Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nuôi con nuôi trên thực tế và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.53 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi được pháp luật công nhận và bảo vệ đáp ứng nhu cầu to
lớn về mặt tình cảm của bên nhận nuôi và bên được nhận nuôi. Tuy nhiên thực tiễn về
nuôi con nuôi còn cho thấy nhiều bất cập, nhiều trường hợp nhận đặc biệt là trường
hợp nuôi dưỡng trẻ em làm con nuôi nhưng không làm thủ tục đăng kí tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, nuôi dưỡng với mục đích khác. Điều này có ảnh hưởng không
nhỏ tới quyền và lợi ích của các bên khi xảy ra tranh chấp. Trong bài tập nhóm tháng
của mình, nhóm chúng em xin tìm hiểu về đề tài: “Nuôi con nuôi trên thực tế và một
số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”.
Bài làm không tránh khỏi thiếu sót, chúng em mong nhận được ý kiến góp ý từ thầy cô
để có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số lí thuyết về vấn đề nuôi con nuôi.
1. Khái niệm nuôi con nuôi.
Nuôi con nuôi là một khái niệm đã được quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con
giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người
được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp
với đạo đức xã hội.” Đến Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 tại khoản 1, Điều 3
vẫn tiếp tục kế thừa khái niệm đó nhằm kiến tạo một hệ thống các thuật ngữ pháp lý


về nuôi con nuôi, chứ không nhằm đưa ra một cách hiểu khác về chế định nuôi con
nuôi ở Việt Nam: "Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người
nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”
2. Nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Điều kiện nuôi con nuôi hợp pháp nói chung:
 Đối với người nhận nuôi con nuôi
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010, người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều
kiện sau đây: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có
điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở dảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con nuôi; có tư cách đạo đức tốt; không thuộc một trong các trường hợp sau; đang bị
hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết
định xử lí hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; chưa được xoá án tích về
một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người
khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp
luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
 Đối với người được nhận làm con nuôi
Người được nhận làm con nuôi phải là người dưới 16 tuổi, người từ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi được nhận làm con nuôi nếu được bố dượng, mẹ kế hoặc cô, dì, chú, bác nhận
nuôi (Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010). Một người chỉ được làm con nuôi của một
người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
 Về ý chí của chủ thể quan hệ nuôi con nuôi
Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi quy định:
3


“Việc đồng ý nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được
nhận làm con nuôi; nếu cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha
mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được

thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở
lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”.
Như vậy, việc nhận nuôi con nuôi phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người đó hoặc
của người giám hộ và được thể hiện bằng văn bản thông qua việc lập Giấy thoả thuận
về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định).
Trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên được nhận làm con nuôi phải có sự đồng ý của trẻ em đó,
trừ trường hợp trẻ em đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành
vi dân sự. Sư đồng ý này phải được ghi trong Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con
nuôi.
a. Nuôi con nuôi trong nước
Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau
thường trú ở Việt Nam. Những nội dung liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi trong
nước được quy định tại chương 2 Luật Nuôi con nuôi 2010; Nghị định 19/2011/NĐCP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định 19CP
21/3/2011 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, gồm các quy
định về điều kiện đối với người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi;
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc nuôi con nuôi, thẩm quyền giải quyết và đăng ký
nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi.
b.

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công
dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Về nguyên tắc, người xin nhận con nuôi phải thường trú ở những nước là thành viên
của điều ước quốc tế hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam và đáp ứng đủ các điều
kiện nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Điều đáng lưu ý là trẻ em Việt
Nam chỉ được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài khi đã thực hiện các biện
pháp tìm gia đình thay thế nhưng vẫn không được nhận làm con nuôi trong nước,
nghĩa là pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn ưu tiên tìm mái ấm trong nước cho trẻ

em. Cụ thể, tại điểm c, khoản 1, Điều 32 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: tài
4


liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo
quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không thành là một tài
liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài.
Như vậy, giữa khái niệm nuôi con nuôi trong nước và khái niệm nuôi con nuôi yếu tố
nước ngoài có sự khác nhau rõ rệt. Việc công dân trong nước nhận trẻ em thường trú
trong nước hoặc có quốc tịch của nước đó được coi là hiện tượng nuôi con nuôi trong
nước; còn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi có sự chuyển trẻ
em được nhận làm con.
3. Vai trò và sự cần thiết của việc nuôi con nuôi được pháp luật quy định.
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới
và được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của các nước trên cơ sở phù hợp với điều
kiện kinh tế và mục đích xã hội của mỗi quốc gia.
Ở nước ta, nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân đạo, được Đảng và nhà nước
quan tâm sâu sắc. Trong hoàn cảnh đất nước còn phải chịu những di chứng nặng nề
của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, mức thu nhập của nhân
dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình… thì vấn đề
nuôi con nuôi càng trở nên cấp thiết trong đời sống xã hội.
Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi con nuôi còn góp phần
đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ chồng nhận con nuôi, đặc biệt là những cặp vợ
chồng vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân…
Pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi nước ta trong những năm qua đã góp phần
quan trọng vào việc bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng
và giáo dục trong môi trường gia đình; động viên khơi dậy tinh thần nhân đạo, của con
người Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá
rách trong nhân dân.
Sự ra đời của một đạo luật riêng về nuôi con nuôi đã tạo ra được khung pháp lý thống

nhất, ổn định, có giá trị áp dụng lâu dài, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ
của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, nâng cao
trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức và xã hội trong việc bảo
đảm quyền của trẻ em; tạo cơ sở để Chính phủ ban hành và thực hiện các chính sách,
biện pháp nhằm khuyến khích, động viên và tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội
5


