Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Chủ nghĩa cổ điển classicism

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 19 trang )

Lý luận văn học – phần tiến trình

Chủ
nghĩa cổ điển
Classicism


Bố cục bài thuyết trình
1. Giới thuyết về Chủ nghĩa cổ điển (CNCĐ)
1.1. Cơ sở hình thành, khái niệm và quan điểm chính
1.2. Chủ nghĩa cổ điển ở Pháp
1.3. Trường phái Tân-Cổ điển
1.4. Phương pháp sáng tác của CNCĐ

2. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Chủ nghĩa cổ điển
2.1. Bức họa Các mục tử xứ Arcadie của Nicolas Poussin
2.2. Lời thề của anh em Horaces của Jacques Louis David.
2.3. Vỡ kịch Lão hà tiện của Moliere.

3. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa cổ điển tại Việt Nam
4. Kết luận


1. Giới thuyết về Chủ nghĩa cổ điển
1.1. Cơ sở, khái niệm và những quan điểm chính
- Cơ sở hình thành
- Sự liên minh tay ba: phong kiến quý tộc, tư sản dân tộc và Nhà thờ tôn giáo ở phương
Tây thế kỷ XVII.
- Dựa vào nền tảng, thành tựu của Thời đại Phục hưng phương Tây.
- Sự xuất hiện của Chủ nghĩa duy lý của Descarter vào thế kỷ XVII.
- Phản kháng lại sự phóng túng, phô trương, đề cao khoái lạc của con người của Phong


trào kiểu cách (cách gọi của Luigi Lanzi) trước đó.


- Khái niệm Chủ nghĩa cổ điển (Classicism)
- Khái niệm Cổ điển (Classic, Classe) dùng để chỉ các tác phẩm đã trở thành “mẫu mực”,
“ưu tú”, tiêu biểu cho một nền văn học.
- Đến thế kỷ XVIII, một số nhà văn, đặc biệt là Vonte, đã cho rằng các tác phẩm thế kỷ XVII
xứng đáng là mẫu mực cần được học tập. Từ đó, khái niệm “Chủ nghĩa cổ điển” xuất
hiện – chỉ một hiện tượng văn học tiêu biểu của thế kỷ XVII ở Pháp.
- Chủ nghĩa cổ điển có thể hiểu là “một hiện tượng văn học lịch sử - cụ thể, hình thành trên
một cơ sở xã hội và ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là của thế kỷ XVII ở Pháp”.


- Quan điểm của Chủ nghĩa cổ điển
- Đảm bảo sự quân bình giữa hai giai cấp phong kiến và tư sản. Thể hiện sự thỏa hiệp giữa
thế giới quan và nhân sinh quan của hai giai cấp trong thế quân bình đó.
- Nhấn mạnh, “tư duy là hoạt động của lý tính, tất cả đều phải dựa vào lý tính mà phán
đoán”.
- Coi nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, không đề cao cảm xúc cá nhân mà đề cao ý thức
xã hội (công dân, trách nhiệm, pháp luật, khuôn mẫu…)
- Phản ánh nghệ thuật trong sự tổ chức chặt chẽ, như một phương tiện nhằm thống nhất
các quy ước xã hội, văn hóa.
- Sự dịch chuyển của CNCĐ từ Pháp sang các nước khác được cải biên lại dựa trên tinh thần
của dân tộc đó.


1.2. Chủ nghĩa cổ điển của pháp

Tây Âu bấy giờ, CNCĐ trong hội họa phát triển tại Ý. Còn ở Pháp,
CNCĐ lại bùng lên ở lĩnh vực văn học. Chủ nghĩa cổ điển Pháp trải

qua các giai đoạn:



- Giai đoạn 1 (1610-1660): Sự ra đời của Chủ nghĩa cổ điển.
Nước Pháp đi vào thời kỳ thống nhất quyền lực. Dẫn đến thống nhất
ngôn ngữ và văn phạm. Malherbe đã đưa ra bộ luật về văn phạm, đề
cao ngôn ngữ Paris, mở ra cho ngôn ngữ Pháp sự cường thịnh. Tác giả
lớn của Pháp giai đoạn này là Blaise Pascal, nhà toán học, khoa học,
nhà tư tưởng lớn.



- Giai đoạn 2 (1621-1695): Là thời kỳ rực rỡ của Chủ nghĩa cổ
điển, với nhiều kiệt tác xuất hiện. Hai tên tuổi lớn của thời kì này là La
Fontaine, nhà thơ, nhà viết ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp và Boileau, nhà
lý luận xuất sắc của Chủ nghĩa Cổ điển. 



