Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tư tưởng slavophilia trong bút ký dưới hầm của dostoevsky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.38 KB, 24 trang )

TƯ TƯỞNG SLAVOPHILIA TRONG BÚT KÝ DƯỚI HẦM CỦA
DOSTOEVSKY

DẪN NHẬP
Ở thế kỷ XIX, văn học Nga được xem là một trong những nền văn học
có tốc độ phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tữu nhất của nhân loai,
Nó không ngừng tiến lên và đạt đến đỉnh cao với những tên tuổi lớn không
chỉ đối với nền văn học nước nhà mà còn đối với nên văn học thế giới như:
Lev Tolstoy, Dostoevsky, Puskin, Sekhov,…
Văn học Nga thế kỉ XIX chứa đựng những tư tưởng tiên tiến của thời
đại: lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo
cao cả; tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc. Chính những tư tưởng này
đã tạo nên tầm vóc thế giới cho văn học Nga. Đặc biệt, trong giai đoạn những
năm 30-40 của thế kỉ XIX, vấn đề vận mệnh nước Nga được đặt ra gay gắt.
Những người quý tộc và giới trí thức Nga ráo riết đi tìm một con đường phát
triển cho nước Nga. Lúc này xuất hiện hai hệ phái tư tưởng đối lập và đấu
tranh với nhau: Phái sùng Slav (Slavophiles) và Phái thân phương
Tây(Westernizers).
Phái Sùng Slavơ khẳng định nước Nga phải phát triển theo con đường
độc đáo, riêng biệt của phương Ðông. Họ bảo vệ chính giáo, bảo vệ chế độ
quân chủ. Họ muốn sửa đổíi nhưng không muốn đụng chạm đến nguồn gốc
của nó.
Phái sùng Tây phương khẳng định nước Nga phải đi theo con đường
của Tây phương. Họ ca ngợi chế độ quân chủ lập hiến, ca ngợi trật tự tư sản.
Họ lấy Anh, Pháp làm kiểu mẫu cho nước Nga. Họ đấu tranh đòi xóa bỏ chế
độ nông nô nhưng bằng con đường cải lương tự do chủ nghĩa.
Trong đó, Dostoevsky thuộc phái sùng Slav được xem như “cây đại
thụ” của nền văn học Nga thế kỷ XIX với các tác phẩm thể hiện nội dung tư
tưởng sâu sắc thông qua các nhân vật với diễn tiến tâm lý được khai thác tỉ
mỉ đặt trong bối cảnh chính trị, xã hội đương thời. Tác phẩm tiêu biểu cho
quan điểm sùng Slav của Dostoevsky chính là “Bút ký dưới hầm”(1864)-




một tác phẩm được xem là tiền đề cho những kiệt tác sau này của ông: Tội
ác và hình phạt(1866), Anh em nhà Karamazov(1880)…


NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU
1.1
Tác giả F.M.Dostoevsky

Fyodor Mikhailovich Dostoevsky sinh năm 1821 tại thành phố
Moskva, là con trai thứ hai trong 7 người con của một gia đình thuộc dòng
dõi quý tộc nhưng đã sa sút. Bố ông là Mikhail là một bác sĩ quân y sau khi
nghỉ hưu làm việc tại bệnh viện Maryinski chuyên chữa trị các người
nghèo, vì vậy Dostoevsky có cơ hội ngồi lắng nghe các bệnh nhân kể
chuyện cho nên ông đã sớm quan tâm tới những người nghèo, bị áp bức và
thống khổ. Mẹ ông là Maria Feodorovna, bà là con của một thương gia.
Năm 1837, mẹ của ông đã qua đời vì bệnh lao, sau khi học xong Trung
học Dostevsky và các anh em của mình đã được cha gửi tới Học viện Kỹ
thuật Quân sự ở kinh đô St. Petersburg để học về kỹ thuật vào năm 1838,
đây là một ngôi trường do Sa Hoàng lập nên. Ông vẫn luôn cảm thấy đời
sống sinh viên quá buồn tẻ, không hấp dẫn chút nào. Ông thường giành
thời giờ để học về văn chương, đọc rất nhiều tác phẩm của các tác giả danh
tiếng và dịch văn chương của Balzac. Ông quá rộng rãi với bạn bè hay thết
đãi tiệc rượu và sống buông thả đối với mình, tới độ gần như tự hủy hoại
thân thể. Chính tính cách xài tiền hoang phí cho nên sau này ông phải viết
nhanh viết vội để có tiền, tuy như vậy nhưng các tác phẩm của ông rất nổi
tiếng cả thế giới. Một năm sau Fyodor Dostoevsky hay tin bố mình qua
đời, một số người cho rằng Mikhail Dostoevsky chết bởi chính những

người nông nô của ông, họ đã đổ vodka vào miệng ông tới khi chết. Sự
kiện này không chỉ ảnh hưởng tới tâm hồn ông mà còn ảnh hưởng tới các
sáng tác, cho nên do đó chủ đề tội ác luôn xuất hiện trong các tác phẩm của
Dostoevsky sau này.
Ông rất yêu thích văn chương cho nên 25 tuổi ông đã cầm bút, sáng
tác ra cuốn tiểu thuyết đầu tiên với tên là Đám Kẻ Nghèo xuất bản vào năm
1845. Cuốn tiểu thuyết này đã biến ông trở thành Gogol thứ 2 của nước
Nga. Sau tác phẩm Đám Kẻ Nghèo, Fyodor Dostoevsky sáng tác ra cuốn
Kẻ song trùng và tác phẩm này đề cập tới sự phân đôi cá tính và đây là căn


bản dùng cho nhân vật Raskolnikov của đại tác phẩm Tội ác và Hình Phạt.
Dostoevsky đã tham gia vào nhóm hoạt động cải cách đến năm 1849 thì bị
bắt và kết án tử hình. Nhưng phút cuối thì nhận được tin Nga Hoàng giảm
án, tuy nhiên bài học nhớ đời này đã ám ảnh nhà văn mãi mãi, không bao
giờ có thể quên được, và ấn tượng của cõi chết đã quanh quẩn bên nhà văn
với đề tài của người bị kết án xuất hiện trong rất nhiều trong các bức thư,
bài báo và tiểu thuyết của Dostoevsky. Ông bị kết án 4 năm lao động khổ
sai tại Omsk, thuộc tây nam miền Siberi lạnh buốt và 5 năm làm lính lao
công chiến trường, phục vụ tại Semipalatinsk và ông đã kết hôn với một
người phụ nữ yếu đuối. Sau 10 năm tù tội, tức là vào năm 1859, Fyodor
Dostoevsky được phép trở về thành phố cùng làm báo với anh trai, ông cho
ra đời tờ báo Vremya. Ông cho xuất bản cuốn truyện Các Ghi Chú từ Căn
Nhà của Người Chết (1860). Năm 1864 xuất hiện cuốn Bút ký dưới hầm.
Vào năm 1865, Fyodor Dostoevsky bắt đầu viết tác phẩm Tội Ác và Hình
Phạt (1866) xuất hiện dần dần trên tờ báo Người Đưa Tin Nga. Tác phẩm
này đã xác định vị trí đặc sắc của tác giả trên Văn Đàn Nga bởi vì nhà văn
Dostoevsky đã mô tả cuộc hành trình thực sự qua tâm lý con người, khiến
cho người đọc trải qua nhiều lúc phải nín thở. Sau kết hôn, năm 1869, ông
sáng tác tác phẩm Kẻ Ngu Đần. Năm 1871 Fyodor Dostoevsky đã trở lại

