Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển cây ớt vụ đông tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.78 KB, 24 trang )

Phần 1- MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vụ đông ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của
từng hộ nông dân. Nếu như trước kia mục đích chính của nó là đáp ứng nhu cầu lương thực, thực
phẩm trong xã thì hiện nay vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính của các hộ nông dân. Ngoài
ra vụ đông còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động đang dư thừa hiện nay ở nông
thôn, tăng nguồn nguyên liệu cho chế biến và là biện pháp quan trọng để góp phần tăng độ phì
nhiêu cho đất.
Ớt là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao thuộc họ cà, ớt được tiêu thụ dưới
dạng tươi, khô, bột ớt và tương ớt. Không những được tiêu thụ ở nội địa trên khắp các vùng, miền
mà còn là một loại hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế với đầu ra chủ yếu là Đài Loan, Trung Quốc,
Hồng Kông và các nước châu Á, đặc biệt là cây ớt vụ đông. Hiện nay các giống ớt vụ đông có giá
trị kinh tế cao như giống ớt kim, giống ớt hotchili, redchili ( giống Hàn Quốc) đều được xã
Quỳnh Hải gieo trồng và thu được lợi nhuận cao. Vì vậy phát triển cây ớt vụ đông đang là cơ hội
để nông dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống; góp phần tăng lượng nông sản hàng hóa xuất
khẩu.
Quỳnh Hải là một xã thuần nông nằm ở phía đông nam huyện Quỳnh Phụ, với điều kiện tự
nhiên, kinh tế -xã hội ổn định rất thích hợp cho phát triển cây ớt vụ đông nói riêng mà các loại
cây rau màu khác nói chung. Với hầu hết hộ sản xuất ở Quỳnh Hải, giờ đây vụ đông đã trở thành
vụ sản xuất chính đem lại nguồn thu nhập cao cho họ, trong đó nguồn thu nhập từ ớt vụ đông
chiếm phần lớn. Hai vụ lúa được rút ngắn thời gian tối đa để tận dụng thời gian sản xuất vụ đông.
Nhiều người đã ví Quỳnh Hải như Đà Lạt thu nhỏ bởi ở đây cây màu được trồng quanh năm,
chủng loại rất phong phú, đa dạng. Là xã đầu tiên của huyện đạt chỉ tiêu mô hình “cánh đông 50
triệu”, trong đó hiệu quả từ vụ đông, đặc biệt là từ việc trồng ớt đem lại là rất cao. Với mức chi
phí đầu vào cộng tiền công chăm sóc ít, người dân thu được mức lợi nhuận cao, trung bình từ 3-4
triệu/ sào ớt vụ đông.
Do đó, nghiên cứu thực trạng phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải để từ đó tìm ra
nguyên nhân của những kết quả đã đạt được và những khó khăn cần phải khắc phục, rồi tìm ra
những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây ớt vụ đông. Đó là lý do mà em
chọn đề tài : “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển cây ớt vụ đông tại xã Quỳnh
Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”


1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất ớt vụ đông trong xã, bước đầu đề ra những định hướng và giải
pháp phù hợp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây ớt vụ đông tại
xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất cây ớt vụ đông của xã trong những năm qua.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển cây ớt vụ đông trong các hộ
nông dân.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất ớt của
các hộ nông dân ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Các hộ nông dân trồng ớt vụ đông trên địa bàn xã Quỳnh Hải.
- Các hộ cung cấp giống, phân bón và các hộ thu gom ớt trên địa bàn xã Quỳnh Hải.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tại địa bàn xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 12/10/2009 đến 08/11/2009.
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản xuất của cây ớt vụ
đông tại xã Quỳnh Hải.
Phần 2- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Quỳnh Hải là một xã thuần nông của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, nằm ở phía Đông
Bắc của huyện Quỳnh Phụ, cách trung tâm thị trấn Quỳnh Côi 0,5 km. Phía Đông tiếp giáp xã
Quỳnh Minh, phía Tây giáp thị trấn Quỳnh Côi, phía Nam giáp xã Quỳnh Hội, phía Bắc giáp xã

Quỳnh Hồng, là một xã có diện tích trung bình so với diện tích của huyện. Với vị trí này tạo điều
kiện cho xã giao lưu phát triển kinh tế- xã hội của xã, đặc biệt là giáp với thị trấn Quỳnh Côi, là
trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ.
 Địa hình
2
Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là trồng trọt, hệ thống giao thông, thủy lợi tương đối thuận lợi, đường thủy có
sông Lương Vân Hải nằm ở phía Tây Bắc của xã, sông Sành nằm ở phía Đông Nam tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp của xã
 Khí hậu, thời tiết
Quỳnh Hải là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ và nằm gần trung tâm nhiệt đới gió mùa, mỗi
năm có 4 mùa rõ rệt.
- Về nhiệt độ: Cả năm là 8320 độ C- 8500 độ C, nhiệt độ cao nhất là 38.5 độ C vào tháng 7
và tháng 8, nhiệt độ thấp nhất là 7 độ C vào tháng 1 và tháng 2.
- Về lượng mưa: Trung bình lượng mưa hàng năm từ 1500 đến 1900 mm, cá biệt có những
năm lớn hơn 2000 mm. Mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm.
Tháng mưa ít nhất là tháng 11 và tháng 12.
- Về độ ẩm không khí: Bình quân độ ẩm không khí cao nhất là tháng 2 và tháng 3 lên tới
100%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 và tháng 12. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau, và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Vào mùa khô có gió mùa đông bắc, không khí lạnh mưa phùn và thiếu ánh sáng, thường
xuất hiện sương muối làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vụ đông trong đó có ớt.
 Nhận xét chung
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên( thời tiết, khí hậu). Nhìn
chung, điều kiện tự nhiên ở xã Quỳnh Hải rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là
phát triển cây vụ đông, tuy nhiên những khó khăn mà điều kiện tự nhiên đem lại cũng không phải
là nhỏ như lũ lụt, sương muối… làm thiệt hại đến năng suất, chất lượng của các cây vụ đông,
giữa tháng 10 vừa qua, Thái Bình cũng bị ảnh hưởng từ cơn bão số 10 làm ảnh hưởng đến việc
sản xuất các cây vụ đông. Do đó, công tác chỉ đạo và tổ chức sản xuất như: lịch thời vụ, cơ cấu
cây trồng… phải được nghiên cứu kĩ lưỡng mới có thể hạn chế được rủi ro và nâng cao hiệu quả

sản xuất nông nghiệp.
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
 Tình hình sử dụng đất đai
Nhìn chung đất đai ở đây màu mỡ, xã Quỳnh Hải có một bên là đồng trũng, một bên là
đồng cao, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển các cây rau màu vụ đông. Hiện nay toàn xã có:
- Diện tích đất tự nhiên: 635,26 ha
- Diện tích đất nông nghiệp: 477,36 ha
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 157,22 ha
- Diện tích đất chưa dùng: 0,67 ha
3
Bảng : Cơ cấu đất đai của xã qua các năm(06-08)

