Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá hối đoái của nhật bản và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.94 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN
Môn học: Thanh toán quốc tế

KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA
NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM


MỤC LỤC


3

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnh
không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai
trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới
những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói
riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán
quốc tế của một quốc gia. Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại của một
nước có thể xấu đi hay tốt lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá
hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
như vậy cán cân thanh toán quốc tế của một nước sẽ được cải thiện và ngược lại nếu tỷ
giá hối đoái giảm, đồng nội tệ lên giá thì sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập
khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi.
Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như nhận thức, bài tiểu luận của
nhóm em muốn phác họa bức tranh về kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Nhật


Bản giai đoạn 2010-2015 và bài học cho Việt Nam. Việc phân tích các chính sách điều
chỉnh tỷ giá hối đoái của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm phần nào thể hiện vai
trò của chính sách tỷ giá trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu ở
nước ta. Từ đó mạnh dạn đề ra những điểm còn yếu trong chính sách tỷ giá của Việt
Nam hiện nay cần phải khắc phục và một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn
đề còn tồn tại đó cho phù hợp với nhịp độ phát triển và đổi mới kinh tế chính trị trong
tương lai của đất nước cũng như trong khu vực và trên thế giới.
Bài tiểu luận "Kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Nhật Bản giai đoạn
2010-2015 và bài học cho Việt Nam" của nhóm em gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái và các biên pháp điều chỉnh tỷ giá hối
đoái


4

Chương II: Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Nhật Bản giai đoạn
2010-2015
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua đây, chúng em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Quy – Giáo viên bộ
môn đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tiểu luận này. Do những hạn chế về
trình độ và kinh nghiệm, nên bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót. Chúng em
rất mong được sự góp ý của cô và các bạn.

Nhóm Sinh viên
Nhóm 3


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC

BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1.

Tỷ giá hối đoái

1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1.

Khái niệm cơ bản (học thuật)

Tỷ giá hối đoái được định nghĩa là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước
với nhau. Sự phát triển của tiền tệ luôn đi cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội, thể
hiện mối tương quan giữa các đồng tiền của các quốc gia trong một giai đoạn nhất
định. Do đó, với mỗi thời kỳ khác nhau, cơ sở so sánh tiền tệ giữa các quốc gia lại có
sự thay đổi, đi cùng với đó là sự phát triển của định nghĩa tỷ giá hối đoái.
1.1.1.2.

Khái niệm có tính thị trường

Trên thị trường hối đoái, việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương được căn
cứ vào các điều khoản thanh toán nhất định. Các điều khoản này sẽ quy định cụ thể các
phương tiện thanh toán được sử dụng, trong đó có một số phương tiện thanh toán quốc
tế phổ biến như như Séc, T/T. Các phương tiện này được các bên thống nhất mua và
bán bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Khi đó, tỷ giá hối
đoái là giá cả đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số tiền tệ nước kia.
Theo dõi tỷ giá trong điều kiện thị trường ngoại hối tự do, ta có thể thấy sự biến
động của tỷ giá chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quy luật cung cầu ngoại tệ. Nếu khả năng
cung ứng ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên; ngược lại, tỷ giá
hối đoái có xu hướng giảm.
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái

1.1.2.1.

Căn cứ vào công cụ thanh toán quốc tế

Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Exchange Rate – T/T
rate) hay còn gọi là tỷ giá điện hối là tỷ giá quy định trách nhiệm của ngân hàng bán
ngoại tệ cho khách hàng phải chuyển ngoại tệ đến người thụ hưởng bằng phương tiện
chuyển tiền điện tín (Electronic Funds Transfer – EFT). Tỷ giá này có đặc điểm là được


6

nhiều quốc gia lấy làm tỷ giá cơ bản của một quốc gia, có tốc độ thanh toán nhanh và
chi phí cao.
Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (Mail transfer – M/T) còn gọi là tỷ giá thư hối là
tỷ giá quy định trách nhiệm của ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng không phải
chuyển tiền bằng phương tiện điện tín mà ngân hàng sẽ chuyển lệnh chuyển tiền đến
ngân hàng đại lý bằng phương tiện chuyển phát nhanh để trích tiền trả cho thụ hưởng
bằng thư. Tỷ giá này có đặc điểm là không thông dụng trong thanh toán quốc tế, tốc độ
thanh toán rất chậm nhưng chi phí rẻ.
Tỷ giá séc là tỷ giá mà ngân hàng bán séc ngoại tệ cho khách hàng kèm theo
trách nhiệm chuyển séc đến người thụ hưởng quy định trên séc. Tỷ giá séc bằng tỷ giá
điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối kể từ khi mua séc đến khi séc
được trả tiền.
Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả tiền ngay là tỷ giá quy định ngân hàng bán hối
phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng mà chính họ là người thụ hưởng hối phiếu.
Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng là
người có nghĩa vụ trả ngoại tệ cho họ. Người được chuyển nhượng khi nhận được hối
phiếu sẽ xuất trình đến ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền ngay sau khi
xuất trình.

Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả sau là tỷ giá quy định ngân hàng bán hối phiếu
ngoại tệ trả chậm cho khách hàng mà chính họ là người thụ hưởng hối phiếu. Khách
hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng là người có
nghĩa vụ trả tiền cho anh ta. Khi hối phiếu đến hạn thanh toán, người được chuyển
nhượng sẽ xuất trình hối phiếu đến ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để nhận tiền. Tỷ
giá hối phiếu ngân hàng trả sau bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh tính từ
lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền. Thời hạn này thường là
bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng với thời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ
ngân hàng bán hối phiếu đến ngân hàng trả tiền ghi trên hối phiếu.
1.1.2.2.

Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng


7

Tỷ giá mua (BID RATE) và tỷ giá bán (ASK RATE hoặc OFFER RATE): BID
RATE là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng. ASK RATE là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân
hàng. Khi niêm yết tỷ giá, tỷ giá mua đứng trước và tỷ giá bán đứng sau. Chênh lệch
giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng.
Tỷ giá giao ngay (SPOT RATE) và tỷ giá kỳ hạn (FORWARD RATE): Tỷ giá
giao ngay là tỷ giá mà ngân hàng phải có nghĩa vụ giao ngoại tệ ngay trong một vài
ngày nhất định kể từ ngày ký hợp đồng. Tùy theo tập quán của thị trường ngoại tệ, thời
hạn này có thể là T + 3 hoặc T + 2 hoặc T + 1. T là ngày ký hợp đồng. Các số 3, 2, 1 là
số ngày thanh toán và giao nhận ngoại tệ. Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá mà ngân hàng có
nghĩa vụ giao ngoại tệ sau ngày ký hợp đồng một thời hạn quy định,ví dụ 30 ngày, 60
ngày … Thời hạn để giao ngoại tệ và thanh toán là bằng thời hạn của hợp đồng mua
bán ngoại tệ kỳ hạn cộng với T + 3 hoặc T + 2 hoặc T + 1.
Tỷ giá mở cửa (OPENING RATE) và tỷ giá đóng cửa (CLOSING RATE): Tỷ
giá mở cửa là tỷ giá của hợp đồng mua bán ngoại tệ đầu tiên trong một ngày. Tỷ giá

đóng cửa là tỷ giá của hợp đồng mua bán ngoại tệ cuối cùng trong một ngày.
Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt (CASH RATE) và tỷ giá ngoại tệ chuyển khoản
(TRANSFER RATE): Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt là tỷ giá mà ngân hàng mua bán ngoại
tệ tiền mặt với khách hàng. Ngoại tệ tiền mặt thường bao gồm ngoại tệ giấy, tiền kim
loại. Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mà ngân hàng mua bán ngoại tệ với khách hàng
kèm theo trách nhiệm chuyển ngoại tệ đó vào tài khoản của người thụ hưởng chỉ định.
Tỷ giá chuyển khoản thường cao hơn tỷ giá tiền mặt. Phần chênh lệch đó là phí chuyển
khoản. Tuy nhiên, có những ngân hàng thu phí chuyển khoản riêng.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Dưới đây chúng ta sẽ xét ảnh hưởng của 5 nhân tố quan trọng đến biến động của
tỷ giá hối đoái.
1.1.3.1.

Sự chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia


8

Yếu tố này là yếu tố liên kết mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và sức mua của mỗi
đồng tiền. Khi tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia tăng lên hay giảm xuống sẽ làm giá trị của
đồng tiền nước đó thay đổi dẫn tới tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với nước
ngoài bị biến động.
Nếu mức lạm phát của một nước cao hơn mức lạm phát của nước khác thì sức
mua của đồng nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ. Lạm phát cao càng kéo dài, đồng tiền
càng mất giá, sức mua của nó càng giảm nhanh, sức mua của tiền trong nước giảm thì
sức mua đối ngoại của nó cũng giảm làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên.
1.1.3.2.

Cán cân thanh toán quốc tế


Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu
ngoại hối, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Về nguyên
tắc, nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn
hơn cầu ngoại hối, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại nếu cán
cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối,
từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng.
1.1.3.3.

Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Nếu các điều kiện và môi trường kinh doanh của các nước là tương đương, nước
nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh
lệch do tiền lãi tạo ra, do dó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi,
tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.
1.1.3.4.

Yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện, tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội của các nước và thế giới có liên quan. Chẳng hạn, mức
thu nhập thực tế (mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa
và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu
cũng tăng lên. Tăng trưởng hay suy thoái kinh tế cũng có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.


9

Khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nhu cầu về ngoại tệ tăng và lúc đó giá
ngoại tệ có xu hướng tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khủng hoảng,
nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho giá ngoại tệ có xu hướng giảm.

1.1.3.5.

Sự quản lý của Ngân hàng trung ương

Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, vai trò can thiệp của Nhà nước
giữ vị trí quan trọng. Cần nhấn mạnh rằng Nhà nước can thiệp bằng công cụ của thị
trường thông qua Ngân hàng Nhà nước Trung ương chứ không phải bằng các công cụ
hành chính, tức là Ngân hàng Trung ương tham gia vào thị trường với tư cách là người
tham gia trên thị trường (người mua hoặc người bán) trong từng thời điểm để tác động
lên cung hoặc cầu ngoại hối.
1.2.

Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và biến động một cách tự phát.

