Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

phân loại rác tại nguồn ở nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 19 trang )

Trường: ĐH Thủ Dầu Một
Khoa: Khoa học Quản lý

Nhóm 3
Lớp: D14QM03
GVHD: ThS.Bùi Phương Thanh


Thành viên.

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Phan Văn Nhân
Đỗ Thị Thu Phượng
Võ Thị Tuyền
Nguyễn Thị Cẩm Yến
Lương Thị Thu Trang
Trần Thị Hải Vân
Nguyễn Thị Huyền Trang


NỘI DUNG

PHÂN LOẠI RÁC
LỊCH TRÌNH THU GOM


CHI PHÍ THU GOM
CÁCH XỬ LÝ
KẾT LUẬN


Nhật bản không chỉ là một cường quốc có
nền kinh tế phát triển mà còn là một quốc gia đi
đầu trong lĩnh vực bản vệ môi trường. Theo
Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000
tấn rác mỗi năm (trung bình mỗi năm 1 người
xả 365kg rác), xếp thứ 8 trên thế giới. Con số
này cho thấy Nhật đang phải đối mặt với một
khối lượng rác khổng lồ.
Chính ý thức tự giác và tinh thần cộng đồng
của người dân được xây dựng lên từ hệ thống
giáo dục hoàn chỉnh và định hướng chính xác là
yếu tố đầu tiên giúp nước Nhật giữ được môi
trường trong lành, sạch sẽ dù phải đối mặt với
lượng rác khổng lồ.


• Nhưng với điều kiện tự nhiên khá hạn
chế, không có nhiều diện tích để chôn lấp
rác thải, vì vậy Chính phủ Nhật đã phải
nghĩ ra những cách tốt nhất cho vấn đề
này, và kết quả mang lại đã khiến Nhật bản
trở thành quốc gia đi đầu về xử lý rác thải
trên thế giới. Chính phủ đã xác định việc
đầu tiên không phải là xây dựng nhà máy
xử lý rác khổng lồ mà là làm thế nào

người dân có ý thức bảo vệ môi trường.
Điều đó đã mang lại hiệu quả tích cực và
rõ nét từ người lớn đến tre nhỏ đều có ý
thức phân loại rác và bảo vệ môi trường.


Phân loại chất thải rắn.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Rác đốt được
Rác không đốt được
Rác tái chế
Rác nguy hại
Rác lớn cồng kềnh
Rác không thể thu gom


Quy định phân loại đối với các loại rác.
1. Rác đốt được.
Rác nhà bếp (các món nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, bã
trà,vỏ trứng, rau thừa…), tàn thuốc lá, giấy vụn, đũa dùng
một lần, tăm tre để xiên nướng, hộp giấy, cây cỏ, lá khô, bụi
của máy hút bụi, hàng đồ da, gỗ vụn trong công việc làm tại
nhà, băng vệ sinh, tã giấy…
Lưu ý:

• Khi bỏ rác, bỏ vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl có
bán bên ngoài… và buộc miệng bao lại trước khi bỏ rác.
• Rác nhà bếp phải được vắt hết nước, dùng giấy báo… gói
lại trước khi bỏ vào bao.
• Gỗ vụn, cành cây trong vườn… phải được cắt ngắn cỡ
50cm, dùng dây cột bó lại trước khi bỏ ra.


2. Rác không đốt được.
Sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai chứa dầu gội đầu, hộp đựng bột giặt, bao được thức ăn,
đồ chơi…) sản phẩm bằng nhựa dẻo, sản phẩm bằng nhựa vinyl, sản phẩm làm bằng nhựa ni
lông, nhựa xốp, cao xu các loại (giày thể thao, giày ống cao, dép…), sản phẩm da nhân tạo, đồ
gốm các loại, lưỡi dao cạo, bóng đèn điện, kính, lọ mỹ phẩm, thủy tinh pha lê, ô dù, ghế ngồi,
bình thủy, lọ xịt, lon đựng sơn…
Lưu ý:
• Rác không đốt được phải cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
• Những thứ to lớn không thể bỏ vào bao tải được thì làm sao đừng rơi rớt đây đó.
• Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ nổ,cần phải cho xì ra hết khí bên trong trước khi bỏ ra.
• Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi dao cạo… phải bọc trong giấy báo và ghi chữ “kiken=nguy
hiểm”, xong cho vào bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.


3. Rác tái chế

Giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy báo gói hàng,
hộp đựng quần áo, hộp đựng giầy, hộp trống, thùng giấy
carton…) quần áo (quần áo, vải vụn cũ ) lon rỗng (bia, rượu,
nước giải khát, thức ăn đóng hộp, chai đựng sữa…), kính bể,
chai, bộ đồ ăn (son, nồi, niêu, ấm nước, sắt vụn, xe đạp, gia cụ
bằng sắt thép…), đồ điện gia dụng (tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn

máy stereo, lò sưởi, bếp gas… một số rác loại này là thu có
phí), mền nệm=Futon…
Lưu ý:
• Lon va chai cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước
khi bỏ ra.
• Giấy các loại, quần áo các loại phải chia theo loại và buộc
dây theo hình chữ thập, và giữ sao cho nó không bị mưa ướt
khi bỏ ra.
• Chai và lon phải rửa một lần trước khi bỏ ra.
• Thuỷ tinh bể vỡ phải gói bằng giấy báo…, bỏ vào bao va ghi
chữ “Garasu kiken=thủy tinh nguy hiểm” bên ngoài bao
trước khi bỏ ra.