Nguồn: Ban địa chính xã Quỳnh Hải
Theo bảng số liệu ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã không đổi qua 3 năm với diện
tích là 635 ha; phần lớn đất đai của xã phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ít biến động qua các
năm. Diện tích đất nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn( chiếm 75%), do đó tạo điều kiện phát triển
sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng tăng qua các
năm, nguyên nhân là do xã đã chú trọng mở một số công trình như đường giao thông, chợ…Diện
tích đất chưa sử dụng rất ít (0.67 ha) chứng tỏ đất đai được tận dụng triệt để phục vụ cho quá
trình sản xuất và sinh hoạt.
Bình quân đất nông nghiệp/ hộ nông nghiệp là 0.245 ha, bình quân đất nông nghiệp/ khẩu
là 0.058ha, bình quân đất nông nghiêp/ lao động nông nghiệp là 0.23 ha, nhìn chung đều không
đổi qua 3 năm.
 Tình hình dân số, lao động
Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quy mô và
chất lượng lao động sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.Qua biểu ta thấy sự biến động
lao động của xã qua các năm.
Biến động về tổng số hộ của xã:
Qua 3 năm tổng số hộ trong xã có xu hưóng tăng, năm 2006 là 2058 hộ, năm 2007 là 2094
hộ (tăng 1,7%), năm 2008 có 2128 hộ (tăng 1,6%). Trong đó số hộ lao động trong nông nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Diện
tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện
tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện
tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích đất tự nhiên 635 100 635 100 635.3 100
I. Đất nông nghiệp 479 75 478 75 477.4 75
1. Đất sản xuất nông
nghiệp 459 72 458 72 457.4 72
2. Đất nuôi trồng thủy sản 20 3 20 3 19.97 3
II. Đất phi nông nghiệp 156 25 157 25 157.2 25
1. Đất ở 37.9 6 37.9 6 38.17 6
2. Đất chuyên dùng 108 17 107 17 108.2 17
III. Đất chưa sử dụng 0.67 0 0.67 0 0.67 0
IV. Một số chỉ tiêu BQ
Đất NN/ hộ NN 0.246 0.238 0.245
Đất NN/ khẩu 0.058 0.058 0.057
Đất NN/ lao động NN 0.23 0.23 0.23
4

luôn chiếm tỷ lệ cao, qua 3 năm thì số hộ này tương đối ổn định (1950 hộ), chỉ có năm 2007 là
tăng lên 2006 hộ. Năm 2006 số hộ nông nghiệp chiếm 94,8 % tổng số hộ trong xã; năm 2007 là
95,8 % ; năm 2008 là 91,6%. Nhìn chung lực lượng lao động nông nghiệp của xã rất dồi dào,
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Biến động về tổng số nhân khẩu của xã: tăng dần qua các năm, năm 2006 số nhân khẩu của
xã là 8194, đến năm 2007 tăng lên 8236 nhân khẩu (tăng 0,5%), năm 2008 là 8325 nhân khẩu
(tăng 1%). Qua bảng cũng thấy số nhân khẩu nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn, năm 2007 nữ chiếm
51% tổng số nhân khẩu, năm 2008 nữ chiếm 51% tổng số nhân khẩu.
Biến động về số lao động trong xã:
Nhìn chung lao động của xã qua 3 năm không có sự thay đổi lớn, năm 2006 là 4573 lao
động, năm 2007 là 4432 lao động (giảm 3%), năm 2008 là 4551 lao động (tăng 2,7%). Trong đó
lao động trong nông nghiệp đều chiếm 46% qua 3 năm.
Bảng : Tình hình dân số, lao động của xã qua 3 năm(06-08)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2006 Năm 2007 Năm2008
SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)
I. Tổng số hộ Hộ 2058 100 2094 100 2128 100
Hộ NN Hộ 1950 94.8 2006 95.8 1950 91.6
Hộ phi NN Hộ 108 5.2 88 4.2 178 8.4
II. Tổng số nhân
khẩu người 8194 100 8236 100 8325 100
Nam người 4097 50 4036 49 4079 49
Nữ người 4097 50 4200 51 4246 51
III. Tổng số lao động
lao
động 4573 100 4432 100 4551 100
Lao động NN
lao
động 2105 46 2050 46 2095 46
Lao động phi NN

lao
động 2468 54 2382 54 2456 54
IV.Một số chỉ tiêu
BQ
Khẩu/hộ 3.98 3.93 3.91
LĐ/hộ 2.22 2.12 2.14
Khẩu/LĐ 1.79 1.86 1.83
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo UBND xã
Số khẩu/ hộ (3,9%), số lao động/ hộ (2,1%), số khẩu/ lao động (1,8%) qua 3 năm đều ổn
định, không có sự thay đổi lớn.
Bảng : Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của xã qua 3 năm(06-08)
5
Diễn giải
2006 2007 2008
So sánh (%)
SL
(Người)
CC
(%)
SL
(Người)
CC
(%)
SL
(Người)
CC
(%) 07/06 08/07 BQ
Tổng số
2105 100 2050 100 2095 100 97 102 100
15- 24 tuổi

253 12 226 11 209 10 89 92 91
25- 34 tuổi
316
15 328 16 335 16 104 102 103
35- 44 tuổi
631 30 615 30 650 31 97 106 101
45- 54 tuổi
421 20 410 20 419 20 97 102 100
55- 60 tuổi
484 23 471 23 482 23 97 102 100
Nguồn: ban thống kê xã Quỳnh Hải
Lực lượng lao động của xã rất dồi dào, đặc biệt là lao động nông nghiệp, lao động từ 35-44
tuổi chiếm phần lớn trong tổng số lao động trong xã (chiếm 30%), lao động trẻ tuổi chiếm tỉ lệ
nhỏ (chiếm 12%) do đi làm ăn xa hoặc đi học, người dân cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, do
đó thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã
Bảng : Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (06-08)
Diễn giải
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
GT
(trđ)
CC
(%)
GT
(trđ)
CC
(%)
GT
(trđ)
CC

(%)
07/06
(%)
08/07
(%)
BQ
(%)
I. Tổng giá
trị sản xuất
96811 100 11232
2
100 12914
0
100 115.93 114.9 115.45
1. Ngành
NN
45008 46.46 53776 47.88 61966 46.54 119.4 103.03
117.33
2. Ngành
CN
24660 25.45 29150 25.95 33606 25.24 118 120.4
116.74
3. Ngành
TM-DV
27213 28.09 29400 26.17 33568 25.21 108.04 127.78
111.06
II. Một số
chỉ tiêu
bình quân
Tổng

GTSX/ hộ
47.04 53.64 60.68
Tổng
GTSXNN/
hộ
21.87 25.68 29.12
GTSX/
khẩu
11.81 13.49 15.5
GTSX/ lao
động
21.18 25.34 28.38
GTSX/ ha
đất NN
202.2
6
234.99 270.51
6
Theo bảng số liệu ta thấy, nhìn chung cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm đã có sự chuyển
dịch song tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn cao. Qua 3 năm tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn
chiếm trên 46% và chuyển dịch không đáng kể. Cụ thể năm 2006 là 46,46% đến năm 2008 là
46,54%. Các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao như thương mại- dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng thấp
và có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 chiếm 28,09% nhưng đến năm 2008 chỉ
chiếm 25,21%.
Tuy vậy về giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế xã và các ngành vẫn
tăng nhanh: Năm 2006 tổng giá trị sản xuất là 96811 (trđ) thì đến năm 2008 là 129140 (trđ) tăng
bình quân 15,45%. Các chỉ tiêu khác cũng có bước phát triển nhanh như: thu nhập bình quân/ ha
đất NN tăng từ 202,26 (trđ/ha) năm 2006 đến 270,51 (trđ/ha) năm 2008. Thu nhập bình quân/ đầu
người cũng tăng từ 11,81 trđ/người/năm (năm 2006) đến 15,5 trđ/người/năm (năm 2008) góp
phần thay đổi cuộc sống của người dân xã Quỳnh Hải.

 Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Hệ thống thủy lợi: có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
trong trồng trọt, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân xã Quỳnh Hải đã xây dựng hệ thống
kênh mương nội đồng có khoảng 35.000 m, mới được cứng hóa 3600 m bằng nguồn vốn Nhà
nước hỗ trợ, nguồn vốn từ đầu tư cánh đồng 50 triệu và nguồn vốn nhân dân tự đóng góp.
Về hệ thống mương máng thủy lợi khác: hiện nay hợp tác xã (HTX) đang quản lý và sử
dụng trên 100 cầu cống phục vụ sản xuất và trên 10000 m kênh mương cấp 1, cấp 2. Trong đó có
45 cầu cống kiên cố đã được lắp đặt hệ thống cánh cống dàn ty van. Song số hệ thống cầu cống bị
xuống cấp nghiêm trọng và nhiều mương máng, sông dẫn bị ách tắc lâu ngày không được nạo
vét, tu sửa nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chỉ đạo và tổ chức sản xuất.
- Hệ thống giao thông: nhìn chung đều thuận tiện, toàn bộ đường trong xã đã được cứng
hóa, bê tông hóa. Hiện nay trên toàn xã có 5km đường nhựa còn lại là đường bê tông và vật liệu
cứng, tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa từ xã đi các vùng lân cận.
- Công trình thủy lợi: Xã có 6 trạm bơm điện, có một trạm bơm điện do xí nghiệp thủy
nông quản lý và 5 trạm do xã quản lý, 100% người dân được sử dụng điện.
- Công trình phúc lợi: hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, sân vận động và bưu
điện đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Đến nay xã có 1 trường cấp 1, 1 trường cấp 2, mỗi
thôn đều có nhà trông nuôi trẻ, 1 trạm y tế và 1 bưu điện.
7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Xã Quỳnh Hải là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu của người dân nơi đây là từ nông
nghiệp. Xã có 7 thôn nhưng chỉ có các thôn An Phú 1, An Phú 2 và thôn Lê Xá là trồng nhiều ớt
nhất, do đó nên tôi tiến hành chọn 3 thôn này. Trong đó tiến hành điều tra 7 hộ thôn Lê Xá, 4 hộ
thôn An Phú 1 và 4 hộ thôn An Phú 2. Như vậy tổng số hộ được điều tra là 15 hộ.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với tài liệu thứ cấp: Tham khảo trên các sách báo, internet và các báo cáo khoa học có
liên quan ở các phòng ban chuyên ngành của xã, các bản báo cáo kết quả sản xuất vụ đông qua
các năm…
- Đối với tài liệu sơ cấp: Hỏi trực tiếp cán bộ xã và các trưởng thôn đồng thời tiến hành

điều tra các hộ nông dân thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp và quan sát thực tế để phản
ánh tình hình sản xuất cây ớt vụ đông tại xã Quỳnh Hải.
2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
Tính toán các chỉ tiêu cần thiết
- Phân tổ thống kê theo giống ớt: phân làm 2 nhóm, giống ớt kim và giống ớt Hàn Quốc.
Các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý qua máy tính tay và tính toán bởi sự hỗ trợ của
phần mềm Excel
Phương pháp phân tích tài liệu:
- Phân tích thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối, bình quân, tốc độ tăng
trưởng để phân tích mức độ, biến động và quan hệ giữa các hiện tượng
- Phương pháp thống kê so sánh: phương pháp này để so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế
giữa các quy mô sản xuất ớt giữa các hộ khác nhau.
Ngoài ra còn dùng phương pháp chuyên gia hỏi ý kiến của các cán bộ xã, trưởng thôn và
phỏng vấn trực tiếp người dân.
2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Diện tích đất canh tác có khả năng sản xuất cây ớt vụ đông
- Diện tích đất trồng cây ớt vụ đông
- Diện tích trồng cây ớt vụ đông/ diện tích đất canh tác có khả năng sản xuất cây ớt vụ đông
- Cơ cấu diện tích cây vụ đông, diện tích cây ớt vụ đông
- Sản lượng cây ớt vụ đông
- Năng suất cây ớt vụ đông
8
- Các yếu tố chi phí/ đơn vị diện tích gồm: chi phí trung gian; chi phí phân bón, chi phí
phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, chi phí lao động
- Mật độ cây trồng
- Chênh lệch giá bán sản phẩm ớt vụ đông ở thời điểm giá cao nhất và giá thấp nhất
- Tốc độ tăng giá bán một số vật tư chủ yếu
- Tốc độ tăng giá bán ớt vụ đông
Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ
3.1.1 Khái quát tình hình sản xuất cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải qua 3 năm (06-08)
Là một xã thuần nông, thu nhập chính đều phụ thuộc váo sản xuất nông nghiệp, do đó
Quỳnh Hải luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Hiện
nay xã Quỳnh Hải đang sản xuất các cây vụ đông phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài,
trong đó cây ớt được người dân nơi đây trồng nhiều nhất, bởi nó đem lại nguồn thu nhập cao với
mức đầu tư ban đầu ít. Cây ớt được trồng vào vụ đông là chính. Trong những năm qua diện tích
ớt vụ đông liên tục tăng và chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất vụ đông. Trước đây, người dân
Quỳnh Hải chủ yếu một năm hai vụ lúa, còn rau màu vụ đông không được xem trọng. Đến năm
2002, Quỳnh Hải thực hiên quy hoạch đất canh tác thành 2 vùng sản xuất chính là vùng chuyên
canh rau màu và vùng sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ đông. Chỉ còn một số diện tích đồng trũng không
sản xuất vụ đông. Với hầu hết hộ sản xuất ở Quỳnh Hải, giờ đây vụ đông đã trở thành vụ sản xuất
chính đem lại nguồn thu nhập cao cho họ. Từ cuối tháng 8 âm lịch, các hộ dân Quỳnh Hải đã
triển khai làm vụ đông
Bảng : Diện tích trồng một số cây vụ đông của xã Quỳnh Hải qua 3 năm (06-08)
Cây vụ
đông
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
DT(ha) Cơ
cấu(%)
DT(ha) Cơ
cấu(%)
DT(ha) Cơ
cấu(%)
07/06(%) 08/07(%) BQ(%)
Tổng diện
tích
279 100 280 100 311 100 100.36 111.07 105.58
Cây ớt 115 41.21 120 42.86 105 33.76 104.34 87.5 95.55
Ngô đồng 20 7.18 20 7.14 19.5 6.27 100 97.5 98.74

Đậu đỗ 9.2 3.30 9 3.21 8.4 2.70 97.8 93.3 95.55
Cây vụ
đông
khác
134.8 48.31 131 46.79 178.1 57.27 97.18 135.95 114.94
9
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất vụ đông của xã
Cụ thể, qua bảng ta thấy: cây ớt vụ đông luôn chiếm diện tích trồng nhiều nhất trong tổng
số diện tích đất có khả năng sản xuất cây vụ đông, diện tích này năm 2006 là 115 ha (chiếm
41.21%), năm 2007 tăng lên là 120 ha (chiếm 42.86%), đến năm 2008 lại giảm còn 105 ha
(chiếm 33.76%) là do thiên tai liên tiếp xảy ra làm giảm diện tích trồng ớt.
3.1.2 Thực trạng phát triển cây ớt vụ đông ở các hộ điều tra
3.1.2.1 Tình hình chung của các hộ được điều tra
Đề tài tiến hành điều tra các hộ thuộc các thôn An Phú 1, An Phú 2 và thôn Lê Xá. Nhìn
chung quy mô và độ tuổi của chủ hộ là không lớn, phần lớn các hộ được hỏi đều thuộc loại hộ
trung bình, có trang bị khá đầy đủ tư liệu phục vụ sản xuất (máy bơm nước, bình phun thuốc sâu,
xe đạp thô ) và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất.
Một đặc điểm nữa là diện tích đất canh tác của các hộ lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi cho
việc sản xuất ớt vụ đông. Với mức thu nhập hiện có hộ có khả năng trang trải những nhu cầu sinh
hoạt và tích lũy tái sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng.
3.1.2.2 Diện tích trồng các giống ớt của các hộ nông dân xã Quỳnh Hải
Diện tích trồng ớt ở xã Quỳnh Hải ngày càng được mở rộng trong các năm gần đây, trong
đó 2 giống ớt chính được sử dụng để sản xuất vụ đông là giống ớt kim và giống ớt Hàn Quốc.
Trung bình diện tích trồng ớt của các hộ được điều tra là 3,05 sào thì diện tích trồng ớt Hàn Quốc
chiếm phần lớn là 2,31 sào (chiếm 76,74%), còn diện tích trồng ớt kim chỉ chiếm phần nhỏ là
0,74 sào (chiếm 23,26%).
3.1.2.3 Chí phí sản xuất ớt vụ đông
Quá trình sản xuất ớt vụ đông trải qua nhiều giai đoạn đầu tư với nhiều yếu tố chi phí khác
nhau. Do được thực hiện trong thời gian ngắn nên đề tài chỉ phân tích những yếu tố mà theo nhận
định là có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của cây ớt vụ đông như giống,