Tuy nhiên Nhà nước có thể áp dụng nhiều phương pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái,
trong đó chủ yếu là chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái, lập quỹ bình ổn hối
đoái, vay nợ, phá giá, nâng giá tiền tệ.
1.2.1. Chính sách chiết khấu
Ngân hàng Trung ương dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng
mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức
nguy hiểm, ngân hàng sẽ nâng cao tỷ suất chiết khấu lên để giảm tỷ giá hối đoái xuống.
Bởi vì khi ngân hàng nâng cao tỷ suất chiết khấu dẫn đến lãi suất trên thị trường cũng
tăng lên, vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào góp phần làm dịu sự căng
thẳng của cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.
Mặt khác, trong trường hợp lãi suất lên cao, nhưng tình hình kinh tế, chính trị và
tiền tệ của nước đó không ổn định thì không hẳn là vốn ngắn hạn sẽ chạy vào, bởi lúc
đó vấn đề đặt lên hàng đầu là sự bảo đảm an toàn cho vốn chứ không phải thu được lãi
nhiều. Nếu tình hình tiền tệ của các nước gần tương tự như nhau thì hướng đầu tư ngắn



10

hạn sẽ nhắm vào các nước có lãi suất cao, do đó chính sách chiết khấu có ý nghĩa quan
trọng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của các nước.
1.2.2. Chính sách hối đoái
Chính sách hối đoái, hay còn gọi là chính sách hoạt động công khai trên thị
trường: có nghĩa là ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối của nhà nước
dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Khi tỷ giá hối đoái lên cao, ngân hàng trung ương tung ngoại hối ra để bán
nhằm kéo giá hối đoái giảm xuống. Muốn thực hiện được biện pháp này, ngân hàng
trung ương phải có dự trữ ngoại hối đủ lớn. Nhưng nếu tình hình thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế của nước đó kéo dài thì khó có nguồn dự trữ ngoại hối đủ lớn để
thực hiện biện pháp này.
1.2.3.

Phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay

là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.
Tác dụng của phá giá tiền tệ có thể là: Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, hạn
chế nhập khẩu hàng hóa. Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu
vốn ra bên ngoài. Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước
ngoài. Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền phá giá trong
tay. Vậy, có thể thấy kết quả của phá giá tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng
của tỷ giá hối đoái. Phá giá tiền tệ được áp dụng trong điều kiện duy trì chế độ tỷ giá
hối đoái cố định. Phá giá tiền tệ là biện pháp mạnh, chỉ được sử dụng trong những
trường hợp hết sức cần thiết.

1.2.4. Nâng giá tiền tệ

Nâng giá tiền tệ là việc nâng chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại
tệ, tức là nâng cao hàm lượng vàng của tiền nước mình lên, tỷ giá của ngoại hối so với


11

đồng tiền nâng giá bị đánh sụt xuống, tỷ giá hối đoái hạ thấp xuống. Ảnh hưởng của
nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá
tiền tệ. Nâng giá tiền tệ thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà nước này mong
muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình vào nước có cán cân thanh toán và
cán cân thương mại dư thừa.
1.2.5. Các biện của Nhà nước tác động trực tiếp đến cung - cầu ngoại hối
Để tác động đến cung, Nhà nước có thể giảm hoặc miễn thuế đối với hàng xuất
khẩu tăng cường xuất khẩu hàng hóa thu ngoại tệ về. Áp dụng tỷ giá cao đối với các
Doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, đầu tư hay áp dụng lãi
xuất cho vay xuất khẩu thấp. Ngoài ra cơ chế đa tỷ giá có thể khuyến khích các nguồn
thu ngoại tệ vào trong nước.
Tác động đến cầu có thể thông qua các hoạt động tăng lãi suất vay ngoại tệ nhập
khẩu nhằm giảm nhu cầu nhập khẩu. Tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu
dùng chưa cần thiết, giảm cầu ngoại tệ. Áp dụng cơ chế đa tỷ giá để hạn chế dòng
ngoại tệ chảy ra nước ngoài, chống nạn Đô-la hóa.


12

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
1

Chính sách chiết khấu


1.2.6. Diễn biến điều chỉnh chính sách chiết khấu của Nhật Bản 2010 – 2015
Để có cái nhìn rõ nét hơn về diễn biến chính sách chiết khấu của Nhật Bản từ
năm 2010 đến nay, chúng ta không thể không kể đến một yếu tố có quan hệ trực tiếp
tới việc điều chỉnh, thiết lập và thay đổi chính sách chiết khấu của Ngân hàng Trung
ương Nhật Bản, đó là sự thay đổi trong cơ cấu bộ máy chính trị của Nhật Bản.
Từ năm 2010 đến năm 2015, trong vòng 5 năm, Nhật Bản đã trải qua bốn đời
thủ tướng, bao gồm thủ tướng Yikio Hatoyama (9/2009 – 6/2010), thủ tướng Kan
Naoto (6/2010 -9/2011), thủ tướng Noda Yoshihiko (9/2011 – 12/2012), thủ tướng
Shinzo Abe (từ 12/2012 đến nay). Như vậy, trong khi ba thủ tướng của Đảng Dân chủ,
mỗi người chỉ duy trì nhiệm kỳ được trong vòng một năm thì thủ tướng Đảng Dân chủ
Tự do Shinzo Abe là người cầm quyền với thời gian lâu nhất cho tới bây giờ. Ông là
người nối tiếng với việc thực hiện các chính sách tái cấu trúc nền kinh tế, kích thích
tiêu dùng nội địa để chống giảm phát, đưa nền kinh tế Nhật Bản dần thoát khỏi suy
thoái, trong đó nổi tiếng với chinh sách Abenomics được thực hiện từ năm 2012 với
trọng tâm chính gồm: thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu
rộng.
Quy mô của mục tiêu chính sách tiền tệ mới, tiền cơ sở, sẽ được tăng gấp đôi
từ 138 nghìn tỷ yen (cuối năm 2012) lên 270 nghìn tỷ yen (cuối năm 2014), không phụ
thuộc vào xu hướng của lãi suất. Với chính sách mới này, Ngân hàng trung ương Nhật
Bản đang theo đuổi mục tiêu đẩy lãi suất trong dài hạn xuống thấp, gây ảnh hưởng tích
cực lên sự tiến triển của tài sản thực và gây ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ giá hối đoái của
đồng yen. Việc đồng yen mất giá sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của các đối
tác thương mại của Nhật Bản, và cùng với đồng euro vốn đã yếu có nguy cơ châm ngòi
cho một cuộc chạy đua hạ giá đồng tiền quốc tế. Kinh doanh chênh lệch lãi suất với


