Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vấn đề môi trường trong phát triển bền vững chuỗi giá trị tôm xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.73 KB, 31 trang )

Trường đại học Ngoại Thương
Khoa Kinh tế quốc tế

Tiểu luận Kinh tế phát triển

“Vấn đề môi trường trong phát triển bền vững chuỗi giá trị tôm
xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long”


MỤC LỤC
Nội Dung....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM XUẤT
KHẨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...............................................................................2
1.1 Khái quát về chuỗi giá trị và phát triển bền vững........................................................2
1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị............................................................................................2
1.1.2 Cơ cấu thành phần chuỗi giá trị.............................................................................3
1.1.3 Lý thuyết về phát triển bền vững............................................................................3
1.1.4 Chuỗi giá trị và mục tiêu phát triển bền vững........................................................4
1.2. Giới thiệu chuỗi giá trị tôm xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long...............4
1.2.1 Giới thiệu chung......................................................................................................4
1.2.2 Hệ thống nuôi tôm ở ĐBSCL..................................................................................5
1.2.3 Các chủ thể tham gia chuỗi giá trị tôm...................................................................5
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM XUẤT KHẨU VỚI MÔI
TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI GÓC ĐỘ CÁC NHÂN TỐ THAM GIA
CHUỖI...................................................................................................................................10
2.1. Khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào.........................................................................10
2.1.1. Môi trường và chất lượng nguồn cung nguyên liệu............................................10
Nguyên liệu đầu vào là khâu khởi đầu của bất kì chuỗi giá trị sản xuất nào; và trong chuỗi
giá trị tôm xuất khẩu, chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào càng có tác động to lớn
đến sự hoạt động thuận lợi của chuỗi. Ở đây, khâu đầu vào bao gồm cung cấp giống,
cung cấp thức ăn và hóa chất. Nhưng chất lượng nguồn cung này cũng đang gặp những


khó khăn nhất định mà tác động môi trường là nguyên nhân lớn.......................................10
2.1.2. Cung nguyên liệu đầu vào cho ngành tôm và tác động đến môi trường............11
2.2. Khâu sản xuất............................................................................................................12
2.3. Khâu thu mua, chế biến............................................................................................14
2.4. Khâu thương mại.......................................................................................................16
CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM XUẤT KHẨU HÀI HÒA VỚI DUY TRÌ
MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG..................................................................................................19
3.1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chuỗi ngành tôm xuất khẩu..................19
3.2. Xu hướng phát triển ngành tôm................................................................................20


3.2.1 Yêu cầu của thị trường quốc tế với mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam:............20
3.2.2 Định hướng cơ cấu ngành hàng tôm trong giá trị xuất khẩu thủy sản:...............22
Chúng ta hãy quan sát biểu đồ về cơ cấu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào hai
thị trường lớn là Trung Đông( nước Israel ) và thị trường Liên minh châu Âu qua hai
biểu đồ dưới đây để xác định tỷ trọng của ngành tôm xuất khẩu....................................22
3.2.3 Triển vọng phát triển của ngành tôm xuất khẩu:..................................................23
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường tính thân thiện với môi trường trong phát triển
chuỗi giá trị tôm xuất khẩu................................................................................................24
3.3.1 Tăng cường biện pháp quản lý kiểm soát chất lượng:........................................24
Chính phủ cần thắt chặt các biện pháp kiểm soát chất lượng khu vực nuôi tôm, đặc biệt
là các chỉ số đo lượng hàm lượng các hóa chất trong chất thải ra môi trường. Có thể kể
đến một số yêu cầu cụ thể và gần gũi nhất như:..............................................................24
3.3.2 Thiết lập quy trình sản xuất khoa học và hỗ trợ sản xuất:...................................25
Ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế
phát minh để ứng dụng, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối
hợp nghiên cứu triển khai.................................................................................................25
Áp dụng các biện pháp sinh học, bảo vệ môi trường để xử lý nước thải nuôi tôm như:
Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật (nhuyễn thể ở Trung Quốc) , Phương pháp sử
dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm ( sò huyết ở Cà Mau), Hồ sinh học,

Các hệ thống đất ngập nước,…........................................................................................25
3.3.3 Nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người nông dân tham gia chuỗi giá trị:........25

Lời kết.......................................................................................................................... 26
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................27
16. />17. />18. />option=com_technology&task=viewDetail&id=144&Itemid=30........................................28


Lời mở đầu
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km 2,
chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng
360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng
trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng
có khoảng 750 km chiều dài bờ biển ( chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn
quốc ) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều ( 70 - 80% là bãi triều cao
).....Với những lợi thế tự nhiên rất lớn đó đã đưa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
trở thành vùng trọng điểm của Việt Nam cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất
khẩu thủy sản mà đặc biệt là chuỗi ngành hàng tôm. Chuỗi giá trị tôm ở ĐBSCL giữ
một vai trò quan trọng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản (NTTS) của Việt Nam,
năm 2011 ngành công nghiệp tôm tại vùng ĐBSCL đã chiếm 92% diện tích nuôi và
75% sản lượng tôm nuôi cả nước. Không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà
còn để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
toàn vùng ước đạt 4 tỷ USD, tăng 27% năm 2010. Tôm các loại chiếm 190.000 tấn,
kim ngạch đạt 1,8 tỷ USD.
Tuy vậy, trong thời gian gần đây chuỗi giá trị tôm xuất khẩu ở ĐBSCL đang phải
đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như chưa được khai thác, chưa phát huy hết
so với tiềm năng vốn có của nó, thiếu qui hoạch hoặc qui hoạch chạy theo diện tích và
sản lượng; thiếu đầu tư hoặc chưa được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS,
đặc biệt là các vấn đề môi trường trong và xung quanh các khu vực nuôi như việc hệ
thống thủy lợi; dịch bệnh diễn biến phức tạp chưa có giải pháp phòng trị triệt để đang

đặt ra vấn đề cần được quan tâm. Để bảo đảm phát triển lợi thế cạnh tranh của chuỗi
giá trị ngành nuôi trồng tôm xuất khẩu ở ÐBSCL thì việc định hướng phát triển theo
hướng bền vững, thân thiện môi trường đóng một vai trò cực kì quan trọng. Tuy nhiên
hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích ảnh hưởng cũng như những tác
động của vấn đề môi trường đối với sự phát triển của chuỗi giá trị tôm xuất khẩu để
đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp hợp lí. Vì vậy xuất phát từ thực tiễn
trên nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài bài tiểu luận nghiên cứu của mình về “Vấn đê
môi trường trong phát triển bên vững chuỗi giá trị tôm xuất khẩu khu vực đồng
bằng sông Cửu Long”.

