việt Nam tăng nhẹ từ 2,9 (thang 10) lên 31 (thang 100),
nhưng vẫn bị tụt 11 bậc, không những so với các quốc gia tiên tiến mà cả với
các nước lân bang trong khu vực.
Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn
tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên
công quyền. 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số

7


người tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là
không có hiệu quả.
Theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ thì
cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam
đứng hạng 188 với 82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất.
Chi Chia thành từng tiêu chí một thì Việt Nam có những nhược điểm vì chồng
tréo giữa cơ quan nhà nước và doanh thương, dẫn đến vấn đề "lại quả" và quan
liêu trong việc quản lý. Việt Nam cũng kém vì thiếu sự giám sát của các tổ chức
dân sự. Kém nhất là tình trạng thiếu minh bạch trong hành chính.
Từ những con số đáng lo ngại này Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều những
giải pháp, các văn bản pháp lý nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội đang lây lan để xã
hội có một cuộc sống ổn định, trong sạch, vững mạnh và phát triển.
2.5. Thực trạng một số tệ nạn khác
- Nạn đua xe trái phép
Theo Thượng tá Phạm Văn Hưng, Trung đoàn trưởng Cảnh sát cơ động Hà
Nội cho biết địa bàn 9 quận nội thành và huyện Gia Lâm, Từ Liêm... là nơi
thường được các "quái xế" lựa chọn để biểu diễn. Khoảng thời gian từ 23h đêm
đến 5h sáng hôm sau, nhất là vào các đêm cuối tuần, sau khi từ các điểm vui
chơi giải trí ra về, các đối tượng thường có hành vi tụ tập đua xe trái phép.
Trong một năm trở lại đây, Công an Hà Nội đã bắt giữ 1.166 trường hợp có
liên quan đến đua xe, tạm giữ 1.120 xe máy các loại; xử lý trên 8.100 trường
hợp chạy quá tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra của cảnh sát.
- Nạn nghiện game online
+ Cũng theo một cuộc điều tra trên một web game trực tuyến về lí do ví
sao mà các bạn trẻ chơi game online chúng tôi thấy kết quả được chia làm ba
8



-

-

nhóm như sau: Chơi game để giết thời gian (chiếm khoảng 60 %), chơi game do
đã bị nghiện (30%) và chơi game để kiếm thu nhập (10%).
+Trong báo cáo về "Thị trường game online Việt Nam" tháng 11/2008
Công ty tư vấn, nghiên cứu về Internet và công nghệ Pearl Research (trụ
sở tại San Francisco, Mỹ) cho thấy thực trạng và thị trường game online ở
nước ta đang ngày càng nóng lên. Và hiện nay, trong số 20,2 triệu người sử
dụng Internet ở nước ta chỉ có 30% là đọc báo và tìm kiếm thông tin, nhưng
đến 53% là chat và chơi game. Con số của dịch vụ thông tin & tư vấn trực
tuyến (O.I.C) của Công ty VinaGame cũng cho thấy nước ta có khoảng 4 triệu
người thường xuyên chơi game online.
3. Nguyên nhân của tệ nạn xã hội
3.1 Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân từ sự tác động của nền kinh tế thị trường
Qua mấy thập kỷ sống theo kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nay
chuyển sang kinh tế thị trường. Sự đổi mới về cơ chế mang lại nhiều thành
tựu về kinh tế nhưng cũng bộc lộ nhiều mặt trái của xã hội như: Sự phân
hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập,
mức sống của các tầng lớp nhân dân, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, sự
hình thành lối sống thực dụng, trụy lạc, sự giáo dục của gia đình bị buông lỏng
do cha mẹ bị cuốn hút vào các hoạt động của tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân từ gia đình
+ Tội phạm, tệ nạn xã hội chịu ảnh hưởng của việc giáo dục gia đình, nó
ảnh hưởng đến lối sống của HS-SV. Nếu mỗi cá nhân, mà cụ thể HS-SV được
sinh ra, lớn lên, được sinh ra, lớn lên, được sự giáo dục tốt từ phía gia đình thì tỉ
lệ phạm tội, mắc các tệ nạn xã hội ít hơn.

