LUẬT THỰC PHẨM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Vĩnh Hoàng
Bộ môn: QLCL & ATTP
Khoa Công nghệ thực phẩm, VNUA.
Email:
Tel: 0965859692
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Internet
Bài giảng
Văn bản PL
CÁCH ĐÁNH GIÁ
10%
Chuyên cần
30%
Bài tập
Thi
60
%
I. LUẬT, THỰC PHẨM & CHẤT LƯỢNG THỰC
PHẨM
KHÁI NIỆM VỀ LUẬT
KHÁI NIỆM VỀ THỰC PHẨM
CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM
KHÁI NIỆM VỀ LUẬT
1.
2.
3.
4.
Trong khoa học tự nhiên - đó là những phát biểu mô tả
lại những mối tương quan đều đặn, xảy ra thường
xuyên, có tính hiển nhiên giữa các hiện tượng tự nhiên.
Trong logic và toán học - đó là bản chất của những ý
nghĩ, tư duy dựa trên lý trí.
Trong kinh tế học và tâm lý học - đó là sự mô tả bản chất
của các hành động, ứng xử và sự tác động tương tác
của con người
Trong xã hội con người - luật là những câu từ, thể chế
để qui định các cư xử và sự trừng phạt các lỗi lầm của
con người
KHÁI NIỆM VỀ LUẬT
Trong chính trị và pháp luật: luật lệ là các nguyên tắc
đạo đức cho phép và/hoặc cấm đoán những mối quan
hệ giữa người với người hay giữa các tổ chức, cũng
như việc trừng phạt những người vi phạm các nguyên
tắc đạo đức.
Trong đạo đức học và triết học đạo đức, những luật lệ
này được gọi là luật pháp của con người để phân biệt
giữa các điều luật khác được dùng cho tất cả các vật
thể sống. Cơ sở của những luật này có thể là những
nguyên tắc đạo đức bị bắt buộc một cách hợp pháp
hoặc những tiêu chuẩn đạo đức có từ ngàn đời (thuần
phong mỹ tục).
KHÁI NIỆM VỀ LUẬT
Luật là những qui phạm do Nhà nước ban hành mà mọi
người phải tuân theo và chấp hành,nhằm điều chỉnh các
quan hệ xá hội ,đảm bảo các quyền con người và quyền
công dân,bảo đảm trật tự xã hội và an ninh quốc gia.
Đạo luật (luật theo nghĩa hẹp) là một văn bản pháp luật
do cơ quan lập pháp biểu quyết và thông qua. Luật
thường được chia theo 2 đặc tính cơ bản: Luật cưỡng
bức có tính bắt buộc với người thuộc đối tượng của luật
đó hoặc luật bổ trợ cho 1 luật khác. (Các loại luật: luật
hiến pháp, luật sửa đổi và bổ sung,luật tổ chức,luật dân
sự,luật hình sự.....)
KHÁI NIỆM VỀ LUẬT
Cần phân biệt rõ giữa hiến pháp,luật pháp và quyền
(constitution/law/right).
Thể chế chính trị của 1 Nhà nước pháp quyền ( Nhà
nuớc tuân theo pháp luật và quản lý bằng pháp luật)
bao gồm 3 cơ quan hoạt động theo nguyên tắc phân
quyền va phân chức(chức năng): cơ quan lập
pháp(Quốc hội) , hành pháp(Chính phủ) và tư pháp(tòa
án các cấp). Các cơ quan hoạt động theo những qui
định đề ra của Hiến pháp và dưới sự giám sát của nhà
cầm quyền cấp cao(thường là Hội đồng Hiến pháp)