Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

sử dụng hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro biến động giá sản phẩm hồ tiêu của công ty cổ phần hanfimex việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.16 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
=====000=====

Tiểu luận môn Kinh doanh ngoại hối
SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG VỆ
RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ SẢN PHẨM HỒ TIÊU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HANFIMEX VIỆT NAM


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................2

I.
II.
III.
IV.

Tính cấp thiết của vấn đề..........................................................................2
Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3
Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
Kết cấu tiểu luận........................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI...........................4

I.
II.

Công cụ tài chính phái sinh.....................................................................4


Hợp đồng tương lai..................................................................................5

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH HỒ TIÊU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC....................................................................................................9

I.
Nhu cầu hồ tiêu trên thị trường thế giới..................................................9
II.
Mức độ đáp ứng thị trường hồ tiêu thế giới của Việt Nam....................9
1. Khả năng cung cấp hồ tiêu năm 2015.............................................................9
2. Thực trạng ngành hồ tiêu của Việt Nam......................................................10
CHƯƠNG III: SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG VỆ RỦI
RO BIẾN ĐỘNG GIÁ SẢN PHẨM HỒ TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
HANFIMEX VIỆT NAM..................................................................................13

I.

Tổng quan về công ty cổ phần Hanfimex Việt Nam.............................13
II.
Quy trình giao dịch hợp đồng tương lai của công ty............................14
III. Mua bán hồ tiêu bằng hợp đồng tương lai qua IPSTA.........................17
IV. Ứng dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro về biến động giá
sản phẩm hồ tiêu tại công ty HANFIMEX............................................18
1. Phân tích một hợp đồng cụ thể.....................................................................18
2. Ứng dụng hợp đồng tương lai......................................................................19
V.
Những lợi ích và khó khăn của công ty khi tham gia hợp đồng tương
lai..............................................................................................................21
KẾT LUẬN..............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................24


2


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
PHẦN MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của vấn đề
Trong nhiều năm nay, Việt Nam luôn được coi là nước sản xuất và xuất khẩu hồ
tiêu hàng đầu thế giới cả về số lượng, chất lượng và nhiều tiềm năng phát triển trong
tương lai. Năm 2014, ngành hồ tiêu Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu đạt kim ngạch
trên 1 tỷ USD, chiếm trên 41% tổng sản lượng các nước trồng tiêu toàn thế giới và
lượng xuất khẩu đạt 58% thị phần hồ tiêu toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và
vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá
bán của Việt Nam để tham khảo.. Có thể nói, trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, bên
cạnh mặt hàng cà phê và cao su, hồ tiêu được coi là một trong những mặt hàng nông
sản chủ lực, vì vậy việc củng cố và phát triển xuất khẩu hồ tiêu đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế Việt
Nam nói chung.
Để việc xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam luôn giữ vững ngôi đầu trên trường quốc
tế, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa
thị trường nhằm thâm nhập sau vào chuỗi cung ứng hồ tiêu toàn cầu, còn cần thiết lập
một cơ chế bảo hộ giá cho nhà xuất khẩu nông sản, các nước thường sử dụng biện
pháp xây dựng thị trường hợp đồng tương lai để san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho
các đối tác khác trên thị trường đó và trên thị trường quốc tế.
Việc biến động giá xuất khẩu hồ tiêu đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của
toàn ngành nói chung và công ty cổ phần Hanfimex Việt Nam (một trong những công
ty hàng đầu về xuất khẩu hàng nông sản, trong đó có xuất khẩu hồ tiêu) nói riêng đã
đặt ra yêu cầu bức thiết là cần có những công cụ bảo hiểm kinh doanh, đảm bảo sự
phát triển bền vững lâu dài của công ty, một trong những công cụ đó là công cụ tài

chính phát sinh, mà cụ thể là hợp đồng tương lai.

3


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Nhận thấy tầm quan trọng, cấp thiết của vấn đề, chúng em đã quyết định lựa chọn
đề tài “Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro biến động giá sản phẩm hồ
tiêu của công ty cổ phần Hanfimex Việt Nam”.

II. Mục tiêu nghiên cứu:
 Có cái nhìn tổng quan về các công cụ tài chính phái sinh, hợp đồng tương
lai
 Tổng quan về tình hình phát triển cũng như sự biến động giá xuất khẩu hồ
tiêu tại Việt Nam
 Tìm hiểu về mục đích, cách thức vận hành, lợi ích của hợp đồng tương
lai ,qua đó hiểu được cách phòng vệ rủi ro biến động giá sản phẩm hồ tiêu

III.

bằng hợp đồng tương lai của công ty cổ phần Hanfimex Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hình thức ứng dụng hợp đồng tương lai vào giao dịch buôn bán xuất

khẩu hồ tiêu của công ty cổ phần Hanfimex Việt Nam để đánh giá hiệu quả sử dụng
hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro biến động giá hồ tiêu.

IV.