trong việc giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình, hòa nhập với cộng đồng và có điều kiện
phát triển thành người có ích cho xã hội.
II. Nuôi con nuôi trên thực tế.
Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu, với nhiều
lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản, phổ biến nhất là vì lòng từ tâm, lòng
thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Với
quan niệm như vậy, việc nhận con nuôi, nhận cha mẹ nuôi đã được thực hiện khá rộng
rãi trong đời sống nhân dân. Với ý nghĩa là một quyền tự do dân sự của cá nhân, việc
xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau,
tuỳ theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tuy
nhiên hiện nay có thể thấy, có hai cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thực
tế. Đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và xác lập về mặt pháp lý.
Việc nhận nuôi con nuôi có thể được xác lập về mặt pháp lý, thông qua sự kiện đăng
ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ những điều kiện,
yêu cầu mà pháp luật về nuôi con nuôi quy định. Đối với những trường hợp có đăng
ký, giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ và con trước pháp
luật. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được
nhà nước công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các
trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cha mẹ và con nuôi.
Phần sau đây nhóm sẽ xin trình bày cụ thể từng trạng của từng trường hợp trên thực tế

và phân tích ở mỗi trường hợp nhận nuôi con nuôi và ảnh hưởng của nó đến việc thực
thi pháp luật về hôn nhân gia đình, để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về tình hình nuôi
con nuôi trên thực tế ở nước ta hiện nay.
1. Nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trong năm 2012, cả nước đã giải quyết được
2.362 trường hợp cho, nhận con nuôi trong nước và 214 trường hợp cho, nhận con
nuôi có yếu tố nước ngoài, đó là một số liệu đáng mừng. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng
nhận định, việc triển khai quy định của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay còn
chậm; tại một số tỉnh vẫn tồn tại hiện tượng nhà chùa đăng ký con nuôi như Cà Mau,
Hưng Yên, Sóc Trăng,… hoặc lạm dụng chính sách con nuôi để hưởng lợi như Quảng
Nam.
6


a. Tình hình nuôi con nuôi trong nước
Cùng với sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn đề nuôi con nuôi được
quy định nuôi con nuôi ngày càng được quan tâm và giải quyết. Sau 3 năm triển khai
thực hiện Luật nuôi con nuôi đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Phần
lớn các trường hợp nhận nuôi con nuôi đều xuất phát từ tình cảm và tính nhân đạo,
nhiều địa phương đã rất chú trọng đến việc kiểm tra theo dõi về tình hính phát triển
của trẻ em sau khi được cho làm con nuôi, thậm chí nhiều em còn được địa phương hỗ
trợ kinh phí cho các cháu ốm đau, bệnh tật phải đi viện. Công tác quản lý nuôi con
nuôi và công tác đăng ký nuôi con nuôi thực tế được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh, thành phố, đảm bảo trình tự chặt chẽ, tất cả vì lợi
ích của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi
được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Thủ tục hành chính
liên quan đến việc đăng ký nuôi con nuôi được đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng tạo điều kiện
thuận lợi cho người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi đồng thời
hạn chế được một số đối tượng lợi dụng sự thiếu thống nhất, cụ thể của pháp luật để
trục lợi, không vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em.

Một trường hợp cụ thể, theo thống kê gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh từ ngày
01/01/2011 đến ngày 01/10/2013 đã tiến hành giải quyết việc cho nhận con nuôi cho
23 trường hợp (10 nam,13 nữ), chủ yếu là trẻ sơ sinh dưới 4 tuổi. Tính đến thời điểm
hiện tại chưa có vụ việc nuôi con nuôi nào bị thu hồi, huỷ bỏ.
Tháng 7/2005, bạn đọc cả nước bàng hoàng và đau xót khi đọc thông tin trên một số tờ
báo về một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam bị động vật cắn mất chân phải và bộ phận sinh dục. Sau khi được phát hiện và
đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, đứa trẻ đã được cứu sống sau hơn 2 giờ cấp
cứu, phẫu thuật. Câu chuyện về Thiện Nhân tưởng như đã để lại một cú sốc tinh thần
thoảng qua cho những ai đã từng biết đến rồi lại lẫn vào bao chuyện đời thường khác.
Gần 2 năm sau, những ai đã từng đau đớn, xót xa cho số phận kia bỗng như bừng tỉnh,
như trút được nỗi nặng nề khi nhận tiếp thông tin: Thiện Nhân đã có bố mẹ nuôi và họ
đang dồn sức khoả lấp sự không vuông tròn của thân thể cho cháu. Chị Trần Mai Anh
(35 tuổi), mẹ nuôi của Thiện Nhân liên tục nhắc đến cậu bé bằng từ: "yêu lắm!" như
một điệp khúc không dứt. Nhìn người mẹ mảnh mai kia chẳng ai ngờ chị lại làm được
một điều kỳ diệu. Điều mà có thể rất nhiều người nghĩ đến nhưng không ai làm được
như chị. Qua trang web trẻ thơ, Mai Anh và rất nhiều bà mẹ khác đã liên tục cập nhật
thông tin về cậu bé bị bỏ rơi, bị động vật cắn ở Núi Thành. Khi Mai Anh và một số
7


người bạn cùng đến Quảng Nam thăm Thiện Nhân, họ không cầm được nước mắt.
Cậu bé sống hoang dã như cây cỏ, chỉ thích ăn chuối và cơm nguội. Bé bị bệnh đường
ruột do ăn uống không hợp vệ sinh. Đau đớn hơn, bé không thể đi vệ sinh do bộ phận
sinh dục bị cắn cụt. Cùng các bà mẹ của web trẻ thơ tìm kiếm thông tin, liên hệ ra
nước ngoài tìm cách chữa bệnh cho Nhân. Bác sỹ có lời khuyên: với một đứa trẻ hiếu
động như thế thì cần phải chăm sóc đặc biệt ngay lập tức để tránh lệch xương cột sống
và bệnh về đường tiết niệu. Các chị cũng đang nỗ lực tìm một gia đình nào đó thật
giàu có nhận nuôi cháu để có điều kiện chữa bệnh. Sự thúc bách của thời gian khiến
Mai Anh không thể đợi. Chị hoàn tất thủ tục nhận cháu làm con nuôi và đón về nhà.

