Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

giải pháp cho ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.12 KB, 39 trang )

`
1.

TÌNH HÌNH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM, VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM

TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH DỆT MAY
1.1. Tình hình ngành dệt may Việt Nam
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Xuất khẩu
nhóm hàng dệt may trong tháng 9/2013 đạt 1,66 tỷ USD, qua đó nâng trị giá xuất khẩu
hàng dệt may trong 9 tháng đầu năm 2013 lên 13,08 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ
năm 2012.Trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may đứng thứ hai, chỉ sau kim ngạch xuất khẩu Điện thoại và các linh
kiện là 15.52 tỷ USD. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), tổng kim ngạch xuất
khẩu dệt may cả năm 2013 của ngành dệt may rất có thể vượt 19 tỷ USD.
Bảng 1: Thứ hạng và tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 9
tháng đầu năm 2013
Kim ngạch
Tên hang

Thứ hạng

Tỷ trọng* (%)
(Tỷ USD)

Điện thoại các loại & linh kiện

1

15,52

13,2



Hàng dệt may

2

13.08

11,1

3

7.7

7,2

Giày dép

4

6

6,8

Dầu thô

5

5.35

6,3


Hàng thủy sản

6

4.68

5,3

7

4.37

4,8

Gỗ & sản phẩm gỗ

8

3.87

4,1

Gạo

9

2.34

4,0


Cao su

10

1.72

3,2

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh
kiện

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ
tùng


`
(Ghi chú:* Tỷ trọng là tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước 9 tháng đầu năm 2013).
Mức kim ngạch bình quân tháng của nhóm hàng dệt may xuất khẩu tăng liên tục
qua các năm. Cụ thể, năm 2005 mức kim ngạch bình quân tháng chỉ là 401 triệu
USD/tháng, đến năm 2010 con số này đạt hơn 900 triệu USD/tháng và đến thời điểm năm
2012 đạt 1,26 tỷ USD/tháng. Kim ngạch hàng dệt may trong 9 tháng đầu năm 2013 đã
tăng 17.3% so với cùng kì.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bình quân tháng năm 2005 – 2012.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia
công cho nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập
khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu). Năm 2012, tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 96%

trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; trong đó, xuất gia công chiếm
75.3%, xuất sản xuất xuất khẩu chiếm 21.2%.
Biểu đồ 1: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng dệt may năm 2012


`

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Xuất khẩu hàng dệt may của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt
kim ngạch cao hơn hẳn doanh nghiệp trong nước.
Năm 2005 xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp FDI chỉ đạt 2,14 tỷ USD, chiếm tỷ
trọng 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước. Kể từ năm 2007, xuất
khẩu nhóm hàng này của doanh nghiệp FDI liên tục tăng và chính thức vượt doanh
nghiệp trong nước. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 9,02 tỷ
USD, tăng 6% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 59,8%. Trong khi đó, con số xuất khẩu
của doanh nghiệp trong nước là 6,1 tỷ USD, thấp hơn 2,9 tỷ USD so với doanh nghiệp
FDI
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp
trong nước giai đoạn 2005-2012. Nguồn: Tổng cục Hải quan


`

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may
của Việt Nam. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96 tỷ
USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Biểu đồ 5: Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính năm 2011 và năm
2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong đó, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt
Nam với kim ngạch đạt 7,46 tỷ USD, chiếm 49,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của cả nước. Đồng thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị
trường Hoa Kỳ thì hàng dệt may dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.


`
Theo số liệu thống kê của Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA), năm 2012 thị phần hàng
dệt may Việt Nam tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 7,6%. Trong năm qua, Hoa Kỳ nhập khẩu
hàng dệt may từ tất cả các nước trên thế giới giảm nhẹ (0,4%) nhưng nhập khẩu nhóm
hàng này từ Việt Nam vẫn tăng hơn 8% so với năm trước.
Theo số liệu mới nhất 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sang
thị trường Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu, đạt 6.4 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kì; đứng thứ hai là
EU đạt 1.98 tỷ USD, tăng 9.2%; thứ ba là Nhật Bản với kim ngạch đạt 1.74 tỷ USD, tăng
20.1%.
Bảng 2: Số liệu xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2011-2012
Chỉ tiêu
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa (A)
Kỳ (Tỷ USD)
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước (B)
(Tỷ USD)
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt (C)=(A/B)*100
may cả nước (%)
Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ (Tỷ (D)
USD)
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của (E)=(A/D)*100
cả nước sang Hoa Kỳ (%)
Nguồn: Tổng cục Hải quan


Năm 2011 Năm 2012
6,88

7,46

14,04

15,09

49,0

49,4

16,93

19,67

40,7

37,9

Hàng dệt may của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng bộ com- lê, quần áo
đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần
ống chẽn và quần soóc dành cho phụ nữ và trẻ em gái bộ com- lê, quần áo đồng bộ, áo
jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và
quần soóc dành cho nam giới và trẻ em trai các loại áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê;
áo phông, áo may ô và loại áo lót khác.....
1.2.

Chuỗi giá trị ngành dệt may và vị trí của Việt Nam trong chuỗi.



`
-Mắt xích 1- Thiết kế: Đây là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị và
rấtthâm dụng tri thức. Các nước đi trước trong ngành công nghiệp dệt may, sau khi đã
dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đi sau thường chỉ tập trung vào khâu
nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu nổi tiếng để đạt
được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Việc cạnh tranh thương hiệu đang rất khốc liệt trên thị
trường dệt may thế giới, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng các mẫu thiết kế đẹp,
sáng tạo. Yếu tố quan trọng để thâm nhập và "trụ" vững được ở mắt xích này đòi hỏi các
doanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm được xu hướng, thị hiếu thời trang
của người mua toàn cầu.

