Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thị trường thương phiếu việt nam – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.43 KB, 19 trang )

Trường Đại học Tây Nguyên
Khoa Kinh tế

Đề tài Thuyết trình: Thị trường Thương phiếu Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp.
Lớp: Kế toán K11
Nhóm: 10


MỤC LỤC
Chương 1. Lý luận chung về thương phiếu và thị trường thương
phiếu ....
1.1. Khái niệm ..........................................................................................
1.2. Những đặc điểm cơ bản của lưu thông thương phiếu .......................
1.3. Phân loại thương phiếu .....................................................................
1.4. Thị trường thương phiếu ...................................................................
Chương 2. Thực trạng thị trường thương phiếu Việt
Nam .......................
2.1. Thực trạng sử dụng thương phiếu ở Việt Nam thời gian qua .........
2.2. Thực trạng phát triển thị trường thương phiếu trong giai đoạn vừa
qua .............................................................................................................
.......
2.3. Đánh giá chung ...............................................................................
Chương 3. Giải pháp phát triển thị trường thương phiếu ở Việt Nam
.....
3.1. Các giải pháp vi mô ...........................................................................
3.2. Nhóm các giải pháp vi mô ..............................................................



Chương 1. Lý luận chung về thương phiếu và thị trường thương


phiếu.
1.1Khái niệm:
- Thương phiếu là một tài sản tài chính vô hình, hình thái vật
chất của thương phiếu (mảnh giấy nhỏ) chỉ chứa đựng một
lượng giá trị rất nhỏ, không đáng kể, tuy nhiên chúng đều
chứa đựng những quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của
chúng. Những lợi ích tương lai của thương phiếu được thể
hiện trong hình thức và nội dung của thương phiếu và được
luật pháp điều chỉnh và bảo vệ.
Có hai loại thương phiếu: hối phiếu và kỳ phiếu
1.2Những đặc điểm cơ bản của lưu thông thương phiếu:
1.2.1. Thương phiếu hình thành từ giao dịch cơ sở:
Giao dịch cơ sở của thương phiếu là giao dịch hợp đồng
thương mại. Hơp đồng thương mại quy định quyền và nghĩa vụ của
hai bên mua và bán. Người bán có nghĩa vụ giao hàng, có quyền
lợi thanh toàn từ người mua. Người mua có nghĩa vụ thanh toán và
có quyền lợi nhận hàng từ người bán.
Đối với hối phiếu, người bán sẽ giao hàng trước và sau đó ký
phát hồi phiếu đòi tiền người mua sau. Ngược lại, đối với kỳ phiếu,
người mua sẽ ký phát kỳ phiếu cam kết trả tiền ch người bán; sau
khi nhận được kỳ phiếu, người bán sẽ giao hàng.
Như vậy, giao dịch cở sở là cái có trước, thương phiếu là cái
có sau. Không có giao dịch cơ sở thì sẽ không có sự hình thành
thương phiếu tương ứng.
1.2.2. Thương phiếu được nhận diện dễ dàng, trực tiếp:
Thương phiếu là tài sản chính vô hình, là những tờ giấy nhỏ
chứa đựng những quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai.Dung
lượng các quyền pháp lý này thế hiện ở hình thức và nội dung của
thương phiếu. Vì vậy, có nhận dạng được hình thức và nội dung
của thương phiếu một cách dễ dàng và trức tiếp thì mới nhận biết

được dung lượng quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của
thương phiếu.
1.2.3. Thương phiếu là trái vụ một bên:
Page 4


Thương phiếu là chứng chỉ do một người ký phát ra lệnh cho
người bị ký phát thực hiện một nghĩa vụ dân sự - trả tiền ( đối với
hổi phiếu) hoặc một chứng chỉ do người phát hành cam kết đối với
người thụ hưởng sẽ thực hiện một nghĩa vụ dân sự - trả tiền (đối
với kỳ phiếu).
Vì vậy nghĩa vụ dân sự có được thực hiện hay không hoàn
toàn phụ thuộc vào sự chấp nhận của người bị ký phát đối với hối
phiếu và khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phát hành
đối với kỳ phiếu.
1.2.4. Tính “ trừu tượng” của thương phiếu.
Trong lưu Yhong, giá trị pháp lý của thương phiếu không bị
Yhon buộc vào nguyên nhân nào phát sinh ra nghĩa vụ trả tiền của
thương phiếu. Một khi thương phiếu được phát hành và chuyển
giao cho người khác thì thương phiếu trở thành một chứng thư độc
lập, trong lưu Yhong. Người thụ hưởng và người trả tiền thương
phiếu không cần quan tâm tới việc khoản nợ trên thương phiếu có
hay không có hình thành trên giao dịch cơ sở nào. Hay nói cách
khác, khoản nợ ghi trên thương phiếu là hoàn toàn độc lập và
không phụ thuộc vào sự tồn tại hay không tồn tại của giao dịch cơ
sở.
1.2.5. Tính lưu thông của thương phiếu.
Thương phiếu có thể dduowcjj lưu thông từ người này sang
người khác trong thời hạn hiệu lực của nó. Căn cứ vào mục đích
của lưu thông thương phiếu, người ta có thể chia ra làm 3 loại lưu

