Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phát triển kinh doanh dịch vụ trung gia phái sinh hàng hoá tại ngân hàng TMCP đầu tư & phát triển Việt Nam - chi nhánh ĐăK Lăk.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ QUANG TOÀN

PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ TRUNG GIAN
PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐAKLAK

Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Quang Toàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 3
7. Bố cục của đề tài .................................................................................... 4
8. Tổng quan tài liệu................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HỐ ................................. 7
1.1 SẢN PHẨM PHÁI SINH HÀNG HĨA .................................................... 7
1.1.1. Lịch sử về các sản phẩm phái sinh.................................................. 7
1.1.2. Các sản phẩm phái sinh hàng hoá ................................................. 10
1.1.3 Các thị trƣờng giao dịch các sản phẩm phái sinh hàng hoá ........... 19
1.2. DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI NHTM ........ 23
1.2.1. Khái niệm dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá ........................ 23
1.2.2 Đặc điểm dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá........................... 24
1.2.3. Rủi ro dịch vụ trung gian phái sinh hàng hóa ............................... 25
1.3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI
NHTM ............................................................................................................. 25
1.3.1.Quan điểm phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại
NHTM ..................................................................................................... 25
1.3.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá của
NHTM ..................................................................................................... 26
1.3.3. Các giải pháp phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hố của
NHTM có thể thực hiện đƣợc. ................................................................ 28


1.3.4 Các tiêu chí đánh giá việc phát triển dịch vụ trung gian phái sinh
hàng hoá tại NHTM ................................................................................ 29

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI
SINH HÀNG HÓA TẠI NHTM ..................................................................... 31
1.4.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng .................................................. 31
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng ................................................. 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ
TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HOÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐAKLAK...... 36
2.1. SỰ RA ĐỒI, PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN ĐAKLAK ................... 36
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Đăk Lăk ............. 36
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Đaklak ....................................... 37
2.1.3 Kết quả kinh doanh của BIDV Đaklak năm 2011 – 2013 ............. 40
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH
HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH ĐAKLAK ................................................................... 44
2.2.1. Cơ sở pháp lý phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hố tại
BIDV ....................................................................................................... 44
2.2.2. Quy trình giao dịch phái sinh hàng hóa qua BIDV Đaklak .......... 47
2.2.3. Đặc điểm thị trƣờng, khách hàng tại BIDV ĐakLak .................... 50
2.2.4 Các giải pháp BIDV ĐakLak đang áp dụng để phát triển dịch vụ
trung gian phái sinh hàng hố. ................................................................ 52
2.2.5. Tình hình phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak
giai đoạn 2011-2013................................................................................ 54


2.2.6 Đánh giá sự phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại
BIDV Đaklak .......................................................................................... 64

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 72
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH
VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HOÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐAKLAK...... 74
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH
HÀNG HÓA TẠI BIDV ĐAKLAK ............................................................... 74
3.2 CÁC GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH
HÀNG HÓA TẠI BIDV ĐAKLAK ............................................................... 75
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng năng lực cạnh tranh, tăng khả năng cung cấp
dịch vụ trung gian phái sinh hàng hóa cho thị trƣờng. ........................... 75
3.2.2. Nhóm giải pháp hồn thiện các quy định về dịch vụ trung gian
phái sinh hàng hố................................................................................... 80
3.2.3. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác bán sản phẩm dịch vụ trung
gian phái sinh hàng hố ........................................................................... 82
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ................. 84
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BIDV TW, CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC VÀ
CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................................. 86
3.3.1. Kiến nghị đối với BIDV TW ........................................................ 86
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nƣớc ...................................... 87
3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ............................................. 90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam


BIDV TW

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam –
Hội sở Chính

BIDV Đaklak

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Đăk Lăk

HHPS

Hàng hóa phái sinh

OTC

Thị trƣờng bán tập trung

NHTM

Ngân hàng Thƣơng mại

NHTM CP

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam


TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

TW

Trung ƣơng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1

So sánh hợp đồng tƣơng lai, quyền chọn, hoán đổi

18

1.2


So sánh thị trƣờng giao dịch tập trung/bán tập trung

21

2.1

Mơ hình hoạt động tín dụng tại BIDV Đaklak

39

2.2

Tình hình thu nhập - chi phí

40

2.3

Số lƣợng hợp đồng giao dịch (HĐTL) giai đoạn 2011-

54

2013
2.4

Doanh số giao dịch (HĐTL) giai đoạn 2011-2013

55

2.5


Số lƣợng khách hàng (HĐTL) giai đoạn 2011-2013

57

2.6

Thị phần dịch vụ trung gian HHPS giai đoạn 2011-2013

58

2.7

Thu nhập dịch vụ trung gian HHPS giai đoạn 2011-2013

61

2.8

Kết quả khảo sát chất lƣợng dịch vụ HHPS 2011, 2013

62

2.9

Rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng năm 2011-2013

63

3.1


Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2011-2013

76

3.2

Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 2011-2013

76


DANH MỤC CÁC HÌNH/BIỂU ĐỒ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1

Lịch sử phát triển các sàn giao dịch trên thế giới

10

2.1

Sơ đồ quy trình giao dịch (Hợp đồng tƣơng lai)