13

đồng yen, hay việc cấp vốn cho các khoản đầu tư tại nước ngoài sử dụng đồng yen với

lãi suất thấp, có nguy cơ đem lại các bong bóng đầu cơ trên toàn cầu.
Khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ khuyến khích việc các
ngân hàng thương mại vay tiền tại ngân hàng trung ương làm cho khả năng cho vay
của các ngân hàng thương mại tăng từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế
tăng. Mặt khác khi ngân hàng trung ương muốn hạn chế ngân hàng thương mại vay
chiết khấu của mình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại. Chính sách lãi suất
thấp có xu hướng làm giảm giá của nội tệ, bởi vì có xu hướng chuyển sang ngoại tệ để
hưởng lãi suất cao hơn. Điều này làm cho tăng cầu về ngoại tệ (hay tăng cung về nội
tệ), từ đó đồng ngoại tệ có xu hướng lên giá trên thị trường và đồng nội tệ sẽ mất giá.
Khi tỷ giá quá thấp, muốn điều chỉnh tỷ giá tăng lên, Ngân hàng trung ương sẽ
giảm lãi suất chiết khấu xuống, do đó lãi suất của các ngân hàng thương mại cũng giảm
theo, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới không vào Nhật Bản nhiều. Nhờ
vào sự di chuyển các dòng vốn ngắn hạn mà làm giảm bớt sự căng thẳng nhu cầu ngoại
hối trên thị trường, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng thay đổi.
Biểu đồ 2.1: Lãi suất chiết khấu của Nhật Bản từ năm 2010 - 2015


14

Theo biểu đồ trên, có thể thấy Nhật Bản duy trì lãi suất chiết khấu ở mức 0,3%
từ năm 2010 đến năm 2015. Với thực trạng lãi suất này, Nhật Bản đã duy trì được lãi
suất trên thị trường ở mức thấp và không có biến động. Nhưng lãi suất và tỷ giá hối
đoái có mối quan hệ gián tiếp, những biến động của tỷ giá không nhất thiết dẫn đến sự
biến động của tỷ giá nên chính sách chiết khấu của Nhật Bản trong giai đoạn 2010 –
2015 chỉ có ảnh hưởng nhất định và có giới hạn.
Tuy nhiên, lãi suất tăng lên có thu hút các dòng vốn ngắn hạn chảy vào một
nước hay không còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị và an ninh xã hội của
nước đó có tốt hay không, bởi vì mục tiêu của các nhà đầu tư là thu về lợi nhuận nhưng
phải đảm bảo an toàn về vốn đầu tư. Nếu tình hình kinh tế và tiền tệ của các nước đại
thể như nhau, thì dòng vốn ngắn hạn sẽ chảy vào những nước nào có lãi suất chiết khấu

cao. Do đó, không nên coi thường chính sách chiết khấu, nó vẫn có một ý nghĩa quan
trọng trong hệ thống chính sách vĩ mô của ngân hàng Trung ương.
1.2.7. Tác động của chính sách chiết khấu đến tỷ giá hối đoái của Nhật Bản
Chính sách chiết khấu giúp Ngân hàng trung ương thực hiện vai trò là người
cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại khi các ngân hàng thương mại
gặp khó khăn trong thanh toán, và có thế kiểm soát được hoạt động tín dụng của các
ngân hàng thương mại đồng thời có thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối
với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể. Tuy vậy, hiệu
quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các ngân hàng thương
mại, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung
cầu vốn trên thị trường.
Ngoài ra, chính sách chiết khấu có mục đích thay đổi nguồn vốn ngắn hạn chảy
vào thị trường nên làm giảm bớt sự căng thẳng về cung cầu ngoại tệ hay sự biến động
tỷ giá hối đoái trong nhất thời. Vì vậy, Nhật Bản đã không áp dụng chính sách này vào
việc điều chỉnh những biến động về tỷ giá hối đoái.
Mối quan hệ chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi
như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn
chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài…Vì vậy, trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suất và


15

tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế
trong từng thời kỳ nhất định. Điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá là
một kỹ thuật vi diệu, vì rằng hai biến số này bị tác động bởi nhiều yếu tố như tình hình
xuất, nhập khẩu, lạm phát, đầu tư nước ngoài, chính sách, kinh tế, tài chính của chính
phủ, các yếu tố tâm lý,…
1.3.