Mẹ chồng, mẹ đẻ và đặc biệt là chồng chị anh Phùng Quang Nghinh ủng hộ chị. Anh
Nghinh chính là người đưa Thiện Nhân ra khỏi ngôi nhà nghèo khó, ra khỏi khu vườn
mà cậu bé đã trải qua sự đau đớn về thể xác và tinh thần. Gần đây, chị Trần Mai Anh
vừa ra viện sau đợt mổ nội soi chữa phình động mạch chủ trên não hồi tháng 7 vừa
qua. Chị cười và tâm sự: “Lúc đó, tôi sợ mình sẽ chết. Người tôi lo lắng nhất là cháu
Thiện Nhân. Cháu bé nhất, việc chữa bệnh còn chưa đâu đến đâu. Thậm chí tôi còn
viết di chúc để lại dặn dò các con”. Tình thương người mẹ đã dành trọn vẹn cho các
con yêu của mình. Đó là câu chuyên về tấm lòng của những bậc phụ huynh nhận nuôi
con nuôi hết lòng vì đứa con mà mình nhận nuôi, để lại biết bao những ngưỡng mộ
cho tất cả mọi người về tình thương yêu hết mực.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, cũng còn không ít những trường hợp
nuôi con nuôi nhằm buôn bán trẻ em, nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột còn khá nhiều,
không đăng kí theo quy định của pháp luật (sẽ được làm rõ ở phần 2)
b. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Hiện nay, do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ đối
ngoại, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng, song
hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những diễn biến phức tạp. Ngoài
bản chất và mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ
gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận
nuôi, đảm bảo cho đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn; bên cạnh đó cũng xuất hiện những
việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh nghĩa cho trẻ em làm con nuôi để thu gom, môi
giới, dẫn dắt mua bán trẻ em nhằm mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó cần khắc
phục, pháp luật cần có sự điều chỉnh sát thực.

8


Những năm gần đây có thể thấy việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài đã
giúp tìm được mái ấm gia đình cho nhiều trẻ em, giảm bớt phần nào đi gánh nặng kinh
tế với những gia đình đông con hoặc có con bị khuyết tật, giúp cho trẻ em có điều kiện

phát triển tốt nhất. Đến nay, Hoa Kì đứng đầu danh sách nhận trẻ em Việt Nam làm
con nuôi. Được kí kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam
và Mĩ đã phát huy hiệu quả rất tốt, trong 3 năm thực hiện (Hiệp định hết hạn vào
9/2008). Trong số 69 tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có 42
tổ chức thuộc Mĩ, 1700 trẻ em Việt nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ
nhận nuôi. Trong mấy năm gần đây, (từ 2003 đến 6/2008), theo số liệu báo cáo của các
Sở Tư pháp lên Bộ tư pháp cho thấy các tỉnh giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước
ngoài nhiều nhất là TP. HCM với tổng số 1037 em, Thái Nguyên với tổng số 409 em,
Hà Nội với 337 em và Bà Rịa Vũng Tàu với 570 em… ngoài ra còn một số tỉnh khác
như Nam Định, Lạng Sơn, Đà Nẵng…Như vậy, với tổng cộng 5876 trẻ em được nhận
nuôi theo thống kê trong thời giam trên thì đó là một sự cố gắng đáng kể của nước ta,
tìm được mái ấm gia đình cho trẻ em, giải quyết được nhu cầu của người nước ngoài.
Như trường hợp của bà Maria Senette Hedlund, quốc tịch Thụy Điển, bà được đón
nhận đứa con nuôi thứ hai tại Việt Nam- bé Nguyễn Trung Tín, 4 tháng tuổi từ trung
tâm bảo trợ trẻ em thành phố Vũng Tàu. Bà đã thật sự vui mừng, vì khi đến Sở Tư
pháp thành phố Bà Rịa- Vũng Tàu làm những thủ tục pháp lí cuối cùng để nhận con
nuôi, các thủ tục được giải quyết rất nhanh gọn. Bà đã nhận xét “Chúng tôi được đón
tiếp rất nhanh gọn. Thật hạnh phúc tuyệt vời vì tôi từ nay đã có thêm một đứa con Việt
Nam.
Một Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi xác nhận rằng các cơ sở xã hội
nghiêng về xu hướng cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài hơn là trong nước. Bởi
lẽ, ngoài có thêm nguồn tài trợ (có khi còn từ thiện đến hàng nghìn USD), trẻ em trở
thành con nuôi ở nước ngoài thường có cuộc sống đảm bảo, tương lai tốt đẹp hơn. Trẻ
làm con nuôi ở trong nước thường bị giấu nguồn gốc nên rất khó theo dõi, kiểm tra.
Trên thực tế, đã có không ít trẻ bị ngược đãi hoặc chăm sóc không tốt do người nhận
nuôi trẻ không đảm bảo điều kiện về kinh tế, thiếu kiến thức về nuôi dạy trẻ. Họ nuôi
trẻ vì mục đích cậy nhờ về già thay vì mục đích nhân đạo - bù đắp quyền lợi, tình cảm
thiệt thòi của trẻ bất hạnh.
Bên cạnh đó, thực tế hiện nay còn nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình
nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài khi giấy khai sinh của trẻ em được làm giả