+ Một số gia đình sống một cách riêng rẽ, các em thiếu thốn tình cảm
đã phó mặc các em cho xã hội, trong gia đình không coi mình là vợ hoặc
chồng, gia đình trình độ văn hóa thấp; cũng như gia đình có nhiều thành viên
vi phạm pháp luật, phạm tội ảnh hưởng tiêu cực đến tính định hướng và
hoạt động sống của các cá nhân trong gia đình đó.
+ Cũng có một số gia đình có kinh tế khá giả đã buông lỏng quản lý
con em: chiều chuộng, dung túng, bảo lãnh đã vô tình tạo điều kiện cho con
em bỏ học, phạm tội ăn chơi sa đọa, mắc các tệ nạn xã hội.
+ Cá biệt có gia đình còn buông lỏng, nuông chiều thái quá, thậm chí
để con em tự do hành động thiếu suy nghĩ. Nhiều gia đình cha mẹ ly hôn,
thiếu gương mẫu về đạo đức, làm ăn bất chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối
sống các em.
+ Gia đình với chức năng nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục con em, là nơi
có nhiều thời gian nhất, có nhiều thuận lợi nhất về mọi phương diện để giúp các
9


-

em nhận rõ được tác hại ghê gớm của ma túy và từ đó có cách phòng chống tốt
nhất.
+ Tuy nhiên, nhiều gia đình thiếu phương pháp giáo dục thích hợp với
tâm lý lứa tuổi (quá luông chiều, thoả mãn, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu
vật chất không chính đáng), thiếu tri thức về phòng chống ma tuý, không
giáo dục cho con em tránh xa tệ nạn này. Cấu trúc gia đình không hoàn hảo
như bố mẹ chết, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố mẹ ly dị, sống trong cảnh dì
ghẻ,bố dượng… thiếu người chăm sóc, giáo dục dễ dàng bị bọn xấu rủ rê.
Gia đình có người phạm tội (bố, mẹ phạm tội, anh, chị phạm tội…) gia
đình không hoà thuận, thường xuyên cãi vã, thậm chí có hành vi đồng
loã, khuyến khích các em thử, nghiện và buôn bán ma tuý.

Nguyên nhân từ nhà trường và cộng đồng
+ Nhà trường là môi trường có tác dụng to lớn đến sự hình thành nhân cách
của các em. Đây là một tổ chức có tính chất chiến lược nhất trong việc phòng
ngừa các em vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nơi nhà trường cũng có những
yếu kém, sai lầm góp phần làm gia tăng tệ nạn ma tuý trong HS-SV, ở nhiều
trường các tổ chức đoàn, đội chưa thực sự là nơi để các thành viên trao đổi với
nhau các quan điểm về cuộc sống, về hoài bão, về tâm tư, nguyện vọng để hoàn
thiện bản thân. Tổ chức và kỷ luật của Đoàn, của Đội còn lỏng lẻo, không có
chiều sâu về cả mặt nội dung và hình thức, nặng về thành tích mà lẩn tránh các
vấn đề gai góc trong HS-SV hiện nay như hỗ trợ HS-SV nghèo vượt khó, HSSV với các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc…) Điều này sẽ dẫn các em
đến hoạt động tiêu cực, tụ tập chơi bời từ đó dễ bị tệ nạn ma tuý lôi kéo, quyến
rũ.Sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, các cấp các ngành chức năng chưa hết
trách nhiệm, chưa tạo phong trào rộng khắp chưa quản lý chặt chẽ HS-SV, để họ
nâng cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa tham gia phòng, chống tội phạm và bài
trừ tệ nạn xã hội.Bên cạnh tính ưu việt của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của
nó tác động ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận SV ở nước ta đặc biệt là Hà
Nội hàng năm có hàng triệu SV ra trường không xin được việc làm, để đảm
bảo cuộc sống các em đã tự phải bươn trải và không ít trong số đó bị lôi kéo
vào con đường phạm tội và tệ nạn xã hội.Trong khi trình độ khoa học công nghệ
phát triển nhanh, đặc biệt là tin học thì chưa có cơ chế quản lý phù hợp, vì vậy
những văn hóa đồi trụy, phản động, kích động tình dục, kiếm hiệp bạo lực thông
qua internet… được một bộ phận HS-SV không được định hướng.Cơ quan chức
năng buông lỏng quản lý các tụ điểm vui chơi, quán bar, karaoke, dịch vụ
Internet. Phía gia đình thì thiếu sự quan tâm, chăm sóc, chưa kịp thời nắm bắt
đặc điểm tâm lý của các em.Giáo dục toàn diện có chiều sâu không chỉ ở các
môn học, giờ học trong trường mà gồm cả cách ứng xử của thầy, trò. Nhân cách
10