thông khác nhau.
- Nhằm mục đích để đòi tiền: người thụ hưởng thương phiếu ủy
thác cho ngân hàng đòi tiền người trả tiền thương phiếu, thì lưu
thông thương phiếu có vai trò như là phương tiện thanh toán
thay cho tiền mặt.
- Nhằm mục đích chuyển nhượng quyền hưởng lợi thương phiếu:
người thụ hưởng thương phiếu ký hậu chuyển nhượng thương
phiếu cho người khác, thì lưu thong thương phiếu có vai trò như
chuyển nhượng tài sản.
- Lưu thông “hàng hóa thương phiếu”: Thương phiếu là một loại
tài sản chính, do vậy người sở hữu thương phiếu có thể bán
Page 5


thương phiếu cho ngân hàng để lấy tiền ngay hoạc cầm cố
thương phiếu để vay tiền của ngân hàng. Lưu thông này không
mạng tính chất lưu thông thanh toán thương phiếu hay lưu thông
chuyển nhượng thương phiếu mà là lưu thông “hàng hóa
thương phiếu”.
1.3. Phân loại thương phiếu.
Căn cứ vào người tạo lập thương phiếu, thương phiếu có thể chia thành
hối phiếu và kỳ phiếu.
-Căn cứ vào thời hạn trả tiền, thương phiếu chia thành các loại sau:
+ Thương phiếu thanh toán ngay khi xuất trình: là loại thương phiếu
cam kết hoặc yêu cầu thanh toán ngay khi xuất trình hoặc yêu cầu thanh
toán ngay khi nhìn thấy hoặc trên thương phiếu không quy định thời hạn
thanh toán.
+ Thương phiếu thanh toán sau một thời gian xác định: là loại thương
phiếu có quy định thời hạn thanh toán vào một ngày quy định trên
thương phiếu.

- Căn cứ vào việc thanh toán có kèm chứng từ thương mại hay không:
+ Thương phiếu kèm chứng từ: là thương phiếu mà việc thanh toán
dựa vào chứng từ thương mại gửi kèm các điều kiện D/P, D/A, D/TC.
+ Thương phiếu trơn: là thương phiếu mà việc thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán không dựa vào chứng từ thương mại gửi kèm.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của thương phiếu:
+ Thương phiếu đích danh: là loại ghi rõ tên người thụ hưởng.
+ Thương phiếu vô danh: là thương phiếu không ghi tên người thụ
hưởng hoặc trả cho người cầm phiếu.
+ Thương phiếu trả theo lệnh: là thương phiếu ghi trả theo lênh của
người nào đó.
-Căn cứ vào phạm vi sử dụng thương phiếu:
+ Thương phiếu nội địa: là thương phiếu không có yếu tố quốc tế.
Thương phiếu này chỉ được sử dụng trong phạm vi một nước.
+ THương phiếu quốc tế: là thương phiếu có yếu tố quốc tế. Thương
phiếu này được sử dụng phổ biến trong thanh toán tín dụng quốc tế.
- Căn cứ vào cơ sở hình thành thương phiếu:
+ Thương phiếu thực: là thương phiếu hành thành trên cơ sở giao dịch.
Page 6


+ Thương phiếu khống: là thương phiếu không hình thành trên giao
dịch cơ sở.
Luật nhiều nước cấm phát hành thương phiếu. Tuy nhiên, hối phiếu của
người chấp nhận là một loại hối phiếu khống tương đối thịnh hành ở các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển: Bỉ, Pháp, Đức…
1.4 Thị trường thương phiếu
1.4.1 Khái niệm
Thị trường thương phiếu là thị trường diễn ra việc kinh doanh thương
phiếu nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn ngắn hạn của các chủ thể trong

