Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong BCTC của các DN niêm yết tại SGD chứng khoán TPHCM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................2
5. Bố cục của luận văn ................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP ................................................8
1.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁI NIỆM “CÔNG BỐ THÔNG TIN” ............8
1.2. YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN........................................ 10
1.2.1. Yêu cầu về CBTT trong chuẩn mực kế toán ..................................10

1.2.2. Yêu cầu về CBTT đối với công ty niêm yết...................................13

1.3. BCTC – KÊNH CÔNG BỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG NHẤT14
1.4. ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ THÔNG TIN........................................... 16
1.4.1. Đo lường không trọng số ................................................................17
1.4.2. Đo lường có trọng số.......................................................................17

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA
DOANH NGHIỆP.................................................................................. 19
1.5.1. Môi trường CBTT: bên ngoài doanh nghiệp ..................................19
1.5.2. Môi trường CBTT: bên trong doanh nghiệp ..................................22

1.6. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN ......................... 24
1.6.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)................................................25
1.6.2. Lý thuyết dấu hiệu (Signalling theory)...........................................26


1.6.3. Lý thuyết về ảnh hưởng chính trị (Political theory) .......................26
1.6.4. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory) ........................27

1.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP.................................................. 28
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CÔNG BỐ THÔNG TIN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................41
2.1. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ ....................................................... 41
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC................................................................. 43
2.3. THỊ TRƯỜNG VỐN....................................................................... 44
2.4. CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.......................................................... 46
2.5. KIỂM TOÁN .................................................................................. 47

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................... 50
3.1. CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ................................... 50
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 57
3.2.1. Chọn mẫu ........................................................................................58
3.2.2. Chọn các mục thông tin công bố trong BCTC ...............................59
3.2.3. Thiết kế chỉ số CBTT......................................................................60
3.2.4. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng .....................................61
3.2.5. Thu thập và xử lý số liệu.................................................................64

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - TRÌNH BÀY KẾT QUẢ..... 66
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN...................................... 66
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG............................... 71
4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập ....................................................71
4.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình ................73
4.2.3. Mô hình hồi quy và phân tích kết quả ............................................74


CHƯƠNG 5. HƯỚNG ỨNG DỤNG VÀ MỘT SỐ GỢI Ý NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT........................................................................... 88
5.1. HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 88
5.1.1. Đo lường chính xác.........................................................................88
5.1.2. Dự báo mức công bố của doanh nghiệp .........................................89

5.2. GỢI Ý VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT............................................. 91
5.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước ........................................................92
5.2.2. Tăng cường chất lượng kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập........93
5.2.3. Tăng cường quản trị doanh nghiệp .................................................96


KẾT LUẬN........................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

:

Báo cáo tài chính

CBTT

:

Công bố thông tin

NPT

:

Nợ phải trả

SGDCK

:

Sở Giao dịch Chứng khoán


VCSH

:

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Sự lựa chọn cho việc thành lập các chỉ mục thông tin

60

3.2

Các biến độc lập của mô hình

62

3.3


Các bộ chỉ mục có mối tương quan

65

4.1

Thống kê về chỉ số CBTT

67

4.2

Thống kê từng chỉ mục

67

4.3

Các chỉ mục có mức trình bày thấp

68

4.4

Thống kê từng nhân tố

71

4.5


Kết quả hồi quy tuyến tính mô hình 1

75

4.6

Model Summary and Parameter Estimates

77

4.7

Model Summary and Parameter Estimates

77

4.8

Mô hình hồi quy 2

79

4.9

Mô hình hồi quy 3

80

4.10


Kết quả kiểm tra giả thiết phương sai sai số thay đổi.

