Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

lên men lactic và ứng dụng trong sản xuất sữa chua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.42 KB, 19 trang )

BÀI TIỂU LUẬN:
CHỦ ĐỀ: LÊN MEN LACTIC VÀ ỨNG DỤNG TRONG
SẢN XUẤT SỮA CHUA


I.

Mở Đầu

Lên men ứng dụng rất rộng rãi trong chế biến thực phẩm,
sản phẩm của lên men góp phần làm gia tăng giá trị dinh dưỡng,
chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Đặc biệt lên men lactic là
loại lên men ứng dụng rộng rãi và tạo ra nhiều sản phẩm có giá
trị. Có nhiều loại thức uống truyền thống được lên men lactic từ
ngũ cốc như: “Boza” của Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani,… “Kunun zaki”
của Nigieria… các đồ uống này không chứa cồn, có vị ngọt và
giàu năng lượng.
Ngày xưa con người đã biết sử dụng lên men lactic để tạo
ra những loại thức uống bổ dưỡng. Sau đó con người đã nghiên
cứu về việc bổ sung hệ vi sinh vật trong quá trình lên men nhằm
cải tiến và làm gia tăng quá trình lên men, làm cho sản phẩm lên
men ngày càng hoàn thiện hơn, gần đây con người còn bổ sung
thêm các chế phẩm có lợi như: Probiotic, Prebiotic, Bactoriocin
vào thức uống làm tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm tốt cho
hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này đã
mở ra bước ngoặt mới quan trọng về vai trò tạo đồ uống nhờ lên
men lactic.
Ở Việt Nam, hệ vi khuẩn lactic xuất hiện chủ yếu trong sản
phẩm lên men truyền thống như dưa cải muối chua, sữa chua,
cơm mẻ, nem chua và một số sản phẩm men tiêu hoá đông khô.
Và trong bài tiểu luận này sẽ trình bày về ứng dụng của lên


men lactic trong sản xuất sữa chua.


II. Acid lactic:
1.

Giới thiệu chung về acid lactic:

Acid lactic (acid 2- hydroxypropionic) có CTTQ: C 3H6O3 ,
CTCT: CH3 – CH – COOH.
OH
Hiện nay được sản xuất thông qua tổng hợp hóa học hoặc theo
phương pháp lên men. Trong 2 dạng đồng phân đối ảnh acid L(+) và D-(-) – lactic, cơ thể người chỉ hấp thụ được dạng L(+).
Ngoài ra dạng D-(-) cũng có độc tính nhất định, chính vì vậy
dạng L-(+) thường được lựa chọn trong thực phẩm. Tuy vậy, sản
phẩm thương mại chủ đạo hiện nay là sản phẩm hỗn hợp DL
tổng hợp bằng con đường hóa học. Acid lactic được sử dụng để
tạo vị chua và làm chất bảo quản trong một số sản phẩm như
pho mát, thịt, jele và bia. Lactate amoni được dùng như nguồn
nito phi protein trong thức ăn gia súc. Các muối natri, canxi
stearoyl lactylat được sử dụng làm chất tạo nhũ hoặc chất ổn
định trong bột bánh. Gần đây người ta quan tâm đến acid lactic
nhiều hơn bởi những ứng dụng trong sản xuất các loại nhựa và
bao bì tự phân chống ô nhiễm môi trường.
2.

Tính chất:

DL acid lactic là dịch lỏng dạng tinh thể, tan trong H 2O,
cồn, không tan trong CH3Cl, nhiệt độ nóng chảy 16,80C,

nhiệt độ sôi 1220C.
Acid lactic có khối lượng phân tử là 98,08, là chất hữu cơ
không màu, mùi nhẹ.
Acid lactic là một chất có độ hút ẩm cao là chất lỏng sánh
đặc có sẵn trên thị trường ở những dạng khác nhau về chất


lượng; và phụ thuộc vào độ tinh sạch, và có nhiều tiêu
chuẩn khác nhau: acid lactic kỹ thuật, thực phẩm, dược
phẩm và acid lactic plastic.
Chú ý là ở dạng đồng phần D-acid lactic hoặc L-acid lactic
lần lượt có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi là 28 và 103
(0C).
Một tiêu chuẩn chất lượng quan trọng của acid lactic tinh
sạch cao là sự bền nhiệt, ví dụ: không màu tạo thành khi
làm nóng dung dịch 80% acid lactic đến 1800C.