48

2.2

Số lƣợng hợp đồng giao dịch (HĐTL) 2011-2013

55

2.3

Doanh số giao dịch (HĐTL) giai đoạn 2011-2013

56

2.4

Thu nhập dịch vụ trung gian HHPS giai đoạn 2011-2013

61


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển tại Việt Nam đã tạo cho các
doanh nghiệp Việt Nam cơ hội hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các hình thức
giao dịch ngày càng hiện đại hơn bên cạnh đó những rủi ro do sự biến động của
thị trƣờng thế giới ngày càng tác động sâu rộng hơn đến các doanh nghiệp Việt
Nam. Hiện nay giá cả của các loại hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt

Nam đều đƣợc quyết định dựa trên giá cả trên thị trƣờng thế giới tuy nhiên giá cả
trên thị trƣờng thế giới lại luôn biến động nên nhiều lúc đem lại nhiều khó khăn
cũng nhƣ những thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bn bán với các
đối tác nƣớc ngồi. Trên thế giới hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
muốn hạn chế những rủi ro phát sinh do việc biến động giá cả hàng hoá đều sử
dụng các hợp đồng phái sinh nhƣ là công cụ bảo hiểm rủi ro cho mình.
Các cơng trình nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam về sản phẩm phái sinh
hàng hố nhìn chung cịn rất hạn chế. Các lý thuyết về các công cụ phái sinh
hiện nay chủ yếu tập trung vào phái sinh chứng khốn, phái sinh tài chính liên
quan nhiều đến ngoại tệ và lãi suất còn về các hoạt động phái sinh hàng hố thì
cịn chƣa có mấy. Mặt khác các cơng trình nghiên cứu về phái sinh chứng khốn,
tài chính là thị trƣờng cấp cao, trong khi nhìn vào lịch sử, các thị trƣờng phái
sinh trên thế giới thƣờng bắt đầu từ thị trƣờng phái sinh hàng hố nhƣ các loại
nơng sản và kim loại, vì đó là những thứ có nhu cầu phòng vệ rủi ro đầu tiên.
Phái sinh hàng hố đƣợc NHTM triển khai thí điểm lần đầu tiên tại Việt
Nam từ năm 2004. Tuy nhiên đến nay chƣa thấy cơng trình nghiên cứu chính
thống nào về tổng thể chung các sản phẩm phái sinh hàng hoá tại các NHTM
cũng nhƣ chƣa thấy đánh giá những hoạt động về giao dịch phái sinh hàng hoá
trong thời gian qua, để đúc rút những bài học kinh nghiệm, đồng thời đƣa ra


2

những giải pháp phát triển loại hình kinh doanh sản phẩm dịch vụ này.
Nhận thấy những vấn đề cần thiết đối với NHTM trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ phái sinh hàng hoá nên đề tài “Phát triển kinh doanh dịch vụ
trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Đaklak (BIDV)” đƣợc chọn làm đề tài cho bản luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về các sản phẩm phái sinh hàng

hoá và ứng dụng của các sản phẩm phái sinh hàng hoá trong hoạt động bảo hiểm
rủi ro do biến động giá hàng hoá, luận văn hƣớng đến những mục đích cụ thể
nhƣ sau:
- Hệ thống hố cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian
phái sinh hàng hoá tại NHTM.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh
hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Đaklak.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian
các sản phẩm phái sinh hàng hoá đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn hƣớng đến trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung và các tiêu chí để đánh giá về phát triển dịch vụ trung gian
phái sinh hàng hố là gì?
- Vì sao hiện nay việc phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái
sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đaklak đang chững lại ?


3

- Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak
cần có những giải pháp gì để phát triển hơn nữa dịch vụ trung gian phái sinh
hàng hoá trong tƣơng lai ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ trung
gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Đaklak.
- Về không gian: Hoạt động kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh

hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
ĐakLak.
- Về thời gian: tiến hành đánh giá giai đoạn 2011-2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu tham khảo có nội dung liên quan, luận văn tìm
hiểu thực trạng kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá từ các số
liệu, dữ liệu thực tế để phân tích, đánh giá đi đến các kết luận và đề xuất
những giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá
tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak
Bên cạnh đó luận văn cịn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ:
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp mô tả …
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua q trình phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ trung
gian phái sinh hàng hoá từ năm 2011 đến năm 2013, rút ra những mặt đạt
đƣợc và những hạn chế trong kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng
hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
ĐakLak. Từ đó đƣa ra những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm phát triển
kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hố, góp phần tăng hiệu quả
hoạt động chung của Ngân hàng, mặt khác thúc đẩy sự phát triển loại hình


4

dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá, đáp ứng nhu cầu chính đáng về bảo
hiểm giá của cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
7. Bố cục của đề tài
Ngồi lời mở đầu, phụ lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo … và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian
phái sinh hàng hoá.