81

4.11

So sánh nghiên cứu

82

4.12

Bảng tóm tắt mô hình 3

83

5.1

Kiểm định trị trung bình

89

5.2

Mức đánh giá chỉ số CBTT

89


DANH MỤC CÁC HÌNH


Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1

Môi trường CBTT bên ngoài doanh nghiệp

20

1.2

Môi trường CBTT bên trong doanh nghiệp

22

1.3

Đặc tính của doanh nghiệp và CBTT

24

3.1

Quy trình nghiên cứu


57

4.1

Đồ thị tuổi niêm yết và mức độ CBTT

85

4.2

Đồ thị nhân tố công ty kiểm toán và mức độ CBTT

85


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thông tin là yếu tố then
chốt, nhạy cảm và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của tất cả các đối tượng
tham gia thị trường, đó là các doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan
pháp quyền và các công ty chứng khoán,…. Với yêu cầu thông tin ngày càng
cao của các đối tượng này, thông tin được huy động từ mọi nguồn, cả thông tin
chính thống và phi chính thống từ các phương tiện thông tin đại chúng như
truyền hình, báo chí, internet,… hay thông tin mang tính truyền miệng qua các
diễn đàn, sàn giao dịch,…. Dù vậy báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh
nghiệp vẫn là kênh thông tin quan trọng nhất chi phối quyết định của nhà đầu
tư và chỉ số tin tưởng của thị trường dành cho các doanh nghiệp.
Vì vậy nhu cầu hoàn thiện thông tin trong BCTC được phát hành bởi các

doanh nghiệp ngày càng tỏ ra cấp thiết và thực tiễn, đặc biệt đặc trong bối
cảnh phát triển còn non trẻ của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Chủ đề về công bố thông tin (CBTT) được thảo luận nhiều trong các bài báo,
các nghiên cứu nhưng chủ yếu chỉ mang tính định tính và đối tượng nghiên
cứu còn chung chung. Tồn tại một số nghiên cứu về CBTT doanh nghiệp ở
những khía cạnh khác nhau như nghiên cứu của Đoàn Nguyễn Trang Phương
(2010) [3] về CBTT của doanh nghiệp trên internet, nghiên cứu của Lê
Trường Vinh [5] về “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin
của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư”. Gần đây nhất,
nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và các cộng sự (2012) [2] đã thực hiện
việc đo lường mức độ thông tin được công bố trong trong BCTC và phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố trong BCTC của các doanh nghiệp
niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Kết luận của
tác giả Nguyễn Công Phương và các nghiên cứu trước có nhiều điểm khác


2
biệt. Do đó cần thiết phải thực nghiên cứu kiểm tra và phân tích lại ảnh hưởng
trái chiều của các nghiên cứu trước đây.
Qua việc nghiên cứu mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến việc CBTT
trong BCTC tác giả mong muốn đưa ra một đánh giá khách quan về thực trạng
CBTT kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam thời gian qua dựa trên nghiên cứu bám sát về các quy định công bố
hiện hành, đồng thời phân tích các nhân tố thuộc về quản lý, sở hữu và đặc
điểm tài chính của doanh nghiệp đến mức độ công bố. Từ đó đề xuất được giải
pháp nâng cao chất lượng thông tin công bố của các doanh nghiệp niêm yết,
góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm đến các mục tiêu sau:
- Đánh giá được thực trạng CBTT kế toán của các doanh nghiệp niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của
các công ty niêm yết .
- Đề xuất một số gợi ý nhằm tăng cường thông tin công bố của các doanh
nghiệp niêm yết, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo
hướng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu CBTT bao gồm đo lường mức
độ công bố, các nhân tố quyết định việc công bố từ BCTC. Phạm vi nghiên
cứu: Mẫu nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm BCTC của 99 doanh nghiệp tại
thời điểm năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết chứng thực, đề tài vận dụng phương pháp định lượng
để đo lường mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong


3
BCTC của các công ty niêm yết. Cụ thể:
- Thu thập BCTC của các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh.
- Thiết lập chỉ số phản ánh mức độ CBTT (disclosure index) trong
BCTC.
- Đo lường mức độ CBTT qua chỉ số CBTT.
- Thiết lập các biến, đo lường ảnh hưởng của các biến đến mức độ CBTT
trong BCTC của các công ty niêm yết thông qua mô hình hồi quy bội.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 5 chương, gồm:
Chương 1 – Cơ sở lý thuyết về CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTT của DN.
Chương 2 – Phân tích môi trường CBTT của của DN niêm yết tại