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động, cọc dàn… Đề tài không phân tích các yếu tố chi phí
có tính chất định mức chung như làm đất, các khoản phí (thủy lợi phí, bảo vệ đồng ruộng) và
không đề cập đến chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất ớt vụ đông.
.
Hiện nay trên địa bàn xã Quỳnh Hải chủ yếu trồng 2 giống ớt là giống ớt kim và giống ớt
Hàn Quốc nên tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế mà 2 giống ớt này đem lại. Qua quá trình
điều tra tại các hộ nông dân ở xã, tôi thu được kết quả về sự đầu tư chi phí sản xuất ớt vụ đông
như sau: Đây là bảng tính chi phí sản xuất ớt vụ đông cho 1 sào Bắc Bộ ( 360m2).
10
Bảng: Chi phí sản xuất ớt vụ đông năm 2008
Chỉ tiêu Giống ớt kim Giống ớt Hàn Quốc
SL(kg) ĐG(ngđ/kg) TT(ngđ) SL(kg) ĐG(ngđ/kg) TT(ngđ)
Giống 0.01 1500 150 0.02 370 74
Đạm 10.81 7.5 81.08 11.6 7.5 87
Lân 18.73 2.6 48.71 20.07 2.6 52.17
Kali 6.02 14 84.24 5.4 14 75.6
Phân
chuồng
468 1 468 457 1 457
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ
- Về chi phí giống: đối với giống ớt kim, 1 sào cần 0,01 kg giống với 150000 đồng; còn với
giống ớt Hàn Quốc, mặc dù lượng giống cần nhiều hơn (0,02 kg giống) so với giống ớt kim
nhưng giá mua lại rẻ hơn nên chi phí giống trên 1 sào là thấp hơn và bằng 74000 đồng. Hiện nay
trên thị trường xã, giống ớt kim có giá là 150000 đồng/ 1 gói 10g, còn giống ớt Hàn Quốc có giá
là 37000 đồng/ 1 gói 10g. Về nguồn giống, đối với ớt Hàn Quốc, người dân phải mua toàn bộ
trên thi trường do không để giống được, hoặc có để giống trồng vụ sau thì cây còi cọc, quả không
nặng bằng giống mua, màu sắc quả không đẹp…nên năng suất không cao; còn đối với giống ớt
kim, người dân có thể mua trên thị trường hoặc để giống trồng tiếp vụ sau. Mật độ gieo trồng: cả
2 giống đều có mật độ gieo trồng từ 800-900 cây/ sào. Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ nông
dân ở đây đều trồng 2 giống ớt này và không có ý định trồng giống mới nào, do giống không phù

hợp với điều kiện đất đai hoặc họ sợ rủi ro, không mạnh dạn đầu tư…
- Về chi phí phân bón: Nhìn chung chi phí phân bón của 2 loại giống ớt này không chênh
lệch nhiều lắm. Với mức giá phân bón từng loại là đạm 7500 đồng/kg, lân 2600 đồng/kg, kali
14000 đồng/ kg thì bình quân 1 sào trồng ớt kim sẽ mất 10,81 kg đạm (tương ứng với 81080
đồng), 18,73 kg lân (tương ứng với 48710 đồng), 6,02 kg kali (tương ứng với 84240 đồng); còn
đối với trồng ớt Hàn Quốc thì bình quân 1 sào cần 11,6 kg đạm (tương ứng với 87000 đồng),
20,07 kg lân (tương ứng với 52170 đồng), 5,4 kg kali (tương ứng với 75600 đồng). Đối với phân
chuồng, có thể lấy trực tiếp từ việc chăn nuôi của gia đình hoặc đi mua với chi phí là 100000
đồng/tạ, bình quân mỗi một sào ớt cần tư 4-5 tạ phân chuồng mới đảm bảo cho cây phát triển và
thu được năng suất cao.
11
Bảng: chi phí sản xuất ớt vụ đông năm 2008
Chỉ tiêu ĐVT Giống ớt kim Giống ớt Hàn Quốc
Làm đất Nghìn đồng 58 60
Cọc dàn Nghìn đồng 147.5 150
Che phủ Nghìn đồng 78.3 80
Thuốc BVTV, trừ
cỏ
Nghìn đồng 183.33 200
Chi phí thu hoạch Nghìn đồng 1057.2 873.4
Lao động Ngày công 27.3 25.1
Nguồn: tổng hợp từ điều tra hộ
Bên cạnh chi phí về giống, phân bón thì các chi phí về làm đất, cọc dàn, che phủ, thuốc bảo
vệ thực vật… có ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của các giống ớt. Dù giống có tốt, phân bón
có nhiều nhưng nếu không được che phủ hay làm cọc dàn, diệt trừ sâu bệnh thì năng suất cũng
không còn cao nữa. Nhìn chung thì các chi phí này đều giống nhau giữa 2 loại ớt, cụ thể mất từ
55000-60000 đồng tiền công làm đất, 75000-80000 đồng tiền che phủ, 145000-150000 đồng tiền
cọc dàn (500 đồng/ cọc) để chống đỡ cây ớt không bị đổ và tiện cho chăm sóc cũng như thu
hoạch. Cây ớt là loại cây có yêu cầu khắt khe về thời vụ và quy trình sản xuất, trong quá trình sản
xuất ớt, người dân phải liên tục bón phân, phun thuốc diệt sâu, bệnh phá hoại. Do đó chi phí công

lao động là rất cao, từ 25-27 ngày công/tháng, chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, trừ cỏ cũng cao,
với ớt kim trung bình cần khoảng 183330 đồng/ sào còn ớt Hàn Quốc là 200000 đồng/ sào.
Về chi phí thu hoạch thì ớt kim mất nhiều công thu hoạch hơn ớt Hàn Quốc do kích thước
quả nhỏ nên khó thu hoạch, thường phải thuê thu hoạch với mức giá là 50000 đồng/ 17 kg ớt.
Bình quân một người một ngày có thể hái được 17-20 kg ớt kim, 30-40 kg ớt Hàn Quốc.Chi phí
thu hoạch của ớt kim vì thế nên cao hơn so với ớt Hàn Quốc, cụ thể chi phí thu hoạch của ớt kim
là 1057200 đồng, còn ớt Hàn Quốc chỉ có 873400 đồng.
Do khó khăn trong thu hoạch nên lao động sử dụng cho ớt kim cũng cao hơn so với ớt Hàn
Quốc, phải đầu tư trên 27 ngày công lao động cho ớt kim trong khi chỉ cần khoảng 25 ngày công
lao động cho ớt Hàn Quốc, nhìn chung chi phí lao động bỏ ra cho việc trồng ớt là cao, người dân
ngày nào cũng phải ra đồng, không tưới nước thì cũng bón phân, nhổ cỏ rồi phun thuốc trừ sâu…
nên họ có phần không muốn sản xuất tiếp.
Như vậy, tổng chi phí cho từng loại giống ớt là khác nhau, nhưng không chênh lệch nhiều.
Tổng chi phí trồng ớt của giống ớt kim là 2275,730 nghìn đồng/ sào, giống ớt Hàn Quốc là
2109,170 nghìn đồng/sào.
12
3.1.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây ớt vụ đông
Bảng: kết quả và hiệu quả sản xuất cây ớt vụ đông năm 2008
Chỉ tiêu ĐVT Ớt kim Ớt Hàn
Quốc
1. Năng suất Kg/sào 351,23 650
2. Giá bán Nghìn
đồng
17 10
3. Doanh
thu
Nghìn
đồng
5970,91 6500
4. Chi phí Nghìn