nền kinh tế và nhằm mục đích kiếm lời.
Thương phiếu là một loại tài sản tài chính.Người sở hữu thương phiếu
có quyền chuyển nhượng, nhượng bán hoặc cầm cố quyền pháp lý cho
ngân hàng hoặc công ty tài chính.
1.4.2 Đặc điểm
_ Thương phiếu là một loại hàng hóa đặc biệt. Thương phiếu có 2 thuộc
tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
Giá trị sử dụng của thương phiếu thể hiện ở các quyền pháp lý đối với
lợi ích tương lai mà nó mang lại. Các quyền pháp lý bao gồm:
+ Hưởng lợi số tiền ghi trên thương phiêu đó;
+ Sử dụng thương phiếu làm phương tiện thanh toán;
+ Sử dụng làm vật cầm cố để vay tiền ngân hàng;
+ Chuyền nhượng thương phiếu cho một hay nhiều người khác;
+ Bán thương phiếu (chiết khấu) cho ngân hàng để nhận tiền ngay;
+ Quyền khiếu nại, khởi kiên khi thương phiếu bị vi phạm…
Giá trị sử dunhj của thương phiếu được hình thành kể từ khi thương
phiếu được tạo lập cho đến khi thương phiếu hêt hạn hiệu lực.
_ Kinh doanh thương phiếu trên thị trương là các hành vi chiết khấu,
bảo lãnh, chấp nhận, cầm cố và nhờ thu thương phiếu.
Do thương phiếu là một loại hàng hóa đặc biệt, cho nên kinh doanh
ngoại thương cũng mang tính chất đặc biệt. Hoạt động trung gian là các
ngân hàng thương mại, bao gồm 2 loại cơ bản:
Một là, ngân hàng bỏ vốn cho vay đầu tư kiếm lợi nhuận thông qua
nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu.

Page 7


Hai là, ngân hàng không bỏ vốn ra kinh doanh, mà chỉ dựa vào địa vị và
uy tín của mình để cung ưng dịch vụ bảo lãnh, chấp nhận thương phiếu,

…..
_ Lưu thông thương phiếu trên thị trường là ngắn hạn do tín dụng
thương mại là loại tín dụng ngắn hạn.
Một là, thị trương thương phiếu là một loại thị trường năng động trong
kinh doanh. Để ổn định cần có hệ thống các giải pháp ngăn ngừa rủi ro
hiệu quả.
Hai là, thị trường thương phiếu là một thị trường nhạy cảm với các biến
động kinh tế, chính trị của xã hội.
_ Các thành viên tham gia thị trường bao gồm chủ yếu là các ngân hàng
thương mại và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng huy động và cho vay ngắn
hạn chủ yeeud trong nền kinh tế, cho nên ngân hàng thương mại là thành
viên chủ yếu của thị trường thương phiếu.
_ Mục đích hoạt động của thị trường là nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn
ngắn hạn của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trong nền kinh
tế.
Có 2 thành tố cấu thành nên lợi nhận kinh doanh thương phiếu: Lãi từ
các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố và phí từ các nghiệp vụ bảo lãnh.chấp
nhận, nhờ thu thương phiếu..
_ Nơi diễn ra thị trương phiếu là các quầy giao dịch của các trung gian
tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
Nếu thương phiếu giao dịch trên thị trường là chứng chỉ truyền thống
hay là các chứng từ bằng giấy thì thị trường thương phiếu là thị trương
giao dịch tập trung, doanh nghiệp mang thương phiếu đến các quầy giao
dịch để xin chiết khấu, cầm cố, chấp nhận, bảo lãnh, nhờ thu.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy thị trương thương phiếu là thị
trường rất linh hoạt, chứa đụng sự nhạy cảm cao.
1.4.3 Phân loại thị trường thương phiếu
_ Căn cứ vào đối tượng thương phiếu được mua bán:
+ Thị trường hối phiếu: Thị trường kinh doanh hối phiếu, một bên là

người ký phát hoặc người thụ hưởng, một bên là trung gian tài chính.
+ Thị trường kỳ phiếu: Thị trường kinh doanh kỳ phiếu, một bên là
người thụ hưởng, một bên là các trung gian tài chính.
Page 8


_ Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
+ Thị trường chiết khấu thương phiếu: Thị trường mua bán thương
phiếu giữa người thụ hưởng với các trung gian tài chính.
+ Thị trường bảo lãnh thương phiếu: Theo yêu cầu của người trả tiền,
các trung gian tài chính đứng ra bảo đảm thanh toán thương phiếu.
+ Thị trường chấp nhận thương phiếu: Theo yêu cầu của người trả tiền,
các trung gian tài chính chấp nhận trả tiền trực tiếp khi có yếu cầu..
+ Thị trường cầm cố thương phiếu: Người thụ hưởng chưa đến hạn
thanh toán mang thương phiếu đên các trung gian tài chính cầm cố vay
tiền.
+ Thị trường nhờ thu thương phiếu: Người thụ hưởng thương phiếu ủy
thác cho ngân hàng thu tiền từ người trả tiền trên thương phiếu đó.
1.4.4 Các thủ thể tham gia thị trường thương phiếu:
1.4.4.1 Căn cứ vào cơ cấu chủ thể
_ Người ký phát hối phiếu.
_ Người bị ký phát hối phiếu.
_ Người phát hành kỳ phiếu.
_ Người thụ hưởng thương phiếu.
_ Người chiết khấu thương phiếu.
_ Người chấp nhận thương phiếu.
_ Người bảo lãnh thương phiếu.
_ Người trả tiền thương phiếu.
1.4.4.2 Căn cứ vào hình thái tổ chức của chủ thể trên thị trường:
_ Ngân hàng trung ương.