1


Nội Dung
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ
TRỊ TÔM XUẤT KHẨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Khái quát về chuỗi giá trị và phát triển bền vững
1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị
Theo nghĩa hẹp, chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động được thực hiện bởi một
chủ thể để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai
đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và
phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi…Tất cả những hoạt động này tạo thành một
“chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ
sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều chủ thể
khác nhau cùng thực hiện như người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân,
người cung cấp dịch vụ…để biến một nguyên liệu thô thành một thành phẩm. Theo
nghĩa rộng, chuỗi giá trị bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch
theo các mối liên kết với các chủ thể khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến…vv.
Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả những vấn đề về tổ chức và điều phối, các chiến

lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Trong
kinh tế phát triển, chuỗi giá trị thường được hiểu theo nghĩa rộng.
Tựu chung lại, chuỗi giá trị (Value chain) là mô hình thể hiện một chuỗi các hoạt
động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các hoạt
động này. Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau hoặc theo
thứ tự song song. Mô hình này phù hợp ở cấp độ đơn vị kinh doanh (business unit) của
một ngành cụ thể.
Mô hình chuỗi giá trị chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp
và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp. Mô hình chuỗi giá
trị cho thấy rằng mọi hoạt động trong chuỗi đều tham gia vào quá trình tạo ra giá trị
cho sản phẩm. Ngoài ra, mô hình chuỗi giá trị còn là cơ sở để các nhà quản trị đánh
giá, xem xét để đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số
hoạt động trong chuỗi giá trị (outsourcing)
2


1.1.2 Cơ cấu thành phần chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được đề xuất bởi Michael Porter, bao gồm 3 thành phần:
• Hoạt động chính: Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau. Nhóm
hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt
động trong nhóm này gồm:
+ Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): Nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ nguyên
liệu đầu vào.
+ Chế tạo (Operations): Tạo ra sản phẩm
+ Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): Vận chuyển thành phẩm, lưu giữ trong các
kho bãi
+ Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales): Giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm
+ Dịch vụ (Service): Bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ khách hàng
• Hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động chính nhằm
mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần

tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:
+ Mua hàng (Procurement): Mua máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào
+ Phát triển công nghệ (Technology development): Cải tiến sản phẩm, quy trình sản
xuất
+ Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): Tuyển dụng, đào tạo, phát
triển, và đãi ngộ
+ Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure): Quản lý, tài chính, kế toán, pháp
lý...
• Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Doanh nghiệp
sẽ được coi như là có lợi nhuận nếu như doanh thu bán hàng lớn hơn chi phí bỏ ra.
Trong mô hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra của các hàng hóa
và các giá trị này được tạo ra thông qua các hoạt động được thể hiện trên mô hình
về chuỗi giá trị. Chi phí chính là các khoản tiêu hao để thực hiện các hoạt động
trên.

1.1.3 Lý thuyết về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm nguy
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
3


Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà
giữa ba mặt của sự phát triển, bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội
và bảo vệ môi trường.
Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định,
thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hôi, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Quan điểm của Việt Nam về phát triển bền vững là: phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo

an ninh quốc phòng.

1.1.4 Chuỗi giá trị và mục tiêu phát triển bền vững
Phát triển bền vững chuỗi giá trị đóng vài trò vô cùng quan trọng trong việc đáp
ứng những thách thức và gia tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy, mô hình chuỗi giá trị ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều thiếu sót: mối
quan hệ và hợp tác lỏng lẻo giữa các tác nhân trong chuỗi, người sản xuất không chú ý
tới thị trường và nhu cầu của thị trường, cơ cấu hỗ trợ, đào tạo và nghiên cứu phát
triển còn lạc hậu, những cản trở và tác động tới môi trường chưa được xem xét thấu
đáo. Vì vậy, phát triển bền vững chuỗi giá trị là nhu câu vô cùng bức thiết, nhằm tăng
cường năng lực thể chế và quan hệ hợp tác trong các tiểu ngành, tạo cơ hội cho các
nhà sản xuất tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế, gia tăng giá trị cho sản
phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thu nhập cho người sản xuất.

1.2. Giới thiệu chuỗi giá trị tôm xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu
Long
1.2.1 Giới thiệu chung
Tôm nuôi là đối tượng nuôi nước lợ chủ lực với diện tích nuôi năm 2010 khoảng
570.000 ha, sản lượng 450.300 tấn, tương ứng với 94% tổng diện tích và 70% sản
lượng nuôi thủy sản nước lợ của Việt Nam, đã gia tăng nhanh trong việc đóng góp vào
tỷ trọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong suốt một thập kỷ vừa qua. Năm 2011, sản
phẩm tôm xuất khẩu đã đạt 220.000 tấn tương đương khoảng 2,4 tỷ đô la Mỹ. Xuất
khẩu tôm chiếm 18% về khối lượng và 38% về giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam.

4


Ngành hàng tôm nước lợ ở ĐBSCL giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực
NTTS của Việt Nam, năm 2011 ngành công nghiệp tôm tại vùng ĐBSCL đã chiếm

92% diện tích nuôi và 75% sản lượng tôm nuôi cả nước.

1.2.2 Hệ thống nuôi tôm ở ĐBSCL
− Hệ thống nuôi đầu tư thấp bao gồm tôm kết hợp trong rừng ngập mặn, hoặc nuôi
tôm trên ruộng lúa: mật độ ~3-6 PL/m2, năng suất đạt ~250-700 kg/ha. Hệ thống
này chiếm khoảng 90% tổng diện tích tôm nuôi và sản xuất được 62% tổng sản
lượng tôm nuôi.
− Hệ thống nuôi bán thâm canh: mật độ ~10-15 PL/m2 năng suất đạt ~1,0-2,0 tấn/ha.
Hệ thống này chỉ đóng góp 2%tổng diện tích nuôi và khoảng 4% tổng sản lượng
tôm nuôi.
− Hệ thống nuôi thâm canh: mật độ ~20-40 PL/m2 năng suất đạt ~2,5-6 tấn/ha. Hệ
thống này chiếm khoảng 8% tổng diện tích và đóng góp 34% tổng sản lượng tôm
nuôi.
− Vùng sản xuất tập trung chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Cà Mau, Bạc Liêu
và Sóc Trăng là các tỉnh chủ lực trong phát triển nuôi tôm, và đã đóng góp khoảng
50% tổng sản lượng tôm nuôi cả nước năm 2011.

1.2.3 Các chủ thể tham gia chuỗi giá trị tôm

5


Quản lý ngành, hiệp hội và trường, viện liên quan tới ngành tôm

Trại sản xuất
và ương/vèo
tôm giống

Cơ sở nuôi tôm
thương phẩm


Thương lái thu
mua tôm nguyên
liệu/thương phẩm

DN chế
biến xuất
khẩu

Cơ sở kinh
doanh thức ăn,
thuốc cho nuôi
tôm

• Trại sản xuất giống và ương/vèo tôm giống
Năm 2009, ĐBSCL có 1.100 trại sản xuất giống (SXG) tôm sú và 5 trại SXG tôm
chân trắng (TCT), sản lượng hơn 9 tỷ tôm và hơn 250 triệu TCT giống, nhưng chỉ đáp
ứng không quá 50% nhu cầu tôm giống cho nghề nuôi của vùng.
Các trại SXG tôm ở vùng này ra đời chủ yếu trong giai đoạn 1997-2001. Mỗi trại
có diện tích bình quân 530 m2 với khoảng 20-30 bể ương ấu trùng, thể tích 4,8 m3/bể.
Mật độ ương ấu trùng bình quân 149,3 con/lít (±50,9), tỷ lệ sống 56,7% và năng suất
81.300 con/m3-/đợt (±31,0).
Các cơ sở ương vèo (CSUV) tôm giống xuất hiện chậm hơn, đa số từ sau năm
2000. Diện tích bình quân 154 m2 với 5-7 ao hoặc bể ương, thể tích 3,2 m3/ao, bể.
Mỗi đợt một cơ sở mua khoảng 2,3 triệu PL, với mật độ 102,0 PLs/m3 (±44,6), tỷ lệ
sống và năng suất tương ứng là 90,0% và 92,9 con/m3. Gần như toàn bộ tôm giống sau
khi ương, vèo đều bán trực tiếp cho người nuôi tôm trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Mỗi
CSUV vận hành khoảng 50 đợt/năm (3-5 ngày/đợt), chi phí 2,11 tr.đồng/m3/đợt
(±1,06), trong đó 85,1% dành cho mua PL đầu vào. Lợi nhuận từ UV tôm bình quân
đạt 1,52 tr.đồng/m3/đợt (±0,97), tỷ lệ số CSUV có lãi khá cao (93,3%).

