Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

báo cáo thực tập nhận thức,chùa long sơn, tháp bà ponagar, khu vui chơi giải trí vinpearl land

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.25 MB, 25 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Nhóm 26x1-xe số 4
Đoàn thực tập nhận thức khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp –Đại học Bách
khoa Đà Nẵng chúng em khởi hành chuyến đi tham quan 5 ngày tại Đà Lạt và Nha
Trang lúc 6h30 ngày 4/4/2011 . Đến trưa đoàn cùng ngày dừng lại ăn cơm tại Bình
Định sau đó tiếp tục khởi hành vào Nha Trang.Khoảng 20h đoàn vào đến Nha Trang
ăn cơm tối ,về nhận phòng khách sạn ,sau đó được tự do đi lại tham quan thành phố
biển Nha Trang về đêm. Ngày 5/5 được sự hướng dẫn của các thầy cô trong ty khoa
và công du lịch Thiên Bình Nguyên chúng em bắt đầu đi tham quan các địa điểm du
lịch dưới đây:

- Chùa Long Sơn
- Tháp bà Ponagar
- Khu vui chơi giải trí Vinpearl land
Đến 8h ngày 6/6/2011 đoàn thực tập tiếp tục chuyến hành trình đi Đà Lạt,đến trưa
cùng ngày đến Đà Lạt ,chiều hôm đó chúng em cũng được tự do tham quan thành
phố này. Đến 18h một số bạn trong đoàn được đi Langbiang giao lưu với người dân
tộc ở đây , được chơi các trò chơi,được ăn thịt thú rừng và uống rượu cần …Đây là
cơ hội rất tốt để chúng em hiểu và hòa nhập hơn với những người dân tộc bản địa
,tăng sự hiểu biết và đoàn kết giữa các dân tộc anh em cùng sống trên đất nước Việt
Nam
Ngày 7/4 chúng em được đi tham quan các địa điểm như sau:

-

Đồi mộng mơ
Thung lũng Tình Yêu
Thiền Viện Trúc Lâm
Dinh Bảo Đại

Trước khi đi vào các địa điểm tham quan chính chúng ta cùng nhìn lại một


chút về lịch sử hình thành của nước Việt Nam và sự mở rộng lãnh thổ của đất nước
ta qua các thời đại.

Trang 1


Nhà nước Văn Lang được hình thành từ thế kỉ thứ VII trước CN tại miền Bắc
nước ta. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ). Trải qua 18 đời vua Hùng dựng nước và
giữ nước.
Nhà nước Âu Lạc: Được hình thành từ đầu thế kỉ thứ III trước CN với vua
Thục Phán. Đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh – Hà Nội).
Nhà nước Vạn Xuân: Với người sang lập là Lý Bí-vị hoàng đế đầu tiên của
nước ta. Ông xưng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn về sự trường
tồn cho tổ quốc. đóng đô ở cửa sông Tô Lịch(Hà Nội). Chính quyền của Lý Nam
Đế tồn tại không bao lâu sau khi bị phong kiến Trung Quốc quay lại đô hộ. Sau đó
vào năm 938 Ngô Quyền là người khôi phục lại quốc hiệu này.
Nước Đại Cồ Việt: Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân lên ngôi đã đổi
tên nước ta thành Đại Cồ Việt với ý nghĩa là nước Việt cực lớn , đóng đô tại Hoa Lư
nay thuộc Ninh Bình. Cho đến lúc này nước ta mới chỉ mở rộng tới bờ bắc sông
Gianh (thuộc tỉnh Quảng Bình).
Nhà nước Đại Việt: Tồn tại qua các thời đại Lý, Trần, Lê. Trong giai đoạn
này đất nước ta không ngừng được mở rộng thêm từ bờ nam sông Gianh tới núi
Thạch Bi (Phú Yên) qua các sự kiện như: sự cắt đất của vua Champa là Chế Mân
làm của hội môn để cưới Huyền Trân công chúa. Đến lúc này nước ta được mở rộng
từ sông Gianh tối sông Thu bồn ( thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam ngày nay) bao
gồm bốn tỉnh là: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà nẵng và một phần
Quảng Nam. Sau khi Chế Mân mất đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa Champa
và Đại Việt. Và một lần nữa gianh giới quốc gia của Đại Việt được mở rộng vào tới
sông Trà Khúc.
Thời Lê: với sự lãnh đạo tài tình của vị vua anh minh và toàn tài là Lê Thánh

