Tải bản đầy đủ (.docx) (262 trang)

up lịch sử thế giới các quốc gia trên thế giới có những điều khác biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 262 trang )

Tháng mười một tới là Tháng châu Á Wikipedia. Hãy tham gia cùng chúng tôi.

[tắt]
Tính năng: Tạo tài khoản - Hướng dẫn người mới - Viết bài mới - Quy định - Thay đổi gần đây - Chỗ
thử - Câu thường hỏi - Dịch bài - Upload ảnh - Thảo luận - Liên hệ BQV - Thảo luận chiến lược.
Tiêu chuẩn bài viết: đủ độ nổi bật, văn phong trung lập và có nguồn đáng tin cậy - không spam
quảng cáo - không vi phạm bản quyền - Cẩm nang biên soạn.
Tháng 11/2017: Tháng thi đua viết bài về các nước châu Á, đăng ký ; Hội thi toàn cầu ảnh chụp lĩnh
vực khoa học trên commons

Lịch sử thế giới
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Để đọc về lịch sử của hành tinh Trái Đất, xem Lịch sử Trái Đất. Xin xem các mục từ khác có chủ
đề giống ở Lịch sử thế giới (định hướng).

Chữ hình nêm- Hệ thống chữ viết sớm nhất được biết đến

Lịch sử thế giới hay còn gọi là lịch sử loài người, bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ. Khác với lịch
sử Trái Đất (nó gồm cả lịch sử địa chất Trái Đất và lịch sử tiến hóa sự sống trước khi có sự xuất
hiện của con người). Lịch sử thế giới được nghiên cứu qua khảo cổ học và các ghi chép, truyền
miệng còn sót lại từ thuở xưa. Lịch sử cổ đại được lưu giữ lần đầu tiên qua các tài liệu lưu trữ [1][2]
Tuy nhiên gốc rễ của nền văn minh loài người trải rộng ra từ trước khi có sự xuất hiện của chữ
viết.
Thời tiền sử mở đầu từ kỷ Paleolithic (hay thời đại đồ đá cũ), tiếp sau là kỷ Neolithic (hay thời
đại đồ đá mới) và chuyển tiếp dân số thời đại đồ đá mới (Neolithic Revolution) (hay cuộc cách
mạng nông nghiệp) (khoảng 8000 đến 5000 năm trước Công nguyên) tại vùng đồng bằng trăng
lưỡi liềm (Fertile Crescent). Cuộc cách mạng nông nghiệp là mốc dấu thay đổi lịch sử loài người,
con người bắt đầu tìm ra phương pháp làm nông nghiệp với những cây trồng trong tự nhiên và
động vật thuần hóa từ hoang dã[3][4][5].
Sự tăng trưởng của nông nghiệp dẫn đến việc con người chuyển dần từ lối sống du mục sang


định cư lâu dài. Lối sống du mục vẫn duy trì tại nhiều nơi khác, đặc biệt tại những vùng lãnh thổ
bị tách biệt do tự nhiên với vài loài súc vật và thực vật.[6]


Nhu cầu liên kết tự vệ và sự gia tăng sản phẩm nông nghiệp đã cho phép các cộng đồng người
mở rộng thành các đơn vị ngày càng lớn hơn, càng được thúc đẩy hơn bởi sự phát triển
của giao thông vận tải.
Khi nông nghiệp phát triển, canh tác cây lương thực trở nên phức tạp hơn và thúc đẩy việc phân
công lao động để tích trữ sản phẩm lương thực dư thừa giữa các mùa cây trồng sinh trưởng.
Phân công lao động dẫn đến có nhiều thời gian nhàn hạ cho lớp người thượng lưu và sự phát
triển của các thành phố. Xã hội ngày càng phức tạp của con người đòi hỏi phải có hệ thống chữ
viết và kế toán[7].
Nhiều thành phố phát triển cạnh hồ và sông. Khoảng đầu năm 3000 TCN, có những điểm nổi bật
đầu tiên, các khu định cư ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà (Mesopotamia)[8], vùng bờ sông Nin [9][10]
[11]
và thung lũng sông Indus mọc lên và phát triển mạnh mẽ. Nền văn minh tương tự có lẽ cũng
phát triển dọc các sông chính tại Trung Quốc nhưng thiếu bằng chứng khảo cổ học thuyết phục
về khu vực xây dựng đô thị.
Lịch sử của cựu thế giới (đặc biệt ở châu Âu và vùng Địa Trung Hải) thông thường chia
thành lịch sử cổ đại (Antiquity), đến năm 476 CE; Trung Cổ[12][13] từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 15,
gồm thời đại hoàng kim của đạo Hồi (750 CE- 1258 CE) và giai đoạn đầu thời kỳ Phục
Hưng (bắt đầu từ khoảng 1300 CE)[14][15]; thời kỳ cận đại[16] (từ TK 15 đến cuối TK 18), bao
gồm Thời kỳ khai sáng (Age of Enlightenment); và thời kỳ hiện đại, từ cuộc cách mạng công
nghiệp đến hiện tại, gồm cả lịch sử đương đại.
Văn minh Tây Á[17][18][19], Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại là những văn minh nổi bật trong thời kỳ cổ
đại.
Trong lịch sử của nền văn minh Tây Âu, sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã dưới thời trị vì của
hoàng đế Romulus Augustulus năm 476 do sự tấn công của các bộ tộc German, nó được coi là
mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ cổ đại và là khởi đầu của thời kỳ Trung Cổ. Trong khi đó
vùng Đông Âu trải qua sự chuyển tiếp từ đế quốc La Mã sang đế quốc Byzantine, đế chế này

còn tồn tại vài thế kỷ mới suy tàn.
Vào khoảng giữa thế kỷ 15, Johannes Gutenberg phát minh ra máy in ấn hiện đại [20], sử dụng
đầu mô di động (Movable type) làm nên cuộc cách mạng về truyền tin, là nhân tố kết thúc thời
kỳ Trung Cổ, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học[21]. Đến thế kỷ 18, sự tích
lũy tri thức và công nghệ, đặc biệt là ở châu Âu, đã đạt đến khối lượng tới hạn(Critical mass)
dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp[22].
Mục lục
[ẩn]