Chính sách hối đoái của Nhật Bản

Chính sách hối đoái của Nhật Bản chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các biến động của

thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2015, khi khủng hoảng
nợ công diễn ra tại Eurozone cũng như thảm họa thiên nhiên mà bản thân Nhật Bản
phải đối mặt.
Biểu đồ 2.2: Lượng dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: ieconomics.com
Tháng 10/2010, Nhật Bản đạt được lượng dự trữ ngoại hối cao nhất trong lịch sử,
1.109,589 tỷ USD. Nguyên nhân là do tháng 9/2010,bộ Tài chính Nhật Bản (MOF)
quyết định dùng đồng yen để mua vào USD, theo đó kéo tỷ giá JPY/USD giảm xuống.
Nhật Bản đã sử dụng khoảng 2.1249 tỷ yen (tương đương 25,69 tỷ USD) cho việc can


16

thiệp tiền tệ, nhằm chặn đà tăng giá của đồng yen. Việc đồng yen tăng giá so với USD
đã làm tổn hại khả năng cạnh tranh của khu vực xuất khẩu của Nhật Bản.
Tuy nhiên sau đó, do chính phủ không có thêm bất kỳ sự can thiệp nào vào thị
trường ngoại hối và lãi suất ở châu Âu và Mỹ tăng làm giảm giá trị của trái phiếu chính
phủ Nhật Bản sở hữu nên dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giảm liên tiếp 4 tháng cho tới
tháng 2/2011.
Ngày 9/3/2011, Nhật Bản gặp phải thảm họa kép động đất sóng thần làm nền kinh
tế suy sụp hoàn toàn. Tuy nhiên, 8 ngày sau ngày thảm họa, 17/3/2011, đồng Yen bất
ngờ tăng giá, phá vỡ mức 80 Yen/USD, đạt 76,25 Yen/USD, thấp nhất kể từ sau thế
chiến thứ 2. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động đầu cơ của giới tài chính khi kỳ
vọng rằng các nhà bảo hiểm của Nhật Bản sẽ phải mua yen để bồi thường thiệt hại sau
thảm họa. Bên cạnh đó, do đồng yen cũng là một lựa chọn an toàn cho giới đầu tư khi
xảy ra khủng hoảng nợ công ở Eurozone và nỗi lo về khả năng Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm.
Bởi vậy, ngày 18/3, Ngân hàng đã can thiệp bằng cách tiến hành mua vào hàng tỷ

USD để làm giảm giá đồng yen nhằm ngăn chặn giới đầu cơ cũng như sự biến động bất
thường của tỷ giá. Bên canh đó, nhóm các nước G7 cũng giúp đỡ Nhật Bản khắc phúc
tình trạng bằng cách bán các đồng yen ra thị trường mở cửa giao dịch. Nhờ vậy mà
đồng yen đã giảm giá xuống còn 81,26 yen/USD.
Sau đó, dự trữ ngoại hối của Nhật Bản tăng liên tục và đã tăng 13,07 tỷ yen, đạt
mức kỉ lục 1218 nghìn tỷ yen (tương đương 14,67 nghìn tỷ USD) trong tháng
8/2011. Sự tăng giá của trái phiếu kho bạc Mỹ và các trái phiếu chính phủ khác, giá
vàng và các khoản đầu tư khác, khoản tiền kỷ lục mà chính phủ đã chi để can thiệp vào
thị trường tiền tệ nhằm kiềm chế sức tăng mạnh của đồng yen đã khiến cho dự trữ
ngoại hối của Nhật Bản đạt mức kỉ lục.
Trong suốt 2 tháng giảm dự trữ ngoại hối, tháng 9 và tháng 10 thì sang tháng 11
lại chứng kiến mức tăng kỷ lục của dự trữ ngoại hối Nhật Bản. Sự gia tăng mạnh mẽ
trong dự trữ ngoại hối của Nhật trong tháng 11 xuất phát từ việc Tokyo can thiệp mạnh


17

vào thị trường ngoại hối bằng cách tung đồng nội tệ để mua vào ngoại tệ. Trong thời
gian từ ngày 28/10-28/11, Nhật Bản đã bán ra khối lượng đồng yen kỷ lục lên tới 9.092
tỷ yen, tương đương 117 tỷ USD. Đợt can thiệp này nhằm mục đích hạ nhiệt cơn sốt
đồng yen đã kéo dài, vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Năm 2012 là năm chứng kiến dự trữ ngoại hối của Nhật Bản luôn có xu hướng
giảm do vàng và euro đồng loạt giảm giá và chính phủ cũng không can thiệp vào thị
trường ngoại hối.
Sang năm 2013, năm đầu tiên thực hiện chính sách Abenomics của tân thủ tướng
Shinzo Abe. Theo đó, chính sách này sẽ gồm 3 mũi tên.
Thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản sẽ tập trung vốn cho các công trình công cộng
khổng lồ bất chấp nguồn ngân sách hạn chế. Giữa tháng 5 vừa qua, Nhật Bản đã thông
qua khoản ngân sách 92,610 tỷ yen cho tài khóa 2013. Như vậy, lần đầu trong bốn năm
qua, ngân sách cho các dự án công ích tăng lên mức 5,290 tỷ yen, tăng 15,6% so với

năm trước. Chính phủ cũng dành 4,390 tỷ yen dưới dạng ngân sách đặc biệt nhằm đẩy
nhanh tiến độ tái thiết sau thảm họa kép động đất – sóng thần hồi tháng 3/2011, tăng
16,1% so với ngân sách ban đầu năm 2012 dành cho kế hoạch này.
Thứ hai, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định duy trì chính sách nới
lỏng tiền tệ nhằm chống giảm phát. BOJ nhất trí tăng cơ số tiền tệ lưu thông trên thị
trường với tốc độ hằng năm khoảng Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng
đến nền kinh tế thế giới khoảng từ 583 đến 680 tỷ USD. Chính sách này được triển
khai kết hợp cùng các biên pháp tài chính khác với mục tiên đưa ra lạm phát trên 2%
trong vòng hai năm thông qua tăng cường mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài
chính có sự rủi ro hơn.
Thứ ba, Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực tư
nhân và hoạt động của khối doanh nghiệp. Chính phủ đặt các mục tiên cụ thể, như tăng
tổng vốn đầu tư cho doanh nghiệp thêm 10% trong ba năm tới, lên mức khoảng 70
nghìn tỷ yen; tăng tổng thu nhập bình quân đầu người (hiện ở mức 3,84 triệu yen trong