Đồ thị biểu diễn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị dệt may gồm 5 mắt xích chính
-Mắt xích 2 - Sản xuất nguyên phụ liệu: Đây là mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành
may mặc phát triển và là khâu thâm dụng đất đai và vốn. Đối với hàng may mặc, giá trị
của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may thường chia thành hai phần: nguyên liệu chính và
phụ liệu. Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nên sản phẩm may mặc, chính là các
loại vải. Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một
sản phẩm may mặc, gồm có hai loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng. Vật liệu


`
dựng là các vật liệu góp phần tạo dáng cho sản phẩm may như: khóa kéo, cúc, dây
thun,… Tuy rằng ngành trồng bông và ngành kéo sợi giữ vai trò quan trọng cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho các phân đoạn dệt-nhuộm và may nhưng ngành sản xuất nguyên
phụ liệu của Việt Nam kém phát triển và không đáp ứng được nhu cầu của ngành
may.Hiệ tại, ngành mới chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông và 1/8 nhu cầu vải, sản xuất
được 140.000 tấn sợi mỗi năm.Việt Nam phải nhập khẩu 99% nguồn nguyên phụ liệu

Nguyên nhân chính dẫn tới sự kém phát triển của ngành bông, xơ ở Việt Nam là do nước
ta không có lợi thế so sánh tự nhiên và cũng không chú trọng đầu tư trong việc trồng
bông và sản xuất xơ. Trồng bông là ngành rất thâm dụng đất đai, việc trồng bông chịu tác
động rất nhiều bởi thời tiết, khí hậu,vì bông được trồng chủ yếu ở 2 vụ trong mùa mưa
nhờ nên khó phù hợp với tất cả các vùng, dẫn tới diện tích trồng bông ở Việt Nam vẫn
chưa cao và còn manh mún. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh của nông dân chưa tốt,
không có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, điều kiện trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên
nhiên, sản xuất thu hoạch bằng tay nên năng suất bông của nước ta kém xa các nước
khác trên thế giới dẫn tới giá bán không cạnh tranh so với các nước Bắc Mỹ và Châu
Phi. Năng suất bông bình quân của nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 1,1 tấn/ha, trong
khi đó năng suất trồng bông ở Mỹ đạt khoảng 3-4 tấn/ha. Ngành sợi của nước ta
những năm gần đây đã có những bước phát triển nhờ vào chi phí đầu vào thấp, cụ thể
là chi phí nhân công, chi phí điện nước và tiền thuê đất. Việt Nam hằng năm đã sản
xuất được 140.000 tấn sợi nhưng chưa phải là sợi chất lượng cao. Trong toàn bộ
lượng sợi sản xuất ra, Việt Nam phải xuất khẩu đi 2/3 do không đáp được chất lượng
cho các sản phẩm xuất khẩu. Đây quả thực là một mâu thuẫn lớn vì đa số lượng sợi
dùng để sản xuất trong nước lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cung và cầu của sợi
trong nước chưa phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng.
-Mắt xích 3 - May: Đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ suất lợi
nhuận thấp nhất chỉ chiếm khoảng 10-15%. May là khâu mà các nước mới gia nhập
ngành thường chọn để thâm nhập đầu tiên vì nó không đòi hỏi đầu tư cao về công nghệ và
rất thâm dụng lao động. Những nước đang tham gia ở khâu này thường thực hiện việc gia
công lại cho các nước gia nhập trước, đây chính là đặc điểm chung của khâu sản xuất


`
trong ngành dệt may thế giới. Các quốc gia có ngành dệt may phát triển, tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu từ lâu thường không còn thực hiện các công đoạn trong khâu này nữa mà
hợp đồng gia công lại cho các quốc gia mới gia nhập ngành, có nguồn lao động giá rẻ và
việc sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào chưa phát triển như Bangladesh, Pakistan và Việt

Nam. Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công, tỷ lệ giá trị thu về trong
phân khúc may cũng sẽ khác nhau tùy theo phương thức xuất khẩu là CMT, FOB hay
ODM.
Đối với Việt Nam, một nước mới gia nhập ngành dệt may thế giới từ những năm 90 của
thê kỉ 20, Việt Nam đã chọn việc tham gia vào ngành may để gia nhập vào sân chơi dệt
may toàn cầu. Dân số động, nguồn lao động dồi dào - dân số Việt Nam là 88.78 triệu
người trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52.58 triệu người (năm 2012),
chính là thế mạnh để Việt Nam tham gia ngành may.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã tăng nhanh và liên tục nhưng hiệu quả của ngành dệt
may Việt Nam còn thấp. Hiện nay, 70% hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam được thực
hiện theo phương thức CMT, cắt-ráp-hoàn thiện, đây là phương thức có giá trị gia tăng
thấp nhất trong các phương thức xuất khẩu ngành dệt may. Hiện nay nhiều doanh nghiệp
dệt may Việt Nam đã chuyển sang sản xuất theo phương thức FOB mang lại giá trị gia
tăng cao hơn với lợi nhuận trung bình vào khoảng 10% như: Garmex Sài Gòn, May Sài
Gòn 3, Việt Tiến, Nhà Bè…. Tuy giá trị gia tăng đạt được đã được nâng cao hơn nhưng
hầu đều thuộc phương thức xuất khẩu FOB cấp I (tự thu mua nguyên liệu đầu vào từ các
nhà cung cấp do khách mua chỉ định), các phương thức tiến tiến hơn như FOB cấp II,
FOB cấp III và ODM vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam.
-Mắt xích 4 - Mạng lưới xuất khẩu: Đây là khâu thâm dụng tri thức, gồm các công ty
may mặc có thương hiệu, các văn phòng mua hàng, và các công ty thương mại của các
nước. Một trong những đặc trưng đáng lưu ý nhất của chuỗi dệt may do người mua quyết
định là sự tạo ra các nhà buôn với các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng không thực hiện bất cứ
việc sản xuất nào. Họ được mệnh danh là những "nhà sản xuất không có nhà máy" do
hoạt động sản xuất được gia công tại hải ngoại, điển hình như các công ty Mast
Industries, Nike và Reebok… Các công ty này đóng vai trò trung gian kết hợp chuỗi cung
ứng giữa các nhà may mặc, các nhà thầu phụ với các nhà bán lẻ toàn cầu. Trong chuỗi dệt


`
may toàn cầu, chính các nhà buôn (trader), các nhà cung cấp là các trung gian đóng vai