Tông lãnh thổ đất nước ta được mở rộng tới Bình Định và đồng thời giữ vững được
chủ quyền cho đất nước và đánh bại sự quấy nhiễu của nhà nước Champa đối với
nước ta.
Vào thời Nguyễn: Cùng với chính sách di dân của người Việt vào Đàng
trong sinh sống ở vùng đất của người khmer các chúa Nguyễn lần lượt thiết lập chủ
quyền từng phần trên vùng đất Nam bộ. Sau các cuộc chiến với vương quốc khmer
và vương quốc Ayatthaya và các yếu tố chính trị khác nhà Nguyễn đã từng bước
giành được hoàn toàn nam bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình vào năm 1757.
Nhưng trước đó ta phải kể tới công lao vô cùng to lớn của người anh hùng dân tộc
Nguyễn Huệ, người đã có công thống nhất đất nước ta sau một thời gian dài bị chia
cắt.
Trang 2


Thời kì kháng chiến chống đế quốc thực dân xâm lược: đêm 31/8 rạng sang
ngày 1/9/1858 thực dân pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Nhà Nguyễn đã
từng bước dâng giang sơn vào tay người Pháp. Để rồi với cách mạng tháng 8/1945
một lần nữa dân tộc ta lại đứng lên đấu tranh và giành thắng lợi vẻ vang giành lại
quyền độc lập tự do và nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được hình thành. Thế
nhưng với dã tâm thôn tính nước ta một lần nữa thực dân Pháp lại quay lại và toàn
dân ta lại tiếp tục đứng lên kháng chiến. Và với trận Điện Biên Phủ chúng ta đã
buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận quyền tự do của đất nước
ta.
Thực dân pháp bại trận nhưng dã tâm của bọn đế quốc chưa bị dập tắt. đế
quốc Mỹ nhảy vào tham chiến, đất nước bị chia cắt thành hai miền, nhân dân ta lại
phải đứng lên với quyết tâm giành lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho tổ
quốc.Và với đại thắng mùa xuân năm 1975 , đất nước hòa bình , non sông thu về
một mối và dân tộc ta bước vào một thời kì mới đó là : độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
Tiến trình hình thành của đất nước ta là như vậy.

Hôm nay các địa danh mà chúng ta tham quan đều do ông cha ta đã không ngừng
đấu tranh để giữ vững cho chủ quyền dân tộc. Và sau đây ta cùng đi vào các địa
danh chính của chương trình tham quan kiến tập vừa qua:

- Chùa Long Sơn

(Nha trang):Chùa Long Sơn trước có tên là Đăng Long
Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, dưới chân núi Trại
Thủy, thành phố Nha Trang. Ở khu vực này có hai ngôi chùa nổi tiếng là chùa
Long Sơn ở phía dưới và chùa Hải Đức ở phía trên.
Đoàn thực tập bắt đầu thăm quan chùa Long Sơn vào lúc 8h ngày 1 tháng 3
năm 2011 và kết thúc chuyến thăm quan vào lúc 9h30’

Trang 3


)

Trước đây, chùa Long Sơn được dựng trên núi vào năm 1886 do Hòa thượng
Thích Ngộ Chí (1856 - 1935) trụ trì. Hoà thượng là người huyện Vĩnh Xương, tỉnh
Khánh Hòa, lúc nhỏ tham gia phong trào chống Pháp, sau xuất thế đi tu. Năm Canh
Tý (1900), sau một trận bão lớn, chùa phải dời từ trên núi xuống vị trí hiện nay.
Năm 1936, chùa được Hội Phật học chọn làm trụ sở Phật giáo tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1940, chùa được trùng tu do công lao chính của Hội trưởng Tôn Thất Quyền
và Phật tử Võ Đình Thụy. Năm 1968, do chiến tranh tàn phá, chùa bị sạt mái ngói.
Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra lo trùng tu chùa và cho đến năm
1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo họa đồ của kiến trúc sư Võ Đình
Diệp.
Từ khi được thành lập đến nay, chùa do các nhà sư sau đây trụ trì : Hòa thượng
Thích Ngộ Chí (từ 1886 đến 1935), Thượng tọa Thích Chánh Hóa (từ 1936 đến

1957), Thượng tọa Thích Chí Tín (từ 1957 về sau).
Từ chùa Long Sơn có đường lớn dẫn lên chùa Hải Đức ở lưng đồi và lên pho
tượng Kim thân Phật Tổ nơi đỉnh đồi. Tượng được xây dựng bằng bê-tông ngay trên
nền cũ của chùa Long Sơn. Việc đúc tượng được khởi công năm 1964, hoàn thành
năm 1965, do Thượng tọa Thích Đức Minh, lúc đó là Hội trưởng Tỉnh hội Phật giáo
Khánh Hòa và điêu khắc gia Kim Điền thực hiện. Tượng có chiều cao từ mặt bằng
lên 24m, từ đế lên 21m , phần tượng cao 14m, đài sen 7m, đường kính đài sen 10m.
Xung quanh đài là hình bảy vị Thánh tử vì đạo. Trước Phật đài có cặp rồng, chiều
dài 7,20m. Du khách từ Bắc vào hay từ Nam ra, đi trên đường ô tô hay đường xe
lửa, đều có thể nhìn thấy tượng Kim thân Phật Tổ uy nghi với nụ cười vô vi trên
khuôn mặt đầy vẻ bao dung.
Trang 4