Đa số người cung cấp tôm sú giống nhận định ngành tôm ở ĐBSCL sẽ còn phát
triển nhẹ (58,3%). Khó khăn cơ bản đối với họ gồm: (1) dịch bệnh nhiều, (2) thời tiết
bất thường, (3) chất lượng PL thấp, và (4) cạnh tranh nhiều giữa tôm giống sản xuất tại
địa phương và tôm nhập từ miền Trung. Những giải pháp chủ yếu của hai nhóm cung
cấp giống là: (i) chọn tôm mẹ có chất lượng tốt, (ii) chủ động tìm nguồn PL chất lượng
cao, và (iii) gia cố lại trại SXG hoặc CSUV nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi thời
tiết.
6


• Cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc cho nuôi tôm
Đại lý kinh doanh thức ăn thủy sản (TATS) và thuốc thú y thủy sản (TYTS) cấp 1
có quy mô diện tích trung bình 175,9 m2, lớn hơn 2 lần đại lý cấp 2 (78,0 m2). Đại lý
cấp 1 thường kinh doanh đa dạng nhiều mặt hàng TATS và thuốc TY cho cả thủy sản
và gia súc, trong khi 100% đại lý cấp 2 chỉ kinh doanh thuốc cho tôm.
Sản lượng thức ăn tôm mua bán khoảng 554,4 tấn/đại lý/năm, giá trị thuốc là
447,6 tr.đồng/đại lý/năm và chênh lệch 2-5 lần giữa đại lý cấp 1 và cấp 2. Mức chiết
khấu cho TATS từ 7,4-8,5% và cho thuốc TYTS là 20,0-21,1%. Cả hai cấp đại lý đều
ưu tiên bán hàng trực tiếp cho người nuôi (64,3% lượng thức ăn và 81,7% giá trị
thuốc).
• Cơ sở nuôi tôm thương phẩm
Năm 2010, ĐBSCL có 558.740 ha nuôi tôm mặn lợ, trong đó khoảng 12,5% nuôi
thâm canh/bán thâm canh (TC/BTC), còn lại là nuôi quảng canh cải tiến (QCCT),
trong đó tôm-lúa khoảng 25%).
Diện tích của mỗi cơ sở nuôi tôm TC/BTC khoảng 2,2 ha (1-3 ha là chủ yếu)
nhưng chỉ gần 70% thực sự sử dụng cho tôm. Mật độ tôm giống thả bình quân 27,6
con/m2 (±5,8), hầu hết là tôm giống nhập từ miền Trung qua các CSUV (68,6%) và
đều được kiểm dịch. Tất cả đều dùng thức ăn viên, hệ số thức ăn bình quân 1,49 và thu
hoạch toàn bộ một lần sau thời gian nuôi khoảng 4,5-5 tháng. Tỷ lệ sống bình quân đạt
67,4% với năng suất 4,1 tấn/ha/vụ (±1,6). Có 87,9% sản lượng tôm nuôi TC/BTC được

bán cho các vựa hay DN thu mua quy mô lớn, một số ít (7,6%) bán được trực tiếp
cho nhà máy chế biến (NMCB), phần còn lại là tôm không đạt kích cỡ được bán cho
người thu gom nhỏ lẻ. Tổng chi phí nuôi tôm

TC/BTC là 307,0 tr.đồng/ha/vụ

(±213,7), lớn nhất là chi phí thức ăn (67,9%) và thuốc phòng trị bệnh (9,2%). Giá
thành 1kg tôm TC/BTC khoảng 68.500 đồng, lợi nhuận 50.000 đồng. Năm 2009-2010
có 11,4% số hộ thua lỗ, đây là tỷ lệ khá thấp so với mức bình quân chung 20-25% ở
ĐBSCL trong suốt 15 năm trước đó.
Diện tích bình quân 1 cơ sở nuôi tôm QCCT khoảng 3,7 ha (hầu hết là 2-4
ha), trong đó gần 85% sử dụng cho nuôi tôm. Mật độ thả tôm giống bình quân cả năm
8,0 con/m2, 45% số tôm giống mua từ các trại SXG ở địa phương, nhưng có hơn
một nửa số hộ không kiểm dịch tôm giống. Tỷ lệ sống và năng suất bình quân tương
ứng là 32,6% và 590,5 kg/ha/năm, nhưng rất khác biệt (150-900kg). Một nửa sản
lượng tôm

QCCT bán cho người thu gom vì sản lượng mỗi lần thu ít, chỉ khi thu
7


tập trung với sản lượng nhiều mới bán trực tiếp cho các vựa hay DN thu mua (41,6%).
Tổng chi phí nuôi QCCT 37,8 tr.đồng/ha/năm (±43,4), quan trọng nhất là: thức ăn bổ
sung (33,9%), công lao động - kể cả lao động gia đình (28,5%), tôm giống (12,2%) và
chi sên vét, cải tạo ao (12,0%). Giá thành 1kg tôm

QCCT khoảng 57.900 đồng, lợi

nhuận 73.100 đồng/kg. Tỷ lệ số hộ thua lỗ trong năm 2009-2010 cao gấp 3 lần so với
nuôi TC/BTC (34,3%).

Hầu hết người nuôi tôm nhận định ngành tôm ở ĐBSCL sẽ còn phát triển, vì vậy
khoảng một nửa trong số họ dự định sẽ tăng thêm hoạt động nuôi tôm. Nhưng nuôi
tôm gặp một số khó khăn cơ bản như: (1) dịch bệnh nhiều; (2) nguồn nước bị ô
nhiễm; (3) thiếu vốn sản xuất; và (4) thời tiết bất thường. Giải pháp mà người nuôi
tôm đề xuất chủ yếu là: (i) tìm nguồn thuốc phòng trị bệnh có hiệu quả hơn, (ii) được
cho vay vốn sản xuất, và (iii) xử lý nguồn nước cấp triệt để nhằm hạn chế lây lan dịch
bệnh.
• Thương lái thu mua tôm nguyên liệu/thương phẩm
Mỗi cơ sở thu gom chỉ rộng khoảng 20,4 m2, chỉ hơn 1/4 so với đại lý/vựa
(74,8m2) và gần bằng 1/18 so với DN thu mua (383,3 m2).. Khoảng 85,4% số thương
lái có lãi và chỉ có 37,5% trong số họ nhận định ngành hàng này sẽ vẫn tăng nhẹ, trong
khi 52,1% thấy không thể phát triển thêm. Thương lái ít quan tâm đến các chính sách,
quy định. Khó khăn cơ bản là: (1) cạnh tranh nhiều, (2) thiếu vốn, (3) sản lượng mua
bán thấp, và (4) việc cung cấp đầu vào biến động nhiều theo thời vụ. Họ nhận thấy
cần phải: (i) giữ uy tín với khách hàng, (ii) tìm vay thêm vốn, (iii) tìm mua tôm từ
nhiều nguồn, (iv) mua tôm với giá cao hơn, (v) tăng cường hỗ trợ cho người nuôi.
• DN chế biến xuất khẩu
Các nhà máy chế biến (NMCB) tôm thường xuyên phải hoạt động dưới 55%
công suất thiết kế do thiếu nguyên liệu. Sản lượng tôm thành phẩm trung bình 8.452
tấn/nhà máy/năm, 99% dành để XK, thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU (các thị
trường khác chỉ chiếm 12,2%). Chi phí tăng thêm bình quân cho 1kg tôm nguyên liệu
8.630 đ, mang lại lợi nhuận 8.670 đ. Do khó khăn thu số liệu chi tiết nên không tính
được đầy đủ thu nhập và lợi nhuận của nhóm này.
Đa số NMCB cho rằng ngành hàng tôm vẫn sẽ phát triển, nhưng khó khăn chung
là: cơ sở hạ tầng chưa tốt; thiếu nhân lực có kỹ thuật và năng lực quản lý; cạnh tranh
thiếu lành mạnh ở cả trong nước và trên thị trường quốc tế. Các chính sách về môi
8


