Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hãy nêu điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội phạm tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.75 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo
động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự
án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc
với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích
của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX
chỉ rõ: “... Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện
nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và
phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm
trọng...”. Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một
nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước. Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạng
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng. Mà hành vi tham
nhũng ngày càng tinh vi hơn, diễn biến phức tạp hơn. Đồng thời, cùng với sự thay
đổi và phát triển của đất nước, Bộ luật hình sự năm 1999( sửa đổi năm 2009) đã có
nhiều bất cập nên cần có sự thay đổi. Sự ra đời của Bộ luật hình sự 2015 là sự cần
thiết. Trong Bộ luật hình sự 2015 có những sự thay đổi nhất định về tội phạm tham
nhũng. Để tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài làm của mình, em chọn đề tài: “Hãy
nêu điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999 quy
định về tội phạm tham nhũng”.
NỘI DUNG
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội phạm tham nhũng tại mục A chương
XXI Các tội phạm về chức vụ gồm 7 điều từ điều 278 đến điều 284. Bộ luật hình sự
năm 2015 quy định tội phạm tham nhũng tại mục 1 chương XXIII Các tội phạm về
chức vụ gồm 7 điều từ điều 353 đến điều 359.
1


1. ĐIỂM MỚI VỀ PHẦN CHUNG
Bổ sung một số chính sách mới liên quan đến việc xử lí tội phạm tham nhũng:


 Để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, thể hiện thái độ
kiên quyết của Nhà nước trong việc xử lí đến cùng tội phạm tham nhũng. Bộ
luật hình sự (BLHS) 2015 Điều 28 bổ sung trường hợp không áp dụng thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353, tội nhận hối lộ đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354. Mà trong BLHS
năm 1999 không quy định về các trường hợp này ( Điều 24 BLHS 1999),
điều này đã mang tính răn đe cao hơn, sẽ mag tới hiệu quả trong việc phòng,
chống và xử lí các tội phạm về tham nhũng. Đối với các trường hợp không
áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự này, bất kể thời gian nào
phát hiện được tội phạm là có thể xử lí.
 Nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế, góp phần thực
hiện chủ trương của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị là giảm hình phạt tử hình, đồng thời khuyến khích người phạm tội
tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho Nhà nước và hợp tác với cơ
quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lí tội phạm để hưởng chính sách
khoan hồng. Khoản 3 Điều 40 BLHS 2015 quy định “c) Người bị kết án tử
hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động
nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với
cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập
công lớn.” thì sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án và
chuyển hình phạt sang tù chung thân

2


2. ĐIỂM MỚI VỀ PHẦN CÁC TỘI PHẠM
Quan niệm về tội phạm về chức vụ có sự thay đổi. Đó là mở rộng nội hàm
khái niệm tội phạm về chức vụ để có thể bao gồm cả các tội phạm về chức vụ trong
khu vực tư (ngoài Nhà nước), cụ thể là mở rộng chủ thể thực hiện tội phạm không

chỉ là người có chức vụ trong khi thực hiện “công vụ” (đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức trong hệ thống các cơ quan Nhà nước) mà còn là người có chức vụ trong
khi thực hiện “nhiệm vụ” (tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước), như sau:
“ Điều 352.Khái niệm tội phạm về chức vụ 1. Các tội phạm về chức vụ là những
hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ
thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một
hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một
nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm
vụ”
a) Tội tham ô tài sản ( Điều 353 BLHS 2015)
- Thay đổi về dấu hiệu pháp lí cơ bản:
+ Thay đổi phạm vi đó là mở rộng sang lĩnh vực tư (ngoài Nhà nước), nên quy
định về chủ thể có sự thay đổi, đó là mở rộng hơn khi người phạm tội đang
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực tư mà có hành vi
chiếm đoạt tài sản mình đang trực tiếp quản lí. Khoản 6 Điều 353 HLHS
2015 quy định: “6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ
chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều
này”.
+ Điểm a Khoản 1 Điều 278 BLHS 1999 quy định khi có hành vi vi phạm mà
gây hậu quả nghiêm trọng và thỏa mãn các dấu hiệu pháp lí cấu thành tội này
3


thì trở thành tội phạm. BLHS 2015 đã bỏ trường hợp này đi. Xét thấy, hậu
quả nghiêm trọng là như thế nào thì rất khó xác định dẫn đến trong cùng một
tính chất vụ việc mà có sự xử lí áp dụng hình phạt khác nhau giữa các tòa án
khác nhau.
+ Thay đổi dấu hiệu định lượng, đó là tăng mức định lượng ( giá trị tài sản bị
chiếm đoạt). Khoản 1 Điều 353 BLHS 2015, mức định lượng là hai triệu

