Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

giao an NGLL tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.27 KB, 21 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 8 : NGƯỜI HỌC SINH NGOAN
I. Mục tiêu giáo dục : giúp học sinh :
- Biết vâng lời thầy, cô giáo lễ phép trong giao tiếp hàng ngày, đoàn kết thương yêu
giúp đỡ, bạn bè.
- Đi học đều, đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động học tập, biết giữ gìn vở và đồ
dùng học tập.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Biết giữ gìn và bảo vệ vệ sinh
môi trường. Biết giữ an toàn giao thông và trật tự xã hội.
II. Nội dung kế hoạch :
HOẠT ĐỘNG : TUẦN 1 + 2
TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP
1.Yêu cầu học sinh : giúp học sinh
- Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Rèn kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng ra các hoạt động chung của tập thể.
2.Nội dung và hoạt động :
a. Nội dung :
- Thành lập các tổ, nhóm trong lớp.
- Cử đội ngũ cán bộ lớp : lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, các cán sự và chức năng
nhiệm vụ của từng cán sự lớp.
b. Hình thức hoạt động :
- Có thể chỉ định cán bộ lớp trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ học sinh hoặc qua biểu
hiện, các đặc điểm cá nhân mà giáo viên chủ nhiệm quan sát được hàng ngày ( về
hình dáng, cử chỉ, cách nói năng, quan hệ với bạn bè).
- Có thể để học sinh giới thiệu hoặc cho lớp lựa chọn ròi giáo viên quyết định.
- Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể.
3.Chuẩn bị hoạt động :
a. Về phương tiện hoạt động :
- Bằng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
- Bằng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp.
b. Về tổ chức :


- Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp trên một tờ giấy khổ to,
ghi các nội dung sau :
- Giáo viên chủ nhiệm dự kiến sẵn về nhân sự và viết một bản về nhiệm vụ của
cán bộ lớp.
+ Lớp trưởng: phụ trách chung và phụ trách về nề nếp của lớp.
+ Lớp phó học tập: theo dõi kết quả học tập của từng tổ và phụ trách của cán sự
môn.
+ Lớp phó văn thể: phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi, thể dục, thể thao, hoạt
động lao động của lớp.
+ Tổ trưởng phụ trách chung về tình hình kỷ luật và nề nếp của tổ.
4.Tiến hành hoạt động :
_ Giáo viên chủ định hướng cho cả lớp về :
+ Mục đích yêu cầu lớp tự quản theo một cơ cấu chặt chẽ nhằm thu hút được
nhiều học sinh tham gia vào hoạt động tập thể.
+ Giới thiệu rõ sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
+ Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
+ Học sinh giới thiệu, giáo viên ghi tên những học sinh được đề cử lên bảng lớp.
+ Tổ chức giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
+ Đại diện cán bộ lớp bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà giáo viên và lớp
giao cho.
+ Cả lớp hát một bài.
5.Kết thúc hoạt động :
_ Giáo viên nhận xét về tình hình thái độ tham gia của học sinh, trong việc lựa
chọn đội ngũ cán bộ lớp.
_ Động viên đội ngũ cán bộ lớp làm tốt nhiệm vụ được giao.


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 + 10 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
LÔÙP TRÖÔÛNG

