Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng quan điểm của đảng về xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với thế hệ thanh niên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.69 KB, 18 trang )

Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………………1

LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là kết quả giao
lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện
mình.Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm
rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong thời đại Hồ Chí Minh với đường lối đúng
đắn và sáng tạo của Đảng ta văn hóa Việt Nam tiêp tục được phát huy đã góp phần
quyết định về những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm gần đây tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu hướng toàn
cầu đang diễn ra như một cơn lốc cuốn tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng
như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Sự thay đổi cơ
cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu tăng nhanh về văn hóa của các tầng lớp dân cư,
quá trình dân chủ hóa…là những yếu tố làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống văn
hóa dân tộc. Vì vậy khi khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu
xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng trực tiếp khẳng định
các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà “Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” là một bộ phận cấu thành. Bởi vậy xây dựng và phát triển nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang là nhiệm vụ chiến lược đòi hỏi Đảng,
toàn dân và toàn quân phải tiến hành các hoạt động thực tiễn để văn hóa có thể góp
phần tốt nhất bảo đảm cho dân tộc vững bước trên con đường lựa chọn xã hội chủ
nghĩa.
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, em chọn đề tài “Vận dụng
quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc với thế hệ thanh niên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. Qua đề tài cho e gửi
lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn-cô Lê Hương Giang. Bài tiểu luận hoàn thành


là nhờ sự cố gắng nổ lực của bản thân nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót,


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
mong cô có những lời nhận xét, đánh giá để bài tiểu luận của em được hoàn thiện
hơn.

NỘI DUNG
PHẦN I: Quan điểm, Chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
A – Cơ sở lí luận.
1 - Khái niệm văn hóa.
Khái niệm văn hóa thường đươc tiếp cận ở hai cấp độ lý luận và thực tiễn. ở cấp
độ lý luận, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng
tạo ra để phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội bản chất của văn hóa là sự sáng
tạo, vươn tới cái chân – thiện – mĩ, vươn tới các giá trị nhân văn đem lai hạnh phúc
cho con người. văn hóa là “ thiên nhiên” thứ hai do con ngươi tạo ra để phục vụ con
người. ở cấp độ thực tiễn, văn hóa thể hiện trong toàn bộ hoạt động sống của con
người, từ hoạt động sản suất vật chất đến hoạt động tinh thần, phản ánh kiểu lựa
chọn sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.
Như vậy văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của con người ,vừa là môi trường
nhân tạo để nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần của con người . cùng với thiên
nhiên thứ nhất do tạo hóa tạo nên, văn hóa trở thành môi trường sống của con
người ,văn hóa được nhìn nhận la động lực của sự tiến bộ xã hội. cần phải khác phục
nhận thức phiến diện về văn hóa, đồng nhất văn hóa với một vài hoạt động thuộc
lĩnh vực tinh thần và xem nhẹ vai trò, chức năng xã hội của nó.
2 - Văn hóa tiên tiến là gì ?
Văn hóa tiên tiến là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi của nó
là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người , ví hạnh phúc và

sự phát trienr phong phú , tự do toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa
giữa tự nhiên với cá nhân cộng đồng, giữa tự nhiên với xã hội.
Nền văn hóa tiên tiến phải thể hiện tinh thần nhân văn và dân chủ sâu sắc. phản
ánh trình độ cao mang tính hiện đại cập nhật với thành tựu chung của khu vực và
cộng đồng quốc tế, tiên tiến không chỉ về nội dung mà còn ở cả hình thức biểu hiện,
cách thể hiện.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
3 - Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là gì ?
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền
thống bền vững của dân tộc Việt Nam được lưu truyền, kế thừa, khai thác và phát
huy từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên sự tiếp nối của lịch sử văn hóa Việt Nam
đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc ,tinh thần đoàn kết ý thức
cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình – xã hội – tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung,
trọng tình, trọng nghĩa, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế
trong ứng xử.
Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng, tư
tưởng và sức sáng tạo giúp dân tộc đó giữ vững và thể hiện được tính duy nhất , tính
thống nhất và tính quan trọng trong quá trình phát triển.
Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của mỗi dân tộc là quá trình tự ý thức, tự
khám phá và thể hiện mình trong quá trình phát triển cùng với dân tộc khác.
Bản sắc dân tộc được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội,
cách tư duy, cách sống, cách dựng nước giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa
học, văn học nghệ thuật …và đặc biệt là trong hệ giá trị tư tưởng của nhân dân.
Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế,thể chế chính
trị của quốc gia ,theo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
B – Quan điểm, Chủ trương của đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu

nước và đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm cho văn hóa thấm sâu vào
đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng
đồng vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời
sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh tiến
bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm chủ trương chỉ đạo cơ bản của Đảng tại Nghị Quyết TW 5 khóa
VIII:
1.Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền
tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh
tế xã hội bền vững.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trong mỗi con
người và trong cả cộng đồng, được truyền lại và tiếp nối, phát huy qua các thế hệ,
khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc.
Tóm lại văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc,làm nên sức
sống mãnh liệt, giúp dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và
phát triển
Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển.
Sự phát triển của một dân tộc là phải vươn tới cái mới, tiếp cận cái mới, tạo ra
cái mới nhưng không thể tách khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn.Cội
nguồn của mỗi quốc gia, dân tộc là văn hóa.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn cái đúng,
cái tốt, đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất
lượng càng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.
Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, đạo lý dân
tộc để hạn chế xu hướng hàng hóa và đồng tiền dẫn tới suy thoái xã hội. Vì vậy văn
hóa làm cho xã hội phát triển tốt đẹp và bền vững hơn.
Văn hóa là mục tiêu của phát triển.
Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng và văn minh” chính là mục tiêu văn hóa.Để văn hóa trở thành động lực và mục
tiêu của sự phát triển chúng ta phải chủ trương phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và
đồng bộ với phát triển kinh tế xã hội.
Phải có chính sách kinh tế trong văn hóa để gắn văn hóa với các hoạt động kinh
tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa. Xây dựng
chính sách văn hóa trong kinh tế để chủ động đưa các yếu tố văn hóa thâm nhập vào
các hoạt động kinh tế xã hội. Xây dựng văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh,
văn minh thương nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân thời hội nhập.
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Việc phát triển kinh tế xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau: tài nguyên
thiên nhiên, vốn,… những nguồn lực này đều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn
kiệt. Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vô hạn. Chủ tịch Hồ Chí MINh đã
chỉ rõ: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có con người xã hội chủ nghĩa.Năm
1990,UNDP (chương trình phát triển của Liên hiệp quốc) đưa ra những chỉ tiêu mới
để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia trong đó có chỉ số phát triển con
người. Như vậy quốc gia nào đạt được thành tựu giáo dục cao, có vốn trí tuệ toàn
dân nhiều hơn thì chứng tỏ xã hội đó phát triển hơn, có khả năng tăng trưởng dồi

dào.
2. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu
tất cả vì con người, niềm hạnh phúc, và sự phát triển phong phú và tự do toàn diện
của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và
tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện,
trong các phương tiện truyền tải nội dung.
- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước.Đó là lòng yêu nước nồn nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc; lòng nhân
ái, khoan dung, trọng nghĩa tình; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động…
- Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư
duy, cách sống, dựng nước và giữ nước, cách sáng tạo văn hóa nghệ thuật…nhưng
nó được thể hiện sâu sắc qua hệ giá trị của dân tộc. Nó là những gì nhân dân quan
tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng bất khả xâm phạm, là cơ sở tinh
thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàng của chế độ.
Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải thấm đượm trong
mọi hoạt động xã hội, sáng tạo vật chất, khoa học công nghệ…sao cho vừa hiện đại
vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại
song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.
3. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất, mà đa dạng, là

sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em sống
trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc đều có tư tưởng và bản sắc riêng,
tạo nên tính đa dạng, phong phú. Tuy nhiên cái riêng đó lại thống nhất với cái chung
của cả dân tộc, không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa dân tộc.
Hơn 50 dân tộc với những giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị và sắc
thái đó bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống
nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững bình đẳng và phát huy sự đa dạng văn hóa cuả các
dân tộc anh em.
4. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng

lãnh đạo trong đó đội ngũ tri thức có vai trò quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ trí thức là nền tảng khối đại đoàn
kết các toàn dân, là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy để xây dựng đội ngũ trí thức,
Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục & Đào tạo cùng với Khoa học- Công nghệ” được
coi là quốc sách hàng đầu.
Để thực hiện được quốc sách này, chúng ta chủ trương:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nôi dung,
phương pháp dạy học. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh sinh
viên về tư tưởng sống, năng lực, đạo đức, bản lĩnh của con người Việt Nam.
- Chuyển dần mô hinh giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở
- Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
- Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao
đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, vùng kinh tế…
- Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, phát triển nhanh nguồn nhân
lực chất lượng cao.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã
hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học xã hội,
tiếp tục làm góp phần làm sáng tỏ những lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội ở nước ta.
5.
Văn hóa là mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận
trọng.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên
những giá trị văn hóa mới, xã hội chủ nghĩa là cho những giá trị ấy thấm sâu và cuộc
sống toàn xã hội và mỗi con người trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là
một quá trình cách mạng khó khăn, phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian. Trong công
cuộc đó “xây” đi đôi với “chống” lấy “xây” làm chính. Cùng với việc giữ gìn và
phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những văn hóa thế
giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh
bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tinh thần chiến đấu, chống mọi mưu
toan, lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”.
Toàn bộ tinh thần của Nghị Quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã làm sáng lên bức tranh của nền vă
hóa đất nước trong tương lai. Đó là nền văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần xã
hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. gắn với sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn
cầu hóa và nền kinh tế thị trường.
Từ sau Nghị Quyết TW 5 khóa VIII, các kỳ đại hội tiếp theo đều thống nhất
và tiếp tục thực hiện những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết khóa 8. Như vậy
trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống
nhất đất nước, xây dựng và bảo về Tổ quốc, Đảng ta luôn quan tâm đến văn hóa và
càng coi trọng hơn trong thời kỳ đổi mới, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị Quyết đại hội Đảng các kỳ VIII, IX, X,
các kết luận chỉ thị trong các khóa trên đều thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng

trong nhìn nhận, đánh giá chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa, gắn chặt với chiến
lược xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hướng văn
hóa phải thực sự trở thành nguồn lực và mục tiêu của sự phát triển đồng thời đòi hỏi
một cơ chế để đảm bảo cho văn hóa và kinh tế cùng phát triển.

PHẦN II: Thực trạng về văn hóa - tư tưởng của thanh niên Việt
Nam hiện nay.
1. Những mặt tích cực.
Tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có
những chuyển biến quan trọng. Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
được vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố
hàng đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần tự nguyện
và năng lực tổ chức của cán bộ Đảng viên được nâng lên một bước. Nhiều nét mới
trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành. Tính năng động,
tính tích cực của công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được
khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội được tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu
nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Những việc làm thiết thực của thanh niên ngày nay như hướng về cội nguồn, về
cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các doanh
nhân văn hóa thế giới, đền ơn đáp nghĩa…trở thành phong trào quần chúng phát
triển sâu rộng. Trong thời gian qua các phong trào được xã hội ủng hộ như: “Tri ân
người khai sáng” tổ chức vào 20/11 hằng năm do báo Thanh niên phát động; lễ
tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Trường Sơn….
Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong sự nghiệp cách

mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của đảng thanh niên luôn có mặt ở những nơi
đầu sóng ngọn gió của tổ quốc với tinh thần của những người tình nguyện. truyền
thống tình nguyện hi sinh những lợi ích nhỏ bé của bản thân để cống hiến mọi khả
năng trí tuệ sức lực, của cải vật chất cho sự nghiệp cách mạng đã làm nên đặc trưng
và phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam.
Với tinh thần “ Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho
tổ quốc”, hàng triệu lớp thanh niên ưu tú của dân tộc đã xung phong đi bất cứ nơi
đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quôc cần. không ngại hi sinh gian khổ để làm nên
những chiến công to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
năm 2007. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh Niên Việt
Nam và hội sinh viên Việt Nam ,đã nêu quyết tâm thực hiên phong trào tình nguyện
và phát triển mạnh mẽ các loại hình thanh niên tình nguyện điều đó đã khẳng định
được sức sống mãnh liệt của thế hệ trẻ trong điều kiện mới, tham gia phát triến kinh
tế - xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng…
Các phong trào trong nhà trường như: dạy tốt học tốt, thanh niên tình nguyện,
hiến máu nhân đạo, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS…cũng được thanh niên
tích cực hưởng ứng và thực hiện tích cực.Một số thành tích trong giáo dục đáng chú
ý đó là: nhiều học sinh, sinh viên đạt giải Olympic quốc tế như: Nguyễn Ngọc Trung
(huy chương vàng Toán học), Đinh Anh Minh (huy chương vàng môn Vật lý) và
nhiều giải thưởng lớn khác trong nước và quốc tế. Đặc biệt sự kiện giáo sư Ngô Bảo
Châu đã nhận được giải thưởng toán học Fields trong năm 2010. Giáo sư đã thay


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
mặt những người con Việt Nam đặc biệt thế hệ trẻ khẳng định bản lĩnh Việt, rạng
danh đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng sự quan tâm của nhà nước và Trung ương Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh .phong trào tình nguyện của thanh niên Việt Nam đã đi
vào thực tiễn của đời sống xã hội như các phong trào: “Mùa hè xanh”, “Tiếp sức

mùa thi”, “Thanh niên làm kinh tế giỏi”, “Năm xung kích”, “Bốn đồng hành”…
Màu áo xanh tình nguyện đã trở nên rất đỗi thân thuộc khắp các nơi từ thành phố
đến những bản làng thôn xóm, khẩu hiệu “đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh
niên” đã khẳng định tính xung kích của lực lượng thanh niên trẻ ngày nay với bầu
nhiệt huyết của tuổi trẻ đã không ngại khó khăn, gian khổ tham gia các công tác xã
hội, tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của đảng , pháp luật của nhà
nước , đi về các vùng xa xôi, vùng sâu vùng xa giúp nhân dân làm kinh tế, làm công
tác từ thiện . xây dựng nhà tình nghĩa, giúp nhân dân đồng bào vùng lũ chống trọi và
khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, tham gia tích cưc trong việc bảo vệ
môi trường. đặc biệt trong phong trào tiếp sức mùa thi đã làm giảm áp lực đối với
các thí sinh và làm giảm áp lực cho xã hội tạo ẩn tượng ngày càng tốt đẹp trong lòng
nhân dân.
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “thanh niên là rường cột của nước nhà, là cánh tay
phải đắc lực của đảng”, vì vậy phải làm cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong việc phát triển đất nước phát huy tính tích cực của thanh niên
như lời dạy của bác đối với thanh niên thế hệ trẻ ngày nay:
“không có việc gì khó
chỉ sợ lòng không bền
đào núi và lấp biển
quyết chí ắt làm nên”
2. Những mặt hạn chế.
Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động,
hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội
hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhất là
với thế hệ thanh niên ngày nay do ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa phương tây, một
số thanh niên trẻ đã phủ nhận lối sống cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc chạy theo lối sống thực dụng, cá
nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.



Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Với đặc thù về thể chế chính trị giúp chúng ta hạn chế bớt những tác động tiêu
cực của nền kinh tế tư bản. nhưng bản sắc truyền thống của văn hóa việt nam cũng
đang bị biến thái do toàn cầu hóa từ văn hóa phương tây đưa tới những ảnh hưởng
rất xấu. vốn theo truyền thống văn hóa, tâm linh lâu đời của người Việt thì hạnh
phúc được đặt nền tảng trên những giá trị tinh thần ấy những đạo lí, nhân nghĩa, đạo
làm người theo quan điểm truyền thống Á Đông thì đang bị sói mòn trầm trọng bởi
thời buổi “kinh tế thị trường”. nhất là qua lối sống của lớp dân thành thị mới giàu lên
nhờ “ mở cửa” .và một số khá lớn những thanh niên nam, nữ vào lúc đã thoát khỏi
gánh nặng của học hành , thi cử. các bạn trẻ lại chỉ biết đổ xô vào những chỗ có thu
nhập cao, tìm kiếm thành đạt, hưởng thụ vật chất bằng cách tiêu tiền vào những bộ
quần áo hàng hiệu, những chiếc điện thoai với đầy đủ những chức năng tối tân, đổ
tiền vào mua những chiếc xe đẹp nhập khẩu từ nước ngoài… Nhưng các bạn trẻ
ngày nay lại nghèo đi rất nhiều về mặt tinh thần, cảm xúc. gần đây báo chí trong
nước thường đưa tin về tình trạng vô cảm, dửng dưng giữa cá bạn trẻ trước những
tình cảnh khốn khố cần được giúp đỡ giữa đường như người già, trẻ em lang thang
cơ nhỡ, phụ nữ mang thai hay chỉ là một câu “cảm ơn” tối thiểu trong phép lịch sự
xã giao.
Trong thời gian gần đây hiện trạng “sống thử” ở Việt Nam khá phổ biến. báo chi
và dư luận nói khá nhiều về vấn đề này. ở các nước phương tây “sống thử” đươc coi
là chuyện rất bình thường thì ở các nước phương Đông như Việt Nam tình trạng
“sống thử” là một vấn đề nhạy cảm nhưng thanh niên trẻ nước ta lại đang coi đây là
một trào lưu mới và chạy theo nó bằng cách sống thử, yêu cuồng, sống vội vã lao
vào yêu mà không nghĩ đến hậu quả. có thể nói vài năm trở lại đây khi đất nước Việt
Nam bước vào thời kì hội nhập với các nước trên thế giới thì cánh cửa du học càng
trở nên dễ dàng và rộng mở đối với các gia đình có khả năng kinh tế . chính vì vậy
thanh niên Việt Nam đang có xu hướng thích được va chạm, cọ sát với thế giới bên
ngoài hơn. đây cũng là cơ hội dể giới trẻ tiếp nhận những nền văn hóa, văn minh
hiện đại. đây cũng chính là một con đường làm cho văn hóa nước ta bị lai căng làm
phai nhạt mất đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Giới trẻ bây giờ coi trọng chủ nghĩa cá nhân,dân quyền một cách thái quá. vì vậy
văn hóa gia đình bị xuống cấp trầm trọng kiểu gia đình “tam đại đồng đường” hay
“tứ đại đồng đường” thường xuất hiện trong xã hội xưa thì nay trở nên hiếm thấy.hậu
quả là nhiều bậc con cháu đã bỏ mặccha mẹ mình phải sống trong cảnh cô đơn
không có nơi nương tựa.thêm nũa quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng
khác xưa, những tôn ti trật tự trong gia phong truyền thống bị đảo lộn, tinh trạng


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
xưng hô “bằng vai phải lứa”, con không nghe lời cha mẹ, ông bà đã xuất hiện.
ngoài ra, xách nói năng ăn mặc, đi đứng của một bộ phận thanh niên ngày nay cũng
đang đi ngược lại với thuần phong, mĩ tục ngược lại với nét văn hóa truyền thống
của dân tộc.đây là biểu hiện rõ nhất của sự xuống cấp văn hóa, đạo đức. hơn nữa nó
là nhãn quan trực tiếp để người ta đánh giá sự thay đổi trong nếp sống văn hóa hiện
nay bởi nó đang diễn ra hàng ngày.
Nhìn chung, trong quá trình toàn cầu hóa đã mang lại nhiều mặt tích cực về tư
duy, nhận thức, cách làm ăn. nhưng đồng thời một mặt lại gây ra những tổn hại đáng
báo động về mặt tinh thần , đạo đức và các giá trị truyền thống ,văn hóa, bản sắc dân
tộc Việt Nam đang thật sự bị xâm hại. trước nguy cơ có thật này cần cố ngay những
biện pháp thích hợp để chỉnh đốn lại những nếp truyền thống đồng thời tìm cách
phát huy cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của bản sắc Việt Nam .