- Giải đoạn 3 (Từ năm 1690 trở đi): Là thời ký văn học cổ điển đi
vào sự suy tàn. 


1.3. Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa cổ điển
Trường phái Tân-Cổ điển
- Ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII, cảm hứng từ nền văn minh cổ đại lại một lần nữa buộc người ta phải
nhìn nhận nó trong hoạt động nghệ thuật dưới danh xưng Tân-Cổ điển.
- Phái Tân-Cổ điển ra đời phản ứng sự phóng túng của phong cách Rococo (ở Ý giữa những năm
1760, rồi đang lan rộng khắp châu Âu tới khoảng năm 1830).

- Sự vận dụng lại các đặc trưng sáng tác của Chủ nghĩa Cổ điển nhưng mang mục đích tái tạo lại xã hội,
đề cao bổn phận giáo dục của nghệ thuật, mong muốn sự phát triển gắn liền với đạo đức.
- Tiếp nối các đặc trưng của Chủ nghĩa Cổ điển, nhưng mang ý thức mỹ học của Quatremere de Quincy
và tinh thần cải tổ giáo dục của Dederot.


1.4. Phương pháp sáng tác (CNCĐ trong văn học)
- Hình tượng nhân vật trung tâm đề cao lý trí, chế ngự tình cảm, chiến thắng đam mê, coi nhẹ lợi ích cá
nhân để phục tùng lợi ích của quốc gia, dòng dõi.
- Sử dụng phương thức “Mô phỏng tự nhiên”. Đồng thời, mượn lại các điển mẫu của nghệ thuật Hy La cổ
đại.
- Đảm bảo sự hài hòa của mỹ học Phục hưng nhưng chuyển hóa thành các quy tắc nghiêm ngặt, chặt chẽ.
- Xây dựng nhân vật ở phương diện hành động (nhất là Kịch), không đi sâu phân tích tâm lý, khám phá nội
tâm.
- Đề cao sự khúc chiết của ngôn ngữ, thể hiện các sắc thái khôi hài, châm biếm, đả kích – gắn liền với một
số thể loại tiêu biểu: Kịch, truyện ngụ ngôn, truyện châm biến…


Quy tắc tam duy nhất của chủ nghĩa cổ điển

- Duy nhất về địa điểm
- Duy nhất về thời gian
- Duy nhất về hành động
Mô hình: Địa điểm  Thời gian  Hành động

- Lý luận: vận mệnh xã hội do tâm lý con người thống trị, kịch trường cổ điển lấy hành động sân khấu làm trụ
cột. Biểu hiện tâm lý một cách duy lý như vậy chỉ cần 24 tiếng đồng hồ là đủ. Luật tam duy nhất đã gạt bỏ
hết những diễn biến phức tạp, phong phú của cuộc đời và xã hội. Nếu như luật tam duy nhất đã có công
gột rửa và thống nhất kỹ thuật viết kịch bừa bãi của thế kỉ XVII thì nó cũng đã hạn chế sức biểu hiện to lớn
của kịch trường. 



2. MỘT SỐ TÁC GiẢ - TÁC PHẨM TIÊU BiỂU

W. A. Mozart (1756-1791)


2.1. Bức họa Các mục tử xứ Arcadie của Nicolas Poussin
Nicolas Poussin (1594-1665), họa sĩ danh tiếng người Pháp, hành nghề ở Ý từ năm 1624. Tác phẩm của ông thể
hiện cho trí tuệ mạnh mẽ, được đánh giá là “biểu hiện tinh tuyền của trường phái cổ điển”. Trong đó, phản ánh
“triết lý khắc kỷ và đã truyền vào tranh phong cảnh một sức mạnh của nghị lực và suy tư, bao trùm hình ảnh con
người”.

Đặc trưng của hội họa cổ điển qua Nicolas Poussin
- Sự nghiên cứu khéo léo về cử chỉ, phản ứng của nét mặt.
- Đảm bảo quy tắc nghiêm ngặt của không gian – luật phối cảnh.
- Bố cục tranh rõ ràng, tạo ấn tượng sân khấu.
- Thể hiện hình thể con người ở góc độ điêu khắc, phô diễn các hình khối lý tưởng như các tượng Hy Lạp.
- Màu sắc cân bằng, kỹ thuật thể hiện tỉ mỉ, chi tiết.


