Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 13 trang )

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ


Thành viên tổ 2:

1. Ngô Nguyễn Minh Thành
2. Huỳnh Tấn Đạt
3. Trịnh Vũ Ngọc Trâm
4. Nguyễn Vũ Phương Trang (B)
5. Nguyễn Vũ Phương Trang (A)
6. Trần Thị Thúy An
7. Tô Ngọc Khánh
8. Nguyễn Thị Thùy Dung
9. Trần Quang Thế
10.Lê Thạch Minh Chánh


DÀN Ý CHI TIẾT CHO ĐỀ VĂN THUYẾT MINH

ĐỀ BÀI : THUYẾT MINH VỀ MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ , DANH LAM THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
EM.

Chùa núi Châu Thới ( Châu Thới Sơn Tự)


VIDEO VỀ CHÙA NÚI CHÂU THỚI


Một số hình ảnh của chùa núi Châu Thới



Mở bài:
- Chùa núi Châu Thới là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của
tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ, được gìn giữ, tôn tạo và phát
triển cho đến ngày nay.

- Chùa núi Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương, cách thành phố Biên Hoà ( Đồng Nai ) khoảng 4km, và cách
thành phố Hồ Chí Minh khoảng 24km.

-Ngôi chùa tọa lạc trên núi Châu Thới cao 82m, rộng 25ha, xung
quanh là vùng đồng bằng, thuộc phường Bình An, thị xã Dĩ An.

- Vị trí thuận tiện cho việc tham quan du lịch vì gần các thắng cảnh,
khu vui chơi giải trí như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long.


Thân bài :

- Theo sử triều Nguyễn, chùa trên núi Châu Thới do Thiền sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ XVII (1612).
- Trải qua hơn 300 năm lịch sử đầy biến động, chịu bao hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa Châu Thới không còn giữ được dấu tch, di vật
nguyên thủy. 
- Qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, đến nay chùa Châu Thới đã là một quần thể kiến trúc đa dạng, được xây dựng hoành tráng và sở hữu những nét kiến
trúc tinh xảo, bao gồm: Chánh điện, nhà tổ, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương
Nương...

-Điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa núi Châu Thới là việc sử dụng các mảnh gốm sứ để trang trí, tạo hình rồng phượng, đắp các bức tranh mô tả sự
tch của nhà Phật rất công phu và lộng lẫy.

-Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên Chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái
cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – hỉ xả…”.



-Chùa núi Châu Thới vẫn còn lưu giữ nhiều tượng và chuông có giá trị văn hóa - lịch sử như: bộ tượng đồng nơi chánh điện, 2 bộ tượng cổ là Thập bát La Hán
và Thập điện Diêm Vương bằng đất nung, 3 pho tượng đá từ thế kỷ 18, cùng 1 tượng Quan Âm bằng gỗ mít hàng trăm tuổi...

-Vào năm 1988, chùa núi Châu Thới cho đúc một đại hồng chung theo mẫu chùa Thiên Mụ (Huế), nặng 1.5 tấn, cao 2m.
-Năm 2003, thêm một chiếc đại hồng chung bằng đồng được đúc ngay tại chùa với trọng lượng khoảng 5 tấn.
-Ngoài ra, chùa bà Châu Thới còn có một tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao 22.5 m, nặng trên 100 tấn, được xem là pho tượng cao nhất ở tỉnh Bình Dương.


-Ngoài yếu tố tâm linh và vẻ đẹp kiến trúc, chùa núi Châu Thới còn thu hút du khách bởi không khí mát mẻ, phong cảnh hữu tình, xung quanh được bao
bọc bởi nhiều cây cổ thụ và hồ nước xanh biếc, tĩnh lặng.

-Đến tham quan chùa Châu Thới ở Bình Dương, bước qua 220 bậc đá phủ lớp rêu phong của thời gian, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh thoát, tịnh
không của cõi Phật trong một không gian thoáng đãng và thơ mộng.

-Từ trên cao, du khách còn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Thủ Dầu Một, Biên Hòa và dòng sông Đồng Nai quanh co uốn khúc...


- Vào ngày rằm, mồng một có rất nhiều du khách đến viếng chùa. Ngoài việc thắp nhang, cầu khấn thì không khí trong lành cùng không gian rộng rãi của
ngôi chùa trên núi sẽ giúp bạn thư thái, tịnh tâm, chiêm niệm những việc đã qua.

-  Đây còn là Di tch danh thắng cấp quốc gia được công nhận vào năm 1989.


Kết bài:

-Chùa núi Châu Thới đã để lại trong lòng người dân tỉnh Bình Dương nhiều dấu ấn về lịch sử.
- Vào các ngày rằm và mồng một, chùa núi Châu Thới ở Bình Dương luôn là nơi cho khách thập phương đến viếng chùa, lễ Phật và tịnh tâm.



BÀI LÀM CỦA NHÓM EM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC.
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI.




×