SGDCK TP HCM.
Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu
Chương 4 – Phân tích số liệu – Trình bày kết quả
Chương 5 – Hướng ứng dụng và một số gợi ý nâng cao chất lượng công
bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nội dung CBTT đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia, trong nhiều thời
điểm và với các phạm vi khác nhau.
Một trong những hạn chế quan trọng bị bắt gặp trong các nghiên cứu
CBTT là sự khó khăn trong đo lường quy mô của việc công bố (Healy và
Palepu, 2001 [47]). Các lý thuyết hiện có chấp nhận một sự đa dạng các các
tiếp cận về đo lường CBTT. Mặc dầu một số nghiên cứu chấp nhận một bức
tranh định tính (các phân tích tài liệu và phân tích thuộc về ngôn ngữ), việc sử
dụng các chỉ số công bố đã được khái quát hóa trong nghiên cứu. Theo Beattie


4
[13], McInnes và Fearnley (2004), có thể kể đến hai cách tiếp cận khác nhau
cho phép đo lường việc công bố: loại chủ quan và nửa khách quan.
Loại chủ quan hướng về những phân tích xếp loại các công ty theo số
lượng thông tin được công bố. Cái này bao gồm những thang đo được đưa ra
bởi AIMR (Hiệp hội Nghiên cứu và Đầu tư) hay bởi Standard & Poor’s. Các
nghiên cứu nửa khách quan bao gồm việc sử dụng các công cụ như phân tích
nội dung chuyên sâu, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu ngôn ngữ và các chỉ số
công bố. Tuy nhiên tính chủ quan của các nhà nghiên cứu có thể ảnh hưởng
đến giá trị của nghiên cứu.
Để vượt qua những hạn chế của loại chủ quan, các phương pháp khách
quan hơn dần phát triển. Một cách để đo lường CBTT là liệt kê tất cả các mục,
nhóm dữ liệu được công bố, như một con số các từ hay câu bao gồm trong các
báo cáo thường niên (Marston và Shrives, 1991 [61]). Việc dùng các câu như

là một đơn vị để phân tích đã trở nên phổ biến (Entwistle, 1999 [36];
Williams, 1999 [81]). Mặc định rằng số câu chứa thông tin hiện hành được
công bố cao hơn đưa đến một mức cao hơn về chất lượng thông tin tốt hơn
hoặc minh bạch hơn.
Hầu hết các chỉ số được sử dụng trong các lý thuyết công bố thực nghiệm
cân nhắc đến phạm vi (hay độ bao phủ) như một sự đại diện cho chất lượng
thông tin (Singhvi và Desai 1971 [75]; Cooke, 1989 [25]; Wallace, 1994
[79]…). Các mục thông tin được đo lường trong các biến giả, nếu được công
bố nhận giá trị 1 hay không công bố nhận giá trị 0. Ở nghiên cứu khác, các
mục dữ liệu được định giá trị theo bản chất của thông tin, thông tin định lượng
được có giá trị cao hơn (Botosan, 1997 [16]), chúng được cân đo trong sự phù
hợp với các thông tin quan trọng có liên quan khác, mặc dầu không có sự nhất
trí về lợi ích của việc đo lường này.
Đặc biệt, kế thừa thành quả từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu của


5
Francisco và đồng sự (2010) sử dụng các chỉ số số lượng, phạm vi và chất
lượng để đo lường mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp Tây Ban
Nha niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán IBEX 35. Các chỉ số này tự
tương quan nhau, do đó có thể tiếp cận đồng thời cả 3 chỉ số để đo lường mức
độ CBTT.
Sau đó, nghiên cứu “Voluntary disclosure in the annual repotrs of an
emerging country: the case of Qatar” của Mohammed Hossain và Helmi
Hammami, 2009 [65] chỉ ra rằng các chỉ số CBTT về mặt chất và lượng mang
đến những kết quả tương tự nhau hoặc khác biệt nếu có cũng không đáng kể.
Do đó việc dùng một chỉ số đại diện (bằng một trong các chỉ số nêu trên) là có
thể chấp nhận được.
Việc đo lường mức độ công bố là cơ sở để các nghiên cứu tiếp tục khám
phá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dự đoán đến mức công bố của doanh

