Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.63 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------------

NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Tiểu luận cuối kỳ
(Môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin)

TP.HỒ CHÍ MINH – 12/2015


MỤC LỤC

Nội dung:
Trang
Phần mở đầu................................................................................................................1
Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa tư bản.................................................................1
1.1. Chủ nghĩa tư bản và bối cảnh ra đời của chủ nghĩa tư bản......................................2
1.2. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nhân loại.............................6
1.3. Mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.............................................................................9
1.4. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản...............................................................................10
Chương 2: Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay.............13
2.1. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại.........................13
2.2. Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay...............................14
Kết luận...................................................................................................................... 18
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................19

2



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế xã hội mới, thay thế hình thái- xã hội phong
kiến. Đó là một bước tiến của nhân loại, là một nền văn minh hiện đại mới, có sức sống,
nhưng cũng tồn tại những mâu thuẫn trong lòng nó. Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
tư bản trở thành nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng trong quá trình sản xuất trên thế
giới. Vì thế khủng hoảng kinh tế đã trở thành “căn bệnh trầm kha” của chủ nghĩa tư bản.
Để tồn tại và phát triển, mỗi lần khủng hoảng là một lần chủ nghĩa tư bản trở nên xơ xác,
chính nhờ qua cách đổi mới điều chỉnh, cải cách, chủ nghĩa tư bản sống lại, phồn vinh, đó
chính là sự tuần hoàn có tính chu kỳ, trở thành quy luật phát triển của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa (TBCN) hiện đại.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ sự ra đời, xuất hiện, phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Cũng như vai trò, mâu thuẫn, hạn chế của chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển
của nó. Mặc khác, việc nghiên cứu cũng sẽ tìm hiểu được sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư
bản trong giai đoạn hiện nay, những kết quả đạt được và những hạn chế không thể khắc
phục của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

3


CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1.1. Chủ nghĩa tư bản và bối cảnh ra đời của chủ nghĩa tư bản
1.1.1. Chủ nghĩa tư bản là gì?
-Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư1 cho nhà Tư bản bằng cách bóc lột sức lao
động của công nhân làm thuê.
-Chủ nghĩa tư bản là một chế độ xã hội mà trong đó có sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất gắn với nền đại công nghiệp, có năng suất lao động cao mang bản chất "bóc lột" lao

động làm thuê của các “nhà tư bản". Nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
trong học thuyết giá trị thặng dư của mình C.Mác đã chỉ rõ cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển của Chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột giá trị thặng dư của các nhà tư bản với công
nhân làm thuê.
1.1.2. Bối cảnh ra đời của chủ nghĩa tư bản
a. Sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử
- Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội được phôi thai và phát triển từ trong
lòng xã hội phong kiến Châu Âu, xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu. Sau cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỷ XVIII, hệ thống TBCN được xác lập, loại bỏ hình thái nhà nước của chế
độ phong kiến, quý tộc tại Châu Âu.
- Từ thập niên 60 của TK XVIII, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra,
CNTB nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành CBTB công nghiệp và tự do cạnh
tranh.
Máy móc được phát minh và được sử dụng đầu tiên ở Anh.
- Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình thay thế lao động thủ công bằng
lao động cơ khí, là bước chuyển từ công trường thủ công sang hệ thống công xưởng. Sự
4


chuyển biến từ sản xuất nhỏ bằng lao động thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc là
một cuộc cách mạng trong công nghiệp, năng suất lao động tăng cao, thúc đẩy sức phát
triển chưa từng thấy. Cách mạng công nghiệp là hiện tượng phổ biến ở các nước tư bản,
song diễn ra trước hết ở Anh. Cách mạng công nghiệp đã đưa nước Anh trở thành công
xưởng của thế giới. Năm 1840, sản lượng công nghiệp Anh chiếm 45% tổng sản lượng
công nghiệp thế giới. Năm 1850, Anh SX khoảng ½ số gang và hơn ½ số than đá của thế
giới.
+1.Lý
Công
những
hạnnguyên

chế không
hàng
hóaMác-Lênin,
để thỏa
Bộdo:
giáo
dục trường
và đào thủ
tạo,công
Giáocó
trình
những
lý cơsản
bảnxuất
củađủ
chủ
nghĩa
Nxb.CTQG,
Nội, 2011,
mãn
nhu cầu Hà
thị trường
ngàytr.222
càng mở rộng. GCTS luôn khao khát lợi nhuận.
Công thương nghiệp phát triển cuối TK XVIII, đầu thế kỷ XIX thúc đẩy các nước Phương
Tây đua nhau xâm lược thuộc địa. Thuộc địa là nơi:
Cung cấp lương thực, nguyên liệu rẻ cho các nước chính quốc
Tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp một cách chắc chắn và có lãi.
Anh và Pháp là hai nước TB phát triển nhất, đầu sỏ trong việc xâm chiếm thuộc địa.
- Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai xuất hiện, CNTB tự

do cạnh tranh chuyển thành CNTB độc quyền. Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền đánh
dấu sự chuyển biến CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền. Tuy nhiên, xét về bản
chất kinh tế, CNTB độc quyền chỉ là giai đoạn phát triển cao của CNTB.
- Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất là
sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNTB độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và CNTB độc
quyền nhà nước có xu hướng chuyển thành CNTB độc quyền xuyên quốc gia.
b.Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
5