9


với mục đích cho con làm con nuôi, hiện tượng làm sai nguồn gốc trẻ em để trục lợi,
hoặc lợi dụng nhận nuôi con nuôi để buôn bán trẻ em ra nước ngoài,...
Năm 2008 đã có một vụ việc đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi ở Nam Định là vụ
việc nổi bật về việc làm giả hồ sơ trẻ em. Trung tâm bảo trợ xã hội Trực Ninh đã đưa
hơn 300 trẻ em sang nước ngoài làm con nuôi; đây là một sai phạm nghiêm trọng xuất
phát từ mục đích trục lợi của nhiều cán bộ có thẩm quyền gây tổn thương cho trẻ em,
ảnh hưởng đến uy tín nhà nước ta trên trường quốc tế, gây hoang mang, mất lòng
người nhận nuôi. Vấn đề này đã gây ra những hậu qủa pháp lí rất quan trọng và cản trở
quá trình nước ta thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, cần được nhìn nhận và giải
quyết triệt để hơn nữa
2. Nuôi con nuôi không được pháp luật quy định.
Đây là những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội. Qua nghiên
cứu cho thấy, thực tế đời sống xã hội Việt Nam, quan hệ nuôi con nuôi tồn tại một số
dạng cơ bản sau: nuôi con nuôi theo phong tục tập quán; nuôi con nuôi để khuếch
trương quyền thế của gia đình; nuôi con nuôi để lấy phúc; nuôi con nuôi trên danh
nghĩa; nuôi con nuôi thực tế. Mỗi trường hợp nuôi con nuôi lại có những ưu và nhược
điểm riêng mà chúng ta cần phải giải quyết.
a. Nuôi con nuôi theo phong tục tập quán.
Những quan hệ nuôi con nuôi theo phong tục tập quán như vậy có thể vì lợi ích của
người nhận nuôi, của gia đình dòng họ người nhận nuôi nhiều hơn vì lợi ích của con
nuôi. Các quan hệ nuôi con nuôi theo phong tục tập quán đã từng tồn tại từ lâu trong
cộng đồng các dân tộc thiểu số và hiện nay vẫn còn tồn tại. Những quan hệ nhận nuôi
con nuôi này được xã hội, cộng đồng thừa nhận, các bên đã thực hiện quyền và nghĩa
vụ của quan hệ cha mẹ và con trên thực tế, mặc dù có thể không thực hiện việc đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hầu hết các lĩnh vực của đời sống hôn nhân
và gia đình của nhân dân ta đều chịu ảnh hưởng, tác động của những phong tục tập
quán. Có thể nhận xét một cách khách quan rằng có nhiều phong tục tập quán có ảnh

hưởng tích cực đến đời sống xã hội, hôn nhân và gia đình cần được khuyến khích phát
triển. Song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại khá nhiều những phong tục tập quán lạc hậu
trong đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi,
vùng sâu, vùng xa,… cần được xóa bỏ. Đây cũng là tư tưởng chỉ đạo khi xây dựng
Luật Hôn nhân và gia đình. Có thể lấy một vài ví dụ chứng minh luận điểm trên như
sau:
10


Người Mường, Thái, Dao, Thổ, Mông, Khơ Mú đều có phong tục nhận nuôi con nuôi.
Đối với các gia đình dân tộc Mường, Thái mà không có con thì họ thường nhận một
đứa con của người anh hay người em làm con nuôi và coi nó như con đẻ của mình.
Người Chăm cũng thường nhận nuôi con nuôi là người trong tộc họ, nếu không có thì
kiếm người ngoài tộc. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, con gái út được hưởng tài sản
thừa kế và có trách nhiệm quản lý tài sản để thờ cúng cha mẹ tổ tiên. Người Chăm có
quan niệm rằng “phận của đàn ông là chiến đấu, phận của đàn bà là sinh nở”. Vì vậy,
việc nuôi con nuôi là nhằm có người kế tục dòng họ mẹ. Điều này thường xảy ra
tương tự đối với các dân tộc theo chế độ mẫu hệ ở Trường Sơn – Tây Nguyên. Như
vậy, có thể nói, việc nhận các cháu trong họ (con anh, chị, em) làm con nuôi đã trở
thành một phong tục tập quán tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Điều đó phù hợp với tâm
lý của người Việt Nam là muốn đông con nhiều cháu, nên dù có con đẻ, họ vẫn “muốn
nhận nhiều con nuôi từ những gia đình khác”, thể hiện truyền thống đùm bọc, yêu
thương nhau của dân tộc.
Tuy vậy, cũng có những tập tục ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về nuôi con
nuôi trong nước ta như sau:
_Phong tục nuôi con nuôi của người Thái ở Điện Biên, khi đứa trẻ không có cha, mẹ
nuôi dưỡng, thì anh chị lớn trong gia đình, trong dòng họ hoặc ông, bà nội ngoại, cô dì
chú bác, cha dượng nuôi dưỡng. Những người trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ đều được
gọi là bố, mẹ, (không kể trước đó quan hệ họ hàng của họ với đứa trẻ có thể là anh, chị
hay ông, bà) và con nuôi sẽ mang họ của những người nuôi dưỡng. Cũng theo phong