Chƣơng 2: Thực trạng về phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái
sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đaklak.
Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái
sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đaklak.
8. Tổng quan tài liệu
Để phục vụ việc nghiên cứu, thực hiện đề tài “Phát triển kinh doanh
dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Đaklak”, tơi đã tìm đọc một số tài liệu
nghiên cứu khoa học, luận văn liên quan đã đƣợc cơng bố trƣớc đó. Trên cơ
sở nghiên cứu những cơng trình ấy, tơi xem xét, đánh giá để tìm ra những mặt
đạt đƣợc, những tồn tại. Đối với những mặt đã đạt đƣợc tôi nghiêm túc tiếp
thu. Đối với những tồn tại, tôi tiếp tục nghiên cứu để tránh hoặc khai thác tiếp
để đƣa ra những nét mới. Mãng đề tài liên quan đến lĩnh vực phái sinh hàng
hoá cũng nhƣ phái sinh nói chung cịn rất hạn chế, vì thế việc tìm kiếm nguồn
tƣ liệu cũng gặp khơng ít khó khăn. Tuy nhiên trong q trình đó, tơi đã tìm
thấy một số tài liệu sau


5

1. Ngơ Thị Hồi Thu (2011), Nghiên cứu các điều kiện vận dụng các
cơng cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng TMCP Dầu khí tồn cầu, luận
văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Đề tài này, tác giả đã làm rõ đƣợc các điều kiện để vận dụng công cụ
phái sinh, bao gồm các những công cụ phái sinh đối với các tài sản cơ sở là
hàng hoá, tiền tệ, chứng khốn và các điều kiện để vận dụng cơng cụ phái
sinh tại thị trƣờng tài chính Việt Nam nói chung. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại
ở mức độ chung chung, chƣa cụ thể hoá việc vận dụng đối với các Chi nhánh

Ngân hàng, hay các công ty chứng khoán.
2. Lê Thị Minh Hƣờng (2012), Phát triển hoạt động kinh doanh phái
sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Đà Nẵng, luận
văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Đề tài này, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến công cụ
phái sinh tiền tệ; các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh phái sinh tiền
tệ. Cách tiếp cận vấn đề, đƣa ra quan điểm và cách thức đánh giá là khoa học,
chặt chẽ. Tuy nhiên đề tài chƣa nhấn mạnh đƣợc những thuận lợi, khó khăn
khi bối cảnh, mơi trƣờng kinh tế thay đổi sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc
phát triển kinh doanh phái sinh tiền tệ.
3. Nhóm nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại thƣơng Thành phố Hồ Chí
Minh (2010), Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam, cơng trình nghiên cứu khoa học.
Đề tài này là đã hệ thống hoá những cơ sở lý luận về nghiệp vụ phái sinh
nói chung; Các điều kiện để phát triển các nghiệp vụ này trong tƣơng lai; Chỉ
ra những kinh nghiệm về phát triển phái sinh tại các nƣớc nhƣ Mỹ, Ấn Độ,
Trung Quốc. Đề tài cũng đã khảo sát một số ngân hàng lớn tại Việt Nam và
đƣa ra những giải pháp, kiến nghị vĩ mô. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu


6

rộng, nên không đi sâu từng nghiệp vụ phái sinh cụ thể, chƣa chỉ ra đƣợc
những rủi ngân hàng có thể gặp phải khi áp dụng trong thực tiễn.
4. Ngoài ra tơi cũng tìm đọc những quy trình nghiệp vụ nội bộ liên quan
đến sản phẩm phái sinh hàng hoá của BIDV, các tài liệu qua các cuộc hội thảo
chuyên đề giới thiệu sản phẩm do BIDV tổ chức hoặc BIDV là khách mời.
Tóm lại, từ việc nghiên cứu những đề tài trên, tơi có thể học hỏi, hiểu
sâu từng nghiệp vụ phái sinh cụ thể, qua đó góp phần bổ sung những hiểu biết
cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Đề tài “Phát triển kinh

doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đaklak” có lẽ khơng phải là một đề tài hồn
tồn mới. Tuy nhiên có thể do nhiều ngun nhân khác nhau nên hầu nhƣ rất
ít học viên chọn làm đề tài để nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực phái sinh
hàng hoá. Trên cơ sở những đề tài đã nêu, kế thừa những thành tựu đã đạt
đƣợc, tôi mong muốn tiếp tục đóng góp những nét mới theo hƣớng phát triển
kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng thƣơng mại,
mà cụ thể là tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Đaklak ngày một hoàn thiện và phát triển hơn trong tƣơng lai.