trò then chốt và nắm giữ phần lớn giá trị trong chuỗi mặc dù họ không hề sở hữu nhà máy
sản xuất nào. Hiện nay các nhà buôn, người mua ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc
đang nắm đa số các điểm nút của mạng lưới này, đây được xem là "ba ông lớn" trong
chuỗi cung ứng hàng dệt may thế giới.
-Mắt xích 5 - Thương mại hóa: Mắt xích này bao gồm mạng lưới marketing và phân
phối sản phẩm, đây cũng là khâu thâm dụng tri thức. Các nhà bán lẻ nổi tiếng trên thế
giới đang nắm giữ khâu này và thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ hàng năm. "Tại thị
trường châu Âu, các nhà phân phối thường chính là nhà thiết kế, vì hơn ai hết, chính
họ là người tường tận nhất nhu cầu và điều kiện để thoả mãn thị hiếu của khách hàng.
Các chuyên gia trong ngành dệt may ước tính, tới 70% lợi nhuận (tính trên một sản
phẩm may mặc từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của chuỗi giá trị) thuộc về các nhà
phân phối lẻ này". Đây là mắt xích có suất sinh lợi cao nhất, do các công ty lớn trên
thế giới nắm giữ và họ thường tạo ra các rào cản gia nhập ngành nên các quốc gia mới
gia nhập chuỗi giá trị rất khó để xâm nhập được khâu này. Các công ty trong khâu này
không trực tiếp làm ra sản phẩm, chỉ thực hiện hoạt động phân phối đến người tiêu
dùng cuối cùng nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và tác động
đến chuỗi dệt may thế giới vì họ nắm rõ nhu cầu của những người tiêu dùng, cung cấp
xu hướng thời trang cho các nhà thiết kế sản phẩm và nắm giữ hệ thống bán hàng,
kênh phân phối trên toàn cầu.
Việt Nam đã gia nhập vào chuỗi giá trị ngành dệt may thế giới từ những năm 1990. Vì
“sinh sau đẻ muộn” nên công nghệ kĩ thuật và kinh nghiệm và vốn của Việt Nam còn
thiếu. Việc dựa vào thế mạnh của mình là nguồn nhân công lớn và rẻ, Việt Nam đã
tham gia vào mắt xích thứ 3 – may để gia nhập sân chơi thế giới và từng bước phát
triển. Tuy rằng ngành dệt may trong quá trình phát triển đã đạt được những thành tích
ấn tượng nhưng thực sự dệt may Việt Nam vẫn chỉ đang dừng lại ở hình thức làm gia
công – công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị dệt may. Việc phụ
thuộc mạnh vào nguồn nguyên phụ liệu đầu vào khiến cho sự phát triển ngành dệt
may Việt Nam không những thiếu tính bền vững mà còn là trở ngại lớn cho việc nắm



`
bắt những cơ hội mới (TPP). Việc thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may, nâng
cao năng suất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài là những bài
toán khó mà ngành cần phải giải.
Dưới đây là những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam để thấy được
tình hình chung của doanh nghiệp Việt Nam.
2. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
2.1. Điểm mạnh
Tỷ trọng xuất khẩu: Là ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao với 13.08 tỷ USD chiếm 11.1%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2013, chỉ đứng sau điện thoại các loại
và linh kiện. Với tiềm lực lớn có thể tạo đòn bẩy cho dệt may Việt Nam phát triển hơn
nữa khi gia nhập TPP.
Nguồn nhân lực: Xét từ góc độ thương mại quốc tế, dệt may được đánh giá là ngành mà
Việt Nam có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn nhân công dồi dào với tay nghề cao,
cần cù, chịu khó, khả năng học việc nhanh, chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công
nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Theo Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, công nhân Việt Nam được đánh giá có kĩ năng và tay nghề khá so với khu vực và
thế giới. Dù Việt nam gia nhập WTO, giá lao động có phần tăng lên, Việt Nam vẫn được
coi là có lợi thế về giá nhân công tương đối rẻ. Lao động trẻ,dễ đào tạo khi có điều kiện.
Hội nhập của ngành dệt may: Việt Nam là trung tâm xuất khẩu dệt may trên trường
quốc tế, là trung tâm nguyên liệu vải sợi cotton, nguyên liệu cho ngành dệt may. Việc
Việt Nam là thành viên của WTO đã mang lại cho ngành dệt may những lợi thế về thị
trường, nguyên liệu, các chính sách, đồng thời ngành dệt may.
Thương hiệu: Bước đầu tạo dựng được các thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế
chẳng hạn Việt Tiến, Thái Tuấn,…Có một số nhà thiết kế tham gia tuần lễ thời trang lớn
của thế giới, ví dụ nhà thiết kế Hoàng Minh Hà tham gia tuần lễ thời trang Tiffany
Fashion và nhà thiết kế Công Trí tham gia tuần lễ thời trang Luân Đôn. Nhờ đó có thể


`

mang hình ảnh, phong cách của sản phẩm của may mặc Việt Nam đến với các nước trên
thế giới.
Sản xuất: Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá
đến 90%. Trong ngành dệt may, có thể nói vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, đổi mới công
nghệ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng lên cùng với vốn đầu tư phát
triển ngành nói chung. Có khả năng giao hàng nhanh, do lực lượng lao động có thể lao
động nhiều giờ trong ngày. Quy mô sản xuất lớn, sản xuất số lượng lớn vừa đáp ứng nhu
cầu trong nước vừa phục vụ xuất khẩu.
Sản phẩm: Hai ngành dệt may có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng mỗi ngành lại có
công tnghệ riêng và tạo rất nhiều sản phẩm khác nhau,phục vụ tiêu dung như sợi ,vải
lụa,vải bạc,vải màn,quần áo,dệt kim,len,.. nói chung thì sản phẩm chính của VN đều có
sự tăng lên về số lượng và cải thiện về chất lượng.Sản phẩm dệt may rất phong phú và đa
dạng về chủng loại. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị
trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Chú trọng đầu tư: Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư
nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm
giảm lãng phí về nguyên vật liệu.
2.2.

Điểm yếu

Quy mô doanh nghiệp và tính liên kết của ngành: quy mô ngành dệt may lớn nhưng
quy mô từng doanh nghiệp lại nhỏ. Hiện nay, chúng ta đang làm gia công bị ép giá rất
nhiều. Trong đó, nguyên nhân là do bản thân giữa các doanh nghiệp cạnh tranh hạ giá, tự
gây sức ép cho mình. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu kém. Khả năng liên kết
với hệ thống phân phối nước ngoài kém.
Nguyên phụ liệu: Như đã phân tích ở trên, hầu hết nguyên phụ liệu đều phải nhập từ
Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ có khoảng 1% nguyên phụ liệu được sản xuất ở Việt Nam
vì vậy đây là một bất lợi rất lớn khi Việt Nam chính thức gia nhập vào TPP. Kim ngạch