trường, VSATTP, tín dụng và XNK có tác động mạnh tới nhóm này. Họ cần tăng

cường đào tạo nhân lực; đầu tư thêm diện tích nuôi để chủ động nguyên liệu; hạ giá
thành sản phẩm; đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh
tranh. Chính sách XNK cũng cần được cải tiến thông thoáng hơn trong việc nhập
nguyên liệu từ nước ngoài khi thiếu nguyên liệu trong nước. Việc mở cơ quan thuế
quan XNK ở cấp tỉnh có thể giúp giảm thời gian và chi phí cho các DN CBXKTS.
• Quản lý ngành, hiệp hội và trường, viện liên quan tới ngành tôm
Nhóm cán bộ cấp tỉnh, các hiệp hội và trường/viện có liên quan nhận xét các
chính sách có tác động đến ngành tôm nhiều nhất là về: (1) môi trường; (2) xuất nhập
khẩu, và (3) quản lý chất lượng sản phẩm và VSATTP. Có trên 70% chuyên gia
đánh giá liên kết trong ngành tôm ĐBSCL chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Gần 60%
trong số họ cho rằng ngành này sẽ còn tăng cả về quy mô và sản lượng, nhưng phải đối
diện với các rủi ro lớn: (i) khí hậu bất thường; (ii) môi trường nước ô nhiễm; (iii) thị
trường đầu vào biến động; và (iv) thị trường đầu ra bất ổn.

9


CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM XUẤT
KHẨU VỚI MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI
GÓC ĐỘ CÁC NHÂN TỐ THAM GIA CHUỖI
2.1. Khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào
2.1.1. Môi trường và chất lượng nguồn cung nguyên liệu
Nguyên liệu đầu vào là khâu khởi đầu của bất kì chuỗi giá trị sản xuất nào; và
trong chuỗi giá trị tôm xuất khẩu, chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào càng có
tác động to lớn đến sự hoạt động thuận lợi của chuỗi. Ở đây, khâu đầu vào bao gồm
cung cấp giống, cung cấp thức ăn và hóa chất. Nhưng chất lượng nguồn cung này cũng
đang gặp những khó khăn nhất định mà tác động môi trường là nguyên nhân lớn.
Chất lượng nguồn tôm giống hiện là vấn đề lớn nhất trong phát triển chuỗi sản
xuất tôm, là nguyên nhân nghi ngờ hàng đầu trong việc gây ra dịch bệnh con tôm nuôi
chết hàng loạt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hồi cuối năm 2011, kết quả khảo

sát của các cơ quan chức năng đều cho thấy tình trạng yếu kém của các cơ sở cung
giống. Trong điều kiện sản xuất giống hiện nay hầu hết nguồn tôm bố mẹ lệ thuộc vào
đánh bắt tự nhiên nên chất lượng, số lượng chưa đảm bảo nhất là vào mùa vụ nuôi
chính khi nhu cầu con giống tăng cao. Sự biến đổi khí hậu và diễn biến môi trường
khó lường không chỉ gây lúng túng cho người nuôi tôm thành phẩm mà còn cho cả cơ
sở sản xuất giống. Các diễn biến thời tiết bất lợi như mùa mưa, nước lũ, xâm nhập
măn, nhiệt độ và độ ẩm bất thường đều dễ tác động đến sức khỏe tôm giống. Việc quy
hoạch xây dựng vùng nuôi tôm phải mất khoảng 5 năm, nhưng sau khi tiến hành thực
tế thì điều kiện môi trường có thể thay đổi, và việc nuôi tôm thành phẩm không tiến
hành được khiến việc sản xuất tôm giống vì thế mà gián tiếp bị ảnh hưởng, nguồn
cung giống trở nên vừa thiếu vừa thừa.
Hiện tượng môi trường đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất thủy sản nói riêng bị ô nhiễm do tác động của chính quá trình
sản xuất cũng như của lối sống sinh hoạt và sự biến động bão lụt, triều cường còn đe
dọa đến nguồn thức ăn cung cấp cho chuỗi nuôi tôm xuất khẩu. Nguồn thức ăn này
vốn có nguồn gốc từ chính môi trường tự nhiên của khu vực nên sự ô nhiễm là cú đòn
nặng nề làm suy giảm chất lượng và số lượng các cá thể thủy sinh dùng sản xuất thức
ăn cho tôm nuôi. Tác động của suy giảm chất lượng môi trường nuôi còn đặt ra vấn đề
về phòng ngừa dịch bệnh, khi dịch bệnh phát sinh ngày một đa dạng và nghiêm trọng,
10


gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, tạo nên áp lực lớn cho các cơ quan nghiên cứu
về việc xác định nguyên nhân cũng như sản xuất thuốc phòng trừ với giá thành hỗ trợ
phù hợp.

2.1.2. Cung nguyên liệu đầu vào cho ngành tôm và tác động đến môi trường
Như đã đề cập ở trên, nguồn tôm bố mẹ được nuôi để sinh sản tôm giống chủ yếu
là khai thác đánh bắt tự nhiên. Việc thu gom này có nguy cơ đe dọa phát sinh các vấn
đề về đa dạng sinh họ. Như với tôm hùm giống ở Phú Yên, con tôm gây giống được

khai thác từ bờ biển Phú Yên với lượng đánh bắt ngày càng lớn gây ra mối đe dọa về
cạn kiệt nguồn tôm hùm tự nhiên mà vẫn không đủ cung cấp, đồng thời việc khai thác
đó còn làm ảnh hưởng thay đổi hệ sinh thái ven bờ biển Phú Yên, số lượng mảng tảo,
cây thủy sinh, môi trường nước. Con tôm sú có nguồn tôm bố mẹ được đánh bắt ở các
vùng biển Trung, Nam Trung Bộ như: Phú Yên, Đà Nẵng, Bình Định,…các vùng biển
ở miền Tây Nam Bộ như: Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau,…Mỗi khi vào vụ nuôi tôm,
nguồn tự nhiên này đều bị tăng cường khai thác, hơn nữa, các chủ trại tôm giống
thường thích lựa tôm cái đã mang trứng thụ tinh sẵn mà không muốn mua cả tôm đực
để nuôi gây giống, việc lựa chọn đó phần nào khiến mất cân bằng trong sự phát triển
nguồn tôm tự nhiên, và lâu dài sẽ tác động ngược gây khó khăn cho việc khai thác
nguồn tôm bố mẹ.
Nguồn đầu vào cho sản xuất thức ăn nuôi tôm chủ yếu là các cá thể cá tự nhiên
và các loài thủy sinh khác. Khi nghề nuôi tôm càng phát triển thì nhu cầu thức ăn nuôi
tôm cung vào càng cao, đồng nghĩa với áp lực tăng cường khai thác các cá thể thủy
sinh chế biến thức ăn, mà không đi kèm với các biện pháp phát triển nguồn bền vững
nên sẽ phát sinh những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học nguồn lợi thủy hải sản.
Mặt khác, sự tăng nuôi ồ ạt và tự phát như suốt một quãng thời gian dài qua khiến môi
trường bị suy thoái, để tăng cường vụ nuôi, rút ngắn thời gian nuôi và giải quyết các
vấn đề môi trường về xử lý ao nuôi, xử lý dịch bệnh, xử lý các vấn đề tăng cường sức
khỏe cho con tôm khiến cho người sản xuất phải sử dụng các hóa chất và chế phẩm
sinh học. Nguồn gốc của các hóa chất này hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ nên
chất lượng hóa chất không đảm bảo, hơn nữa, việc sử dụng tự ý mà không được tập
huấn kĩ thuật khiến hóa chất bị dùng không đúng quy cách, sai công dụng và bị lạm
dụng. Dư lượng hóa chất như vậy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của con tôm
11


