Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.31 KB, 25 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Kiên nhẫn là chìa khóa của thành công
Năm 2008, tạp chí Forbes của Mỹ công bố người giàu nhất thế giới là ông Warren
Buffett. Tài sản của ông Warren Buffett vào khoảng 62 tỷ USD. Con số 62 tỷ USD lớn cỡ
nào? Thử tưởng tượng điều này, nếu bạn đầu tư số tiền này với lãi suất chỉ là 4%, bạn sẽ
phải tiêu xài 6,8 triệu USD mỗi ngày cho đến hết đời của bạn. Ông Warren Buffett làm
cách nào để có được số tiền khủng như thế? Ông có được tất cả chỉ dựa vào đầu tư, đầu
tư một cách cẩn trọng và có hệ thống.
Bạn sẽ muốn học theo ông Warren Buffett và mong
muốn biến những cơ hội đầu tư nhỏ bé của bạn thành
những đống tiền sau này. Phương pháp dẫn đến thành
công của Warren Buffett được nhiều người biết đến và đã
được sử dụng, nhưng chưa ai có được mức độ thành công
tương tự. Ông Warren Buffett là một ví dụ điển hình của
mẫu người đầu tư vào giá trị (value investor). Cho tới
ngày nay, ông vẫn áp dụng nguyên tắc phân tích cơ bản
mà ông học được từ ông Benjamin Graham, cũng là một
nhà đầu tư vào giá trị, vào thập niên 1950.
Thế nào là đầu tư vào giá trị? Điều này có nghĩa là ông dành thời gian để đi tìm
những công ty có tiềm năng về tài chính trong dài hạn nhưng hiện tại đang được định giá
thấp so với giá trị thực của công ty. Ông đầu tư vào công ty có tỷ số nợ thấp và tái đầu tư
các khoản lợi nhuận kiếm được để tăng tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Ông không
bao giờ đầu tư theo thị hiếu chung của thị trường hay đầu tư theo xu hướng phát triển
mạnh của 1 công ty trong hiện tại. Thay vào đó, ông tìm những công ty thuộc các ngành
có hướng phát triển kinh tế ổn định và là những công ty có suất sinh lời cho vốn chủ
(ROE) cao. Ông tìm những công ty có xu hướng thu lợi nhuận đều đặn và có tỷ số lãi gộp
trên doanh thu cao.
Vào thập niên 90, khi cơn sốt về internet (dot.com) lên cao, ông là người ngoài cuộc
khi các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm khác bỏ ra rất nhiều tiền vào các công ty công nghệ
cao (high-tech company). Ông không quan tâm đến giá cổ phiếu tăng như chóng mặt của
các công ty này. Theo một khía cạnh khác, ông không phải sợ hãi khi giá cổ phiếu của


các công ty này quay trở lại đúng giá trị thực của nó. Thực tế, khi ngành công nghệ cao
sụp đổ, mọi nhà đầu tư đang trong cơn khủng hoảng thì ông tiếp tục thu hoạch từ những
công ty ông kiên nhẫn theo dõi qua nhiều năm.
Warren Buffett tiêu xài như thế nào? Ông không xài hoang phí. Ông vẫn sống trong
căn nhà cũ mà ông mua với giá $31,500 vào năm 1958 ở thành phố Omaha, tiểu bang
Nebraska. Ông vẫn lái chiếc xe cũ của ông (chiếc Cadillac DTS). Và nếu bạn nghĩ rằng
1


con của ông sẽ có cuộc sống dễ dàng với đống tiền của ông, bạn cần suy nghĩ lại. Ông
Warren Buffett đã hứa cống hiến toàn bộ số tiền mà ông có được cho quỹ từ thiện trước
khi ông mất.
Không ai có thể thừa hưởng gia tài của Warren Buffett, muốn làm giàu, ngay bây
giờ bạn cần phải tập luyện phương pháp phân tích tài chính tốt nhất. Để trở thành nhà
phân tích tài ba, bạn cần phải nằm lòng các phân tích cơ bản từ chương này.
Một bài học quan trọng từ ông Warren Buffett mà bạn cần phải nhớ mãi, đó là
nghiên cứu thiệt kỹ những công ty mà bạn muốn đầu tư vào. Không bao giờ theo xu
hướng đầu tư ở bên ngoài mà phải tự tin vào chính mình và tìm lấy những công ty có tình
hình tài chính lành mạnh. Bằng cách sử dụng những công cụ phân tích cơ bản trong phần
này, bạn có thể bước đầu phân tích bất kỳ một công ty nào trên sàn chứng khoán và có
thể cho ra một kết luận cơ bản về tình hình tài chính của công ty đó. Một lời khuyên cho
bạn vào lúc này là không nên đầu tư hết tài sản của mình vào bất kỳ cổ phiếu công ty nào
dựa trên vốn lý thuyết cơ bản mà bạn đang có, tuy nhiên, bạn nên tập luyện kỹ năng phân
tích của mình càng nhiều càng tốt và xem xét kết quả cổ phiếu của công ty đó trong
tương lai xem có phù hợp với phân tích của bạn hay không. Chỉ có luyện tập chăm chỉ
mới có thể giúp bạn phân tích các số liệu trong báo cáo tài chính một cách hiệu quả.
Trước khi để bạn bước ra với thế giới tài chính đầy nghiệt ngã bên ngoài, chúng tôi
sẽ trình bày một vài khái niệm phân tích quan trọng cũng như giúp bạn nắm rõ hơn về
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong chương này, ta sẽ sử dụng toàn bộ công cụ
phân tích cơ bản để đánh giá tình hình tài chính của công ty J.C. Penny, một công ty hoạt

động lâu năm và là công ty lớn nhất trong ngành buôn bán lẻ.
Nội dung chương này được tóm tắt như sau
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phân tích cơ bản báo cáo tài chính
Sự cần thiết của việc so sánh trong phân tích (Comparative Analysis)
Các Công cụ phân tích
Phân tích theo chiều ngang (Horizontal Analysis) và Phân tích theo chiều dọc
(Vertical Analysis)
Bảng Cân đối kế toán (Balance Sheet)
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement)
Báo cáo thu nhập giữ lại (Retained Earnings Statement)
Phân tích tỷ số (Ratio Analysis)
Tỷ số khả năng thanh toán (Liquidity Ratios)
2