nghiệp. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng xuất hiện trong rất nhiều các
nghiên cứu được thống kê trong bài viết của Yuan Dinh , Linghui Fu, Herve
Stolowy và Huiwen Wang, 2004 [83] “Disclosure and determinants studies:
An extension using the divisive clustering method (DIV) được trích dẫn trong
phụ lục 1. Ngoài ra, có nghiên cứu của Dulacha G Barako về “Determinants of
voluntary disclosure in Kenyan companies annual reports” năm 2007 [33],
trong đó các nhân tố ảnh hưởng được phân vào ba loại: quản trị công ty, bao
gồm tỉ lệ thành viên HĐQT không phải nhà quản trị, có hay không sự đồng
nhất chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, số lượng thành viên HĐQT và có tồn
tại hay không ban kiểm soát (thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ). Các yếu
tố liên quan đến cấu trúc sở hữu: mức độ tập trung vốn ở cổ đông lớn, sở hữu
của cổ đông nước ngoài, sở hữu bởi nhà quản trị. Các yếu tố liên quan đến tính
chất công ty: quy mô, đòn bẩy tài chính, mức độ sinh lời, khả năng thanh
toán… Trong đó các nhân tố được lý luận chặt chẽ và logic, có thể được ứng


6
dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay.
Các nghiên cứu trong nước cũng thể hiện một sự quan tâm sâu sắc của
các nhà chuyên môn đối với vấn đề CBTT kế toán trong BCTC đặc biệt là của
các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Đầu tiên, nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Đoàn
Nguyễn Trang Phương (2010) [3] phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT
trực tuyến tại trang web điện tử. Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp
ghi nhận chỉ số công bố tuy nhiên mẫu nghiên cứu chỉ có 50 công ty, một con
số khá nhỏ so với tổng thể hơn 250 doanh nghiệp đăng kí niêm yết trên mỗi
sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Ngoài ra, năm 2008 hai tác giả Lê Trường Vinh, Hoàng Trọng đã nghiên
cứu về tính minh bạch của thông tin được công bố từ các doanh nghiệp niêm

yết. Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của doanh
nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư” đi theo một hướng khác, đó là
dùng đánh giá của nhà đầu tư, có được qua việc phát bảng câu hỏi để thành lập
nên chỉ số đại diện cho mức độ minh bạch của thông tin. Tuy nhiên đối tượng
sử dụng thông tin từ báo cáo của các công ty niêm yết không giới hạn chỉ ở bộ
phận nhà đầu tư mà cần có một thang đo khách quan cho mọi đối tượng sử
dụng thông tin. Đây là một hướng mới cho các nghiên cứu về sau.
Năm 2012, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Phương và đồng sự [2]
“Nghiên cứu thực trạng CBTT trong BCTC của các công ty niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đã giới thiệu phương pháp
khoa học khi xây dựng hệ thống chỉ mục đo lường mức độ công bố khá hoàn
chỉnh, ngoài ra lập luận một cách chặt chẽ về các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTT. Tác giả đã hệ thống hóa và đóng góp nhiều giải pháp nhằm cải thiện
mức độ CBTT trong BCTC. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa phân tích ảnh


7
hưởng của các nhân tố thuộc về đặc điểm quản trị và sở hữu đến mức độ công
bố của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khác trong nước đã đưa ra những
nhận định về thực trạng về CBTT của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay.
Trong đó phải kể đến nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thúy Hằng (2011) [1]
“Thực trạng và giải pháp cho vấn đề CBTT kế toán của các doanh nghiệp
niêm yết ở VN”1 và nghiên cứu của tác giả Hà Xuân Thạch, Lê Ngọc Hiệp
(2011) [4], “Nâng cao chất lượng BCTC của công ty niêm yết”2. Cả hai nghiên
cứu đã đưa ra cái nhìn chung về những hạn chế của thực trạng công bố hiện tại
và có giải pháp khắc phục, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở lập luận lý thuyết,
chưa có sự định lượng rõ ràng, thuyết phục.
Kế thừa những đóng góp từ các nghiên cứu trước, đề tài tập trung vào đo
lường chỉ số CBTT của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh thông qua BCTC, đồng thời định lượng các yếu tố
ảnh hưởng như quản lý doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu, quy mô, độ sinh lời,…
của doanh nghiệp.