Kết cấu tiểu luận:

Chương I: Tổng quan về hợp đồng tương lai
Chương II: Thực trạng của ngành hồ tiêu trong và ngoài nước
Chương III: Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro biến động giá sản
phẩm hồ tiêu của công ty cổ phần Hanfimex Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG

4


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

I. Công cụ tài chính phái sinh:
1. Khái niệm:
Công cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những
công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm các mục tiêu khác nhau như phân tán rủi
ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.

2. Đặc điểm công cụ tài chính phái sinh:
- Mỗi chứng khoán phái sinh được tạo lập dựa trên tối thiểu một loại tài sản cơ sở
và có giá trị gắn liền với giá trị của tài sản cơ sở đó.
- Chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản cơ sở mà
chỉ thể hiện sự cam kết, quyền và/hoặc nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai giữa hai
bên tham gia hợp đồng.
- Chứng khoán phái sinh là công cụ gắn liền với đòn bẩy tài chính. Mang tính chất
đầu tư vào sự biến động giá/giá trị của tài sản chứ không phải là đầu tư vào tài sản
thực sự, giao dịch chứng khoán phái sinh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ so với
việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở. Theo đó, tiềm năng lợi nhuận đối với nhà đầu
tư có thể rất lớn song rủi ro tiềm ẩn cũng không phải là nhỏ vì dự báo của nhà đầu tư

về chiều hướng và mức độ biến động giá tài sản cơ sở có thể đúng nhưng cũng có thể
sai trong thực tế.

3. Các loại chứng khoán phái sinh cơ bản:
- Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
- Hợp đồng tương lai (Futures)
- Hợp đồng hoán đổi (Swaps)
- Hợp đồng quyền chọn (Options)
II. Hợp đồng tương lai:
1. Khái niệm:
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán
một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước.
5


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, hai bên đều được biết trước về:
+ Loại tài sản sẽ mua – bán là gì
+ Khối lượng tài sản sẽ mua – bán là bao nhiêu
+ Thời điểm diễn ra giao dịch đó
+ Giá giao dịch

2. Đặc điểm hợp đồng tương lai:
- Tính tiêu chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai được niên yết và giao dịch trên các sở
giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy nó mang tính tiêu chuẩn hóa. Cụ thể, sở giao
dịch nơi hợp đồng được niên yết sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của hợp
đồng, như loại, chất lượng tài sản cơ sở, số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng
với hợp đồng, cách thức giao nhận cũng như thanh toán khi hợp đồng đáo hạn…
- Tính cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai: Hai bên mua và bán đều
bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ nhất định. Cụ thể, khi hợp đồng đáo hạn, bên bán

có nghĩa vụ giao một lượng hàng hóa tài sản xác định và có quyền nhận tiền từ bên
mua. Bên mua cũng có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng và có quyền
nhận tài sản chuyển giao của bên bán.
- Ký quỹ: là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp
đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham
gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm
thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tương lai. Thông thường có
hai loại ký quỹ được yêu cầu đối với nhà đầu tư, gồm ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy
trì.

• Ký quỹ ban đầu: Số tiền tối thiểu phải có trên tài khoản của nhà đầu tư
trước khi thực hiện giao dịch mau bán hợp đồng tương lai.
• Ký quỹ duy trì: số tiền tối thiểu phải có trên tài khoản trong suốt quá
trình duy trì vị thế. Trường hợp số tiền trong tài khoản nhà đầu tư thấp

6


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
hơn mức ký quỹ duy trì, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung theo
yêu cầu của công ty chứng khoán.
3. Các đối tượng tham gia thị trường hợp đồng tương lai:
- Sở giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động giao dịch trên thị trường và đảm
nhận những vai trò quan trọng như:

• Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, trật tự, công bằng, minh bạch
• Cung cấp và đảm bảo duy trì hoạt động liên tục của hệ thống cơ sở hạ
tầng
• Nghiên cứu đưa ra các sản phẩm hợp đồng tương lai mới
• Cung cấp thông tin giao dịch trên thị trường

- Trung tâm thanh toán bù trừ: đóng vai trò người mua đối với bên bán và người
bán đối với bên mua trong các giao dịch của hợp đồng tương lai. Vì vậy rủi ro đối tác
được giảm thiểu tối đa. Với tư cách là một định chế tài chính lớn, trung tâm thanh toán
bù trừ đảm bảo tính an toàn và tin cậy trên thị trường.
- Tổ chức trung gian: là cầu nối cho người mua và người bán tiến hành các giao
dịch hợp đồng tương lai, là những người thực hiện các lệnh mua, lệnh bán hợp đồng
tương lai cho khách hàng (cung cấp dịch vụ môi giới), hoặc cũng có thể tham gia giao
dịch cho chính công ty (trường hợp giao dịch tự doanh). Ngoài ra, tổ chức trung gian
cũng có thể đưa ra ý kiến và các sản phẩm tư vấn nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn
về chứng khoán phái sinh cũng như lựa chọn được công cụ hay chiến lược phù hợp.
- Người sử dụng hợp đồng tương lai: là đối tượng mua hoặc bán hợp đồng tương
lai phục vụ các mục đích đầu cơ hay phòng ngừa rủi ro của mình, không trực tiếp
tham gia mà thông qua các tổ chức trung gian thực hiện hoạt động giao dịch trên thị
trường.