*Giai đoạn đầu – Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh theo quan điểm của C.Mác
-Trong thời kỳ CNTB TDCT các cá nhân TB dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh
bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều
kiện của thị trường tự do.
-Hệ thống TBCN theo quan điểm của C.Mác là một cấu trúc gồm 7 yếu tố cơ bản: tư bản,
lợi nhuận, sở hữu ruộng đất, lao động làm thuê, nhà nước, ngoại thương và thị trường thế
giới. Nhưng C.Mác chỉ mới nghiên cứu và phân tích 4 yếu tố thuộc cấu trúc nội tại của
nền kinh tế TBCN còn các yếu tố “nhà nước, ngoại thương và thị trường thế giới” chưa
được nghiên cứu một cách có hệ thống. Chính vì vậy, C.Mác chưa đề cập đầy đủ đến khả
năng tự thích ứng của CNTB trong những điều kiện sản xuất, kinh doanh mới- điều kiện
phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ.
+ Về mặt kinh tế: dựa vào quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất phân tích sự biến đổi của quan hệ sản xuất TBCN dưới tác động của
cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, C.Mác đã khẳng định về mặt sở hữu, CNTB có sự
thay đổi từ sở hữu tư nhân thuần tuý chuyển thành sở hữu hỗn hợp.
+ Về mặt chính trị: mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội TBCN bộc lộ thành mâu thuẫn
gay gắt giữa GCTS – GCVS. GCVS thực hiện cuộc cách mạng xã hội dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản giành được chính quyền về tay mình, lật đổ CNTB, xây dựng XH

mới, XH CSCN.

6


* Giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
-Từ CNTB TDCT, CNTB tất yếu PT lên một giai đoạn cao hơn là giai đoạn CNTB ĐQ.
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền: Sự chuyển biến của CNTB tự do
cạnh tranh sang CNTB độc quyền là kết qủa của quá trình: “Tập trung sản xuất phát
triển cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền”.
- Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến CNTB tự do cạnh tranh
sang CNTB độc quyền.
-Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá TBCN
với lực lượng sản xuất được hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất cho quan hệ sản xuất
TBCN thống trị thế giới, trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tồn tại
các tổ chức độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
-Bản chất của CNTBĐQ là sự thống trị của của TBĐQ, xuất phát từ yêu cầu của qui luật
giá trị thặng dư trong điều kiện mới. QHSX TBCN vận động dưới hình thức các nhóm tư
bản tập thể khổng lồ. Các công ty TBĐQ nắm đại bộ phận sản xuất của một ngành, thậm
chí một số ngành, cung cấp đại bộ phận sản phẩm ngành đó cho thị trường. Do đó, chúng
chi phối được thị trường, quy định được giá cả (giá cả độc quyền), thao túng thị trường.
Đặc trưng của giai đoạn CNTBĐQ là lợi nhuận độc quyền.
- Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong
đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa nhằm đáp
ứng nhu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
* Giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
-Đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỉ XX, chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng
cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

7


-Nguyên nhân xuất hiện:
+ Quá trình tích tụ và tập trung tư bản cao hình thành một cơ cấu kinh tế khổng lồ đòi hỏi
sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân.
+ Do sự phát triển của phân công lao động làm xuất hiện một số ngành cần vốn đầu tư
lớn, các tổ chức độc quyền tư nhân không thể làm đòi hỏi phải có sự gánh vác của nhà
nước.
+ Nhà nước tư sản phải can thiệp bằng các chính sách kinh tế - xã hội trước những thiệt
hại lợi ích kinh tế mà các tổ chức độc quyền gây ra.
+ Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đòi hỏi nguồn vốn khổng lồ.
+ Phong trào chống độc quyền buộc nhà nước tư sản phải can thiệp để bảo vệ lợi ích cho
tổ chức độc quyền.
+ Nhà nước tư sản muốn mở rộng ảnh hưởng chính trị tạo áp lực đối với các nước phải
cần đến sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền.
-Về bản chất:
+CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh kinh tế của tổ chức độc quyền với
sức mạnh chính trị của bộ máy nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất
để bảo đảm lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền và bảo vệ quan hệ sản
xuất TBCN.
+Thực chất, CNTBĐQNN là hình thức vận động mới của QHSX TBCN nhằm duy trì sự
tồn tại của CNTB. CNTBĐQ nhà nước không phải một chế độ kinh tế mới so với CNTB,
lại càng không phải chế độ TB mới so với CNTB độc quyền. CNTB độc quyền nhà nước
chỉ là CNTBĐQ có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh
của TBĐQ với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.
Về quan hệ sở hữu: kết hợp sở hữu độc quyền tư nhân với sở hữu nhà nước.
Về quan hệ quản lý: Nhà nước và tổ chức tư bản độc quyền cùng tham gia quản lý.
Về quan hệ phân phối: Nhà nước tham gia phân phối lần đầu và phân phối lại thông qua
chính sách thuế.