PHẦN III: Những giải pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
1. Mở rộng cuộc vân động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu
nước và phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Bằng nhiều hình thức phương pháp tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức
trong toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy đảng, đảng viên, cán bộ quản lý nhà nước
về tầm chính trị, sự cần thiết cấp bách của sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa.
- Giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước,

giáo dục chủ nghĩa xã hôi về nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa đất nước
thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, làm cho mọi người thấm nhuần truyền thống lịch sử và
cách mạng của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn mới. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục gắn với quản lý xã
hội pháp luật, phát huy sức mạnh dư luận xã hội, gắn với các phong trào hoạt động
của quần chúng.
- Phát động phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huy động
mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ
quan nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào: Người tốt
việc tốt, Uống nước nhớ nguồn, Xóa đói giảm nghèo, Xây dựng gia đình, làng xã
văn hóa….
2. Xây dựng ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2.1 Xây dựng, ban hành luật pháp.
- Xây dựng các luật, pháp lệnh, điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa.
Nghiên cứu xây dựng luật di sản văn hóa dân tộc, luật quảng cáo…,xây dựng quy
chế về giải thưởng, tặng thưởng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, báo chí…
- Bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định về lễ hội, việc
tang, việc cưới, cúng bái ở các đền chùa…
- Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư, khu tập thể…xây
dựng các quy ước về nề nếp sống văn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ
môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp.
2.2 Xây dựng ban hành các chính sách.

- Chính sách kinh tế trong văn hóa nhằm gắn văn hóa với các hoạt động kinh tế,
khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa, đồng thời bảo
đảm yêu cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân

tộc.
- Chính sách văn hóa trong kinh tế đảm bảo cho văn hóa thể hiện rõ trong các
hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn
cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Xây dựng văn minh thương nghiệp, đạo đức nghề
nghiệp, văn hóa kinh doanh.Chú ý tính thẩm mỹ bản sắc dân tộc và tính hiện đại của
kiến trúc trong xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp,….Thực hiện chính sách
miễn giảm, phần chịu thuế cho các khoản đầu tư, đóng góp của các doanh nghiệp
vào sự nghiệp văn hóa.
- Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên sức người, sức của
của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa.
Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm
của nhà nước.
- Chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc hướng vào cả văn hóa
vật thể và phi vật thể. Tiến hành sớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hóa
truyền thống của người Việt và các dân tộc thiểu số; phiên dịch, giới thiệu kho tàng
văn hóa Hán Nôm. Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng
cảnh,các làng nghề truyền thống….Trọng đãi các danh nhân bậc thầy trong các
ngành nghề truyền thống.
-Chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa, đòi hỏi tăng
nguồn đầu tư thích đáng cho khu vực sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật. Chú
trọng đầu tư hỗ trợ cho các tác giả có uy tín cao, những tài năng trẻ, đầu tư cho lực


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
lượng chuyên nghiệp và cả phong trào quần chúng. Tiếp tục thực hiện pháp lệnh về
giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước và pháp lệnh công nhận danh
hiệu NSND, NSUT.
- Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại đối
tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa: thương binh. Bệnh
binh, các Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng,trẻ em ,người tàn tật…

- Ban hành các chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong quan hệ với các tổ
chức quốc tế và các quốc gia ở những khu vực, những nhóm nước cụ thể. Đa dạng
hóa, đa phương hóa các mối quan hệ về văn hóa nhằm tiếp thu được nhiều tinh hoa,
kinh nghiệm của nước ngoài, ngăn ngừa những tác động tiêu cực. Mở rộng khuyến
khích xuất khẩu sách báo, văn hóa phẩm.
3. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa.
- Tăng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát
triển trong ngân sách nhà nước. Khuyến khích các địa phương tăng thêm nguồn đầu
tư cho văn hóa.
- Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo quản lý
tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp của hoạt động văn hóa tự trung
ương đến cơ sở đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu chức
năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các ban của Đảng và các tổ chức Đảng
trong Bộ Văn hóa- Thông tin,…
- Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các
cấp. Củng cố kiện toàn hệ thống các khoa, trường đào tạo cán bộ văn hóa, nghệ
thuật, giảng viên, báo chí….Tăng thêm điều kiện và phương tiện kỹ thuật giảng dạy.
4. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.
- Nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong việc bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người, xây dựng xã hội mới.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa đảm bảo cho văn hóa,
văn học nghệ thuật theo tư tưởng của Đảng, đảm bảo quyền tự do dân chủ cá nhân
trong sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật…trên cơ sở phát huy tính tự giác cao.
- Phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức sáng tạo văn hóa, văn
nghệ trong việc vận động, tổ chức quần chúng, giới trí thức thực hiện nhiệm vụ văn
hóa, làm chủ văn hóa.
- Đi sát nắm chắc tình hình hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa để chỉ đạo
kịp thời, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện triển khai.



Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một
bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước ta, đòi hỏi ý
chí cách mạng kiên định, trình độ và tính tự giác cao. Mỗi cán bộ đảng viên phải nêu
cao vai trò gương mẫu của người cộng sản, làm theo lời Bác Hồ “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Toàn đảng, toàn dân
ra sức phấn đấu để Tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hiến, dân tộc ta là một dân
tộc văn hóa, nền văn hóa nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc
dân tộc ta trong lịch sử và trong thế giới hiện đại.
5. Liên hệ với tầng lớp sinh viên hiện nay trong chủ trương phát triển văn hóa.
Là những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, hơn ai hết chúng em nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế của đất
nước đặc biệt lại càng quan trọng hơn trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một Việt Nam giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu không phải chỉ
có kinh tế mà một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tạo dấu ấn trong
lòng bạn bè toàn cầu.
Tương lai đất nước nằm trong tay thế hệ trẻ, trong tầm tay của tầng lớp tri thức.
Là những sinh viên, tại sao lại không đóng góp một phần nhỏ bé tâm và lực của
mình vào dòng chảy văn hóa của đất nước?. Đó là câu hỏi mà câu trả lời không khó
cũng chẳng dễ vì nó phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên. Tại sao vậy?. Cũng được
gắn cái danh mà xã hội coi trọng “sinh viên” nhưng đâu đó vẫn thấp thoáng trong
các vũ trường, quán bar… là những cô, cậu “sinh viên” ăn chơi, sa đọa vào những tệ
nạn xã hội, chìm mình vào sự quyến rũ của “nàng tiên nâu”, và ngoài đường kia
những trận cá độ bóng đá đua xe gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy-cũng ai khác
ngoài sinh viên. Tệ nạn xã hội nào cũng không vắng bóng sinh viên. Nhưng rất may
đó chỉ là bộ phận nhỏ trong tầng lớp sinh viên nói riêng và xã hội nói chung. Vẫn có
trên giảng đường những sinh viên ưu tú, thấp thoáng đâu đây trên đường phố Hà Nội
hay ở những làng, bản xa xôi là màu áo xanh tình nguyện…Sinh viên chúng ta là
đầu tàu gương mẫu trong việc tổ chức và thực hiện. Có thể nói sinh viên Việt Nam
đã và đang có những hoạt động hết sức bổ ích được xã hội công nhận. Tuy nhiên bộ