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH
VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HOÁ
1.1 SẢN PHẨM PHÁI SINH HÀNG HÓA
1.1.1. Lịch sử về các sản phẩm phái sinh
Các sản phẩm phái sinh đã có lịch hàng trăm năm với nhiều sự thay đổi
từ lúc bắt đầu hình thành cho đến ngày nay. Sản phẩm phái sinh đầu tiên bắt
đầu từ việc giao dịch hoa tulip từ những năm 1630. Vào cuối những năm
1630 cơn sốt về hoa tulip đã diễn ra tại nƣớc Anh và Hà Lan. Tại Hà Lan, các
quyền chọn về hoa tulip đƣợc viết tại Amsterdam vào đầu những năm 1600
và tại Anh thì các hợp đồng kỳ hạn đƣợc diễn ra tại sàn giao dịch hoàng gia
(Royal Exchange) vào những năm 1630. Một trong những giống hoa đặc biệt
quý hiếm vào thời điểm đấy là giống hoa tulip Semper Augustus. Vào năm
1636 tại Hà Lan chỉ có duy nhất hai hạt giống của loại hoa này. Các nhà đầu
cơ vào thời điểm đấy đã định giá cho mỗi hạt giống này tƣơng đƣơng với giá
trị của một cánh đồng có diện tích khoảng 12 mẫu Anh. Đến khoảng những

năm 1650 thì hợp đồng tƣơng lai đầu tiên đƣợc thực hiện tại thị trƣờng gạo
Yodoya tại Osaka, Nhật Bản. Các chủ đất, những ngƣời có quyền thu lúa gạo
từ nơng dân nhƣ là khoản địa tô đã nhận thấy rằng thời tiết và các điều kiện
trồng trọt là rất khó để dự đốn trƣớc đƣợc. Vì thế các chủ đất đã chuyển
những khối lƣợng lúa gạo thu đƣợc vào cất trữ trong các kho tại thành phố.
Sau đó họ bán những giấy chứng nhận của kho hàng để những ngƣời nẵm giữ
chúng có mua một khối lƣợng gạo xác định theo tiêu chuẩn chất lƣợng của
kho theo giá xác định trƣớc vào một ngày trong tƣơng lai. Các chủ đất nhận
đƣợc nguồn thu nhập ổn định và các thƣơng gia có đƣợc một nguồn cung lúa
gạo ổn định và có cơ hội kiếm lời từ việc bán các giấy chứng nhận của kho


8

hàng này. Cũng từ hình thức mua bán này, để phục vụ cho việc dự báo sự
biến động giá cả lúa gạo một thƣơng gia thành cơng từ gia đình Honma tên là
Munehisha đã có cơng rất lớn trong việc hình thành nên phƣơng pháp biểu
diễn sự biến động giá cả theo đồ thị hình nến là cơ sở để hình thành nên
phƣơng pháp phân tích kỹ thuật bằng đồ thị ngày nay.
Đến những năm đầu 1800, các sản phẩm phái sinh về quyền chọn mua
(call) và quyền chọn bán (put) các cổ phiếu đƣợc hình thành tại sàn giao dịch
chứng khoán London ( London Stock Exchange).
Đến giai đoạn 1848-1900, các sản phẩm phái sinh bắt đầu xuất hiện tại
Mỹ. Lịch sử của hợp đồng tƣơng lai hiện đại bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 và sự
phát triển của giao dịch ngũ cốc tại Chicago. Vào năm 1848 Hội đồng giao
dịch Chicago (Chicago Board of Trade- CBOT) đƣợc thành lập để cung cấp
nơi cho những ngƣời mua và ngƣời bán tiến hành trao đổi các loại hàng hóa.
Hình thức giao dịch ban đầu chỉ là giao dịch giao ngay (spot) và sau đó là
hình thức giao hàng trong tƣơng lai với việc một khối lƣợng hàng hóa nhất
định sẽ đƣợc giao dịch với mức giá quyết định trƣớc và ngày giao hàng là

trong tƣơng lai. Hợp đồng kỳ hạn (Forward) đầu tiên đƣợc ghi nhận tại CBOT
là vào ngày 13 tháng 3 năm 1851 với 3000 giạ ngô sẽ đƣợc giao nhận vào
tháng 6. Một vấn đề đối với các hợp đồng kỳ hạn thời kỳ này là việc các hợp
đồng này khơng có những tiêu chuẩn nhất định. Đến năm 1865 CBOT điều
chỉnh lại hoạt động giao dịch ngũ cốc bằng cách giới thiệu loại hợp đồng gọi
là hợp đồng tƣơng lai (Futures) với các tiêu chuẩn về:
- Chất lƣợng của ngũ cốc
- Khối lƣợng của ngũ cốc
- Thời gian và địa điểm thực hiện việc giao hàng
Giá của các hợp đồng tƣơng lai đƣợc phép thỏa thuận khi giao dịch trên
sàn giao dịch. Đây là những hợp đồng tƣơng lai đầu tiên về ngũ cốc với nhiều