8


-Về đặc trưng:
Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thì nhà nước tư sản trở thành nhà tư bản xã
hội và nhà quản lý xã hội. Nhà nước tư sản sử dụng hệ thống những chính sách kinh tế,
chương trình kinh tế để quản lý, điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đáp ứng lợi ích của
các tổ chức tư bản độc quyền. Đồng thời với khả năng quản lý, điều tiết của mình, nhà
nước tư sản khắc phục những hậu quả do sự thống trị của các tổ chức độc quyền mang lại,
làm cho CNTB thích nghi với điều kiện mới, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
chủ nghĩa tư bản.
1.2. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nhân loại
1.2.1.Tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của
xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên,tự túc, tự cấp chuyển sang phát
triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa,chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.
Dưới sự tác động của quy luật giá trị thăng dư và các quy luật kinh tế khác của cỏ chế thị
trường. Một mặt, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột, làm giàu nhanh chóng, mặt khác,
những nhân tố đó có tác động mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tiến bộ
khoa học – công nghệ dẫn tới:
 Tăng năng suất lao động xã hội, kéo theo đó là tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ
(Mác và Angghen khẳng định : Chủ Nghĩa Tư Bản ra đời trong chưa đầy 100 năm đã tạo
ra lượng của cải vật chất bằng tất cả các thê hệ trước cộng lại).
1.2.2.Phát triển lực lượng sản xuất
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh
mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ
khí, từ giai đoạn cơ khí hóa sang tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng
với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao
hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người. Nguyên nhân là do:


9


Thứ nhất, thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỷ thuật. Cuộc cách mạng kỷ thuật lần
thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối của thế kỷ XVIII và hoàn thành
vào những năm 50 đầu của thế kỷ XX và cuộc cách mạng kỷ thuật lần thứ hai còn gọi là
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xuất hiện vào nhưng năm 50 của thế kỷ
XX .
 Khoa học kĩ thuật thành nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản xuất xã hội, thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong cơ sở vật chất kĩ thuật của
xã hội, trong tính chất và phân công lao động xã hội.
Thứ hai, chú trọng đến giáo dục nâng cao tri thức, sự hiểu biết cho người lao động.
Cuối cùng, kinh tế phát triển nhảy vọt, năng suât lao động tăng cao.
Dẫn đến hệ quả:
+ Về tự động hóa: Sử dụng ngày càng nhiều máy tự động, máy điều khiển, robot…
(Máy móc thay thế cơ bắp).
+ Về năng lượng: Ngoài những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt, thủy điện) còn
sử dụng năng lượng “sạch” của mặt trời, gió, thủy triều….
+ Về vật liệu: Đã xuất hiện với nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất
đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được. Ví dụ: vật liệu tổ hợp (composit), gốm
zincôn hoặc cacbonsilit chịu nhiệt cao…
+ Về sinh học: Được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hóa chất, bảo
vệ môi trường…như công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỷ thuật gen và nuôi cấy tế bào.
+ Về tin học, điện tử: Với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được sử dụng trong
mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới
và công nghệ sinh học, về phát triển tin học. Máy tính diễn ra theo bốn hướng: nhanh
(máy siêu tính), nhỏ (vi tính), máy tính có xử lý kiến thức (trí tuệ nhân tạo), máy tính nói
từ xa (viễn tin học).
+ Về giáo dục: năm 1999 có tỉ lệ trên đại học của người dân trên 25 tuổi từ 14% đã tăng

lên 50%.
+ Về kinh tế: Tăng trưởng GDP: 1820-1898 đạt 2,21%.
10


1950-1973 đạt 4,91%
1973-1998 đạt 3,01%
 Giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường khả năng chinh phục
thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế nhân loại bước vào thời kì mới: nền kinh tế tri
thức .
1.2.3. Thực hiện hóa xã hội sản xuất
Quá trình xã hội hóa biểu hiện ở sự phát triển phân công lao động xã hội, hợp tác lao
động, tập trung hóa, liên hiệp hóa sản xuất…làm cho các quá trình sản xuất phân tán được
liên kết vào một hệ thống sản xuất, một quá trình sản xuất xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã
thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch
sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự
phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên
môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các
ngành,các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được
liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất
xã hội.
→ Quá trình sản xuất được liên kết với nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản
xuất xã hội.
+ Ví dụ: Sản xuất máy bay Boeing: là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có tổng
hành dinh tại Chicago, Illinois, Hoa kỳ…Việc sản xuất ra một chiếc boeing là sự liên
doanh của nhiều công ty, mỗi linh kiện được sản xuất ra ở nhiều quốc gia khác nhau, việc
sản xuất trải qua nhiều công đoạn khác nhau, nếu như chỉ một nhà tư bản đảm nhận cả thì
đầu tư về vốn, thiết bị, con người là rất lớn, thay vào đó một nhà tư bản chỉ tập trung vào
một hoặc một vài công đoạn và sản xuất tập trung, mức độ chuyên môn hóa cao và tuần
hoàn tư bản nhanh hơn.