1
2

Tạp chí khoa học kiểm toán, đăng ngày 20/8/2011
Tạp chí Tài chính, đăng ngày 24/8/2011


8
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁI NIỆM “CÔNG BỐ THÔNG TIN”
Theo quan điểm của Bộ Tài Chính, được thể hiện trong Sổ tay CBTT
dành cho các công ty niêm yết, CBTT được hiểu là phương thức để thực hiện
quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và công
chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời. Trong
định nghĩa này, chúng ta thừa nhận minh bạch thông tin “là sự CBTT kịp thời
và đáng tin cậy, cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá
chính xác về tình hình và hiệu quả của một đơn vị, hoạt động kinh doanh và
rủi ro liên quan đến các hoạt động này”3.
Cụ thể hơn, CBTT kế toán là toàn bộ thông tin được cung cấp thông qua
hệ thống các BCTC của một công ty trong một thời kỳ nhất định4.
CBTT bao gồm hai loại là các công bố bắt buộc và các công bố tự
nguyện hay không bắt buộc. Công bố bắt buộc (madatory disclosures) là

những công bố kế toán được yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một
quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này phải được trình bày theo
những quy định của Luật Doanh Nghiệp, Ủy ban chứng khoán, Các cơ quan
quản lý về kế toán, GAAP và các Chuẩn mực kế toán. Trong khi đó, công bố
tự nguyện (voluntary disclosures) là sự lựa chọn của doanh nghiệp, không bắt
buộc. Có nghĩa là một công ty có thể hoặc không cần phải công bố các thông
tin kế toán mà luật pháp không yêu cầu. Theo Adina P. and Ion P. (2008) [6],
3

Theo International Finance Corporation, Public disclosure and transparency, Yerevan, May 2006
Đặng Thị Thúy Hằng, Thực trạng và giải pháp của vấn đề CBTT của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt
Nam, www.khoahockiemtoan.vn

4


9
công bố tự nguyện chỉ như là các thông tin được cung cấp thêm nhằm thỏa
mãn nhu cầu của những người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như
các nhà phân tích tài chính, các công ty tư vấn, các nhà đầu tư là các tổ chức…
Hiện nay, CBTT bắt buộc tuy đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp
quy tuy nhiên mức độ tuân thủ vẫn khác nhau giữa các doanh nghiệp. Có
nghĩa mặc dù tính quan trọng của các thông tin được quy định bắt buộc, ý thức
về công bố ở các đơn vị vẫn chưa cao. Nghiên cứu CBTT chủ yếu có tính bắt
buộc là chủ điểm nghiên cứu này hướng tới.
CBTT là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả
các nguồn lực của xã hội và giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh
nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp (Adina, Ion
– 2008 [6]). Chính vì thế mà tại mọi nền kinh tế, tác động của hành vi CBTT,
đặc biệt của các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán là

vô cùng to lớn. Ảnh hưởng này không chỉ giới hạn ở tầm vi mô trong tình hình
tài chính của từng đơn vị, từng nhà đầu tư mà lan rộng trong cả nền kinh tế.
Đó là lý do vì sao mà các nghiên cứu về CBTT, tác động và các yếu tố ảnh
hưởng không ngừng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.
việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc CBTT kế toán đến việc ra quyết định đã
và đang là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính
sách và các nhà quản trị doanh nghiệp không chỉ ở các nước đã phát triển mà
còn ở các nước đang phát triển.
Các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán có thể tiếp cận thông tin về doanh nghiệp qua
nhiều kênh như website của các doanh nghiệp, báo chí, các phương tiện thông
tin đại chúng,…. Nguồn thông tin mà nhà đầu tư, các cơ quan quản lý,… có
thể sử dụng bao gồm một hệ thống đa dạng các báo cáo thường niên, báo cáo
CBTT bất thường khi niêm yết, khi tái chào bán chứng khoán hoặc có các sự


10
kiện bất thường xảy ra trong quá trình hoạt động của đơn vị,… (được trình bày
ở phụ lục 2 – Bảng tổng hợp các phương tiện CBTT).
1.2. YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.2.1. Yêu cầu về CBTT trong chuẩn mực kế toán
Trong IASB Framework – Khuôn mẫu lý thuyết, yêu cầu đối với thông
tin được công bố thể hiện cụ thể tổng hợp trong bốn tính chất quan trọng của
thông tin kế toán:
- Tính có thể hiểu được (understandability)
Người lập BCTC giả định rằng người sử dụng có một kiến thức nhất
định về kinh doanh, các hoạt động kinh tế và kế toán. Tuy nhiên không có
nghĩa là các thông tin phức tạp nhưng thích hợp với nhu cầu ra quyết định
kinh tế của người sử dụng lại có thể không trình bày trên BCTC với lý do là
chúng được cho là quá khó hiểu đối với người sử dụng.