đồng
2275,73 2109,17
5. Lợi nhuận Nghìn
đồng
3695,1
8
4390,83
Nguồn: tổng hợp từ điều tra hộ
Qua bảng ta thấy, bình quân 1 sào ớt kim thu được 351,23 kg, còn ớt Hàn Quốc là 650 kg,
do trọng lượng/ quả của ớt kim thấp hơn so với ớt Hàn Quốc. Tuy nhiên cả 2 chỉ số về năng suất
này đều thấp hơn so với năng suất tiềm năng của nó, với giống ớt kim nếu thâm canh tốt sẽ thu
được 400-500 kg/sào, còn giống ớt Hàn Quốc nếu thâm canh tốt sẽ thu được 700-750 kg/ sào. Do
đó cần có biện pháp chăm sóc, thâm canh ớt nhằm đem lại năng suất cao hơn.
Về giá bán ớt, trung bình năm 2008, 1kg ớt kim tươi bán với giá là 17000-18000 đồng/ kg,
còn ớt Hàn Quốc bán với giá là 8000-10000 đồng/ kg. Giá ớt có sự biến động lớn giữa các thời
điểm khác nhau trong vụ, ở thời điểm đầu vụ, giá ớt cao hơn, có lúc giá ớt kim lên đến 30000
đồng/ kg, còn giá ớt Hàn Quốc là 15000 đồng/kg. Đến thời điểm chính vụ, giá ớt lại giảm xuống
do lượng ớt đã chín nhiều, nếu không thu hoạch sẽ bị rụng và hỏng hết, cụ thể giá ớt kim là
17000-18000 đồng/kg, giá ớt Hàn Quốc là 11000-12000 đồng/kg . Đến lúc cuối vụ, giá ớt giảm
xuống ở mức thấp nhất, cụ thể giá ớt kim là 10000-12000 đồng/ kg, còn giá ớt Hàn Quốc chỉ còn
4000-5000 đồng/ kg. Đây cũng là đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp, luôn có sự khác nhau rõ
rệt về giá của sản phẩm nông nghiệp vào các thời điểm đầu vụ, chính vụ, cuối vụ. Giá ớt biến
động quâ từng năm cũng tác động tới doanh thu, thu nhập thực của người dân trồng ớt, trong năm
2009 này, mặc dù chưa đi vào chính vụ nhưng giá ớt đầu vụ năm nay không cao bằng năm trước,
như giống ớt kim năm nay chỉ bán với giá 10000-12000 đồng.
Về lợi nhuận, trung bình 1 sào ớt kim thu được 5,97 triệu đồng, sau khi trừ đi mọi chi phí
thì thu được lợi nhuận là 3,7 triệu đồng, còn ớt hàn quốc, trung bình 1 sào thu được 6,5 triệu đồng
sau khi trừ đi mọi chi phí còn thu được lợi nhuận là 4,4 triệu đồng. Như vậy, trung bình 1 sào ớt
Hàn Quốc sẽ cho thu nhập cao hơn 1 sào ớt kim mà lại không tốn nhiều công thu hoạch, mặc dù
giá bán thấp hơn nhưng chi phí giống, chi phí thu hoạch thấp hơn và năng suất lại cao hơn so với

13
giống ớt kim nên hiện nay người dân Quỳnh Hải rất ưa chuộng giống ớt này và đang tiếp tục mở
rộng diện tích trồng ớt Hàn Quốc.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải
3.2.1 Quy mô diện tích gieo trồng và điều kiện thời tiết, khí hậu
- Điều kiện thời tiết, khí hậu: Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ớt vụ
đông nói chung thì điều kiện thời tiết, khí hậu có tính chất quyết định đến năng suất cây trồng.
Trong điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi tất nhiên cây ớt sẽ cho năng suất cao, đạt đến năng
suất tiềm năng nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật và được gieo trồng trên đúng loại đất. Còn trong
điều kiện thời tiết xấu thì dễ bị giảm năng suất hoặc có khi gần như mất trắng vì số thu được chỉ
đủ bù đắp phần chi phí đã bỏ ra. Xã Quỳnh Hải nằm gần trung tâm nhiệt đới gió mùa do đó hay
phải hứng chịu nhiều thiên tai do tự nhiên gây ra như hạn hán, lũ lụt…về mùa mưa và hiện tượng
sương muối về mùa đông, mà cây ớt là một loại cây ưa ấm nên khi xảy ra sương muối sẽ rất bất
lợi cho sự ra hoa, kết quả của cây ớt, do đó làm giảm năng suất, làm thiệt hại không ít của người
dân.
- Quy mô diện tích: có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và kết quả sản xuất mà cây ớt đem
lại. Khi diện tích tăng lên đồng nghĩa với việc năng suất ớt tăng và như vậy người dân có thêm
thu nhập.
3.2.2 Tiêu thụ sản phẩm ớt vụ đông
- Thị trường tiêu thụ:
Một trong những lợi thế của sản xuất ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải hiện nay là có thị trường
tiêu thụ sản phẩm khá lớn và ổn định từ nhiều năm nay. Thị trường tiêu thụ ớt vụ đông trong
nước chủ yếu là các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng. Ớt được đưa đến các chợ lớn hoặc
các công ty chế biến ớt để là tương ớt hay bột ớt…Ớt ở Quỳnh Hải cũng được xuất sang một số
nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Singapo… đây là thị trường đầy tiềm năng của
sản phẩm ớt xã Quỳnh Hải nói riêng và huyện Quỳnh Phụ nói chung. Năm 2008 vừa qua, giá ớt
xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, …là 0,73 USD/kg ớt tươi và 0,9
USD/kg ớt khô. Hiện nay ở xã có hơn 20 xe ô tô tải và hàng nghìn xe máy thu mua và vận
chuyển sản phẩm ớt đi bán ở khắp mọi nơi, có 1 chợ ở giữa làng An phú họp lúc 10h trưa là nơi
thu mua và buôn bán các sản phẩm vụ đông của xã, có 5 đại lý tiêu thụ ớt lớn của tư nhân.