18

tài khóa 2012) thêm hơn 1,5 triệu yen trong 10 năm tới… Ngoài ra, chính phủ đặt mục
tiêu tới năm 2020, tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực hạ tầng lên 30 nghìn tỷ yên và tăng gấp hai lần kim ngạch xuất
khẩu nông phẩm và thực phẩm, lên 1.000 tỷ yen,… Kết quả là vào năm 2013, chính
sách tiền tệ mở rộng đã có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ lên các thị trường tài chính:
lợi tức giảm xuống gần 0%, chứng khoán tăng trở lại và đồng yen tiếp tục mất giá.
Từ tháng Giêng năm 2014, ngân hàng bắt đầu mua lại không giới hạn trái phiếu
của Chính phủ Nhật Bản tổng trị giá 13 nghìn tỷ yên, tương đương với 146 tỷ USD.
Việc bơm tiền vào nền kinh tế sẽ dẫn đến việc giá cả tăng nhanh, do đó, mục tiêu lạm
phát sẽ tăng từ 1% đến 2% mỗi năm. Đồng thời, ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng
có động thái đẩy lợi tức xuống mức thấp mới, mới nhất là 0,02% cho trái phiếu kỳ hạn
2 năm; 0,05% cho trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 0,33% cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm.

Trong năm 2014, BOJ tuyên bố giữ nguyên kế hoạch nới lỏng tiền tệ kỷ lục, tiếp tục
bơm thêm 80.000 tỷ yên (683 tỷ USD) vào nền kinh tế mỗi năm và cam kết bổ sung
khoảng 3.000 tỷ yên cho ngân sách trong năm tài khóa 2014 (kết thúc vào tháng
3/2015) để thực hiện các biện pháp thúc đẩy chi tiêu của tư nhân và tạo động lực cho
kinh tế địa phương.
Biểu đồ 2.3: Lượng dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giai đoạn 11/2013 – 07/2015

Nguồn: ieconomics.com


19

Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản có xu hướng giảm dần đến tháng 8/2015 (đạt mốc
1244,150 tỷ USD). Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên chính sách
nới lỏng tiền tệ với nhận định kinh tế đang phục hồi ở mức vừa phải, đồng thời nâng
triển vọng về tiêu dùng cá nhân và đầu tư nhà ở. Ban chính sách của BOJ đã nhất trí
duy trì chính sách tăng lượng cung tiền cơ bản khoảng 80.000 tỷ yen/năm (tương
đương 662 tỷ USD) thông qua chương trình mua tài sản. Quyết định này được đưa ra
sau khi BOJ lùi thời hạn đạt mục tiêu lạm phát 2% đến khoảng nửa đầu tài khóa 2016
tại cuộc họp ngày 30/4 vừa qua, trong bối cảnh giá dầu thô giảm và nhu cầu tiêu dùng
yếu.
Về tiêu dùng cá nhân, BOJ nhận định đã có sự phục hồi nhanh nhờ tình hình việc
làm và thu nhập cải thiện vững chắc. Ngân hàng này cũng nâng triển vọng về đầu tư
nhà ở, cho rằng lĩnh vực "có một số dấu hiệu đi lên", sau khi thuế tiêu dùng tăng từ 5%
lên 8% năm ngoái khiến chi tiêu hộ gia đình sụt giảm. Nhờ đó, Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của Nhật Bản trong quý đầu năm 2015 đạt mức tăng trưởng 2,4% so với
cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp GDP tăng trưởng.
Chính nhờ những kết quả tích cực trên mà thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda hoàn
toàn có thể cảm thấy tình hình lạc quan về khả năng đạt mục tiêu lạm phát và nhận
định rằng chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn của BOJ đã mang lại hiệu quả như

mong muốn.
1.4.

Chính sách phá giá tiền tệ

1.4.1. Mục đích phá giá tiền tệ
Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh
tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh
theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn
đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh
tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh).
Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh
và kéo dài đối với cán cân thương mại.


20

Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ
để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì
không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
1.4.2. Thực trạng phá giá đồng yên Nhật trong khoảng thời gian 2012-2015
Đồng Yên bắt đầu xu hướng tăng giá kể từ sự sụp đổ của Lehman Brothers hồi
năm 2008, khi mà Mỹ phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng
nhất kể từ năm 1929. Đến năm 2010 châu Âu cũng bị lôi vào vòng xoáy của khủng
hoảng nợ công khiến cho nhiều quỹ đầu tư tìm đến đồng Yên làm nơi trú ẩn an toàn.
Một đồng Yên mạnh đe dọa tới những doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật mà đại diện là
các doanh nghiệp sản xuất oto và công nghệ cao. Nó làm giảm khả năng cạnh tranh của
hàng hóa Nhật Bản trên toàn cầu và xói mòn lợi nhuận khi dòng tiền hồi lưu.
Chính phủ Nhật đã buộc phải can thiệp sau khi đồng yên lên mức cao kỷ lục so
với đồng USD, thị trường sợ hãi về khả năng nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu

sẽ chịu tác động xấu nếu đồng yên tiếp tục lên giá thiếu kiểm soát. Tháng 9/2011, Bộ
Tài chính Nhật cho biết chính phủ Nhật sẽ dành ra khoảng 46 nghìn tỷ yên riêng cho
việc ngăn đồng yên tăng giá. Ngày 3110/2011, Bộ Tài chính Nhật đã chi ra tới 10 nghìn
tỷ yên tương đương 128 tỷ USD, cao hơn gấp đôi con số kỷ lục vào tháng 8/2011 để
ngăn đồng yên tăng giá.
Tháng 12/2012 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bổ sung 10.000 tỷ
yen cho chương trình mua lại tài sản để nâng tổng trị giá của chương trình này lên
101.000 tỷ yen. Sau khi lên nắm quyền vào cuối tháng 12/2012, Thủ tướng Abe đã
ngay lập tức cụ thể hóa Abenomics (chính sách kinh tế của Abe) với trọng tâm là tăng
cường chi tiêu công và nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế và đạt tỷ lệ lạm phát 2%/năm. Ngày 15/1/2013, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua
dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ hai trong tài khóa 2012 (kết thúc vào cuối tháng
3/2013) với tổng trị giá lên tới 13.100 tỷ yen để tài trợ cho gói biện pháp kích thích
tăng trưởng. Trong một động thái nhằm bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BOJ đã
quyết định thông qua các biện pháp nới lỏng định lượng “không hạn chế” tương tự như


21

các biện pháp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) như mua vào trái phiếu chính phủ
hay các tài sản tài chính tương đối an toàn khác từ các tổ chức tài chính mà không đưa
ra thời hạn cụ thể. BOJ cũng quyết định từ tháng 1/2014, hàng tháng sẽ bắt đầu mua
vào khoảng 13.000 tỷ yen tài sản tài chính, trong đó có 2.000 tỷ yên trái phiếu chính
phủ Nhật Bản và biện pháp này sẽ được duy trì hàng tháng một cách “vô hạn định”.
Bên cạnh đó, BOJ cũng quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn chủ chốt ở mức
cực thấp, từ 0 đến 0,1%. Trong cuộc họp được triệu tập vào ngày 8/4/2015, Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ hiện tại mà
chưa có thêm động thái nới lỏng nào, mặc dù lạm phát vẫn đang giữ xu hướng giảm và
hiện chưa đạt được mức mục tiêu 2% mà BoJ đã đề ra. Theo đó, BoJ vẫn tiếp tục giữ
nguyên chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 80 nghìn tỷ Yên (tương đương

666 tỷ USD), trái với dự báo của nhiều chuyên gia trước đó khi cho rằng BoJ có thể sẽ
tiến hành mở rộng chương trình nới lỏng tiền tệ trong quý I trước sức ép giảm phát
đang quay trở lại.
1.4.3. Tác động của chính sách phá giá lên nền kinh tế Nhật Bản
1.4.3.1.

Tác động lên tỷ giá USD/JPY

Tính từ tháng 11/2012 đến khoảng đầu tháng 2/2013, đồng yen Nhật đã giảm
11% so với USD và 20% so với đồng tiền chung châu Âu (euro). Lần đầu tiên trong
vòng 4 năm qua, đồng USD vượt đỉnh 100 yên trong phiên giao dịch ngày 9/5/2013.
Sau đó, đồng USD tiếp tục vọt lên 102 yên, rồi vượt mốc 103 yên, tăng khoảng 30% kể
từ giữa tháng 11/2012. Tháng 9/2014, trước những đồn đoán của giới đầu tư về Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến đã đẩy đồng USD tăng mạnh
so với đồng JPY. Tỷ giá USD/JPY đã tăng vọt lên mức cao nhất 6 năm qua, ở mức
106,63. Như vậy, đồng Yên đã mất giá 4,18% so với 3 tháng trước đó, mất giá 3,30%
so với thời kỳ vào tháng 3/2014.

Biểu đồ 2.4: Tỷ giá hối đoái của đồng yen giai đoạn 01/01/2009 – 09/10/2014


22

Nguồn: Nguyễn Lê, 2014
Các nhà phân tích và đầu tư tiếp tục kỳ vọng đồng Yên sẽ tiếp tục suy giảm
thêm trong ngắn hạn vì sự suy yếu của đồng Yên cần có thời gian để đạt hiệu quả trong
nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra là đồng Yên nên giảm đến mức nào là vừa đủ và mức tỷ giá
USD/JPY hợp lý là bao nhiêu để có thể thúc đẩy tăng trưởng. Một mặt, nếu dừng lại
hoặc thu hẹp quá sớm chương trình nới lỏng tiền tệ có thể sẽ ngăn cản đà phục hồi của
nền kinh tế. Mặt khác, sự giảm giá mạnh của đồng JPY không phải không gây lo ngại

do nếu đồng tiền này giảm giá quá nhiều sẽ có tác động tiêu cực nhiều hơn là tác động
tích cực cho nền kinh tế Nhật, vì các mặt hàng nhập khẩu như năng lượng và lương
thực sẽ tăng một cách chóng mặt. Điều cần thiết là phải tìm ra được một thế quân bình
giữa các đơn vị tiền tệ quốc tế với đồng yên để xuất khẩu của Nhật Bản cải thiện song
vẫn tránh phải trả chi phí quá đắt khi cần nhập khẩu nguyên liệu và nhiên liệu.Vì vậy,
về dài hạn, sự ổn định của tỷ giá USD/JPY trong thời gian tới mới là dấu hiệu cho sự
phục hồi tăng trưởng của nước này.
1.4.3.2.