_ Các định chế tài chinh trung gian.
_ Các doanh nghiệp, các nhân.
1.4.5 Vai trò của thị trường thương phiếu đối với hoạt động
thương mại.
_ Đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Việc sử dụng thương
phiếu như là công cụ tín dụng trực tiếp giữa doanh nghiệp có ưu thế về
thời hạn cấp tín dụng linh hoạt, điều kiện, thủ tục cấp tín dụng đơn giản..
_ Thương phiếu là công cụ có thể chuyển nhượng, nên việc phát triển
thị trường tạo điều kiên cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt
động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp..
Page 9


_ Gắn kết hoạt động tín dụng với quá trình sản xuất và lưu thông hàng
hóa.
_ Góp phần phát triển cơ chế thanh toán không dung tiền mặt trong
hoạt động thương mại.
1.4.6 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của thị trường thương
phiếu.
_ Nghiệp vụ chiết khấu: Các trung gian tài chính mua các thương phiếu
của người thụ hưởng trước hạn thanh toán với mức giá do hai bên thỏa
thuận.
_ Nghiệp vụ bao thanh toán truy đòi và miễn truy đòi: là hình thức phát
triển của nghiệp vụ chiết khấu ở cấp độ cao hơn. Bao tín dụng là hình
thức chiết khấu trọn gói tất cả các khoản thu.
_ Nghiệp vụ bảo lãnh: Các trung gian tài chính với tư cách là người thứ
ba cam kết sẽ thanh toán thương phiếu.
_ Nghiệp vụ cầm cố thương phiếu: Cầm cố thương phiếu để vay vốn
trung gian tài chính là việc người thụ hưởng thương phiếu có nghĩa vụ
chuyển giao thương phiếu.

_ Nghiệp vụ chấp nhận và chấp nhận hoàn trả:
Nghiệp vụ chấp nhận: Một trung gian tài chính theo yêu cầu của người
bị ký phát đứng ra ký chấp nhận thanh toán hối phiếu trong thời hạn.
Chấp nhận hoàn trả: Người xuất khẩu không chuyển hối phiếu đến ngân
hàng của người nhập khẩu yêu cầu chấp nhận trả tiền.
_ Nghiệp vụ nhờ thu thương phiếu: Người hưởng lợi thương phiếu ủy
thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên thương phiếu.
Chương 2. Thực trạng thị trường thương phiếu Việt Nam.
2.1 Thực trạng sử dụng thương phiếu ở Việt Nam thời gian qua
2.1.1 Thương phiếu chủ yếu được dùng trong thanh toán quôc tế
Từ năm 1954 đến 1999. thương phiếu chỉ được sử dụng trong lĩnh vực
kinh té đối ngoại.Với chính sách mở cửa, Việt Nam bắt đầu công cuộc
đổi mới. mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. hoạt động xuất
nhập khẩu phát triển.
Trong hoạt động thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hối
phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu trong các
hợp đồng mua bán ngoại thương.
Page 10


Các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành giao dịch thông qua các ngân
hàng thương mại. Tỉ lệ doanh số thanh toán có sử dụng thương phiếu
(thanh toán bằng L/C và nhờ thu) chiếm đa phân. khoảng trên 80% tổng
doanh số thanh toán quốc tế ở hầu hêt các ngân hàng thương mại.
Bảng 1 :Tình hình thanh toán xuật nhập khẩu của 4 ngân hàng thương
mại lớn (2005-2009), nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng
Đơn vị: tỉ USD
Ngân hàng
2005
2006

2007
2008
2009
Ngân
hàng 20.958
22.800
26.324 32.507 25.620
Vietcombank
Ngân
hàng 5.561
6.790
7.695
11.270 12.100
Viettinbank
Ngân hàng BIDV 6.450
_______ 5.150
21.577 24.527
_
Ngân
hàng 5.857
6.131
7.248
10.643 9.700
Agribank
2.1.2 Thương phiếu ít được sử dụng trong thương mại nội địa
Trước đây Việt Nam xây dựng nền kinh tế theo học thuyết kinh tế xã hộ
chủ nghĩa nên không công nhận sự tồn tại của tín dụng thương mại và
thương phiếu - công cụ tín dụng thương mại cũng không ra đời.
Trên thực tê,khi mua bán hàng trả tiền ngay của các doanh nghiệp
thường sử dụng công cụ hóa đơn thương mại để đòi tiền. Còn khi bán

hàng trả chậm, việc thu tiền trong tương lai thương đươc thực hiện dưới
hình thức người bán ghi trực tiếp sổ nợ người mua và việc thu tiền về
sau đươc dựa trên cơ sơ sự tin cậy làm đảm bảo.
2.2 Thưc trạng phát triển thị trường thương phiếu trong thòi gian
qua
2.2.1 thực trạng cơ sơ pháp lý
Hiện nay nguồn luật điều chỉnh hoạt động trên thị trường thương phiếu
là Luật các công cụ chuyển nhượng, được Quốc hội ban hành
29/11/2005, Luật các tổ chức tín dụng , ban hành 29/6/2010; Luật Ngán
hàng Nhà nước, ban hành ngày 29/6/2010.....
Page 11