của học trò phát triển theo hướng tích cực hay không tích cực có sự đóng góp

của cả gia đình, nhà trường và xã hội.Sự xuất hiện hình ảnh SV vi phạm, thầy
cô vi phạm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học sinh, SV. Nhiềungười cho
rằng, những hoạt động phong trào của SV chỉ rầm rộ ở thời điểm nhất định, rồi
lại lắng xuống.Việc tham gia hoạt động xã hội của SV tình nguyện được duy trì
chủ yếu vẫn do phái nữ hăng hái hơn. Sự thiếu đóng góp hoạt động phong
trào lành mạnh như vậy chủ yếu diễn ra ở những SV ham chơi, học hành
chểnh mảng.Từ năm 2002, Bộ GD-ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh,
SV qua rèn luyện phẩm chất, đạo đức, đương nhiên có cả rèn luyện học
tập. Trong đó quy định nếu kém về ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân sẽ
bị “đúp” một năm và sẽ bị buộc thôi học nếu trong hai năm liên tiếp vi
phạm điều này.
-

Nguyên nhân từ các cơ quan quản lý, tuyên truyền
Công tác quản lý, xuất nhập khẩu các chất ma tuý, các chất độc dược có tính
gây nghiện còn nhiều sơ hở, thiếu sót.Công tác tuyên truyền, giáo dục để người
dân, gia đình, tổ chức, đoàn thể nâng cao nhận thức và chủ động phòng chống
ma tuý chưa đủ mạnh, còn dàn trải, mạnh ai nấy làm, thiên về hậu quả, ít chú ý
nhân rộng, phổ biến các kinh nghiệm, tấm gương tốt trong phòng ngừa và đấu
tranh chống ma túy, cờ bạc.

Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân từ trình độ nhận thức
Hầu hết HS-SV thuộc diện học kém, ý thức kỷ luật kém, coi thường việc học.
Trong quá trình đi học nhiều HS-SV đã bị nhà trường kỷ luật dẫn tới chán học,
bỏ học và dần dần tiêm nhiễm thói hư tật xấu, đua đòi ăn chơi. Sau khi thôi học
hầu như các em không làm gì cả, chỉ có một số ít em đang học nghề và đi làm
thêm công việc gì đó, nhưng cũng không ổn định. Những em không có nghề
nghiệp, việc làm hay chơi bời, đàn đúm bạn bè để rồi cuối cùng sa vào con
đường nghiện ngập, phạm tội như: trộm cắp, cướp giật, trấn lột…Từ những

nhận định trên chúng ta có thể thấy rằng ranh giới giữa sự nghèo nàn, sự hạn
chế về nhận thức là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý.
Nguyên nhân từ chính cá nhân
Một số HS-SV xuống cấp về lối sống đạo đức, sa sút về phẩm chất chính trị,
không xác định được động cơ mục dích, lý tưởng phấn đấu, sốngbuông thả,
sống gấp, sống thực dụng, sống không lao động và chạy theo cám dỗ đời
thường.
3.2