tục của người Thái, dù không trực tiếp nuôi dưỡng nhưng người anh cả trong gia đình
có trách nhiệm chăm sóc em khi cha mẹ không con và các em đều tôn trọng người anh
cả như người cha.
Phong tục này không những không theo quy định của pháp luật về đăng kí nuôi con
nuôi mà trái với pháp luật và đạo đức của nước ta khi đứa trẻ phải gọi những người
trực tiếp nuôi dưỡng mình là cha mẹ trong khi trước đó và quan hệ đích thực của họ
với đứa trẻ là anh em, hoặc ông bà ruột thịt chứ không phải cha mẹ.
_Đối với dân tộc người Tày ở Lạng Sơn, thì việc cho và nhận con nuôi chủ yếu là do
đứa trẻ khó nuôi. Sau nghi thức nhận làm con nuôi, đứa trẻ đi lại hỏi thăm cha mẹ nuôi
như con cái trong gia đình. Người Tày còn có hình thức nuôi con nuôi (lục so), đó là
hình thức nhận nuôi chính con mình sinh ra (do đứa trẻ khó nuôi, nên phải nhờ thày
cũng làm lễ nhận nuôi con, sau khi làm lễ xong cho người đàn bà khác địu đứa trẻ ra
11


ngoài đường, sau đó quay trở lại, cha đứa trẻ đứng đầu ngõ nhận đứa con trở lại và coi
như con nuôi.
Phong tục này cũng không đúng với quy định của pháp luật về nuôi con nuôi, bởi quan
hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nó vốn dĩ là cha mẹ ruột, pháp luật không quy định rằng
trường hợp nuôi con nuôi lại có thể là cha mẹ ruột có thể nhận con đẻ của mình làm
con nuôi.
b. Nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình.
Trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, việc nuôi con nuôi còn nhằm khuếch trương
quyền thế của gia đình. Bởi vì theo quan niệm của xã hội Việt Nam, “tầm cỡ và sự
giàu có của một gia đình gắn chặt với thế lực chính trị và xã hội”. Nhiều gia đình đã
có con đẻ vẫn nhận nuôi con nuôi, vì muốn có “nhiều gia nhân và nhiều bà con họ
hàng, cho nên họ có phong tục nuôi con nuôi lẫn nhau (không phân biệt con trai hay
con gái) trong dòng họ của mình…” Những đứa trẻ được nuôi có thể xuất thân từ
những gia đình khá giả, có địa vị ngang hàng với gia đình nhận nuôi, nhưng phần lớn
là trẻ sinh ra trong những gia đình nghèo. Việc nhận nuôi con nuôi như vậy thường

diễn ra ở những gia đình trong giới cầm quyền, nhằm mục đích được hưởng một số
lớn đất đai. Việc nhận nuôi những đứa trẻ từ các gia đình nghèo khổ còn nhằm mục
đích có thêm nguồn nhân công mà không phải trả tiền. Những đứa trẻ này tuy được
nhận làm con nuôi nhưng không có quyền lợi như con đẻ, “việc nuôi con nuôi kiểu
này có tính chất một quan hệ họ hàng giả tưởng, mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi tương tự như giữa ông chủ và người tuỳ thuộc”. Hiện nay việc nhận nuôi con
nuôi để có thêm người giúp việc trong gia đình có thể vẫn tồn tại, nhưng việc nhận
nuôi con nuôi chỉ có tính chất hình thức, không có giá trị pháp lý.
c. Nuôi con nuôi để lấy phúc.
Trong thực tế đời sống, có không ít trường hợp vì mê tín mà người ta nhận nuôi một
đứa trẻ, coi như con của mình để làm phúc, để có thể giảm bớt tai vạ, những điều
không may mắn cho gia đình hoặc để vợ chồng có thể sinh được con của mình. Người
được nhận nuôi có thể là bất cứ đứa trẻ nào, có thể là trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ
con nhà nghèo đông con… Giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi có thể có
quan hệ quen biết hoặc không quen biết… Người nhận nuôi đối xử với người con nuôi
như con đẻ, nhưng việc nuôi con nuôi có thể không được sự công nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Việc nhận nuôi con nuôi trong trường hợp này đôi khi mang
lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình nhận con nuôi vì họ tin đứa con đó là may mắn:
12