11


1.2.4. Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động
Tác phong công nghiệp là một yêu cầu quan trọng đối với người lao động trong nền sản
xuất hàng hóa phát triển cao, đặc biệt là trong chế độ Chủ Nghĩa Xã Hội “làm theo năng
lực, hưởng theo nhu cầu”. Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp, lần
đầu tiên tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó xây dựng được tác phong công
nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của người lao động sản xuất
nhỏ trong xã hội phong kiến.
+ Trong xã hội Phong Kiến: Người lao động quen sản xuất nhỏ lẻ, tự phát.
+ Trong xã hội Tư Bản: Người lao động có tác phong công nghiệp, làm việc đúng giờ,
đúng việc, có hiệu quả cao.
1.2.5. Lần đầu tiên trong lịch sử nền dân chủ được thiết lập
Nền dân chủ tuy chưa phải là hoàn hảo, song vẫn tiến bộ hơn xã hội phong kiến.
+ Trong xã hội Phong Kiến: : Người nô lệ không có quyền tự do, bị áp bức, bóc lột thậm
chí đánh đập.
+ Trong xã hội Tư Bản: Tất cả mọi người đều đã có quyền tự do.
 Tóm lại: Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử, đã đưa loài người từ xã
hội thuần dân sang xã hội công dân là một bước tiến của lịch sử, là sự chuẩn bị tốt nhất
những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Nhưng từ
bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần phải thông các cuộc cách
mạng xã hội.
1.3. Mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản

12


- Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong xã hội: Mâu
thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm

hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn nói trên đã biểu hiện ra
những mâu thuẫn cụ thể sau:
*Một là, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động: Sự phân cực giàu- nghèo và tình trạng bất
công xã hội tăng lên chứng tỏ bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù được biểu
hiện dưới hình thức tinh vi hơn. Tuy đại bộ phận tầng lớp tri thức và lao động có kỷ năng
đang có việc làm được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn
không xóa được phân hóa giàu- nghèo sâu sắc.
*Hai là, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc: Ngày
nay mâu thuẫn này chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ thuộc vào
những nước đế quốc. Nhiều nước chậm phat triển không những bị vơ vết cạn kiệt nguồn
tài nguyên mà còn mắc nợ không thể nào trả được.
*Ba là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau: Chủ yếu là giữa ba trung tâm
kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia.
Mâu thuẫn này có phần dịu đi trong thời kỳ còn tồn tại sự đối đầu giữa hai hệ thống thế
giới tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nay có chiều hướng diễn biến phức tạp. Một
mặt, sự phát triển của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và đòi hỏi của cách mạng
khoa học và công nghệ khiến các nước đó phải liên kết với nhau. Mặt khác, do tác động
của quy luật phát triển không đều và lợi ích cục bộ của giai cấp thống trị ở mỗi nước, các
nước đó đã trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau, tranh giành quyền lực và phạm vi ảnh
hưởng trên thế giới, nhất là giữa ba trung tâm Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Biểu hiện của
mâu thuẫn giữa các nước ấy trước hết là các cuộc chiến tranh thương mại, cạnh tranh giữa
các công ty xuyên quốc gia dưới nhiều hình thức, trên thị trường chứng khoán, nơi đầu tư
có lợi…

13


*Cuối cùng, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội: Mâu thuẫn này là mâu
thuẫn xuyên suốt thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm

vào thoái trào, nhưng bản chất thời đại không hề thay đổi. Do đó mâu thuẫn giữa chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại một cách khách quan.
 Tóm lại: Chủ nghĩa tư bản đã gây nên những hậu quả vô cùng tàn khóc đối với toàn
nhân loại. Ra sức bóc lột nhân dân lao động, gây nên hàng trăm cuộc chiến tranh trên
toàn thế giới với hậu quả hết sức năng nề. Gieo rét sự đói nghèo và bệnh tật cho xã hội
loài người, khắc sâu thêm sự phân hóa giàu-nghèo và nhiều mâu thuẫn giưa cac giai cấp,
khiến các nước chậm phát triển đã nghèo nay lại nghèo hơn.
1.4. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản
* Thứ nhất: Chủ Nghĩa Tư Bản gắn liền với quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
Về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản: như Mác đã phân tích chủ nghĩa tư bản ra đời gắn
liền với quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Thực chất, đó là quá trình
tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất
hàng hóa nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá
qua đó mà thực hiện bóc lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu. Về quá trình tích lũy
nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, Mác cho rằng, đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ,
không giống như một bản tình ca, nó được sử sách ghi chép lại bằng những trang đẫm
máu và lửa không bao giờ phai.
* Thứ hai: Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột của
các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
C.Mác và V.I.Lênin đã phân tích: “Chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì chừng đó
quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn không thể tránh
khỏi”.
14


* Thứ ba: Gây ra hàng trăm cuộc chiến tranh giành thuộc địa.
Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực
ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hàng triệu người vô tội đã bị
giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi
lại hàng chục năm.