2.2.2 Chủ thể tham gia phát triển thị trường thương phiếu trong
hoạt động thương mại
Các chủ thể tham gia trong thị trường thương phiều trong hoạt động
thương mại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh XNK và
các ngân hàng thương mại.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các DN tham gia quan hệ hối phiếu với
tư cách là người kí phát, người thụ hưởng khi là người xuất khẩu, là
người bị kí phát khi là
người nhập khẩu. Trong quan hệ kì phiếu , các DN la người thụ hưởng
khi là người xuất khẩu, lag người phát hành khi là người nhập khẩu.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam là chủ thể của thị trường thương
phiếu, là người trả tiền khi giữ vai trò là ngân hàng phát hành L/C, là
người thụ hưởng khi chiết khấu thương phiếu, là người cho vay khi
chấp nhận cầm cố thương phiếu, .....
2.2.3 Thực trạng các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường thương
phiếu
2.2.3.1 Nghiệp vụ kinh doanh chiết khấu hối phiếu tín dụng chứng

từ
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán
trong đó 1 ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng viết 1 thư cam kết
(L/C) trả tiền hối phiếu hoặc hóa đơn của người hưởng lợi.
Hối phiếu chỉ được phát hành trên cơ sở thực hiện L/C nói riêng hay hợp
đồng XNK nói chung,
Có 2 loại chiết khấu thường được sử dụng ở Việt Nam : Chiết khấu
trong L/C, chiết khấu ngoài L/C
+ Chiết khấu trong L/C la loại chiết khấu trong đó ngân hàng phát hàng
L/C cho phép người hưởng lợi L/C có thể chiết khấu hối phiếu tại bất cứ
ngân hàng nào ở nước họ (CK tự do) hoặc tại 1 ngân hàng chỉ định (CK
chỉ định)
+ Chiết khấu ngoài L/C là chiết khấu được thỏa thuận giữa ngân hàng
và người hưởng lợi L/C mà không do L/C quy định. Người hưởng lợi
L/C có thể thong qua ngân hàng thông báo xuất trình hối phiếu và chứng
từ đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc có thể bán hối phiếu và chứng từ
cho 1 ngân hàng nào đó đồng ý mua.
2.2.3.2 Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu nhờ thu
Page 12


Phương thức thanh toán nhờ thu quy định rằng, người xuất khẩu sau khi
giao hang thì kí phát hối phiếu đòi tiền người nhâp khẩu và ủy thác cho
ngân hàng thu tiền hối phiếu.
Việc ủy thác ngân hang thu tiền hối phiếu có 2 cách sau: chỉ ủy thác thu
hối phiếu, ủy thác thu hối phiếu kèm chứng từ gửi hàng. Các DN Việt
Nam thường áp dụng ủy thác thu hối phiếu kèm chứng từ gưi hàng và
thường kèm với các điền kiện giao chứng từ:D/P, D/A, D/TC.
Các DN Việt Nam khi áp dụng phương thức nhờ thu thường sử dụng hối
phiếu làm công cụ đòi tiền người NK. Thông thường phương thức này

thu tiền rất chậm, để khắc phuc tình trạng này thi người thụ hưởng có
thể cầm cố hối phiếu để vay tiền ngân hàng hoặc bán hối phiếu cho
ngân
hàng
để
thu
tiền
trước
hạn.
2.2.3.3 Nghiệp vụ bảo lãnh thương phiếu.
Tồn tại chủ yếu hiện nay đói với bảo lãnh thanh toán hối phiếu trả chậm
theo L/C mà các ngân hàng VN phát hành cho nươc ngoài hưởng lơi thị
ngân hàng phải đứng ra trả nợ thay cho khách hàng vì khách hàng không
trả tiền hối phiếu hoặc mất kha năng thanh toán.
Một trong những nguyên nhân đó là khâu thẩm định khách hàng của
ngân hàng thương mại Việt Nam chưa chuẩn xác, thiếu độ tin cậy.
2.3. Đánh giá chung.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Một là, thương phiếu từ chỗ chỉ được đề cập một cách manh mún trong
một số luật có liên quan đã được Nhà nước ban hành một Pháp lệnh
riêng để điều chỉnh thương phiếu năm 1999 và sau này là Luật các công
cụ chuyển nhượng năm 2005. Sự ra đời của Luật các công cụ chuyển
nhượng đánh dấu mốc quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của
thị trường thương phiếu nước ta.
Hai là, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang sử dụng
hối phiếu trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam, thương
phiếu (chủ yếu là hối phiếu) được sử dụng làm phương tiện thanh toán
và tín dụng quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương với vai trò là phương
tiện đòi tiền của các phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu
và thư bảo lãnh.

