Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Thực trạng sử dụng quyền chọn để bảo vệ tỉ giá ở việt nam và giải pháp hoàn thiện trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.49 KB, 22 trang )

Mục lục

Lời giới thiệu ..............................................................................................................1
I. Tổng quan về quyền chọn tiền tệ .........................................................................3
1.1

Khái niệm ......................................................................................................3

1.2

Sử dụng quyền chọn để phòng vệ rủi ro tỷ giá .............................................4
Thực trạng về thị trường quyền chọn tiền tệ ở thị trường Việt Nam ...............9

II.

Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỉ giá của các tổ chức kinh tế ở Việt Nam ..........9

2.1

2.1.1 Đánh giá chung về nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỉ giá ở Việt Nam trong
thời gian qua ........................................................................................................9
2.1.2
giá:

Nguyên nhân các doanh nghiệp chưa coi trọng phòng ngừa rủi ro tỷ
...............................................................................................................11

2.1.3 Nhu cầu sử dụng quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam trong thời gian qua:
............................................................................................................................12
2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong sử dụng quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam
............................................................................................................................13


2.2

Thực trạng thị trường quyền chọn hiện nay ở một số ngân hàng ...............14

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch quyền chọn trên thị
trường ngoại tệ và chứng khoán ở Việt Nam ....................................................14
2.2.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các ngân hàng của Việt
Nam trong thời gian qua ....................................................................................15
III.

Một số giải pháp nhằm phát triển quyền chọn tiền tệ trong tương lai ...........20


Lời giới thiệu
1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, chúng ta thường xuyên phải
sử dụng ngoại tệ để trao đổi, tích trữ hay thanh toán, điều đó yêu cầu tỉ giá ổn định
để đảm bảo an toàn cũng như tránh rủi ro.
Tuy vậy trong khoảng thời gian qua, trước sự biến động của các nền kinh tế lớn,
ngoại tệ nhiều lúc rất bất ổn, ảnh hưởng của Hy Lạp tới đồng Euro, các lần họp tăng
lãi suất của FED hay phá giá NDT của Trung Quốc càng làm vấn đề ổn định tỉ giá
trở nên cấp thiết.
Hiện tại ở Việt Nam, các doanh nghiệp áp dụng chủ yếu hợp đồng quyền chọn
(option contract) để bảo vệ tỉ giá. Được đưa vào sử dụng 10 năm từ năm 2004, bắt
đầu với Eximbank và hiện tại phần lớn các ngân hàng toàn quốc đã áp dụng, nhưng
số lượng khách hàng vẫn hạn chế. Hạn chế thể hiện ở số lượng giao dịch phái sinh
thấp, diễn biến một chiều ở chiều mua, chủ yếu là Forward hay Swap, trong khi
quyền chọn thể hiện chưa hiệu quả, cũng như các chủ thể trên thị trường chưa hào
hứng với các hợp đồng ngoại hối.
Với tất cả lí do đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng sử

dụng quyền chọn để bảo vệ tỉ giá ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện trong tương
lai” với mục tiêu tìm hiểu các bất cập của thị trường quyền chọn hiện nay và đưa ra
các giải pháp để xây dựng hiệu quả hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu và mục tiêu của đề tài:
Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp diễn dịch, đi từ lí thuyết và từ đó đối
chiếu với thực tế, trong phạm vi một bài tiểu luận nhóm chỉ sử dụng số liệu thứ cấp.
từ đối chiếu đó sẽ suy ra các điểm yếu và phương pháp khắc phục.
Mục tiêu của nhóm là đưa ra các phương pháp hiệu quả nhất để có thể áp dụng
vào thị trường ngoại hối của Việt Nam.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của nhóm là các khái niệm và lí thuyết về quyền chọn, vấn
đề áp dụng quyền chọn ở một số ngân hàng hiện nay, cũng như các số liệu về giáo
dịch quyền chọn của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của nhóm là các giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ,
cũng như ngoại tệ với nội tệ nhưng chỉ ở thị trường Việt Nam, các số liệu được sử
dụng từ năm 2004-2015.
4. Bố cục tiểu luận:
Bố cục của tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về quyền chọn tiền tệ
Phần 2: Thực trạng về thị trường quyền chọn tiền tệ ở thị trường Việt Nam
Phần 3: Một số giải pháp nhằm phát triển quyền chọn tiền tệ trong tương lai

2


I.