đồng đến dưới một trăm triệu đồng, khoản 1 Điều 278 BLHS 1999 mức định
lượng là hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
-Thay đổi về tình tiết tăng nặng định khung:
+ Bỏ tình tiết tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng khác (điểm đ khoản 2,
Điều 278 BLHS 1999). Nhà làm luật đã cụ thể hóa nó tại các điểm đ,e,g
Khoản 3 Điều 353 BLHS 2015 “đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục
đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có
công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ
cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế
đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; g)
Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động trong cơ quan, tổ chức.”
Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác (điểm b khoản 3 Điều 278 BLHS 1999).
BLHS 2015 quy định: “b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng
đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt
động.”
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác (điểm b khoản 4 Điều 278 BLHS
1999). BLHS 2015 quy định: “Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng
trở lên.”
4


+ Thay đổi các mức định lượng tài sản chiếm đoạt trong các tình tiết tăng nặng
sao cho phù hợp với mức định lượng cơ bản và trên thực tế.
- Thay đổi về hình phạt: Tăng mức phạt tiền nhằm tăng tính răn đe. Khoản 5 Điều
278 BLHS 1999 người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng. Khoản 5 Điều 353 BLHS 2015 người phạm tội có thể bị phạt tiền

từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
b) Tội nhận hối lộ ( Điều 354 HLHS 2015)
- Thay đổi về dấu hiệu pháp lí cơ bản:
+ Cũng tương tự như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ theo BLHS 2015 cũng
được mở rộng sang lĩnh vực tư. Khoản 6 Điều 354 BLHS 2015 quy định: “
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà
nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”
+ Thay đổi về mặt khách quan của tội phạm, BLHS 2015 mở rộng thêm là tài
sản hối lộ ngoài tiền, tài sản, lợi ích vất chất khác còn có lợi ích phi vật chất
(lợi ích tinh thần) (Điểm b Khoản 2 Điều 1 BLHS2015). Điều này rất phù
hợp với thực tế hiện nay, bởi lẽ của hối lộ hiện nay biến tướng dưới rất nhiều
hình thức ( ví dụ tình dục, vị trí, việc làm, tặng huân chương,...) mang lợi
ích tinh thần mà BLHS 1999 không có quy định dẫn đến nhiều vụ việc trong
thực tế rất khó giải quyết.
+ Sửa đổi, bổ sung cấu thành cơ bản. Khoản 1 Điều 354 BLHS 2015 quy định:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian
nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó
hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích
hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ...”. Như vậy lợi ích không chính
đáng mà người thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhận không chỉ nhận cho họ mà
có thể cho người khác như người thân của họ hay tổ chức nào đó ví dụ nơi
mà họ công tác.
5


+ BLHS 2015 đã bỏ hành vi vi phạm mà gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Tăng mức định lượng giá trị của hối lộ. BLHS 1999 mức định lượng là của
hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng. BLHS 2015 mức
định lượng tăng lên là từ hai triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng.
- Thay đổi về tình tiết tăng nặng định khung:

+ Bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng khác( Điểm g Khoản 2 Điều 279
BLHS 1999). Nhà làm luật đã cụ thể hóa nó thành các trường hợp cụ thể quy
định tại khoản d,đ Điều 354 BLHS 2015 “ d) Gây thiệt hại về tài sản từ
1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;đ) Phạm tội 02 lần trở lên;”
Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác (Điểm b khoản 3 Điều 279 BLHS 1999).
Điểm b Khoản 3 Điều 354 BLHS 2015 quy định: “Gây thiệt hại về tài sản từ
3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.”
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác (Điểm b Khoản 4 Điều 279 BLHS
1999). Điểm b Khoản 4 Điều 354 BLHS 2015 quy định: “Gây thiệt hại về tài
sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
+ Thay đổi các mức định lượng tài sản chiếm đoạt trong các tình tiết tăng nặng
sao cho phù hợp với mức định lượng cơ bản và trên thực tế.
- Thay đổi về hình phạt: BLHS 2015 quy định mức phạt tiền cụ thể, khoản 5 Điều
354 BLHS 2015 quy định: “5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất
định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”. BLHS 1999 quy định
có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ. Quy định như BLHS
2015 sẽ rõ ràng hơn.
c) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS 2015)
- Thay đổi về dấu hiệu pháp lí cơ bản:
+ BLHS 2015 đã bỏ hành vi vi phạm mà gây hậu quả nghiêm trọng. Vì hậu quả
nghiêm trọng trên thực tế rất khó xác định.
6