-

-

11


-

Ví dụ: tình trạng sống thử trước hôn nhân của SV theo khảo sát tiến hành trên
300 SV nội thành Hà Nội, hơn 165 nam SV và 15 nữ SV từng có quan hệ tình
dục.Do nhận thức pháp luật còn hạn chế theo ý kiến của cán bộ cảnh sát điều tra
và nhiều nhà nghiên cứu thì HS-SV không ý thức được mối nguy hiểm và hậu
quả hành động vi phạm phạm tội của mình mà chỉ hành động theo bản năng
cảm tính có một số HS-SV khi bị bắt mới biết mình phạm tội nghiêm trọng.Một
số HS-SV do thiếu ý thức rèn luyện không chủ động phòng tránh những nguy
cơ tấn công của các tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân do tâm lý lứa tuổi
Về mặt tâm lý HS-SV là lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽ những phẩm
chất, nhân cách bậc cao có ý nghĩa rất lớn đối với sự tự giáo dục và hoàn thiên
bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá lòng tự trọng, tự tin, tự ý

thức. Tuy nhiên theo kết quả điều tra của viện nghiên cứu thanh niên
vềcác nguyên nhân chủ yếu các thanh niên phạm tội và mắc tệ nạn xã hội
thì nguyên nhân còn nông nổi đua đòi được số người được hỏi xếp vào thứ
hạng cao nhất chiếm 75,6%.
Trong đó lứa tuổi từ 16 đến 18 có nguy cơ phạm tội, mắc tệ nạn xã hội cao nhất
chiếm 61,1% trong tổng số người được hỏi, ngoài ra còn do sự nông nổi, ưa
mạo hiểm, thích phiêu lưu…
3. Hậu quả của tệ nạn xã hội ở Việt Nam
Hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho công tác phòng,
chống và kiểm soát tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội cũng làm suy giảm lực lượng
lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập
quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng
đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.
Tệ nạn xã hội còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an toàn xã hội, tội
phạm liên quan đến tệ nạn xã hội vô cùng đa dạng: Lừa đảo, trộm cắp, giết
người, mại dâm, băng nhóm... Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu
đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
Tệ nạn xã hội là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

12


Thời gian vừa qua, Tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng không ít đến xã hội. Đặc biệt nó
trở thành vấn đề bất cập trong gia đình và bản thân. Không những thế tệ nạn xã
hội còn làm hủy hoại đến huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học
tập.
Họ thường xa lánh nếp sinh hoạt lành mạnh như: học tập vui chơi, lao động, thể
thao, yêu thương và yêu người thân, bè bạn. Họ thường sống ủ dột, cách biệt xa

lánh mọi người, xa lánh bạn tốt, chỉ tìm bạn nghiện để chơi và cùng nhau sử
dụng ma tuý họ thường cáu gắt, nói dối, ăn cắp, gây xung đột với bố mẹ, anh
chị em, vợ con.
3.1.

-

Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến gia đình

Tệ nạn xã hội làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu

cần tiền để thỏa mãn là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí
1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy tệ nạn xã hội có thể tiêu tốn hết tiền của,
tài sản,vật dụng cũng như các loại đồ đạc khác của gia đình đối tượng.
- Bên cạnh đó, sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng,
mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...); gây tổn thất về tình cảm (thất
vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai
chăm sóc...).
Ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với hệ hô hấp:
3.2

-

+ Gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là
khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ
dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống, đối tượng có thể quan hệ với gái mại
dâm, cho nên rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang
mai, HIV.


13


+ Các hoóc môn sinh dục bị suy giảm nên sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát
triển.
- Đối với hệ tim mạch:
+ Làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo
nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là
nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài
ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
+ Ngoài ra, còn một số tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị...
3.3

Ma túy ảnh hưởng đến xã hội.