Page 13


Ba là, nghiệp vụ kinh doanh thương phiếu của các ngân hàng thương
mại như chiết khấu, cầm cố, bảo lãnh, nhận ủy thác nhờ thu đã hình
thành. Việc các ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ liên quan
đến thanh toán bằng thương phiếu giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh
tốc độ quay vòng vốn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
2.3.2.1. Nghiệp vụ kinh doanh thương phiếu tuy có phát triển, nhưng thị
trường thương phiếu Việt Nam chưa thực sự hình thành.
Các nghiệp vụ kinh doanh thương phiếu đã mang lại lợi ích cho cả 2
phía doanh nghiệp và ngân hàng, cho nên nó đã được phát triển khá sớm
ở nước ta. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có thị trường tự do tín dụng, tự
do hóa lãi suất chưa hình thành, ngoài kênh tín dụng chủ yếu của ngân
hàng thương mại, kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán còn
non yếu, nên trên thị trường chưa xuất hiện quan hệ cung cầu đối với
“hàng hóa” thương phiếu trong các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố, bảo
lãnh thương phiếu. Yếu tố kinh doanh trong nghiệp vụ chiết khấu, cầm
cố… thương phiếu chưa hình thành, cơ chế “xin - cho” vẫn chi phối trên
thị trường này.
Thương phiếu chỉ được sử dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế của
Việt Nam với nước ngoài, tuy nhiên chủng loại chưa phong phú. Các
doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sử dụng hối phiếu làm công cụ đòi tiền
khi xuất khẩu, còn chưa sử dụng kỳ phiếu trong thanh toán hàng nhập
khẩu.
2.3.2.2. Bất cập về chủ thể tham gia thị trường thương phiếu.
Trong thương mại nội địa, các doanh nghiệp thường sử dung các công
cụ thanh toán như chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng, séc, còn chưa
sử dụng hối phiếu và kỳ phiếu. Có thể nói đây là mặt hạn chế trong sử

dụng thương phiếu ở nước ta.
được sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế, nên các chủ thể tham
gia thị trường thương phiếu trong hoạt động thương mại ở Việt Nam rất
hạn chế. Điểm mặt các chủ thể tham gia thị trường thương phiếu ở Việt
Nam hiện chỉ thấy có các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và
các ngân hàng thương mại.
Nếu thương phiếu được sử dụng trong nội địa, các thành phần chủ thể
tham gia thị trường thương phiếu Việt Nam sẽ phong phú hơn nhiều. 22
Page 14


Nhu cầu tín dụng của các thương nhân trong nền kinh tế chủ yếu là do
hệ thống ngân hàng thương mại cung ứng, nhưng vì khả năng của hệ
thống ngân hàng có hạn nên các chủ thể đã phải bán chịu hàng hóa cho
nhau, ai cũng là chủ nợ của nhau, không có công cụ (thương phiếu) để
bù trừ nợ lẫn nhau. Do đó, sinh ra hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau,
không có cách giải quyết.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm thấp, lại đang trong quá
trình chuyển đổi.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây thuộc vào hàng
những nước cao nhất thế giới, song chưa có tính ổn định, lạm phát còn ở
mức cao. Thu nhập của dân chúng còn thấp, lại chưa được đào tạo cơ
bản các kiến thức về thị trường tài chính nói chung, thương phiếu và thị
trường thương phiếu nói riêng. Chúng ta lại chưa có các chính sách phù
hợp để khai thác mọi nguồn lực trong dân chúng. Vì vậy, khi có tiền
người dân chỉ có thói quen gửi tiết kiệm, mua vàng, ngoại tệ hoặc bất
động sản.
Khi cần vốn, các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn qua hệ thống ngân hàng
mà không phát hành thương phiếu để vay vốn lẫn nhau.

2.3.3.2. Nền kinh tế còn nặng thói quen sử dụng tiền mặt.
Thương phiếu là một trong những công cụ của chế độ thanh toán không
dùng tiền mặt, nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia có thói
quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán nội địa, nên thương phiếu khó có
thể nảy mầm trên thói quen này. Theo nghiên cứu của IMF, tỷ lệ sử dụng
tiền mặt trong thanh toán của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các
nước trong khu vực.
2.3.3.3. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm dụng vốn của xã hội nhiều
nhưng lại có độ tín nhiệm thấp.
Trên thực tế, độ tín nhiệm của các doanh nghiệp nước ta không cao, các
doanh nghiệp khi có quan hệ mua bán chịu chỉ lập các văn bản thỏa
thuận với nội dung đơn giản về thời gian trả chậm, số tiền trả chậm,
không sử dụng thương phiếu. Do vậy, thường dẫn đến nợ nần dây dưa,
chiếm dụng vốn lẫn nhau.
Số liệu công bố gần đây về tình trạng công nợ dây dưa giữa các doanh
nghiệp nhà nước với nhau là những con số khổng lồ: EVN – Tập đoàn
Page 15