Nhìn toàn cảnh, chùa Long Sơn có địa thế rất đẹp, lại thuận tiện cho khách tham
quan. Chùa được dựng trên một khu đất cao, thoáng mát, cây cối xanh tươi, nằm
bên cạnh đường giao thông và phố xá đông đúc mà giữ được vẻ thâm u, tĩnh mịch.
Những dãy nhà làm học viện, văn phòng, tịnh thất hợp với ngôi chùa đồ sộ, tạo
thành một cấu trúc hoàn chỉnh ẩn bóng dưới những hàng cây bồ đề cao lớn, cành lá
sum suê cùng những cây ăn quả bao quanh

Tháp bà Ponagar :

Po Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh
một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông
Nha Trang) tại Nha Trang , cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay
thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả
công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng
23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ Giáo) đang
cường thịnh khi Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế

tượng nữ thần có hình dạng của Umar , vợ của Shiva.
KIẾN TRÚC :
Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.

Trang 5








Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ
đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác,
mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột
lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1
mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có
mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi
lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang
bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.
Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp
chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng
đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên
1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.

Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn
lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía
sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song

song với nhau. Cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm,
gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa
tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các
trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt
lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung,
trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú:
nai , ngỗng vàng, sư tử...
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta
hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva . Tháp
chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng
đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là
tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm
hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng
tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết
hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu
tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có
một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần
Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại
được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo
thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền
sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn
có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và
Trang 6


lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh
tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng
như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở
bên trái.
Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần

Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp
chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu
khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về
hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một
linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva.
Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho
Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga
tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần
dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng
cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là
Shiva). Vì thế gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn.
Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái
dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu
ở thế kỉ 11. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên
nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỉ
20, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những
vật cúng dường bằng vàng và bạc.
Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho
người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor wat tại
Campuchia , đã được xây dựng vào thế kỉ 8.
Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỉ 7 đến thế kỉ
12. Tháp Bà có thể do quốc vương là Harivarman I xây dựng vào khoảng những
năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc,
trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp
một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.

Trang 7


Trang 8



Một số công trình xây dựng tại Nha Trang

Trang 9


Trang 10


Trang 11


Trang 12


Khu vui chơi giải trí Vinpearl land: đây được coi là khu giải trí
vui chơi với đẳng cấp 5 sao thuộc loại bậc nhất Việt Nam. Tọa lạc trên đảo Hòn tre
xinh đẹp của Nha trang, khu du lịch giải trí VINPEARL LAND có bờ biển dài 700
mét với dải cát trắng cùng những hàng dừa rợp bóng mát được biết đến như “thiên
đường của miền nhiệt đới”. Vinpearl Land - Hòn Ngọc Việt đang ngày càng tỏa
sáng và trở thành điểm đến của du lịch Việt Nam và khu vực.Đến với Vinpearl land
ta có thể tham gia vào rất nhiều trò chơi giải trí, mua sắm và nhiều hoạt động khác.
Đặc biệt tại đây vào lúc 7h tối chúng ta còn được xem trình diễn nhạc nước vô cùng
sống động.
Vinpearl land còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện nổi bật như: các cuộc thi hoa hậu
Việt Nam, Hoa hậu Thế giới Người Việt, Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Hoàn vũ, các
chương trình Nghệ thuật và các Sự kiện tầm cỡ Quốc gia và Quốc tế….
Đoàn bắt đầu thăm quan Vinpearl land vào lúc 14h30’ và kết thúc
vào lúc 19h


Một số hình ảnh tại Vinpearl land

Trang 13


Trang 14


Trang 15


-

Đồi Mộng Mơ: Nằm cách trung tâm Thành Phố Đà Lạt 4km về hướng
Đông. Đồi Mộng Mơ là điểm du lịch vừa mới khai trương phục vụ du khách nhân
kỷ niệm Đà Lạt 110 năm hình thành và phát triển. So với nhiều danh thắng có tên
tuổi khác của xứ sở sương mù như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, dinh Bảo Đại,
núi Lang BiAng thì khu du lịch (KDL) đồi Mộng Mơ không nổi tiếng bằng nhưng
hiện đang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất, thu hút khách nhất của
thành phố du lịch Đà Lạt. Đây là khu du lịch khép kín với những ngôi biệt thự
vườn, nghệ thuật đá chen hoa, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu bán đồ
lưu niệm … Đó là nét nỗi bật rất riêng của Đồi Mộng Mơ, một địa điểm du lịch độc
đáo của Thành phố Đà Lạt. Ở đây ta còn được nghe các loại nhạc cụ độc đáo của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với sự biểu diễn rất tuyệt vời của họ. Ngoài ra ta
còn được thấy một mô hình thu nhỏ của Vạn Lý Trường Thành rất nổi tiếng ở Trung
Quốc, được đi bộ và ngồi nghỉ trên những sườn đồi thoai thoải trong không khí mát
mẻ của miền cao nguyên.chụp ảnh bên những luống hoa tươi đẹp để làm kỷ niệm.