Tổng quan về quyền chọn tiền tệ

1.1 Khái niệm
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng
không bắt buộc, được mua hoặc được bán:
• Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở
• Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai
• Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tại thời
điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực
hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay
bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định
trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến
ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày
đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price).
Phân loại hợp đồng quyền chọn:
Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option), quyền chọn
cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option).
• Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải
nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm
trong tương lai với một mức giá xác định.
• Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải
nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm
trong tương lai với một mức giá xác định.
Đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền chọn mua (holder) và người bán
quyền chọn mua (writer). Đối với quyền chọn bán, ta cũng có người mua quyền chọn
3


bán và người bán quyền chọn bán. Một cách phân loại khác là chia quyền chọn thành
quyền chọn kiểu châu Âu (European options) và kiểu Mỹ (American options).

• Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền chọn chỉ có thể
được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó.
• Quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có thể được thực
hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn.
Quyền chọn có thể được dựa vào các tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu,
trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. Nhưng nhìn chung nếu
phân theo loại tài sản cơ sở thì có thể chia quyền chọn thành quyền chọn trên thị
trường hàng hoá, quyền chọn trên thị trường tài chính và quyền chọn trên thị trường
ngoại hối.
Ví dụ: Quyền (kiểu Mỹ) chọn mua 100 cổ phiếu IBM với giá thực hiện 50 USD,
ngày đáo hạn 1/5/200X. Người mua quyền chọn này sẽ có quyền mua 100 cổ phiếu
IBM với giá 50 USD vào bất cứ thời điểm nào cho đến hết ngày 1/5/200X.
Quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập trung (như Thị trường quyền
chọn Chicago – CBOE, Thị trường HĐ tương lai quốc tế London – LIFFE, ...) hay
các thị trường phi tập trung (OTC).
1.2 Sử dụng quyền chọn để phòng vệ rủi ro tỷ giá
Hợp đồng quyền chọn, ngoài việc được sử dụng như một công cụ đầu cơ, còn
được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho cả hai trường hợp:
phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả và phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với
khoản phải thu bằng ngoại tệ.
a) Phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả

4


Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả doanh nghiệp có thể thương
lượng với ngân hàng mua quyền chọn mua. Khi ấy ngân hàng, bên bán quyền, sẽ
xem xét chào cho doanh nghiệp, bên mua quyền, một quyền chọn mua có nội dung
bao gồm :
-Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá khoản phải trả

-Tỷ giá thực hiện (E)
-Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng
ngoại tệ
-Kiểu quyền chọn (kiểu Âu hoặc Mỹ)
-Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của
khoản phải trả.
Tất cả những nội dung này của quyền chọn đã được hai bên thỏa thuận trước. Ở
thời điểm thỏa thuận, tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm đến
hạn tỷ giá giao ngay trên thị trường chưa biết. Nếu không sử dụng quyền chọn để
ngừa rủi ro thì trị giá quy ra nội tệ của khoản phải trả bằng V(Sb) = KSb = f(Sb) phụ
thuộc vào tỷ giá giao ngay lúc khoản phải trả đến hạn, trong đó K là trị giá khoản
phải trả và Sb là tỷ giá bán giao ngay ở thời điểm khoản phải trả đến hạn. Nếu sử
dụng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro ngoại hối thì trị giá khoản phải trả khi
đến hạn là bao nhiêu còn tùy thuộc vào quan hệ giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá thực
hiện khi khoản phải trả đến hạn. Mặc dù thời điểm đến hạn chưa xảy ra nhưng ở thời
điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước khi đến hạn có một trong hai khả năng xảy
ra :
Nếu Sb > E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn mua. Khi ấy giá trị của
khoản phải trả quy ra nội tệ là V = K.E = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị
trường là bao nhiêu. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi
5


phí bằng K.P để mua quyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản phải trả
được cố định ở mức K(E + P). Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối được kiểm soát.
Nếu Sb < E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn mua, mà mua ngoại tệ
trên thị trường giao ngay để thanh toán khoản phải trả. Khi ấy giá trị khoản phải trả
quy ra nội tệ là V(Sb) = K.Sb. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một
khoản chi phí bằng K.P để mua quyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản
phải trả bằng K(Sb + P). Chi phí này chưa được cố định nhưng bị chặn trên tối đa ở