"Tôi nghĩ là khi mình nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi hay vì lý do nào đó mà bị bỏ rơi,
mình đã tạo phúc và vì thế mà trời thương, cho mình có con", chị Nguyệt Hà, mẹ của
hai đứa con, một con nuôi, một con đẻ, tâm sự. Sau hai năm đón bé Hin về nhà, chị có
bầu và sinh ra cu Thóc. Nguyệt Hà cho rằng, đứa con trai là phần thưởng mà trời ban
cho hai vợ chồng vì đã đem lại mái ấm, tình thương yêu cho một đứa trẻ bị mẹ cho đi
khi mới lọt lòng. Anh Tùng Lâm, 39 tuổi, người vừa chào đón sự ra đời của con gái bé
bỏng, cũng nhận một bé trai làm con nuôi cách đây 3 năm. Theo anh, mỗi đứa trẻ là
một món quà của Chúa, mà con trai anh là món quà may mắn. Sự có mặt của cháu đã
giúp "gọi" đứa em gái đến với gia đình.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp, sau khi nhận nuôi con với mong muốn có may
mắn để vợ chồng có thể sinh con ruột của mình, khi có đứa con thứ hai, họ sẵn sàng
ruồng bỏ con nuôi. Ví dụ thực tế: Đây là một câu chuyện có thật mà trên mạng đang
bàn tán hiện nay về có hay không lợi ích của những đứa con nuôi được nhận nuôi để
làm phúc. “Có lẽ khi giao con cho gia đình chị Bích, người phụ nữ sinh ra bé Kim
Ngân, con nuôi chị Bích, đã mừng thầm và trong tủi cực vẫn có chút an lòng vì bé
được lọt vào gia đình khá giả, không sợ bị thiếu thốn, khổ sở. Quả thật, bé Kim Ngân
về nhà cha mẹ nuôi được cả đại gia đình chăm sóc, cưng nựng, từ thực phẩm đến đồ
dùng đều là hàng tốt, chỉ cần hắt hơi sổ mũi là đã gọi bác sĩ tới nhà... Ba tuổi, trông bé
như một công chúa nhỏ ăn diện điệu đàng, nụ cười tươi rói khiến ai cũng phải nở nụ
cười nhìn theo. Rồi bé có em. Đang là cục cưng, Kim Ngân bỗng bị bỏ rơi. Bé giận
dỗi, khóc lóc, gây rối để lôi kéo sự chú ý. Lúc đầu, bố mẹ nhắc nhở nhẹ nhàng, về sau
họ cáu quá, quát bé là đồ hư hỏng, bướng bỉnh, được chiều quen thói. Bé bắt đầu bị ăn
đòn. Hồi đầu, Kim Ngân có những phản ứng rất dữ dội khi thấy những quyền lợi của
mình bị cắt bỏ. Nhưng sự nghiêm khắc của bố mẹ nuôi cũng như lời quở trách của
những người lớn khác khiến bé dần trở nên biết thân biết phận. Kim Ngân trở nên
không nói không rằng, lủi tha lủi thủi. Khi em bé được 9 tháng, chị Bích than phiền
rằng vừa nuôi con nhỏ vừa phải đi làm quá vất vả, osin thì cứ dăm bữa nửa tháng lại
thay một người, chẳng ai vừa ý cả, thực sự chị không đủ sức chăm bé Kim Ngân nữa,
nên gửi về quê nhờ mẹ chồng nuôi hộ. Mới đây, mẹ chồng chị đau ốm, không thể
trông nom đứa cháu nuôi tội nghiệp lúc nào cũng ủ ê, nên gọi điện cho vợ chồng chị
Bích đón con lên Hà Nội. Bà gọi đã mấy tháng mà chị vẫn lần lữa chưa đón. Khổ thân
đứa bé mới gần 4 tuổi đầu đã trở thành vật bị chối bỏ bởi những người từng nâng niu
mình.” Đó là ví dụn chứng mình rằng có nhiều trường hợp nuôi con nuôi để nhằm mục
đích lấy phúc nhưng khi họ có con riêng của mình rồi thì họ lại không ngó ngàng đến
đứa con mà mình đã từng yêu thương trước kia nữa.
13


Nuôi con nuôi trên danh nghĩa.

Đây là những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống. Nuôi con nuôi trên danh
nghĩa là việc các bên nhận nhau là cha mẹ nuôi và con nuôi xuất phát từ tình cảm,
nhưng không gắn với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, không nhằm mục đích
hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực tế. Các bên có thể đối xử với nhau, gọi
nhau là cha mẹ và con, nhưng không ràng buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau trên thực tế. Hai bên thường không sống chung với nhau. Việc nuôi con
nuôi này không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, mà chỉ tuỳ thuộc vào tình cảm, sự
tự nguyện của các bên, phù hợp với cách ứng xử, chuẩn mực đạo đức chung của xã
hội. Việc nuôi con nuôi này thường được thực hiện dưới hình thức thoả thuận bằng lời
giữa các bên chủ thể. Quan hệ cha mẹ và con trong hình thức này thường chỉ tồn tại
trên danh nghĩa, có ý nghĩa đối với hai bên chủ thể, mà không có ý nghĩa nhiều lắm
đối với những người khác trong gia đình của hai bên, những người xung quanh và xã
hội. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam, hình thức nhận con nuôi hoặc nhận cha mẹ
nuôi trên danh nghĩa thường hay xảy ra, vì người Việt Nam vốn có lối sống trọng tình,
trọng nghĩa, hiếu đễ. Ví dụ: việc nhận những người già cả, không có khả năng lao
động là cha nuôi, mẹ nuôi để chăm sóc, nuôi dưỡng; việc bạn bè của những đồng đội
đã hy sinh trong chiến tranh nhận những người mẹ liệt sỹ làm mẹ nuôi; hoặc cho con
làm con nuôi của những người có tài, có đức, giỏi giang… trên danh nghĩa để con cái
có thể học được những phẩm chất tốt đẹp của họ… Hình thức nuôi con nuôi trên danh
nghĩa thể hiện nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đặc biệt, trong
điều kiện kinh tế thị trường, việc nuôi con nuôi trên danh nghĩa còn thể hiện sự chăm
sóc, quan tâm của cộng đồng đối với những người nghèo khổ, già cả, trẻ mồ côi không
nơi nương tựa. Điều đó ít nhiều tạo điều kiện giúp đỡ họ bớt khó khăn, tạo niềm tin
cho họ trong cuộc sống. Việc nhận nuôi con nuôi này chủ yếu hướng tới những giá trị
đạo đức, tinh thần, nhưng không có giá trị pháp lý.
d.

e. Nuôi con nuôi thực tế
Đây là hình thức nuôi con nuôi làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người
nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều

kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo
đức xã hội. Người con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Giữa người nhận
nuôi và người được nhận nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đối xử
với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thật sự. Quan hệ cha mẹ
14


và con giữa hai bên đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi người xung
quanh công nhận. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc
văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Quan hệ nuôi con nuôi thực tế có các dấu hiệu sau:
Về ý chí của các bên: Giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan
hệ cha mẹ và con, đã thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình
cảm cha mẹ và con.
Về chủ thể: người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật, như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng…
Về khách quan: các bên đã cùng chung sống với nhau, gắn bó, cư xử với nhau trong
tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ hàng và mọi người
xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng mục đích, không trái pháp luật và
đạo đức xã hội.
Trong các dạng quan hệ nuôi con nuôi đã tồn tại trong thực tiễn đời sống có quan hệ
được coi là nuôi con nuôi thực tế, còn những quan hệ không có đủ các dấu hiệu trên
thì không được công nhận là nuôi con nuôi thực tế. Có thể nói, bản chất của quan hệ
nuôi con nuôi thực tế là đã hình thành và tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa người
nhận nuôi và người được nhận nuôi trong thực tế cuộc sống. Quan hệ cha mẹ và con
được xác lập phù hợp với mong muốn, tình cảm của các bên và được thể hiện rõ ràng,