điện lực Việt Nam hiện đang nợ Tập đoàn dầu khí hơn 5.000 tỷ đồng, nợ
Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam 1.600 tỷ đồng.
2.3.3.4. Hình thức tín dụng chủ yếu của nền kinh tế là tín dụng qua
hệ thống ngân hàng thương mại.
Thị trường chứng khoán chưa phát triển, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa trở
thành kênh huy động vốn lớn cho doanh nghiệp. Hầu hết các doanh
nghiệp thiếu vốn thì đi vay ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp
thiếu tính năng động, tìm tòi các nguồn vay khác như phát hành trái
phiếu doanh nghiệp hay phát hành thương phiếu để huy động vốn của
các bạn hàng. Thực tế, cho đến nay cũng mới chỉ có 2 doanh nghiệp tư
nhân lớn: Công ty Cổ phần Vincom và Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia

Lai phát hành trái phiếu ra nước ngoài để huy động vốn đầu tư vào trong
nước.
2.3.3.5. Rủi ro do sử dụng thương phiếu trong hoạt động thương mại
còn chưa có biện pháp phòng ngừa kịp thời, hữu hiệu.
Khi doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trung gian thực hiện các
nghiệp vụ phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ
thu, thanh toán, truy đòi… của thương phiếu hầu như không phụ thuộc
vào hợp đồng giao dịch cơ sở mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của
các bên có liên quan. Sự tách biệt giữa chứng từ và hàng hóa đã tạo nên
khe hở để một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo ngân hàng, như phát
hành thương phiếu khống nhằm lừa đảo thông qua nghiệp vụ chiết khấu
ngân hàng hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp thôn qua người mua, người
bán.
Tại các nước có thị trường thương phiếu phát triển, để giảm thiểu rủi ro
cho các bên liên quan khi sử dụng thương phiếu, trên thị trường có các
tổ chức xếp loại thương phiếu. Ở Việt Nam, thị trường thương phiếu còn
đang trong giai đoạn phát triển nên chưa có tổ chức xếp hạng thương
phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn khác. Do vậy, việc sử dụng
thương phiếu, đặc biệt là trong hoạt động thương mại ở nước ta rất dễ
gặp phải rủi ro.
Các doanh nghiệp và các trung gian tài chính còn có thể gặp phải rủi ro
lãi suất khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu. Khi lãi
suất trên thị trường tăng lên sẽ đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng phải
đối mặt với sự gia tăng chi phí sản xuất. Các trung gian tài chính có thể
Page 16


gặp phải rủi ro do chênh lệch giữa mệnh giá thương phiếu và số tiền
được đảm bảo thanh toán hoặc số tiền chấp nhận thanh toán của bên thứ
ba (nếu có). Rủi ro ở chỗ số tiền chênh lệch giữa mệnh giá thương phiếu

và phần vốn gốc được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh thanh toán có thẻ
không thanh toán được hoặc thanh toán không đủ.
Cuối cùng, một rủi ro cũng thường gặp là rủi ro mất khả năng thanh toán
do nguyên nhân bất khả kháng. Rủi ro này có thể phát sinh do chủ hàng
bị tổn thất do các nguyên nhân khách quan dẫn đến mất khả năng thanh
toán, khi đến hạn thì người thụ hưởng hoặc ngân hàng chiết khấu thương
phiếu có thể không được thanh toán do người bị ký phát hối phiếu hoặc
người phát hành kỳ phiếu mất khả năng chi trả thương phiếu
Ở các nước phát triển, người ta thường lập các quỹ dự phòng thanh toán
thương phiếu. Ở Việt Nam, việc phát triển các quỹ dự phòng thanh toán
thương phiếu còn chưa phát triển nên phần nào ảnh hưởng đến sự phát
triển của thị trường thương phiếu.
Chương 3. Giải pháp phát triển thị trường thương phiếu ở Việt
Nam.
3.1. Các giải pháp vi mô
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương phiếu và thị trường
thương phiếu
Hệ thống pháp luật quốc gia giống như là một hệ thần kinh của cơ thể
con người. Có hệ thần kinh hoàn thiện thì mới đảm bảo cho cơ thể phát
triển lành mạnh. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung
và hệ thống pháp luật điều chỉnh thương phiếu nói riêng vẫn còn nhiều
bất cập.
Trước mắt, nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật các
công cụ chuyển nhượng. Luật này được ban hành từ năm 2005 nhưng
đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thi hành.
Về thuật ngữ hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ quy định trong luật
này chưa chính xác vì hối phiếu có 2 loại: hối phiếu thương mại và hối
phiếu tài chính. Nếu luật chỉ điều chỉnh hối phiếu đòi nợ tức là hối phiếu
thương mại, vậy hối phiếu tài chính sẽ được điều chỉnh bởi luật nào?
Bên cạnh đó, thuật ngữ hối phiếu nhận nợ là chưa chính xác, đồng thời

cũng không phù hợp với cách dùng thông dụng trong hoạt động thương
mại, vay nợ, thanh toán quốc tế là kỳ phiếu hay giấy nhận nợ.
Page 17