LÔÙP PHOÙ VT
TOÅ TRÖÔÛNG
LÔÙP PHOÙ HT
I. Mục tiêu giáo dục : giúp học sinh
- Hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường, tự hào là học sinh của trường và có ý thức phát
huy truyền thống của nhà trường.
_ Có thói quen thực hiện đúng những quy định của nhà trường về nề nếp, học tập, kỉ
luật, biết thực hiện những yêu cầu đối với người học sinh tiểu học.
II. Nội dung kế hoạch :
HOẠT ĐỘNG 1 : TUẦN 3+4
QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
1.Yêu cầu giáo dục : Gíúp học sinh
_ Hiểu biết về quyền và bổn phận của trẻ em.
_ Biết ý nghĩa của ngày tựu trường.
_ Tạo hứng thú, phấn khởi trong hoc tập.
_ Rèn luyện kỹ năng tham gia các hoạt động.
2.Nội dung và hình thức hoạt động :
a.Nội dung;
_ Những bài hát, điệu múa về người học sinh ngoan.
b. Hình thành hoạt động :
_ Thi múa, hát giữa các tổ.
3.Chuẩn bị hoạt động :
a.Về cơ sở vật chất :
_ Trang trí bảng lớp.
_ Quà tặng.
_ Các bài hát, điệu múa.
b.Về tổ chức :
_ Thành lập Ban giám khảo, hình thành các đội thi.
4.Tiến hành hoạt động :

1.Ổn định tổ chức : hát tập thể
_ Tuyên bố lí do.
_Giới thiệu nội dung chương trình.
2. Hoạt động 1 :
_ Đọc bản công ước về quyền và bổn phận của trẻ em (đ1 đến đ4).
_ Văn nghệ giúp vui : hát.
3. Hoạt động 2 : Ý nghĩa của ngày tựu trường.
_ Thi hát, múa về người học sinh ngoan.
_ Có 4 tổ dự thi :
* Nội dung và thể lệ cuộc thi :
+ Các bài hát, múa về người học sinh.
+ Mỗi đội tham gia 2 tiết mục.
+ Đội nào hoàn thành tốt được điểm 10.
- Mời Ban giám khảo chấm và thư ký công bố điểm.
5.Kết thúc hoạt động :
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét
_ Về thái độ tham gia của học sinh.
_ Về Ban tổ chức, chuẩn bị cho tiết sau.
HOẠT ĐỘNG 2 : TUẦN 5+6
NGHE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG.
1.Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh
_ Nắm được những truyền thống cơ bản của nhả trường và ý nghĩa của truyền thống đó.
_Xác định nhiệm vụ của học sinh tiểu học trong việc phát huy truyên thống của nhà
trường.
_ Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động cá nhân và lớp.
2.Nội dung và hình thức hoạt động :
a.Nội dung;
_ Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường.
_ Truyền thống nhà trường về rèn luyện đạo đức, và các thành tích khác.
b. Hình thành hoạt động :

_ Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ.
_ Trao đổi thảo luận
3.Chuẩn bị hoạt động :
a.Về phương tiện hoạt động.
_ Sơ đồ về cấu tạo, tổ chức nhà trường, về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
nhà trường.
b.Về tổ chức :
_ Giáo viên chuẩn bị giới thiệu về truyền thống như: cơ cấu nhà trường, quá trình phát
triển, những thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện, đội ngũ học giỏi, đội ngũ
cán bộ giáo viên dạy giỏi.
_ Chuẩn bị một số câu hỏi để học sinh thảo luận.
_ Học sinh chuẩn bị một số bài hát.
4.Tiến hành hoạt động :
_ Giáo viên nêu lí do sinh hoạt.
_ Giáo viên giới thiệu với toàn lớp về cơ cấu tổ chức của trường ( tổng số có bao
nhiêu khối, mỗi khối có bao nhiêu lớp), tổng số học sinh, tổng số giáo viên, công nhân
viên, ban giám hiệu gồm có những ai…
_ Học sinh có thể trao đổi về vấn đề giáo viên vừa trình bày.
+ Qua những truyền thống của nhà trường em học được gì?
+ Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình phát huy được truyền thống đó của
nhà trường.
+ Em hãy nêu về kế hoạch hoạt động của mình trong năm học mới.
_ Giáo viên nêu tóm tắt về ý kiến học sinh đã trình bày và yêu cầu các thành viên
trong lớp cùng nhau thi đua để cùng nhau xây dựng lớp tốt.
_ Chương trình văn nghệ với các tiết mục học sinh đã chuẩn bị.
5.Kết thúc hoạt động : Nhận xét, tuyên dương và gợi ý phê bình đối với việc chuẩn bị
và tinh thần tham gia của học sinh trong lớp.
_
TÊN HOẠT ĐỘNG 3 : TUẦN 7+8
LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG, LỚP