`
nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may trong 4 tháng khá cao với kim ngạch 4,286 tỷ USD,
bằng 84.3% kim ngạch xuất khẩu dệt may. Cụ thể, vải (2.34 tỷ USD), sợi dệt (471 triệu
USD), bông (393 triệu USD).
Đội ngũ quản lý: Kĩ năng quản lý, sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản,
năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông chưa đa dạng, năng lực tiếp thị còn hạn chế.
Phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây
dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
Đội ngũ thiết kế, lao động: mặc dù khâu thiết kế là một trong những khâu quan trọng, có
giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị dệt may nhưng đội ngũ thiết kế của ngành dệt
may Việt Nam vẫn còn mỏng và yếu. Số lượng nhà thiết kế được đào tạo bài bản cũng
như có trình độ tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Khả năng tự thiết kế
còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu. Lao
động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn
định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp
may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới
Công nghiệp phụ trợ: Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương
xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung
cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao.
Sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp dệt may phân hóa khá rõ rệt
về hiệu quả kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn nhất như Việt Tiến, Nhà Bè, Phong
Phú, Sông Hồng, Việt Thắng có biên lợi nhuận cao hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại nhờ
có lợi thế về quy mô, công nghệ, lao động cũng như các mối quan hệ kinh doanh lâu
năm. Mức trả cổ tức năm 2012 của các công ty nói trên đều khá cao (khoảng 25%) và
đang cam kết giữ mức cổ tức trên trong năm 2013. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp
trong ngành lại đang gặp rất nhiều khó khăn với vấn đề chi phí sản xuất tăng đáng kể do
giá xăng tăng, phí vận chuyển tăng, lương nhân công tăng…. Trên thực tế, một số doanh
nghiệp trong ngành đã phải chấp nhận không lợi nhuận để duy trì sản xuất.



`
Gia công: Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước
ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật
cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được. Cũng chính vì vậy mà nếu gia
nhập TPP, e rằng một lần nữa dệt may Việt Nam sẽ lại tiếp tục là nơi gia công hang cho
các nước khác mà thôi.
Kênh phân phối: Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam
tại thị trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu
thụ. Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa trong khi
đây cũng là thị trường tiêu thụ mạnh với số dân đông, là nơi tiêu thụ mạnh cho hang may
mặc.
Dựa vào tổng điểm của ma trận IFE( PHỤ LỤC 1) là 2.5, ta thấy rằng môi trường nội bộ
của ngành dệt may Việt Nam hiện phân tích ở mức trung bình.
3. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
(TPP)
3.1.

Những hiểu biết cơ bản về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên

Thái Bình Dương (TPP)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định/thỏa thuận
thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình
Dương..
Năm 2000, Singapore, Chile, New Zealand, Brunei đã tiến hành đàm phán một hiệp định
thương mại tự do nhằm kết nối các nước ở khu vực này với nhau. Khi đó, TPP được biết
đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được
tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng New
Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn

ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04
năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4).


`
Kết quả là Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement) đã được ký kết bởi Brunei, Chile, New
Zealand và Singapore vào ngày 03 tháng 6 năm 2005, và có hiệu lực vào ngày 28 tháng 5
năm 2006 với New Zealand và Singapore, ngày 12 Tháng Bảy năm 2006 đối với Brunei,
và 08 tháng 11 2006 với Chile. Vào thời điểm đó, P4 không gây ảnh hưởng lớn mặc dù
đây là một Hiệp định thương mại thuộc thế hệ thứ ba. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là
giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01
năm 2006 và cắt giảm bằng 0 tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất
cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa,
các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí
tuệ, các chính sách của chính quyền...
Vào tháng Giêng năm 2008, Hoa Kỳ đồng ý tham gia vào các cuộc đàm phán với các
thành viên P4 về tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính. Sau đó, vào ngày 22 tháng 9
năm 2008, Đại diện Thương mại Mỹ Susan C. Schwab tuyên bố rằng Hoa Kỳ bắt đầu
đàm phán với P4 nước tham gia TPP, với vòng đàm phán đầu tiên được tiến hành vào đầu
năm 2009.
Trong tháng 11 năm 2008, Úc, Việt Nam và Peru thông báo rằng các nước này sẽ tham
gia vào khối thương mại P4. Trong tháng mười năm 2010, Malaysia thông báo rằng họ
cũng đã tham gia các cuộc đàm phán TPP.
Tháng tám năm 2012, có thông báo rằng Canada và Mexico sẽ tham gia đàm phán TPP.
Hai năm trước đó, Canada trở thành một người quan sát trong các cuộc đàm phán TPP và
bày tỏ quan tâm chính thức gia nhập, nhưng không cam kết tham gia. Canada và Mexico
chính thức trở thành người tham gia đàm phán TPP trong tháng 10 năm 2012, sau khi kết
thúc quá trình thương thuyết nội bộ của 9 thành viên còn lại.



`
Nhật Bản tuyên bố ý định tham gia các cuộc
đàm phán TPP vào ngày 13 tháng ba năm 2013
và thông báo chính thức đã được thực hiện
Thủ tướng Shinzo Abe ngày 15 tháng Ba năm
2013. TPP chính thức mời Nhật Bản vào cuộc
đàm phán vào tháng Tư, và Nhật Bản trở thành
một đối tác đàm phán đầy đủ trong tháng 8
năm 2013.
Hiện tại, TPP có 12 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, chiếm gần 40%
GDP toàn cầu và khoảng 1/3 giá trị thương mại thế giới.
3.2.

Nội dung cơ bản của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái

Bình Dương (TPP)
Các nhà đàm phán đã nỗ lực hiện thực hóa 5 nội dung cốt lõi của hiệp định lịch sử này,
thiết lập các tiêu chuẩn cho các hiệp định thương mại tương lai.
3.2.1. Tiếp cận thị trường một cách toàn diện
Đoàn đàm phán của 12 nước thành viên TPP tiếp tục tập trung để đạt được mục tiêu là
gói tiếp cận thị trường tiêu chuẩn cao, toàn diện trong đó tự do hóa hoàn toàn và toàn
diện thị trường hàng hóa và đồng thời dỡ bỏ các hạn chế đối với dịch vụ, đầu tư, các dịch
vụ tài chính, nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh và mua sắm chính phủ. Về tiếp
cận thị trường hàng hóa, các Bộ trưởng đã nhất trí về lộ trình cho các tiến bộ cần đạt
được đẩy nhanh tốc độ công việc và hoàn thiện gói cam kết tổng thể theo khung thời gian
do các nhà Lãnh đạo đặt ra. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng các n ước vẫn chưa
thống nhất được hướng xử lý đối với các sản phẩm nhạy cảm nhất.
3.2.2. Hiệp định khu vực

Nhằm thúc đẩy sản xuất, các chuỗi cung ứng và thương mại giữa các nước thành viên
TPP và nhằm tạo thêm công ăn việc làm trong khu vực, các Bộ trưởng đã thống nhất chỉ