Ngày nay, lại cũng chính chủ nghĩa tư bản là thủ phạm châm ngòi nổ cho những xung đột
vũ trang giữa các quốc gia, mặc dù nhìn bề ngoài thì tưởng chừng những xung đột đó chỉ
đơn thuần bắt nguồn từ những lý do sắc tộc, tôn giáo hay nhân quyền. Vì vậy, chi phí cho
quân sự của chủ nghĩa tư bản hiện nay rất lớn, tính ra cứ 2 phút đồng hồ lại có hai triệu
đôla bị vứt đi vì chi phí cho quân sự.
 Hậu quả của các cuộc chiến tranh vẫn còn đọng lại cho đến ngày hôm nay và cả về mai
sau.
* Thứ tư: Tạo hố sâu giàu nghèo.
Chủ nghĩa tư bản sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn cách giữa các
nước giàu và các nước nghèo trên thế giới ( thế kỷ 18 chênh lệch là 2,5 lần, hiện nay là
250 lần )
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới thứ ba trì trệ, suy thoái. Điều này cũng đã
được ngân hàng thế giới khẳng định: ở Châu Phi, Mỹ La tinh,…hàng trăm triệu người đã
nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển nhường chỗ cho suy
thoái: ở một vài nước Mỹ La tinh, GDP theo đầu người hiện nay thấp hơn so với 10 năm
trước đây. Ở nhiều nước Châu Phi, nó còn thấp hơn cách đây 20 năm. “…một thế giới mà
trong đó từ 20 năm nay ở Châu Phi, từ 9 năm nay ở Mỹ La tinh mức sống không ngừng
giảm. Trong khi đó mức sống trong các vùng khác tiếp tục tăng lên, đó là điều hoàn toàn
không thể chấp nhận được” .Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã
tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột công nhân các nước nghèo và tìm cách khống chế
họ trong vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay …
15


kết quả là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ không
trả được, điển hình là các quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. Ở Braxin người ta tính
ra riêng số lãi mà Braxin phải trả trong năm 1988 bằng 288 triệu xuất lương tối thiểu hay
bằng xây nhà cho 30 triệu người, trong khi đó ước tính khoảng 2/3 dân Braxin thiếu ăn.
*Thứ năm: Tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá nặng nề.
Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ vết tài nguyên.

Dầu mỏ được con người biết đến vào khoảng thế kỷ thứ IV và bắt đầu khai thác quy mô
vào thế kỷ XIX là nguồn nhiên liệu quan trọng cho nghành giao thong vận tải và công
nghiệp hóa chất tuy nhiên với việc khai thác bất hợp lí sẽ làm thứ vàng đen trở nên cạn
kiệt. Hậu quả của chiến tranh và cách mạng khoa học-kỷ thuật, sự phát triển các công ty,
nhà máy, xí nghiệp dẫn đến làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con
người mà các nước chịu ảnh hưởng đó là các nước nghèo và kém phát triển.

16


CHƯƠNG 2:
SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại
2.1.1. Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất
- Cách mạng công nghệ thông tin (IT) và công nghệ cao (sinh học, vật liệu mới, nguồn
năng lượng mới, hang không vũ trụ,…) phát triển mạnh mẽ.
- Giáo dục được tăng cường và tố chất của người lao động tăng lên.
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng suất lao động được nâng cao. Thành quả khoa học- kỹ
thuật nhanh chóng chuyển hóa vào sản xuất.
2.1.2. Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức
- Vai trò của tri thức và kỹ thuật đã cao hơn trước và trở thành yếu tố quan trọng nhất.
- Sáng tạo kỹ thuật và sáng tạo cơ chế đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế tri
thức.
- Kết cấu ngành nghề của CNTB cũng được điều chỉnh và nâng cấp hơn.
2.1.3. Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp
- Quan hệ sở hữu cũng có những thay đổi, biểu hiện nổi bật là sự phân tán quyền nắm cổ
phiếu tăng lên.
- Kết cấu giai cấp cũng có những thay đồi lớn, các giai cấp, tầng lớp, đoàn thể xã hội và

tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau.
- Cùng với sự tăng trưởng của sản xuất và sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất, thu nhập
bằng tiền lương của người lao động cũng có được mức tăng trưởng khá lớn.
2.1.4. Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn
17


- Doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý.
- Thực hiện cải cách quản lý lao động.
- Thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp.
2.1.5. Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường
- Kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế.
- Lựa chọn chính sách thực dụng làm xoa dịu mâu thuẫn của CNTB.
- Vận dụng chính sách tài chính kịp thời.
2.1.6. Các công ty xuyên quốc gia là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế
- Thúc đầy toàn cầu hóa sản xuất, phân công lao động sâu sắc hơn, kinh tế phát triển
nhanh.
- Truyền bá khoa học – kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý trên phạm vi toàn cầu.
- Tạo cơ hội và thách thức cho các nước đang phát triển.
- Chiếm đoạt thị trường toàn cầu.
- Ảnh hưởng đến tài chính tiền tệ thế giới.
2.1.7. Điều tiết và phối hợp thế giới được tăng cường
- Những xung đột kinh tế ở các nước phương Tây đã giảm xuống.
- Hình thức thỏa hiệp áp dụng giải quyết mâu thuẫn.
2.2. Sự điều chỉnh của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay
2.2.1. Nội dung sự điều chỉnh
a. Về mặt sở hữu
Hình thức sở hữu chính trị của CNTB truyền thống là chiếm hữu tư nhân chủ yếu.Từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt ba thập niên gần đây tiến hành xây dựng nền sở hữu
hỗn hợp mang tính TBCN với ba hình thức chính: sở hữu tập thể lao động, sở hữu nhà

nước tư sản và sở hữu tư bản tư nhân. Trong thực tế, sở hữu hỗn hợp được biểu hiện
thông qua quá trình tư nhân hóa ở những nước tư bản. Quan hệ này còn được thể hiện ở
quá trình phát triển của những công ty xuyên quốc gia, những công ty vừa và nhỏ, những
công ty cổ phần ở các nước. Những hình thức sở hữu ấy đáp ứng yêu cầu khách quan của
lực lượng sản xuất và nền sản xuất hiện đại, vừa để đối phó với những mâu thuẫn gay gắt
18


vốn có của nó- mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư
nhân TBCN- từng đẩy kinh tế TBCN vào những cuộc khủng hoảng mang tinh chu kỳ.
b. Về mặt tổ chức, quản lý, định hướng phát triển kinh tế
Trước hết là việc quản lý thời gian lao động. CNTB truyền thống quản lý thởi gian thiên
về hành chính cứng nhắc, còn CNTB hiện đại quản lý thời gian linh hoạt, lấy năng suất,
chất lượng và hiệu quà làm chuẩn. Thứ hai là khai thác lao động làm thuê. CNTB truyền
thống khai thác, tận dụng sức lao động nhàn rỗi, khai thác lao động làm thuê về thể lực,
cơ bắp, còn CNTB hiện đại chuyển sang khai thác lao động trí lực là chủ yếu, nghĩa là
bốc lột chất xám, bảo đảm lợi nhuận ngày càng cao. Thứ ba, trong định hướng phát triển
kinh tế, các nước tư bản thực hiện tiết kiệm sản xuất, nguyên vật liệu trên cơ sở đầu tư lớn
về khoa học công nghệ, từ đó định hướng đi thẳng vào các ngành mũi nhọn.
c. Về mặt phân phối
Nạn nghèo khổ có giảm đi. Số người có thu nhập trung binh tăng lên và chiếm số đông
hơn so với người giàu. Mức tiền lương, tiền thưởng và quỹ bảo hiểm xã hội từ những năm
50 của thế kỷ 20 trở lại đây có tăng lên. Tiền lương của công nhân làm thuê đã có thể giúp
họ tái sản xuất sức lao động để tiếp tục làm thuê cho tư bản và một phần cho các nhu cầu
khác. Giờ làm việc trong tuần cũng giảm xuống. CNTB hiện đại cũng khác với CNTB
truyền thống ở chỗ nó sử dụng một phần không nhỏ ngân sách để chi cho phúc lợi xã hội.
d. Vềmặt chính trị, ngoại giao
Nền dân chủ tư sản vốn rất hạn chế cũng đã trở thành mối đe dọa sự thống trị của giai cấp
tư sản. Nhà nước tư sản là công cụ phục vụ đắc lực cho các tập đoàn tư bản độc quyền.
Nhà nước tư sản tìm cách điều chỉnh thích nghi với tình hình chính trị mới theo xu hướng

cải lương xã hội có sự tham gia của các đảng xã hội và dân chủ. Khi tình hình bất lợi về
chính trị thì chúng sẵn sàng vứt bỏ chính sách cải lương xã hội và sử dụng bạo lực thneo
khuynh hướng phát xít, đưa các thế lực lên cầm quyền, quân phiệt hóa bộ máy nhà nước,
phát triển chủ nghĩa chống cộng, gây áp lực với nhân dân.
e. Về mặt xã hội
Do sự điều chỉnh về mặt quan hệ sản xuất nên cơ cấu giai cấp biến động theo dạng hình
lăng trụ hơn là hình kim tự tháp như trước đây. Trong CNTB truyền thống, các ngành hầm
19