giống hay tôm thành phẩm, mà còn để lại những hậu quả khôn lường gây suy thoái
môi trường nghiêm trọng hơn nữa, khiến nhiễm độc đất, nước, hệ sinh thái và tiếp tục
vòng lẩn quẩn làm suy giảm giá trị thương phẩm của các vụ nuôi sau.


2.2. Khâu sản xuất
Tại Việt Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long được coi là có nhiều thuận lợi trong
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm. Mặc dù tôm xuất khẩu đã đem lại nhiều lợi nhuận
và giúp người dân trong vùng phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển thiếu đồng bộ và
không cân đối đã dẫn đến việc gây tổn hại cho việc nuôi trồng tôm. Môi trường bị suy
thoái nghiêm trọng và những hệ lụy khủng hoảng thiếu nhiên liệu trong thời gian qua
là vấn đề mà lãnh đạo ngành thủy sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long đang cân nhắc.
Tuy nhiên, do các tác động của môi trường đến sản xuất và nuôi trồng thủy sản chưa
được xem xét cẩn thận nên làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng quy hoạch và tính khả
thi của những quy hoạch nuôi trồng thủy sản từng vùng.
Trước hết, ta xem xét đến tác động của môi trường tới nuôi trồng tôm. Về tình
trạng môi trường ở khu vực này, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống thấp,
thiếu nước ngọt phục vụ nuôi trồng và các giống loài thích hợp với điều kiện nuôi
vùng lũ không còn hợp lý. Nước biển xâm nhập sâu vào các cửa sông phía hạ lưu cách
cửa biển trên 50 km khiến một số khu vực quy hoạch thủy sản nuôi nước ngọt không
còn phù hợp. Bên cạnh đó, chất thải sinh hoạt cùng các hoạt động sản xuất nông
nghiệp và nuôi thủy sản đã làm cho nguồn nước ô nhiễm và chưa có công nghệ xử lý
hiệu quả.
Môi trương nuôi trồng thủy sản là nơi cư ngụ của các giống loài thủy sản bao
gồm, bải bồi, nước sông ngòi, hệ thống ao hồ và nguồn nước cung cấp. Do đối tượng
nuôi là thủy sản (đặc biệt là tôm) sống trong môi trường nước và chất lượng nguồn
nước hiện nay tại Việt Nam nói chung và sông Cửu Long nói riêng đang bị ô nhiễm
trầm trọng. Vì thế ta có thể xét các tác nhân gây ô nhiễm như tập quán xây nhà và sinh
sống ven sông rạch và xả thải trực tiếp xuống dòng sông của bà con trong vùng, nước
thải từ các kênh mương, cống, rãnh, các nhà máy khu công nghiệp xả thải ra sông. Bên
cạnh đó, các sự cố như tràn dầu, bão, lũ, sạt lở bờ sông,… khống những chỉ làm hư hại
công trình mà còn làm ô nhiễm nguỗn nươc. Tác động của biến đổi khí hậu như mực
nước biển dâng cao, nắng nóng kéo dài cũng tác động xấu đến việc nuôi trồng tôm.
Các đập thủy điện đầu nguồn sông Mekong từ các nước Trung Quốc, Thái Lan làm

12


nguồn nước ngọt về đây giảm đáng kể, vè nước biển xâm nhập sâu vào phía trong nội
đồng, gây cản trở cho nuôi tôm nước ngọt xuất khẩu.
Những năm gần đây, nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu tôm đang trở nên thiếu
trầm trọng. Khi rừng phòng hộ ven sông bị tàn phá, nơi cư trú bị thu hẹp dẫn đến tôm
giảm dần sản lượng.
Không những thế, chính việc sinh hoạt và hoạt động kinh tế của cộng đồng cũng
làm ô nhiễm nguồn nước tại chỗ, ví dụ như chất thải của sản xuất nông nghiệp (hàng
năm, ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và gần 500.000 tấn
thuốc bảo vệ thực vật, có thể gây các rủi ro sự cố môi trường do sự tồn dư hóa chất
độc hại trong môi trường nước, Chất thải từ các ao hồ nuôi trồng thủy sản và
nuôi thủy sản lồng bè, thải trực tiếp ra sông (hiện nay có khoảng 456,6 triệu m3/ bùn
thải và chất thải nuôi trồng thủy sản), chất thải từ sản xuất công nghiệp (ở ĐBSCL có
trên 12.700 doanh nghiệp đang hoạt động) và chất thải sinh hoạt từ các đô thị và khu
dân cư (102 triệu m3/năm).
Bên cạnh đó, việc sản xuất và nuôi trồng tôm gây ra không it ảnh hưởng xấu đến
môi trường. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức
ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi
trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao
nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các
chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên
hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng
thủy sản. Đặc biệt, đối với nuôi tôm vùng ven biển Nam bộ nơi có hàm lượng phù sa
trong nước biển lấy vào nuôi rất lớn từ 200-888mg/l, lượng chất rắn này lắng xuống ao
nuôi tôm tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày. Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết
sức bức xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản
nước mặn vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, dịch bệnh tôm nuôi đã phát sinh trên
20-60% diện tích nuôi ở các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang...

Hậu quả là tôm nuôi chết hàng loạt ở vùng ven biển đã diễn ra nhiều năm, kéo theo
nhiều hộ dân nuôi tôm, một số doanh nghiệp nuôi tôm quy mô lớn... đã phải lâm vào
cảnh điêu đứng do nợ nần, phá sản. Cùng với tác động môi trường do chất thải trong
sản xuất chế biến công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư và đô thị... cũng
góp phần tác động đến chất lượng môi trường nước ảnh hưởng đến cả kinh tế và môi
13


trường sinh thái. Nhiều nhà khoa học còn lo ngại rằng nuôi trồng thủy sản đang “giết”
môi trường. Với tôm sú nuôi theo dạng công nghiệp, để có được 1 tấn tôm đúng kích
cỡ thì môi trường phải “hứng” 347 ki lô gam chất ô nhiễm hữu cơ. Tính ra, với diện
tích nuôi hơn 530.000 héc ta như hiện nay ở ĐBSCL, mỗi năm có đến 89.917 tấn chất
thải phát sinh. Trong khi đó, hầu như tất cả các ao nuôi đều thải trực tiếp ra sông rạch
mà không qua bất kỳ một hình thức xử lý nào. Còn tại các nhà máy chế biến thủy sản,
để có 1 tấn cá, tôm thành phẩm thì phát sinh 0,07- 1,05 tấn chất thải. Riêng tại An
Giang, ước tính các nhà máy thải ra từ 4,5-6 triệu mét khối nước thải/năm. Nước thải
có nồng độ chất hữu cơ dao động từ vài trăm đến hàng ngàn mi li gam/lít.