Ngoài ra theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện thì trên địa bàn xã Quỳnh Hải có
một dự án xây dựng chợ đầu mối chuyên kinh doanh các sản phẩm vụ đông được sản xuất ra tại
xã ( cụ thể chợ nằm giữa thôn An Phú và thôn Đoàn Xá) góp phần giải quyết phần nào thị trường
tiêu thụ sản phẩm ớt vụ đông của xã, dự án này đã được huyện thông qua và đang giải tỏa mặt
bằng, chuẩn bị xây dựng trong thời gian tới.
14
- Hình thức tiêu thụ:
Hiện nay người dân Quỳnh Hải tiêu thụ sản phẩm ớt vụ đông dưới 2 hình thức: tiêu thụ trực
tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Mỗi hình thức tiêu thụ đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tiêu thụ
trực tiếp có lợi ở chỗ được giá cao trong khi tiêu thụ gián tiếp lại phù hợp với những hộ thiếu sức
lao động.
Ở Quỳnh Hải tiêu thụ sản phẩm ớt vụ đông trực tiếp tức là các hộ bán trực tiếp cho các cơ
sở chế biến hoặc cho người tiêu dùng cuối cùng. Hình thức tiêu thụ gián tiếp tức là các hộ bán ớt
cho các đối tượng trung gian: người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ. Thông qua tìm hiểu
tôi thấy ở đây chủ yếu người dân tiêu thụ ớt theo hình thức gián tiếp, nguyên nhân là do sức tiêu
thụ của thị trường trong xã không nhiều, nên người dân trồng ớt nơi đây thường hay bị ép giá từ
các hộ thu gom. Những hộ thu gom sau khi thu gom và bán cho các cơ sở chế biến hoặc bán cho
người bán buôn thường được lời từ 20-30% so với giá bán ớt mà các hộ nông dân bán cho.
3.2.3 Giá ớt vụ đông và giá vật tư đầu vào
 Giá ớt vụ đông
Giá sản phẩm quyết định rất lớn đến sự đầu tư sản xuất của người dân ở vụ đông năm sau.
Nếu giá năm nay cao chắc chắn người dân sẽ tiếp tục duy trì hoặc mở rộng thêm diện tích đất
trồng ớt vụ đông vào năm sau nhằm tăng thu nhập cho họ. Ngược lại nếu giá thấp người dân sẽ
thu hẹp diện tích trồng ớt lại và chuyển sang trồng các cây vụ đồng khác có giá trị kinh tế cao
hơn. Do đó, cần phải quan tâm đến giá bán của ớt để có sự đầu tư thích hợp. Theo báo cáo của xã
thì giá ớt vụ đông trung bình qua các năm có sự gia tăng, cụ thể giá ớt năm 2006 là 6000
đồng/kg, năm 2007 là 5000 đồng/kg, năm 2008 là 8000 đồng/kg, với giá ớt như vậy góp phần
khuyến khích người dân tiếp tục trồng ớt vụ đông.
Xã Quỳnh Hải chủ yếu trồng 2 giống ớt là ớt kim và ớt Hàn Quốc, giống ớt kim do phải
đầu tư chi phí sản xuất và công lao động nhiều hơn nên giá có phần cao hơn. Như năm 2008 vừa

qua, giá ớt kim có lúc lên tới 30000 đồng/kg ớt tươi, còn ớt Hàn Quốc chỉ có giá từ 15000-20000
đồng/kg. Sau khi sấy khô thì giá bán ớt kim trong nước năm 2008 là 60000-70000 đồng/kg, còn
ớt Hàn Quốc có giá là 50000 đồng/ kg. Do ở xã Quỳnh Hải, chủ yếu ớt được sản xuất ra là để bán
tươi, nếu không thu hoạch và bán kịp ớt sẽ bị rụng và người dân sẽ mất trắng nên giá bán biến
động mạnh, đầu vụ người ta có thể bán 20000-30000 đồng/kg, đến chính vụ còn 10000 đồng/kg,
còn đến cuối vụ chỉ còn 4000 đồng /kgNhư vậy giá ớt cao chắc chắn sẽ khuyến khích người dân
mở rộng diện tích trồng ớt.
 Giá vật tư đầu vào
15
Bên cạnh giá bán sản phẩm thì giá vật tư đầu vào cũng có ý nghĩa quyết định đến quy mô
sản xuất của người dân. Trong những năm gần đây, do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến
lạm phát xảy ra làm cho giá cả vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu tăng lên. Đặc biệt là
năm 2008, giá vật tư tăng mạnh làm cho bà con nông dân không có đủ tiền để mua, cụ thể giá
đạm là 7500 đồng/ kg, giá lân là 2600 đồng/kg, giá kali là 14000 đồng/ kg. Đến năm 2009 giá vật
tư có phần giảm xuống, như giá đạm là 7000 đồng/kg, giá lân là 2500 đồng/ kg, giá kali là 13500
đồng/ kg, tuy mức giảm giá là không nhiều nhưng cũng giúp bà con bớt lo lắng trong việc chăm
sóc cây ớt vụ đông năm nay.
3.2.4 Khoa học kỹ thuật và hệ thống kênh mương
Khoa học kỹ thuật nếu được khai thác đúng sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Hàng năm
hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của xã đều tổ chức các đợt tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất như quy trình sản xuất, công tác chăm sóc, bảo vệ ớt vụ đông trong điều
kiện thời tiết khó khăn và phòng chống các bệnh trên cây ớt như bệnh thán thư, bệnh rầy xanh
Cán bộ khuyến nông của xã thường xuyên đi kiểm tra và hướng dẫn bà con nông dân sản xuất.
Tuy nhiên công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân còn chưa đem lại
hiệu quả cao.
Bên cạnh đó hệ thống kênh mương cũng có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất cây
ớt vụ đông. Hiện nay, hệ thống kênh mương của xã nhìn chung đã hoàn thiện, phục vụ tưới tiêu
đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số nơi đang xuống cấp nghiêm trọng, chưa đáp ứng với yêu cầu
sản xuất, vẫn còn tình trạng úng hạn cục bộ.
3.2.5 Lao động trong xã

Lao động trong xã chủ yếu là lao động ở độ tuổi 35-40 tuổi, các lao động trẻ thì đi làm ăn
xa hoặc đi học tại các tỉnh thành khác, do đó việc sản xuất ớt vụ đông chủ yếu dựa vào số lao
động này. Là một xã có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ rất lâu nên lao động trong xã rất
giàu kinh nghiệm sản xuất, chăm chỉ, cần cù… tuy nhiên việc nhận thức và áp dụng khoa hoc kỹ
thuật vào sản xuất còn hạn chế nên kết quả sản xuất chưa được cao.
3.2.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải
- Sản xuất ớt vụ đông ở xã ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất vụ đông của
xã, thể hiện ở chỗ diện tích ớt vụ đông liên tục tăng qua các năm gần đây.
-Giá trị sản xuất của ớt vụ đông ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các giá
trị sản xuất của các cây vụ đông trong toàn xã.
- Tuy giá ớt kim cao hơn giá ớt Hàn Quốc nhưng người dân xã Quỳnh Hải vẫn thích trồng
ớt Hàn Quốc hơn. Lý do là chi phí sản xuất và chi phí thu hoạch thấp hơn so với giống ớt kim.
- Trong sản xuất ớt vụ đông ở Quỳnh Hải các yếu tố như: quy mô diện tích đất trồng ớt,
phân bón vô cơ, hữu cơ, giá bán ớt… đều có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả và hiệu quả
16
sản xuất cây ơt vụ đông, trong đó diện tích sản xuất ớt vụ đông càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng
cao.
-Trong những năm tiếp theo, sản xuất ớt vụ đông của xã Quỳnh Hải có thể phát triển mạnh
hơn nữa dựa trên cơ sở khai thac những tiềm năng về đất đai, năng suất và thị trường tiêu thụ.
- Tuy nhiên sản xuất ớt vụ đông ở xã còn gặp nhiều khó khăn như giá các yếu tố đầu vào
tăng, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất ớt vụ đông.
3.3 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển cây ớt vụ đông ở xã
Quỳnh Hải
3.3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất cây ớt vụ đông xã Quỳnh Hải
- Hiện nay sản xuất các sản phẩm vụ đông ở xã Quỳnh Hải đang chuyển theo hướng sản
xuất hàng hóa, trong đó ớt vụ đông là một loại hàng hóa nông nghiệp mà xã đang đầu tư và tiếp
tục mở rộng. Do đó, trong thời gian tới phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển ớt vụ đông theo hướng
sản xuất hàng hóa, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo đánh giá. Tiền đề cho sự phát triển là thi
trường tiêu thụ, trong đó chú trọng giữ vững các thị trường truyền thống và chủ động mở rộng thị