St. Petersburg và liên lạc với các nhóm bảo thủ. Trong 2 năm 1871-1872,
Dostoevsky viết ra tác phẩm Các Người bị Quỷ ám, được dịch thành Các
con Quỷ. Cả cuộc đời về sau của Fyodor Dostoevsky bị phiền nhiễu vì các
vấn đề gia đình, bệnh kinh phong và nợ nần. Nhà văn phải viết thật nhiều,
thật nhanh để kiếm ra tiền, trả bớt các món nợ bị thôi thúc cùng với sức
khỏe của ông luôn luôn yếu kém bởi căn bệnh kinh phong và lao phổi. Sau
một năm xuất bản tác phẩm cuối cùng và có giá trị lớn lao nhất, đó là tiểu
thuyết Anh Em Nhà Karamazov (1879 - 1880) thì vào ngày 28 tháng 1 năm
1881 ông đã qua đời. Qua tác phẩm này, Fyodor Dostoevsky được toàn thế
giới công nhận là một trong các Đại Văn Hào của nước Nga.
1.2

Tác phẩm Bút ký dưới hầm:


Bút ký dưới hầm là quyển hồi ký viết dưới hầm, được Dostoevsky viết
vào năm 1863 và hoàn thành vào năm 1864. Thoạt đầu, tác phẩm được thai
nghén như một bài tiểu luận phê bình. Ý tưởng của Dostoevsky là viết bài
phê bình cuốn Cần phải làm gì của Chernishevsky (*), được xuất bản trước
đó một năm. Cuốn Cần phải làm gì được nhiều người trong thế hệ trẻ, hiện
đại và theo lối Tây phương, ưa thích.
Bút ký dưới hầm phát sinh từ khoảng không gian u tối giữa đầu óc
duy lý của Dostoevsky và con tim giận dữ của ông - giữa việc ông chấp
nhận rằng Nga hưởng lợi từ quá trình Tây phương hóa và sự phẫn nộ trước
những trí thức Nga kiêu hãnh rêu rao các tư tưởng duy vật khách quan. Sự
mỉa mai trong truyện mang đến cho nhân vật một logic quyến rũ và giọng
điệu thuyết phục. Có thể nói, Bút ký dưới hầm là điểm xuất phát cho Tội ác
và hình phạt và những tiểu thuyết lẫy lừng sau đó, đó là cuốn đầu tiên ông
tìm ra được giọng thật của mình.
Tác phẩm chia làm hai phần: phần đầu có tên gọi Dưới hầm, phần

hai có tên Nhân mùa tuyết tan. Ở phần đầu là sự mâu thuẫn gay gắt của anh
chàng bốn mươi tuổi người St. Petersburg khi đi làm và khi được hưởng
phần thừa kế, trong anh là sự tranh đấu giữa thiện và ác, giữa lương tri, ý
thức và tư lợi cá nhân, anh tranh cãi cả việc hai lần hai là bốn, điều đó
khiến anh rơi vào đau khổ và đôi khi là muốn tự tát vào mặt mình. Phần hai
xuất hiện từng nhân vật cụ thể, một câu chuyện dài xuyên suốt quanh nhân
vật tôi cùng những người bạn thân và cô tình nhân Liza. Với bè bạn anh
mâu thuẫn trên vấn đề đồng tiền và vấn đề con người với sự tư do được đặt
ra với cô nhân tình Liza. Cả tác phẩm là hành trình lý giải những mâu
thuẫn xã hội, con đường nhận thức phản ánh về mặt triết lý.
Có thể nói, Bút ký dưới hầm (1864) triển khai bi kịch của “nhân vật
nhà tư tưởng” cá nhân chủ nghĩa. Mâu thuẫn này trở thành cuộc đối thoại
lớn dường như không thể kết thúc trong hầu hết các tác phẩm sau này của
Dostoevsky. Và hầu hết các nhân vật của Dostoevsky đều mang trong
mình những trăn trở giằng xé của nhà văn giữa giải pháp tình thương và
giải pháp bạo lực trong công cuộc thay đổi thế giới đang phân hủy để
hướng tới tương lai của sự hòa đồng.


(*)Chernishevsky (1828-1889) là nhà cách mạng và triết gia Nga
theo đường lối xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo phong trào dân chủ cách mạng
những năm 1860.
Bối cảnh lịch sử - xã hội ở Nga vào thế kỉ XIX
Châu Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kỳ tan rã của chế
độ phong kiến trước sức mạnh tấn công của cách mạng tư sản. Tình hình
chính trị xã hội Nga thời kì này vô cùng phức tạp, chế độ nông nô chuyên
chế bị khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó giai cấp vô sản lớn mạnh.
Cuộc chiến tranh Vệ quốc năm 1812 chống Pháp xâm lược đã thức
tỉnh dân tộc và tinh thần cách mạng của nhân dân Nga. Chính nhân dân
Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân Napoleon xâm lược, giải phóng đất nước

và một phần Châu Âu. Theo đà, dân chúng phản ứng với ách cai trị của
Nga hoàng, thúc đẩy làn sóng đấu tranh của nông nô dâng cao. Một số quí
tộc tiến bộ Nga đã lập ra các tổ chức cách mạng bí mật. Thừa lúc
Alexandre vừa chết, Nikolai lên thay, họ đã tổ chức một số đơn vị quân đội
tiến hành cuộc khởi nghĩa ngày 14 tháng Chạp năm 1825 ở Petersburg
nhằm ngày lễ đăng quang của Nikolai I. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự ủng
hộ của nhân dân. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử xã hội Nga và văn học Nga.
Mâu thuẫn cơ bản từ 1862-1904 là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân
và giai cấp quí tộc cấu kết với giai cấp tư sản mới bám lấy tàn tích phong
kiến. Năm 1861 do sự đấu tranh quyết liệt của quần chúng, nhà nước buộc
phải tiến hành cuộc cải cách, hủy bỏ chế độ nông nô chuyên chế. Phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân bắt đầu lớn mạnh với các “Liên minh
công nhân miền Bắc, Liên minh công nhân miềnNam”. Nạn đói xảy ra mấy
năm liền. Chính quyền trả thù bằng khủng bố và tuyên bố duy trì chế độ
nông nô chuyên chế. Giới trí thức bị khủng bố, các tổ chức dân túy tan rã.
Đây là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng Nga. Nhưng phong trào đấu
tranh của của giai cấp công nhân vẫn nổ ra liên tục. Nhóm Plekanov tiếp
1.3


tục lưu vong ra nước ngoài, tiếp thu chủ nghĩa Marx. Plekanov trở về lập
nhóm “Giải phóng lao động” và “Liên minh xã hội dân chủ Nga” (1886).
Lúc này nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển khá nhanh chóng,
giai cấp tư sản thỏa hiệp với nhà nước nông nô chuyên chế. Giai cấp vô sản
đã lớn mạnh nhanh chóng. Giai cấp nông dân bị phân hóa mạnh do ảnh
hưởng rộng khắp của chủ nghĩa tư bản. Nông dân bỏ làng quê đi lang
thang, vất vưởng ở các đô thị. Chủ nghĩa Marx truyền bá vào Nga từ ít năm
trước đã có ảnh hưởng khá rộng. Lênin hoạt động ở Petersburg, liên kết các
nhóm Marxist ở thủ đô, lập ra “liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp

công nhân”. Đây cũng là thời kỳ đấu tranh gay gắt trong văn học nghệ
thuật. Nổi lên “con chim báo bão” của giai cấp vô sản: nhà văn trẻ Marxim
Gorki, và một số nhà văn khác.
Tư tưởng Slavophilia của Dostoevsky.
Vào thế kỷ XVIII, Nga bắt đầu chịu ảnh hưởng của phương Tây bởi
tầng lớp trí thức sang phương Tây du học ngày càng nhiều. Nhưng do các
biến động cách mạng đã làm cho một bộ phận trí thức Nga nhận ra rằng
không thể đi theo con đường phương Tây được, tiêu biểu là Dostoevsky.
Từ thập niên 1830 của thế kỷ XIX, Dostoevsky đã tìm ra con đường đi của
riêng mình (đặc biệt thời gian bị đi đày ở Siberi là khoảng thời gian giúp
ông nhận thức lại tư tưởng của mình, ông chối bỏ trào lưu triết học Tây Âu
đương thời và thiên về các giá trị Nga truyền thống trọng nông như khái
niệm Sobornost của Chủ nghĩa thân Slav (Slavophilia)). Ông cho rằng,
nước Nga muốn vững chắc phải tuân theo những giá trị truyền thống và từ
đó Chủ nghĩa sùng Slav (Slavophilia) bắt đầu hình thành. Những giá trị
truyền thống đó bao gồm: trở về Chế độ quân chủ chuyên chế và tin vào
con đường Chính thống giáo Nga (ông coi Nga Chính thống là hình mẫu
lý tưởng của Kitô giáo). Đây là hai con đường khẳng định giá trị nước Nga,
khuyến khích trở về với tín ngưỡng tôn giáo, đức tin và tinh thần duy tâm
chủ nghĩa.
Trong Chủ nghĩa sùng Slav, Dostoevsky cũng đã thể hiện mâu thuẫn
về mặt tư tưởng qua câu nói Tôi phần nhiều về đức tin là thuần túy sùng
1.4


Slav, mặc dù có lẽ cũng không hoàn toàn sùng Slav lắm (trích
F.M.Dostoevsky, Thú nhận của những người sùng Slav, 1877). Ông một
mặt chủ trương chống bạo lực cách mạng, dân chủ cách mạng, chủ nghĩa
hư vô mà phương Tây đem đến, một mặt không hoàn toàn thù địch những
tư tưởng đó. Mặt khác, Dostoevsky cho rằng khi trở về với những truyền

thống đức tin vẫn không chắc chắn sẽ đem lại những giá trị tốt đẹp cho dân
tộc Nga. Lúc này, cuộc đấu tranh gay gắt giữa sùng Slav và thân phương
Tây vẫn chưa phân thắng bại. Có thể nói, với Chủ nghĩa sùng Slav,
Dostoevsky ủng hộ mặt tốt đồng thời phê phán tinh thần tư sản phương
Tây. Nếu Chủ nghĩa sùng Slav (Slavophilia) là xu hướng văn học, triết học,
tôn giáo hình thành ở Nga vào thế kỷ XIX với sự tham gia của hàng loạt
các nhà tư tưởng lớn như: nhà thơ và nhà chính luận Khomyakov, triết gia
Samarin, nhà phê bình văn học Aksakov,… thì Chủ nghĩa Pochvenichestvo
chỉ do Dostoevsky sáng lập dựa trên nền tảng sẵn có của Chủ nghĩa sùng
Slav, chủ nghĩa này mang đậm chất Slavophilia đồng thời cũng thể hiện sự
mâu thuẫn trong tư tưởng của ông giữa Chủ nghĩa sùng Slav và thân
phương Tây. Biểu hiện rõ ở hai điểm sau, thứ nhất việc chống lại quý tộc
và chế độ quan liêu, hướng tới nguyên lý nhân dân, ủng hộ sự phát triển
công nghiệp, thương mại, ủng hộ tự do cá nhân và ngôn luận. Đây là bằng
chứng cho việc Dostoevsky “không hoàn toàn sùng Nga lắm” bởi chế độ
chủ nô với tầng lớp quan liêu và quý tộc gắn liền với lịch sử dân tộc Nga
nay ông đã chống lại nó. Thứ hai, việc tiếp nhận văn hóa phương Tây, phê
phán tính chất tư sản và vô cảm của nó, phủ nhận tư tưởng Chủ nghĩa xã
hội và Chủ nghĩa duy vật là bằng chứng cho việc Dostoevsky một mặt vẫn
tiếp nhận Chủ nghĩa thân phương Tây.
Dostoevsky là nhà văn thuộc trào lưu Chủ nghĩa hiện thực Nga, phát
triển đỉnh cao với Chủ nghĩa hiện thực phê phán, đời sống văn học của ông
gắn liền với công cuộc cải cách nông nô diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX.
Dostoevsky phân biệt ba "ý tưởng thế giới khổng lồ" thịnh hành trong thời
gian của mình trên con đường sùng Slav: Công giáo, Tin lành và Chính
thống giáo Nga. Những quan điểm chính trị xã hội của phái sùng Slav có
thể dẫn đến những điều sau: phê phán chế độ chiếm hữu nông nô, xóa bỏ


chế độ nông nô, xóa bỏ chế độ kiểm duyệt, bỏ án tử hình và các hình thức

trừng phạt về thể chất, cải cách hệ thống tư pháp. Từ đây Dostoevsky đứng
trên thái độ phê phán hơn với triết học châu Âu đồng thời có thái độ khắc
nghiệt với các trào lưu hư vô và xã hội chủ nghĩa. Về mặt xã hội, ông quay
ra chỉ trích những người cách mạng, nghi ngờ những cải cách xã hội và ngả
sang những quan điểm bảo thủ. Dostoevsky đã tái hiện những thân phận
hèn mọn bị sỉ nhục, bị lăng mạ của đông đảo quần chúng lao động, đồng
thời miêu tả họ với những vẻ đẹp, với hình tượng của nhân dân kỳ diệu,
quần chúng lao động. Song song với việc miêu tả con người nhỏ bé bằng
tấm lòng nhân đạo cao cả, nhà văn còn tố cáo gay gắt xã hội, tố cáo chủ
nghĩa tư bản Nga đang mưu sắp xếp lại xã hội, điều khiển xã hội bằng
quyền lực và sức mạnh của đồng tiền. Những vấn đề này, nhất là vấn đề thế
lực và sức mạnh đồng tiền được nhà văn Dostoevsky hình tượng hóa vào
các tác phẩm của mình một cách chân thật và sinh động.
Tư tưởng Slavophilia luôn luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giải
phóng của nông nô Nga. Có thể nói chưa có nơi nào trên thế giới mà một
tư tưởng văn học lại gắn bó mật thiết với công cuộc vận động cách mạng
như ở Nga. Chính phong trào cách mạng phát triển liên tục là mảnh đất
màu mỡ cho văn học Nga ra đời, trưởng thành và phát triển. Ngược lại, văn
học Nga đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thức tỉnh nhân
dân, thức tỉnh thời đại, trở thành một thứ vũ khí sắc bén, một diễn đàn công
khai chống lại chế độ nông nô chuyên chế.
Văn học Nga trong thời kỳ này chứa đựng những tư tưởng tiên tiến
của thời đại. Ðó là lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ,
tinh thần nhân đạo cao cả; tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc. Chúng
ta có thể bắt gặp những tư tưởng tiên tiến này ở các nhà văn Nga và trong
hầu hết tác phẩm của họ.
2. TƯ TƯỞNG SLAVOPHILIA TRONG TÁC PHẨM.