Tỷ số khả năng sinh lời (Profitability Ratios)
Tỷ số khả năng trả nợ (Solvency Ratios)
Khả năng sinh lời và các chỉ mục bất thường (Earning Power and Irregular Items)
Các hoạt động đã chấm dứt (Discontinued Operations)
Những chỉ mục bất thường
Phân tích cơ bản báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính một công ty bao gồm đánh giá ba tính chất cơ bản: tính
thanh khoản (liquidity), khả năng tạo ra lợi nhuận (profitability) và khả năng trả nợ
(solvency) của công ty. Một nhà cho vay ngắn hạn (chẳng hạn như ngân hàng) chủ yếu
quan tâm đến tính thanh khoản của công ty - khả năng trả các khoản nợ khi tới hạn. Tính
thanh khoản của người đi vay là 1 yếu tố quan trọng để đánh giá mức an toàn của món
nợ. Nhà cho vay dài hạn (chẳng hạn như trái chủ) sẽ quan tâm đến khả năng tạo ra lợi
nhuận cũng như khả năng chi trả nợ dài hạn của công ty, đây là những yếu tố cho thấy

công ty có khả năng đứng vững trên thị trường trong dài hạn. Nhà cho vay dài hạn sẽ
quan tâm đến những yếu tố như cơ cấu vốn của công ty, lượng nợ trong công ty là bao
nhiêu, cũng như khả năng chi trả các khoản lãi vay. Tương tự, nhà đầu tư vào cổ phiếu
công ty cũng sẽ quan tâm đến khả năng sinh lời cũng như cơ cấu vốn của công ty. Họ
quan tâm đến dòng cổ tức và khả năng phát triển của cổ phiếu mà họ nắm giữ.
Sự cần thiết của việc so sánh trong phân tích (Comparative Analysis)
Mỗi một chỉ mục trong báo cáo tài chính đều có ý nghĩa riêng của nó. Khi công ty
J.C. Penny báo cáo lượng tiền trong Bảng cân đối là $2,471 triệu, ta hiểu rằng tại thời
điểm báo cáo, công ty đang sở hữu lượng tiền như thế, nhưng ta không biết rằng lượng
tiền này tăng so với các năm trước hay không, cũng như lượng tiền này có đủ cho nhu
cầu tiền mặt của công ty hay không? Để nắm bắt rõ các thông tin này, ta cần phải so sánh
lượng tiền này với các dữ liệu khác trong báo cáo tài chính công ty.
Việc so sánh này dựa trên các nguyên tắc khác nhau. Trong phần này, chúng ta sẽ
minh họa 3 phương pháp so sánh:
1. So sánh trong công ty (Intracompany basis). Với
nguyên tắc này, ta sẽ so sánh các chỉ mục hay các quan
hệ của năm hiện tại với các chỉ mục hay các quan hệ này
ở một hay nhiều năm trước. Cho ví dụ, J.C. Penny có thể
so sánh lượng tiền mặt cuối kỳ này với lượng tiền mặt
cuối kỳ trước để thấy được sự tăng, giảm của tiền qua 1
kỳ kinh doanh. Tương tự, J.C. Penny có thể so sánh
phần trăm của tiền mặt trong tài sản ngắn hạn của kỳ
3


này so với 1 hay nhiều kỳ trước đó. So sánh trong công
ty rất có ích trong phân tích để tìm ra những thay đổi ở
các quan hệ cũng như là xu hướng thay đổi của nó.
2. So sánh với trung bình ngành (Industry averages).
Với nguyên tắc này, ta sẽ so sánh các chỉ mục hay các

quan hệ của công ty với chỉ số trung bình của ngành.
Cho ví dụ, ta có thể so sánh lãi ròng của J.C. Penny với
lãi ròng trung bình của tất cả các công ty trong ngành
bán lẻ. Việc so sánh với trung bình ngành cho ta thông
tin về vị thế tài chính của công ty so với các công ty
trong cùng ngành.
3. So sánh với đối thủ cạnh tranh (Intercompany
basis). Với nguyên tắc này, ta sẽ so sánh các chỉ mục
hay các quan hệ của công ty với cùng chỉ mục của 1 hay
nhiều công ty cạnh tranh khác. Các nhà phân tích đưa ra
các so sánh này dựa trên các báo cáo tài chính của từng
công ty, từ đó, đưa ra những kết luận về tình hình tài
chính của công ty so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Cho ví dụ, ta có thể so sánh doanh thu của J.C. Penny
với doanh thu của đối thủ cạnh tranh của nó, chẳng hạn
như công ty Kmart.

Công cụ phân tích
Một số công cụ dùng để phân tích, đánh giá các dữ liệu trong báo cáo tài chính. Ba
công cụ chính thường được dùng là:


Phân tích theo chiều ngang (Horizontal analysis) dùng để đánh giá các dữ liệu trong báo
cáo tài chính qua các năm (theo thời gian).



Phân tích theo chiều dọc (Vertical analysis) dùng để đánh giá các dữ liệu của báo cáo tài
chính bằng cách biểu diễn mỗi chỉ mục theo phần trăm so với một lượng được lấy làm cơ
sở (base).




Phân tích tỷ số (Ratio analysis) biểu diễn mối quan hệ giữa các số liệu trong báo cáo tài
chính.

Phân tích theo chiều ngang chủ yếu được dùng khi so sánh trong công ty
(intracompany analysis). Hai đặc điểm trong báo cáo tài chính thuận tiện cho việc so sánh
này là: thứ nhất, mỗi báo cáo tài chính sẽ chứa ít nhất dữ liệu của 2 năm. Thứ hai, bảng
tổng kết các chỉ tiêu quan trọng thường được công bố với chuỗi thời gian từ 5 đến 10 năm
hoặc hơn nữa. Phân tích theo chiều dọc được dùng để so sánh trong nội bộ công ty

4


(intracompany) cũng như với công ty cạnh tranh trực tiếp (intercompany). Phân tích tỷ
số được dùng cho cả 3 phương pháp so sánh. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ giải thích
và minh họa cả 3 phương pháp phân tích vừa nói trên.
PHÂN TÍCH THEO CHIỀU NGANG
Phân tích theo chiều ngang, còn được gọi là phân tích xu hướng (trend analysis), là
phương pháp đánh giá các chỉ mục trong báo cáo tài chính qua thời gian. Mục đích của
việc phân tích này nhằm xác định các chỉ mục này tăng hay giảm. Độ tăng giảm này được
biểu diễn bằng số tuyệt đối hay có thể bằng số tương đối (theo phần trăm). Cho ví dụ,
doanh thu thuần (đơn vị tính: triệu USD) của J.C. Penny trong các năm gần đây như sau

Nếu ta chọn năm 2005 làm năm gốc, ta có thể tính phần trăm tăng hay giảm của các
năm theo số liệu năm gốc như sau:
=
Thay đổi so với năm gốc


Löôïng tieà
n naê
m nay − löôïng tieà
n naê
m goá
c
löôïng tieà
n naê
m goá
c

Cho ví dụ, doanh thu thuần của J.C. Penny năm 2006 tăng so với năm 2005 vào

khoảng 6% [($19,903
$18,781) ÷ $18,781]. Tương tự, doanh thu thuần của J.C.