- Bên cạnh gia đình, Tệ nạn xã hội còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an
toàn xã hội, tội phạm liên quan đến tệ nạn xã hội cũng vô cùng đa dạng như :
Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm... Ảnh hưởng đến đạo đức,
thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất
trongxãhội.
- Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải
quyết các hậu quả do tệ nạn xã hội đem lại. Tệ nạn xã hội còn là nguồn gốc, là
điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa
có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có
75% là do tiêm chích ma tuý.
- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý,hoạt động
mại dâm ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh
hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ
hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.


Biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội ở Việt Nam
Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn
xã hội.
Đảng ta đã sớm dự đoán được tình trạng và nguy cơ phát sinh, phát triển các
tệ nạn xã hội, trước hết là tệ nạn mại dâm, ma túy và vấn đề lây truyền
HIV/AIDS trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong nhiều văn kiện trước đại
4.

-

14


hội IX Đảng sớm đã chỉ ra: Muốn phát triển kinh tế phải kết hợp hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; giải quyết các vấn đề xã hội
búc xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và tệ nạn xã hội (ĐH VIII-1996). Bộ chính
trị, Ban chấp hành Trung ưởng Đảng đã có nhiều chỉ thị:
+ Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 1/4/1994 về lãnh đạo phòng và chống tệ nạn xã
hội.
+ Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 11/3/1995 về lãnh đạo công tác phòng chống
HIV/AIDS.
+ Chỉ thị số 64/CT-TW ngày 25/12/1995 về tăng cường lãnh đạo, quản lý, lập
lại trật tự , kỷ cương trong hoạt động văn hóa, đẩy lùi một số tệ nạn xã hội
nghiêm trọng.
+ Chỉ thị 06/CT-TW ngày 30/11/1996 về tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo
công tác phòng chống ma túy.
Các chỉ thị đều tập trung nhấn mạnh các cấp ủy Đảng từ trung ương đến địa
phương đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội, trước
hết là tệ nạn mại dâm, nghiện hú.

+ Các nghị quyết Trung ương 5, trung ương 6 (lần 2); quyết địn 55/QD9- TW
điều cán bộ, Đảng viên không được làm, trong đó có nội dung liên quan đến tệ
nạn xã hội.
 Như vậy Chủ trương, quan điểm của Đảng và nhà nước cho thấy:

Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lí thích đáng những
tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ
chức lôi kéo người khác đi vào co đường hoạt động tệ nạn xã hội. Chủ động
phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại đến
đời sống nhân dân và trật tự xã hội. Giáo dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã
hội làm cho họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Quan điểm trên được thể hiện trên các mặt cụ thể sau:
+Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng
chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội
ở địa phương.
Đây là phương hướng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa, mang ý nghĩa kinh tế, vừa phù hợp với đạo đức, phong tục tập
quán của dân tộc.

15


Để có thể giải quyết, bài trừ triệt để tệ nạn xã hội đòi hỏi phải khắc phục từng
bước những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế xã hội, phải thực hiện đồng bộ các
chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, lồng ghép, gắn kết công tác phòng
chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở
địa phương như chính sách về lao động, việc làm, nâng cao đời sống vật chất
cho nhân dân, các chính sách về văn hoá, giáo dục nhằm điều chỉnh việc xây
dựng các chuẩn mực xã hội và định hướng giá trị xã hội lành mạnh, phát huy
và kế thừa các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp v.v. Đẩy mạnh chương

trình “xoá đói giảm nghèo”, “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư” nhằm từng bước ngăn chặn, loại trừ, xoá bỏ tệ nạn xã hội trên
địa bàn.
+Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải
được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng chống từ
gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở
Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thì Chính quyền, các
cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò rất quan trọng.
Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, quy
định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội thành hiện thực.
Là nơi thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời
sống văn hoá mới ở khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội.
Do đó cần xác định đúng vai trò của nhà trường trong đấu tranh phòng
chống tệ nạn xã hội
+ Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo dục,
cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội.
Xử lý nghiêm minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp,
những đối tượng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ
nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các
điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối
tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công
dân có ích cho xã hội.
-