1Thời tiền sử
o

1.1Bình minh loài người

o

1.2Sự đi lên của văn minh loài người

2Sự xuất hiện các nền văn minh
o

2.1Vùng Lưỡng Hà

o

2.2Lưu vực sông Nin


o

2.3Lưu vực sông Ấn

o

2.4Lưu vực sông Hoàng Hà

o

2.5Hy Lạp cổ đại




o

2.6Dãy Andes

o

2.7Trung Bộ châu Mỹ

o

2.8Sự phát triển của nông nghiệp

o


2.9Sự phát triển của tôn giáo

3Phát triển của văn minh
o

3.1Quốc gia

o

3.2Thành phố và thương mại

o

3.3Tôn giáo và Triết học



4Những vùng và những nền văn minh lớn



5Sự trỗi dậy của châu Âu





o

5.1Bối cảnh sự tiến bộ của châu Âu


o

5.2Một Tây Âu thực dân và một Đông Âu hùng mạnh

6Thế kỷ 20
o

6.1Tiến bộ công nghệ

o

6.2Toàn cầu hóa và Tây phương hóa

o

6.3Chiến tranh thế giới thứ nhất

o

6.4Chiến tranh thế giới thứ hai

7Xem thêm
o

7.1Lịch sử theo miền

o

7.2Đề tài trong lịch sử




8Chú thích



9Tham khảo



10Liên kết ngoài

Thời tiền sử[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Thời tiền sử và Tiến hóa của loài người
Bài chi tiết: Thời kỳ đồ đá
Bài chi tiết: Các dòng di cư sớm thời tiền sử


Tương quan thời gian và địa lý của tiến hóa vượn
người: Homo sapiens, Homo neanderthalensis, Homo
rhodesiensis, Homo antecessor, Homo erectus, Homo
ergaster

Bản đồ di cư của loài người, dựa trên DNA. Nét đứt là du
cư giả định. Số đại diện cho ngàn năm so với hiện tại.
Màu sắc đại diện khu vực bao phủ

.


Bình minh loài người[sửa | sửa mã nguồn]
Bằng chứng khoa học dựa trên di truyền học và nghiên
cứu hóa thạch, dựa vào Đồng hồ phân tử (Molecular
clock) chỉ ra rằng nòi giống loài khỉ hình người, loài tiến
hóa thành nhánh Homo sapiens và loài tiến hóa thành
nhánh Chimpanzee (sinh vật sống có quan hệ gần gũi
nhất với loài người hiện đại) đã rẽ nhánh khoảng 5 triệu
năm trước[23].
Chi người vượn phương nam Australopithecine được
cho là loài khỉ không đuôi đầu tiên đứng thẳng đi bộ
bằng 2 chân, cuối cùng tiến hóa thành chi loài Homo.
Về phương diện giải phẫu loài người hiện đại, Homo
sapiens (người Khôn ngoan) tiến hóa ở châu
Phi khoảng 200.000 năm trước, đạt tới hành vi hiện
đại khoảng 50000 năm trước.[24]


Giống người hiện đại di cư ra khỏi châu Phi khoảng
70.000 năm trước. Đến châu Âu khoảng 40.000 năm
trước; và Đông Nam châu Ákhoảng 50.000 năm trước.
[25]

Sự lan rộng nhanh chóng của loài người đến Bắc
Mỹ và châu Đại Dương đã diễn ra đỉnh điểm ở kỷ băng
hà gần đây nhất, khi những vùng ôn đới của ngày nay
đã từng vô cùng khắc nghiệt.
Tuy nhiên con người đã xâm chiếm gần như toàn bộ
các vùng băng giá vào thời điểm cuối kỷ băng hà,
khoảng 12.000 năm trước.
Các giống khỉ hình người khác như Người đứng

thẳng (Homo erectus) đã sử dụng gỗ và đá làm công cụ
trong cả thiên niên kỷ, theo thời gian các công cụ ngày
càng trở nên tinh xảo. Tại một số thời điểm, con người
bắt đầu sử dụng lửa để sưởi ấm và nấu ăn. Họ cũng
bắt đầu phát triển ngôn ngữ vào giai đoạn Thời đại đồ
đá cũ, và ý niệm về âm nhạc, phương thức chôn cất
cho người chết và trang điểm cho người sống.
Sự thể hiện nghệ thuật đầu tiên có thể được tìm thấy
dưới dạng bức tranh hang động và tác phẩm điêu khắc
làm từ gỗ và xương. Trong thời điểm này, tất cả loài
sống bằng săn bắt - hái lượm, và nói chung là du mục.
Các xã hội săn bắt - hái lượm có khuynh hướng rất
nhỏ, mặc dầu trong một số trường hợp họ đã phát triển
sự phân tầng xã hội và những tiếp xúc ở khoảng cách
xa đã có thể diễn ra ở trường hợp những "xa lộ" bản xứ
Australia.
Cuối cùng đa số các xã hội săn bắt - hái lượm đã phát
triển, hay buộc phải bị hấp thu vào những tổ chức xã
hội nông nghiệp lớn hơn. Những xã hội không hội nhập
bị tiêu diệt, hay vẫn trong tình trạng cách ly, những xã
hội săn bắt hái lượm nhỏ đó hiện vẫn tồn tại ở những
vùng xa xôi.