trường mà xã có thế mạnh.
-Phát triển cây ớt vụ đông của xã cần dựa trên cơ sở phát huy tối đa những tiềm năng, thế
mạnh và khắc phục có hiệu quả những khó khăn, hạn chế. Cụ thể là từng bước đưa diện tích trồng
ớt vụ đông tăng lên qua các năm, tăng cường đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất cây trồng.
Đây được xác định là động lực quan trọng để tạo ra sự đột phá trong quá trình phát triển.
Bảng: Kế hoạch gieo trồng cây vụ đông của xã Quỳnh Hải
Diễn giải Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015
DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%)
Tổng diện tích
vụ đông
280 100 285 100 290 100
Ngô 20 7.14 20 7.02 20 6.90
Đậu tương 20 7.14 20 7.02 20 6.90
Khoai tây 15 5.36 15 5.26 15 5.17
Khoai lang 20 7.14 20 7.02 10 3.45
Ớt 125 44.64 130 45.61 140 48.27
Cây xuất khẩu 30 10.71 30 10.53 40 13.79
Rau màu khác 50 17.86 50 17.54 45 15.52
Qua bảng ta thấy xã đang rất chú trọng đến phát triển cây ớt trong những năm tới. Diện tích
ớt được tăng dần lên qua các năm, năm 2009 là 125 ha (chiếm 44,64%), năm 2010 tăng lên là 130
ha (chiếm 45,61%) và đến năm 2015 tăng lên là 140 ha (chiếm 48,27%).
17
3.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải
Trên cơ sở đánh giá thực trạng những năm vừa qua, để sản xuất ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải
phát triển mạnh mẽ hơn nữa cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
 Giải pháp về phòng chống thiên tai
Xã cần có kế hoạch cụ thể và kịp thời trong việc phòng chống các hiện tượng thời tiết xấu
ảnh hưởng đến năng suất cây ớt như tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân cách
phòng chống sương muối như che lưới, bón do ủ ấm cho cây…Ngoài ra nếu gặp thời tiết khô hạn
cần có biện pháp tưới tiêu phù hợp để không bị chết cây.

Bên cạnh mở rộng quy mô diện tích gieo trồng ớt cần chú ý tới chất lượng đất, do đó cần có
biện pháp cải tạo đất, luân canh cây trồng để tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất.
 Giải pháp thị trường
Trong điều kiện sản xuất hàng hóa hiện nay, vấn đề được hộ quan tâm nhất là thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm ớt vụ đông cho các hộ cần phải quan tâm
một số vấn đề sau:
- Xây dựng mạng lưới chợ bán buôn, bán lẻ: hiện nay xã chỉ có một chợ mua bán nông sản
vụ đông ở thôn An Phú, còn lại các hộ nông dân đều bán qua người thu gom ớt nên doanh thu
không được cao. Do đó, xã cần khẩn trương xây dựng chợ đầu mối nằm giữa thôn An Phú và
thôn Đoàn Xá để thu mua các sản phẩm vụ đông trong đó có ớt.
- Tổ chức cung cấp thông tin thị trường: Để thông tin thị trường đến với người sản xuất một
cách nhanh chóng, chính xác, chính quyền xã cần nghiên cứu xây dựng hệ thống cung cấp thông
tin đến các thôn trong xã. Ngoài ra cần phải có cán bộ có khả năng nắm bắt dự báo thị trường để
các hộ dân chủ động hơn trong sản xuất và giảm thiểu được cá rủi ro về giá khi tham gia thị
trường.
- Hình thành các tổ chức tiêu thụ: hiện nay ở xã chủ yếu người dân đi bán ớt cho hộ thu
gom nên thường bị ép giá. Do đó cần hình thành các tổ chức tiêu thụ. Việc hình thành các tổ chức
tiêu thụ một mặt làm giảm sự cạnh tranh không cần thiết giữa người sản xuất, mặt khác sẽ tăng
cường sức mạnh để tăng khả năng thành công trong đàm phán bán hàng có quy mô lớn.
Các hộ sản xuất có thể thành lập hợp tác xã chuyên tiêu thụ hoặc tổ hợp tác tiêu thụ sản
phẩm. Hiện nay ở xã Quỳnh Hải, hợp tác xã chỉ hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ vật tư
nông nghiệp phục vụ sản xuất chứ chưa có tiêu thụ sản phẩm nông sản, nên một giải pháp nữa là
hợp tác xã mở rộng lĩnh vực phục vụ của mình, thêm một dịch vụ nữa là tiêu thụ các sản phẩm vụ
đông trong xã.
 Một số giải pháp khác
- Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật tới người dân nhằm
nâng cao năng suất cây ớt vụ đông. Có thể đến từng thôn, xóm để phổ biến hoặc mời các cán bộ
18
có trình độ chuyên môn cao về nông nghiệp và có quà động viên cho các xã viên khi tham gia
buổi tập huấn.

- Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể như: hội nông dân, hội phụ nữ… trong công tác
triển khai, khuyến khích người dân tích cực tham gia sản xuất.
- Tiến hành tu sửa, nạo vét các đoạn kênh mương bị hư hỏng để nhanh chóng đưa vào sản
xuất phục vụ tưới tiêu nước.
- Công tác phòng chống sâu, bệnh cần được triển khai tích cực như tổ chức các đợt diệt
chuột phá hại cây ớt vụ đông, phun thuốc trừ sâu bệnh hợp lý…
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Sản xuất ớt vụ đông tại xã Quỳnh Hải đang ngày càng phát triển cả về quy mô diện tích,
năng suất cây trồng và giá trị sản xuất, đã khẳng định được vị trí quan trọng trong sản xuất vụ
đông của xã. Tuy nhiên, sản xuất cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư
cho sản xuất cây ớt còn thấp, năng suất cây ớt vẫn còn thấp hơn so với năng suất tiềm năng.
Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải bao
gồm: quy mô các yếu tố đầu vào, đất đai, phân bón, lao động càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng
cao; thị trường tiêu thụ ổn đinh và có thể mở rộng trong những năm tới, tình trạng đất nông
nghiệp manh mún đã được xóa bỏ nhờ thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, năng suất cây ớt
còn có khả năng tăng mạnh nếu được đầu tư thâm canh đúng mức là yếu tố thuận lợi thúc đẩy sản
xuất cây ớt vụ đông. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu thông tin thị trường, thông tin khoa học kỹ
thuật, trình độ nhận thức của người dân và cơ sở vật chất đang ngày càng xuống cấp đang là
những cản trở lớn trong quá trình phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải.
Trên cơ sở thực trạng, phương hướng và mục tiêu phát triển cây ớt vụ đông tại xã Quỳnh
Hải, đề tài đã đề xuất một số giải pháp về tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu
thụ. Trong các giải pháp thì vai trò của cán bộ trong xã đặc biệt là cán bộ khuyến nông là quan
trọng nhất, là cầu nối giữa người dân với tiến bộ khoa học kỹ thuật, là hạt nhân thúc đẩy sản xuất
phát triển.
4.2 Khuyến nghị
Để sản xuất cây ớt vụ đông phát triển ổn định và góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ
nông dân, tôi có đưa ra một số khuyến nghị như sau:
- Với Nhà nước: cần có chính sách bình ổn giá một số vật tư nông nghiệp chủ yếu như đạm,
lân, kali để giảm giá thành sản xuất cho các hộ nông dân.