Penny năm 2007 tăng so với năm 2005 vào khoảng 5.7% [($19,860
$18,781) ÷
$18,781].
Hay ta có thể biểu diễn doanh thu năm nay theo phần trăm của doanh thu năm gốc
bằng cách lấy lượng doanh thu năm nay chia cho lượng doanh thu năm gốc
=
Kết quả năm nay so với năm cơ sở

Löôïng tieà
n naê
m nay
Löôïng tieà
n naê
mgoá

c

Kết quả phân tích này trong chu kỳ 3 năm, dùng năm 2005 làm năm gốc được cho
như sau

5


Bảng cân đối kế toán
Để minh họa thêm về phương pháp phân tích theo chiều ngang, ta sử dụng báo cáo
tài chính của một công ty bán lẻ khác, công ty Quality Department Store. Hình 1 minh
họa phân tích theo chiều ngang từ bảng cân đối kế toán, phân tích này cho thấy sự thay
đổi tuyệt đối (lượng tiền) và tương đối (phần trăm thay đổi).
So sánh số liệu trong bảng cân đối cho thấy một số thay đổi quan trọng đã xảy ra
trong cơ cấu tài chính của công ty Quality Department Store từ năm 2006 đến năm 2007:


Trong phần tài sản, TSCĐ ròng tăng $167,500, tăng 26.5%.



Trong phần nợ, nợ ngắn hạn tăng $41,500, tăng 13.7%.



Trong phần vốn chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại tăng $202,600 hay tăng 38.6%.

Hình 1.

6



Những thay đổi này cho thấy công ty mở rộng kinh doanh, gia tăng phần tài sản cố
định trong năm 2007 và tài trợ việc mở rộng kinh doanh chủ yếu bằng lợi nhuận giữ lại
của công ty chứ không phải tài trợ thông qua các món nợ dài hạn.
Báo cáo thu nhập
Hình 2 cho thấy phân tích theo chiều ngang từ báo cáo thu nhập trong 2 năm, 2006
và 2007 của công ty Quality Department Store. Phân tích này cho thấy những sự thay đổi
sau:


Doanh thu thuần năm 2007 tăng $260,000 so với năm 2006, hay tăng 14.2% ($260,000
÷$1,837,000).



Giá vốn hàng bán tăng $141,000, tăng 12.4% ($141,000 ÷$ 1,140,000).



Tổng chi phí kinh doanh tăng $37,000, tăng 11.6% ($37,000 ÷$320,000).

Tổng quát, lãi gộp và lãi ròng tăng đáng kể. Lãi gộp tăng 17.1% và lãi ròng tăng
26.5%. Chất lượng tăng của lợi nhuận có xu hướng rất tốt.

Hình 2.

Báo cáo thu nhập giữ lại (Retained Earning Statement)
Hình 3 mô phỏng phân tích theo chiều ngang Báo cáo thu nhập giữ lại của công ty
Quality Department Store. Phân tích theo chiều ngang thấy rằng, lãi ròng tăng $55,300,

tăng 26.5%, trong khi cổ tức chi trả cho cổ đông chỉ tăng $1,200 hay tăng 2%. Trong
7


Bảng cân đối kế toán, phân tích theo chiều ngang cho thấy lợi nhuận giữ lại tăng 38.6%.
Như đã phân tích trước đây, công ty giữ lại một lượng lớn lợi nhuận để tài trợ cho việc
mở rộng kinh doanh.

Hình 3.

Phân tích theo chiều ngang những thay đổi của các chỉ mục từ kỳ này sang kỳ khác
rất hữu ích và dễ dàng được thực hiện. Tuy nhiên, đôi khi ta sẽ gặp phải khó khăn khi tính
toán. Nếu một chỉ mục không có giá trị nào vào năm gốc hay vào năm trước đó và có một
giá trị trong năm kế tiếp, ta sẽ không thể tính phần trăm thay đổi của chỉ mục này. Tương
tự, nếu một chỉ mục có giá trị âm ở năm trước và có giá trị dương ở năm kế tiếp, ta cũng
không thể tính phần trăm thay đổi.
PHÂN TÍCH THEO CHIỀU DỌC
Phân tích theo chiều dọc, còn được gọi là phân tích common-size (common-size
analysis), là phương pháp phân tích biễu diễn mỗi chỉ mục trong báo cáo tài chính theo
phần trăm của chỉ mục gốc. Trong bảng cân đối, ta nói tài sản ngắn hạn chiếm 22% tổng
tài sản - tổng tài sản trong trường hợp này là chỉ mục gốc. Hay trên Báo cáo thu nhập, ta
nói chi phí bán hàng chiếm 16% doanh thu thuần - doanh thu thuần lúc này là chỉ mục
gốc.
Bảng cân đối kế toán
Hình 4 trình bày phương pháp phân tích theo chiều dọc bảng cân đối của công ty
Quality Department Store. Mục gốc của phần tài sản là tổng tài sản. Mục gốc trong phần
nợ và vốn chủ sở hữu là tổng nợ và vốn chủ sở hữu.

8



Hình 4.

Phân tích theo chiều dọc cho thấy độ lớn tương đối của từng chỉ mục trong bảng cân
đối. Phân tích này cũng cho ta thấy phần trăm thay đổi của từng mục tài sản, nợ hay vốn
chủ sở hữu. Cho ví dụ, ta thấy rằng tài sản ngắn hạn giảm từ 59.2% trên tổng tài sản ở
năm 2006 xuống còn 55.6% trong năm 2007 (mặc dù số tuyệt đối tăng $75,000 trong
cùng thời kỳ). Tài sản cố định ròng tăng từ 39.7% theo tổng tài sản tới 43.6%. Lợi nhuận
giữ lại tăng từ 32.9% theo tổng nợ và vốn chủ tới 39.7%. Kết quả này càng làm cho kết
luận trước đó của chúng ta về việc công ty Quality tài trợ việc mở rộng kinh doanh của
mình bằng phần lợi nhuận giữ lại chứ không vay thêm nợ.
Báo cáo thu nhập
Hình 5 cho ta thấy phân tích theo chiều dọc của Báo cáo thu nhập công ty Quality.
Giá vốn hàng bán, tính theo phần trăm của doanh thu giảm 1% (từ 62.1% xuống còn
61.1%), và tổng chi phí kinh doanh giảm 0.4% (từ 17.4% xuống còn 17.0%). Kết quả này
dẫn đến lãi ròng tính theo phần trăm của doanh thu của công ty tăng từ 11.4% tới 12.6%.
Công ty Quality chứng tỏ rằng họ là một công ty làm ăn hiệu quả.

9


Hình 5.