9

đặc điểm cơ bản để phát triển thành các loại hợp đồng tƣơng lai về tài chính
và hàng hóa đang đƣợc sử dụng ngày nay. Các hợp đồng quyền chọn về hàng
hóa và chứng khốn đƣợc giao dịch trên sàn giao dịch Mỹ (US exchange) từ
những năm 1860 và Hiệp hội các nhà giao dịch và môi giới về quyền chọn
mua và quyền chọn bán (the Put and Call Brokers and Dealers Association)
của Mỹ đƣợc thành lập từ đầu những năm 1900.
Các hợp đồng tƣơng lai về tài chính bắt đầu đƣợc hình thành từ những
năm 1970. Sau một thời gian dài khi các hợp đồng tƣơng lai và hợp đồng
quyền chọn bị giám sát chặt chẽ và bị ngăn cấm bởi một vài quốc gia trên thế
giới, sàn giao dịch thị trƣờng tiền tệ quốc tế (the International Monetary
Market –IMM), một bộ phận của sở giao dịch Chicago (the Chicago
Mercantile Exchange-CME) đƣợc thành lập 1972. Đây là sàn giao dịch đầu
tiên thực hiện việc giao dịch các hợp đồng tƣơng lai về tài chính mà chủ yếu
là các hợp đồng tƣơng lai về tiền tệ. Cũng trong năm này CBOT đã bị từ chối
không đƣợc cấp giấy phép để đƣợc phép giới thiệu hợp đồng tƣơng lai về cổ

phiếu và nhƣng sau đấy đƣợc phép thành lập hội đồng giao dịch quyền chọn
Chicago (the Chicago Board Options Exchange –CBOE) cho các giao dịch
quyền chọn vào năm 1973. Đây cũng là năm mà Fischer Black và Myron
Scholes phát minh ra phƣơng pháp tính giá quyền chọn.
Các hợp đồng phái sinh hoán đổi và hợp đồng phái sinh OTC (Swaps
and OTC derivatives) bắt đầu đƣợc giao dịch từ năm 1980. Các hợp đồng
phái sinh thỏa thuận giữa các thành viên của thị trƣờng đƣợc biết với tên gọi
là các hợp đồng OTC (Over the counter) ngày càng đƣợc phát triển hơn và
các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với các khoản vay cũng bắt đầu xuất hiện.


10

Hình 1.1. Lịch sử phát triển các sàn giao dịch trên thế giới
1.1.2. Các sản phẩm phái sinh hàng hoá
Các sản phẩm phái sinh đã có lịch sử lâu đời trong nền kinh tế thế giới.
Trong tiếng Anh các sản phẩm phái sinh đƣợc gọi chung là derivatives với
định nghĩa là các hợp đồng tài chính đƣợc phái sinh ra từ một loại tài sản ban
đầu (tài sản ban đầu có thể là các loại chứng khốn, các loại hàng hóa…). Các
sản phẩm phái sinh đƣợc chia thành 4 loại là :
- Hợp đồng kỳ hạn (forward contract)
- Hợp đồng tƣơng lai (future contract)
- Hợp đồng quyền chọn (option contract)
- Hợp đồng hoán đổi (swap transaction)
Trong phạm vi nghiên cứu thì luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về các


11

sản phẩm phái sinh dành cho hàng hóa.

a. Hợp đồng kỳ hạn về hàng hoá
Hợp đồng kỳ hạn về hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn) là một loại hợp đồng
đƣợc ký giữa bên mua và bên bán đối với một hàng hóa với một khối lƣợng
và chất lƣợng nhất định tại thời điểm hiện tại nhƣng việc thực hiện sẽ đƣợc
diễn ra trong tƣơng lai. Giá cả sẽ đƣợc xác định tại thời điểm ký hợp đồng
hoặc trong thời gian trƣớc khi hợp đồng đến hạn hoặc tại thời điểm hợp đồng
đến hạn
Hợp đồng kỳ hạn không đƣợc giao dịch trên các sàn giao dịch và khơng
có những quy định tiêu chuẩn về hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn sẽ chứa đựng
những rủi ro tín dụng đối với các bên ký kết nhƣ rủi ro tín dụng trên thị
trƣờng giao ngay. Trong một số trƣờng hợp một số đối tác giao dịch sẽ yêu
cầu bên kia cung cấp các loại tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro cho hợp
đồng kỳ hạn.
Giá của hợp đồng kỳ hạn đƣợc xác định dựa trên giá trên thị trƣờng giao
ngay tại thời điểm tiến hành giao dịch và thêm vào đó là chi phí cho việc nắm
giữ hàng hóa đến khi giao nhận hàng hóa. Tùy thuộc vào loại hàng hóa giao
dịch mà chi phí nắm giữ tài sản bao gồm chi phí để bảo quản hàng hóa, chi
phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển …
Giá của hợp đồng kỳ hạn= giá giao ngay+ chi phí nắm giữ tài sản
Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn là có thể xác định giá cả sẽ
giao dịch vào thời điểm tƣơng lai. Tuy nhiên hạn chế của loại hợp đồng này là
nếu giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng khác biệt với giá của
hợp đồng kỳ hạn thì sẽ khơng có cách nào để khơng thực hiện hợp đồng và
phải chấp nhận mức giá này. Các bên sẽ có thể nhận đƣợc lợi nhuận hoặc thiệt
hại do sự chênh lệch này.