3. Lịch sử phát triển của quá trình lên men:
- Năm 1780 nhà bác học Thuỵ Điển Shale lần đầu tiên đã tách
được acid lactic từ sữa bò lên men chua.
- Năm 1857 Pasteur đã chứng minh được lên men sữa là do
nhóm vi khuẩn lactic.
-Năm 1878 Joseph Lister(1827 – 1912) đã phân lập thành
công vi khuẩn lactic đặt tên là Bacterium lactic nay gọi là
Streptococcus lactic.
II.

Quá trình lên men lactic

Lên men lactic là quá trình chuyển hóa đường glucoza thành axit

lactic nhờ vi sinh vật, điển hình là vi khuẩn lactic. Lên men
lactic là một trong những loại hình lên men phát triển nhất trong
thiên nhiên, có 2 kiểu lên men lactic là lên men đồng hình và lên
men dị hình.
1. Lên men lactic đồng hình(điển hình)
Ở sự lên men lactic đồng hình glucoza bị phân giải theo con
đường Embden – Mayerhof –Parnas(EMP) tạo thành acid


pyruvic và acid pyruvic bị khử thành acid lactic dưới tác dụng
của enzyme lactatdehydrogenase. Lượng axit lactic tạo thành
chiếm hơn 90% tổng các sản phẩm lên men và một lượng nhỏ
axit acetic, aceton, di-acety…
Phương trình chung biểu diễn quá trình lên men:
C6H12O6
2CH3CHOHCOOH + 21,8.104J
Vì trong vi khuẩn lên men lactic đồng hình không có enzyme
cacboxylase cho nên axit pyruvic không phân hủy nữa mà tiếp
tục khử thành axit lactic theo sơ đồ chuyển hóa dưới đây:

2CH3COCOOH
Acid pyruvic

NAD.H
NAD+

C6H12O6 (glucoza)

2CH3CHOHCOOH(acid lactic)



Lượng sản phẩm phụ tạo thành phụ thuộc vào sự có mặt của
oxy. Và tùy theo tinhs đặc hiệu quang học của enzyme lactatedehydrogenase và sự có mặt cảu lactataxemase mà loại axit
lactic dạng nào được tạo ra: D(-), L(+) hoặc DL.
Quá trình lên men lactic đồng hình được thực hiện bởi nhóm vi
khuẩn lactobacterium và streptococcus.
2.

Lên men lactic dị hình(không điển hình)

Xảy ra trong trường hợp vi khuẩn lactic không có các enzyme
cơ bản của sơ đồ Embden-Mayerhorf-Parnas(aldolase và
triozophotphatizomerase), vì vậy xilulose 5-photphat sẽ được
tạo thành theo con đường pento-photphat(PP).
Trong trường hợp này chỉ có 50% lượng đường tạo thành axit
lactic, ngoài ra còn có các sản phẩm phụ khác như: axit axetic,
etanol, CO2. Các sản phẩm phụ tương tác với nhau tạo thành
ester có mùi thơm.
Phương trình tổng quát:
C6H12O6 -> CH3CHOHCOOH + CH3COOH + CH3CH2OH +
CH2OHCHOHCH2OH + CO2 +Q
Lượng sản phẩm phụ tạo thành hoàn toàn phụ thuộc vào giống
vi sinh vật, vào môi trường dinh dưỡng và điêu fkieenj ngoại
cảnh, nói chung thì axit lactic thường chiếm 40% lượng đường
đã được phân hủy, axit sucxinic 20%, rượu etylic chiếm 10%,
axit axetic 10% và các loại khí gần 20%.
3.
a)

Vi khuẩn lên men lactic

Đặc điểm


Vi khuẩn lên men lactic thuộc họ Lactobacterium. Đây là những
trực khuẩn, cầu khuẩn không tạo bào tử và hầu hết không di
động, hô hấp tùy tiện(giải thích). Chúng có khả năng lên men
nhiều loại đường đơn và đường đôi nhưng không có khả năng
lên men các loại glucid phức tạp và tinh bột. sự phát triển của nó
cần sự có mặt của peptone, axit amin hay muối amon. Chúng có
yêu cầu đặc biệt về chất dinh dưỡng là giàu vitamin, axit amin
và khoáng chất. Quá trình lên men xảy ra tốt trong môi trường
axit pH từ 5,5 – 6, khi pH nhỏ hơn 5,5 quá trình lên men bị dừng
lại. nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men từ 15-50 oC. Tuy
nhiên, mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích hợp khác nhau, nếu
nhiệt độ lớn hơn 80oC vi khuẩn lactic bị tiêu diệt hoàn toàn.
b)