công khai trong cuộc sống, nhưng chưa được công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Từ những phân tích nêu trên, có thể rút ra một số kết luận về tình hình nuôi con
nuôi trên thực tế hiện nay như sau:
Về mặt ưu điểm: nhà nước ta đã giải quyết được nhiều trường hợp nuôi con nuôi trên
thực tế, đảm bảo nhu cầu của các bên và tạo ra mái ấm gia đình cho trẻ em.
Về mặt nhược điểm:
_Nhiều trường hợp nhận nuôi con nuôi nhưng không làm thủ tục đăng kí tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ
nuôi.
15


_Vẫn tồn tại trường hợp nhận nuôi con nuôi nhưng không thực nuôi mà chỉ để nhằm
mục đích trục lợi khác, đánh đập, hành hạ con nuôi.
_Việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi còn có nhiều sai phạm như: hồ sơ không đầy đủ
theo quy định của pháp luật. Việc xác minh mục đích của việc nuôi con nuôi của cán
bộ Tư pháp hộ tịch còn chiếu lệ, hình thức. Vẫn còn tình trạng cán bộ tư pháp tiếp tay
cho những sai phạm về thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi.
_Công tác kiểm tra, xác minh của Phòng tư pháp cấp huyện đối với cấp xã ở một số
nơi về lĩnh vực nuôi con nuôi chưa thực sự thường xuyên….
III. Hậu quả pháp lí của nuôi con nuôi.
1. Nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật
Theo điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, kể từ thời điểm đăng kí việc nuôi
con nuôi, quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con nuôi được xác lập; giữa cha mẹ nuôi
và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ như cha mẹ và con theo quy định tại Luật Hôn
nhân và gia đình.
_Con liệt sĩ, thương binh, con người có công với cách mạng được người khác nhận
làm con nuôi vẫn tiếp tục hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con
người có công với cách mạng
_Cha mẹ nuôi có quyền đổi thay đổi họ tên, xác định lại dân tộc cho người con nuôi

theo quy định của pháp luật tại điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2010, Điều 28
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ; Điều 28 BLDS 2005)
_Trong quan hệ về thừa kế, cha mẹ nuôi và con nuôi có quyền thừa kế di sản của nhau
theo quy định tại Điều 679 và 680 BLDS 2005. Theo quy định của pháp luật về thừa
kế, con nuôi vừa có quyền hưởng thừa kế di sản của cha mẹ nuôi đồng thời có luôn
quyền thừa kế di sản của cha mẹ đẻ.
_Việc nhận nuôi con nuôi không làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ giữa người con nuôi
với cha mẹ đẻ của mình, đặc biệt trong quan hệ tình cảm giữa con nuôi với cha mẹ đẻ
của mình.
2. Nuôi con nuôi không được pháp luật quy định.
Trên thực tế, nuôi con nuôi có nhiều dạng khác nhau như nuôi con nuôi theo phong tục
tập quán, nuôi con nuôi để lấy phúc, nuôi con nuôi trên danh nghĩa và nuôi con nuôi
16


thực tế. Luật sư Nguyễn Hải Hà, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhìn nhận: “Theo quy định
của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mới có giá trị pháp lý, thực chất đó chính là đăng ký
việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên trong thực tế nhận nuôi con nuôi, vì nhiều lý do khác
nhau, tránh những thủ tục phiền hà mà việc này không được thực hiện. Nhiều trường
hợp quan hệ nuôi con nuôi đã được thực hiện trên thực tế nhưng lại không có sự công
nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, không được ghi vào sổ hộ tịch nên việc
nuôi con nuôi không có giá trị pháp lý, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích
chính đáng của các bên đương sự. Ví dụ như trường hợp của gia đình bác Nguyễn Văn
Vượng (Thanh Xuân, Hà Nội) là một ví dụ. Nhận nuôi con nuôi từ năm 1984 nhưng
ngại những thủ tục phiền hà nên bác không đăng ký hộ tịch. Năm 2002, bác đột ngột
mất vì tai nạn giao thông. Do con nuôi không có sự công nhận của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền nên khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, con nuôi của bác Vượng không
được hưởng quyền thừa kế. Lúc đó phải nhờ đến sự phân giải của Tòa án”.
_Cha mẹ nuôi cũng có quyền thay đổi tên gọi của con trong đời sống hàng ngày,

nhưng không được pháp luật, nhà nước công nhận vì họ không đăng kí nuôi con nuôi
nên việc họ tự thay đổi tên theo ý mình không có ý nghĩa pháp lí. Tương tự, họ không
có quyền thay đổi dân tộc của con vì không ai công nhận và cho phép họ có quyền làm
việc đó khi chưa có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
_Nhiều quyền và nghĩa vụ khác của cha mẹ và con nuôi không được pháp luật bảo hộ
và công nhận.
IV. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi.
Để nuôi con nuôi ngày càng đạt được ý nghĩa nhân văn cao cả trong cuộc sống như
mong đợi của mỗi người thì chúng ta cần nghiên cứu và bổ sung để đưa nhiều quy
định mới phù hợp với thực tiễn vào Luật, thống nhất các vấn đề nuôi con nuôi trong
nước và có yếu tố nước ngoài; đồng thời, trong việc giải quyết cho trẻ em làm con
nuôi, phải ưu tiên xem xét giải quyết một cách nhanh chóng đối với trường hợp nhận
con nuôi là trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo,… mà
không cần tiến hành biện pháp tìm gia đình thay thế như các trẻ em bình thường khác
hay cần đưa thêm hai hình thức nuôi con nuôi đơn giản và nuôi con nuôi trọn vẹn vào
hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi, đảm bảo cho người nhận nuôi con nuôi có sự lựa
chọn hình thức phù hợp với điều kiện và nguyện vọng cho và nhận nuôi của cả hai
bên, khắc phục tình trạng nhiều quy định về điều kiện cho, nhận con nuôi chưa cụ thể,
17