Sự đi lên của văn minh loài người[sửa | sửa
mã nguồn]

Ngôi đền Göbekli Tepe

Cuộc cách mạng nông nghiệp, bắt đầu từ khoảng 8000
năm TCN, sự phát triển của nông nghiệp đã gây ra thay

đổi mạnh mẽ phương thức sống của con người. Nông


nghiệp cho phép tập trung dân số dày hơn, theo thời
gian nó chuyển biến thành các thành bang. Nông
nghiệp cũng tạo ra thặng dư lương thực, cấp dưỡng
cho những người không trực tiếp tham gia vào sản xuất
lương thực. Sự phát triển nông nghiệp cho phép tạo ra
các thành phố đầu tiên. Đây là các trung tâm thương
mại, sản xuất thủ công nghiệp và quyền lực chính trị mà
bản thân nó gần như không có sản xuất nông nghiệp.
Sự hình thành các thành phố đi kèm là sự cộng sinh với
các vùng nông thôn xung quanh nó, tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp, và cung cấp lại các sản phẩm thủ
công nghiệp và nhiều cấp độ khác nhau về kiểm soát
quân sự và bảo vệ lãnh thổ.[26][27][28]
Sự phát triển của các thành phố đồng nghĩa với sự đi
lên của nền văn minh[29]. Nền văn minh xuất hiện sớm
nhất là ở vùng Lưỡng Hà(3500 năm TCN)[30][31]. Tiếp sau
là nền văn minh Ai Cập cổ đại dọc dòng sông Nin (3000
năm TCN)[11] và văn minh lưu vực sông Ấn ở thung
lũng sông Ấn (hiện tại là Ấn Độ và Pakistan; 2500 năm
TCN)[32][33]. Các xã hội này phát triển dựa trên một số đặc
điểm thống nhất, gồm một chính quyền trung ương, một
nền kinh tế và cấu trúc xã hội phức tạp, hệ thống ngôn
ngữ và chữ viết phức tạp, nền văn hóa và tôn giáo khác
biệt. Chữ viết là mấu chốt trong lịch sử phát triển của
loài người, vì nó giúp chính quyền của các thành phố
biểu đạt ý nghĩ dễ dàng hơn.
Nền văn minh trở nên phức tạp kéo theo làm phức tạp

về tôn giáo, và dạng đầu tiên cũng bắt nguồn từ giai
đoạn này[34][35][36]. Các thực thể như mặt trời, mặt
trăng, trái đất, bầu trời và biển thường được tôn sùng[37].
Các đền thờ được xây dựng, phát triển, và dần hoàn
thiện với hệ thống cấp bậc như linh mục,thầy tế và các
chức danh khác. Điển hình của thời kỳ đồ đá này là có
xu hướng thờ các vị thần mang hình dáng con người.
Trong số những văn bản kinh tôn giáo lâu đời nhất còn
tồn tại là các văn bản kim tự tháp Ai Cập(khoảng giữa
2400 đến 2300 TCN)[38]. Một số nhà khảo cổ học cho
rằng, dựa trên dấu tích khai quật được ở ngôi
đền Göbekli Tepe (Potbelly Hill) ở miền nam Thổ Nhĩ
Kỳ, có niên đại từ 11500 năm trước, tôn giáo hình thành
trước khi xảy ra cuộc cách mạng nông nghiệp chứ
không phải sau như suy nghĩ trước đó[39].
Thời đại đồ đồng là một phần trong hệ thống ba thời
đại (thời đại đồ đá mới, thời đại đồ đồng, thời đại đồ
sắt), là thuật ngữ mô tả nền văn minh cổ đại từng tạo
ảnh hưởng tại một số khu vực trên thế giới. Trong thời
đại này những vùng đất màu mỡ đã sản sinh ra những
thành bang và những nền văn minh này bắt đầu phát
triển hưng thịnh ở một số nơi trên thế giới. Các nền văn
minh đều nằm trên lưu vực ven sông bởi nước có vai
trò thiết yếu trong một xã hội nông nghiệp, và các dòng
sông cũng hỗ trợ cho nhu cầu giao thông vận tải được
trở nên thuận tiện.


Sự xuất hiện các nền văn
minh[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng Lưỡng Hà[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Lưỡng Hà và Sumer

Bản đồ sông Tigris và sông Euphrates

Lưỡng Hà là vùng đất thuộc vùng đồng bằng trăng
lưỡi liềm, nơi khai sinh ra các nhà nước thành bang
cổ đại. Vùng giao nhau của sông Tigris và
sông Euphrates đã tạo nên một vùng đất màu mỡ
và nguồn cung cấp nước cho tưới tiêu. Những nền
văn minh nổi lên xung quanh hai con sông này là
những nền văn minh lâu đời nhất không du canhdu cư được biết cho đến nay. Vùng Lưỡng Hà này
sản sinh ra những nền văn minh
như Sumerian, Akkadian, Assyrian,
and Babylonian [40].

Xe ngựa lần đầu được sử dụng tại Standard of Ur,
2600 BC.
Tái dựng hình ảnh bến cảng tại Eridu

Sumerian, một trong những nền văn minh phát triển
mạnh trong khu vực Lưỡng Hà là nền văn minh
phức tạp đầu tiên được biết đến cho đến nay, phát
triển từ một số thành bang vào thiên niên kỷ thứ 4
trước Công nguyên. Nền văn minh này phát minh
ra gạch, bánh xe, công cụ cày bừa, và đồ gốm lần
đầu tiên trong lịch sử.
Nền văn minh Sumerian nổi lên trong suốt thời kỳ
Ubaid (Ubaid period) (6500-3800 TCN) và những
thành phố cổ đại Uruk, Eridu phát triên ổn định

trong giai đoạn đầu thời kỳ Ubaid. Tại thành phố
cổ Eridu (miền nam Lưỡng Hà) những ngôi đền thờ
nằm xen lẫn với các khu định cư cổ đại (khoảng
5000 năm TCN).