12

b. Hợp đồng tương lai về hàng hoá

Những hạn chế của hợp đồng kỳ hạn đã làm xuất hiện nhu cầu cần có
một loại hợp đồng khắc phục đƣợc những hạn chế này và điều này là tiền đề
để hợp đồng tƣơng lai đƣợc sinh ra. Năm 1865, CBOT đóng góp vào việc
hình thành hợp đồng tƣơng lai hiện đại bằng cách giới thiệu hợp đồng tƣơng
lai về ngũ cốc bao gồm các tiêu chuẩn về:
Chất lƣợng của ngũ cốc
Khối lƣợng ngũ cốc của một hợp đồng
Ngày và địa điểm thực hiện việc giao nhận ngũ cốc
Giá của hợp đồng rất linh hoạt cho các bên thỏa thuận với nhau bằng
cách thực hiện đấu giá trên các sàn giao dịch. Điều này có nghĩa giá của các
hợp đồng sẽ đƣợc công khai đối với tất cả các thành viên giao dịch trên sàn.
Nhƣ vậy hợp đồng tƣơng lai về hàng hóa (hợp đồng tƣơng lai) là một
thỏa thuận giao dịch giữa ngƣời mua và ngƣời bán về một khối lƣợng hàng
hóa nhất định vào một ngày xác định trong tƣơng lai. Giá của hơp đồng có thể
thay đổi theo phụ thuộc vào thị trƣờng tuy nhiên giá này sẽ đƣợc chốt vào
ngày hợp đồng đáo hạn. Hợp đồng có những tiêu chuẩn và điều kiện rõ ràng
nên các bên biết chính xác loại hàng hóa nào sẽ đƣợc giao dịch.
Các hợp đồng tƣơng lai về hàng hóa mặc dù có thể khác nhau về loại
hàng hóa tuy nhiên đều có những điểm chung là:
- Đều là các hợp đồng tiêu chuẩn
- Đƣợc thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch
- Các thông tin về giá cả và trạng thái mở của hợp đồng trên sàn đều
đƣợc công bố công khai và rộng rãi
- Đƣợc tổ chức bởi các trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House).
Các trung tâm thanh toán bù trừ sẽ là ngƣời đứng ra là trung gian giữa ngƣời
mua và ngƣời bán. Các hợp đồng tƣơng lai sẽ không phải là hợp đồng trực


13


tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán trên thị trƣờng mà trung tâm thanh toán bù
trừ sẽ là đối tác của cả bên mua và bên bán nhằm tạo ra sự đảm bảo cho ngƣời
mua và ngƣời bán trên thị trƣờng.
Một vấn đề quan trọng của hợp đồng tƣơng lai là vấn đề về ký quỹ. Khi
hợp đồng tƣơng lai đƣợc ký kết, toàn bộ giá trị của hợp đồng sẽ khơng phải
thanh tốn ngay. Thay vào đó các bên sẽ chỉ phải thanh tốn một khoản đặt
cọc hay cịn gọi là thanh toán phần ký quỹ cho trung tâm thanh toán bù trừ.
Mức ký quỹ ban đầu chỉ thƣờng chiếm 5-10% tổng giá trị của hợp đồng. Đối
với mỗi loại hợp đồng và sàn giao dịch khác nhau sẽ có quy định về mức ký
quỹ khác nhau. Việc phải ký quỹ là để nhằm đảm bảo việc các bên sẽ thực
hiện các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Một hợp đồng tƣơng lai sau khi đƣợc mua có thể đƣợc bán lại và đóng
hợp đồng tƣơng lai lại. Trƣớc khi hợp đồng đƣợc đóng lại, hợp đồng tƣơng lai
sẽ đƣợc định giá theo giá thị trƣờng (mark to market) hàng ngày. Điều này có
nghĩa là giá trị của hợp đồng tƣơng lai sẽ đƣợc tính tồn theo giá cả trên thị
trƣờng sau khi kết thúc ngày giao dịch. Tất cả các khoản lãi và lỗ sẽ đƣợc ghi
nhận vào tài khoản của các bên tại trung tâm thanh toán bù trừ. Phần lợi
nhuận thì có thể rút ra tuy nhiên phần lỗ mà vƣợt quá mức ký quỹ ban đầu thì
sẽ phải bù đắp phần ký quỹ thiếu hụt. Việc giao dịch bằng ký quỹ là một hình
thức của địn bẩy tài chính. Cơ chế địn bẩy sẽ giúp cho ngƣời tham giá thị
trƣờng có thể thực hiện các giao dịch trị giá lớn hơn số tiền họ có. Mức ký
quỹ thấp có thể tạo ra lợi nhuận lớn tuy nhiên khi khi thua lỗ thì cũng sẽ tạo ra
mức thua lỗ lớn bình thƣờng.
c. Hợp đồng quyền chọn về hàng hoá
Đối với các loại hợp đồng đã đề cập ở trên nhƣ hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng tƣơng lai, các bên trong hợp đồng sẽ thanh toán hợp đồng tại mức giá và
những điều kiện xác định trƣớc. Các bên sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ của