4. Các loại hợp đồng tương lai:
- Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản: Hàng hóa cơ bản bao gồm nông sản (lúa,
gạo, ngũ cốc, gia súc, gỗ, bông, cà phê, cao su…), kim loại (vàng, bạc, nhôm, chì,
thép,…) và năng lượng (dầu nóng, dầu thô, than, điện,…). Thông thường, các hợp
đồng này đều áp dụng hình thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.
7


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
- Hợp đồng tương lai tiền tệ: hàng hóa của hợp đồng này rất đa dạng, có thể là
đồng bảng Anh, đồng đôla Úc, đồng franc Thụy Sỹ,... Hợp đồng tương lai tiền tệ có
thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động
của tỷ giá hối đoái.
- Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu: Hợp đồng tương
lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để đối phó với những

biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khi hợp đồng tương lai trái
phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên.
- Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu: Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai
này là một chỉ số cổ phiếu nhất định. Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số
chung toàn thị trường, chỉ số ngành hay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào
đó. Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn.
- Hợp đồng tương lai cổ phiếu: Cổ phiếu cơ sở của hợp đồng là những cổ phiếu
riêng lẻ được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán và thường đòi hỏi phải đáp
ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về tính thanh khoản trên thị trường.

5. Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng tương lai:
a. Ưu điểm:
- Phòng ngừa rủi ro: Cho phép chuyển rủi ro biến động tỷ giá cho những người sẵn
sang chấp nhận rủi ro với hy vọng không ngừng gia tăng lợi nhuận.
- Tính thanh khoản cao: những người tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai
đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua - bán cái gì, vào thời
điểm nào trong tương lai và giao dịch đó được thực hiện như thế nào. Với tính chất
nhất quán của sản phẩm, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường có thể mở và đóng vị
thế khi cần một cách dễ dàng. Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai có tính
thanh khoản rất cao.
- Đòn bẩy tài chính: nhà đầu tư có thể có một khoản lãi lớn từ vốn đầu tư nhỏ ban
đầu. Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này
thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.
8


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

b. Nhược điểm:
- Phòng ngừa rủi ro làm giảm tiềm năng gia tăng lợi nhuận: sự đối lập giữa vị thế

tài sản cơ sở và vị thế hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư nắm giữ đồng thời khiến cho
lãi/lỗ phát sinh từ hai vị thế này bù trừ (và có thể triệt tiêu) lẫn nhau. Tuy nhiên, khi
thị trường diễn biến theo xu hướng có lợi, nhà đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai
không có khả năng tận dụng biến động có lợi đó để gia tăng lợi nhuận hay thu nhập
cho mình do hiện tượng bù trừ (lãi/lỗ) giữa các vị thế đối lập vẫn tiếp tục diễn ra. Đây
là một điểm hạn chế của việc sử dụng hợp đồng tương lai trong phòng ngừa rủi ro.
- Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy: hiệu ứng đòn bẩy sẽ có lợi khi sự dự báo chiều
hướng biến động giá tài sản cơ sở trở thành hiện thực. Nhưng khi dự báo không xảy
ra, thua lỗ sẽ xảy ra và mức độ sẽ lớn hơn nhiều so với đầu tư trên thị trường giao
ngay do hiệu ứng đòn bẩy.
- Yêu cầu ký quỹ bổ sung: để tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai, nhà đầu
tư phải có sự chuẩn bị nhất định về năng lực tài chính, bởi nếu không thực hiện ký quỹ
bổ sung kịp thời khi có yêu cầu thì vị thế của nhà đầu tư trên thị trường hợp đồng
tương lai sẽ bị đóng lại, gây thua lỗ và có thể dẫn nhà đầu tư tới việc phá sản.

9


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH HỒ TIÊU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC

I. Nhu cầu hồ tiêu trên thị trường thế giới:
Thị trường hồ tiêu thế giới năm 2015 được dự báo sẽ ổn định hơn so với năm 2014.
Giá có xu hướng vẫn duy trì ở mức cao do lượng cầu của thế giới vẫn sẽ lớn hơn so
với lượng cung về hồ tiêu, theo IPC
Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự báo, sản lượng hồ tiêu thế giới vụ 2015 khoảng
374.500 tấn, tăng 38.300 tấn (tăng chủ yếu tăng từ Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka),
cộng tồn kho cuối năm 2014 chuyển sang 2015 khoảng 59.000 tấn. Như vậy, tổng
nguồn cung hồ tiêu thế giới năm 2015 là 433.536 tấn (tăng 12.630 tấn so với năm