phận sinh viên tiêu cực như “con sâu làm giàu nồi canh” nhưng không phải vì thế
mà chúng ta bỏ qua mà phải bài trừ, tẩy chay sự tiêu cực đó. Bằng việc phát triển
tính tích cực để lấn át tiêu cực cụ thể như:
- Là sinh viên chúng ta phải học tập tốt trong nhà trường, nhận thức rõ về văn hóa
học đường để thực hiện tốt. Đầu tiên trong lối ứng xử với thầy cô và bạn bè, trong
quan điểm nhận thức về học tập.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Hòa mình vào phong trào toàn dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Hòa mình vào tập thể, phát động và tham gia các phong trào Đoàn, Hội…
của trường tổ chức như: Thanh niên tình nguyện, Hiến máu nhân đạo. Đền ơn đáp
nghĩa hay tham gia vào các chương trình gameshow do đài truyền hình tổ chức như:
Hà Nội 36 phố phường, Hoa học đường, để hiểu hơn về nền văn hóa Việt Nam.
- Là những sinh viên có điều kiện, cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa tiên tiến
trên thế giới, chúng ta phải biết chọn lọc những tinh hoa của họ để học tập, làm theo.
- Cần đi sâu vào tìm hiểu các ngành nghề và nghệ thuật truyền thống của Việt
Nam để hiểu rõ về nó. Một khi đã hiểu rõ chúng ta sẽ thêm yêu và thấy gắn bó với
dân tộc hơn. Và khi đã yêu thì ta sẽ dễ dàng truyền tải, giới thiệu tới bạn bè quốc tế
về nét văn hóa rất truyền thống, rất riêng của Việt Nam đó là múa rối nước, là ca
kịch truyền thống (chèo, cải lương…), chúng ta tự hào về làng gốm Bát Tràng, chiếu
Nga sơn (Thanh Hóa), vải lụa (Hà Đông) hay những làn quan họ trữ tình, mượt mà
đằm thắm của các liền anh liền chị trong ngày Hội Lim hay đó là những đêm quây
quần bên đống lửa uống rượu Cần của người dân tộc Mường, Thái…,những phiên
chợ Tình ở SaPa….Tất cả những cái đó làm nên nét đẹp của văn hóa Việt mà khồng
quốc gia nào có được.
- Sinh viên phải là lực lượng tiên phong tuyên truyền tới mọi người dân, bài trừ
những hủ tục như mê tín dị đoan, ma chay, cưới hỏi…bằng những kiến thức đã học
trong nhà trường, ngoài xã hội để thuyết phục,giải thích cho người dân hiểu và làm
theo.

- Nhiệm vụ chính của sinh viên là phải học tập và nghiên cứu tốt để ra trường
cống hiến sức mình vào công cuộc xây dựng đát nước, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa
xã hội. Vì tri thức, khoa học công nghệ là bàn đạp, là nền tảng đưa Việt Nam tiến
tưng bước vững chắc trên con đường xã hôi chủ nghĩa.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

KẾT LUẬN
Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến một đất nước kiên cường và anh dũng, một
đất nước có một quá khứ hào hùng dựng nước và giữ nước, nhắc đến một nền văn
hóa nhuốm màu lịch sử. Văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển theo chiều
dài lịch sử và chiều dọc đất nước. Cho dù ở đâu, thời đại nào thì văn hóa Việt vẫn
mang những nét riêng biệt rất Việt Nam. Ngày này xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra
hết sức sôi động và phức tạp. Việt Nam đang hòa mình vào dòng chảy của xã hội
kéo theo đó nền văn hóa cũng đang xoay quanh guồng quay của xu thế hội nhập.
Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức. Hơn lúc nào hết, tất cả mọi người
dân Việt Nam với bản lĩnh nghị lực và sự sáng tạo của mình nắm bắt cơ hội, biến
thách thức thành động lực để phát triển. Phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc dựa trên sự kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống và các giá trị
hiện đại, bảo tồn bản sắc dân tộc, giữ lấy những tinh hoa, loại bỏ dần các yếu tố lỗi
thời, tăng cường học hỏi bên ngoài, khơi dậy được vai trò động lực của các giá trị
truyền thống và xu thế thời đại để phát triên đất nước cả về kinh tế và văn hóa xã hội
và từng bước khẳng định vị thế bản lĩnh của dân tộc mình trước cộng đồng.


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. “Công nghiệp hóa- hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”GS Nguyễn Văn Huyên.

2. “Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam” (Nxb Khoa hoc Xã hội;
Hà Nội 1996).
3. “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (Nxb chính trị
quốc gia).
4. “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay”- PGSTS Nguyễn Duy Bắc, (Nxb Từ điển Bách khoa).
5. “Bản sắc văn hóa cảu dân tộc Việt Nam”- GS Minh Chi.
6. website:- tapchicongsan.org.vn
- cpv.org.vn (báo điện tử của Đảng cộng sản)
- tailieu.vn
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII( Nxb.Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996)


Bài Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN



×