mức K(E+P), nghĩa là K(Sb + P) < K(E + P), do Sb < E. Do đó, rủi ro ngoại hối cũng
được kiểm soát.
Ví dụ: Công ty nhập khẩu, Import Co. Ltd, có hợp đồng nhập khẩu trị giá 1 triệu
USD sẽ đến hạn thanh toán sau 6 tháng, tỷ giá giao ngay (USD/VND) ở thời điểm
hiện tại: 15990 – 15992 trong khi tỷ giá giao ngay (USD/VND) khi hợp đồng đến
hạn chưa biết vì chưa xảy ra.
• Ở thời điểm giao dịch :
Để tránh rủi ro ngoại hối, công ty liên hệ với ACB mua quyền chọn mua có những
nội dung, do ACB xác định và chào cho Import Co. Ltd, như sau :
- Trị giá quyền chọn (K): 1 triệu USD
- Tỷ giá thực hiện (E): 16.010
- Phí mua quyền chọn (P) tính trên mỗi đồng ngoại tệ : 20 đồng. Tổng chi phí
mua quyền chọn bằng 1 triệu x 20 đồng = 20 triệu đồng.
- Kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ
- Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T): 6 tháng.
Ở thời điểm này, Import Co. Ltd đã bỏ ra tổng chi phí 20 triệu đồng để mua công
cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Mặc dù, lúc này thời điểm đáo hạn chưa xảy ra
6


nhưng công ty biết trước được khi đáo hạn có hai khả năng xảy ra và các giao dịch
khi quyền chọn đáo hạn như sau:
• Ở thời điểm đáo hạn :
- Nếu tỷ giá mua giao ngay Sb > E = 16.010 thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền
chọn mua. Khi ấy giá trị của khoản phải trả quy ra nội tệ là V = 1 x 16.010 = 16.010
triệu VND, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao nhiêu. Cần lưu ý rằng
doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng 20 triệu VND để mua quyền
chọn nên giá trị quy ra nội tệ của khoản phải trả tăng thêm nhưng vẫn được cố định
ở mức 16.010 + 20 = 16.030 triệu VND. Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối được kiểm soát.
- Nếu tỷ giá giao ngay Sb < E = 16.010 thì doanh nghiệp không thực hiện quyền

chọn mua, mà mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Khi ấy giá trị khoản phải trả
quy ra nội tệ là V(Sb) = 1 triệu USD x Sb = Sb triệu VND. Cần lưu ý rằng doanh
nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng 20 triệu VND để mua quyền chọn
nên giá trị khoản phải rả quy ra nội tệ tăng thêm lên đến 1(Sb + 20) triệu VND. Giá
trị này chưa được cố định nhưng bị chận trên tối đa ở mức 16.030 triệu VND, do Sb
< 16.010. Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát.
Kết quả là dù tỷ giá giao ngay khi hợp đồng nhập khẩu đến hạn là bao nhiêu đi
nữa thì trị giá phải thanh toán của hợp đồng nhập khẩu qui ra VND vẫn nằm ở mức
tối đa là 16.030 triệu VND.
Tương tự, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng quyền chọn bán để phòng ngừa rủi
ro ngoại hối đối với khoản phải thu.
b) Phòng ngừa rui ro ngoại hối đối với khoản phải thu
Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu, doanh nghiệp có thể
thương lượng với ngân hàng mua quyền chọn bán. Khi ấy ngân hàng, bên bán quyền,

7


sẽ xem xét chào cho doanh nghiệp, bên mua quyền, một quyền chọn bán có nội dung
bao gồm :
- Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá khoản phải thu
- Tỷ giá thực hiện (E)
- Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng
ngoại tệ
- Kiểu quyền chọn (kiểu Âu hoặc Mỹ)
- Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của
khoản phải thu.
Tất cả những nội dung này của quyền chọn đã được hai bên thỏa thuận trước. Ở
thời điểm thỏa thuận, tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm
khoản phải đến hạn tỷ giá giao ngay trên thị trường chưa biết. Nếu không sử dụng

quyền chọn để ngừa rủi ro thì trị giá quy ra nội tệ của khoản phải thu bằng V(Sm) =
KSm = f(Sm) phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay lúc khoản phải thu đến hạn, trong đó
K là trị giá khoản phải thu và Sm là tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm khoản phải thu
đến hạn. Nếu sử dụng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro ngoại hối thì trị giá
khoản phải thu khi đến hạn là bao nhiêu còn tùy thuộc vào quan hệ giữa tỷ giá giao
ngay và tỷ giá thực hiện khi khoản phải thu đến hạn. Mặc dù thời điểm đến hạn chưa
xảy ra nhưng ở thời điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước khi đến hạn có một
trong hai khả năng xảy ra :
Nếu Sm < E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn bán. Khi ấy giá trị của
khoản phải thu quy ra nội tệ là V = K.E = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị
trường là bao nhiêu. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi
phí bằng K.P để mua quyền chọn nên giá trị quy ra nội tệ của khoản phải thu chỉ còn
và được cố định ở mức K(E – P). Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối được kiểm soát
8