1.Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh
_ Thông qua lao động công ích, học sinh sẽ gắn bó với đời sống xã hội. Đồng thời làm
cho học sinh hiểu thêm về giá trị của lao động, từ đó giúp các em có ý thức lao động
lành mạnh.
2.Nội dung và hình thức hoạt động :
a. Nội dung :
_ Ý nghĩa của việc làm vệ sinh công ích.
b. Hình thức :
_ Phân công cho các tổ.
3. Chuẩn bị hoạt động :
1. Về tổ chức : Chia lớp làm 4 tổ.
2. Về cơ sở vật chất : Tổ 1,2 : mang theo chổi, cào cỏ.
Tổ 3,4 : đồ hốt rác, giỏ đựng rác, các tranh ảnh.
4. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định tổ chức : tập hợp lớp.
_ Tuyên bố lí do.
2. Hoạt động 1 :
_ Giáo dục vì môi trường : cho học sinh xem tranh ảnh về những nơi môi trường sạch
đẹp, và những nơi môi trường bị ô nhiễm.
3. Hoạt động 2 :
+ Tổ 1 : quét trong lớp.
+ Tổ 2 : quét sân trường.
+ Tổ 3 : gom và hốt rác.
+ Tổ 4 : kê lại và lau bàn ghế.
5. Giáo viên nhận xét :
_ Thái độ tham gia vệ sinh của học sinh.
_ Tuyên dương những học sinh hăng hái tham gia.
_ Nhắc nhở những học sinh còn lơ là, đùa giỡn trong lao động.

HOẠT ĐỘNG 4 : TUẦN 9+10

AN TOÀN GIAO THÔNG
1.Yêu cầu giáo dục : Gíúp học sinh
_ Hiểu biết các đèn tín hiệu : đỏ, xanh, vàng.
_ Giáo dục học sinh về an toàn giao thông.
_ Rèn cho học sinh có thói quen tuân thủ tín hiệu đèn khi tham gia giao thông.
2.Nội dung và hình thức hoạt động :
a.Nội dung;
_ Tuân thủ tín hiệu đèn điều khiển giao thông.
b. Hình thành hoạt động :
_ Tổ chức trò chơi.
3.Chuẩn bị hoạt động :
a.Về mặt tổ chức :
_ Các loại đèn tín hiệu.
b.Về cơ sở vật chất :
_ Phần thưởng.
c. Chuẩn bị :
_ Đóng vai.
4.Tiến hành hoạt động :
_ Ổn định tổ chức.
_ Tuyên bố lí do.
_ Giới thiệu nội dung chương trình.
1. Hoạt động 1 : học hát bài : Đường và chân.
_ Giáo viên hát mẫu.
_ Hướng dẫn học sinh hát từng câu, cả bài.
_ Tổ chức biểu diễn theo nhóm.
2. Hoạt động 2 : đóng vai
_ Hai em học sinh đi học, đến ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
+ Khi đèn bật màu đỏ : dừng lại.
+ Khi đèn bật màu vàng : chuẩn bị.
+ Khi đèn bật màu xanh : đi

_ Cả lớp nhận xét về hành vi của từng học sinh.
3. Hoạt động 3 : hướng dẫn học sinh đọc bài thơ
“Nào nào dừng lại
Đèn đỏ bật rồi
Chờ đèn xanh sáng
Mình cùng đi thôi”
_ Phát thưởng cho tổ thắng cuộc.
5.Kết thúc hoạt động :
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 :
KÍNH YÊU THẦY GIÁO ,CÔ GIÁO.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh
_ Hiểu được công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo.
_ Có thái độ biết ơn và kính trọng thầy giáo, cô giáo.
_ Có những hoạt động biết ơn thầy cô.
_ Biết được quyền và bổn phận của trẻ em.
_ Biết giữ vệ sinh môi trường.
II. Nội dung vả kế hoạch hoat động tháng 11 :