- Tính thích hợp (Relevance)
Thông tin được cho là thích hợp khi nó ảnh hưởng đến quyết định của
người sử dụng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai
hay xác định hay điều chỉnh các đánh giá trong quá khứ của họ. Thông tin
thích hợp chịu ảnh hưởng bởi bản chất và tính trọng yếu của nó:
Về bản chất, trong một vài trường hợp chỉ riêng bản chất cũng đủ để xác
định tính thích hợp của chúng. Ví dụ, báo cáo của một chi nhánh mới có thể
ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro và cơ hội mà đơn vị đang đối mặt không
cần xét đến tính trọng yếu của kết quả đạt được của chi nhánh mới trong kì
báo cáo. Trong các trường hợp khác, cả bản chất và mức trọng yếu của thông
tin đều quan trọng. Ví dụ, giá trị của mỗi loại hàng hóa tồn kho chủ yếu đều
quan trọng đối với doanh nghiệp.
Về tính trọng yếu, thông tin được xem là trọng yếu nếu thiếu hay sai lệch
thông tin có thể ảnh hưởng đến người sử dụng khi họ dựa trên BCTC để ra


11
quyết định kinh tế. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục, hay
sai sót được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể.
- Tính đáng tin cậy (Reliability)
Để hữu ích, thông tin phải đáng tin cậy. Thông tin đạt chất lượng đáng
tin cậy khi chúng không có các sai sót hay thiên lệch trọng yếu và được trình
bày trung thực. Để đạt chất lượng đáng tin cậy, thông tin cần:
+ Trình bày trung thực (Faithful representation) các nghiệp vụ hay sự
kiện theo đúng nội dung xảy ra hay dự đoán hợp lý. Cần lưu ý, phần lớn các
thông tin tài chính có thể trình bày thiếu trung thực không phải vì thiên lệch
mà do khó khăn trong việc xác định nghiệp vụ hay sự kiện cũng như đo lường
giá trị của nghiệp vụ.
+ Tôn trọng nội dung hơn hình thức (Substance over form)
Các nghiệp vụ hay sự kiện phải được tính toán và trình bày theo nội

dung và tính chất kinh tế chứ không phải đơn thuần theo hình thức pháp lý.
Nội dung và hình thức pháp lý không phải lúc nào cũng nhất quán.
+ Khách quan (Neutrality): Thông tin trình bày trên BCTC phải khách
quan, không bị xuyên tạc. Thông tin không được trình bày nhằm đạt được kết
quả đã được xác định trước.
+ Thận trọng (Prudence): Người lập BCTC phải đối mặt với các trường
hợp không chắc chắn. Thận trọng là việc cân nhắc trong các điều kiện không
chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng không cho phép khai thiếu tài sản và thu
nhập hay không khống NPT và chi phí.
+ Đầy đủ (Completeness): thông tin trình bày trên BCTC phải đầy đủ
trong giới hạn của tính trọng yếu và chi phí. Việc thiếu thông tin có thể dẫn
đến thông tin sai lệch hay chệch hướng và thông tin có thể trở nên không đáng
tin cậy hay không thích hợp.


12
- Tính có thể so sánh được (Comparability)
Người sử dụng BCTC phải có thể so sánh các BCTC của một đơn vị
trong một khoản thời gian nhằm xác định xu hướng về tình hình tài chính và
kết quả hoạt động các đơn vị khác nhau với nhau nhằm đánh giá tình hình tài
chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính của các bên.
Vì vậy, việc đo lường và diễn giải tác động tài chính của các nghiệp vụ
và sự kiện phải được thực hiện một cách nhất quán trong toàn đơn vị, qua các
thời kì khác nhau cũng như giữa các doanh nghiệp khác nhau. Tuân thủ theo
các IFRS, việc công bố các chính sách kế toán sử dụng bởi các đơn vị cũng sẽ
giúp nâng cao khả năng có thể so sánh được của thông tin.
Ngoài ra, theo Chuẩn mực kế toán VAS 01 – Chuẩn mực chung, các
yêu cầu về thông tin kế toán được trình bày tóm lược nhưng vẫn thể hiện tính
tương đồng cao với Chuẩn mực kế toán quốc tế:
- Tính trung thực và khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải

được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và
đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh
tế phát sinh. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Tính đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến
kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Tính kịp thời: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
- Tính dễ hiểu: các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC
phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu
là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung
bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình
trong phần thuyết minh.


13
- Tính có thể so sánh: các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán
trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi
tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải
trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin
giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với
thông tin dự toán, kế hoạch.
Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thể hiện được từng tính chất
trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa
các tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ
định là ưu tiên hơn; hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có
được những tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin” 5
1.2.2. Yêu cầu về CBTT đối với công ty niêm yết
Đối với các công ty niêm yết, khi mà đối tượng chủ sở hữu được mở rộng
đồng thời khoảng cách giữa sở hữu và quản lý trở nên lớn hơn, áp lực CBTT

tăng lên nhiều lần. Để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, sự phát triển bền
vững của thị trường và đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà nước, Luật chứng
khoán yêu cầu một sự CBTT cao hơn. Cụ thể thông tư mới nhất số 52/2012/TT
– BTC yêu cầu việc CBTT của các công ty niêm yết phải đảm bảo tính “đầy
đủ, chính xác và kịp thời”.
Tính đầy đủ thể hiện ở các quy định cụ thể về thể loại, nội dung và hình
thức công bố, cả thông tin công bố thường niên và mang tính bất thường có
khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng.
Tính chính xác tức là các thông tin phải hàm chứa tính trung thực, khách
quan, và đáng tin cậy. Đặc biệt ở đây quy định cụ thể việc công bố phải do
người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thực hiện,
chính là nhà quản trị doanh nghiệp.
5

CON2 – Đoạn 31


14
Ngoài ra, trong thị trường chứng khoán, mọi sự chậm trễ đều làm thông
tin mất đi hoặc giảm phần lớn tác dụng. Chính vì thế, yêu cầu về tính kịp thời
của thông tin không thể chỉ mang tính tự nguyện từ các doanh nghiệp. Việc
quy định chặt chẽ thời gian tối đa để công bố các thông tin trong từng trường
hợp, chẳng hạn trong CBTT định kỳ, các công ty đại chúng phải cung cấp
BCTC năm đã được kiểm toán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức
kiểm toán kí báo cáo kiểm toán, thể hiện yêu cầu về tính kịp thời được đưa lên
rất cao.
1.3. BCTC – KÊNH CÔNG BỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG NHẤT
Trong các nguồn thông tin được kể đến thì BCTC luôn là kênh thông tin
mang tính chính thống quan trọng nhất khi tham gia vào việc ra quyết định của
các đối tượng sử dụng thông tin. Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 (2008),

các BCTC theo nghĩa hẹp là các báo cáo trình bày về tình hình tài chính, tình
hình kinh doanh cũng như việc quản lý các nguồn vốn cho kinh doanh của một
đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng thì các BCTC CBTT về một công
ty, không chỉ bao gồm các BCTC như trên mà còn bao gồm cả báo cáo phân
tích và đánh giá của nhà quản lý (management discussion and analysis), báo
cáo kiểm toán (auditing report) và các báo cáo khác (Healy and Palepu, 2001
[47]). Trong nghiên cứu này chúng ta tiếp cận BCTC theo nghĩa thứ nhất, là
báo cáo về tình hình tài chính được trình bày theo mẫu trong quyết định 15/
2006-BTC và các văn bản liên quan.
BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công
nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp.
Ý nghĩa của BCTC gắn với từng chủ thể được biểu hiện như sau:
Nhìn chung, giống như “một cây cầu” kết nối một công ty với rất nhiều
đối tượng sử dụng thông tin khác nhau bên ngoài doanh nghiệp, thông tin kế