Lợi ích của việc phân tích theo chiều dọc chính là bạn có thể so sánh các công ty có
quy mô khác nhau. Cho ví dụ, công ty J.C. Penny là công ty cạnh tranh trực tiếp với công
ty Quality trong vùng. Khi sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc, ta có thể so
sánh Báo cáo thu nhập giữa công ty Quality (có quy mô nhỏ) so với công ty J.C. Penny
(có quy mô lớn hơn nhiều), như trong Hình 6.

Hình 6.


10


Doanh thu thuần của J.C. Penny lớn gấp 9,471 lần doanh thu thuần của công ty
Quality Department Store. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích theo
chiều dọc, ta loại bỏ được sự khác biệt này. Tỷ lệ phần trăm cho thấy tỷ lệ lãi gộp giữa
hai công ty là 38.9% và 38.6%, không có sự khác biệt lớn. Nhưng bạn có thể thấy, lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh giữa 2 công ty lại rất khác biệt, 21.9% của Quality so với
11.6% của J.C. Penny. Sự khác biệt này là do chi phí quản lý và bán hàng của Quality chỉ
là 17%, ít hơn rất nhiều so với 27% của J.C. Penny. Mặc dù lãi ròng của J.C. Penny lớn
hơn của Quality 4,208 lần, nhưng lãi ròng của J.C. Penny tính theo phần trăm trên mỗi
đồng doanh thu (5.6%) chỉ vào khoảng 44% của công ty Quality (12.6%).
PHÂN TÍCH TỶ SỐ (RATIO ANALYSIS)
Phân tích tỷ số cho biết mối quan hệ của các chỉ mục trong báo cáo tài chính. Một
tỷ số là mối quan hệ toán học giữa 2 đại lượng với nhau. Mối quan hệ này được biểu diễn
theo phần trăm (percentage), theo tỷ lệ (rate) hoặc theo quan hệ (proportion). Để minh
họa điều này, cho ví dụ, vào năm 2007, công ty Nike có tài sản ngắn hạn là $8,076.5 triệu
và nợ ngắn hạn là $2,584.0 triệu. Ta có thể tìm mối quan hệ giữa 2 đại lượng này bằng
cách chia tài sản ngắn hạn cho nợ ngắn hạn. Các ý nghĩa của biểu diễn này như sau:
Phần trăm:

Tài sản ngắn hạn gấp 313% nợ ngắn hạn

Tỷ lệ:

Tài sản ngắn hạn gấp 3.13 lần nợ ngắn hạn

Quan hệ:


Tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là 3.13:1.

Để phân tích báo cáo tài chính, ta sử dụng các tỷ số tính thanh khoản (liquidity), khả
năng sinh lời (profitability) và khả năng trả nợ (solvency). Hình 7 mô tả các phân loại này
Tỷ số về khả năng thanh toán hay tính
thanh khoản (liquidity ratios) đo lường khả
năng trả nợ ngắn hạn của công ty
Tỷ số khả năng sinh lời (profitability ratios)
đo lường khả năng tạo lãi ròng của công ty
trong một chu kỳ thời gian
Tỷ số khả năng trả nợ đo lường khả năng
công ty còn có thể hoạt động trong dài hạn
Hình 7. Phân loại các tỷ số

Các tỷ số sẽ giúp nhà phân tích tìm được những thông tin về tình trạng sức khỏe của
doanh nghiệp mà ta không thấy được với các phương pháp phân tích đã trình bày ở phần
trên. Tuy nhiên, một tỷ số đơn lẻ sẽ không có ý nghĩa gì. Do đó, khi phân tích tỷ số, ta sử
dụng một số các phương pháp so sánh như sau.
11


1) So sánh trong nội bộ cơng ty (Intracompany comparisons) trong 2 năm của cơng ty
Quality Department Store.
2) So sánh với trung bình ngành (Industry average comparisons) dựa vào tỷ số trung bình
của các cơng ty trong cùng ngành.
3) So sánh với đối thủ cạnh tranh (Intercompany comparisons) với tỷ số của J.C. Penny là
đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cơng ty Quality Department Store.

Tỷ số khả năng thanh tốn (Liquidity Ratios)
Tỷ số khả năng thanh tốn đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của cơng ty. Các chủ

nợ ngắn hạn như ngân hàng và nhà cung cấp thường quan tâm đến tính thanh khoản này
của người đi vay. Các tỷ số đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn và tính thanh khoản là tỷ
số thanh tốn hiện hành, tỷ số thanh tốn nhanh, vòng quay khoản phải thu và vòng quay
hàng tồn kho.
1. Tỷ số thanh tốn hiện hành
Tỷ số thanh tốn hiện hành được sử dụng rộng rãi để đo lường tính thanh khoản và
khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty. Tỷ số này được tính bằng cách lấy tài sản
ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Hình 8 cho thấy tỷ số thanh tốn hiện hành của cơng ty
Quality so với trung bình ngành và đối thủ trực tiếp trong năm 2007 và 2006.

Tỷ số thanh tốn hiện hành:


i sả
n ngắ
n hạn
nợngắ
n hạn

Hình 8.

Tỷ số này có ý nghĩa gì? Tỷ số của năm 2007 là 2.96:1 có nghĩa rằng, ứng với mỗi
đồng nợ ngắn hạn, cơng ty Quality có $2.96 tài sản ngắn hạn. Tỷ số thanh tốn hiện hành
của Quality giảm trong năm, tuy nhiên, nếu so sánh với tỷ số trung bình ngành là 1.06:1
thì Quality vẫn có tính thanh khoản cao. Cơng ty J.C. Penny có tỷ số này ở mức 2.02,
nằm ở mức trung bình.
Tỷ số thanh tốn hiện hành đơi khi còn được gọi là tỷ số vốn lưu động (working
capital ratio); vốn lưu động được định nghĩa là tài sản ngắn hạn trừ đi cho nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh tốn hiện hành được xem là thước đo tính thanh khoản tốt hơn là vốn lưu
động. Hai cơng ty có cùng lượng vốn lưu động có thể có tỷ số thanh tốn hiện hành rất