Phân loại

Người ta dựa vào quá trình lên men, chia vi khuẩn thành 2 loại:
vi khuẩn lactic lên men đồng hình và dị hình.
Lên men đồng hình:


Lactobacterium casei: đây là những trực khuẩn rất ngắn gây
chua sữa tự nhiên. Yếm khí tùy tiện, lên men tốt glucose,
maltose, lactose tạo môi trường có từ 0,8-1% axit lactic. ở
điều kiện bình thường gây chua sữa trong vòng 10-12 giờ.
Nguồn nito cho vi khuẩn này là pepton, nhiệt độ tối thiểu
cho chúng phát triển là 10oC, tối ưu là 35oC và tối đa là

45oC, chúng thủy phân casein và gelatin rất yếu.










Streptococcus cremoris: thường tạo thành chuỗi dài, thường
phát triển ở nhiệt độ thấp hơn Lactobacterium casei, tối ưu
từ 25-30oC, leen men glucose, galactose.
Lactobacterium bulgaricus: đây là trực khuẩn rất dài, nhiệt
độ phát triển tối ưu là 20oC, có khả năng len men glucose,
lactose. Chúng có khả năng tạo độ axit cao(3,7% axit
lactic).
Lactobacterium delbruckii: thường gặp trên hạt đại mạch,
đây là trực khuẩn lớn. Trong quá trình phát triển của mình
chúng có khả năng tạo thành sợi. Nhiệt độ thích hợp cho
chúng phát triển là 45-50oC, khác với những loài khác
chúng không có khả năng lên men đường lactose, vì vậy
chúng không được dùng trong chế biến sữa.
Lactobacterium cueumeris fermenti: thường tìm thấy chúng
trong sữa ủ chua. Là trực khuẩn không chuyển động,
thường tạo thành tế bào đơn và có khi tạo thành chuỗi.
Thường chúng tạo thành chuỗi trong quá trình lên men.
Khả năng tạo axit tối đa trong môi trường từ 0,9 ÷ 1,2%.


Lên men dị hình:


Streptobacterium hassice fermentatae: thường thấy chúng
trong các dịch lên men chua rau cải.Chúng tồn tại từng tế
bào riêng biệt hoặc ghép thành từng đôi, hoặc chuỗi ngắn
có khi ghép thành từng chuỗi dài hình sợi. Khi lên men rau
cải chua tạo thành axit lactic, axit axetic, rượu etylic và
CO2. Lên men đường saccarose tốt hơn lên men đường
lactose.




Lactobacterium lycopersici: là trực khuẩn gram dương,
sinh hơi, tế bào tạo thành chuỗi hay đơn, có khi ghép thành
đôi một. Khi lên men chúng tạo thành axit lactic, rượu
êtylic, axit axetic và CO2. Chúng có khả năng tạo bào tử, tế
bào sinh dưỡng thường chết ở nhiệt độ 80oC.

Sự lên men Lactic là quá trình lên men yếm khí, sản phẩm tạo
thành là acid lactic dưới tác dụng của vi khuẩn lactic.
C6H12O6 → CH3CHOHCOOH
Khi nồng độ của acid lactic đạt 2-3% sẽ ức chế hoạt động của
các vi sinh khác, kể cả E.Coli. Chính vì thế người ta ứng dụng
quá trình lên men lactic để sản xuất nhiều sản phẩm thực phẩm
khác nhau như sữa chua, bơ, phomai, dưa chua rau quả... ngoài
ra, lên men lactic còn được ứng dụng như: sản xuất axit lactic,
trong công nghiệp nhẹ(sản xuất sơn, vecni, nhuộm và thuốc da),
công nghiệp rượu(rượu vang…), ủ chua thức ăn cho gia súc…


IV. Ứng dụng lên men lactic trong sản xuất sữa chua.
1.

2.
a.
-

Khái niệm
Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa
bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử
chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương
pháp Pasteur ở nhiệt độ 80 - 90oC.
Phân loại
Sữa chua truyền thống:
Sản phẩm có cấu trúc gel.