+ Tăng mức định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt. BLHS 1999 mức định lượng
là tài sản chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu
đồng. BLHS 2015 mức định lượng tăng lên là từ hai triệu đồng đến dưới một
trăm triệu đồng
- Thay đổi về tình tiết tăng nặng định khung:

+ Bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng khác(điểm e khoản 2 Điều 280 BLHS
1999), tái phạm phạm nguy hiểm ( điểm d khoản 2 Điều 280 BLHS). Nhà
làm luật đã cụ thể hóa thành những trường hợp cụ thể tại điểm đ, e, khoản 2
Điều 355 BLHS 2015 quy định: “ đ) Gây thiệt hại về tài sản từ
1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền,
phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ
dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị
thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.”
Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác( điểm b khoản 3 Điều 280 BLHS 1999).
Điểm b, c, d Khoản 3 Điều 355 BLHS 2015 quy định: “ b) Gây thiệt hại về
tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt
động;
d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác(điểm b khoản 4 Điều 280 BLHS
1999). Điểm b Khoản 4 Điều 355 BLHS 2015 quy định: “ b) Gây thiệt hại về
tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
+ Thay đổi các mức định lượng tài sản chiếm đoạt trong các tình tiết tăng nặng
sao cho phù hợp với mức định lượng cơ bản và trên thực tế.
- Thay đổi về hình phạt: Tăng mức phạt tiền. BLHS 1999 quy định mức phạt tiền từ
mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. BLHS 2015 quy định mức phạt tiền từ
ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng. Ngoài ra BLHS 2015 còn quy định
7


thêm hình phạt là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản( Khoản 5 Điều 355 BLHS
2015).
d) Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ( Điều 356 BLHS
2015

- Thay đổi về dấu hiệu pháp lí cơ bản: Mặt khách quan của tội phạm, người phạm
tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ, gây thiệt hại cho lợi
ích của Nhà nước như BLHS 1999 thì BLHS 2015 còn bỏ sung thêm gây thiệt hại
về tài sản từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng . Và thay thế quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân thành quyề n, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân( Khoản 1 Điều 356 BLHS 2015).
- Thay đổi về tình tiết tăng nặng định khung: Bỏ gây hậu quả nghiêm trọng (điểm c
Khoản 2 Điều 281 BLHS 1999). Nhà làm luật đã cụ thể hóa nó thành trường hợp cụ
thể tại điểm c Khoản 2 Điều 356 BLHS 2015: “ c) Gây thiệt hại về tài sản từ
200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.”
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ( Khoản 3 Điều 281
BLHS 1999). Khoản 3 Điều 356 BLHS 2015 quy định: “....gây thiệt hại về tài sản
1.000.000.000 đồng trở lên”
- Thay đổi về hình phạt: tăng mức phạt tiền. BLHS 1999 quy định mức phạt tiền là
từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. BLHS 2015 quy định mức phạt tiền từ
mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
e) Tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ( Điều 357 BLHS 2015)
- Thay đổi về dấu hiệu pháp lí cơ bản: Mặt khách quan của tội phạm, người phạm
tội có hành vi vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ, gây thiệt hại cho lợi
ích của Nhà nước như BLHS 1999 thì BLHS 2015 còn bỏ sung thêm gây thiệt hại
về tài sản từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng . Và thay thế quyền, lợi
8