khác nhau.
12


Tỷ số thanh toán hiện hành là 1 chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản của công ty. Tỷ
số này sử dụng tất cả các tài sản ngắn hạn mà không quan tâm đến cấu trúc của tài sản
ngắn hạn. Một tỷ số thanh toán tốt sẽ không chứa đựng phần tài sản ngắn hạn mất nhiều
thời gian để chuyển đổi thành tiền, chẳng hạn như Hàng tồn kho.
Gợi ý. Một công ty có thể hoạt động thành công nếu không đầu tư vào vốn lưu động hay
không? Điều này có thể xảy ra nếu công ty đó có thể dự đoán được dòng tiền của mình và
có được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thật ổn định. Một vài công ty, chẳng hạn
như Whirlpool, American Standard và Campbell's Soup, đang thực hiện mục tiêu này. Lý
do cơ bản trong mục tiêu này là: một khi công ty không phải chôn tiền vào tài sản ngắn
hạn (không sinh lời), điều đó có nghĩa là công ty sẽ có nhiều cơ hội đầu tư lượng tiền này
vào các cơ hội sinh lời khác.
2. Tỷ số thanh toán nhanh (Acid-Test Ratio)
Tỷ số thanh toán nhanh đo lường khả năng chi trả ngay lập tức các khoản nợ ngắn
hạn. Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng của Tiền, Các khoản đầu tư ngắn hạn và
Khoản phải thu, chia cho nợ ngắn hạn. Cho ví dụ, giả sử tài sản ngắn hạn của công ty
Quality vào năm 2007 và 2006 bao gồm các khoản mục như trong Hình 9.
Tiền, Các khoản đầu tư ngắn hạn và Khoản phải thu là những tài sản có tính thanh
khoản rất cao so với Hàng tồn kho và Chi phí trả trước ngắn hạn. Hàng tồn kho có thể
chưa sẵn sàng để bán, các Chi phí trả trước có thể không dễ dàng chuyển nhượng lại cho
người khác. Do đó, tỷ số thanh toán nhanh đo lường tính thanh khoản tốt nhất.

Hình 9.

Tỷ số thanh toán nhanh của Quality Department Store trong năm 2007 và 2006 là

13



Tỷ số này đã giảm vào năm 2007. Tỷ số thanh toán nhanh như của Quality (1.02:1)
là tốt chưa? Điều này còn lệ thuộc vào ngành kinh doanh cũng như nền kinh tế của quốc
gia. Nếu so sánh với trung bình ngành là 0.29:1 và với đối thủ cạnh tranh J.C. Penny là
0.87:1 thì tỷ số thanh toán nhanh của Quality có vẻ tốt.
3. Vòng quay khoản phải thu
Một công ty có tính thanh khoản tốt khi công ty có thể chuyển đổi tài sản thành tiền
trong thời gian ngắn. Tính thanh khoản như thế nào đối với tài sản, cho ví dụ như khoản
phải thu? Tỷ số đo lường tính thanh khoản của khoản phải thu là vòng quay khoản phải
thu. Tỷ số này đo lường số lần (tính trung bình) mà công ty thu tiền khách hàng từ khoản
phải thu trong kỳ. Ta tính vòng quay khoản phải thu bằng cách lấy doanh thu bán chịu
(doanh thu trừ đi phần doanh thu bằng tiền) chia cho trung bình của Khoản phải thu. Trừ
phi công ty có lượng bán theo mùa rất khác nhau, trung bình của khoản phải thu có thể
được tính từ số dư đầu kỳ và cuối kỳ của khoản phải thu. Nếu lượng bán theo mùa rất
khác biệt, trung bình của khoản phải thu được tính bằng cách sử dụng lượng khoản phải
thu hàng tháng.
Giả sử tất cả doanh thu của công ty đều là doanh thu bán chịu. Số dư đầu kỳ của
Khoản phải thu (năm 2006) là $200,000. Hình 10 cho thấy vòng quay khoản phải thu của
Quality Department Store. Vòng quay khoản phải thu của Quality tốt hơn vào năm 2007.
Số lần quay là 10.2 lần nhỏ hơn rất nhiều so với vòng quay khoản phải thu của J.C. Penny
là 57 lần và cũng nhỏ hơn so với vòng quay trung bình ngành là 28.23 lần.

Hình 10.

Kỳ thu tiền bình quân. Một chỉ số thông dụng được tính từ vòng quay khoản phải
thu là kỳ thu tiền bình quân. Để tính kỳ thu tiền bình quân, ta lấy 365 ngày (hay số ngày
14



hoạt động trong năm của công ty) chia cho vòng quay khoản phải thu. Cho ví dụ, lấy 365
ngày chia vòng quay khoản phải thu 10.2 lần sẽ cho kỳ thu tiền bình quân là 36 ngày.
Điều này có nghĩa là trung bình, công ty thu được tiền từ khách hàng mỗi 36 ngày, hay
mỗi 5 tuần. Các nhà phân tích thường sử dụng chỉ số kỳ thu tiền bình quân để đánh giá
hiệu quả trong chính sách bán chịu và chính sách thu tiền khách hàng của công ty. Thông
thường, người ta mong muốn rằng kỳ thu tiền bình quân của công ty không quá khác biệt
so với chính sách bán chịu của công ty. Nếu điều này xảy ra, nó cho thấy công ty thu nợ
từ khách hàng có hiệu quả.
4. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)
Vòng quay hàng tồn kho đo lường số lần (tính trung bình) hàng tồn kho được bán ra
trong kỳ. Mục đích của tỷ số này để đo lường tính thanh khoản của hàng tồn kho. Vòng
quay hàng tồn kho được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn
kho. Trừ phi công ty có lượng bán theo mùa rất khác nhau, trung bình của hàng tồn kho
có thể được tính từ số dư đầu kỳ và cuối kỳ của hàng tồn kho.
Giả sử hàng tồn kho của Quality vào đầu kỳ (năm 2006) là $450,000, vòng quay
hàng tồn kho của công ty được tính trong Hình 11. Vòng quay hàng tồn kho của công ty
giảm nhẹ trong năm 2007. Chỉ số này có giá trị 2.3 lần, so với trung bình ngành là 7.0 và
của J.C. Penny là 3.5, vòng quay hàng tồn kho của Quality thấp hơn. Tổng quát, khi chỉ
số vòng quay hàng tồn kho nhanh, công ty sẽ không phải chôn tiền trong hàng tồn kho và
cơ hội hàng tồn kho bị lỗi thời, hư hỏng sẽ thấp hơn.

Hình 11.

Số ngày hàng tồn trong kho. Một chỉ số thông dụng được tính từ vòng quay hàng
tồn kho là số ngày hàng tồn trong kho. Ta tính số ngày hàng tồn trong kho bằng cách lấy
365 (hay số ngày hoạt động của công ty) chia cho vòng quay hàng tồn kho. Cho ví dụ, lấy
365 ngày chia cho vòng quay hàng tồn kho của Quality trong năm 2007 là 2.3 lần, ta
được số ngày hàng tồn trong kho xấp xỉ là 159 ngày. Trung bình, công ty mất 159 ngày từ
lúc mua hàng nhập kho đến lúc bán được hàng, con số này tương đối cao nếu so với trung