Chỉ đạo của chính phủ về công tác phòng tránh tệ nạn xã hội.
Trong những năm qua, chính phủ, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp
quy về phòng tránh tệ nạn xã hội. Chỉ đạo liên ngành với những biện pháp mạnh
mẽ trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nhằm mục tiêu ngăn chặn, bài trừ
tệ nạn xã hội. Các giải pháp chủ yếu như:


16


+ Thông tin tuyên truyền, vận động giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội
trong mọi gia đình, cơ quan, doanh nghiệp...gắn với cuộc vận động “toàn dân
đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa”.
+ Lồng ghép việc thực hiện các chương trình, chính sách an ninh xã hội với
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sahcs về phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, nhất là tại cấp xã với công tác
quản lý dân, quản lý cơ sở kinh doanh trong công tác phòng, chống tệ nạn xã
hội.
+ tăng cường đấu tranh, xử lý vi phạm.
+ Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm,
tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện và bán dâm.
+ Thực hiện cơ chế phối hợp liên nghành có hiệu quả.
+ Đào tạo, nâng coa năng lực cho cán bộ chuyên trách về phòng tránh tệ nạn
xã hội.
-

Các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, Nhà nước ta luôn
chú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, như: tội hành nghề mê
tín dị đoan; tội chứa mại dâm; tội môi giới mại dâm; tội mua dâm người
chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội
phạm về ma tuý…
+ Nghị quyết 5/CP ngày 29/1/1993 về tăng cường công tác chỉ đạo phòng,
chống mại dâm.
+ nghị quyết 6/CO ngày 29/1/1993 về tăng cường công tác chỉ đạo phòng,

chống ma túy.
+ Luật phòng chống ma túy ngày 9/12/2000 của quốc hội khóa 8 có hiệu
lực từ ngày 1/6/2001.
+ Luật phòng chống ma túy số 16/2008/QH/12 ngày 3/6/2008 Quốc hội
khóa VII.

17


+ Nghị định 34/CP ngày 28/3/2002 quy trình trình tự, thủ tục cai nghiện
đối với người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cải nghiện bắt buộc.
+ Nghị đinh 56/2002/NĐ- CP ngày 15/5/2002 về tổ chức cai nghiện ma
túy tại gia đình và cộng đồng.
+ Pháp lệnh phòng chống mại dâm số 10/2003/PL- UBTVQH của ủy ban
thường vụ Quốc hội ngày 17/3/2003.
+ Nghị định 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của pháp lệnh phòng chống mại dâm.
+ Quyết định 49/2005/QĐ- TTg về phê duyệt kế hoạch tổng thể phòng
chống ma túy đến năm 2010.
+ Quyết định số 50/2006/QĐ- TTg về phê duyệt “ chương trình phối hợp
liên ngành phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006-2010”.
+ Quyết định số 50/20007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng chính
phủ về việc kiện toàn ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, phòng chống tệ
nạn ma túy, mại dâm.
+ Thông tư số 5/2006/TT- BLĐTBXH ngày 22/6/2006 của Bộ Lao động
thương binh xã hội về “ Hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của đội
kiểm tra liên nghành về phòng chống tệ nạn mại dâm”......