mỏ, công nghiệp nặng, nhà nước chiếm đến 50% về số lượng. Còn trong CNTB hiện đại,
lao động ở các ngành nông-lâm-ngư chỉ chiếm 2-5%; công nghiệp truyền thống và công
nghiệp mới chiếm 30%; các ngành dịch vụ, sản xuất phi vật chất chiếm từ 60-70%. Điều
đáng lưu ý là làm cho một bộ phận công nhân nhận thức không đúng về CNTB, không
thấy rõ địa vị làm thuê, bốc lột và bị bốc lột, mơ hồ về giai cấp, tinh thần đấu tranh giảm.
2.2.2. Kết quả đạt được của sự điều chỉnh
Tất cả sự điều chỉnh trên đã làm cho bộ mặt của CNTB có nhiều điểm khác trước, tạo cho
nó có vị trí, vai trò hơn trước.
Về ưu thế, sau khi Liên Xô sụp đổ, tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách
mạng, giữa CNTB và CNXH đang nghiêng về hướng có lợi cho CNTB. Trong kinh kế,
vốn lưu động của thế giới chủ yếu là của các nước đang phát triển, lực lượng xung kích là
các công ty xuyên quốc gia. Các nước đang phát triển cũng khống chế 80% thành quả
công nghệ, 70 thương mại toàn cầu với 3 trung tâm lớn là Mỹ, Tây Âu và Nhật. Nó cũng
đang chiếm 70% thu nhập, riêng Mỹ chiếm 30% của thế giới. Điều này nói lên lực lượng
sản xuất của các nước tư bản đạt trình độ rất cao. Về quốc phòng, Mỹ có 150 căn cứ quân
sự ở nước ngoài. Mỹ cũng khống chế về vũ khí và chi phí quân sự cũng vào hàng đầu thế
giới. về chính trị- xã hội, Mỹ cũng khống chế, vị trí siêu cường được thiết lập sau chiến
tranh thế giới còn duy trì. Tình hình nước Mỹ cơ bản được ổn định. Mỹ cũng là nơi hội tụ
của nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Đây là thế mạnh và chính
nhờ thế Mỹ có quyền lực mạnh, tạo ra khả năng đưa những quy tắc giá trị hành vi đối với

những nước khác trên thế giới. Từ đó cũng tạo cho Mỹ đưa ra chính sách đối ngoại cường
quyền. Mở rộng là liên kết, mở rộng dân chủ ảnh hưởng của Mỹ ra thế giới. Mỹ không chỉ
bá quyền trong hành động mà cà trong lời nói.Trên hành động rút khỏi Hiệp ước cắt giảm
vũ khí hạt nhân với Nga, tự mình kết nạp thành viên Nato… Trên lời nói, Mỹ chia thế
giới làm hai loại nước, một loại đi theo Mỹ để chống khủng bố, loại còn lại là ma quỷ. Về
thị trường khống chế thị trường thị trường thế giới. Với sức mạnh đó, Mỹ khống chế các
tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO, IFM, WB,…
Có thể nói đây là những ưu thế lớn mà CNTB hiện đại đang nắm giữ. Những biến đổi ấy
của CNTB hiện đại, một lần nữa làm rõ luận điểm của C.Mác nói rằng: “ Giai cấp tư sản
20


không thể tồn tại nếu không tạo ra những bước ngoặc thường xuyên trong công cụ lao
động, cũng như không điều chỉnh quan hệ sản xuất của nó.
2.2.3. Những hạn chế không thể khắc phục
- Bên cạnh nhựng thành tựu đã đạt được, CNTB hiện đại vẫn có những hạn chế không thể
khắc phục. Hạn chế lớn nhất là mâu thuẫn vốn có trong lòng của nó vẫn diễn ra. CNTB
không cứu vãn được khủng hoảng kinh tế. Chỉ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến
thập niên 80 của thế kỷ 20, kinh tế TBCN xảy ra 7 lần khủng hoảng, trong đó nghiêm
trọng nhất là các cuộc khủng hoảng 1973-1975, 1979-1982. Bên cạnh khủng hoảng kinh
tế mà Mác nêu ra theo chu kỳ, hiện nay còn có khủng hoảng trung gian, như tài chính,
tiền tệ, khủng hoảng cơ cấu- sự mất cân đối, rối loạn trong các ngành kinh tế chủ yếu.
Bên cạnh đó là khủng hoảng chính trị. Đây là bản chất của xã hội tư bản,… Sự tồn tại giai
cấp và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra gay gắt. Sự suy thoái của nền văn hóa tinh thần vẫn
tiếp tục tăng lên. Giai cấp tư sản tìm cách thay đổi cơ cấu quyền lực pháp luật, tăng cường
khủng hoảng đàn áp, vứt bỏ ngọn cờ dân chủ, bình đẳng tư sản mà họ đã nêu ra. Ở một số
nước tư bản vẫn tồn tại khuynh hướng tái sinh chủ nghĩa phát xít, quân phiệt và tình trạng
thù hằn dân tộc và phân biệt chủng tộc cũng như giới tính càng làm tăng thêm sự mất ổn
định về chính trị.
- CNTB cũng không khắc phục được mâu thuẫn giữa tư bản với lao động, mâu thuẫn giữa