Nếu Sm > E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn bán, mà bán ngoại tệ
trên thị trường giao ngay. Khi ấy giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ là V(Sm) =
K.Sm. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P
để mua quyền chọn nên giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ chỉ còn bằng K(Sm - P).
Giá trị này chưa được cố định nhưng bị chận dưới tối thiểu ở mức K(E - P), nghĩa là
K(Sm - P) > K(E - P), do Sm > E. Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát.
Tóm lại, thông qua hợp đồng quyền chọn, doanh nghiệp có thể kiểm soát được
rủi ro ngoại hối bằng cách giới hạn tối đa chi phí nội tệ đối với khoản phải trả ở mức
bằng trị giá khoản phải trả nhân với tỷ giá thực hiện và công thêm chi phí mua quyền
chọn mua và giới hạn tối thiểu giá trị nội tệ của khoản phải thu ở mức bằng trị giá
khoản phải thu nhân với tỷ giá thực hiện và trừ đi chi phí mua quyền chọn bán.

II.


Thực trạng về thị trường quyền chọn tiền tệ ở thị trường Việt Nam

2.1 Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỉ giá của các tổ chức kinh tế ở Việt Nam
2.1.1 Đánh giá chung về nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỉ giá ở Việt Nam trong thời
gian qua
Sự biến động của tỷ giá làm cho các hợp đồng xuất nhập khẩu trở lên không
chắc chắn. Trong bối cảnh cung ngoại tệ thường nhỏ hơn cầu về ngoại tệ, các
doanh nghiệp nhập khẩu dễ gặp phải khó khăn trong việc mua ngoại tệ để đảm bảo
thanh toán với nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu khó đảm bảo được giá trị của
hợp đồng khi ngoại tệ mất giá. Vì vậy, để phòng ngừa những rủi ro hối đoái này,
doanh nghiệp có thể ký hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn, hợp đồng
hoán đổi với ngân hàng.
Ở các nước kinh tế phát triển, các công cụ phòng ngừa rủi ro nói trên được sử
dụng phổ biến không chỉ đối với ngân hàng thương mại mà còn đối với cả các
9


doanh nghiệp. Họ sử dụng các công cụ này vừa để bảo hiểm rủi ro, vừa đảm bảo
khả năng thanh khoản, vừa thông qua đó kiếm lời. Gần đây người ta đã khảo sát
mức độ sử dụng các công cụ này của doanh nghiệp Mỹ trên 2 tiêu thức: rất thường
xuyên và tương đối thường xuyên đối với từng công cụ như sau: giao dịch kỳ hạn
là 72,3% và 2,9%; giao dịch hoán đổi là 16,4%, và 19,2%; giao dịch quyền chọn là
18,8% và 10,6%; giao dịch tương lai là 4,1% và 5,3%.
Trong khi đó điểm lại những mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh
cũng như quyền chọn ở Việt Nam, dễ nhận thấy rằng chúng chưa được thị trường
đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro. Thị trường tiền
tệ, thị trường ngoại hối ở nước ta chưa phát triển, nên việc tiếp cận và sử dụng các
giao dịch phòng ngừa rủi ro mới chỉ là bước đầu. Bằng quyết định số
l01/1999/NHNN quy định các hình thức giao dịch trên thị trường tiền tệ bao gồm
giao dịch giao ngay, giao dịch hoán đổi và giao dịch kỳ hạn. Mặc dù bước đầu đã

có khung pháp lý cho phép các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thực hiện,
song trên thị trường ngoại hối, chủ yếu doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện giao
dịch trao ngay (chiếm tới trên 90%), giao dịch kỳ hạn rất mờ nhạt, doanh số mua,
bán ngoại tệ kỳ hạn chỉ chiếm 5% - 7% tổng doanh số mua, bán ngoại tệ trên thị
trường giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Ngay cơ cấu về mua kỳ hạn và bán kỳ
hạn có sự chênh lệch đáng kể, doanh số mua kỳ hạn ngoại tệ chỉ chiếm trên dưới
20% doanh số bán kỳ hạn cho doanh nghiệp. Các giao dịch hoán đổi ngoại tệ giữa
ngân hàng và doanh nghiệp hầu như chưa thực hiện được, nếu có chỉ là giao dịch
hoán đổi giữa ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp
ngân hàng thương mại thiếu vốn VND thanh toán cho doanh nghiệp mà thôi.