15
toán – những thông tin được trình bày trong các BCTC của công ty – đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những thông tin hữu ích
giúp cho người sử dụng thông tin ra quyết định (Healy & Palepu, 2001 [47];
Adina & Ion, 2008 [6]). Điều này có nghĩa rằng các thông tin do công ty công
bố với công chúng thông qua các BCTC của họ có “ảnh hưởng thật sự” đến
quá trình ra quyết định của người sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu
tư (Gao, 2007 [41]; Kanodia, 2007 [52]; Beyer & Guttman, 2010 [15]).
+ Đối với doanh nghiệp: BCTC giúp cho nhà quản trị phân tích đánh giá
kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ
tiêu trong kế hoạch sản xuất, kỹ thuật , tài chính, trong hợp đồng hợp tác kinh
doanh…, xác định những nguyên nhân tồn tại để đưa ra biện pháp khắc phục.
Như vậy BCTC góp phần cung cấp thông tin để nhà quản trị đưa ra chiến lược

kinh doanh, chính sách quản lý cho công ty trong tương lai.
+ Đối với chính phủ: BCTC là căn cứ để cơ quan quản lý tài chính, kinh
tế của nhà nước kiểm tra kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, tổng hợp chỉ
tiêu tình hình tài chính kinh tế của từng ngành, từng cấp và toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Đồng thời, các chỉ tiêu trong BCTC là cơ sở để tính toán thuế và các
nghĩa vụ khác của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước.
+ Đối với các đối tượng khác như nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức
tín dụng… thông tin từ việc phân tích BCTC giúp họ đánh giá tình hình tài
chính hiện tại và dự đoán khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
gần, từ đó đưa ra các quyết định nhanh chóng chính xác hơn về việc “ nên cho
vay, đầu tư, góp vốn hay rút vốn… đối với doanh nghiệp”
Dựa vào BCTC của các đơn vị, việc CBTT được đo lường một cách khoa
học bằng phương pháp được trình bày trong phần trình bày tiếp theo về cơ sở
lý luận của nghiên cứu.


16
1.4. ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ THÔNG TIN
Đo lường mức độ CBTT đóng một vai trò quan trọng trong các nghiên
cứu lý thuyết và thực tiễn. Theo Wallace và Naser [79] (trích dẫn từ nghiên
cứu của Vali Khodadahi và đồng sự, 2010 [54]) CBTT là khái niệm trừu tượng
do không có một đặc trưng nào nổi bật để có thể sử dụng cho việc đo lường
chất lượng hay mức độ CBTT. Vạch ra một chuẩn mực tin cậy về CBTT
không những phục vụ cho việc đo lường đánh giá mà không nghi ngờ gì nữa
đó là hướng dẫn, định hướng cho kế toán viên cải thiện mức độ công bố trong
tương lai. Ngoài ra nó còn giảm đi nhận định không đồng nhất giữa các nhà
đầu tư am hiểu và thiếu hiểu biết (theo Bushman và Smith, 2001), từ đó giảm
đi sự thiếu hiệu quả của thị trường vốn, giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin
giữa doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp
(theo Adina và Ion, 2008 [6]).

Để đo lường mức độ CBTT, các nhà nghiên cứu chọn một trong ba cách
mang tính đại diện (theo tổng hợp từ nghiên cứu của Nguyễn Công Phương,
2012) [2] : thuật toán dựa vào cơ sở dữ liệu điều tra AIMR (Association for
Investment Management anh Research) hoặc FAF (Financial Analysts
Federation), dựa vào dự báo của quản trị công ty và tự đo lường. Theo Healy
và Palepu (2001) [47] mỗi cách có một hạn chế nhất định. Nghiên cứu này tập
trung vào đánh giá CBTT trong BCTC, với thông tin được quy định rõ ràng từ
các văn bản pháp luật liên quan. Do đó nghiên cứu chọn phương pháp đánh
giá qua tự đo lường.
Để lượng hóa chính xác mức độ CBTT trong BCTC, các nghiên cứu đã
được thực hiện đi qua hai bước cơ bản:
Bước một, xây dựng thang chuẩn được thực hiện trong các nghiên cứu đi
trước khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu công bố của mỗi quốc gia, trình độ
phát triển thị trường vốn và nhận định chủ quan của nhà nghiên cứu. Điều này


×