14


mình trong hợp đồng khi họ đã chấp thuận hợp đồng.
Tuy nhiên các loại hợp đồng này không đáp ứng đƣợc nhu cầu nếu
ngƣời tham gia thị trƣờng muốn chờ đợi và xem xét những lợi ích có đƣợc khi
thực hiện việc mua hoặc bán một loại hàng hóa nhất định vào một ngày xác
định trong tƣơng lai rồi mới quyết định mua hay bán. Hay nói cách khác,
những ngƣời tham gia thị trƣờng muốn có quyền nhƣng khơng phải nghĩa vụ
để thực hiện việc mua hoặc bán nếu các điều kiện có lợi xuất hiện và nếu
trong trƣờng hợp bất lợi thì họ sẽ khơng thực hiện quyền này. Xuất phát từ
nhu cầu này hợp đồng quyền chọn đã ra đời.
Hợp đồng quyền chọn về hàng hóa (hợp đồng quyền chọn) là hợp đồng
cho phép quyền ngƣời nằm giữ hợp đồng có quyền mua (gọi là call option)
hoặc bán (gọi là put option) một loại hàng hóa nhất định với giá xác định
trƣớc (gọi là giá thực hiện) cho đến một ngày xác định trong tƣơng lai (ngày
đáo hạn).
Quyền chọn mua hay quyền chọn bán đều là hai mặt của một giao dịch.
Chúng ta đều có thể thực hiện việc mua hay bán quyền mua với bên cịn lại.
Ví dụ:
- Mua quyền để đƣợc mua một loại hàng hóa gọi là mua quyền chọn mua
(buy a call)
- Bán quyền để đƣợc mua một loại hàng hóa gọi là bán quyền chọn mua
(sell a call)
Tƣơng tự nhƣ thế bạn có thể mua quyền chọn bán (buy a put) và bán
chọn quyền bán (sell a put). Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai bên
tham gia đó là : ngƣời bán hợp đồng (seller –writer- granter) và ngƣời mua
hợp đồng (buyer- holder). Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa việc mua hợp
đồng quyền chọn và mua hàng hóa và ngƣợc lại.
Phí hợp đồng quyền chọn (option premium) là khoản tiền mà ngƣời mua



15

hợp đồng phải trả cho ngƣời bán. Nếu hợp đồng đáo hạn mà khơng xảy ra
giao dịch, thì chỉ có một luồng tiền duy nhất xảy ra, đó là khoản phí quyền
chọn mà ngƣời mua trả cho ngƣời bán. Nhƣ vậy, thu nhập của ngƣời bán là bị
giới hạn và tối đa bằng khoản phí quyền chọn đã thu.
Nếu phân loại dựa vào việc thực hiện quyền nhƣ thế nào thì hợp đồng
chuyền chọn có 3 hình thức cơ bản là:
- Quyền chọn kiểu Mỹ: đây là loại hợp đồng quyền chọn cho phép ngƣời
nắm giữ quyền chọn có quyền nhƣng không phải là nghĩa vụ để mua hoặc bán
hàng hóa vào ngày trƣớc hoặc đúng vào thời điểm hợp đồng đáo hạn. Điều
này có nghĩa là quyền chọn có thể đƣợc thực hiện trƣớc thời điểm đáo hạn.
- Quyền chọn kiểu châu Âu: đây là loại hợp đồng quyền chọn cho phép
ngƣời nắm giữ quyền chọn có quyền nhƣng không phải là nghĩa vụ để mua
hoặc bán tài sản vào đúng thời điểm hợp đồng đáo hạn. Điều này có nghĩa là
quyền chọn chỉ đƣợc thực hiện vào đúng thời điểm đáo hạn
- Quyền chọn kiểu châu Á: đây là kiểu quyền chọn dựa trên giá trung
bình. Điều nay có nghĩa là việc thanh tốn sẽ dựa trên sự chênh lệch giữa giá
thực hiện quyền và giá trung bình của hàng hóa trong thời gian nhất định
trƣớc khi hợp đồng đáo hạn. Phần lớn các quyền chọn kiểu châu Á đƣợc thực
hiện vào ngày đến hạn tuy nhiên một vài loại thì có thể thực hiện trƣớc ngày
đáo hạn gần giống nhƣ quyền chọn kiểu Mỹ.
Các hợp đồng quyền chọn sẽ đƣợc thực hiện nếu có sự chênh lệch giữa
giá thực hiện quyền chọn và giá tham chiếu của hàng hóa tạo ra lợi nhuận.
Nếu một hợp đồng quyền chọn có giá thực hiện gần hoặc bằng với giá của tài
sản tại thời điểm thực hiện thì hợp đồng đó sẽ hịa vốn (at the money-ATM).
Nếu hợp đồng quyền chọn với giá thực hiện tốt hơn giá thị trƣờng và khi thực
hiện sẽ đem lại lợi nhuận ngay cho ngƣời nắm giữ thì tức là hợp đồng đấy
đang có lãi (in the money-ITM). Còn trƣờng hợp còn lại là giá thực hiện hợp