Về cơ bản, tư tưởng sùng Slav có thái độ bài xích đối với chủ nghĩa
duy lý của phương Tây và đề cao nước Nga cũng như tính độc đáo của

nước Nga ở các phương diện chính trị, tôn giáo và xã hội, từ đó cho thấy


tầm ảnh hưởng của nước Nga đối với bối cảnh lịch sử của thế giới. Đối
nghịch với quan điểm duy lý của phương Tây chính là quan điểm duy
tâm của phái sùng Slav. Trong tác phẩm “Bút ký dưới hầm”, tính chất
duy tâm này cũng chính là điểm nổi bật nhất được thể hiện thông qua
nhan đề tác phẩm, giọng điệu, thái độ, quan điểm của nhân vật “tôi” đối
với “quý vị”-những vị “thính giả” được Dostoevsky tạo ra để đại diện
cho những người thuộc phái thân Tây phương, hay nói rộng hơn, là toàn
xã hội.
Nhan đề:
Bối cảnh của tác phẩm được đề cập ngay từ nhan đề. Nhan đề của tác
phẩm là Bút ký dưới hầm, tại sao lại là Bút ký dưới hầm? chú không
phải Bút ký ngoài vườn, Bút ký trong phòng khách, Bút ký trên sân
thượng,…? Rõ ràng, bối cảnh “dưới hầm” mang một ý nghĩa quan
trọng trong toàn bộ tác phẩm. Về mặt hình thức, “hầm” gợi cảm giác
bị cách ly, và thực sự Dostoevsky đã đặt nhân vật vào một bối cảnh
như vậy: nhân vật tự thu mình trong một căn hầm giữa Petersburg hoa
lệ. Thậm chí, ngay từ ban đầu, chính nhân vật này đã chủ động cắt đứt
mọi sự chi phối với phần còn lại của thế giới: hắn bỏ việc, xem
thường mọi người, và cay độc với mọi thứ, “cách ly” lúc này đã trở
thành “tự cách ly”, nhân vật tự tạo cho mình một không gian riêng,
không bị chi phối bởi xã hội và có thể thoải mái thể hiện bản chẩt sâu
thẳm nhất, chân thật nhất của chính mình.
Cách nhân vật này tự cách ly với thê giới bên ngoài chính là cách mà
Dostoevsky nói lên thái độ của mình trước tư tưởng thân phương Tây:
“căn hầm” trong tác phẩm chính là nơi ông thu mình lại với tư tưởng
sùng Slav, không chấp nhận bất cứ yếu tố ngoại lai nào tác động vào
tư tưởng của mình trong khi Petersburg nhộn nhịp ngoài kia có lẽ

chính là đại diện cho tư tưởng thân phương Tây ngày càng được ủng
hộ bởi những điểm sáng của chủ nghĩa duy lý luôn tìm cách lý giải
thế giới và những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày một hữu ích.

2.1


2.2 Giọng điệu:

Giọng điệu của nhân vật tôi trong tác phẩm là một sự kết hợp giữa
sự mỉa mai và sự tự mỉa mai. Có khi, hắn đưa ra những lời bông
đùa rồi ngay sau đó phủ nhận nó. Có khi, hắn lại tự hạ thấp mình,
tự sỉ nhục mình trước “quý vị”. Lúc khác, hắn lại tự nhận mình
thông minh. Nhưng nhìn chung, giọng điệu của nhân vật tôi trong
tác phẩm chủ yêu thiên về bỡn cợt, bất cần thậm chí đôi lúc còn có
chút xấc xược mặc dù cái bỡn cợt, xấc xược ấy được kèm với “quý
vị”, với “bẩm”, với “xin thưa”.
Ngay trong giọng điệu của nhân vật “tôi”, ta nhận thấy quan điểm
của Dostoevsky đối với tư tưởng duy lý của phái thân Tây phương.
Ông đặt cho họ-những người ủng hộ phái thân Tây phương-cái
danh xưng rất đỗi cao quý và trang trọng nhưng ngay sau đó lại bác
bỏ tính trang trọng ấy đi bằng những câu như: “À mà, thưa quý vị,
hay quý vị tưởng tôi đang ăn năn hối lỗi trước quý vị hay muốn xin
quý vị tha thứ cho điều gì chăng? Tôi dám chắc thế nào quý vị
cũng tưởng như vậy… Nhưng tôi xin nói để quý vị biết, quý vị có
tưởng như thế hay không tôi cũng cóc cần!”, “…dù quý vị muốn
nghe hay không cũng mặc”, hay “Trời đất, nhưng tôi cần đếch gì
những quy luật của tạo hóa hả Trời, một khi vì lý do nào đó tôi
không thích những quy luật và cái sự "hai lần hai là bốn" ấy! Cố
nhiên, nếu không có đủ sức mạnh thì tôi không thể húc đầu vào

bức tường đá như thế, nhưng tôi cũng không thỏa hiệp với nó chi
bởi lẽ đó là một bức tường đá và tôi không có đủ sức húc đô
nó!” …
Có thể nói, Dostoevsky đã thể hiện thái độ dứt khoát và vô cùng
mạnh mẽ trước hệ tư tưởng đối lập: Cái ông muốn làm ở đây là thể
hiện quan điểm chứ không phải hỏi xin ý kiến bất cứ ai.
Dostoevsky thể hiện thái độ hoàn toàn phản đối trước tư tưởng duy
lý dù cho chính ông cũng đã thùa nhận rằng tư tưởng duy lý của
phái thân phương Tây là một bức tường đá khó vượt qua bởi sự níu
chân của những “hoài nghi”, “lo sợ” hay những chuẩn mực đang


được đặt ra của xã hội: “Làm như thể một bức tường đá như vậy
đúng là một sự an ủi, và chứa đựng một lời kêu gọi thỏa hiệp nào
đó chi duy nhất vì nó chính là cái sự "hai lần hai là bốn" không
bằng! Phi lí ơi là phi lí!”
2.3 Quan điểm:

Nói một cách ngắn gọn, nhân vật “tôi” đại diện cho Dostoevsky đã
thể hiện thái độ bảo vệ cho quan điểm duy tâm và chỉ ra những
điểm phi lý trong chính cái duy lý của tư tưởng thân phương Tây
bằng các ví dụ cũng như các luận điểm trong tác phẩm
• Đề cao tư tưởng duy tâm:
Nhân vật “tôi” trong tác phẩm ban đầu tự nhận mình là một người
độc ác nhưng ngay sau đó lại tự thú rằng mình chảng hề độc ác tí
nào chỉ vởi vì “Cái tính tôi nó vậy đó!”:
“…ngay cả những lúc cáu giận nhất, tôi luôn luôn cảm thấy xấu
hô nhận ra rằng tôi chẳng những không phải là người độc ác, mà
thậm chí còn không phải là người hay cáu giận… và tôi cứ thích
bày trò làm ngoáo ộp dọa con nít để tự an ủi mình thế thôi. Tôi có

thể cáu sùi bọt mép, nhưng giá có ai mang cho tôi con búp bê hay
mời tôi một tách trà đường là có khi tôi lại nguôi ngoai ngay.
Thậm chí tôi còn mủi lòng là đằng khác. Dù rằng ngay sau đó tôi
sẽ lại nghiến răng tự xi vả mình, và bị mất ngủ cả mấy tháng trời
vì cảm giác đớn hèn. Cái tính tôi nó vậy đó!”
Ở đây, “cái tính” chính là bản năng của con người, mỗi cơn cáu
giận đều có nguyên do của đó. Trong trường hợp này “cơn cáu
giận” đại diện cho tính duy lý: bởi vì “hắn kéo lê thanh gươm” nên
“tôi cáu giận” nhưng nguôi giận là bởi vì “bản tính” chứ không vì
nguyên do nào khác-chi tiết này đại diện cho tư tưởng duy tâm.
Mặt khác, nhân vật “tôi” không phải là một cá nhân đặc biệt mà là
“loại người nhất định phải có trong xã hội”(lời nói đầu của tác
phẩm). Tức là, nhân vật “tôi” đại diện cho số đông-số đông với
những phản ứng cuối cùng phụ thuộc vào bản tính của họ chứ


không vì một luật lệ có sẵn: ai quy định một tách trà đường có thể
làm nguôi giận? Chỉ có bản tính của họ mới có thể quy định điều
này.
• Chỉ ra những vấn đề của chủ nghĩa duy lý:

Trong Bút ký dưới hầm, nhân vật “tôi” nói rằng, con người là
những thực thể không thể hiểu thấu, không thể biết hết. Nếu thời cơ
xảy đến, có khi họ lại phủ nhận chính cái điều quá hiển nhiên rằng
“hai với hai là bốn”. Tại sao lại như vậy? Bởi vì quyền khước từ
cái điều hiển nhiên có thể là quan trọng hơn lợi ích của việc thừa
nhận nó một cách ngu ngốc. Tự nhận thấy bản thân không đủ sức
để húc đổ bức tường “hai lần hai là bốn” ấy nhưng không không
muốn thỏa hiệp với nó một cách dễ dàng. Đây là một biểu hiện rất
rõ ràng của tính chất chống lại chủ nghĩa duy lí, chống lại sức

mạnh lớn nhất của phương Tây – đó là sự logic. Cũng như trong tư
tưởng của những người sùng Slav, thà rằng khước từ những tiến bộ
đến từ phương Tây, họ cũng không muốn phải chấp nhận nó một
cách vô nghĩa.
Mặt khác, nhân vật “tôi” chỉ ra sự vô lý trong việc khoa học
phương Tây có thể dạy cho con người cách hành động và thậm chí
còn tính toán được hành vi của con người như một bảng logarit.
Tất cả những hành vi nhân loại cố nhiên sẽ có thể căn cứ vào toán
học mà tính ra và xếp vào bảng logarít […] hoặc, tốt hơn nữa, ta
sẽ cho in những cuốn sách thật dày bự, đại loại như những từ điển
bách khoa của ta, trong đó cái gì cũng đã được tính toán và đoán
trước rõ ràng đến nỗi trên thế giới này sẽ chẳng thể còn phiêu lưu,
chẳng còn đến cả hành động gì hết. Điều đó là không thể trong một
thế giới mà con người là một thực thể tồn tại có cá tính, có tư duy
hành động của riêng mình. Nếu cả thế giới chỉ chứa toàn những
con số tính toán, thì cái tự do, cái tự ý, cái tính khí bất thường của
mỗi người sẽ nằm ở đâu. Thế giới sẽ buồn chán đến mức nào nếu
người ta chỉ chăm chăm vào khoa học, mà đánh mất đi rất nhiều


những cái ngông cuồng, điên rồ khác, mà chính chúng đã tạo nên
thế giới. Không một công thức hay mô hình toán học nào có thể
tính toán và quy định được hành vi của con người. Dostoevsky đã
mượn lời của “tôi” để giễu cợt sự ảo tưởng quá đà này. Nếu khoa
học khám phá ra được cái định thức cho tất cả mọi dục vọng, mọi
biến tính bất thường của con người, nghĩa là chúng do đâu mà ra,
chúng phát triển theo quy luật nào, tái hiện ra sao, hướng tới mục
đích nào, thì có lẽ lúc đó con người sẽ thôi ham muốn ngay –
không phải là có lẽ, mà chắc chắn như thế. Ham muốn phù hợp
theo những bảng con số thì sẽ còn thú vị ở chỗ nào?

Khi nói về mối quan hệ giữa lý trí và dục vọng, nhân vật “tôi”
đã tuyên bố rằng: Tôi muốn sống, dĩ nhiên, sống để thỏa mãn cái
bản năng sống toàn diện của tôi chứ không phải chi để thỏa mãn
cái bản năng lí luận, một bản năng dù sao cũng chi tượng trưng
cho một phần hai mươi cái năng lực sống của tôi. Lí trí biết những
gì? Lí trí chi biết những gì nó đã học (có thể nó sẽ chẳng biết gì
khác hơn – đây không phải là một niềm an ủi, nhưng tại sao không
nói thẳng ra như thế?) trong khi bản tính con người hành động với
tất cả sức mạnh của nó, với tất cả những gì có trong nó, vô tình
hay cố tình; đôi khi nó có làm bậy, nhưng nó sống. Theo lập luận
của “tôi”, con người đôi khi đi tìm kiếm những cái ngu xuẩn bất
lợi, mục đích chỉ là để thoát khỏi sự bắt buộc phải chọn cái có lí,
cái có lợi. Và trong chính sự tìm kiếm này, con người bộc lộ được
nhân tính, tính cá thể của mình. Đó là điều Dostoevsky mong đợi,
vì vậy ông phản đối chủ nghĩa duy lý của phương Tây – nơi xem tư
duy lý trí là đỉnh cao, là tối thượng.
Theo tư duy lý trí của phương Tây, con người chỉ tin những gì
họ thấy hoặc những gì có thể lý giải, chứng minh được, tin vào sức
mạnh con người và hoàn toàn đi ngược lại với niềm tin tôn giáo.
Còn đối với Dostoevsky, ông cho rằng những người xa lánh với
Chúa cũng là những kẻ có tội. Đây cũng là một trong những lý do


khiến ông chống lại lối tư duy chủ nghĩa duy vật từ phươngTây.
Ngoài ra, Dostoevsky còn nêu lên quan điểm: “Quý vị tin tưởng
vào một tòa lâu đài bằng pha lê bền vững - một tòa lâu đài mà ta
sẽ không dám giơ quả đấm lên dọa nạt hoặc thè lưỡi ra chế nhạo
lén lút được. Nhưng có lẽ chính vì vậy nên tôi mới phải coi chừng
nó, có lẽ chính vì nó bằng pha lê và nó vững chắc đời đời, nên ta
sẽ không thể thè lưỡi ra chế nhạo nó, dù chi là vụng trộm.”. Điều

này cho thấy cách nhìn của ông đối với chủ nghĩa duy lý: Chủ
nghĩa duy lý cứng nhắc và có xu hướng bảo thử, không thể thay
đối, người ta chỉ có thể tin vào những điều đã được đặt ra. Và đối
với ông, ông từ chối làm việc đó.
• Không tán thành tính dễ dãi của tầng lớp tri thức khi đón nhận