10


2.1.2

Nguyên nhân các doanh nghiệp chưa coi trọng phòng ngừa rủi ro tỷ

giá:
- Tâm lí tiết kiệm chi phí khiến DN lơ là công cụ bảo hiểm là một phần. Thị
trường bảo hiểm tỉ giá hiện nay chủ yếu là các DN FDI tham gia do ngân hàng
nước ngoài lấy phí thấp, DN VN chưa mặn mà lắm với loại hình này với lý do các
ngân hàng VN lấy phí còn cao nên rõ ràng không cạnh tranh, trong khi DN còn
khó khăn họ muốn giảm tối đa chi phí. Lấy ví dụ hiện ở Mỹ, vay lãi suất chỉ 0,5 –
1%, trong khi ở VN nếu làm bài toán vay với lãi suất hiện nay, cộng với phí vào có
thể lên tới 9-10%. Như vậy, rõ ràng là chưa cạnh tranh. Ở nhiều nước, tỉ giá thay
đổi liên tục, thậm chí trong vòng nửa năm tăng 18-20% thì DN mới cần bảo hiểm tỉ
giá. Trong khi VN công bố chỉ cho phép 2%, kể cả nới room cho phép 4%, rõ ràng
như vậy DN sẽ không mặn mà với bảo hiểm tỉ giá
- Vẫn còn không ít DN thích phỏng đoán mức độ biến động tỷ giá trong ngắn

hạn. Họ tính toán với mức điều chỉnh tỷ giá tối đa mà NHNN đã công bố, so sánh
với độ chênh lệch giữa lãi suất huy động USD và VND để đưa ra quyết định có
hay không sử dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thực ra, các DN không muốn mất
thêm chi phí vì họ cho rằng, biến động tỷ giá trong tầm kiểm soát của mình.
- Việc các DN, nhất là DNNN, chưa coi nghiệp vụ phòng tránh rủi ro tỷ giá
quan trọng một phần là do cơ chế chính sách. Bản thân các DN này cũng không
chịu áp lực phải thực hiện phòng tránh rủi ro tỷ giá. Hiện nay, các DN nếu bị lỗ do
không phòng tránh rủi ro tỷ giá thì không ai quy kết trách nhiệm của người đứng
đầu quản trị DN. Ví dụ: Một DN có khoản phải trả bằng đồng ngoại tệ khác.
Nhưng do chưa có quy định phải định giá lại giá trị hợp đồng đó nên nhiều khi DN
không thấy có nhu cầu phải làm ngay mà khi nào đến hạn thanh toán họ mới làm
- Công cụ bảo hiểm tỷ giá ở VN cũng còn nghèo nàn, chủ yếu là thực hiện
hợp đồng kì hạn hoặc hợp đồng tương lai (future), ở chiều mua, trong khi đó chiều
bán gần như vắng bóng và hợp đồng quyền chọn (option) cũng chưa phổ biến. Bản
11


thân các ngân hàng cũng ngại rủi ro tỷ giá và chủ yếu chỉ làm “đại lý”, thu phí
trung gian từ DN.
2.1.3 Nhu cầu sử dụng quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam trong thời gian qua:
Ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh nói chung và quyền chọn nói riêng mới
bắt đầu được sử dụng từ đầu những năm 2000 tuy nhiên, các nghiệp vụ quyền chọn
này còn mang tính thí điểm và đơn lẻ. Số lượng giao dịch của các công cụ này còn
hết sức khiêm tốn:
- Về quyền chọn ngoại tệ: NHNN đã cho phép thực hiện thí điểm đối với
Eximbank, VIB, Vietcombank; ACB, BIDV, Techcombank, NHTMCP Quân đội,
nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể só với doanh số các hoạt
động truyền thống. Mặc dù thị trường các công cụ tài chính phái sinh, quyền chọn
ngoại tệ đã hình thành ở Việt Nam, nhưng
còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến.