Trang 16



Một góc trên đồi Mộng Mơ

(một đoạn của Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ)

- Thung Lũng Tình Yêu: Cách trung tâm thành phố khoảng 6km về hướng Đông
Bắc, Thung lũng Tình Yêu là thắng cảnh thơ mộng và trữ tình nhất của Đà Lạt. Ban
đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée D’amour sau nó được đổi tên thành Thung
lũng Hòa Bình và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình yêu.
Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng, chắn ngang dòng suối trong
thung lũng tạo ra một hồ nước rộng 13ha để chứa nước phục vụ sản xuất cho vùng
Đa Thiện và tạo nên một thắng cảnh thơ mộng với mặt hồ phẳng lặng giữa những
đồi thông trùng điệp, hấp dẫn du khách gần xa, nhất là những lứa đôi ở khắp mọi
Trang 17


miền đất nước. Đến với thung lũng tình yêu chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp
thực sự của Đà Lạt. Với trăm hoa đua nở, những đồi thông và hồ Đa Thiện tạo nên
một vẻ đẹp hết sức nên thơ.
Thung lũng Tình Yêu là một địa danh du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn đã
để lại ấn tượng trong lòng du khách gần xa.

Trang 18


(một góc của thung lũng tình yêu)

Trang 19



Một số ché cổ còn lại của người dân tộc được trưng bày
Trang 20


-

Dinh Bảo Đại: Dinh là tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại (Dinh Bảo
Đại), vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối
cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở
lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng Triều Cương Thổ” vào 1950, nơi đây
còn được gọi là biệt điện Quốc Trưởng. Công trình được xây dựng trong khoảng từ
năm 1933 đến năm 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh
Tấn Phát thiết kế. Khuôn viên của dinh rất đẹp với nhiều hoa và cây cảnh trang trí.
Các phòng ngủ của vua, hoàng hậu, hoàng tử và công chúa được bố trí rất hợp lý
với những trang thiết bị thuộc loại tốt nhất thời bấy giờ.

Trang 21


Quang cảnh dinh

Trang 22


Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử chi nhánh thành phố Đà
Lạt. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ
Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn
của du khách trong và ngoài nước.
Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do

kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi
tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập - nay là Dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí
Minh). Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng,
hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do Hòa thượng Thích
Thanh Từ thành lập. Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và
thường xuyên đi giáo hóa và tu hành.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía Hồ
Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng
thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện có diện tích
192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện
thờ tượng đức phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành
hoa sen đưa lên gọi là bức tượng Phật Thích Ca “Niêm Hoa Vi Tiếu” – tức là bức
tượng miêu tả theo điển tích “Niêm Hoa Vi Tiếu” . Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn
Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía
trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các
bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính
điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng
loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của
nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu
mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại
hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa
thanh thoát mang đầy đạo lý.

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tĩnh Tâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước
trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần
hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh
mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà
là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng
xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.


Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về
thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện
nay[1] với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi
Trang 23


ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên
là từ lúc 3 giờ sáng. Chia làm 2 khu chính trong các hoạt động thiền.



Nội viện tăng: Khu này nằm trong khu chính tham quan, du khách có thể
tham quan, tuy nhiên, giờ thiền du khách không được phép vào.
Nội viện ni: Nội viện ni nằm tách biệt với bên ngoài, đây là khu dành cho nữ
tu, nên du khách không thể tham quan khu vực này.

Một số hình ảnh về Thiền Viện Trúc Lâm

Qua đợt thực tập này chúng em phần nào thấy được vẻ đẹp của quê hương và mở
rộng thêm tầm hiểu biết của mình.Có thêm hiểu biết về một số công trình kiến trúc
đặc biệt,các công trình nhà cao tầng tại Nha Trang và Đà Lạt. Biết nâng niu quý trọng
những di sản văn hóa của dân tộc , giữ gìn và phát huy những di sản cũng như những
truyền thống quý báu mà cha ông ta để lại. Đợt thực tập này để lại trong chúng em rất
nhiều kỷ niệm đẹp,được giao lưu học hỏi biết thêm rất nhiều điều mới lạ .Chúng em
xin chân thành cảm ơn khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp ,các thầy cô đi cùng
Trang 24


đoàn hướng dẫn và công ty du lịch đã tạo điều kiện và tổ chức thành công đợt thực

tập rất ý nghĩa này!

Đà Nẵng ngày 18/4/2011

Trang 25


×