-

b.
-

c.
-

-

d.


3.
-

-

-

4.

Quá trình lên men diễn ra trong bao bì làm xuất hiện khối
đông tạo cấu trúc đặc trưng cho sản phẩm.
Sữa chua dạng khuấy:
sữa nguyên liệu được xử lý, cấy giống rồi lên men trong
thiết bị chuyên dùng, tiếp theo là quá trình làm lạnh và rót
sản phẩm vào bao bì.
Sữa chua uống:
khối đông xuất hiện trong sản phẩm sau quá trình lên men
bị phá hủy hoàn toàn.
sử dụng phương pháp khuấy trộn hoặc phương pháp đồng
hóa để phá hủy cấu trúc gel của khối đông và giảm độ nhớt
cho sản phẩm.
Sữa chua cô đặc:
huyết thanh sữa được tách ra khỏi sản phẩm.
Các nguyên liệu sản xuất sữa chua
Chất tạo ngọt: đường kính, glucose
Sữa: về nguyên tắc có thể sử dụng các loại sữa động vật để
làm sữa hua nhưng loại được sử dụng nhiều nhất là sữa bò,
có thể dùng sữa nguyên kem, sữa tách béo một phần hoặc
sữa gầy .
Chất ổn định: gelatin, cacboxymethyl, cellulose…

Hương liệu: cam, dâu, đào, táo…
Dịch que cô đặc: có thể dùng thêm cả màu và mùi tự nhiên
hay nhân tạo để tăng cường.
Vi
sinh
vật:
streptococcus
salivarius
subsp.thermophilus(ST),
Lactobacillus
delbrueckii
subsp.dulgaricus(LB)
Các điều kiện của nguyên liệu sản xuất sữa chua


-

Lượng vi sinh vật càng thấp càng tốt: nhỏ hơn
100cfu/100ml là mức tốt nhất theo đề nghị của Codex.
Không chứa dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất vệ sinh,
sữa ôi.
Không chứa các thể sống ăn vi khuẩn thường là các virus
Không chứa các enzym

5.

Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua

-


-

-

Quy trình sản xuất sữa chua tùy thuộc vào từng loại sữa khác
nhau và quy mô sản xuất. Đây là các bước cơ bản để sản xuất
sữa chua công nghiệp:
Nguyên liệu → chuẩn hóa→ hiệu chỉnh SNF → bài khí →
đồng hóa → Thanh trùng → cấy giống→ lên men → phối trộn
→ đồng hóa→ tiệt trùng UHT→rót sản phẩm → Đóng gói, dán
nhãn
bảo quản ở nhiệt độ phòng.




đồ:





Nguyên liệu: Nếu nguyên liệu là sữa bột không đường thì
thêm đường để đạt nồng độ 8 - 10 %. Sữa tươi sử dụng
trong sản xuất sữ chua phải có chất lượng tốt.
Chuẩn hóa: mục đích điều chỉnh hàm lượng chất béo.Do
nhu cầu khách hàng ngày càng nâng cao, họ đòi hỏi sự an
toàn khi dùng sản phẩm, hàm lượng béo là một trong
những điều mà họ quan tâm hàng đầu do nó có thể làm
thay đổi dáng người mảnh mai của một người con gái và

gây ra bệnh béo phì ở trẻ em. Hàm lượng chất béo cao rất
dễ gây ra hiện tượng tách pha ở sản phẩm sữa chua.


Nguyên tắc thực hiện:




Nếu hàm lượng chất béo thấp ta tiến hành tính toán và
bổ sung thêm cream.
Nếu hàm lượng chất béo cao ta tiến hành tính toán và
tách bớt cream ra.


Hiệu chỉnh SNF

Mục đích :xác định hàm lượng chất khô có trong sữa. yếu
tố này rất quan trọng nó quyết định đến độ cứng của sản phẩm
sữa chua tạo thành. Nếu hàm lượng chất khô quá thấp thì khả
năng đông tụ của sản phẩm sữa chua sẽ rất thấp. nếu hàm lượng
chất khô quá cao thì sản phẩm sữa chua tạo thành có độ cứng
cao.
Giải pháp kỹ thuật:cô đặc chân không, bổ sung bột sữa gầy,
bổ sung sữa cô đặc, siêu lọc.