đã dễ bị lợi dụng để giải quyết việc nuôi con nuôi nhằm hưởng chính sách ưu tiên của
nhà nước, hưởng chế độ ưu đã từ bảo hiểm xã hội, sinh con thứ ba,…
UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện quy định của pháp
luật về nuôi con nuôi theo thẩm quyền, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực,
tăng cường đội ngủ cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nuôi
con nuôi tại địa phương; trang bị máy móc thiết bị và cập nhật dữ liệu về nuôi con
nuôi để phục vụ công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; chủ động thanh tra, kiểm tra
kịp thời các và xử lí các vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi ở địa phương. Hiệu quả
quản lí hộ tịch phụ thuộc rất lớn vào năng lực hoạt động của hệ thống cơ quan quản lí

và đăng kí hộ tịch, đặc biệt là ở cấp xã hoặc ở vùng sâu vùng xa. Và vậy, các có các
biện pháp để nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết của họ, trang bị đầy đủ các tài
liệu hướng dẫn về nuôi con nuôi, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho họ.
Đối với những người làm việc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cần phải sống gần
dân, hiểu được ngôn ngữ, phong tục, lối sống, tâm tư, nguyện vọng của họ để đủ sức
được họ tín nhiệm.
Nuôi con nuôi là hình thức trợ giúp trẻ em tại công đồng có hiệu quả nhất. Để thực
hiện tốt việc nuôi con nuôi, cần có sự phối hợp, hỗ trợ nhịp nhàng giữa các cơ quan
chức năng và các tổ chức xã hội, nhằm tạp ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ để giải
quyết những vấn đề phức tạp trong lĩnh vực này.
Cần tăng cường hơn nữa công tác công tác tuyên truyền pháp luật về nuôi con nuôi
và công ước Lahay 33 lồng ghép với chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em 2011-2015
và Chương trình vì trẻ em giai đoạn 2012-2020. Đồng thời hướng dẫn chỉ đạo để nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,… chú trọng đào tạo và xây
dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội tại các địa phương, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em và hỗ trợ tìm gia đình
thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương.
Việc nuôi con nuôi là quan hệ xã hội gắn liền với quyền, lợi ích của trẻ em nên rất
nhạy cảm. Chỉ có thể thu hút sự quan tâm, đồng tình ủng hộ đối với việc nuôi con nuôi
trong dư luận quần chúng nếu người dân hiểu đúng mục đích nhân đạo, ý nghĩa của
việc nuôi con nuôi. Điều đó đòi hỏi cần có sự am hiểu kiến thức pháp luật trong mọi
tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo ở các cấp chính quyền, các ngành.
Kiến thức pháp luật, của người dân lại bị chi phối bởi điều kiện kinh tế, xã hội của
từng vùng miền. Vì vậy, cần tập trung phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống
18


tình thần và vật chất cho người dân, tạo tác phong, lối sống tuân thủ pháp luật, tạo
cơ sở vật chất cần thiết và điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện pháp luật.
Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức,

cá nhân trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi để đảm bảo sự tuân thủ pháp
luật, phát hiện, xử lí và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, những hiện tượng tiêu cực
có thể xảy ra. Công tác thanh tra trong lĩnh vực nuôi con nuôi cần được thực hiện một
cách thường xuyên nhưng cũng có thể đột xuất, khi có những biểu hiện tiêu cực, có
khiếu nại, tố cáo. Thêm vào đó, cần tăng cường xử lí các vi phạm pháp luật trong hoạt
động đăng kí nuôi con nuôi trong nước. Cần tăng mức phạt đủ để răn đe với các hành
vi: dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có được sự đồng ý cho trẻ làm con nuôi; lợi
dụng nhận nuôi trẻ với mục đích vụ lợi.
Cuối cùng, cần phổ biến hơn nữa cho người dân tác dụng của việc đăng kí nuôi
con nuôi theo quy định của pháp luật để không còn nhiều những trường hợp nuôi con
nuôi không đăng kí theo quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa
vụ của các bên.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Có thể thấy, trên thực tế nuôi con nuôi tồn tại ở khá nhiều hình thức khác nhau, có thể
là đăng kí, có thể là không đăng kí theo quy định của pháp luật. Ở hình thức nào cũng
có những mặt tích cực và hạn chế khác nhau cần được khắc phục, nhưng hy vọng
rằng, với sự chung tay của gia đình và xã hội, trong thời gian tới chúng ta có thể thực
hiện đúng với pháp luật đạo đức để hướng tới mục đích nhân văn cao nhất của quy
định về nuôi con nuôi, đó là niềm hạnh phúc lớn lao cho đứa trẻ. Bài làm còn nhiều
thiếu sót, kính mong thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ thêm để bài làm hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Nhân
dân, 2009
2. Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
19



3. Luật Nuôi con nuôi 2010
3. Bản chất pháp lí của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Nguyễn Phương
Lan, Tạp chí Luật học số 2-2005
/> /> />x?ItemID=426&TabIndex=2&TaiLieuID=479
/>
20



×