2.3. Khâu thu mua, chế biến
Theo Viện nghiên cứu hải sản (Viện NCHS), hiện nay cả nước ta có 1.015 cơ sở
chế biến (CSCB) thủy sản quy mô lớn nhỏ khác nhau, sản xuất sản phẩm xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa. Sự phát triển nhanh chóng của ngành chế biến cũng kéo theo những
bất cập trong các lĩnh vực phụ trợ khác, trong đó có quản lý và xử lý chất thải sau chế
biến. Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường từ chế biến thủy sản gồm phế liệu
và chất thải rắn; chất thải lỏng; khí thải và mùi trong chế biến; môi chất lạnh và nhiều
chất thải nguy hại khác. Đáng kể nhất là phế liệu và chất thải rắn, chất thải lỏng như
đầu, xương, da, vây, vảy, vỏ tôm….những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy.
Các chất thải này có khả năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng môi trường
sống xung quanh.
Điều tra mới đây của Viện NCHS cho thấy, trong chế biến thủy sản đông lạnh, cứ

sản xuất được 1 tấn thành phẩm tôm sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải. Tỷ lệ phế
liệu và chất thải rắn phụ thuộc vào mặt hàng sản xuất và vào loài cũng như chất lượng
nguyên liệu … Chất thải lỏng từ chế biến tôm được coi là vấn đề nghiêm trong nhất
hiện nay, có chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
loại B dùng cho nuôi trồng thủy sản (TCVN-2005), như BOD vượt từ 10-30 lần, COD
từ 9-19 lần, nitơ tổng có nơi cao gấp 9 lần. Bên cạnh đó còn có một lượng lớn nước
thải là các chất tẩy rửa và khử trùng trong vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến.Khí
thải và mùi trong chế biến bao gồm các loại như khí SO2, CO2, NO2, NH3 , H2S…
phát thải từ các CSCB hàng khô và bột cá. Một phần khí thải khác là môi chất lạnh rò
rỉ từ hệ thống lạnh của nhà máy.Để đánh giá thực trạng môi trường ở các CSCB thủy
sản, Viện NCHS đã điều tra trực tiếp 402 cơ sở quy mô công nghiệp ở 34 tỉnh và thành
14


phố trong cả nước. Kết quả cho thấy đã có 338 DN, chiếm tỷ lệ trên 84% cơ sở, có hệ
thống xử lý nước thải (HTXLNT), chủ yếu được xây dựng trong giai đoạn 2001-2010.
Trong năm 2011 có 27 DN xây mới HTXLNT. Về lượng phế liệu thủy sản sau chế
biến, khoảng gần 50% số DN có từ dưới 50 đến 100 tấn/năm; 22,6% có 100-500
tấn/năm, gần 9% có từ 500-300 tấn/năm, 36,5% có trên 500-1.000 tấn/năm và trên
27,5% có trên 1.000 tấn/năm.Hiện nay, hầu hết phế liệu được thu gom và tận dụng để
sản xuất các sản phẩm phụ như đầu tôm, nuôi,… Do vậy, phế liệu trong CSCB thủy
sản chỉ có ảnh hưởng hạn chế đến môi trường nhưng lại là nguồn thu đáng kể cho các
cơ sở đó. Chính nguyên nhân này làm các doanh nghiệp chế biến tôm nói riêng và chế
biến thủy sản nói chung không chú trọng vào việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải sau
chế biến. Nước thải chế biến thủy sản gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu
không được xử lý. Nhưng do phần lớn các cơ sở được xây dựng trước khi Luật Bảo vệ
môi trường ra đời, điều kiện tài chính hạn hẹp, trong khi công nghệ và thiết bị xử lý lại
đắt tiền, đồng thời, do công tác tư vấn, quản lý môi trường chưa làm tốt, chưa nghiêm.
Mặt khác, do chi phí xử lý nước thải lớn và chi phí này lại không mang lại lợi nhuận
trực tiếp, nên còn nhiều cơ sở chế biến thủy sản chưa thực sự tuân thủ các quy định về

xử lý nước thải, gây ô nhiễm môi trường cục bộ khi thiếu sự kiểm tra, giám sát của các
cơ quan chức năng. Đến nay đã có trên 52,2% DN áp dụng “Sản xuất sạch hơn”, và
một số đang trong bước đầu triển khai biện pháp này. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 về môi trường của các DN còn rất thấp, chỉ đạt 3,2% số DN chế biến và tiêu
chuẩn về khí thải cũng chưa cao. Tuy vậy về nước thải chế biến thủy sản, việc áp dụng
các quy chuẩn và tiêu chuẩn của các DN đạt khá cao.Hiện nay, ngoài lý do phải giải
toả và di dời, khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ môi trường của các DN
là vấn đề tài chính. Hơn một nửa số DN vướng phải bất cập này, nhất là trong bối cảnh
kinh tế suy thoái như hiện nay. Bên cạnh đó là những khó khăn về mặt bằng, hạn chế
về công nghệ xử lý và nhân lực thực hiện. Sự phối hợp không chặt chẽ giữa các cơ
quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước cũng gây khó khăn phần nào trong hoạt
động kiểm tra và giám sát về môi trường tại các doanh nghiệp.
Nếu như khâu chế biến tôm hiện nay gây ra những tác động tiêu cực tới môi
trường thì về mặt lâu dài những ảnh hưởng này cũng tác động lại đối với ngành chế
biến tôm. Đầu tiên, chế biến tôm gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực dân cư. Chi phí để giải quyết vấn đề ô nhiễm sẽ
15


rất tốn kém xét về dài hạn ví dụ như chi phí xử lý sự cố môi trường, chi phí y tế…Như
vậy ngành chế biến tôm nói riêng và chế biến thủy sản nói chung sẽ khó có thể phát
triển theo hướng bền vững.

2.4. Khâu thương mại
Trong cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam, tôm luôn là đối tượng quan trọng bậc
nhất trong cả sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu. Theo số lượng thống kê từ năm 2000 đến
năm 2010, sản lượng tôm đã tăng gấp 5 lần (sản lượng tôm tăng từ 93,5 nghìn tấn lên
470 nghìn tấn) và giá trị xuất khẩu đã tăng gần gấp đôi (từ 1,2 tỷ USD lên 2,08 tỷ
USD). Với xu hướng phát triển mạnh mẽ cùng với thị trường xuất khẩu tôm khá ổn
định và ngành càng được mở rộng, ngành sản xuất tôm luôn giữ một vai trò chủ lực