- Theo báo cáo tại hội thảo khoa học về “ giải pháp phát triển thị trường phái
sinh ở Việt Nam “ năm 2007. doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường giữa các
ngân hàng với khác hàng ngày càng tăng lên” năm 2004 tăng 30%, từ năm 20052007 trung bình tăng khoảng 20%/ năm. Trong đó các giao dịch giao ngay chiếm
từ 90-95%, các giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ chiếm từ 1-5%, một tỉ trọng rất
nhỏ

12


Doanh số giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại VCB, ACB và EIB giai đoạn 201220151
Đơn vị: Triệu USD
Năm

2012

2013

2014

2015

VCB

37,4

40,3

45,4

56,7


ACB

227,5

256,4

267,8

290,6

EIB

170,78

201,67

230,45

259,87

2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong sử dụng quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam
 Thuận lợi:
Việc phát triển các nghiệp vụ này không những giúp các doanh nghiệp hiểu rõ
hơn đồng thời áp dụng các công cụ quyền chọn để quản lý rủi ro mà còn là cơ hội
cạnh tranh cho các NHTM đa dạng hóa sản phẩm cung cấp,, đồng thời đón trước
được nhu cầu cấp thiết trong việc sử dụng các công cụ này trong thời gian tới của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái
phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, giải quyết được mâu thuẫn giữa lợi
nhuận và rủi ro.

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá và sử dụng
các sản phẩm phái sinh như quyền chọn ngoại tệ để bảo vệ chính mình.

1

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

13


 Khó khăn
Việc điều chỉnh cũng như ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thị trường
còn nhiều khó khăn. Hiện nay với một số văn bản quyết định việc thực hiện các
nghiệp vụ mua bán ngoại tê, hoán đổi lãi suất, quyền chọn ngoại tệ... vẫn chưa quy
định rõ và hướng dẫn các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư thực hiện quyền
chọn, đặc biệt là quyền chọn ngoại tệ.
Trong xây dựng cơ sở hạn tầng và công nghệ: vấn đề công nghệ áp dụng các t
rất khác nhau, chưa tạo nên sự đồng bộ về công nghệ
Nguồn nhân lực Việt Nam chưa được chuẩn bị kỹ về khiến thức và khả năng
chuyên môn.
Đối với các nhà đầu tư. Chính sự thiếu hiểu biết vè quyền chọn và khả năng
phân tích đã gây ra nhiều khó khăn và rủi ro cho nhà đầu tư, nếu nhiều nhầ đầu tư
gặp rủi ro sẽ gây ra những bất ổn cho thị trường. Ví dụ: mua một hợp đồng quyền
chọn ngoại tệ để bảo vệ đồng tiền thanh toán nhà đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu
không biết dự đoán tỷ giá đúng theo xu hướng thị trường.
2.2 Thực trạng thị trường quyền chọn hiện nay ở một số ngân hàng
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch quyền chọn trên thị trường
ngoại tệ và chứng khoán ở Việt Nam
Trong thời gian qua, thị trường ngoại hối phát triển với nghiều nghị định, quyết
định, văn bản hướng dẫn...

Cụ thể các văn bản pháp luật của Nhà nước bao gồm:
 Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 17/1/2001 về quản lý ngoại hối, quyết
định 648/2002-2004/QĐ-NHNN về cơ chế thỏa thuận tỷ giá kỳ ghạn giữa NHTM
với khách hàng trên cơ sở chênh lệch lãi suất;
14


 Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng
 Đặc biệt là pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, pháp lệnh
này như một khuôn khổ thống nhất về quản lý ngoại hối.
Theo đó , NHNN nới lỏng kiểm soát ngoại tệ, tự do hóa các giao dịch, tăng
quyền tự chủ cho các NHTM và TCTD, làm cho thị trường ngoại tệ diễn ra uyển
chuyển và linh hoạt hơn.
Cơ chế điều hành tỷ giá cũng đã có những thay đổi đáng kể. Vào tháng 5/2004,
Ngân hàng Nhà nước đã bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng
chênh lệch lãi suất. Tháng 7/2006, NHNN bỏ biên độ giao dịch đô la Mỹ tiền mặt,
cho Eximbank thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo tỷ giá thỏa thuận.
Biên độ giao dịch USD không ngừng được mở rộng, ngày 10/3/2008 biên độ
được xác định là +/-1%, sau đó được nâng lên thành +/-2% ,và gần đây nhất đã
được nâng lên +/-3%. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá góp phần phản ánh chính xác
quan hệ cung cầu ngoiaj tệ trên thị trường, đồng thời chính việc này đã làm rủi ro
hối đoái không ngừng tăng lên.
2.2.2 Thực trạng về giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại các ngân hàng của Việt
Nam trong thời gian qua
Thời gian qua ở Việt Nam, quyền chọn ngoại tệ dường như là công cụ phái sinh
được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của
nó trong bối cảnh tỷ giá luôn ở trạng thái tăng giảm liên tục. Trong khi đó, quyền
chọn cổ phiếu chỉ mới được thí điểm bước đầu ở VCBS.
Về phía ngân hàng