`
đạo các nhà đàm phán xây dựng một biểu cam kết thuế quan duy nhất và bộ quy tắc xuất
xứ chung. Với công việc khó khăn và cần nhiều thời gian này, 12 đoàn đàm phán đã
thống nhất được một phần bộ quy tắc này và đang nỗ lực hoàn tất các công việc tồn đọng.
Mục tiêu của các Bộ trưởng và nhà đàm phán là xây dựng một bộ quy tắc xuất xứ mang
tính tạo thuận lợi cho thương mại trong đó khuyến khích cộng gộp trong khu vực, từ đó
thúc đẩy sản xuất và các chuỗi cung ứng giữa các nước thành viên, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp hưởng lợi từ Hiệp định này. Ngoài ra, để hỗ trợ việc hình thành các chuỗi
giá trị giữa các thành viên TPP, các nhà đàm phán cũng đã đạt được nhiều tiến bộ nhằm
thống nhất về các vấn đề như hải quan, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử và các
tiêu chuẩn. Trong tất cả các lĩnh vực này, mục tiêu chung đều là hướng tới các cam kết
tiêu chuẩn cao để tạo thuận lợi cho thương mại và tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp
và người lao động trong toàn khu vực TPP.
3.2.3. Các vấn đề thương mại xuyên suốt
Các nhà đàm phán sắp kết thúc 4 vấn đề xuyên suốt được phát triển từ khuôn khổ APEC
và là những vấn đề chưa được xử lý trong bất kỳ các hiệp định thương mại tự do khác.
Những vấn đề này bao gồm:
Rào cản pháp lý và các rào cản phi thuế quan khác.
Các rào cản này đang dần thay thế cho rào cản thuế quan và trở thành trở ngại chính mà
doanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận thị trường nước ngoài. Các nước đã thống nhất về
cách thức cải thiện tập quán pháp lý, thúc đẩy minh bạch hóa và thực thi các quy trình
pháp lý theo hướng tạo thuận lợi cho thương mại hơn, cũng như phối hợp các cách tiếp
cận trong từng ngành cụ thể.
Cạnh tranh và tạo thuận lợi cho kinh doanh.
Việc này bao gồm một kế hoạch đánh giá tiến độ của các nước TPP trong việc phát triển
các chuỗi sản xuất và cung ứng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì công ăn

việc làm, cũng như cơ chế cập nhật cam kết trong tương lai nếu phù hợp.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa.


`
Việc tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại khu vực sẽ
được hỗ trợ thông qua việc tăng cường tiếp cận thông tin và nguồn lực từ TPP và những
lợi ích từ Hiệp định này. Các thông tin và nguồn lực này mang tính cụ thể, có liên quan
và dễ sử dụng.
Xây dựng năng lực, hợp tác và phát triển.
Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước thành viên hiện tại và tương lai nhằm thực
thi các điều khoản tham vọng của hiệp định, qua đó hiện thực hóa đầy đủ những lợi ích từ
Hiệp định, đồng thời tạo thêm các cam kết bổ sung cho phép TPP đóng góp vào từng ưu
tiên phát triển kinh tế của các nước, kể cả thông qua hợp tác công - tư.
3.2.4. Các vấn đề thương mại mới
Một dấu ấn của Hiệp định TPP này là việc xử lý các vấn đề mới nổi lên trong thương mại
toàn cầu.,thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số mới, nắm bắt những lợi ích của tăng trưởng
xanh và công nghệ mới, bảo đảm một môi trường kinh doanh minh bạch và ủng hộ cạnh
tranh, và phối hợp để thúc đẩy các mục tiêu chính sách chung, như bảo đảm các hiệp định
thương mại của các nước thành viên phải hỗ trợ những ưu tiên chính về sức khỏe cộng
đồng và về môi trường.
3.2.5. Hiệp định mở
Sự tham gia của Mê-hi-cô, Ca-na-đa và Nhật Bản vào Hiệp định TPP đã góp phần củng
cố hiệp định. Các nước khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bày tỏ sự quan tâm
đối với việc gia nhập Hiệp định TPP trong tương lai và các nước thành viên TPP sẵn sàng
tạo điều kiện cho các nước này gia nhập trên cơ sở hoàn tất thỏa thuận ban đầu. Trên cơ
sở cam kết của các nhà Lãnh đạo về việc mở rộng Hiệp định TPP đối với các nước trong
khu vực, các đoàn đàm phán đang tiến gần đến một cấu trúc, thể chế và quy trình cho
phép Hiệp định TPP trở thành một hiệp định sống, có thể phát triển để thích ứng với sự
phát triển trong tương lai trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ, những vấn đề

và thách thức mới nổi, cũng như hợp tác trong các vấn đề các bên cùng quan tâm.
3.3. Tiến trình đàm phán của Việt Nam trong các vòng của TPP.
Cho đến nay, kể từ khi Việt nam tham gia với tư cách là thành viên thì đã đàm phán được
12 phiên chính thức, phiên gần đây nhất được tổ chức tại thành phố Dallas, Hoa Kỳ đầu


`
Các vòng đàm phán:

tháng 5/2012, 12 phiên chính thức này có

Thời gian

Vòng đàm phán
22 nhóm đàm phán. Trước kia khi đàm
Vòng 1
15-19 tháng ba năm 2010
phán WTO, chỉ có 2 lĩnh vực đàm phán là
Vòng 2
14-18 tháng 6 năm 2010
Vòng 3
05-08 tháng 10 năm 2010 đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa và
Vòng 4
6-10 tháng 12 năm 2010
dịch vụ, và đàm phán đa phương. Nhưng
Vòng 5
14-18 tháng 2 năm 2011
Vòng 6
24 Tháng 3 - 1 tháng 4 năm 2011
trong TPP có tới 22 nhóm lĩnh vực, và có