Tác động lên cán cân thương mại
Bảng 2.1: Tình hình cán cân thương mại Nhật Bản 2010 - 2015


23


m
2010
2011
2012
2013
2014

Tình hình cán cân thương mại Nhật Bản 2010 – 2015
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
Kim ngạch
Kim ngạch
Tỷ lệ

Tỷ lệ
thương mại
(nghìn tỷ
(nghìn tỷ
tăng/giảm
tăng/giảm
(nghìn tỷ Yên)
Yên)
Yên)
67.399
24,70%
60.764
18%
6.634
65.546
-2,70%
68.111
12,10%
-2.564
63.747
-2,70%
70.688
3,80%
-6.941
69.774
9,50%
81.242
14,90%
-11.468
73.093

4,80%
85.909
5,70%
-12.816
Nguồn: Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính Nhật
Bản
Có thể thấy năm 2010, do tình trạng đồng Yên mạnh từ sau cuộc khủng hoảng

tài chính ở Mỹ và châu Âu bắt đầu năm 2008 mà Nhật Bản có thặng dư thương mại lên
đến 6.634 nghìn tỷ Yên. Tuy nhiên ngay năm sau đó, cán cân thương mại của Nhật Bản
lại thâm hụt đến 2.564 nghìn tỷ Yên. Nguyên nhân chính là thảm họa kép động đất và
sóng thần xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại miền đông Nhật Bản đã gây ra tổn
hại lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Nhật, đồng thời dẫn đến việc Nhật Bản ra lệnh
ngừng hoạt động tất cả 50 nhà máy điện hạt nhân trên toàn quốc và bắt buộc phải gia
tăng sản lượng nhập khẩu khí ga tự nhiên, nguồn nhiên liệu.
Sau khi chính phủ của Thủ tướng Abe lên nắm quyền vào cuối năm 2012 và
chính sách nới lỏng tiền tệ được Ngân hàng Trung ương Nhật chính thức thông qua
tháng 1 năm 2013, đồng yên giảm giá đã giúp các mặt hàng xuất khẩu của Nhật tăng
tính cạnh tranh, từ đó dẫn đến kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng 9,5%. Các
hãng sản xuất ô tô và hàng điện tử là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất do
hàng xuất khẩu có giá rẻ hơn tại các thị trường nước ngoài, đẩy lợi nhuận ở nước ngoài
tăng cao. Mặt khác, việc đồng yên giảm giá cũng đã khiến cho chi phí nhập khẩu năng
lượng của Nhật Bản tăng vọt tới 14,9% so với năm trước đó.
Vậy là cho dù một đồng yên yếu đã hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu có chút khởi
sắc song tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Nhật vẫn càng thêm trầm trọng do
hàng hóa nhập vào thị trường Nhật trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều.


24


Sang đến năm 2014 và vài tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng
mặc dù với tốc độ chậm hơn trước. Nhập khẩu cũng tăng chậm hơn nhưng cán cân
thương mại vẫn bị thâm hụt ở mức 12.816 nghìn tỷ Yên. Điều này cho thấy mặc dù
việc đồng Yên đã giảm giá tới gần 30% kể từ khi các biện pháp nới lỏng tiền tệ được
BOJ thông qua hồi đầu năm 2013 có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại, Nhật
Bản vẫn cần phải có các biện pháp phối hợp khác để thực sự đưa cán cân thương mại
trở lại cân bằng hay thặng dư.


25

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
2.1.

Các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Việt Nam

2.1.1. Năm 2010
2.1.1.1.

Chính sách hối đoái

Trong năm 2010, NHNN áp dụng chính sách hối đoái và cụ thể là việc mua bán
ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Trong đó, ngân hàng tuyên bố sẵn sàng bơm
ngoại tệ và cung ứng đủ để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong nước không
sản xuất được.
2.1.1.2.

Biện pháp can thiệp trực tiếp vào cung cầu ngoại hối trên thị trường

Việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ

chức tín dụng (TCTD) bị chấm dứt, các sàn vàng bị đóng cửa. Nguyên nhân chủ yếu là
chênh lệch lãi suất giữa VND với USD và mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ.
Trong năm này, nhà nước có những chính sách tác động tới thuế và hạn ngạch. Cụ
thể, Nhà nước cấp thêm quota nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng
bạc để giảm bớt căng thẳng cung cầu và chênh lệch giữa giá vàng trong nước và trên
thế giới, một trong những nhân tố gây bất ổn cho thị trường ngoại tệ tự do. Đồng thời,
Nhà nước cũng chỉ đạo các TCTD hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng không thiết
yếu.
2.1.1.3.

Tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng

Ngày 11/2/2010, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức
17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD nhằm khuyến khích các tập đoàn, tổng
công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại
tệ vốn đang căng thẳng. Trước sức ép của thị trường, tháng 8/2010, NHNN buộc phải
tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 2,1%, lên mức 18.932 VND/USD. Cuối
tháng 11, tỷ giá tăng vọt lên mức 21.380 - 21.450 đồng/USD, trên thị trường tự do tỷ
giá vượt qua mức 21.500 đồng/USD. Đây là mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử tài
chính Việt Nam từ năm 1990.


×