19
- Với chính quyền xã Quỳnh Hải: cần quan tâm hơn nữa đến sản xuất cây vụ đông, đặc biệt
là cây ớt bằng các hoạt động cụ thể như chỉ đạo thống nhất các ngành, đoàn thể trong chuyển
giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường quản lý các dịch vụ đầu vào của sản xuất, nhất
là khâu giống. Chính quyền huyện cần có biện pháp khuyến khích hỗ trợ phù hợp tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển sản xuất cây ớt vụ đông tại xã.
- Với các hộ nông dân: cần mạnh dạn đầu tư tiền vốn, lao đông để phát triển và mở rộng
quy mô tồng ớt vụ đông, cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để tạo nguồn phân hữu cơ cho sản
xuất trồng trọt nói chung và sản xuất ớt vụ đông nói riêng, bên cạnh đó cần tích cực tham gia các
buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhanh chóng áp dụng những tiến bộ đó vào sản
xuất ớt vụ đông nhằm đem lại năng suất cao, từ đó tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân và
góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
20
PHIẾU ĐIỀU TRA
Tình hình sản xuất cây ớt vụ đông của hộ nông dân xã Quỳnh Hải
1. Tình hình cơ bản của hộ
- Họ và tên chủ hộ:………………………….Nam(nữ) Tuổi:………………………
- Thôn:……………………………
- Trình độ văn hóa:…………………
2. Số khẩu:……………………………Số lao động nông nghiệp:…………………
3. Diện tích đất canh tác:…………………
Số thửa:……………… Diện tích thửa lớn nhất:…………………………………
Khoảng cách lớn nhất giữa các thửa: ………………………………………………
- Nguồn gốc:a. Thừa kế b. Nhận khoán c. Đấu thầu d. Cho thuê
e. Mua f. Khác
4. Chi phí sản xuất
- Đạm (kg/sào):
- Lân (kg/sào):
- Kali (kg/sào):
- Thuốc sâu các loại, thuốc BVTV (nghìn đồng/sào):

- Phân chuồng (tạ/sào):
- Dây nilon, lưới, cọc làm giàn (nghìn đồng/sào):
- Chí phí thu hoạch (nghìn đồng/sào):
5. Giá bán ớt:
- Bán cho hộ thu gom:
- Tự mang đi bán:
- Bán cho cơ sở chế biến:
6. Một số câu hỏi mở:
- Gia đình thường sử dụng giống ớt gì trong vụ đông?
a. Ớt kim b. Ớt Hàn Quốc c. Cả hai d. Khác
Ông bà có sử dụng giống ớt mới trong sản xuất vụ đông không?
a. có b. không
Xin cho biết nguyên nhân?
+ Giống đắt
+ Giống không phù hợp với điều kiện đất đai
+ Không tìm được nguồn giống tin tưởng
+ Không hiểu biết kỹ thuật chăm sóc
+ Không có nhu cầu
+ Nguyên nhân khác
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt vụ đông mà gia đình đang áp dụng hiện nay là do:
+ Các thế hệ trước truyền lại
+ Học của gia đình khác
+ HTX dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn
+ Cán bộ khuyên nông xã hướng dẫn
+ Do những người bán giống hướng dẫn
- Gia đình bán sản phẩm cho ai?
+ Tư thương đến mua tại nhà
+ Tư vận chuyển đến điểm thu gom
21
+ Tự vận chuyển đến các cơ sở chế biến

+ Tự bán cho người tiêu dùng ngoài chợ
- Gia đình bán sản phẩm vào thời điểm nào?
+ Ngay sau khi thu hoạch
+ Bảo quản sản phẩm chờ được giá
- Ông bà có nhận xét gì về giá bán ớt hiện nay?
+ Giá cao
+ Giá vừa phải
+ Giá thấp
+ Giá ổn định
+ Giá không ổn định
- Trong việc tiêu thụ ớt vụ đông gia đình gặp khó khăn gì?
+ Giá bán thấp
+ Tư thương ép giá
+ Vận chuyển quá xa
+ Tiêu thụ chậm
- Gia đình thường gặp khó khăn gì trong sản xuất ớt vụ đông?
+ Điều kiện tưới tiêu kém
+ Thiếu vốn
+ Thiếu kỹ thuật
+ Giá vật tư nông nghiêp cao
+ Thiếu giống có chất lượng
+ Thiếu lao động
+ Thời tiết không thuận lợi
+ Sâu bệnh, chuột phá hại
- Ông bà có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho cây ớt vụ đông không?
+ không
+ có . Cần vay bao nhiêu đồng?
- Gia đình có nhu cầu được tập huấn kỹ thuật sản xuất ớt không?
+ Không
+ Có.

Theo gia đình hình thức tập huấn nào dưới đây là thích hợp nhất?
+ Mở lớp tập huấn
+ Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh
+ Phổ biến trong sinh hoạt đoàn thể
+ Xây dựng điểm trình diễn kỹ thuật
- Ông bà có muốn mở rộng diện tích trồng ớt vụ đông không?
+ có
+ không. Tại sao?
* Thiếu đất * Giá vật tư nông nghiệp cao
* Thiếu giống chất lượng cao * Thiếu kỹ thuật
* Tiêu thụ sản phẩm khó khăn * Điều kiện tưới tiêu kém
* Thiếu vốn * Thiếu lao động
Những đề xuất, kiến nghị của ông bà:
Chân thành cảm ơn ông bà đã trả lời phỏng vấn!
Người phỏng vấn
22
MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu…………………………………………………………………………………. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………… 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………2
1.2.1 Mục tiêu chung .……………………………………………………………………………2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể …………………………………………………………………………….2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………2
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………… 2
Phần 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu …………………………… 3
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu …………………………………………………………………3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ………………………………………………………… 3
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ………………………………………………………………… 3
2.2 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….8

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu…………………………………………………………8
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………8
2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………8
Phần 3: Kết quả nghiên cứu ………………………………………………………………………9
3.1 Thực trạng phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ ………………… 9
3.1.1 Khái quát tình hình phát triển cây ớt vụ đông của xã qua 3 năm(06-08)…………………. 10
3.1.2 Thực trạng phát triển cây ớt vụ đông ở các hộ điều tra ……………………………………10
3.1.2.1 Tình hình chung của các hộ được điều tra ………………………………………………10
3.1.2.2 Diện tích trồng các giống ớt của các hộ nông dân xã Quỳnh Hải ……………………….10
3.1.2.3 Chí phí sản xuất ớt vụ đông …………………………………………………………… 10
3.1.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây ớt vụ đông ……………………………………13
23
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải……………………. 14
3.2.1 Quy mô diện tích gieo trồng và điều kiện thời tiết, khí hậu ………………………………14
3.2.2 Tiêu thụ sản phẩm ớt vụ đông …………………………………………………………….14
3.2.3 Giá ớt vụ đông và giá vật tư đầu vào …………………………………………………… 15
3.2.4 Khoa học kỹ thuật và hệ thống kênh mương …………………………………………… 16
3.2.5 Lao động trong xã …………………………………………………………………………16
3.2.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải…………………….16
3.3 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải ………17
3.3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất cây ớt vụ đông xã Quỳnh Hải………………16
3.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải………………18
Phần 4: Kết luận và khuyến nghị……………………………………………………………… 19
4.1 Kết luận………………………………………………………………………………………19
4.2 Khuyến nghị………………………………………………………………………………….19
24

×