Nông nghiệp Sumerian phát triển trên lưu vực
sông Tigris và sông Euphrates. Lương thực dư
thừa dẫn đến phân công lao động, không cần phải
ai cũng tham gia vào nông nghiệp, cuối cùng hình
thành các tầng lớp xã hội. Trên là vua Sumerian,
thầy tế, và quan chức chính quyền dưới là các
người phụ việc, thương gia, nông dân, ngư dân.
Đáy xã hội những người nô lệ. Nô lệ thường là một
phạm nhân, tù nhân, hoặc những người trong nợ
nần.
Trong khu vực Lưỡng Hà, dạng chữ viết đầu tiên đã
xuất hiện là chữ hình nêm (Cuneiform) có nguồn
gốc từ hệ thống chữ tượng hình. Những hình ảnh
đại diện của nó dần trở nên đơn giản hơn. Chữ
hình nêm được viết trên đá phiến sét, những chữ
cái được viết bằng cây sậy có tác dụng như bút
trâm (Stylus). Cùng với sự thành lập của các trạm
chuyển phát sự quản lý quốc gia trở nên dễ dàng
hơn. Với người Sumerian chỉ những con cái nhà
giàu, quý tộc mới được học chữ. Chúng được học
tại một nơi gọi là Edubba, chỉ có con trai được học.
Các văn bản lịch sử văn hóa đã góp phần vào sự
tồn tại của nền văn minh này. Một trong những văn
bản cổ nhất trên thế giới, có tên Sử thi Gilgamesh,

có nguồn gốc từ nền văn minh này. Năm 2400 TCN,
đế chế Akkadian được tạo dựng ở vùng Lưỡng
Hà[41]. Vài thế kỷ tiếp sau, đế chế Assyria nổi lên,
tiếp theo đó là đế chế của người Babylon.

Lưu vực sông Nin[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Ai Cập cổ đại

Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Lưu vực sông Nin ở Bắc Phi là nơi ra đời nền
văn minh Ai Cập cổ đại. Khoảng 6000 năm
TCN, xuất hiện các vương quốc của xã hội tiền
Ai Cập cổ đại (trước khi xuất hiện chế độ quân
chủ ở Ai Cập) có kĩ năng trồng trọt và chăn thả
gia súc. Những hình ảnh ban đầu đó có thể
quan sát được qua những biểu tượng trên đồ
gốm của nền văn hóa Gerzeh, khoảng 4000
năm TCN, giống với chữ tượng hình của Ai Cập
cổ đại. Vữa hồ bắt đầu được sử dụng từ
khoảng 4000 năm TCN, đồ gốm sứ bắt đầu
được sản xuất từ khoảng 3500 năm TCN. Bệnh
viện và trung tâm phục vụ y tế bắt đầu có từ
3000 năm TCN.


Bằng chứng khảo cổ cho thấy sự hiện diện của
con người ở khu vực tây nam Ai Cập, gần biên
giới với Sudan, khoảng 8000 năm TCN.
Khoảng 7000-3000 TCN, khí hậu sa mạc

Sahara ẩm ướt hơn ngày hôm nay, do đó cho
phép các hoạt động canh tác trên đất mà bây
giờ trở nên khô hạn. Biến đổi khí hậu bắt đầu
từ sau năm 3000 TCN dẫn đến quá trình khô
cằn dần dần trong khu vực. Do tác động của
những biến đổi này, các cư dân của bộ lạc cổ
đại tại sa mạc Sahara buộc phải di chuyển đến
khu vực xung quanh sông Nin khoảng năm
2500 TCN. Ở đó, họ phát triển một nền kinh tế
và xã hội nông nghiệp và hệ thống xã hội phức
tạp hơn. Bộ tộc người từ lâu đã sinh sống hai
bên bờ sông Nin cũng đã phát triển cộng đồng
của họ một cách độc lập. Gia súc được nhập
từ châu Á khoảng 7500-4000 năm TCN.
Người Ai Cập cổ đại được biết đến với nhiều
thành tựu và phát minh trong lịch sử, bao gồm
cả việc xây dựng các kim tự tháp khổng
lồ, phẫu thuật cổ đại, khoa học toán học, và vận
tải bằng thuyền. Sự nổi lên của triều đại Ai
Cập bắt đầu khi thống nhất Thượng và Hạ Ai
Cập khoảng 3200 năm TCN, và kết thúc vào
khoảng năm 340 TCN, bắt đầu từ triều đại Nhà
Achaemenes trên lãnh thổ Ai Cập. Vương quốc
của Ai Cập dẫn đầu bởi một vị vua nắm giữ
cung điện Pharaon. Lúc đỉnh điểm, đế chế của
ông trải dài từ đồng bằng sông Nin đến
núi Gebel Barkal, Sudan.
Xã hội Ai Cập cổ đại tạo dựng sự cân bằng
giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt là dựa
vào dòng sông Nin trong tưới tiêu nông

nghiệp của họ. Quốc gia cổ đại này được biết
qua những văn bản chữ tượng hình, công trình
kim tự tháp, đền thờ và các lăng mộ dưới lòng
đất; sử dụng xe ngựa chiến để tăng cường sức
mạnh quân đội.
Có sự khác biệt lớn giữa các tầng lớp xã hội.
Hầu hết các thành viên cộng đồng là nông dân,
nhưng họ không được hưởng sản phẩm họ
trồng được. Sản phẩm nông nghiệp thuộc sở
hữu của nhà nước, đền thờ, hoặc gia đình quý
tộc có đất nông nghiệp. Chế độ nô lệ cũng tồn
tại, nhưng chi tiết về họ trong xã hội Ai Cập cổ
đại vẫn chưa rõ ràng[42].

Lưu vực sông Ấn[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Văn minh lưu vực sông Ấn


Văn minh lưu vực sông Ấn giai đoạn đầu

Con dấu thần Shiva Pashupati, chúa tể
muôn loài

Văn minh lưu vực sông Ấn xuất hiện
khoảng 3300 năm TCN. Giai đoạn đầu xuất
hiện trước 4000 năm TCN. Trung tâm của
nền văn minh là nằm bao quanh sông Ấn
(chủ yếu thuộc lãnh thổ của Pakistan, và
một phần nhỏ là
thuộc Afghanistan, Iran và Ấn Độ), mở rộng

về phía đông đến lưu vực sông GhaggarHakra[43] và ngược dòng vươn tới sông
Hằng- sông Yamuna[44][45]. Phía tây mở rộng
tới bờ biển Makran thuộc Balochistan
(Pakistan), phía nam đến làng Daimabad,
tỉnh Maharashtra, Ấn Độ.
Sự phát triển của nền văn minh được chia
thành nhiều giai đoạn và đánh dấu sự phát
triển của các thành phố trong tiểu lục địa
Ấn Độ.[46].
Đây là nền văn minh đầu tiên xuất hiện
hoạt động nông nghiệp ở Nam Á.
Lúa mì (tiểu mạch), đại mạch, và táo
tàu (Jujube) được trồng khoảng 9000 năm
trước Công nguyên; dê và cừu nuôi sau
đó[47]. Nền nông nghiệp và chăn nuôi phát
triển tại Mehrgarh khoảng 8000-6000 năm
TCN[48][49]. Thời kỳ này cũng xuất hiện sự
kiện thuần hóa loài voi. Khoảng thiên niên