trong toàn ngành thủy sản và đã góp phần quan trọng vào cơ cấu xuất khẩu làm gia
tăng thu nhập đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam.
Trong các nhân tố tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu tôm ở Đồng bằng sông
Cửu Long, khâu thương mại là khâu cuối cùng và then chốt, đóng vai trò quan trọng
cho chuỗi giá trị trên. Khâu thương mại được hiểu ở đây chính là quá trình xuất khẩu
tôm ra thị trường nước ngoài sau khi tôm đã được thu mua và chế biến.
Vì vậy những tác động giữa chuỗi giá trị tôm xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu
Long với môi trường trong quá trình xuất khẩu tôm được thể hiện ở những khía cạnh
sau:
Khía cạnh thứ nhất là môi trường tự nhiên của khu vực. Đồng bằng sông
Cửu Long có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản
Vài năm trở lại đây, các tỉnh trong khu vực này phát triển khá nhanh nghề nuôi trồng
thủy sản. Trong nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, con tôm sú là đối
tượng nuôi được nông dân lựa chọn nhiều nhất đã trở thành nghề sản xuất mang lại
hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng; góp phần giải quyết việc
làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn và làm thay đổi nhiều bộ mặt làng
quê. Đến nay, diện tích nuôi tôm của khu vực này chiếm 70% tổng diện tích và 80%
sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng. Chỉ tính trong 5 năm (2005-2010), vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long phát triển diện tích nuôi tôm nước lợ từ 568.130 ha tăng lên
639.115 ha. Các tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn như: Cà Mau đạt 265 nghìn ha; Bạc
Liêu 125.623 ha; các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên
Giang có diện tích từ 20 nghìn ha đến 80 nghìn ha. Khoảng 80% số hộ nuôi tôm theo
16


hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến. Sóc Trăng là địa phương dẫn đầu cả nước
về mô hình nuôi tôm công nghiệp với hơn 26/48 nghìn ha diện tích nuôi tôm toàn tỉnh.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2010, con
tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam cạnh tranh
được với một số thị trường thế giới; kim ngạch xuất khẩu tôm của vùng vượt mức hai

tỷ USD, tăng 23,47% so năm 2009. Như vậy, môi trường tự nhiên là nhân tố hàng đầu
tạo nên giá trị tôm xuất khẩu lớn lao của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp
phần phát triển ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Khía cạnh thứ hai là môi trường xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, đó là những định hướng hoạt động con người trong việc đề ra những chính sách
biện pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị tôm xuất ngày càng lớn mạnh trong khu vực và
trên toàn thế giới.
Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng cho 45 dự án phát triển
nuôi trông thủy sản; xây dựng hệ thống thủy lợi với hàng chục kênh tạo nguồn, hàng
trăm km kênh dẫn kết hợp giao thông nông thôn, cùng với hàng chục công trình điện
khí hóa nông thôn phục vụ các vùng nuôi tôm trọng điểm ở các huyện Long Phú, Trần
Đề, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, đưa diện tích nuôi tôm tăng lên 48.148 ha. Các mô hình
nuôi tôm ngày càng đa dạng, trong đó diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp
chiếm hơn 26 nghìn ha, còn lại theo hình thức quảng canh với số lượng thả nuôi hơn
sáu tỷ con giống/năm. Toàn tỉnh có khoảng 80% số hộ nuôi tôm ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật vào vụ nuôi. Năm 2005 năng suất bình quân chỉ đạt 500 đến 600 kg/ha, năm
2010 tăng lên 800 đến 900 kg/ha, sau mỗi vụ nuôi có 70 đến 80% số hộ nuôi có lãi,
nhiều ngư dân lãi ròng từ 30 đến 40 triệu đồng/ha/vụ. Nuôi theo mô hình bán công
nghiệp, năng suất bình quân đạt 2,5 tấn đến 3 tấn/ha/vụ, lãi từ 120 đến 150 triệu
đồng/ha/vụ; nuôi mô hình công nghiệp đạt năng suất rất cao, bình quân từ 8 tấn đến 10
tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ nuôi đạt 12 tấn/ha/vụ, nhiều hộ lãi cả tỷ đồng. Năm 2010, tỉnh
Sóc Trăng đạt sản lượng gần 55 nghìn tấn tôm.
Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất cả nước, chiếm 40% diện
tích nuôi tôm vùng Đồng bằng song Cửu Long. Năm 2010, năng suất nuôi tôm của Cà
Mau bình quân đạt 400 kg/ha/vụ, tổng sản lượng tôm nuôi đạt 103.900 tấn. Kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Cà Mau tăng cao so năm 2009 và vượt xa chỉ tiêu kế hoạch
tỉnh đề ra, đạt mức cao nhất từ năm 2003 đến nay. Riêng từ đầu năm đến nay, kim
17



ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt hơn 54 triệu USD, tăng 13% so cùng kỳ
năm 2010. Tổng sản lượng thủy sản chế biến đạt 9.569 tấn. Năm 2011, ngành chế biến
và xuất khẩu thủy sản Cà Mau phấn đấu đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu một tỷ USD.
Tuy nhiên theo dự báo của các ngành chuyên môn, những vụ nuôi tôm ở Đồng
bằng sông Cửu Long cũng gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn về môi trường tự nhiên
như: thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh…và về môi trường xã hội như những khó
khăn trong việc đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện hạ tầng thủy lợi phục vụ cho
vùng nuôi, điều chỉnh giá thành xuất khẩu, quy hoạch tổng thể vùng nuôi. Giải quyết
được những vấn đề về môi trường trên chắc chắn giá trị xuất khẩu tôm ở Đồng bằng
sông Cửu Long sẽ ngày càng chiếm lĩnh được vị trí cao trên thị trường xuất khẩu tôm
thế giới.

18


CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM XUẤT KHẨU HÀI
HÒA VỚI DUY TRÌ MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG
3.1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chuỗi ngành tôm xuất khẩu
Việc bảo vệ môi trường trong chuỗi ngành tôm xuất khẩu là vô cũng cần thiết vì
các lí do sau:
Nước thải của việc nuôi tôm mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho và
các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng và rộng dinh dưỡng, kèm theo
sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất
carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrrogen,
ammoniac và hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc
nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn
và ở những nơi nước tù.
Việc sử dụng kháng sinh đã gây nên sức chống chịu thuốc ở vi sinh vật và có vết
trong mô của ký chủ. Sử dụng thuốc điều trị và hoá chất gây tác động bất lợi đối với
sinh vật phù du và sinh vật đáy do ảnh hưởng độc tố sinh thái học (ecotoxic) của

chúng.
Sự tích tụ chất hữu cơ nặng đến cuối vụ nuôi cũng đã gây nên sự tự ô nhiễm
chính trong ao, làm ảnh hưởng ngược lại đối với tôm do thiếu ôxy và tắc nghẽn mang
tôm. Bệnh nguyên tăng lên, gây sức ép đối với ký chủ. Sự rò rỉ nước thải cũng như
nước ao nuôi làm mặn hoá đất nông nghiệp quanh vùng và nước ngầm (uống).
Đất nuôi tôm,nước mặn đã phá cấu trúc đất.Muốn chuyển trở lại trồng lúa,phải
mất từ 5 đến 6 năm,thậm chí 10 năm mới thực sự ngọt hóa trở lại để lúa phát triển tốt.
Nuôi tôm nếu không có một chiến lược phát triển bền vững cũng như có quy
hoạch cụ thể sẽ gây hại rất nhiều cho môi trường xung quanh,ảnh hưởng rất lớn đến
các hộ dân ven đầm.Mặt khác,gây ảnh hưởng xấu đến đất,nước và sinh thái Hơn
nữa,việc không bảo vệ môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng nuôi
tôm.Thường các vùng nuôi tôm chỉ cho lợi nhuận cao trong vòng 2 đến 4 năm đầu,sau
đó do bệnh dịch bộc phát,môi trường suy thoái,con tôm dễ bị bệnh,bệnh dịch tràn lan
gây nhiều thiệt hại to lớn cho người nuôi và làm giảm diện tích,sản lượng nuôi
tôm.Nguyên nhân chính của việc giảm năng suất trầm trọng trên được xác định do
phát triển nuôi nóng vội,các khu vực nuôi chỉ tập trung vào phát triển diện tích nuôi và
tăng cường sản lượng trong các ao nuôi mà bỏ qua việc xử lí chất thải phát sinh trong
19


quá trình nuôi.Sau một thời kì nuôi có hiệu quả,môi trường trong khu nuôi dần dần bị
suy thoái dẫn đến tôm nuôi dễ bị mắc bệnh.