3.1.2. Thể chế hóa chế độ thanh toán không dùng tiền mặt
Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời, đặc biệt là có
thị trường thương phiếu phát triển, thương phiếu có thể thay cho tiền
mặt chấp hành chức năng phương tiện thanh toán.
Thương phiếu là một thành phần của khối lượng tiền tệ M2, do đó, góp
phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, giảm sức ép phát hành tiền
mặt đưa vào lưu thông, do đó góp phần chống lạm phát, ổn định sức
mua của đồng tiền.
Thu hẹp tối đa thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế để tạo cơ hội
hạn chế đi đến xóa bỏ nạn tham nhũng công quỹ.
3.1.3. Hoàn thiện cơ chế tự do hóa lãi suất.
Lãi suất tự do hóa là cơ chế lãi suất trong đó không có hoặc chỉ có sự
can thiệp rất hạn chế của nhà nước vào việc hình thành lãi suất. Lãi suất
khi đó sẽ được hình thành trên cơ sở thị trường, quan hệ cung – cầu.
Tự do hóa lãi suất góp phần làm dòng vốn trong xã hội được tự do lưu
chuyển, lãi suất khi đó tự điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, lúc đó nó
phản ánh được giá của vốn, giá cả thương phiếu trên thị trường.
Lãi suất ngân hàng là cơ sở định giá chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố,
chấp nhận và chấp nhận hoàn trả các chứng từ có giá nói chung, thương
phiếu nói riêng.
Kiểm soát lãi suất quá chặt chẽ sẽ khuyến khích hình thành các công cụ
tài chính, trung gian tài chính phi chính thức cạnh tranh với các công cụ
tài chính và trung gian tài chính chính thức, làm cho thị trường tài chính
thiếu tính minh bạch và khó phát triển.
3.2.Nhóm các giải pháp vi mô.

3.2.1. Tạo “[hang hóa” cho thị trường thương phiếu.
Muốn hình thành một thị trường,trước tiên phải có hàng hóa cho thị
trường đó. Để có thương phiếu sử dụng trong thương mại, cần phải thể
chế hóa việc sử dụng các công cụ thanh toán trong ký kết và thực hiện
các hợp đồng mua bán thay cho thanh toán bằng tiền mặt phổ biến như
hiện nay.
Do đó, giải pháp có thể là:
-Tất cả các hợp đồng mua bán chịu ký kết giữa các doanh nghiệp phải sử
dụng hối phiếu trả chậm hoặc kỳ phiếu trả chậm có bảo lãnh thanh toán
làm công cụ thanh toán.
Page 18


-Các hợp đồng mua bán trả tiền ngay sau khi xuất trình chứng từ gửi
hàng(D/P) cũng nên bắt buộc sử dụng hối phiếu trả tiền ngay.
- khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và dân kinh doanh phát hành sử
dụng thương phiếu trong quan hệ mua bán chịu nội địa.
3.2.2. Thành lập các công ty định mức tín nhiệm.
Hệ số tín nhiệm là chỉ tiêu để thông qua đó người ta nhận dạng được
thực trạng về khả năng tài chính của doanh nghiệp.các nhà kinh doanh
thường dựa vào hệ số tín nhiệm của các tổ phát hành thương phiếu cao
hay thấp để quyết định có đầu tư vào thương phiếu đó hay không.vì vậy,
hệ số tín nhiệm có tác động rất tích cực đến sự phát triển của thị trường
thương phiếu.
Đối với Việt Nam, ngay từ bây giờ cũng cần có hệ số tín nhiệm để
lành mạnh hóa thị trường tín dụng, bảo vệ các nhà kinh doanh thương
phiếu và các tổ chức tín dụng,tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương
mại, chủ thể chủ yếu tham gia thị trường thương phiếu.
3.2.3. Áp dụng các phương pháp phòng ngừa rủi ro.
Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng tại Việt Nam tiềm ẩn

nhiều rủi ro, khi triền khai các nghiệp vụ tín dụng liên quan đến thương
phiếu, cần thiết phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Một số biện pháp chủ yếu:
-tăng cường chất lượng khâu thẩm định.
-Ràng buộc các yếu tố đảm bảo: ký quỹ ,thế chấp tài sản, bảo lãnh...
-Thực hiên giám sát thường xuyên.
-Bảo hiểm hàng hóa phải thu.
-Thực hiện tốt trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

Page 19



×