15


bình ngành là 52.1 ngày (365 ÷ 7.0) và với công ty cạnh tranh J.C. Penny là 104.3 ngày
(365 ÷ 3.5).
Vòng quay hàng tồn kho khác biệt nhau rất nhiều từ ngành này qua ngành khác.
Cho ví dụ, vòng quay hàng tồn kho của các cửa hàng tạp hóa vào khoảng 10 lần và số
ngày hàng tồn trong kho trung bình là 37 ngày. Trong khi đó, các cửa hàng vàng bạc, đá
quý trung bình có vòng quay hàng tồn kho là 1.3 lần tương ứng với số ngày hàng tồn
trong kho là 281 ngày.
TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI (PROFITABILITY RATIOS)
Các tỷ số khả năng sinh lời đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty trong 1
chu kỳ thời gian. Lợi nhuận (lãi ròng) chính là thước đo được coi là tốt nhất, nó có ảnh
hưởng đến khả năng công ty có thể vay nợ hay có thể bán cổ phiếu của mình để tài trợ
cho việc kinh doanh. Nó cũng ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như khả năng phát
triển, mở rộng kinh doanh của công ty. Vì lý do đó, cả nhà đầu tư và nhà cho vay đều
quan tâm đến khả năng sinh lời của công ty. Các nhà phân tích thường sử dụng các tỷ số
khả năng sinh lời để đánh giá hiệu quả của nhà quản trị công ty.
5. Hệ số lãi ròng (Profit Margin)
Hệ số lãi ròng (tỷ số giữa lãi ròng và doanh thu), còn được gọi là suất sinh lời trên
doanh thu (rate of return on sales), cho thấy mỗi đồng doanh thu mà công ty bán ra sẽ tạo
ra bao nhiêu lãi ròng. Hệ số lãi ròng được tính bằng cách lấy lãi ròng chia cho doanh thu.
Hình 12 cho thấy hệ số lãi ròng của công ty Quality.

Hình 12.

Hệ số lãi ròng của công ty Quality tăng trong năm 2007 so với 2006. Tỷ số này của
công ty Quality thường cao hơn so với trung bình ngành (3.7%) và J.C. Penny (5.6%).
Những doanh nghiệp có lượng doanh thu lớn (có vòng quay hàng tồn kho cao),
chẳng hạn như các tiệm tạp hóa, bán sĩ (Safeway hay Kroger) hay các tiệm bán đồ hạ giá

(discount stores) như Kmart hay Wal-Mart thường sẽ có hệ số lãi ròng thấp. Ngược lại,
những doanh nghiệp trong các ngành vàng bạc, đá quý (Tiffany & Co) hay ngành máy
bay (Boeing Co) thường có hệ số lãi ròng cao.
16


6. Vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover)
Vòng quay tổng tài sản, còn gọi là hiệu suất sử dụng tổng tài sản, đo lường hiệu quả
sử dụng tài sản của công ty. Tỷ số này được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho
bình quân tổng tài sản. Nó cho nhà đầu tư thấy được cứ mỗi đồng mà công ty đầu tư vào
tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu. Trừ phi công ty có lượng bán theo mùa rất khác
nhau, trung bình của tổng tài sản có thể được tính từ số dư đầu kỳ và cuối kỳ của tổng tài
sản. Giả sử tổng tài sản đầu kỳ (năm 2006) của Quality là $1,446,000, vòng quay tổng tài
sản của công ty trong năm 2007 và 2006 được tính trong Hình 13.

Hình 13.

Vòng quay tổng tài sản trong năm 2007 cho thấy, cứ mỗi đồng công ty Quality đầu
tư vào tài sản sẽ tạo ra $1.22 đồng doanh thu. Tỷ số này thay đổi chút ít từ năm 2006 qua
năm 2007. Vòng quay tổng tài sản của công ty Quality thấp hơn so với trung bình ngành
là 2.14 lần và với J.C. Penny là 1.47 lần.
Vòng quay tổng tài sản khác nhau tùy theo ngành. Cho ví dụ, với công ty có quy mô
lớn, thuộc ngành điện lực như Consolidated Edison (New York) có tỷ số vòng quay tổng
tài sản là 0.49 lần trong khi công ty lớn thuộc ngành bán lẻ như Kroger Stores có tỷ số
này là 4.34 lần.
7. Suất sinh lời tổng tài sản (Return On Assets: ROA)
Tỷ số đo lường tổng quát khả năng sinh lời của công ty chính là suất sinh lời tổng
tài sản. Tỷ số này được tính bằng cách lấy lãi ròng chia cho bình quân tổng tài sản. Suất
sinh lời tổng tài sản của Quality năm 2007 và 2006 được tính như sau.


17


Suất sinh lời tổng tài sản của Quality năm 2007 tăng so với năm 2006. Tỷ số này
của Quality là 15.4% cao hơn nhiều so với trung bình ngành (7.9%) và so với J.C. Penny
(8.2%).
8. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on Common Stockholders' Equity:
ROE)
Một tỷ số thông dụng khác dùng để đo lường khả năng sinh lời của công ty chính là
suất sinh lời của vốn chủ sở hữu theo quan điểm của các nhà đầu tư. Tỷ số này được tính
bằng cách lấy lãi ròng chia cho bình quân vốn cổ phần của chủ sở hữu. Tỷ số này cho
thấy, bình quân cứ 1 đồng đầu tư của chủ sở hữu sẽ cho bao nhiêu lãi ròng. Giả sử vốn cổ
phần của công ty đầu kỳ (năm 2006) là $667,000. Ta có tỷ số suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu công ty là Quality là

Suất sinh lời của vốn chủ công ty Quality là 29.3%, rất cao so với bình quân ngành
(19.2%) và với J.C. Penny là 23.1%.
Nếu có cổ phiếu ưu đãi. Khi một công ty có phát hành cổ phiếu ưu đãi, phần lãi
ròng trên tử số của tỷ số này sẽ phải được trừ ra cho phần chi trả cổ tức ưu đãi. Nói khác
đi, tỷ số này sẽ được tính bằng cách lấy lợi nhuận dành cho cổ đông chia cho vốn cổ phần
của chủ sở hữu. Tương tự, trong phần vốn cổ phần, ta phải trừ ra cho số cổ phần ưu đãi
trong khi tính tỷ số này. Tóm lại, nếu có cổ phiếu ưu đãi, tỷ số suất sinh lời của vốn chủ
được tính như sau

Chú ý thấy suất sinh lời vốn chủ của Quality (29.3%) lớn hơn nhiều so với suất sinh
lời tổng tài sản của chính công ty (15.4%). Điều này có được là do công ty sử dụng hiệu
quả đòn bẩy tài chính. Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả có nghĩa là công ty đã sử dụng
tiền vay với lãi suất thấp để sinh lãi cho mình, cho người chủ sở hữu của công ty. Bạn có
thể so sánh suất sinh lời tổng tài sản với lãi suất đi vay của công ty để có thể thấy rõ hiệu
quả sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Công ty Quality đi vay để đầu tư, suất sinh lời

từ đầu tư này lớn hơn lãi suất mà công ty đi vay. Vì thế, suất sinh lời vốn chủ sẽ lớn hơn
suất sinh lời tổng tài sản do hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.
18


9. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share: EPS)
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) cho biết mỗi cổ phiếu nhận được bao nhiêu lãi
ròng. Tỷ số này được tính bằng cách lấy lãi ròng chia cho số lượng cổ phiếu trung bình
trong năm (nhớ rằng ta chỉ áp dụng cổ phiếu thường ở đây). Tỷ số này phản ánh được khả
năng sinh lời của doanh nghiệp cho vốn cổ phần. Giả sử không có sự thay đổi nào trong
vốn cổ phần của công ty Quality trong năm 2006 và số lượng cổ phiếu tăng xảy ra vào
giữa năm 2007, ta có tỷ số EPS của công ty Quality vào năm 2007 và 2006 như sau.