những tư tưởng phương Tây
Khi đặt ra vấn đề: “hai lần hai là bốn” thì nhân vật “tôi” cho
rằng Thiên hạ sẽ la lớn vào mặt quý vị: “Xin lỗi đi! Quý vị đâu có
thể phản đối sự hai lần hai là bốn. Tạo hóa chả việc gì phải xin xỏ
quý vị; nó đâu thèm để ý đến những ước muốn này nọ của quý vị,
đến việc quý vị có thích hay không thích những quy luật của nó.
Quý vị vẫn buộc phải chấp nhận nó đúng như nó là thế, và do đó,
chấp nhận cả những hệ quả của nó. Một bức tường là một bức
tường, thế thôi”. Vừa chấp nhận những quy luật của khoa học kĩ
thuật nói chung, vừa nhìn nhận nó bằng một con mắt mỉa mai, phản
đối, đầy cự tuyệt. Những con người say mê những hệ thống, những
diễn dịch logic trừu tượng đến nỗi hắn sẵn sàng cố tình làm sai hẳn
sự thật đi, sẵn sàng nhắm mắt bịt tai trước sự thật, chỉ để biện minh
cho logic của mình.
Những thính giả đang lắng nghe câu chuyện, có chăng là một
nhóm đại diện cho những người Nga có học, chịu ảnh hưởng của
phương Tây trước thời cuộc biến động của đất nước. Người Dưới
Hầm luân phiên trêu chọc, xúc phạm và tự hạ mình trước họ. Ông


ta tin rằng họ là những người mê đắm những tư tưởng phương Tây
về sự tiến bộ - hệ tư tưởng của chủ nghĩa hữu lợi, chủ nghĩa xã hội,
tiến hóa, quan điểm điều tốt đẹp nhất trước hết phải dành cho số
đông… Họ cũng say mê chủ nghĩa duy tâm Đức – “cái tốt và cái

đẹp” trong những trước tác đầy bay bổng đó? Quý vị - là cách gọi
của nhân vật đối với những người Nga chịu ảnh hưởng từ phương
Tây - dường như đã chấp nhận những quy luật, những định đề của
phương Tây một cách quá dễ dãi, không hề xem xét, không hề
kháng cự, không đặt ra nghi vấn nào cho những quy luật đó, cho
khoa học phương Tây nói chung. Họ chấp nhận như thể đó là một
điều tất yếu. Và dường như, những con người này cũng không có
khả năng chống lại hoặc phản đối trước những quy luật đó. Mặc
cho họ có chấp nhận nó hay không, nó vẫn tồn tại ở đó. Những cái
tư lợi đã khiến những người Nga chấp nhận và tin tưởng vào khoa
học phương Tây, mà bất chấp đi một thứ tư lợi khác – đó là tự do,
là tính cá thể của từng người. Nó cho thấy sự bất lực của con người
nói chung với việc phản đối lại những quy luật về khoa học của thế
giới phương Tây. Nói cách khác, Dostoevsky vừa muốn chống lại
những tư tưởng phương Tây, vừa cảm thấy không thể chống lại
chúng.
• Mỉa mai mọi thứ của chủ nghĩa tư bản công nghiệp

Trong phần đầu của cuốn tiểu thuyết, sau khi tự giới thiệu về
mình, người đàn ông dưới tầng hầm đã than phiền – theo một cung
cách nói rồi ngừng, ngừng rồi lại nói đầy phấn khích – về tòa lâu
đài Pha lê đẹp mắt được xây dựng ở London (đây là sự kiện diễn ra
trước đó, vào năm 1851). Anh ta nguyền rủa mọi thứ mà tòa nhà
đại diện - chủ nghĩa tư bản công nghiệp, tính hợp lí khoa học, và
bất kì một loại mô hình toán học nào có tính dự báo về hành vi của
con người. Cái tòa nhà pha lê lấp lánh ấy đã thu hút hàng loạt các
tri thức bấy giờ xuôi theo những tư tưởng, văn hóa phương Tây. Đó
là nơi loài người trong tương lai sẽ sống, lao động và hưởng thụ



chung, mà với Dostoevsky, cuộc sống ở đấy còn đáng ghét hơn,
khủng khiếp hơn tù khô sai. Các kiểu nhà chung và công xã ấy thể
hiện một lối tư duy và một phương cách giải quyết vấn đề xã hội con người, cá nhân - tập thể mà Dostoevsky không thể chấp nhận.
Theo một truyền thống tư tưởng có lịch sử ngàn đời - nó kéo từ
thời cổ đại Hy-La (Platon), qua Phục Hưng (T.Moore, Campanella,
F.Bacon) sang cận đại - các nhà xã hội và cộng sản chủ nghĩa châu
Âu trước Marx chẳng thấy một cách nào giải quyết những mâu
thuẫn xã hội, ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân và những xung đột cá
nhân - tập thể ngoài cách khống chế gắt gao cá nhân, bắt nó chịu sự
chi phối một chiều và vô điều kiện của tập thể, đồng hóa cá nhân
với những chức năng xã hội. Cá nhân ở đây về thực chất đã bị xóa
bỏ, chỉ còn lại những cá thể, những “tiêu bản” của loài người. Đây
chính là biểu hiện cho sự phản đối xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng
sùng Slav của Dostoevsky.
Một hình ảnh khác được đưa ra là việc bị đau răng. À!Tôi làm
phiền các người hả, tôi xé tim các người ra hả, tôi làm cả nhà mất
ngủ hả? Càng tốt! Thì đừng ngủ nữa! Nên biết là tôi đang đau
răng đây!(…) Các người khó chịu nghe những tiếng rên khốn nạn
của tôi phảikhông? Cho các người khó chịu! Tôi sẽ rên to hơn cho
mà xem đây này! Cách rên rỉ của một con người có học thức thế kỷ
XIX, con người mà văn minh châu Âu đã đụng tới – theo cách gọi
của “tôi” đã cho thấy cách ông nhìn nhận về con người phương Tây
với lối sống vị kỷ: bản thân đau thì người khác cũng phải chịu khổ
cực giống như mình, không cần quan tâm đến cảm nhận hay sự ảnh
hưởng của người khác mà chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Đó cũng
chính là bản chất của chủ nghĩa tư bản, nó đã phản bội lí tưởng cao
đẹp mà chính nó đề xướng, nó bóc lột thậm tệ giai cấp cần lao để
đem lại lợi ích cho một thiểu số nhỏ, mà lối sống của thiểu số ấy là
lối sống cá nhân vị kỉ, “mỗi người vì mình, Thượng Đế vì mọi
người”. Cũng như những người sùng Slav đương thời, Dostoevsky