Vòng 7
15-24 tháng 6 năm 2011
những lĩnh vực đòi hỏi phải có sự chuẩn bị,
Vòng 8
06-15 Tháng chín 2011
Vòng 9
22-29 Tháng Mười 2011
có nhiều lĩnh vực mà khi đàm phán ban
Vòng 10
05- 09 tháng 12 2011
đầu, đoàn đàm phán của chúng ta cũng khá
Vòng 11
02-09 tháng 3 năm 2012
Vòng 12
08-18 tháng 5 năm 2012
bỡ ngỡ, vì cách thức đàm phán khác hẳn.
Vòng 13
2-10 tháng 7 năm 2012
Trước đây trong đàm phán WTO là đàm phán theo hình thức phòng thủ, tức là chỉ có
chúng ta giơ mặt cho họ đánh thôi, chúng ta đỡ, vì chúng ta không có cách nào đánh lại
cả, nó là đàm phán một chiều. Chúng ta có thể nói là đã phòng thủ tốt. Thế nhưng chúng
ta không biết tấn công, hay chưa quen cách tấn công. Còn trong đàm phán TPP này, trong
một số phiên ban đầu, có một số nhóm cũng theo kiểu phòng thủ như thế, và chưa tấn
công, dẫn đến có những điều chưa được như mong đợi. Nhưng sau khoảng 3, 4 phiên sau
khi đã chính thức gia nhập, cách tiếp cận của chúng ta đã rõ ràng hơn, và chúng ta cũng
quen dần hơn với cách đàm phán của một hiệp định FTA tiêu chuẩn cao như TPP. Cho
đến giờ, đoàn đàm phán cũng khá tự tin trong quá trình thảo luận với tất cả các đoàn đàm
phán khác.
4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TPP ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM
4.1. Cơ hội của TPP đối với ngành dệt may Việt Nam

Khi gia nhập vào TPP, không chỉ dệt may mà các ngành nghề lĩnh vực khác đều được
hưởng lợi rất nhiều, tiêu biểu là thuế suất ưu đãi 0%. Nhưng theo nhận định đánh giá của
các chuyên gia thì dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Cụ thể là gì? Sau đây
chúng ta sẽ điểm qua các cơ hội mà TPP mang lại cho dệt may Việt Nam.
4.1.1.

Thuế suất: Đầu tiên phải kể đến thuế suất và các rào cản thương mại.

“Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn


`
cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may sẽ có điều kiện thúc
đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế vốn rất nặng nề như hiện nay.” Đây là quan điểm
của các đại biểu tham dự hội thảo chuyên đề “Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP) và tác động đến doanh nghiệp dệt may Việt Nam” được Hiệp hội Dệt
may Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 2/8 tại Đồng Nai. Hiện,
thuế suất trung bình của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kì, thị trường chủ
lực của hàng dệt may Việt Nam lên đến 17,5% là quá cao. Gia nhập TPP, các mặt hàng
dệt may của chúng ta sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi là 0% nếu đảm bảo được yêu cầu
của khối. Đó là miếng mồi rất lớn đối với dệt may Việt Nam. Với việc được hưởng thuế
suất ưu đãi, sản phẩm với chất lượng tốt, giá rẻ của chúng ta sẽ có khả năng cạnh tranh
với các mặt hàng của nước ngoài. Gia tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may tại thị
trường nước ngoài.
4.1.2.
Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu: Ông Lê Quốc Ân - Cố vấn cao cấp Hiệp
hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thành viên tham gia đàm phán TPP cho biết, nếu đàm
phán thành công, TPP sẽ mang lại cho dệt may Việt Nam cơ hội rất lớn ở các thị trường
khu vực này. Hiện, mức thuế suất trung bình của 1.000 dòng thuế nhập khẩu (NK) sản
phẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ ở mức 17%, trong đó, nhiều sản phẩm chịu trên

30%, nhưng nếu được giảm hoặc miễn còn 0% thì sẽ tạo lợi thế rất lớn. Tăng trưởng XK
dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đang đạt khoảng 7%/năm, nhưng ngay khi Việt
Nam tiến hành đàm phán thì đã có triển vọng tăng lên 10%. Dự kiến khi TPP có hiệu lực,
mức tăng trưởng XK dệt may đạt 15%/năm trở lên, năm 2020 đạt 22 tỷ USD.


`
Nguồn số liệu Văn phòng Dệt may và May mặc thuộc Cục thương mại quốc tế, Bộ
thương mại Hoa Kỳ. N 2013* được tính trên số liệu 12 tháng - từ tháng 7/2012 - 6/2013.
Hiện kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân khoảng 18,5% trong vòng 4 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013
đạt 7,9 tỷ USD; trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm 50,5%. Tại Hoa Kỳ, Việt Nam đang là
nhà cung cấp hàng dệt may xếp vị trí số 2, với tỷ trọng khoảng 8%, sau Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay,
kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đang đứng vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước. Nếu như năm 2001 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt gần 2 tỷ
USD, thì đến năm 2012 kim ngạch đã đạt 17,1 tỷ USD đưa Việt Nam trở thành nước xuất
khẩu dệt may lớn thứ 5 thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản là những thị trường xuất
khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam. Ðây cũng chính là hai nước thành viên trong TPP.
Năm 2012, mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của các thị trường này đều giảm
nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta vào Hoa Kỳ vẫn tăng 9,2%, vào Nhật
Bản tăng 19,3%. Sáu tháng đầu năm nay, dù tiếp tục đối mặt với những khó khăn, nhưng
ngành dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu 14,5% so cùng kỳ, đạt
8,9 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lớn nhất, chiếm
44,8% tổng kim ngạch toàn ngành, tăng 12% so cùng kỳ; vào thị trường Nhật Bản đạt 1,1
tỷ USD, tăng 24,5%. Những tín hiệu tăng trưởng khả quan nêu trên đã khẳng định vị thế
cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ,
Nhật Bản... Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta sẽ tiếp tục gia tăng vào hai
nước thành viên TPP này sau khi TPP được ký kết và có hiệu lực. Không những thế, kim
ngạch xuất khẩu sang các nước trong khối cũng sẽ gia tăng mạnh.

4.1.3.

Thu hút đầu tư: Bên cạnh những lợi ích xuất khẩu, Việt Nam có thể “có

lời” từ TPP ngay cả ở thị trường nội địa, nơi vốn được xem là “ chỉ chịu thiệt” từ các FTA
nói chung. “Khoản lời” này nằm ở những lợi ích gián tiếp mà những khoản đầu tư, dịch
vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
( FDI) sẽ tăng cường đầu tư, xây dựng nhà máy, mở rộng quy mô để có thể được hưởng


