Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

quản trị bất đông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 132 trang )

QUẢN TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN


GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Mục tiêu môn học:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về việc
quản lý khai thác tài sản bất động sản nói chung cũng như quản
lý khai thác tòa nhà văn phòng, chung cư nói riêng.


GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Mô tả nội dung:
Chng 1: D n nh p: giải thích và tiếp cận một số khái niệm và vai trò
của quản trị bất động sản;
Chng 2: N i dung qu n tr b t đ ng s n: Đề cập đến các nội dung
cơ bản của hoạt động quản lý bất động sản. Bao gồm quản lý và chăm
sóc khách hàng, an ninh, vệ sinh, quản lý hệ thống kỹ thuật, giám sát ….
Chng 3: Thi t l p k ho ch qu n tr : các bước tiến hành trong việc
tiếp cận và lên kế hoạch quản trị một dự án bất động sản.
Chng 4: M t s lo i h p đ ng và văn b n liên quan đ n qu n tr
b t đ ng s n: Hướng dẫn cách áp dụng, nôi dung cơ bản và các phương
pháp soạn thỏa một số loại hợp đồng, văn bản liên quan đến công tác
quản trị bất động sản.
Chng 5: Th c hành: Qu n tr m t s b t đ ng s n đi n hình: Quy
trình quản lý cho từng loại hình bất động sản tuy theo đặc thù riêng, bao
gồm: chung cư, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khu nhà ở …..


GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Tài liệu tham khảo:
Luật kinh doanh bất động sản


Luật nhà ở 2005;
Nghị định số 90/2006/NĐ-CP về việc Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Nhà ở do Chính phủ ban hành;
Nghị định số 153/2007/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bất động sản do Chính phủ ban
hành;
Quy chế quản lý nhà chung cư do Bộ Xây Dựng ban hành;
Property Management by Robert C. Kyle
Các tài liệu về Property management


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1 Khái niệm về quản trị bất động sản
1.2 Tại sao phải quản trị bất động sản?
1.3 Đối tượng của quản trị bất động sản
1.4 Quản trị BĐS theo quy định của pháp luật VN
1.5 Tình hình quản lý BĐS tại VN hiện nay


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1 Khái niệm về quản trị bất động sản
Khái niệm:
Quản lý bất động sản là nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động
của BĐS diễn ra với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất. Bao
gồm một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau:
Đảm bảo an ninh, trật tự;
Dịch vụ vệ sinh;
Quản lý và chăm sóc khách hàng;
Vận hành, bảo trì bảo dưỡng và ngăn
ngừa sự cố của toàn bộ hệ thống kỹ

thuật bên trong BĐS;
Khai thác BĐS...


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1 Khái niệm về quản trị bất động sản
Ý nghĩa:
Bảo đảm và gia tăng giá trị
của BĐS

Giảm thiểu chi phí
vận hành


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1 Khái niệm về quản trị bất động sản
Ý nghĩa:
Doanh thu cao hơn

Tăng thêm lợi nhuận

Tạo sự yên tâm cho
khách hàng


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1 Khái niệm về quản trị bất động sản
Quản lý bất động sản và quản lý sử dụng nhà ở
Quản lý bất động sản
- Quản lý, vận hành, duy trì

- Khai thác kinh doanh
Quản lý sử dụng nhà ở
- Quản lý, bảo quản, duy trì
- Sử dụng


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.2 Tại sao phải cần quản trị bất động sản
Nếu BĐS không được quản trị tốt:

Chất lượng tài sản sẽ nhanh
chóng xuống cấp
Giá trị BĐS sẽ bị suy giảm
nhanh chóng


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.2 Tại sao phải cần quản trị bất động sản
Nếu BĐS không được quản trị tốt:
Không đảm bảo an toàn
Mất an ninh


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.2 Tại sao phải cần quản trị bất động sản
Nếu BĐS không được quản trị tốt:
Không khai thác
được tài sản như
tiềm năng vốn có


Không thu hút đươc khách
hàng mới

Chi phí vận hành tăng

Khách hàng
cũ không tiếp
tục hợp đồng


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.2 Tại sao phải cần quản trị bất động sản
Như vậy, rõ ràng việc quản lý
tốt bất động sản là rất cần thiết
và quan trọng. Nó không
những đảm bảo cho các tiện
ích, cơ sở hạ tầng,… luôn ở
trong trạng thái hoạt động tốt,
các dịch vụ được tối ưu hóa,
tạo nên một môi trường sống lý
tưởng, bền vững và hợp lý
trong khoảng ngân sách có
hạn, mà còn góp phần làm gia
tăng giá trị của bất động sản
cho các cư dân (hoặc khách
hàng) đang sinh sống, làm việc
tại đó

Hoa viên Sky Garden ở khu đô thị mới Phú Mỹ
Hưng, Q.7, TP. Hồ Chí Minh - một điển hình tốt

về quản lý của nhà đầu tư, tạo môi trường sống
hiện đại cho người dân - Ảnh T.L.