kỷ thứ 5 trước Công nguyên, một cộng
đồng nông nghiệp nằm rải rác ở khu
vực Kashmir[50]. Tại các bãi khảo cổ của nền
văn minh này người ta tìm thấy các vật
dụng như giỏ, công cụ bằng đá, công cụ
bằng xương, vòng cổ, vòng tay, hoa tai, vỏ
động vật giáp xác biển, đá vôi, ngọc
lam, đá sa thạch và đồng. Nền văn minh
này phát triển thịnh vượng các thành phố
gồm: Harappa (3300 TCN), Dholavira (2900

TCN), Mohenjo-Daro (2500
TCN), Lothal (2400 TCN), và Rakhigarhi, và
hơn 1000 thị trấn và ngôi làng nhỏ khác.
Kiến trúc đô thị của nền văn minh này được
xây bằng gạch, có hệ thống thoát nước bên
đường, và nhà ở tập trung liền sát nhau
(Terraced house). Các thành phố lớn có bề
rộng khoảng một dặm, và có khoảng cách
lớn giữa các thị trấn và nhiều khả năng là
dấu hiệu của sự tập trung chính trị, hoặc
dưới dạng của 2 thành bang, hoặc dưới
dạng một đế chế không có thủ đô cố định
hay có lẽ thay thế Harappa, Mohenjo-Daro,
do bị phá hủy bởi lũ lụt không chỉ một lần[51].
Nền văn minh này cũng được biết đến với
việc sử dụng hệ thống đo lường thập
phân cổ đại[52][53].
Vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công
nguyên, sự phát triển của văn minh lưu vực
sông Indus bước vào thời kỳ Vệ Đà. Bộ
sách thánh ca Vệ đà tiếng Phạn theo ước
tính được soạn thảo từ 1700-1100 TCN, bộ
sưu tập các bài thánh ca này trở thành nền
tảng của Ấn Độ giáovà xu hướng của các
xã hội tiền Ấn Độ khác. Vào một thời điểm
không chắc chắn khoảng cuối thế kỷ thứ 6
TCN, có một người tiên phong tạo nên Ấn
Độ giáo, tôn giáo mà còn tồn tại đến ngày
nay.


Lưu vực sông Hoàng Hà[sửa | sửa
mã nguồn]
Bài chi tiết: Lịch sử Trung Quốc


Bản đồ các nền văn hóa thời kì đồ đá
mới ở Trung Quốc

Vạc đồng triều đại nhà Thương, vật
dụng bằng đồng lớn nhất được tìm thấy
ở TQ cho đến nay

Khởi phát nền văn minh Trung
Quốc nằm cách không xa sông Hoàng
Hà (dọc theo sông Trường Giang) do
xung quanh khu vực tìm thấy nhiều di
tích của thời Trung Quốc tiền sử. Các
nền văn minh thời đại đồ đá mới tìm
thấy được ở Trung Quốc là văn minh
Bành Đầu Sơn(Pengtoushan) (sông
Trường Giang) và văn minh Bùi Lý
Cương (Kebudayaan Peiligang), tất cả
chúng đều xuất hiện khoảng 7000 năm
TCN hoặc sớm hơn. Giai đoạn văn hóa
Bành Đầu Sơn khó xác định, kết quả
các tính toán cho biến thiên từ 90005500 năm TCN, tại di chỉ của nền văn
hóa này tìm thấy dấu tích của lúa
gạo từ khoảng 7000 năm TCN. Tại di
chỉ Giả Hồ (Jiahu) cổ đại tìm thấy vài
bằng chứng về việc trồng lúa. Một

khám phá quan trọng tại Giả Hồ là cây
sáo cổ có niên đại khoảng 7000-6000
năm TCN. Văn minh Bùi Lý Cương là
một trong những nền văn minh lâu đời
nhất tại Trung Quốc có sản xuất đồ
gốm. Cả nền văn minh Bành Đầu
Sơn và nền văn minh Bùi Lý
Cương đều phát triển hoạt động
trồng Kê, chăn nuôi, lưu trữ và phân
phối thực phẩm. Bằng chứng khảo cổ
cũng cho thấy sự hiện diện của các thợ
thủ công, đày tớ. Lối chữ hình


vẽ (Pictogram) được cho là khởi đầu
của hệ thống chữ viết Trung Quốc bắt
nguồn từ các hoạt động nông nghiệp
và chăn nuôi tại Trung Quốc. Tại di chỉ
Giả Hồ tìm thấy một số lối chữ hình vẽ,
nó không được xem là có hệ thống chữ
viết nhưng những ký hiệu đó dẫn đến
hệ thống chữ viết[54].
Tại văn hóa Đại Mạch
Địa (Damaidi), Ninh Hạ có hàng ngàn
dấu chạm khắc trên vách đá có từ
6000-5000 năm TCN, mang những đặc
trưng của lối chữ hình vẽ giống với mặt
trời, mặt trăng, các ngôi sao, thánh
thần, các khung cảnh đi săn và trông
nom gia súc. Lối chữ hình vẽ tại đây