thể hiện sự giận dữ của ông đối với những sản phẩm đến từ phương


Tây. Với ông, chủ nghĩa tư bản công nghiệp là không hợp lý khi
vẫn còn một chủ nghĩa chuyên chế Nga hoàng ở trên. Và khoa học,
hay mô hình toán học dự báo, tất cả những thứ đó đều đã đi quá
giới hạn mà Chính thống giáo ở Nga có thể chấp nhận.
• Phê phán quan điểm đề cao duy lý quá mức:
Trong tác phẩm, Dostoevsky đã đề cập đến quan điểm của những
trí thưc duy lý: “con người làm những điều khốn nạn chi bởi vì
hắn không biết đến những tư lợi của hắn, và nếu ai soi sáng cho
hắn, nếu ai mở mắt cho hắn nhìn thấy những quyền lợi thực thụ
của hắn, những quyền lợi bình thường của hắn, thì lập tức hắn sẽ
thôi không làm những điều khốn nạn nữa và lập tức sẽ trở thành
tốt và thẳng thắn, bởi vì một khi đã được khoa học soi sáng cho và
đã hiểu những quyền lợi thực của mình, thì hắn sẽ tìm thấy trong
cái thiện ấy mối lợi của hắn? Cho rằng không ai có thể hành động
cố tình chống lại quyền lợi của chính mình được, cho nên con
người tất nhiên phải làm điều thiện.”. Đáp lại quan điểm này,
Dostoevsky nói rằng “Ôi mới con nít làm sao!” và đưa ra ví dụ về
những người chấp nhận bỏ qua cái tư lợi để đi con đường gập
ghềnh hơn và nhiều nguy hại hơn chỉ cốt để chứng tỏ họ lag con
người chứ không phải những pedale đã được định sẵn của tạo hóa.
Điều này đồng nghĩa với việc, bản năng là cái tạo ra sự khác biệt
của con người so với những vậy vô tri vô giác, nếu chúng ta chỉ
hành động theo nhưng khuôn khổ định sẵn, hay nói cách khác, nếu
chúng ta chỉ làm điều đúng, thì sai lầm và trải nghiệm sẽ được đúc
kết từ đâu, xã hội sẽ tiến liên như thế nào. Cũng giống như ví dụ về
lịch sử: xã hội phát triển qua từng thời kỳ được nối bằng những
cuộc chiến tranh, lịch sử thì không khôn ngoan: “Tóm lại, ta có thể

nói bất cứ gì về lịch sử thế giới - nghĩa là bất cứ gì có thể hiện ra
trong trí tưởng tượng của một kẻ điên loạn nhất. Điều duy nhất ta
không thể nói được là nó khôn ngoan: vừa cất tiếng định nói là
chữ đó tắc ngay trong cô họng.”, nhưng nhờ có lịch sử, mới có


chúng ta ngày hôm nay.
• Cái nhìn toàn cảnh:

Ở đoạn cuối cùng của phần 1, Dostoevsky có viết: “Ờ, mà tôi
lại nói dối nữa rồi. Tôi nói dối, bởi tôi biết rõ như hai với hai là
bốn, rằng không phải cuộc đời dưới hầm tốt hơn, mà là một cái gì
khác hẳn mà tôi đang khao khát nhưng không thể tìm thấy. Tiên sư
cái cuộc đời dưới hầm!”.
Điều này cho thấy, bến cạnh việc phản đối quan điểm duy lý của
phái thân phương Tây, Dostoevsky cũng có những nhận thức về
những khiếm khuyết của phái sùng Slav nhưng ông vẫn đang đi tìm
lời giải.
3 NGHỆ THUẬT
3.2 Thể loại

Bút ký dưới hầm là một tác phẩm có thể loại đặc biệt. Ở góc độ hình
thức thì đây là một dạng tiểu thuyết nhưng cũng vừa mang tính chất của
một bản tự thú có tính triết luận. Cấu trúc hai phần của tác phẩm đã thể
hiện rõ điều này. Ở phần một và đầu phần hai, nhân vật dành toàn bộ thời
gian để kể về cuộc đời cá nhân và nêu lên những suy nghĩ, quan điểm,
tranh luận về chính bản thân mình và cuộc sống xã hội xung quanh. Ví dụ
như khi nói về sự tức giận của mình thì nhân vật cho rằng cái làm tôi điên
tiết nhất chính là ở chỗ, ngay cả những lúc cáu giận nhất, tôi luôn luôn
cảm thấy xấu hô nhận ra rằng tôi chẳng những không phải người độc ác,

mà thậm chí còn không phải người hay cáu giận… và tôi cứ thích bày trò
làm ngáo ộp dọa con nít để tự an ủi mình thế thôi hoặc cho rằng “hai lần
hai là bốn” là Phi lí ơi là phi lí. Bàn về lãng mạn, nhân vật tuyên bố Nhà
lãng mạn nước ta thà điên (nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra) chứ không
bao giờ nhô nước bọt vào sự nghiệp của mình nếu không có một sự nghiệp
nào khác. Phần sau tác phẩm, nhân vật dẫn người đọc đến với những câu
chuyện về mối quan hệ của mình với những người khác, qua đó cũng nêu


lên ý kiến, phát biểu cá nhân về những sự việc, con người mà mình đã tiếp
xúc. Việc thể hiện thái độ, lối sống ở phần đầu sẽ giúp độc giả dễ hiểu hơn
hành động, cách cư xử của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật
khác ở những bước tiếp theo ở phần hai. Với hình thức thể loại này, Bút ký
dưới hầm thuận lợi trong việc nói lên tiếng nói của cả tác giả và nhân vật,
mang tính triết luận, suy tưởng cao nhưng không quá khô cứng hay giáo
điều vì sau đó tác phẩm lại đưa ra được câu chuyện – một tính chất của tiểu
thuyết – để chuyển hóa lại lần nữa tư tưởng tác phẩm. Điều này mang lại
hai trạng thái, tình cảm, hai cách đón nhận khác nhau trong cùng một tác
phẩm.
3.3 Nhân vật

Có thể nói nhân vật chính là điểm nổi bật nhất trong sáng tạo nghệ
thuật của Dostoevsky. Ngay ở đầu tác phẩm, nhân vật có sự xuất hiện, giới
thiệu bản thân đầy bất ngờ: “Tôi là một người bệnh hoạn… Tôi là một
người độc ác. Tôi là một người tẻ nhạt. Tôi chắc là tôi đau gan (…) và có
khi tôi cũng chẳng biết sự thực tôi đau chỗ nào nữa” hay “Tôi đã nói dối
(…) nói dối vì tôi tức”. Đến với Bút ký dưới hầm là đến với một kiểu hình
nhân vật mới lần đầu tiên trong lịch sử văn học Nga - Nhân vật tự thú - tiền
thân của kiểu nhân vật tự ý thức trong các tiểu thuyết lớn của ông sau này:
Tội ác và trừng phạt (1866), Chàng Ngốc (1868), Anh em nhà Karamazov

(1879-1880). Kiểu nhân vật này hoàn toàn khác với hình ảnh con người bé
nhỏ của Puskin và Gogol: Xamxon Vưrin (Người coi trạm - 1830, Akaki
Basmachkin (Chiếc áo khoác - 1840). Ở Bút ký dưới hầm, nhân vật có tính
chất lưỡng diện, vừa có những tư tưởng có lý như chống bạo lực, cảm
thông với những con người bị khổ nhục, vừa có những tư tưởng bệnh hoạn
như cô lánh, khoái lạc vì bị sỉ nhục; hay trong hành vi thì lúc cao thượng
lúc thấp hèn đê tiện - hoặc cả hai cùng một lúc, v.v... Dường như tính chất
mâu thuẫn này xuất phát từ chính nền giáo dục mà Dostoevsky được thụ
hưởng, hay cũng có thể là sự mâu thuẫn của giới trí thức Nga đang mắc
phải. Dostoevsky được đào tạo bằng những kiến thức và tư tưởng của
phương Tây, đầu óc ông được định hình bằng chính những tư tưởng đó.