ích hợp pháp của công dân thành quyề n, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân( Khoản 1 Điều 357 BLHS 2015).
- Thay đổi về tình tiết tăng nặng định khung: Bỏ gây hậu quả nghiêm trọng (điểm c
Khoản 2 Điều 282 BLHS 1999). Nhà làm luật đã cụ thể hóa nó thành trường hợp cụ
thể tại điểm c Khoản 2 Điều 357 BLHS 2015: “ c) Gây thiệt hại về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ( Khoản 3 Điều 282
BLHS 1999). Khoản 3 Điều 357 BLHS 2015 quy định: “...gây thiệt hại về tài sản
từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng....”
- Thay đổi về hình phạt:
+ Tăng mức phạt tiền. BLHS 1999 quy định mức phạt tiền là từ ba triệu đồng
đến ba mươi triệu đồng. BLHS 2015 quy định mức phạt tiền từ mười triệu
đồng đến một trăm triệu đồng.
+ Thay đổi khung hình phạt tăng nặng. Giảm khung hình phạt, khoản 2 Điều
357 BLHS 2015 quy định khung hình phạt trong các trường hợp tại điều này
là năm năm đến mười năm. Khoản 2 Điều 282 BLHS 1999 quy định khung
hình phạt là năm năm đến mười hai năm.
f) Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác đề trục
lợi( Điều 358 BLHS 2015)
- Thay đổi về dấu hiệu pháp lí cơ bản:
+ Thay đổi về mặt khách quan của tội phạm, BLHS 2015 mở rộng thêm là lợi
ích mà người phạm tội nhận hoặc sẽ nhận ngoài tiền, tài sản, lợi ích vất chất
khác còn có lợi ích phi vật chất (lợi ích tinh thần) (Điểm b Khoản 2 Điều 358
BLHS2015).
+ BLHS 2015 đã bỏ hành vi vi phạm mà gây hậu quả nghiêm trọng.

9


+ Tăng mức định lượng giá trị tài sản. BLHS 1999 mức định lượng là có giá trị
từ hai triệu đồng đến dưới hai mươi triệu đồng. BLHS 2015 mức định lượng
tăng lên là từ hai triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng.
- Thay đổi về tình tiết tăng nặng định khung:
+ Bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng khác( Điểm d Khoản 2 Điều 283
BLHS 1999). Nhà làm luật đã cụ thể hóa nó thành các trường hợp cụ thể quy
định tại khoản d Điều 358 BLHS 2015 “ d) Gây thiệt hại về tài sản từ

1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng.”
Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác (Điểm b khoản 3 Điều 283 BLHS 1999).
Điểm b Khoản 3 Điều 358 BLHS 2015 quy định: “b) Gây thiệt hại về tài sản
từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.”
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác (Điểm b Khoản 4 Điều 283 BLHS
1999). Điểm b Khoản 4 Điều 358 BLHS 2015 quy định: “Gây thiệt hại về tài
sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
+ Thay đổi các mức định lượng tài sản chiếm đoạt trong các tình tiết tăng nặng
sao cho phù hợp với mức định lượng cơ bản và trên thực tế
+ Trong các tình tiết tăng nặng không nhắc tới lợi ích phi vật chất mà nhà làm
luật vẫn thừa nhận tiền, tài sản, lợi ích phi vật chất khác như BLHS 1999.
Điều này gây ra mâu thuẫn với tình tiết cơ bản của tội này.
- Thay đổi về hình phạt: BLHS 2015 quy định mức phạt tiền cụ thể, khoản 5 Điều
354 BLHS 2015 quy định: “5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất
định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng.”. BLHS 1999 quy định có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm
lần số tiền và tài sản đã trục lợi. Quy định như BLHS 2015 sẽ rõ ràng hơn.
g) Tội giả mạo trong công tác( Điều 359 BLHS 2015)
- Thay đổi về tình tiết tăng nặng định khung: Phạm tội nhiều lần (Điểm c Khoản 2
Điều 284 BLHS 1999), trong BLHS 2015 đã cụ thể hóa hơn : “c) Làm, cấp giấy tờ
10


giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.” ( Điểm c, Khoản 2 Điều 359
BLHS 2015) và bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả rất nghiêm
trọng( Khoản 3 Điều 284 BLHS 1999), Khoản 3 BLHS 2015 quy định: “a) Làm,
cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.”
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng( Khoản 4 Điều 284 BLHS 1999), Khoản 4 Điều 359
BLHS 2015 quy định: “a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở

lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
- Thay đổi về hình phạt: Tăng mức phạt tiền. BLHS 1999 quy định mức phạt tiền
là từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. BLHS 2015 quy định mức phạt tiền từ
mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

KẾT LUẬN
Qua phần bài làm của mình em đã tìm hiểu được những điểm thay đổi về tội
phạm tham nhũng trong Bộ luật hình sự năm 2015. Sự thay đổi này hoàn toàn phù
hợp với thực tế hiện nay để phòng, chống một cách có hiệu quả tội phạm về tham
nhũng. Bộ luật hình sự 2015 đã thừa những hành vi biến tướng của tội phạm tham
nhũng và cụ thể hóa chúng trong luật. Mong rằng với sự thay đổi đáng kể về tội
phạm tham nhũng của Bộ luật hình sự 2015, tội phạm tham nhũng của nước ta sẽ
giảm đáng kể so với trước kia.

11



×