gần như tương đồng với các ký tự
Trung Quốc cổ đại được biết cho đến
nay[55][56].
Văn hóa Bành Đầu Sơn được thay thế
bởi văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao
culture) (5000-3000 năm TCN) ảnh
hưởng của nền văn hóa này bao trùm
phía Bắc Trung Quốc. Nền văn hóa này
cũng đã thay thế nền văn hóa Long
Sơn (Yangshao culture) khoảng 2500
năm TCN. Tại địa điểm khảo cổ di chỉ
Tam Tinh Đôi (Sanxingdui) và văn hóa
Nhị Lý Đầu (Erlitou culture) có bằng
chứng của văn minh đồ đồng. Con dao
bằng đồng với hình thái cổ xưa nhất
(khoảng 3000 năm TCN) được tìm thấy
tại di chỉ văn hóa Mã Gia
Diêu (Majiayao culture) (thuộc
tỉnh Cam Túc và tỉnh Thanh Hải).
Theo lịch sử Trung Quốc, sông Hoàng
Hà được sử dụng cho tưới tiêu khoảng
năm 2200 TCN thời vua Hạ Vũ, người
đặt nền móng nhà Hạ. Nhà Hạ (khoảng
2100-1600 TCN) được đề cập là triều
đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc,
nó được nhắc đến trong sử ký Tư Mã
Thiên và Trúc thư kỉ niên[57][58]. Mặc dù
có sự tranh cãi về triều đại thần thoại
này, có vài bằng chứng khảo cổ học
chứng minh cho sự tồn tại của nó. Tư

Mã Thiên nói rằng triều đại này thành
lập được thành lập khoảng năm 2200
TCN nhưng mốc thời gian này không
thuyết phục. Hiện nay nhiều nhà khảo
cổ học kết nối được sự tồn tại của triều
đại nhà Hạ bởi cuộc khai quật ở
tỉnh Hà Nam[59], nơi khám phá ra những
nội thất đồ đồng khoảng năm 2000
TCN.


Triều đại lịch sử đầu tiên được công
nhận là triều đại nhà Thương, khoảng
năm 1500 TCN. Bằng chứng khảo cổ
học cho sự tồn tại của triều đại nhà
Thương là các đồ tạo tác bằng đồng
và giáp cốt văn, mai rùa hay xương thú
được khắc các ký tự Trung Quốc cổ,
các văn tự này được tìm thấy ở lưu
vực sông Hoàng Hà tại thủ đô Triều
Ca nhà Thương. Các di tích mai rùa
của nhà Thương có niên đại 1500 năm
TCN, tính toán theo công nghệ Cacbon
phóng xạ.
Thay thế nhà Thương là nhà Chu, vào
khoảng thế kỷ 11 TCN. Thời điểm kết
thúc nhà Chu đã ra đời 2 nhà triết học
nổi tiếng Trung Quốc là Khổng
Tử (người thiết lập Khổng giáo) và Lão
Tử (người thiết lập Đạo giáo[60].


Hy Lạp cổ đại[sửa | sửa mã
nguồn]
Bài chi tiết: Hy Lạp cổ đại

Lãnh thổ Hy Lạp và các thuộc địa
thời kì Archaic (800-480 TCN)

Đền Parthenon thờ thần Athena,
xây dựng năm 500 TCN tại thành
cổ Acropolis thuộc thành
bang Anthena


Rạp hát tại thành phố
cổ Epidaurus, thế kỷ thứ 4 TCN

Trong hang động Franchthi, phía
đông nam Argolis, Hy Lạp có bằng
chứng về hoạt động nông nghiệp
của Hy Lạp cổ đại. Xấp xỉ 11000
năm TCN, canh tác ngũ cốc, các
loạt hạt, lúa mì xảy ra đồng thời[61],
trong khi yến mạch và đại
mạch xuất hiện khoảng 10500 năm
TCN; đậu Hà Lan và Lê thì khoảng
7300 năm TCN. Khu vực định cư
thời đồ đá mới rải rác khắp Hy Lạp
cùng với hoạt động nông nghiệp và
sản xuất đồ gốm. Những địa điểm

nổi tiếng như Sesklo và Dimini, đã
có đường giao thông, quảng
trường. Nó là một ví dụ về không
gian thành phố cổ trong lục
địa châu Âu. Một địa điểm quan
trọng khác là Dispilio nơi phát hiện
ra một phiến đá cổ xưa với đường
nét như văn bản cổ[62].
Văn minh Minoan là nền văn minh
thời đại đồ đồng đầu tiên tại Hy
Lạp. Nền văn minh phát sinh trên
đảo Crete và phát triển mạnh mẽ
khoảng 2700-1500 năm TCN,
nhưng thời điểm khởi đầu phát
triển của nó xảy ra rất xa trước
đó[63]. Con người bắt đầu sinh sống
trên đảo Crete ít nhất từ 128.000
năm TCN, trong thời kỳ đồ đá cũ[64].
Các hoạt động nông nghiệp ngày
lớn, phức tạp hơn, và dẫn đến nền
văn minh dần được khởi tạo vào
khoảng 5000 năm TCN[65]. Sự tồn
tại của các nền văn minh này đã bị
lãng quên đến khi nó được phát
hiện vào đầu thế kỷ 20 bởi nhà
khảo cổ học người Anh Sir Arthur
Evans. Will Durant nhìn nhận nền
văn minh là "xâu chuỗi đầu tiên
trong sợi dây lịch sử châu Âu"[66].



Nền văn minh Mycenae phát triển
tại phía bắc của đảo Crete khoảng
năm 1600 TCN, khi nền văn hóa
Helladik trên đất liền Hy Lạp
chuyển đổi dưới ảnh hưởng của
nền văn hóa Minoan của đảo
Crete. Không giống như người
Minoan người dựa vào thương
mại. Nền văn minh Mycenae có
cộng đồng thích đi xâm chiếm,
thống trị bởi tầng lớp hiệp sĩ quý
tộc Aristocracy.
Khoảng năm 1400 TCN, người dân
Mycenae mở rộng phạm vi quyền
lực của họ cho Crete do trung tâm
của nền văn minh Minoan gặp
phải vụ phun trào Minoa tại đảo
Santorini, và họ chấp nhận hệ
thống chữ viết Linear A để viết
ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, hệ thống
chữ viết phát triển trong suốt văn
minh Mycenae gọi là Linear B[67].
Truyền thuyết về các cuộc xâm
chiếm giữa các thành bang ở Hy
Lạp không chỉ là Mycenae, thành
bang Troy được đề cập đến trong
sử thi Iliad như là một đối thủ của
Mycenae. Vì chỉ có duy nhất nguồn
sử liệu của Hómēros về lịch sử