TÊN HOẠT ĐỘNG 1 : TUẦN 11+12
CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO TRƯỜNG EM.
1. Yêu cầu giáo dục:Giúp học sinh
_ Hiểu được đặc điểm và truyền thống của đội ngũ giáo viên trong trường(số
lượng,tuổi đời,tuổi nghề,tinh thần tận tụy,thành tích…).
_ Thông cảm , kính trọng biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
_ Chào hỏi lễ phép,chăm học và học tập đạt kết quả cao.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung :

_ Học sinh hiểu được về biên chế, tổ chức của nhà trường.
_ Những đặc điểm nổi bật của đội ngũ giáo viên trong trường.
b. Hình thức hoạt động :
_ Giới thiệu.
_ Trao đổi.
_ Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động :
a. Về phương tiện hoạt động :
_ Sơ đồ tổ chức của trường để giới thiệu cho học sinh.
_ Những nét tiêu biểu chung về giáo viên trong trường.
_ Một vài tiết mục văn nghệ về thầy,cô giáo.
b. Về tổ chức :
Giáo viên chủ nhiệm lớp thống nhất chương trình hoạt động.
Phân công giáo viên.
_ Người điều khiển chương trình
_ Người điều khiển về đội ngũ giáo viên trong trường.
_ Người mời đại biểu.
_ Tổ, nhóm trang trí lớp học.
4.Tiến hành hoạt động :
_ Tập bài hát do lớp chọn.
_ Tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu, chương trình hoạt động và người điều khiển.
_ Mời giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về đội ngũ các thầy, cô giáo trong trường.
_ Chủ nhiệm lần lượt giới thiệu.
_ Biên chế tổ chức của trường.
_ Đặc điểm giáo viên của trường.
_ Tuổi đời, tuổi nghề, giáo viên trẻ nhất, giáo viên dạy lâu năm trong trường.
_ Thành tích nổi bật.
+ Những thuận lợi và khó khăn :
_ Người điều khiển yêu cầu mỗi người nói một câu ngắn gọn về cảm xúc của mình
khi nghe giới thiệu về thầy cô giáo trong trường.

_ Từng học sinh phát biểu.
_ Người điều khiển tóm tắt ý kiến của cả lớp.
+ Học tập nghiêm túc và đạt kết quả cao trong tất cả các môn học.
+ Nghiêm túc trong các giờ học.
+ Cùng chia xẻ niềm vui, nỗi buồn với các thầy cô giáo.
5.Kết thúc hoạt động :
_ Cảm ơn giáo viên chủ nhiệm, cảm ơn và chúc sức khoẻ các đại biểu.
_ Tuyên bố kết thúc hoạt động.

TÊN HOẠT ĐỘNG 2 : TUẦN 13 + 14
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM. GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG
1. Yêu cầu giáo dục :
- Hoạt động vui chơi giải trí thể dục thể thao luôn luôn là một nhu cầu thiết yếu cho
trẻ, đồng thời là quyền lợi của trẻ em.
_ Thông qua các hoạt động xã hội, giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước,
niềm tự hào dân tộc và giáo dục cho cho các em có tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ
đối với cộng đồng.
_ Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
2. Hình thức hoạt động :
_ Giới thiệu.
_ Trao đổi, thảo luận, hát.
3. Chuẩn bị hoạt động :
_ Sưu tầm tài liệu về quyền lợi được phát triển của trẻ em.
_ Các câu hỏi và đáp án.
4. Tiến hành hoạt động :
_ Hát tập thể.
_ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
a. Giáo viên phổ biến quyền của trẻ em và trách nhiệm của trẻ em.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×