Bài khí:

Mục đích: trong sữa có nhiếu khí lạ cần được loại trừ nếu

không sẽ phá vỡ mùi hương đặc trưng của sữa chua. Khi
trong sữa có nhiều khí nó sẽ làm giảm khả năng truyền
nhiệt, nghĩa là làm tăng chi phí cho quá trình sản xuất như
bước thanh trùng, đồng hóa…trong trường hợp thanh trùng
sau khi đã đóng hộp, tại nhiệt độ thanh trùng thể tích của
khí sẽ tăng lên làm vỡ hộp.
Nguyên tắc thực hiện: ổn định hệ nhũ tương, hạn chế hiện
tượng tách pha.
Thông số kỹ thuật: T=55-70oC, P=100-250bar


Phương pháp thực hiện:
Đồng hóa toàn phần:1 cấp hoặc 2 cấp
Đồng hóa một phần: dòng cream(10%max), dòng sữa
gầy.
Thiết bị: rất đơn giản chỉ cần có sự thay đổi tiết diện đột
ngột tạo nên sự va đập, hiện tượng chảy rối, hiện tượng
xâm thực.


Thanh trùng:

Mục tiêu: tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và ức chế hoạt
động của vi sinh vật khác.
Phương pháp thực hiện: HTST(High Temperater Short
Time): 72-75oC trong vòng 15-20s
Thiết bị thanh trùng: ống lồng ống, bản mỏng.





Cấy giống: giống sau khi được phân lập từ nhiều
nguồn khác nhau, sẽ được lựa chọn loại có khả năng
cao nhất đồng thời tìm môi trường thích hợp để tiến
hành nhân giống đến lượng cần thiết. dung dịch sữa
sau khi thanh trùng cần được làm nguội xuống đến
khoảng 42oC(nhiệt độ này sẽ không làm ảnh hưởng
đến chất lượng giống) rồi tiến hành cấy giống vào
với tỷ lệ 0,5-7%.
Lên men: quá trình lên men được thực hiện trong
bioreactor có các bộ phận điều khiển : nhiệt độ tự
động, pH môi trường tự động. quá trình lên men


được thực hiện ở nhiệt độ T=42oC, thời gian lên
men t=5-6h, pH=4,5-4,6.


Rót sản phẩm:

Bao bì được sử dụng: nhựa (sữa chua đặc), giấy(sữa chua
uống).
Yêu cầu của bao bì:kín, phải vô trùng, thiết bị rót cũng phải
vô trùng.
6.

Các loại sữa chua trên thị trường hiện nay

Hiện nay loại sữa chua được ưa chuộng và sản xuất với thiết bị
hiện đại nhất là VINAMILK. Được sản xuất trên dây chuyền kỹ

thuật hiện đại của châu Âu cho ra đời các sản phẩm dinh dưỡng
chất lượng tốt nhất. sữa chua VINAMILK được là từ men vi
sinh vật sống, gây dựng men có lợi cho đường ruột và hỗ trợ tiêu
hóa. Sử dụng sữa chua mối ngày giúp cho bạn có làn da mịn
màng, tươi tắn đồng thời chữa được chứng hôi miệng.
Các loại trên thị trường như:


Sữa chua đặc : với 3 mặt hàng:
+ Sữa chua trắng(2500đ)
+ Sữa chua có bổ sung mứt dâu(3000đ)
+ Sữa chua có bổ sung hương trái cây(3000đ)

Sữa chua PLUS là sản phẩm sữa chua mới có bổ sung
canxi, chất xơ và rất ít béo.KEFIR cũng là một loại men vi sinh
rất có lợi cho cơ thể.




7.

Sữa chua uống: như sữa chua Yao, sữa chua uống tiệt
trùng Yomilk…

Lợi ích mà sữa chua mang lại

Sữa chua có tác dụng hữu hiệu đối với sức khỏe nhờ có thành
phần chính là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium.
Chúng giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt

hiện hữu có sẳn trong ruột. sữa chua có chứa một lượng rất ít
chất lactose. Đây chình là điều kiện tốt nhất cho những ai có vấn
đề về tiêu hóa mỗi khi ăn một sản phẩm được chế biến từ bơ,
sữa.
Các thành phần có trong sữa chua giúp giảm thiểu những vi
khuẩn có hại cho đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh
ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các
loại vi khuẩn có hại.

Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ vì nó có nhiều chất bổ dưỡng và
hấp thụ vào máu. Nó lại dễ tiêu và kích thích tiêu hóa. Cơ chế
hấp thu sữa chua nhiều gấp 3 lần sữa tươi, nên dùng cho người
bệnh vừa mới khỏi, suy nhược, biếng ăn. Tốt nhất với trẻ suy
dinh dưỡng và người lớn tuổi. ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp
tăng hệ miễn dịch. Ngoài ra, sữa chua chứa nhiều canxi, protein,
riboflavin, photpho, vitamin B12 nên giúp kéo dài tuổi thọ.
Riêng 3 thành phần canxi, magie và kali trong sữa chua có tác
dụng chống chứng tăng huyết áp.
Ngày nay, sữa chua không chỉ được dùng làm món tráng miệng ,
hay nấu với thịt và rau quả… ngoài chức năng bổ dưỡng, phòng


ngừa và trị các bệnh đường ruột, sữa chua còn được nhiều người
áp dụng vào việc làm đẹp cho cơ thể, nhất là làn da.
Giá trị sữa chua cho sức khỏe:
-

Duy trì thể trọng lý tưởng

-


Tạo cảm giác ngon miệng

-

Tăng cường tuổi thọ

-

Bình thường hóa những chức năng của ruột

-

Sữa chua có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng và
đường hô hấp trên do virus gây nên như cảm lạnh hoặc
cúm.

Sữa chua yaourt thật không chỉ chứa probiotics (vi khuẩn) mà
còn nhờ có sự phát triển của các vi khuẩn này tạo thành phần
chính cho sữa chua yaourt. Dưới đây là những lợi ích mà sữa
chua yaourt mang lại cho sức khỏe con người:






Phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường ruột. Vi khuẩn
Probiotics có thể loại mầm bệnh như Staphylococcus,
Salmonella và Clostridia ra khỏi đường ruột.

Phòng chống ung thư. Các nghiên cứu trên động vật cho
thấy vi khuẩn probiotics có thể ngăn chặn các khối u.
Cải thiện tiêu hóa lactose (đường chứa trong sữa động vật).
Sữa chua yaourt thật chứa lượng lactose thấp. Vi khuẩn
probiotics có chứa các chất có thể phân hủy lactose trong sữa
chua yaourt.












Giảm tác dụng phụ của kháng sinh. Một trong những vấn
đề khi uống kháng sinh đó là thuốc tiêu diệt luôn cả vi sinh
đường ruột khỏe mạnh. Thông qua sữa chua yaourt, vi khuẩn
probiotics giúp cân bằng lại lượng vi khuẩn trong đường ruột
ngay sau khi điều trị bằng kháng sinh hoặc điều trị đau dạ dày.
Phòng chống tiêu chảy và ngăn chặn vi rút roto gây tiêu
chảy. Vi khuẩn Probiotics (đặc biệt là Bd.bifidum và
S.thermophilus) là phương thuốc tuyệt vời ngăn chặn tiêu chảy ở
trẻ sơ sinh.
Điều trị eczema và dị ứng. Probiotics góp phần cải thiện
tình trạng dị ứng ở trẻ, đặc biệt ở những người mắc bệnh
eczema.

Sữa chua yaourt là một trong những thức ăn trong công
thức thức ăn cho trẻ sơ sinh, giúp làm mềm phân của trẻ.
Cải thiện hệ miễn dịch. Probiotics giúp tăng lượng tế bào
để giết những tế bào có hại trong cơ thể con người.
V. Kết luận
Sữa chua là một thức ăn bổ dưỡng, có thể dùng như một thức
uống giải khát. Lợi ích do sữa chua mang lại là rất lớn, vừa cung
cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất cần thiết vừa tăng sức đề
kháng cho cơ thể. Hiện nay ngày một càng nhiều người thích ăn
sữa chua và là một món ăn không thể thiếu sau bữa ăn của mọi
nhà.


VI. Tài liệu tham khảo
1.
2.

3.

4.

Trang web Luanvan.net.com
Trần Cẩm Vân. Giáo trình vi sinh vật học môi trường.
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Gs. Ts. Phạm Vân Ty, Ts. Vũ Nguyên Thành. Công
nghệ sinh học tập 5(công nghệ vi sinh và môi trường)
Trang web Hoahocngaynay.com




×