Chú ý thấy, trong phần này, ta không so sánh dữ liệu EPS với trung bình ngành hay
với đối thủ cạnh tranh. Sự so sánh giữa các chỉ số EPS không có ý nghĩa do số lượng cổ
phiếu thường của các công ty rất khác biệt, cho dù cùng ngành với nhau. Nếu so sánh chỉ
số EPS, ta cần phải so sánh bên trong công ty (intracompany comparisons) để thấy được
xu hướng thay đổi của tỷ số này. Tỷ số EPS của Quality tăng $0.20 cho mỗi cổ phiếu
trong năm 2007, tăng 26% so với tỷ số EPS của năm 2006 là $0.77. Nhớ rằng, tỷ số này
đo lường lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu thường. Do đó, nếu có cổ phiếu ưu đãi,
trên phần tử số, thay vì lãi ròng, ta cần trừ đi cho cổ tức cổ phiếu ưu đãi (nghĩa là ta nhận
được lợi nhuận dành cho cổ đông) trước khi chia cho số cổ phần thường.
10. Tỷ số giá trên thu nhập (Price-Earning Ratio: P/E)
Tỷ số PE so sánh giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Tỷ số
này cho thấy các nhà đầu tư đánh giá thu nhập trong tương lai của công ty như thế nào.
Ta tính tỷ số này bằng cách lấy giá trị thị trường của cổ phiếu chia cho tỷ số EPS. Giả sử
giá trị thị trường của cổ phiếu công ty Quality vào các năm 2006 và 2007 lần lượt là $8
và $12, tỷ số PE được tính như sau

19



Trong năm 2007, mỗi cổ phiếu của Quality bán ra lớn gấp 14 lần thu nhập của công
ty cho mỗi cổ phần (EPS). Tỷ số PE của công ty Quality thấp hơn so với trung bình
ngành (17.1 lần) nhưng lớn hơn tỷ số PE của J.C. Penny (9.7 lần). Tỷ số PE trung bình
của các cổ phiếu trong S&P 500 (Standard and Poor's 500 Index), bao gồm 500 công ty
lớn nhất của Mỹ, vào năm 2007 là 19.1 lần.
11. Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức đo lường lượng chi trả cổ tức cho cổ đông theo phần trăm từ thu
nhập của công ty. Ta tính tỷ số này bằng cách lấy lượng chi trả cổ tức trong năm của công
ty chia cho lãi ròng. Các công ty có tỷ lệ tăng trưởng cao thường sẽ có tỷ lệ chi trả cổ tức
thấp do họ giữ lại hầu hết thu nhập để tái đầu tư. Tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty Quality
năm 2006 và 2007 được tính như sau

Tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty Quality lớn hơn của J.C. Penny (15.7%). Như đã nói
ở phần trước, công ty Quality tài trợ cho việc mua TSCĐ chủ yếu bằng phần lợi nhuận
giữ lại, tuy nhiên, họ vẫn có khả năng trả cổ tức cho các cổ đông.
TỶ SỐ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ (SOLVENCY RATIOS)
Các tỷ số khả năng trả nợ đo lường khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong thời
gian dài. Các nhà cho vay dài hạn cũng như chủ cổ phiếu đặc biệt quan tâm đến khả năng
chi trả lãi vay cũng như khả năng chi trả nợ vay khi tới hạn của công ty. Tỷ số Nợ trên
tổng tài sản và tỷ số khả năng chi trả lãi vay là 2 tỷ số thường được sử dụng nhiều nhất
khi đánh giá khả năng trả nợ của một công ty.
12. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản đo lường phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ
bằng nợ. Ta tính tỷ số này bằng cách lấy tổng nợ (gồm nợ ngắn hạn và dài hạn) chia cho
tổng tài sản. Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Tỷ số này
càng cao, rủi ro công ty không trả được các khoản nợ khi tới hạn càng lớn. Tỷ số nợ trên
tổng tài sản của công ty Quality trong năm 2007 và 2006 được cho như sau


20


Tỷ số nợ trên tổng tài sản là 45.3% có nghĩa rằng các nhà cho vay tài trợ 45.3%
tổng tài sản của công ty Quality. Tỷ số 45.3% của Quality lớn hơn tỷ số của trung bình
ngành là 40.1%, tuy nhiên, nó thấp hơn nhiều so với 62.9% của J.C. Penny. Tỷ số này
càng thấp, độ an toàn về khả năng trả nợ của công ty càng lớn. Do đó, đứng trên khía
cạnh của nhà cho vay, họ thích một tỷ số nợ trên tổng tài sản thấp.
Tỷ số này bao nhiêu là tốt thường tùy thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của công
ty. Thông thường, các công ty có lợi nhuận đều đặn (chẳng hạn như công ty cung cấp
điện) sẽ có tỷ số nợ trên tổng tài sản cao hơn là những công ty có lợi nhuận bất thường
(chẳng hạn như các công ty trong ngành công nghệ cao).
13. Tỷ số khả năng chi trả lãi vay
Tỷ số khả năng chi trả lãi vay đo lường khả năng công ty trả các khoản lãi vay khi
tới hạn. Ta tính tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chia cho
lãi vay. Tỷ số khả năng chi trả lãi vay của công ty Quality trong năm 2007 và 2006 được
tính như sau.