thành Troy và cuộc chiến tranh
thành Troianên có thể nó không có
thật. Năm 1876, nhà khảo cổ học
người Đức Heinrich
Schliemann khám phá ra các di
tích tại Hisarlik, vùng phía tây bán
đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày
này và công bố rằng nó là địa điểm
của thành Troy. Chắc chắn rằng địa
điểm của thành Troy được nhắc
đến bởi Hómēros vẫn còn tiếp tục
bị bàn cãi[68]
Nền văn minh Hy Lạp đã ảnh
hưởng rất lớn đến các nền văn
minh châu Âu sau đó, đặc biệt là
nền văn minh La Mã. Trong Hy Lạp
cổ các thành
bang Athena, Sparta, Corinth,
và Thebes có nền chính trị độc lập,
và mối quan hệ ít căng thẳng với
nhau. Nếu một thành phố không đủ
nhu cầu lương thực để duy trì toàn
bộ dân số, thì họ sẽ rời đi một phần
để thiết lập một thành phố mới, thị
trấn mới có vai trò thuộc địa, lệ
thuộc vào thành phố ban đầu để
cùng bảo vệ trước các mối đe dọa,


trước các cuộc chiến với bên

ngoài.

Dãy Andes[sửa | sửa mã
nguồn]
Bài chi tiết: Nền văn minh Norte Chico

Toàn cảnh 360°Của Caral

Trung Bộ châu
Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Trung Bộ châu Mỹ, Văn minh Maya, và Olmec

Toàn cảnh 360°Của di chỉ
Maya

Đầu đá khổng lồ di sản
nền văn hóa Olmec

Sự phát triển của
nông
nghiệp[sửa | sửa mã
nguồn]
Bài chi tiết: Nông nghiệp
Một sự thay đổi lớn,
được miêu tả bởi nhà
tiền sử học Vere
Gordon Childe như là
một "cuộc cách mạng,"
đã diễn ra
khoảng thiên niên kỷ 9



TCN với việc hình
thành nghề nông. Mặc
dầu nghiên cứu có
khuynh hướng tập
trung vào vùng
đất Trăng lưỡi liềm
màu mỡ ở Trung
Đông, khảo cổ học ở
châu Mỹ, Đông Á và
Đông Nam Á cho thấy
rằng những hệ thống
nông nghiệp trồng cấy
nhiều loại ngũ cốc
khác nhau và sử dụng
các loại gia súc khác
nhau có thể đã phát
triển hầu như đồng
thời ở một số nơi.
Một bước tiến nữa ở
nông nghiệp Trung
Đông xảy ra với sự
phát triển tưới tiêu có
tổ chức và sử dụng lực
lượng lao động chuyên
biệt, bởi những
người Sumer, bắt đầu
vào khoảng 5.500
TCN. Đồng và sắt thay

thế đá để trở thành
công cụ trong nông
nghiệp và chiến tranh.
Tới tận lúc đó những
xã hội nông nghiệp
định cư hầu như phụ
thuộc hoàn toàn vào
các công cụ đá. Ở Âu
Á, các công cụ đồng
đỏ và đồng thau,
những đồ trang trí và
vũ khí bắt đầu trở nên
dồi dào vào khoảng
năm 3000 TCN. Sau
đồ đồng, vùng
Đông Địa Trung
Hải, Trung
Đông và Trung
Quốc bắt đầu sử dụng
công cụ và vũ khí
bằng sắt.
Những người dân
châu Mỹ có thể không
hề biết tới công cụ kim
loại cho tới
tầng Chavin năm 900
TCN. Chúng ta cũng
biết rằng Moche có áo



giáp, những con dao
và bộ đồ ăn bằng kim
loại. Thậm chí
người Inca vốn ít dùng
đồ kim loại cũng có
những chiếc cày mũi
kim loại, ít nhất sau khi
chinh phục Chimor.
Tuy nhiên, ít có những
tìm kiếm khảo cổ học
ở Peru và hầu như
toàn bộ khipus (những
vật sáng chế để ghi lại
thông tin, dưới hình
thức các nút thắt,
người Incas từng sử
dụng) đã bị đốt cháy
khi diễn ra Cuộc chinh
phục Peru của người
Tây Ban Nha. Toàn
bộ các thành phố vẫn
đang được khám phá
vào năm 2004. Một số
khai quật khảo cổ cho
thấy rằng có
thể thép đã từng được
chế tạo tại đây trước
khi nó phát triển ở
châu Âu.
Các vùng lưu vực ven

sông trở thành những
cái nôi của những nền
văn minh đầu tiên như
lưu vực sông Hoàng
Hà ở Trung
Quốc, sông Nin ở Ai
Cập, và lưu vực sông
Ấn ở Pakistan. Một số
dân tộc du mục, như
những người Thổ dân
Australia và thổ dân
Nam Phi ở phía Nam
châu Phi, không biết
tới nông nghiệp cho tới
tận thời hiện đại.
Nhiều nhóm người
không thuộc về
các quốc gia trước
1800. Trong số những
nhà khoa học, đã có
sự bất đồng về thuật
ngữ "bộ lạc" phải được
sử dụng để miêu tả
loại xã hội của những
người sống trong đó.
Những phần rộng lớn


của thế giới có thể là
lãnh thổ của những

"bộ lạc" đó trước khi
người châu Âu bắt đầu
tiến hành thực dân
hoá. Nhiều "bộ lạc"
chuyển thành quốc gia
khi họ bị đe dọa hay bị
ảnh hưởng bởi các
quốc gia. Ví dụ
như Marcomanni và Lá
t via. Một số "bộ lạc",
như Kassites và Mãn
Châu, chinh phục các
quốc gia và lại bị
chúng đồng hoá.
Nông nghiệp đã tạo cơ
hội cho các xã hội
phức tạp hơn, cũng
được gọi là những nền
văn minh. Các cuộc
gia và các thị trường
xuất hiện. Các kỹ thuật
cải thiện khả năng của
con người nhằm kiểm
soát thiên nhiên và
phát triển giao
thông và thông tin.