2014). Nhu cầu tiêu thụ khoảng 416.000 tấn. Do đó cân đối cung cầu hồ tiêu năm
2015 có thể hài hòa hơn so với năm 2014. Tuy nhiên, giá vẫn có thể duy trì ở mức cao.
Về tiêu dùng hạt tiêu trên thế giới, theo các chuyên gia của IPC nhận định tiêu thụ
toàn cầu của tiêu đang tăng trưởng với tốc độ trung bình là 3%/năm, dẫn đầu là châu
Á (chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc) và Trung Đông. Tăng trưởng từ Mỹ và châu Âu
(bao gồm cả Nga) khá ổn định . Hồ tiêu được cung cấp trên thị trường thế giới đến từ
các nước Việt Nam, Brazil, Indonesia, Maylaysia, Srilanka, trong đó Việt Nam chiếm
gần 50% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu.

II. Mức độ đáp ứng thị trường hồ tiêu thế giới của Việt Nam:
1. Khả năng cung cấp hồ tiêu năm 2015:
Việt Nam là quốc gia sản xuất và XK hạt tiêu hàng đầu thế giới cả về quy mô, chất
lượng và nhiều tiềm năng trong tương lai.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT, chỉ trong 3 năm, diện
tích hồ tiêu cả nước đã tăng đột biến. Năm 2012, cả nước chỉ có hơn 57.000 ha hồ
tiêu, nhưng đến năm 2015, diện tích cây công nghiệp này đã tăng lên hơn 85.000 ha,
vượt quy hoạch hơn 35.000 ha.
Sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2015 ước đạt khoảng 126.000 tấn, giá trị xuất khẩu
khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, tiêu chưa xay của Việt Nam chiếm 83% các
mặt hàng hồ tiêu, cho nên giá trị đem lại chưa cao. Do đó, Bộ NN&PTNT đang có chủ
10


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
trương đầu tư cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến hồ tiêu hiện tại, trong đó có 14
nhà máy chế biến tiên tiến chất lượng cao, đồng thời mở rộng suất và đầu tư mới các
nhà máy chế biến tiêu trắng, nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu trắng lên 30% vào năm 2020, tỷ
lệ tiêu nghiền bột lên 25% năm 2020. Các doanh trong ngành hồ tiêu cũng cho rằng,
hồ tiêu Việt Nam thường bị ép giá, mức giá xuất khẩu thấp so với các nước khác do
chất lượng hồ tiêu chưa đều bởi công nghệ chế biến lạc hậu. Vì vậy, trước nhu cầu các

sản phầm hồ tiêu trắng, tiêu xay trên thế giới ngày càng cao, đây chính là cơ hội để
ngành đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm. Để
làm được điều này, phải có vốn đầu tư rất lớn, nên rất cần nhà nước hỗ trợ.

2.

Thực trạng ngành hồ tiêu của Việt Nam:

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2015, hạt tiêu Việt Nam
đạt kim ngạch 816,37 triệu USD, tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2014.
Hiện cả nước có hơn 200 doanh nghiệp tham gia XK trực tiếp mặt hàng hạt tiêu, trong
đó khoảng 30% là DN FDI. Các thị trường XK chính hiện nay của Việt Nam là Hoa
Kỳ, Đức, Ả rập Xê út, Hà Lan, Singapore, Ấn Độ, Ai Cập, Tây Ban Nha, Pakistan.
11


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Trung bình hàng năm, thị phần XK tiêu Việt Nam vào châu Á là 36%, châu Âu chiếm
34%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%.
Thị trường lớn nhất tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2015 là Hoa Kỳ,
với 173,73 triệu USD, chiếm 21,28% trong tổng kiim ngạch xuất khẩu hạt tiêu cả
nước; tiếp theo là thị trường UAE với 81,93 triệu USD. chiếm 10,04%; Singapore
69,54 triệu USD, chiếm 8,52%; Ấn Độ 57,76 triệu USD, chiếm 7,08%.
Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh ở các thị trường như: Nhật
Bản (+66,7%), Hàn Quốc (+59,92%), Bỉ (+45,23%), Đức (+41,52%).
XK hạt tiêucủa Việt Nam bao gồm chủ yếu hai thành phần là hạt tiêu đen và hạt tiêu
trắng chưa xay. Các sản phẩm hạt tiêu Việt Nam đang được sản xuất và XK chủ yếu là
các hạt tiêu thuộc chi Piper đen và trắng (mã số hàng hóa 0904), khô chưa xay (mã
090411) hoặc đã nghiền (mã 090412). Theo thống kê của Trademap (một hệ thống cơ
sở dữ liệu cập nhật về tình hình thương mại của Trung tâm Thương mại Quốc tế), kim