3.2. Xu hướng phát triển ngành tôm

3.2.1 Yêu cầu của thị trường quốc tế với mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam:
Nuôi tôm và xuất khẩu tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần
đây và trở thành nghành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Chính phủ. Để
xác định được yêu cầu của thị trường quốc tế đối với mặt hàng tôm xuất khẩu Việt

Nam, trước hết chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu tôm
trong 5 tháng đầu năm 2012
• Sơ lược tình hình xuất khẩu tôm trong 5 tháng đầu năm 2012:
Trong 5 tháng đầu năm 2012, sản phẩm tôm Việt Nam đ ã có mặt tại 62 thị trường trên
thế giới, đạt giá trị xuất khẩu là 789,075 triệu USD. Ngoài các thị trường chủ lực của
20


tôm Việt Nam là Nhật chiếm 27.1% và Mỹ chiếm 20,50%, EU chiếm 13,6%, Trung
Quốc và Hong Kong chiếm 11,3%, ASEAN chiếm 1,7% thì Australia là thị trường đầy
tiềm năng cho tôm VN trong năm 2012 này.Trong khi xuất khẩu tôm vào các thị
trường Mỹ, Nhật giảm mạnh thì xuất khẩu tôm sang Australia lại tăng trưởng đáng kể,
xuất khẩu tôm v ào thị trường này trong 3 tháng đầu năm đạt trên 35 triêu USD, tăng
100,4% so với cùng kỳ năm 2011, Australia trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn
thứ 6 của Việt Nam
Như vậy thị trường chủ yếu của tôm xuất khẩu vẫn là Nhật, Mỹ và khu vực Liên
minh châu Âu. Tuy nhiên ở các thị trường này yêu cầu đối với mặt hàng thủy sản nói
chung và mặt hàng tôm nói riêng ngày càng khắc khe. Cụ thể:
Tại thị trường Nhật, vấn đề về VSATTP đang cần được kiểm soát khắt khe hơn,
hiện nay Nhật đang tiến hành kiểm tra gần như 100% đối với các loại kháng sinh cấm.
Ngày 17-10, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) đã công
bố danh sách 14 doanh nghiệp thủy sản có lô hàng bị Nhật Bản cảnh báo vi phạm quy
định an toàn thực phẩm về dư lượng hoá chất, kháng sinh kể từ ngày 12-6 đến nay.
Các lô hàng của 14 doanh nghiệp vi phạm sẽ bị áp dụng chế độ kiểm tra chặt và phải
được các trung tâm chất lượng nông lâm sản và thủy sản vùng kiểm tra, cấp giấy
chứng nhận trước khi cho thông quan. Giữa tháng 5, Nhật Bản chính thức kiểm tra
hàm lượng Ethoxyquin (chất bảo quản, chống oxy hóa) trong sản phẩm tôm NK từ
riêng Việt Nam (không áp dụng với các nước khác) với tần suất 30% và mức giới hạn
tối đa chỉ là 0,01ppm (10 ppb). Trong khi Ethoxyquin là chất được phép sử dụng trong
bảo quản bột cá (thành phần chính của thức ăn chăn nuôi) ở hầu hết các quốc gia trên

thế giới với mức dư lượng từ 75 – 150ppm. Theo khảo sát của một DN có tới 50%
thức ăn nuôi tôm trên thị trường có hàm lượng trên ngưỡng 10ppb. Rõ ràng đây là một
rào cản và khó khăn lớn đối với tôm Việt Nam.
Ngoài ra, tại thị trường EU đây là khối các thị trường đơn lẻ, ngoài việc tuân thủ
các quy định chung, mỗi nước cũng có những quy định ri êng, đặc biệt là ngưỡng dư
lượng kháng sinh. Đối với thị trường Úc, mới đây Cục Thanh tra và kiểm dịch Úc
(AQIS) cũng vừa ra quyết định tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng malachite
green trong thủy sản nuôi nhập khẩu. Theo đó, tất cả thủy sản nuôi sẽ được lấy mẫu,
kiểm tra malachite green và leucomalachite green với tỉ lệ kiểm tra là 5%

21


Do đó việc quan trọng trước mắt đối với ngành tôm xuất khẩu nước ta chính là
kiểm soát lượng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng tôm thủy sản, hạn chế tối đa dư
lượng kháng sinh cấm trong sản phẩm tôm, giữ vững chất lượng và uy tín tôm Việt
Nam. Chỉ khi đạt được chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt chất lượng thì mặt
hàng tôm mới có thể tiêu thụ ở trên thị trường thế giới, đặc biệt là các nước phát triển
với hàng rào kỹ thuật cao như Mỹ, EU hay Nhật Bản.
Yêu cầu thứ hai được đặt ra đó là về phương cách kinh doanh của các doanh
nghiệp Thực tế cho thấy rằng Việt Nam đã xuất khẩu nhiều loại tôm với tính ổn định
về chất lượng hàng hóa, cụ thể tôm Việt Nam đã xuất khẩu vào 82 thị trường trong đó
có 80% khối lượng và giá trị xuất khẩu tập trung vào 10 thị trường hàng đầu như Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc…. Tuy nhiên, mặt hàng này của Việt Nam lại có độ rủi ro cao
nên đã làm giá xuất khẩu luôn thấp so với các nước khác. Độ rủi ro này được chỉ ra là
do cung cách làm ăn của các doanh nghiệp Việt Nam chưa chuyên nghiệp, không đảm
bảo thời điểm giao hàng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cứ ký hợp đồng mà không
quan tâm đến năng lực thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp mình.
Như vậy để phát triển ngành tôm xuất khẩu một cách bền vững, Việt Nam cần
xác định được yêu cầu của thị trường quốc tế, cụ thể là về việc nâng cao chất lượng

sản phẩm và nâng cao trình độ của các doanh nghiệp trong việc giao thương với các
bạn hàng. Mặt hàng tôm của nước ta vốn rất phong phú về các loại, chất lượng tốt tuy
nhiên cần chú ý nhiều hơn vào hàm lượng các chất kháng sinh được sử dụng trong quá
trình nuôi tôm. Thêm vào đó thì các doanh nghiệp cần nâng cao tính chuyên nghiệp
trong các hoạt động giao dịch, đảm bảo giao đúng hạn, đúng số lượng mặt hàng với
đúng yêu cầu chất lượng.

3.2.2 Định hướng cơ cấu ngành hàng tôm trong giá trị xuất khẩu thủy sản:
Chúng ta hãy quan sát biểu đồ về cơ cấu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào
hai thị trường lớn là Trung Đông( nước Israel ) và thị trường Liên minh châu Âu qua
hai biểu đồ dưới đây để xác định tỷ trọng của ngành tôm xuất khẩu.

22


×