16

đồng xấu hơn giá thị trƣờng và khi thực hiện hợp đồng sẽ không đƣa lại lợi
nhuận cho ngƣời nắm giữ thì hợp đồng đó gọi là hợp đồng đang thua lỗ (out
of the money –OTM). Việc đánh giá hợp đồng quyền chọn đang ở trạng thái
ATM, ITM, OTM là đánh giá từ góc độ của ngƣời mua quyền chọn
d. Hợp đồng hoán đổi giá hàng hoá
Hạn chế lớn của các loại hợp đồng tƣơng lai và hợp đồng quyền chọn về
hàng hóa là phần lớn đều đƣợc giao dịch qua các sàn giao dịch và thiếu sự
linh hoạt trong cấu trúc hợp đồng để phù hợp với nhu cầu bảo hiểm khác nhau
của từng doanh nghiệp. Để khắc phục những hạn chế này và phục vụ tốt nhất
cho nhu cầu bảo hiểm rủi ro giá của các doanh nghiệp thì hợp đồng hốn đổi
giá cả hàng hóa đã ra đời.
Hợp đồng hốn đổi giá hàng hóa (hợp đồng hốn đổi) là thỏa thuận giữa
hai chủ thể trong đó ngƣời sử dụng hợp đồng hoán đổi (swaps user) là ngƣời
chịu rủi ro về giá cam kết mua/bán một lƣợng hàng hóa nhất định trong
khoảng thời gian trong tƣơng lai tại mức giá cố định và trả/nhận khoản chênh
lệch phát sinh giữa giá thị trƣờng và giá cố định trên cho/từ ngƣời cung cấp
hợp đồng hoán đổi (swaps provider).
Khi hợp đồng hốn đổi giá hàng hóa đã đƣợc thỏa thuận thì thời hạn của
hợp đồng là sự thống nhất giữa hai bên- một hợp đồng hốn đổi có thể có kỳ
hạn kéo dài tùy theo yêu cầu của các bên, tuy nhiên phổ biến vẫn là từ 10 năm
trở lại. Kỳ hạn hợp đồng hoán đổi là một điểm nổi trội hơn so với hợp đồng
tƣơng lai hay hợp đồng quyền chọn khi mà kỳ hạn của hai loại hợp đồng này
thƣờng là kỳ hạn ngắn.Ví dụ, một hãng hàng khơng muốn bảo hiểm giá nhiên
liệu máy bay trong vòng 2 năm thì họ phải sử dụng ít nhất là 8 hợp đồng
tƣơng lai với kỳ hạn ngắn, trong khi đó đối với hợp đồng hốn đổi thì họ chỉ
cần sử dụng duy nhất một hợp đồng cho cả 2 năm. Sử dụng hợp đồng hốn
đổi cịn đem lại những lợi ích về chi phí và thời gian cho cả hai bên.



17

Mặc dù, hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận cá nhân tuy nhiên đối với
những định chế tài chính lớn trên thế giới để thực hiện các giao dịch hốn đổi
thì họ phải tham gia vào những thỏa thuận chung liên quan đến giao dịch phái
sinh bao gồm:
- British Banker Association (BBA)
- International Swap and Derivatives Association (ISDA). ISDA đƣợc
thành lập năm 1985 đƣợc xem nhƣ là một tổ chức toàn cầu của các thành viên
thị trƣờng sử dụng các giao dịch OTC hoán đổi về lãi suất, tiền tệ, hàng hóa
và trái phiếu cùng với các sản phẩm liên quan nhƣ hợp đồng quyền chọn về
lãi suất….
Cả hai tổ chức này đều cung cấp những khuôn mẫu và tiêu chuẩn nhất
định về kỳ hạn và điều kiện của các hợp đồng hoán đổi. ISDA cũng cung cấp
dữ liệu và phân tích về thị trƣờng giao dịch hốn đổi tồn cầu.
Hợp đồng hốn đổi đang ngày càng trở thành một công cụ quan trọng
trên thị trƣờng phái sinh và đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi với nhiều mục
đích:
- Đối với những ngƣời có nhu cầu bảo hiểm: sẽ sử dụng hợp đồng hoán
đổi để bảo hiểm cho sự thay đổi của giá hàng hóa
- Đối với những ngƣời đầu cơ: thơng qua việc mua bán các hợp đồng
hốn đổi họ có thể thu đƣợc lợi nhuận khi nhìn thấy đúng xu hƣớng vận động
của giá hàng hóa trên thị trƣờng.
Một vài lợi ích từ việc sử dụng các hợp đồng hốn đổi có thể liệt kê ra
nhƣ sau:
- Chi phí thấp hơn: sử dụng hợp đồng hốn đổi có thể giúp cho ngƣời sử
dụng tiếp cận đƣợc với những thị trƣờng mà bình thƣờng khơng thể tiếp cận.
- Linh hoạt: hợp đồng hốn đổi có thể thay đổi cho phù hợp với nhu cầu

của các bên


×