Theo kết quả khảo sát của NHNN Việt Nam - chi nhánh TP HCM năm 2014 thì
100% các ngân hàng đều thừa nhận rằng hiện tại họ rất quan tâm đến vấn đề rủi ro
15


tỷ giá. Qua cuộc khảo sát này chúng ta nhận thấy rằng các ngân hàng ngày càng
chú trọng đến sự phát triển cung cấp các giao dịch ngoại hối mặc dù NHNN vẫn
can thiệp và giữ tỷ giá tương đối ổn định. Việc phát triển các nghiệp vụ này ngoài
mục đích giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn đồng thời áp dụng các công cụ quyền
chọn để quản lý rủi ro, đây còn là cơ hội cạnh tranh cho các NHTM đa dạng hóa
sản phẩm cung cấp, đồng thời đón trước được nhu cầu cấp thiết trong việc sử dụng
các công cụ này trong thời gian tới của doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp
Theo kết quả của công trình nghiên cứu khoa học tháng 12/2014 của sở khoa
học và công nghệ TPHCM kết hợp trường ĐH Kinh Tế TPHCM với đề tài “ Hoàn
thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới” đã cho thấy: Trong số các doanh nghiệp khảo sát, có khoảng 4,3%
doanh nghiệp chưa hề biết đến và chưa nhận thức đầy đủ về rủi ro tỷ giá, khoảng
16% có nghe và biết đến nhưng hầu như không quan tâm, gần 30% chưa nhận thức
được tầm quan trọng của rủi ro tỷ giá, 70% có nhận thức được vấn đề rủi ro tỷ giá
nhưng trong đó chỉ có khoảng 30% là thực sự lo lắng về rủi ro tỷ giá.
Kết quả này đã phản ánh thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian
trước đây, còn ỷ lại vào sự che chở của cơ quan nhà nước, do vậy các doanh
nghiệp đã không quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ giá đúng mức, nhưng trong thời
gian hiện tại với sự thay đổi củatỷ giá hối đoái và những rủi ro trong quá trình hội
nhập đã buộc các doanh nghiệp phải chú trọng quan tâm đến các công cụ phòng
ngừa rủi ro như quyền chọn để tự bảo vệ mình.
Báo cáo tại hội thảo khoa học 2014 về “giải pháp phát triển thị trường phái sinh
ở Việt Nam (bảng 2.1)” cũng đã chỉ ra rằng: Có đến gần 80% doanh nghiệp được
khảo sát cho biết họ chưa hoặc ít tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ. Tỷ lệ

doanh nghiệp có biết đến và sử dụng hợp đồng quyền chọn ngoại tệ thường xuyên
16


cũng vào khoảng 21%. Qua các con sổ trên, phần nào đã phản ánh chính xác về
thực trạng sử dụng các giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại Việt Nam. Song song đó,
điều này đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp bước đầu đã thấy được sự cần thiết trong
việc áp dụng công cụ này.
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về việc sử dụng công cụ quyền chọn ngoại tệ2
Doanh nghiệp chưa biết

21%

Doanh nghiệp ít sử dụng

58%

Doanh nghiệp thường xuyên sử

21%

dụng
Tổng cộng Quyền chọn ngoại tệ

100%

Qua các khảo sát, có thể thấy rằng: Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến
việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm phái sinh như
quyền chọn ngoại tệ để bảo vệ chính mình. Bên cạnh đó, các NHTM cũng đang
chuẩn bị mọi thứ có thể và sẵn sàng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu sử dụng các cung

cụ phái sinh của khách hàng, đặc biệt là quyền chọn ngoại tệ. Điều này cho thấy
tiềm năng phát triển rất lớn của nghiệp vụ này trong tương lai khi vấn đề tỷ giá
ngày càng được tự do hóa.
Mặt khác trong Quyền chọn ngoại tệ lại bao gồm quyền chọn ngoại tệ với ngoại
tệ và quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ ) , sau đây ta sẽ đi tìm hiểu vào hai loại
quyền chọn này
(1) Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ
Về phía ngân hàng tham gia