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.2 Tại sao phải cần quản trị bất động sản
Quan niệm về đầu tư và khai thác bất động sản trước đây


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.2 Tại sao phải cần quản trị bất động sản
Quan niệm về đầu tư và khai thác bất động sản hiện nay


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.3 Đối tượng của quản trị bất động sản
Bất động sản thương mại
Trung tâm thương mại
Cao ốc văn phòng
Cao ốc phức hợp


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.3 Đối tượng của quản trị bất động sản
Bất động sản Du lịch
Khách sạn

Resort

Khu du lịch



CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.3 Đối tượng của quản trị bất động sản
Bất động sản nhà ở
Chung cư

Khu đô thị,
khu nhà ở


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.4 QT BĐS theo quy đỊnh của pháp luật VN
Định nghĩa dịch vụ quản lý BĐS (khoản 11 điều 4 luật
KD BĐS):

Dịch vụ quản lý bất động sản là hoạt động của tổ
chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản
được chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng bất động sản
uỷ quyền thực hiện việc bảo quản, giữ gìn, trông
coi, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp
đồng quản lý bất động sản


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.4 QT BĐS theo quy đỊnh của pháp luật VN
Nội dụng kinh doanh DV quản lý BĐS (khoản 2 điều 66
luật KD BĐS):
a) Bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản theo uỷ
quyền của chủ sở hữu, chủ sử dụng bất động sản;

b) Cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình
thường của bất động sản;
c) Thực hiện bảo trì, sửa chữa bất động sản;
d) Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của
khách hàng theo đúng công năng, thiết kế và hợp đồng;
đ) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, với
Nhà nước theo uỷ quyền của chủ sở hữu, chủ sử dụng bất
động sản.


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.5 Tình hình quản lý BĐS tại VN hiện nay
Hiện trạng của việc quản lý bất động sản tại Việt Nam

Hiện nay hầu hết các công trình bất động sản lớn ở nước
ta đều do các công ty nước ngoài quản lý. Các công ty
trong nước mới chỉ đủ sức tiếp cận đến các công trình
nhỏ, đơn lẻ.
Sự yếu kém của các đơn vị làm công tác dịch vụ bất động
sản trong nước thể hiện chủ yếu ở trình độ quản lý, điều
hành, quan hệ với khách hàng cũng như chưa đủ uy tín
để lôi kéo khách hàng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.5 Tình hình quản lý BĐS tại VN hiện nay
Hiện trạng của việc quản lý bất động sản tại Việt Nam
Các tiêu chuẩn về khu căn hộ, khu đô thị mới dường như chỉ dừng lại
ở chất lượng xây dựng, các tiện ích chứ chưa có những tiêu chuẩn rõ
ràng về quản lý, các dịch vụ được cung cấp và phí dịch vụ.

Khái niệm “dịch vụ được cung cấp” và “phí dịch vụ” nhằm tạo nên một
môi trường sinh sống hợp lý tiện nghi là còn khá xa lạ đối với nhiều
cư dân. Vì vậy, việc “phải đóng phí dịch vụ” rõ ràng là mới mẻ và
chưa nằm trong ý thức của nhiều cư dân giống như việc phải đóng
các khoản phí điện, nước, điện thoại hàng tháng.
Các công ty phát triển bất động sản dường như chỉ tập trung vào việc
xây dựng bất động sản mà thiếu một sự lưu ý cần thiết đối với người
mua về các tiêu chuẩn về quản lý, các dịch vụ được cung cấp và ước
tính phí quản lý trong tương lai khi các khu chung cư đó đưa vào sử
dụng.


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.5 Tình hình quản lý BĐS tại VN hiện nay
Hiện trạng của việc quản lý bất động sản tại Việt Nam
Tại một số các khu căn hộ đã đưa vào hoạt động, việc xây dựng cơ
chế quản lý, nội quy, hình thành ban quản lý tòa nhà đại diện cho
quyền lợi của cư dân còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập do thiếu
kinh nghiệm thực tế và chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể của
Nhà nước. Trong giai đoạn đầu, để đảm bảo việc vận hành và hoạt
động ổn định của các khu căn hộ, nhiều công ty phát triển bất động
sản đã phải đảm đương luôn cả công việc quản lý này.
Thị trường các công ty cung cấp các dịch vụ quản lý bất động sản
chuyên nghiệp chưa phát triển. Số lượng các công ty này là không
nhiều, điển hình chỉ có một số công ty cung cấp dịch vụ của nước
ngoài và giá cả là điều bí mật của các công ty này, tùy thuộc quy mô
bất động sản và thỏa thuận với chủ đầu tư, sử dụng nhiều hay ít dịch
vụ.



CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.5 Tình hình quản lý BĐS tại VN hiện nay
Cần một sự nhìn nhận đúng
Đối với Khách hàng - việc quản lý này không những góp phần tạo nên
một môi trường sinh hoạt chung văn minh, tiện nghi, mà còn góp phần
vào việc làm gia tăng giá trị bất động sản của chính mình;
Đối với các công ty phát triển bất động sản, rõ ràng là việc các khu
căn hộ này được quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây
dựng hình ảnh uy tín và thương hiệu của họ;
Quản lý bất động sản là một hoạt động tương đối phức tạp, liên quan
đến quyền lợi và trách nhiệm của nhiều đối tượng tham gia và có ảnh
hưởng rất lớn đến những vấn đề xã hội, do vậy yếu tố quản lý nhà
nước trong việc này là vô cùng quan trọng;
Rõ ràng việc quản lý tốt bất động sản sẽ có một ý nghĩa xã hội vô
cùng to lớn và đòi hỏi sự nhìn nhận và quan tâm đúng đắn từ xã hội
để tránh tái tạo lại những khu nhà “ổ chuột” như trước đây.


CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.5 Tình hình quản lý BĐS tại VN hiện nay
Tiềm năng
- Thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển mạnh
với nhiều dự án ra đời
- Chất lượng dịch vụ ngày càng đòi hỏi cao đi
kèm với chất lượng BĐS
- Cty phát triển BĐS không thể tự mình quản lý
nếu cần một sự chuyên nghiệp về cung cấp
dịch vụ và tính khách quan;
- Thị trường BĐS phát triển sẽ kéo theo tính
chuyên nghiệp hóa của các loại hình kinh

doanh BĐS …
- Do đó, Quản lý bất động sản là một sân chơi
rất tiềm năng trong tương lai


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×