-


Công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn.
Xã, phường là cấp chính quyền thứ 4 trong hệ thống chính quyền 4 cấp
của nhà nước. Là cấp trực tiếp làm việc với dân, có nhiệm vụ cơ bản là
tuyên truyền, giáo dục, đưa chính sách của nhà nước đến với dân hiểu
đúng,đủ chính sách và lắng nghe ý kiến phản hổi của dân, nguyện vọng của
người dân.
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương là một trong những
công tác trọng tâm của chính quyền xã, phường, thị trấn.
Căn cứ vào tình hình tệ nạn xã hội ở địa phương mà ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn có kế hoạch, biện pháp phòng tránh phù hợp.
 Các biện pháp phòng ngừa

18


+ Đưa công tác phòng chống tệ nạn xã hội vào nội dung, chương trình
công tác của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã, phường.
+ thường xuyên thông tin, tuyên truyền giáo dục tác hại của ma túy, mại
dâm cho người dân. Phổ biến các mô hình hiệu quả về phòng chống tệ nạn,
xây dựng lối sống văn minh, văn hóa.
+ Thành lập đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã theo thông tư liên
tịch số 27/2003/TTLT- BLĐTBXH- UBTUMTTQVN ngày 18/12/2003.
Nhiệm vụ của đội là tham pha phối hợp các nghành, đoàn thể, tổ chức xã
hội khác tham gia công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Thành lập ban chỉ đạo phòng chống AIDS, và phòng chống tệ nạn ma
túy, mại dâm theo quyết định số 50/QĐ- TTg ngày 22/4/2007 của thủ tướng
chính phủ về phòng chốn tệ nạn ma túy, mại dâm tại địa phương.
+ Huy động tổ chức, và tổ chức phối hợp các tổ chức chính trị xã hội
khác trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giới thiệu

việc làm cho thanh niên.
+ Tăng cường kiểm tra, triệt phá các đường dây, ổ tệ tạn xã hội.

II.

Vai trò của nhân viên CTXH phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện
nay
Vai trò của CTXH trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy được thể
hiện qua các mặt sau:
1.

Tham vấn cá nhân, gia đình.

+ Đối với cá nhân: vai trò tham vấn sẽ hỗ trợ cho thân chủ khi họ gặp những
khó khăn về tâm lý, khi họ có những biểu hiện là sang chấn tâm lý; có thể giúp
họ tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện hoặc sau khi ra tù. Có thể là hỗ trợ về
mặt việc làm, chăm sóc sức khỏe,…

19


+ Đối với gia đình: làm việc trực tiếp với gia đình của họ để giúp gia đình ổn
định tâm lý, chấp nhận sự thật và có cái nhìn thật đúng về những tác hại của ma
túy đối với sự an toàn, phát triển của cả cộng đồng.
VD: Tham vấn cho đối tượng mại dâm về vấn đề chăm sóc sức khỏe.
2.

Vai trò vận động chính sách.

Ban đầu, NVCTXH cần phải tuyên truyền nội dung về các chính sách, văn bản

quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề phòng, chống ma túy đến toàn dân,
sâu rộng và đồng bộ. Điều tra để đánh giá được mức độ thực hiện, tiến độ thi
hành các chính sách và các kết quả thu lại. Khi căn cứ vào kết quả thu được thì
NV CTXH sẽ bổ sung các giải pháp, chỉ ra các mặt hạn chế để hoàn thiện chính
sách. (VD: Chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV…)
3.


Vai trò trong Giáo dục - Truyền thông
Vai trò là người giáo dục:
Vai trò của NVCTXH càng được thể hiện thông qua các hoạt động truyền

thông trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác,
ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội. Cụ thể:
+ Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về hậu quả, tác hại
của tệ nạn xã hội để mỗi người tích cực tham gia và tự phòng, chống tệ nạn xã
hội; tạo nên phong trào hành động phòng, chống tệ nạn xã hội rộng khắp trong
cả nước, làm giảm thiểu tệ nạn tệ nạn xã hội.
+ Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời kiên trõ sử
dụng đồng bộ các biện pháp, giải pháp, huy động sức mạnh tổng hợp và tạo sự
đồng thuận của toàn xã hội trong phòng, chống tệ nạn xã hội, nhằm từng bước
kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi cho được tệ nạn xã hội; tạo môi trường
lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện
20


công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của
nhân dân.
+ Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong việc thực hiện Chương trình mục