4. Rác nguy hại.
• Pin, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế.
 Lưu ý
• Cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa
vinyl trước khi bỏ ra.
• Bên ngoài bao ghi rõ “Yugai gomi=rác có
hại” trước khi bỏ ra.

• Lưu ý để không bỏ lẫn với rác tài nguyên
trước khi bỏ ra .
• Pin có chứa chất thủy ngân hữu cơ độc hại,
do đó hãy bỏ vào bao trong có thể nhìn
thấy bên trong và tuân theo cách bỏ đã
được quy định



5. Rác cồng kềnh.
• Gia dụng các loại (bàn gỗ,ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm
cao cấp các loại, thảm thường các loại, tấm đệm…), cửa các loại (cửa ra vào, cửa giấy
kiểu Nhật …)
• Rác lớn cồng kềnh là những đồ vật như nêu trên mà có kích cỡ khoảng trên 1m2.
Lưu ý:
• Khi mua cửa các loại…thì hãy yêu cầu người bán hàng thu nhận đồ cũ.
• Đồ gỗ có thể cắt ra thành từng tấm có mỗi cạnh dưới 50cm, bó lại và bỏ ra vào ngày rác
đốt được.
• Rác lớn cồng kềnh bỏ ra trước cửa nhà hoặc bỏ ra nơi mà xe (tấn) có thể vào được.
• Bỏ rác theo chế độ xin bỏ rác bằng điện thoại. Tùy theo loại đồ vật, có trường hợp phải
trả một khoản phí thủ tục thu hồi rác.
• Phải tốn một khoản phí từ 1.600 yên đến trên 5.000 yên Nhật (khoảng 300.000 đến gần 1
triệu đồng).


Quy định khác.
Túi rác được dùng để phân loại phải là loại riêng. VD: các loại rác đốt
được sẽ đem cho vào túi đỏ, tuy nhiên không phải tất cả túi rác đỏ nào
cũng được mà phải là loại túi rác đỏ “theo quy định”. Nếu không, túi rác
của bạn sẽ bị trả về kèm theo một “vé xấu hổ”, để nhắc nhở chính bạn
vào lần sau.


Lịch trình thu gom


Lịch trình thu gom
• Vào đầu mỗi năm, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình
mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường có ghi rõ, mỗi ngày

gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu
rác có thể đốt, v.v… Những loại rác quá khổ (ô tô) sẽ được thu gom 2
lần mỗi năm và bạn phải trả thêm một khoản chi phí.
• Ví dụ: ở khu Shinjuku - Tokyo quy định:
+ Thứ 2: rác thải cháy được.
+ Thứ 5: rác thải cháy được, lon, chai thuỷ tinh…
+ Thứ 6 của tuần thứ 2 và tuần thứ 4 mỗi tháng: kim loại, thuỷ tinh, gốm
sứ…
+ Thứ 7: giấy, vải, nhựa, bao bì…


PHÍ THU GOM ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN.
​Ở Nhật chi phí thu gom và xử lý rác thải ​do chính quyền địa phương chi
trả (trích từ nguồn thu các loại thuế), nên người dân không phải đóng
phí trực tiếp. Thế nên ở địa phương nào nhiều công ty lớn, tập trung
nhiều người giàu thì thường quỹ xử lý rác cũng nhiều, phân loại rác
cũng đơn giản, còn địa phương nào ngân sách ít thì người dân phải phân
loại rác kỹ lưỡng hơn để giảm chi phí phân loại/xử lý ở nhà máy.


Cách xử lý.
• Theo số liệu của cục Y Tế và Môi Sinh Nhật Bản, hằng năm có
khoảng 450 tấn rác trong đó phần lớn là rác công nghiệp ( 397 triệu
tấn).
• Khoảng 5% rác thải được đưa đến bãi chôn lấp
• 20,8% đưa đến cấc nhà máy tái chế
• Số còn lại được đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác.


• Hầu hết rác ở Nhật Bản được xử lý bằng công nghệ thân thiện với môi

trường mang tên: “Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi” (Circulation
fluidizedbed-CFB).
Công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử
dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa
chất khác để tiêu hủy rác.
• Cụ thể, khi cho rác vào buồng đốt, luồng không khí được nung từ dưới
đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phần rác chưa cháy hết đi lên, sau đó
lại quay trở lại phía dưới để đốt lại một lần nữa.
Nhiệt độ của buồng đốt chỉ cần đạt khoảng 800 độ C (khá thấp so với
các buồng đốt thông thường) nên lượng khí thải độc hại như NO hay
SO2 sẽ ít hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đốt rác có thể được
sử dụng để sản xuất điện.


Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi


Ngoài cách phận loại và xử lý như trên Nhật còn có điều đặc biệt để
nâng cao tối đa mức độ bảo vệ môi trường:
• Ra ngõ phải mang theo túi rác
• Bước vào nhà máy rác hải đổi giày
• Vứt rác cũng phải theo lịch định trước

• Chai và nắp chai phải đặt ở 2 nơi khác nhau
• Đẩy mạnh tuyên truyền cho em để nâng cao hiệu quả giáo dục
• Việc mua hàng tái chế được người dân rất ủng hộ




×