ngạch XK hạt tiêu chưa xay của Việt Nam tăng 23%/năm, tiêu chưa xay của Việt Nam
chiếm 83%, còn tiêu đã xay của Việt Nam chiếm 17% tổng kim ngạch XK của mặt
hàng hạt tiêu.
Với việc hiện diện tại 100 quốc gia trên thế giới và thị phần lên tới 58%, hồ tiều Việt
Nam đang nắm quyền chi phối ngành hàng nông sản này trên toàn thế giới.
Trong niên vụ trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã đạt kim ngạch 1,2 tỷ
USD, lần đầu tiên hồ tiêu tham gia vào nhóm các mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ
USD. Từ đầu năm tới nay, Việt Nam đã xuất khẩu trên 90.000 tấn hồ tiêu, chiếm 70%
lượng xuất khẩu dự kiến trong năm nay. Mức giá xuất quy đổi đạt trên 200.000
đồng/Kg, cao nhất từ trước tới nay.
Các chuyên gia dự báo, hồ tiêu Việt Nam năm nay tiếp tục thống trị thị trường thế giới
và dự kiến khả năng này còn tiếp tục trong vòng ít nhất 5 năm nữ

12


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam 6 tháng đầu năm 2015

Nguồn: Bộ Nông Ngiệp Và Phát Triển Nông Thôn

13


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
CHƯƠNG III: SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG VỆ RỦI RO
BIẾN ĐỘNG GIÁ SẢN PHẨM HỒ TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
HANFIMEX VIỆT NAM

I. Tổng quan về công ty cổ phần Hanfimex Việt Nam:

 Giới thiệu công ty:
 Tên Công ty: Công ty Cổ phần Hanfimex Việt Nam.
 Tên giao dịch: Vietnam Hanfimex Corporation.
 Tên viết tắt: Hanfimex Corp.
 Trụ sở chính: Tòa nhà CC2A Bắc Linh Đàm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
 Giấy phép kinh doanh: 0106236622 – ngày cấp: 22/07/2012.
 Ngày hoạt động: 22/7/2012
 Điện thoại: +84 (04) 35402612
 Fax: +84 (04) 35402611
 Email:
 Website:
 Mã số thuế: 0106236622
 Ngành nghề kinh doanh:
Công ty Hanfimex Việt Nam là một nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam, xuất
khẩu và phân phối các sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm thường xuyên nhất là
xuất khẩu hạt tiêu, dừa nạo sấy, hạt điều, quế, chè và hoa hồi.
 Sứ mệnh của công ty:
Phấn đấu vì lợi ích và sự hài lòng của khách hàng Việt Nam và quốc tế.

 Định hướng phát triển của công ty:
 Hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành, có tiềm lực mạnh về tài chính và nguồn lực.
 Định hướng trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu, đủ sức cạnh tranh cao
với các công ty lớn cùng lĩnh vực.
 Giá trị cốt lõi của công ty:
 Lấy uy tín làm mục tiêu phát triển, mục tiêu chất lượng
 Hanfimex đảm bảo cung cấp các sản phẩm dịch vụ và đáp ứng mọi yêu cầu đã cam
kết.
 Hanfimex không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
 Hanfimex là đối tác tin cậy, đồng thời là người đồng hành với khách hàng.

II. Quy trình giao dịch hợp đồng tương lai của công ty:

14


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Sản phẩm tham gia giao dịch là hồ tiêu. Giả sử, công ty bắt đầu tham gia giao dịch
hợp đồng tương lai mua bán hồ tiêu trên thị trường IPSTA thông qua ngân hàng môi
giới Techcombank, sàn IPSTA quy định 1 lot hồ tiêu bằng 10 tạ (1 tấn).
Đây sẽ là quy trình thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai của công ty
HANFIMEX tại Ngân Hàng Kỹ Thương Techcombank:
Hàng ngày đại diện công ty sẽ lên mạng giao dịch từ lúc 10.00 am đến 5.00
pm. Căn cứ bảng giá nhấp nháy và những thông tin đọc được trên màn hình nối mạng
trực tuyến, dự đoán hàng hóa mình đang buôn bán sắp tới giá sẽ lên hay xuống để đặt
lệnh mua, bán về số lượng và giá cả cho hợp đồng tương lai.
Lệnh này sẽ được chuyển về trung tâm của Techcombank. Sau khi kiểm tra dữ
liệu chắc chắn, chuyên viên giao dịch sẽ cho khớp lệnh với sàn giao dịch.
Nếu lệnh được khớp thì nó sẽ được nhập trực tiếp đến sàn giao dịch ở nước
ngoài và tại trung tâm của Techcombank. Như vậy, giao dịch coi như đã thực hiện
xong. Mỗi đơn vị hợp đồng (lot) đối với hồ tiêu là 10 tạ.
Hình 2.1 Quy trình giao dịch

Bước 1: Chuẩn bị giao dịch:

 Công ty đã đáp ứng đủ các thủ tục để được cung cấp tài khoản giao dịch như công ty
hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, mở tài khoản tại Techcombank, có sự hiểu biết về
nghiệp vụ giao dịch và có năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu giao dịch.
 Công ty nộp tiền vào tài khoản để chuẩn bị giao dịch.