xã hội hóa sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN, mâu thuẫn giữa chúng với
nhau. CNTB bốc lột ngày càng tinh vi. Nếu giá trị thặng dư tuyệt đối có xu hướng giảm đi
thì giá trị thặng dư tương đối tăng lên rất nhiều. Tỷ suất giá trị thặng dư những năm 40
của thế kỷ 20 vào khoảng 200%, đã tăng lên 300% năm 1990 và gần 500 năm 1999.Đó là
tỷ lệ thất nghiệp ở các nước TBCN phương Tây luôn sấp xỉ hoặc cao hơn 10%. Khoảng
cách giàu nghèo hiện đã chênh lệnh nhau tới mức 3 con số: 150 lần giữa 20% số người
giàu nhất thế giới với 20% số người nghèo nhất thế giới. Khoa học- kỹ thuật hiện đại giúp
CNTB phát triển lực lượng sản xuất, song lực lượng sản xuất càng phát triển, càng trở nên
đồ sộ bao nhiêu thì vỏ bộc của nó là quan hệ sản xuất TBCN càng trở nên chật hẹp bấy
nhiêu. Dưới chiêu bài “Đối thoại”, “Hợp tác”, “Viện trợ”, và có những “Nghĩa cử” nữa,
CNTB hiện đại đã chạy theo lợi nhuận điên cuồng và cùng với đó là lợi dụng nhiều vấn
21


đề như chống phát triển vũ khí hạt nhân, chống chủ nghĩa khủng bố,… đã làm sâu sắc
thêm mâu thuẫn vốn có giữa chúng với các nước này. Đó là sự tăng trưởng kinh tế dựa
trên chế độ tư hữu TBCN tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau trong
việc tranh giành lợi nhuận thông qua nơi đầu tư, thị trường tiêu thụ, địa vị dẫn đầu. Tuy
nhiên hiện tại chúng đang cố gắng liên kết với nhau nhưng vẫn không sao giải quyết
được mâu thuẫn.

KẾT LUẬN
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa tư bản đã và đang có những bước
phát triển mới, mang một sức sống mới với tên gọi chủ nghĩa tư bản hiện đại và trở thành
một chủ thể quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế ngày nay.
Có thể nói, điều chỉnh của nhà nước tư bản đế quốc đã làm cho CNTB phát triển thêm
một bước ở một số lĩnh vực, cho phép quan hệ sản xuất phát triển ở một mức độ nhất
định, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, dung nạp được một
số nhân tố tích cực của nền kinh tế thị trường. Sự điều chỉnh đó giúp nó thích nghi để tiếp
tục tồn tại và phát triển và có thể tiếp tục điều chỉnh. Tuy nhiên sự điều chỉnh này có giới

hạn, không làm thay đổi bản chất của CNTB bởi điều chỉnh thế nào vẫn là sở hữu tư nhân
TBCN, không những không xóa bỏ được mâu thuẫn vốn có của CNTB mà còn phân hóa
sâu sắc hơn, rộng lớn hơn, đặc biệt về kinh tế, vị thế chính trị trong quan hệ quốc tế,
không giải quyết được các vấn đề xã hội nảy sinh. Nhưng trong khi tồn tại và phát triển,
trái với ý muốn chủ muốn chủ quan của các nhà tư sản, CNTB càng phát triển sẽ tạo ra
nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất – xã hội cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. Địa vị
lịch sử của CNTB phải đến lúc kết thúc. Sự phát triển của lực lượng sản xuất càng cần có
CNXH và CNTB tất yếu phải chuyển thành CNXH, thông qua những cuộc đấu tranh cách
mạng không ngừng với những dạng thức mới. Và không nghi ngờ gì nữa loài người nhất
định sẽ đi đến CNXH và chủ nghĩa cộng sản, như một tất yếu đó là quy luật.
C.Mác và Lênin đã nhận định: “ Phương thức sản xuất TBCN không thể tự tiêu vong vào
phương thức cộng sản chủ nghĩa, cũng không thể tự mình hình thành mà chỉ có thể thực
22


hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân là người có sứ mệnh
lịch sử trong cuộc thực hiện cách mạng này ”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2011.
2. Phạm Đình Nam, Chuyên đề: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày
nay, 22/11/2015.
3. Trần Việt Thảo, Câu hỏi: Sự điều chỉnh chủa CNTB hiện đại,
24/11/2015.
4.Trường đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội, Vai trò, hạn chế & xu hướng
của chủ nghĩa tư bản, 24/11/2015.
5. Huỳnh Bảo Hồng Ân, Tiểu luận làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động
của chủ nghĩa tư bản, />24/11/2015.

23




×