2

Nguồn: tapchi.hvnh.edu

17


Trong giai đoạn thí điểm, các ngân hàng thương mại (NHTM ) muốn thực hiện
giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại
hối , có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5
năm gần nhất và doanh số mua bán ngoiaj tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD.
Ngoài ra, NHTM phapr lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoiaj tệ và trình
cho thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN ) chấp thuận bằng văn bản cho thực
hiện thí điểm.
Đặc điểm giao dịch
Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các doanh nghiệp và cá nhân được
quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự
chọn, được gọi là tỷ giá thự hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho
cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng nhà nhập
khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu, trong đó :
 Người mua quyền chọn là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

 Người bán quyền chọn là các NHTM
 Đồng tiền giao dịch :giao dịch bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
 Kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ hoặc Châu Âu.
Về doanh số giao dịch
Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm
rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp ddoogf được ký
kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50
triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký
được hợp đồng nào/

18


Từ 2004 đến 2008, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia
giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động
mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng
nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank,
Techcombank, còn lại các ngân hàng khác vẫn không có giao dịch.
(2) Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ)
Về phía ngân hàng tham gia giao dịch
Tháng 4/2005 NHNN Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm
giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí
điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối
thiểu là 10.000 USD ( quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn
giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ).
Đặc điểm giao dịch
Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn
ngoại tệ với VNĐ yêu cầu các NHTM muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề án
chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp

nhận bằng văn bản. Quy định về tỉ giá thực hiện như sau:
 Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VNĐ : tỷ giá này không vượt quá tỷ giá
kỳ hạn USD/VNĐ cùng thời hạn.
 Đối với hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác với VNĐ: tỷ giá do ngân
hàng và khách hàng tự thỏa thuận.
Doanh số giao dịch
Mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các
NHTM không đáng kể ,hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì
điều kiện thanh toán linh hoạt hơn.Qua kết quả thăm dò,các ngân hàng như ACB,
19


Techcombank,BIDV,VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất
sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng
kể.
Riêng Vietcombank và Eximbank được xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực
này doanh số hoạt động vẫn không cao. TÍnh trong năm 2006-2007 Vietcombank
chỉ đạt khoảng 37,53 triệu USD ( chiếm chưa đến 0,1% tổng doanh số giao dịch
ngoại tệ ), Eximbank đạt 128,12 triệu USD ( chiếm khoảng 0,8% trong tổng số
giao dịch ngoại tệ.

III.

Một số giải pháp nhằm phát triển quyền chọn tiền tệ trong tương lai

Dựa trên các phân tích như trên, nhóm nghiên cứu đưa tới một số khuyến nghị
để phát triển thị trường quyền chọn Việt Nam như sau:
- Xây dựng chính sách tỉ giá linh hoạt. Mặc dù chính phủ cam kết đưa ra tỉ giá
linh hoạt nhưng mức độ linh hoạt của VND chưa cao, nhà nước nhiều lúc định
hương một chiều để ổn định tỉ giá phát triển kinh tế, dẫn tới tỉ giá diễn biến một

chiều, chưa đặt cho các doanh nghiệp nhu cầu cấp thiết để sử dụng hợp đồng quyền
chọn, tuy vậy nếu thực sự đã xác định phát triển loại phái sinh này, nhà nước cần
có những bước đi táo bạo hơn nữa, hạn chế ảnh hưởng của mình vào tỉ giá, thậm
chí thả nổi nếu cần. Hơn nữa hiện nay các NHTM Việt Nam vẫn có thói quen áp
dụng giao dịch giao ngay còn phái sinh chưa được ý thức hết về tầm quan trọng
của nó. Đồng thời khách hàng chưa có nhu cầu mua bán các công cụ phái sinh, vì
thế thị trường Việt Nam còn ở dạng sơ khai, doanh số thấp, quan hệ một chiều.
- Cần tăng cường quảng bá, tuyên truyền về công cụ phái sinh để các nhà
nhập khẩu và xuất khẩu nhận thức đúng hơn về công cụ này, đây là thời điểm thích

20


hợp cho điều đó khi bài học tỉ giá Trung Quốc và Euro sau những cuộc khủng
hoảng nơi đây.
- Xây dựng khung pháp lí phù hợp với thị trường phái sinh, tuy trong những
năm gần đây ngân hàng nhà nước đã xây dựng khung pháp lí cho quyền chọn
ngoại hối, quyền chọn vàng nhưng thị trường phái sinh vẫn còn nhiều khe hở. Cần
hoàn thiện khung pháp lí để thị trường phát triển.
- Xây dựng các cơ sở vật chất vững chắc, đội ngũ giao dịch giàu kinh nghiệm,
áp dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến trên thế giới.

21



×