15



Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

 Công ty đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (Initial Margin, Commission…)
trước khi giao dịch.
Bước 2: Đặt lệnh giao dịch:

 Lệnh có thể đặt trước hoặc trong phiên giao dịch.
 Khách hàng chỉ được giao dịch trong phạm vi số tiền ký quỹ.
 Khách hàng phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (Initial Margin,
Commission…) trước khi giao dịch.
Hình 2.2: Cơ chế giao dịch:

 Sàn giao dịch hoạt động theo nguyên tắc khớp lệnh tập trung
 Có 2 hình thức khớp lệnh là Khớp lệnh điện tử và Đấu thầu trực tuyến
 Lệnh và đặt lệnh:
 Lệnh là một yêu cầu hay một chỉ dẫn thực hiện một giao dịch. Nó lập nên một giao
dịch giữa hai bên đối tác chủ yếu trên cơ sở văn nói.
 Lệnh được nêu một cách rõ ràng, ngắn gọn, do yêu cầu thời gian thực hiện thường rất
gấp.
Các yếu tố của câu lệnh:
Mã giao dịch

Mua/Bán

Mặt hàng

Số lượng


Tháng hợp đồng

Giá

Ví dụ:
1. Công ty A Mua 10 lot ISPTA tháng 7 giá 38.740 Rupi/tạ tương đương 7.245
USD/tấn ( 1 USD = 53,4747 Rupi ).
16


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
2. Công ty B Bán 20 lot SMX tháng 6 giá 6.683 USD/tấn.
Hình 2.3: Quy trình nhận và đặt lệnh của Techcombank

Bước 3: Đánh giá giao dịch:

 Cuối ngày, sàn giao dịch sẽ đưa ra mức giá đánh giá – Settlment Price để đánh giá tất
cả các trạng thái mở của khách hàng tham gia – Marking to market.
 Các báo cáo đánh giá sẽ được gửi đến khách hàng vào cuối ngày hoặc đầu phiên giao
dịch hôm sau.
 Hàng ngày, sàn giao dịch sẽ thực hiện việc đánh giá trạng thái mở của tất cả các đối
tượng tham gia.
 Các khoản Lãi/Lỗ tạm tính sẽ được hạch toán trực tiếp vào tài khoản ký quỹ của từng
khách hàng.
Bước 4: Tài khoản ký quỹ:

 Techcombank thực hiện việc quản lý nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng thông qua
tài khoản ký quỹ.
 Khách hàng phải đóng ký quỹ bổ sung trong trường hợp Margin Call.
 Báo cáo giao dịch.

Hàng ngày, Techcombank gửi 03 bản báo cáo đến cho Khách hàng:

 Xác nhận giao dịch: thể hiện các lệnh khách hàng đã thực hiện được trong phiên giao
dịch.
17


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

 Đánh giá giao dịch: đánh giá các khoản lãi lỗ thực và lãi lỗ tạm tính của khách hàng.

III. Mua bán hồ tiêu bằng hợp đồng tương lai qua IPSTA.
IPSTA là từ viết tắt của India Pepper and Spice Trade Association – thị trường
hợp đồng tương lai Ấn Độ. Thị trường IPSTA hiện là thị trường giao dịch lớn nhất thế
giới dành cho hồ tiêu.
Trên thị trường IPSTA người mua với người bán không gặp gỡ trực tiếp với
nhau mà giao dịch qua trung gian, môi giới là các công ty môi giới, các ngân hàng,
các định chế tài chính.
Các hợp đồng tương lai mua bán hồ tiêu trên thị trường Ấn Độ được mặc định
với khối lượng 10 tạ/lô (hay 1 tấn/lô), nguồn gốc xuất xứ của hồ tiêu rất đa dạng
nhưng tập trung chủ yếu ở một số nước như Đông Nam Á, Nam Mỹ và Châu Phi,
trong đó Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới – nước ta hiện nay
có sản lượng chiếm trên 30% tổng sản lượng các nước trồng tiêu toàn thế giới và
lượng xuất khẩu chiếm trên 50% thị phần giao dịch hồ tiêu toàn cầu, sau đó là
Indonesia và Brazil.
Để được phép giao dịch trên thị trường Ấn Độ, hồ tiêu phải đạt những tiêu
chuẩn chất lượng được quy định rõ trong một bản hướng dẫn trên website của sàn giao
dịch này.
Mức xê dịch giá tối thiểu là 1.000 Rupi/tạ (10.000 Rupi/lô). Giờ giao dịch từ
thứ hai đến thứ sáu mở cửa lúc 10.00 am và đóng cửa lúc 5.00 pm; thứ bảy mở cửa lúc