`
chế độ ưu đãi thuế suất. Vì vậy, lượng ngoại tệ vào trong nước sẽ gia tăng. Các doanh
nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được nguồn đầu tư, các máy móc thiết bị kỹ thuật, công
nghệ hiện đại cũng như phương thức quả lý mới vào trong sản xuất giúp cải tiến, nâng
cao năng suất lao động.
4.1.4.
Động lực cải cách: Việc gia tăng xuất khẩu dệt may không chỉ thu hút
nhiều nhà đầu tư mà điều đó còn tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn,
mang lại dịch vụ giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng. Do đó các mặt hàng
của doanh ngiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với mặt hàng của các doanh nghiệp
FDI, điều đó tạo sức ép cải tổ để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội địa. Các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ phải đổi mới từ khâu quản lý, thiết kế, đào tạo lao động cũng như
quy trình sản xuất, các dịch vụ chăm sóc khách hàng,v.v… để có thể đứng vững ngay trên
thị trường nội địa.
Lợi ích cũng có thể đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi
về pháp luật và cạnh tranh từ TPP. Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía
cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Các chính sách kinh tế, pháp luật cũng như các
chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển dệt may của Chính phủ cũng là một trong
những nhân tố giúp thúc đẩy phát triển ngành dệt may trong nước.
Để gia nhập TPP và hưởng các ưu đãi từ Hiệp định này, dệt may Việt Nam phải đáp ứng

rất nhiều khâu từ kỹ thuật, môi trường, lao động. Vì vậy mà ngoài những chính sách đầu
tư, thu hút vốn, chính phủ sẽ hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động, môi trường… để
đáp ứng các yêu cầu của khối. Với việc thúc đẩy cải cách, không chỉ hỗ trợ cho ngành dệt
may mà còn xây dựng được thể chế vững mạnh cho Việt Nam.
4.1.5.

Môi trường kinh doanh: Khi gia nhập TPP, dệt may Việt Nam sẽ có sân

chơi mới với những điều luật, quy tắc riêng. Chúng ta sẽ gia nhập vào thị trường mới với
vị thế khác so với WTO. Việc gia nhập TPP sẽ đem lại cho chúng ta có chỗ dựa lớn, có
tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế hơn. Về lý thuyết Việt Nam sẽ được tiếp cận thị
trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn.
Ngoài ra, sản phẩm dệt may sẽ được đưa nhiều ra thị trường nước ngoài, những quốc gia


`
kinh tế vững mạnh như Hoa Kỳ, Nhật. Điều đó tạo động lực thúc đẩy cải thiện, nâng cao
năng suất để gia tăng cạnh tranh với các quốc gia trong khối và ngoài khối. Các doanh
nghiệp hoạt động trong môi trường năng động, chạy đua để được hưởng lợi nhiều từ TPP.
Từ góc độ quản lý nhà nước, tiếp nối những gì mà WTO đã mang lại, TPP có thể sẽ lại là
cho một làn sóng cải cách về thể chế và hành chính mới, hiệu quả cho Việt Nam. Các quy
tắc pháp luật, quy trình hành chính và cả cách thức quản lý được chờ mong sẽ minh bạch
hơn, công bằng và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền
kinh tế cũng như của DN và người dân.
Tất nhiên, nếu so với những thay đổi cơ bản về thể chế và điều hành đã được chúng ta
thực hiện một cách hệ thống và trên diện rộng trong giai đoạn trước và sau khi Việt Nam
gia nhập WTO, những cải thiện mà TPP hứa hẹn đem lại có thể là nhỏ hơn, hẹp hơn và ở
mức độ hạn chế hơn nhiều. Mặc dù vậy, những thay đổi có thể mang lại cũng sẽ không
kém phần ý nghĩa trong bối cảnh chúng ta cần có thêm động lực để việc cải cách đi vào
chiều sâu, triệt để và thực tiễn hơn. Điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may

dễ dàng có cơ hội phát triển công bằng hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể thu được
lợi từ mở cửa thị trường từ các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và với
cơ hội mở cửa thị trường TPP đem lại thì các doanh nghiệp có điều kiện vươn lên hoạt
động tốt hơn tại nước ngoài.
Chắc chắn Hiệp định TPP sẽ có cải cách mạnh mẽ theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi
hơn theo hướng cải cách hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước với góc độ nhà nước sẽ
can thiệp ít hơn đến hoạt động cải cách của doanh nghiệp. Đó là những định hướng rất
quan trọng mà chắc chắn hiệp định TPP sẽ đòi hỏi tất cả các nước phải thực thi và Việt
Nam cũng như vậy. Đây được coi như tác nhân để kích thích quá trình tự thực hiện tái cơ
cấu lại nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. (Theo lời của ông Lương Hoàng Thái, Vụ
trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương), Phó Trưởng đoàn Việt Nam tham dự
vòng đàm phán lần thứ 19 về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)).
4.1.6.

Hình thành chuỗi cung ứng: Việc đáp ứng các đòi hỏi từ Hiệp đinh TPP

đối với ngành dệt may để được hưởng thuế suất ưu đãi là một điều rất khó, đặc biệt là yêu


`
cầu về quy tắc xuất xứ nguyên phụ liệu. Và bây giờ các doanh nghiệp phải dịch chuyển
chuỗi giá trị cung ứng đã thiết lập từ lâu mà cụ thể là với Trung Quốc sang các nước
trong khối TPP. Mặc dù có nhiều bất tiện, phải mất thời gian dài để có thể hình thành
được chuỗi cung ứng mới, xóa bỏ ảnh hưởng của chuỗi cung ứng ngoài khối nhưng việc
này sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam hưởng mà TPP mang lại. Bên cạnh đó có thể giảm
bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, hạn chế được sự tràn lan hàng kém chất lượng từ
Trung Quốc đưa vào Việt Nam. Vấn đề này còn ảnh hưởng đến chính trị giữa hai nước
Việt – Trung.
4.2. Thách thức của TPP đối với ngành dệt may Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn mà TPP mang lại, dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt

với những thách thức không nhỏ.
4.2.1.

Đảm bảo quy tắc xuất xứ: Đây là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp

ngành dệt may Việt Nam. Cụ thể quy tắc này đòi hỏi nguồn nguyên phụ liệu sản xuất sản
phẩm may mặc phải có nguồn gốc từ các nước thành viên TPP. Trong khi hầu hết nguồn
nguyên phụ liệu mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ trước tới giờ đều lấy từ Trung
Quốc, Hàn Quốc trong khi hai nước này lại không phải là thành viên TPP. Tiêu biểu trong
vấn đề này là tiêu chuẩn “Yan Forward” mà Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam phải tuân theo.
Nội dung của nó đòi hỏi đòi hỏi mọi công đoạn của quy trình sản xuất một sản phẩm dệt
may phải diễn ra hoặc ở Hoa Kỳ hoặc ở một nước đối tác thương mại được hưởng quy
chế ưu đãi. Ngay cả một mẩu thành phần ngoài TPP cũng khiến cho sản phẩm may mặc
đó không còn đủ điều kiện để hưởng thuế suất 0% nữa. Yêu cầu “yarn forward” sẽ phá vỡ
các chuỗi giá trị cung ứng vải, da, chỉ, dây khoá kéo, cúc… của Trung Quốc cho các nhà
máy gia công ở Đồng bằng Sông Hồng và vùng ngoại ô Tp Hồ Chí Minh. “Chúng ta
không nên hi vọng vào thay đổi quy định Yarn Forward vì các vấn đề đưa ra đàm phán
không bao giờ thay đổi. Có chăng là sự nới lỏng hơn một chút”, ông Phạm Hữu Nam,
Trưởng phòng Pháp chế - VCCI tại TPHCM, khẳng định. Thực tế bên Việt Nam đã được
Washington đồng ý đến một giai đoạn điều chỉnh kéo dài 3 năm. Và nếu Việt Nam nhanh
nhạy thì đó là tất cả những gì mà chúng ta cần để được chén bữa ăn trưa của Quảng