Chú ý thấy để tính khả năng chi trả lãi vay, người ta sử dụng đại lượng lợi nhuận
trước thuế và lãi (EBIT), lượng này sẽ dùng để chi trả chi phí lãi vay. Với công ty
Quality, EBIT năm 2007 là $468,000 được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế
$432,000 cộng thêm vào chi phí lãi vay $36,000. Chi phí lãi vay nằm trong khả năng chi
trả của công ty. EBIT của công ty gấp 13 lần chi phí lãi vay, so với trung bình ngành là
10.7 lần và với J.C. Penny là 12.3 lần.
KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ CÁC CHỈ MỤC BẤT THƯỜNG (EARNING POWER
AND IRREGULAR ITEMS)
Các nhà phân tích báo cáo tài chính rất quan tâm đến khả năng sinh lời (earning
power). Khả năng sinh lời theo nghĩa ở đây chính là mức sinh lợi bình thường của công

21



ty, mức sinh lợi này có thể nhận được trong tương lai. Khả năng sinh lời khác với mức lợi
nhuận hiện tại ở khoản lãi/lỗ bất thường. Các nhà đầu tư quan tâm đến khả năng sinh lời
bởi vì đây chính là mức lợi nhuận mà họ dự kiến sẽ nhận được khi đầu tư vào công ty.
Để giúp các nhà phân tích phân biệt mức sinh lời bình thường của công ty, các chỉ
mục sinh lợi bất thường sẽ được liệt kê trong Báo cáo thu nhập. Các công ty ghi nhận 2
loại chỉ mục bất thường trong báo cáo thu nhập.
1

Các hoạt động đã chấm dứt của công ty

2

Những hoạt động không bình thường, không phải hoạt động chính của công ty

Các hoạt động bất thường này được ghi nhận trên báo cáo thu nhập theo từng chỉ
mục bất thường với thuế thu nhập của chúng. Để giải thích rõ hơn, trước hết, báo cáo thu
nhập ghi nhận thuế thu nhập của các hoạt động bình thường của công ty. Sau đó, mỗi một
chỉ mục bất thường được ghi nhận lãi (hay lỗ) và đính kèm theo là thuế thu nhập cho từng
chỉ mục tương ứng đó. Ý tưởng chính ở đây là phân biệt rõ từng chỉ mục bất thường, kể
cả thuế thu nhập cho chúng.
Các hoạt động đã chấm dứt (Discontinued Operations)
Đây chính là một trong những hoạt động bình thường của doanh nghiệp, nhưng đã
được chấm dứt. Chẳng hạn như khi công ty quyết định chấm dứt một hoạt động buôn bán
nào đó, mặt hàng nào đó hay chấm dứt mối quan hệ với một lượng khách hàng cụ thể.
Cho ví dụ, một công ty mẹ chấm dứt mối quan hệ với 1 hay nhiều công ty con của nó.
Khi một quyết định chấm dứt hoạt động nào đó của công ty, công ty này cần ghi rõ
trong báo cáo thu nhập lãi/lỗ của những hoạt động bình thường còn tiếp tục và những
hoạt động đã chấm dứt. Lãi/lỗ từ những hoạt động đã chấm dứt bao gồm 2 phần: lãi/lỗ

từ hoạt động này và lãi/lỗ từ việc chấm dứt hoạt động này.
Để minh họa, giả sử trong năm 2010, công ty Acro Energy có lợi nhuận trước thuế
là $800,000. Trong năm 2010, công ty Acro đã chấm dứt 1 hoạt động thuộc phân khúc
hóa học của công ty do phân khúc này không sinh lời. Trong năm 2010, hoạt động thuộc
phân khúc này có lỗ ròng (tính sau thuế) là $140,000 (do lỗ nên được giảm thuế $60,000
trong phân khúc này). Do quyết định chấm dứt phân khúc này, công ty đã bán phân khúc
này đi và lỗ $70,000 sau thuế (với thuế là $30,000). Giả sử thuế thu nhập doanh nghiệp là
30%. Hình 15 minh họa Báo cáo thu nhập của công ty Acro trong việc ghi nhận các hoạt
động bất thường này

22


Hình 15.

Chú ý thấy, trong báo cáo thu nhập sẽ ghi nhận 2 điều:
1

Kết quả hoạt động kinh doanh đã chấm dứt phải tách biệt với hoạt động còn tiếp tục của công ty

2

Công ty cũng phải ghi nhận lãi/lỗ từ việc thanh lý hoạt động đã chấm dứt này

Với cách ghi nhận này, công ty đã làm rõ tầm ảnh hưởng của hoạt động đã chấm dứt
này đến thu nhập trong kỳ của công ty ra sao.
Những chỉ mục bất thường
Những chỉ mục bất thường là những sự kiện, nghiệp vụ thỏa 2 điều kiện sau:
o


không bình thường theo nghĩa tự nhiên

o

hiếm khi xảy ra

Để được gọi là không bình thường, các chỉ mục này được coi là không có liên hệ
với hoạt động chính (hoạt động bình thường) của công ty.
Để được gọi là hiếm, các chỉ mục này dự kiến sẽ không xảy ra trong giai đoạn sắp
tới của công ty.
Công ty cần phải tính toán và đưa cả 2 điều kiện trên vào trong hoàn cảnh kinh
doanh của mình. Do đó, công ty Weyerhaeuser đã ghi nhận $36 triệu thiệt hại rừng cây
của công ty do núi lửa Mount St. Helens hoạt động, thiệt hại này được ghi nhận là hoạt
động bất bình thường. Việc núi lửa hoạt động gây thiệt hại cho công ty thỏa cả 2 điều
kiện, không bình thường trong tự nhiên và hiếm khi xảy ra. Trường hợp ngược lại, công
ty Florida Citrus không ghi nhận thiệt hại từ rừng cây ăn trái của công ty do bị đóng băng
là hoạt động bất bình thường trong báo cáo thu nhập của mình, lý do chính bởi vì việc
đóng băng xảy ra bình thường tại khu vực này, do đó không thỏa điều kiện 2 để ghi nhận
đây là hoạt động bất thường. Hình 16 phân loại các hoạt động bình thường và bất bình
thường.

23


Hình 16.

Công ty ghi nhận các chỉ mục bất thường ròng (sau thuế) trong một phần riêng biệt
của báo cáo thu nhập, ngay sau mục hoạt động đã chấm dứt. Để minh họa, giả sử rằng
trong năm 2010, chính phủ ngoại quốc tước đoạt phần đất mà công ty Acro Energy đầu tư
ở quốc gia này. Nếu lỗ từ việc mất mảnh đất này là $70,000 trước khi tính giảm thuế

($21,000), báo cáo thu nhập của công ty sẽ ghi nhận giảm $49,000 như trong báo cáo thu
nhập sau đây của công ty. Khi một hoạt động bất thường được ghi nhận trong báo cáo thu
nhập, công ty sẽ thêm 1 tiêu đề "Lợi nhuận trước các chỉ mục bất thường" ngay trước
phần ghi nhận hoạt động bất thường. Với cách biểu diễn này, chúng ta sẽ thấy được ảnh
hưởng của các hoạt động bất thường tới lãi ròng của công ty.

24


Nếu một nghiệp vụ hay một biến cố chỉ thỏa một điều kiện để ghi nhận là một hoạt
động bất thường, khi đó, công ty sẽ ghi nhận nghiệp vụ này vào mục "Thu nhập hay lãi
khác" hay "Chi phí hay lỗ khác". Cho ví dụ, lãi/lỗ từ việc bán TSCĐ được ghi nhận vào
thu nhập khác.

25


×