10.00 am và đóng cửa lúc 2.00 pm.
Chính phủ chỉ định Ngân Hành Cổ Phần Kỹ Thương Techcombank là Ngân
hàng đầu tiên được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng hóa phái sinh từ tháng 9 năm
2004 và tiên phong trong việc giới thiệu và phát triển sản phẩm Hợp đồng hàng hóa
tương lai tại Việt Nam. Cho tới nay, các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam thực hiện mua
bán trên thị trường hợp đồng tương lai Ấn Độ đều phải thông qua môi giới của
Techcombank. Ngân hàng này giữ vai trò đại lý giao dịch làm cầu nối cho nhà xuất

18


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
khẩu Việt Nam và doanh nhân hồ tiêu quốc tế. Sở dĩ phải như vậy vì khung pháp lý
của Việt Nam chưa đầy đủ đối với loại hình kinh doanh theo thông lệ quốc tế.
IV. Ứng dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro về biến động giá sản
phẩm hồ tiêu tại công ty HANFIMEX
1. Phân tích một hợp đồng cụ thể
Giả sử 1 hợp đồng ký vào ngày 1/7/2015 công ty Hanfimex với công ty X. Công ty
ký bán 80 lô = 80 tấn hồ tiêu giao vào ngày 1/8/2015 theo điều khoản về giá như sau:
-

Mức xê dịch giá tối thiểu là 1.000 Rupi/tạ (10.000 Rupi/lô) được chốt
vào ngày 1/8/2015

-

Trong trường hợp bên bán không chốt giá cuối cùng, bên mua sẽ tự
động chốt giá theo giá thị trường IPSTA vào thời điểm đó. Nếu hợp
đồng chưa chốt giá vào lúc giao hàng thì bên mua phải trả cho bên bán
70% giá trị tiền hàng thị trường IPSTA vào tháng 8/2015, khoản tiền

còn lại sẽ được trả vào ngày sau khi chốt giá toàn bộ hợp đồng.

• Theo hợp đồng này công ty đã ký theo giá Provisional Invoice theo giá hợp
đồng đóng cửa ngày 30/7/2015 là 655 rupi/kg, trừ lùi 90 rupi/ kg
-

Vào ngày giao hàng công ty X trả trước cho Hanfimex 70% giá trị tiền
hàng là : (655 – 90 ) x 70% = 395.5 rupi/ kg
=> đây là mức loss- top, mức chặn lỗ trên hóa đơn tạm tính.

-

30% còn lại công ty X sẽ trả cho Hanfimex vào ngày chốt giá cuối
cùng.

 Giá chốt trên hóa đơn tài chính là 663 rupi/ kg , trừ lùi 100 rupi/kg
-

Tổng tiền thật ( 663-100) x 80 tấn x 1000 kg =45040000 rupi

-

Mức tiền nhận từ 70% theo Provisional invoice là : 395.5 x 80 x 1000=
31640000rupi

-

Mức tiền còn lại là : 45040000 – 31640000 = 13400000 rupi
19



Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Sau khi ký kết hợp đồng xuất bán, công ty tiến hành thu mua hồ tiêu trong nước
với 80 tấn. Giá của hàng nội địa phải thấp hơn giá tương lai sẽ có lãi, ở đây công ty
thu mua trong nước với mức giá 12000đ/kg. Mua được lượng hồ tiêu cần thiết, công
ty tiến hành giao hàng, chốt giá nhận khoảng 30% tiền còn lại, sau đó thanh toán hợp
đồng tính lỗ lãi.
Trên đây là một ví dụ mô tả giao dịch hàng hóa trên thị trường thực từ đó ta áp
dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro bằng chiến lược phòng vệ khi giá biến
động trong kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu của công ty Hanfimex trên sàn IPSTA sẽ
được phân tích rõ dưới đây.
2. Ứng dụng hợp đồng tương lai
Giao dịch hợp đồng tương lai trong giao dịch mua bán hồ tiêu đen được công ty
sử dụng như công cụ phòng ngừa rủi ro khi giá biến động giá cụ thể công ty dùng
chiến lược phòng vệ rủi ro (Hedging)
Phòng vệ rủi ro ( Hedging) là việc thực hiện các vị thế (mua/bán) trên thị trường
tài chính cân bằng và ngược lại với vị thế đang thực hiện trên thị trường hồ tiêu thực,
với mục đích giảm thiểu tác động bất lợi của biến động giá hồ tiêu lên giá trị hàng
thực của bạn.
Trường hợp 1: Tự phòng vệ mua ( Long Hedge)
Trường hợp này được công ty sử dụng khi có hợp đồng xuất bán hàng nhưng chưa
có hợp đồng thu mua hàng từ các nhà sản xuất trong nước. Khi giá biến động theo
chiều hướng tăng gây bất lợi cho công ty, công ty sẽ quyết định mua lượng hàng hóa
tương ứng trên thị trường tương lai mà công ty tính toán là sẽ hợp lý.
Cụ thể như sau:
Giả sử, tháng 7/2015, công ty ký hợp đồng xuất khẩu 100 tấn hồ tiêu với giá 645
Rupi/kg rao hàng thực vào tháng 8/2015, nhưng do dự đoán giá tiêu biến động tăng
lên, gây bất lợi cho công ty nên công ty quyết định mua 100 lô (1 lô = 1 tấn) trên thị
trường tương lai với cùng mức giá trên.
20



Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

Ta thấy trên thị trường thực, công ty đã lỗ 29 Rupi/ kg, nhưng trên thị trường
tương lai công ty đã lời 29 Rupi/ kg, khoản lời này bù đắp khoản lỗ cho công ty nên
phòng ngừa rủi ro biến động giá gây thua lỗ
Trường hợp 2: Tự phòng vệ bán ( Short Hedge)
Trường hợp này được ứng dụng khi công ty đã thu mua được một lượng hàng
trong nước nhưng vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu hàng, khi giá giảm gây bất lợi cho
công ty thì công ty sẽ bán lượng hàng này trên thị trường tương lai để bảo toàn lợi
nhuận kinh doanh

21


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
Nhận xét

- Khi doanh xuất nhập khẩu sử dụng hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro về giá, mục
tiêu là cần xác định trạng thái mua hay bán để trung hòa rủi ro hay doanh nghiệp sẽ sử

-

dụng hợp đồng tương lai có vị thế ngược lại với mặt hàng doanh nghiệp sẵn có.
Đối với hợp đồng bán tương lai, doanh nghiệp sẽ lỗ khi giá hồ tiêu lên và lãi khi giá
hồ tiêu xuống. Như vậy khi giá giảm thì lãi của hợp đồng tương lai bù đắp lỗ của
doanh nghiệp. Khi giá tăng thì lỗ của hợp đồng tương lai được bù đắp bơi lãi của
doanh nghiệp.


V. Những lợi ích và khó khăn của công ty khi tham gia hợp đồng tương lai:
1. Lợi ích:


Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới kể từ năm 2002
và tháng 3 năm 2005 Việt Nam là thành viên chính thức của IPC, đây là thuận
lợi trong việc hợp tác với các nước thành viên khác và cùng IPC giải quyết
những vấn đề liên quan đến cung/cầu, thị trường xuất khẩu và biến động giá cả.



Trong khoảng năm năm qua, thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam được mở
rộng, từ khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ lên trên 90 như hiện nay, từ các thị
trường truyền thống và trung gian như Singapore và khối Đông Âu sang thị
trường nhiều tiềm năng như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và gần đây là Nhật
bản.



Năng suất hồ tiêu Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong số các nước trồng và
xuất khẩu hồ tiêu ở châu Á và giá thành sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tương đối
thấp hơn các nước trong khu vực.

2. Khó khăn:


Giao dịch hàng hóa trên thị trường giao sau và sử dụng hợp đồng tương lai để
thực hiện giao dịch là một vấn đề hết sức phức tạp và còn rất mới mẻ ở Việt
Nam nên cần có trình độ chuyên môn vững vàng để tham gia giao dịch.


22


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối


Tình hình thời tiết ngày càng bất lợi, sâu bệnh phát triển, quản lý quy trình
canh tác (sử dụng giống, bón phân, sử dụng thuốc BVTV…) đang là những vấn
đề nóng ảnh hưởng tới chất lượng, vệ sinh an toàn cho sẩn phẩm hồ tiêu.



Trong thương mại, thị trường hồ tiêu Việt Nam cũng chịu chi phối bởi các nhà
đầu cơ.



Tuy thành công là vô cùng nổi bật nhưng ngành hồ tiêu cũng đang đối mặt với
nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho tương lai, đó là việc nông dân tự phát mở rộng diện
tích dẫn đến khó kiểm soát. Phần lớn Hồ tiêu Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng
thô, hàm lượng công nghệ thấp, chưa có thương hiệu… cũng là những yếu tố
đang có nguy cơ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và phát triển bền vững của
ngành Hồ tiêu Việt Nam trong tương lai.

KẾT LUẬN

Hồ tiêu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
góp phần đưa tên tuổi sản phẩm nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên,
trong thời gian qua, tình hình xuất khẩu hồ tiêu phát triển mạnh cùng với sự biến động
tăng giảm giá hồ tiêu đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển ngành sản xuất hồ tiêu tại

thị trường trong nước. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những chính sách,
biện pháp đúng đắn nhằm hạn chế những khó khan, rủi ro do biến động giá gây ra để
23


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối
đưa ngành hồ tiêu Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát
triển của đất nước.
Cùng với nỗ lực của toàn ngành, công ty cổ phần Hanfimex cần kịp thời đưa ra
những chính sách đúng đắn đưa công ty từng bước vượt qua khó khăn và chứng tỏ bản
lĩnh của mình trên trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

/> /> /> /> />
24


Tiểu luận Kinh doanh ngoại hối

25


×