`
Đông. Nhưng thời gian 3 năm liệu có quá ngắn để có thể chuyển toàn bộ chuỗi giá trị
cung ứng từ những nước ngoài khối vào trong những nước thành viên TPP. Đó quả là một
thách thức không nhỏ đối với ngành dệt may Việt Nam. Với thực lực hiện tại của ngành
công nghiệp phụ trợ trong nước thì rõ ràng yêu cầu xuất xứ phía Mỹ đưa ra là một bất lợi
đối với ngành dệt may. Đây là công đoạn khó nuốt đối với ngành dệt may Việt Nam. Vì
với thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, dệt may Việt Nam khó lòng

đáp ứng tốt quy tắc này.
4.2.2.
Nguồn nguyên phụ liệu: Như đã trình bày, nếu gia nhập TPP kim ngạch
xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể, tuy nhiên nguồn nguyên phụ liệu của ta
lại không đủ để đáp ứng. Hầu hết nguyên phụ liệu đều phải nhập từ nước ngoài. Tuy
nhiên, khả năng đáp ứng của các DN dệt may trước các quy định của TPP còn rất hạn chế
do nguồn cung ứng nguyên phụ liệu (NPL) trong nước chưa tốt. Ông Dương Văn Bình Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt 10/10 đánh giá, tuy trong nước có nhiều nhà máy sợi,
song thực tế khi các DN may không có đơn hàng XK thì các nhà máy này cũng ngừng
hoạt động. Nhưng nếu DN may có nhiều đơn hàng XK, cần có nhiều NPL để sản xuất,
các nhà máy sợi trong nước lại không đáp ứng đủ cả về sản lượng lẫn chất lượng. Mặt
hàng sợi chưa đáp ứng được mà phải nhập khẩu. Vì doanh nghiệp dệt may nguyên liệu
bông trong nước hiện nay chỉ cung cấp được từ 1-3% cho sản xuất sợi. Còn nguyên liệu
vải chỉ cung cấp được từ 20-25% cho ngành may nội địa và xuất khẩu. Để được hưởng
thuế nhập khẩu 0%, hàng dệt may của nước ta phải sử dụng sợi và các sản phẩm từ sợi có
xuất xứ từ các nước TPP. Trong khi đó năng lực sản xuất sợi của Việt Nam và các nước
TPP lại không đáp ứng được.
Thực tế cho thấy, mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng mấy chục năm qua ngành
dệt may nước ta chỉ giữ vai trò gia công cho các nước, giá trị gia tăng không cao vì không
giải quyết được nút thắt về nguyên phụ liệu. Hiện nay, số bông mà Việt Nam tự chủ trong
sản chỉ đáp ứng được 1% còn lại 99% là nhập nguyên liệu của các nước. Nguyên liệu sản
xuất trong nước cho ngành dệt may đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp
lo lắng ngành dệt may sẽ không chuyển mình kịp khi thời gian đàm phán chỉ được kéo


`
dài đến cuối năm 2013 (có thể sớm hơn như hứa hẹn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Mỹ hồi 25/07/2013).
Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CPSXTM may Sài Gòn (Garmex Sài
Gòn), đề xuất Chính phủ cần phải quan tâm xây dựng ngành công nghiệp dệt may đảm
bảo nguồn nguyên liệu nội địa. Ông Hùng nhấn mạnh: “Năm 2015, hàng hóa ASEAN và

Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường nội địa. Không loại trừ khả năng hàng dệt may Trung
Quốc dán mác Việt Nam để xuất khẩu và dệt may Việt Nam tiếp tục chịu thuế chống phá
giá. Nếu không chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, doanh nghiệp FDI sẽ hưởng lợi
từ xuất khẩu dệt may. Còn doanh nghiệp Việt Nam chỉ dừng lại ở gia công”.
4.2.3.

Tỷ lệ nội địa hóa: Yêu cầu của TPP đối với ngành dệt may Việt Nam là

phải đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định. Tất cả các khâu sản xuất ra một sản phẩm may
mặc từ khâu trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt nhuộm, hoàn tất vải và may thành phẩm đều
phải tiến hành tại Việt Nam ở một mức nào đó hoặc phải ở các nước thành viên trong
khối. Tuy nhiên, khâu mà doanh nghiệp chỉ có ưu thế ở công đoạn cuối cùng đó là may
thành phẩm, còn khâu yếu dệt, nhuộm, hoàn tất vải vẫn là khâu yếu nhất của chúng ta.
Đặc biệt là việc thiếu nguyên liệu đã khiến các doanh nghiệp dệt may lao đao khi gia
nhập TPP.
4.2.4.

Cạnh tranh khốc liệt: Để khắc phục nhược điểm về nguyên phụ liệu,

những năm gần đây chúng ta đã huy động trồng bông vải ở một số tỉnh nhưng giống và
thổ nhưỡng nhiều nơi không hợp, không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Nhà nước cũng kêu gọi
tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành dệt may nhưng đa số chỉ có khối doanh nghiệp FDI
làm được việc này vì họ có tiềm lực mạnh. Cụ thể như: Công ty Bonchen họ có nhà máy
sản xuất nguyên phụ liệu để chế tạo thành phẩm. Trường hợp dư nguyên liệu thì họ xuất
qua Đài Loan chứ không bán lại cho các doanh nghiệp trong nước.
Đáng lo hơn, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực dệt may như Công ty
Kyungbang (Hàn Quốc), Texhong (Hồng Kông - Trung Quốc), Công ty Sunrise (Trung
Quốc)... đã đầu tư xây dựng nhà máy sợi ở Việt Nam để tận dụng cơ hội từ TPP. Ông
Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TPHCM, cho biết mới đây
Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam đã đặt vấn đề các doanh nghiệp Mỹ muốn xây dựng



×