Một mặt, ông thừa nhận những tư tưởng, những tiến bộ khoa học về giới
phương Tây nói chung đạt được và cũng đồng thời công nhận rằng những
tư tưởng ấy ảnh hưởng tích cực đến Nga, nhưng ông vẫn muốn đi theo một
con đường khác, Nga hơn, truyền thống hơn.
Tác giả có sự đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, chỉ ra những mâu
thuẫn, trạng thái tinh thần phúc tạp trong tư tưởng, tình cảm nhân vật, theo
sự xác định của chính Dostoevsky, tác phẩm là bước tiến mới của tiểu
thuyết tâm lý cá nhân ở châu Âu vào nửa sau thế kỷ XIX. Nhân vật trong
Bút ký dưới hầm không xưng họ tên, không lai lịch, trang phục, không diện
mạo như các tác phẩm tự sự truyền thống khác. Nhân vật không tên tự nó
giới thiệu nó, lật tẩy nó, bôi nhọ nó, xỉ vả nó, làm nhục nó cùng sự tranh
luận với các đối tượng tưởng tượng, vô hình ngoài thực tế khác.
Những cụm từ: “Thưa quý vị…”,
“Hay quý vị tưởng tôi đang ăn
…”, “Tôi đánh cuộc…” thể hiện tính tự chủ rất cao trong việc thể hiện
bản thân của nhân vật, giúp người đọc có sự hình dung, liên tưởng sâu đối
thoại của nhân vật, thông qua đó nhận rõ tính chất tự thú, mục đích tự thú

của tác phẩm.
Ngoài nhân vật trung tâm thì các nhân vật khác đều có tiếng nói của
mình. Rõ ràng nhất trong tác phẩm là cô nàng Liza – một cô gái bán hoa –
thì cho rằng Không phải cứ có chồng là hạnh phúc, cô xem mọi điều tốt
đẹp về tình yêu gia đình, về hạnh phúc mà nhân vật chính nói đến đều chỉ
là trong sách vở. Tiếng nói của Liza là tiếng nói của một người con gái,
hay rộng ra là của những con người ở đáy xã hội đang dần mất niềm tin
vào cuộc sống. Cái nhìn của Liza về cuộc đời cũng chính là sự khắc họa về
hiện thực xã hội, qua đó thể hiện sự cảm thông của tác giả về số phận
những con người nhiều bất hạnh, thiệt thòi Cuộc nói chuyện của nhân vật
“tôi” và Liza như sự tranh luận về giá trị của con người, giá trị của tình yêu
và niềm tin trước thực tại còn nhiều đau khổ và bất công.
3.4 Hình ảnh biểu tượng

Hình ảnh tầng hầm có thể xem như một hình ảnh tượng trưng có ý
nghĩa quan trọng nhất của tác phẩm. Đó là khoảng không gian tối, ẩm thấp.


Ngoài ý nghĩa thực là nơi chứa đồ chật chội, không ánh sáng hầm còn có ý
nghĩa biểu trưng: sự khép kín, tù hãm trong tối tăm. Hầm là môi trường
sống, là nơi để nhân vật tôi tự do nhận thức chính mình, để từ đó nhìn ra
cái bí ẩn nhất, sâu thẳm nhất, cơ bản nhất của thế giới nội tâm của mình.
Hình ảnh tầng hầm mang ý nghĩa biểu tượng cao được đưa ra dưới hình
thức nghịch lý, mâu thuẫn nhau nhưng chúng thống nhất trong cùng một
mặt.
Và hàng loạt các hình ảnh được đưa ra trong các ví dụ của nhân vật
để cụ thể hóa cũng như làm sinh động hơn cái vấn đề mà anh ta đề cập đến.
Đó là ba mô hình biểu tượng về tổ chức xã hội loài người: tổ kiến, chuồng
gà và lâu đài pha lê. Đó là hình ảnh của chàng chuột nhắt với những hoài
nghi, do dự, trù trì của con người, để cuối cùng bị cười nhạo bởi các quan

tòa và những nhà độc tài; là bức tường mang tính đạo đức dứt khoát và
thần bí. Hay ngay chính việc hai lần hai là bốn được nhân vật “tôi” xoáy
sâu khi nói đến lý trí, những quy tắc, định lý đầy logic mang đậm tư tưởng
phương Tây.
4 TỔNG KẾT

Bút ký dưới hầm tuy không phải là tác phẩm lớn nhất của
Dostoevsky nhưng đây được xem như là nền tảng về tư tưởng, nhân vật
của ông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến các đại tiểu thuyết sau
này. Thông qua tác phẩm, ta gặp được một con người mới trong thể loại
tiều thuyết, đây chính là bước phát triển lớn của văn học Nga. Dostoevsky
đã xây dựng lên một nhãn thức về con người mà sau này được gọi là “nhân
học Dostoevsky”. Ta có thể nói, nếu bối cảnh của tác phẩm đại diện cho tư
duy duy lý, tư tưởng thân phương Tây, thì nhân vật tôi đại diện cho tư
tưởng sùng Slav (Slavophile). Rốt cuộc thì Người Dưới Hầm này, ông ta là
một kẻ đáng thương khi đang tự mâu thuẫn trong cuộc đời mình với những
lời chế giễu, tự trách bản thân, rồi lại khinh khi các thính giả của mình
trong những vòng lặp đó hay vẫn chỉ mãi là một kẻ nằm dưới hầm với một
sự nực cười? Tóm lại, nhân vật này là một trong những đại diện cho hình
ảnh về nỗi khổ của con người tri thức trong các tác phẩm của Dostoevsky.


Bút ký dưới hầm là một tiểu thuyết khó đọc vì chứa đựng chiều sâu tư
tưởng Slavophilia, cộng thêm lối viết mới lạ từ hình tượng nhân vật mới
nhưng tiểu thuyết này thật sự là một cuốn sách có giá trị. Đối với những ai
yêu quý nền văn học Nga nói chung và muốn tìm hiểu về các tác phẩm lớn
của Dostoevsky thì Bút ký dưới hầm là “cánh cửa” đặc biệt để đến gần hơn
với chủ nghĩa sùng Slav – chủ nghĩa có trong phần lớn các tác phẩm của
ông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Những màu khác – trích Chương ba mươi sáu – Orhan Pamuk
/>tabid=115&News=7089&CategoryID=41
2. Cái đẹp là mục đích cuối cùng của sự sinh tồn – Đặng Ngọc Văn
/>3. Liệu Dostoevsky còn có thể làm chúng ta choáng váng? - David
Denby (Nguyễn Hà dịch)
/>option=com_content&view=article&id=1118:liu-dostoevsky-con-coth-lam-chung-ta-choang-vang&catid=44:dich-thuat&Itemid=103
4. Dostoevsky với Hồi Ký Viết Dưới Hầm - Võ Công Liêm
/>
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

DANH SÁCH NHÓM:
Nguyễn Thị Diệu Minh
Bạch Ngọc Phương Linh
Bùi Thị Trinh
Đỗ Ngọc Phương Trinh
Nguyễn Thị Khiêm
Nguyễn Thị Phượng Hằng
Đặng Ngọc Thiên Trang

1256010096
1256010082
1256010191
1256010192
1256010074

1256010051
1256010180




×