Sự phát triển của
tôn giáo[sửa | sửa
mã nguồn]

Đa số các nhà sử học
truy nguyên sự khởi
đầu của Đức tin tôn
giáo ở thời Đồ đá mới.
Đa số các đức tin tôn
giáo thời kỳ này cốt ở
sự thờ phụng một Đức
mẹ nữ thần, một Cha
bầu trời, và cũng có sự
thờ phụng Mặt
trời và Mặt Trăng như
các vị thần. (xem
thêm sự thờ phụng
Mặt trời)

Phát triển
của văn
minh[sửa | sửa
mã nguồn]

Quốc
gia[sửa | sửa mã
nguồn]


Các biên giới vạch ra
các quốc gia - một ví
dụ cụ thể là Vạn Lý
Trường Thành, trải
dài hơn 6700 km, và

lần đầu tiên được
xây dựng vào Thế kỷ
thứ 3 TCN để bảo vệ
khỏi những kẻ chinh
phục du mục từ phía
bắc. Nó đã được xây
dựng lại và phát triển
thêm nhiều lần.

Bài chi tiết: Quốc gia
Nông nghiệp dẫn
tới nhiều thay đổi
lớn. Nó cho phép
một xã hội đông
đúc hơn rất nhiều,
và nó tự tổ chức
mình vào
trong những quốc
gia. Đã có nhiều
định nghĩa được
sử dụng cho thuật
ngữ "quốc
gia" Max
Weber và Norbert
Elias định nghĩa
quốc gia là một tổ
chức những người
có một độc quyền
về sự sử dụng
hợp pháp vũ lực

trong một vùng địa
lý riêng biệt.


Những quốc gia
đầu tiên xuất hiện
ở Lưỡng Hà, Ai
Cập cổ đại và lưu
vực sông Ấn
Độ vào cuối thiên
niên kỷ thứ 4 và
đầu thiên niên kỷ
thứ ba TCN.
Ở Lưỡng Hà, có
nhiều thành
bang. Ai Cập cổ
đại khởi đầu là
một quốc gia
không có các
thành phố, nhưng
nhanh chóng sau
đó các thành phố
xuất hiện. Một
quốc gia cần
một quân đội để
thực hiện việc sử
dụng vũ lực hợp
pháp. Một quân
đội cần một bộ
máy quan liêu để

duy trì nó. Ngoại
trừ duy nhất là
trường hợp văn
minh lưu vực sông
Ấn Độ vì thiếu
bằng chứng về
một lực lượng
quân sự.
Các quốc gia đã
xuất hiện ở Trung
Quốc vào cuối
thiên niên kỷ thứ
ba đầu thiên niên
kỷ thứ hai TCN.
Các cuộc chiến
tranh lớn nổ ra
giữa các quốc gia
ở Trung Đông.
Hiệp ước Kadesh,
một trong
những hiệp ước
hòa bình đầu tiên,
được ký kết giữa
người Hittites và A
i Cập cổ
đại khoảng 1275
TCN. Vào thế kỷ
thứ 6 TCN, Hoàng
đế Cyrus II (Cyrus
Đại Đế) trỗi dậy

kiến lập Đế quốc


Ba Tư cường
thịnh,[69] chinh phạt
được các
nước Media, Lydia
và Babylon. Ai Cập
cũng rơi vào tay
của con trai ông là
Hoàng
đế Cambyses II.
[70]
Ngoài ra, lịch sử
thế giới cổ đại
cũng có những
quốc gia hùng
mạnh khác như đế
quốc Maurya (thế
kỷ thứ 4
TCN), Trung
Quốc (thế kỷ thứ 3
TCN), và Đế quốc
La Mã (thế kỷ thứ
1 TCN).

Bản đồ thế giới
khoảng năm
1200


Đụng độ giữa các
đế quốc diễn ra
vào thế kỷ thứ 8,
khi Khalip của Ả
Rập (cai trị từ
xứ Tây Ban
Nha cho đến Iran)
và nhà Đường bên
Trung Quốc (cai trị
từ Triều Tiên) đã
đánh nhau trong
hàng thập kỷ để
giành quyền kiểm
soát Trung Á.
Rộng lớn hơn cả
trong thời đại này


là đế quốc Mông
Cổ vào thế kỷ thứ
13. Lúc ấy, đa số
người dân ở châu
Âu, châu Á, Bắc
Phi đều thuộc vào
các quốc gia.
Cũng có các quốc
gia ở México và
tây Nam Mỹ. Các
quốc gia tiếp tục
kiểm soát ngày

càng nhiều vùng
lãnh thổ và dân
chúng trên thế
giới; vùng đất cuối
cùng chưa có
quốc gia bị các
quốc gia chia sẻ
với nhau theo Hiệp
ước Berlin năm
(1878).

Thành phố và
thương
mại[sửa | sửa
mã nguồn]
Bài chi tiết: Thành phố và Thương mại

Vasco da
Gama đi thuyền
đến Ấn Độ để
mang về gia vị
vào cuối thế kỷ


15 đầu thế kỷ
16.

Nông
nghiệp cũng
tạo nên và cho

phép sự tích
trữ lương
thực thặng dư
có thể dùng để
cung cấp cho
những người
không dính
dáng trực tiếp
tới việc sản
xuất lương
thực. Sự phát
triển của nông
nghiệp cho
phép sự xuất
hiện của
những thành
phố đầu tiên.
Chúng là
những trung
tâm của quốc
gia và hầu
như không tự
mình sản xuất
ra lương thực.
Các thành phố
là những kẻ
ăn bám và
được cung
cấp lương
thực từ những

vùng nông
thôn xung
quanh, nhưng
trái lại nó cung
cấp sự bảo vệ
quân sự ở
nhiều mức độ
khác nhau.
Sự phát triển
của các thành
phố dẫn tới cái
được gọi
là văn minh:
đầu tiên Văn
minh
Sumerian ở
hạ Lưỡng
Hà (3500
TCN), tiếp
theo là văn


×