tiêu quốc gia về phòng, chống tệ nạn xã hội, nhất là việc thực hiện kế hoạch, chỉ
tiêu công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã giao hàng năm. Ban Chỉ đạo tăng
cường thanh tra, kiểm tra, tổ chức rà soát, thống kê đối tượng nghiện, sơ kết,
tổng kết, đánh giá việc thực hiện.
Vai trò truyền thông:
+ Phối hợp đồng bộ các phương thức, hình thức thong tin tuyên truyền: truyền
thông đại chúng, truyền thông trực tiếp (qua các hội thi, hội diễn, nói chuyện
chuyên đề…) và truyền thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ quần chúng
(tranh cổ động, sách, báo, bản tin, tờ rơi, tờ gấp…; tiểu phẩm, kịch, ca múa
nhạc…) để tạo ra những chuyển biến về mặt nhận thức trong cán bộ và nhân
dân.
+ Xây dựng cụm thông tin cổ động ở những nơi tập trung đông dân cư; củng cố
hệ thống trạm truyền thanh ở xã, phường, mở các chuyên mục định kỳ để tuyên
truyền phòng, chống tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư.
+ Đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội vào hoạt động của các
điểm bưu điện xã, nhà văn hóa thông tin, đội thông tin lưu động, các trường
học, các câu lạc bộ (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội
Người cao tuổi), các trung tâm lao động xã hội.
+ Lồng ghép công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội với
phong trào xây dựng gia đình, làng bản, khu phố văn hóa.
4.

Kết nối nguồn lực.

21


NVCTXH khi tiếp nhận trường hợp đối tượng của tệ nạn xã hội, trong
quá trình tác nghiệp cần phát huy các kỹ năng của mình trong việc tìm kiếm,
khai thác, huy động các nguồn lực hỗ trợ để giải quyết vấn đề cho đối tượng.

Nguồn lực cần huy động bao gồm: nội lực và ngoại lực. Nội lực chính là
sức mạnh, tiềm năng của chính bản thân đối tượng. Ngoại lực đó là gia đình đối
tượng, cơ quan – tổ chức địa phương, các chương trình, chính sách cụ thể của
Nhà nước liên quan đến giải quyết vấn đề của tệ tệ nạn xã hội mà đối tượng
đang gặp phải.
5.

Vai trò là người biện hộ.
Với vai trò là người biện hộ, NVCTXH sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho

đối tượng để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc
biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ
được hưởng.
Vai trò biện hộ ở đây được đề cập đến là các quyền lợi và nhu cầu của đối tượng
nhưng không được đảm bảo.

22


23


PHẦN C : KẾT LUẬN
Trong 6 tháng đầu năm 2015 công tác phòng, chống tệ nạn xã hội có
nhiều chuyển biến tốt, công tác ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện triển
khai tích cực. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia đạt nhiều kết quả,
nhất là chương trình điều trị Methadone và đổi mới công tác cai nghiện.Tuy
nhiên, công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm vẫn còn
nhiều khó khăn, phức tạp. Người nghiện ma túy tổng hợp có xu hướng tăng;
việc thực hiện Nghị quyết 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ đối với

công tác quản lý, cai nghiện cho người nghiện ma túy chưa được một số địa
phương quan tâm chỉ đạo; chương trình mở rộng điều trị thay thế nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone còn chậm; kinh phí cho công tác
phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm từ nguồn ngân sách hạn chế, từ nguồn tài
trợ bị cắt giảm; các Bộ, ngành phối hợp còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao;
một số văn bản hướng dẫn của các Bộ ban hành chậm. Chỉ khi nào công tác
phòng chống tệ nạn xã hội được diễn ra một cách đồng bộ nhất, triệt để nhất
trong tất cả mọi lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội và được xã hội hóa trong
toàn dân thì mới có thể đẩy lùi tệ nạn xã hội.

24



×