Các mục tử xứ Arcadie của Nicolas Poussin


2.2. Lời thề của anh em Horaces (1784) của Jacques Louis David
- Được xem là tuyên ngôn
Của phái Tân-Cổ điển

- Tán dương đạo đức
và tính cách anh hùng


- Mô tả phân cảnh một
tác phẩm của Titus Livius

- Vay mượn lối mô tả
của tượng cổ Rome

- Bố cục sắc nét, rõ ràng,
nhóm nhận vật tương phản


2.3 Lão hà tiện của Moliere

- Moliere (Jean-Baptiste Poquelin), tác giả tiêu biểu cho Chủ nghĩa Cổ điển trong văn học pháp. Ông đã mở
đường cho kịch nghệ sân khấu có một bước tiến dài trong lịch sử. Hài kịch của Moliere có đủ cung bậc
giải trí cho tới triết lý nhân sinh, từ cái cười sảng khoái cho tới cái cười ý nhị sâu xa. Moliere đã để lại
một số lượng tác phẩm đồ sộ, góp phần không nhỏ cho sân khấu kịch nghệ nước Pháp nói riêng và thế
giới nói chung. Trong đó, hài kịch của Moliere được chú ý hơn cả vì tiếng cười trong mỗi vở hài kịch
mang cung bậc đa điệu, tiếng cười mỉa mai, khôi hài, châm biếm, thậm chí cười ra nước mắt.


Biểu hiện của Chủ nghĩa cổ điển trong Lão hà tiện
- Vay mượn từ vở kịch Cái nồi của kịch gia cổ đại La Mã Ploto để cải biên lại.
- Lão hà tiện có 5 hồi và 32 màn, trong đó có 17 màn vay mượn tình tiết (hay tính huống).
- Đảm bảo hành động nhân vật theo quy tắc tam duy nhất của Kịch cổ điển.
- Phô diễn tâm lý của nhân vật theo phương pháp “Mô tả tự nhiên”, không quá cường điệu của Chủ
nghĩa Cổ điển.
- Điển hình hóa bản tính hà tiện của Harpagon như bản chất dẫn đến những thói xấu, âm mưu của giai
cấp tư sản.



Công diễn Lão hà tiện tại Nhà hát Philippe
Delhumeau (2011)


3. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa cổ điển đến văn học Việt Nam

- Ảnh hưởng không đậm nét, cũng không bao trùm lên nhiều thể loại như các chủ nghĩa khác, chủ yếu ảnh
hưởng đến thể Kịch nói.
- Ảnh hưởng muộn hơn so với nhiều nước khác trên thế giới, manh nha vào đầu thế kỷ thứ XX trở về sau.
- Chủ yếu diễn lại các vỡ (du nhập) nổi tiếng ở Pháp. Về sau, có cải biên và sáng tạo cho phù hợp với văn
hóa Việt.
- Vận dụng lại các thi pháp kịch cổ điển để phát triển loại hình kịch nói, nhất là sự thống nhất giữa hành
động và cấu trúc kịch. Tạo bước ngoặt cho nền kịch nói nước nhà đến thế kỷ XX.


Biểu hiện của Kịch cổ điển qua trường hợp Vũ Như Tô của Nguyễn
Huy Tưởng

 Cấu trúc kịch 5 hồi chặt chẽ (đảm bảo tính thống nhất, tập trung và hợp lý
của hành động nội tại). Các hành động quy tụ vào một hành động chính (Xây
dựng CTĐ). Sự kiện, thời gian, địa điểm cũng gắn liền với nó => Quy mẫu
của nghệ thuật cổ điển.



Hồi I: Giao đãi về mối quan hệ và ý đồ của các nhân vật, đặc biệt là
mầm mống xung đột trong ý đồ xây dựng Cửu Trùng Đài.



Hồi II: Mối kịch bắt đầu thắt nút khi Vũ Như Tô cùng Đan Thiềm tâm đầu
ý hợp trong ý đồ xây Cửu Trùng Đài. 


Hồi III: Nút kịch thắt chặt hơn (cao trào) bởi hành động xây Cửu Trùng
Đài, xuất hiện các thế lực chống đối quyết liệt.


Hồi IV: Tính kế hòa hoãn nhưng bạo loạn nổi ra do hậu quả tai hại của


Kết luận
- Chủ nghĩa cổ điển là giai đoạn phát triển quan trọng của lịch sử văn học Pháp.
Nó gắn liền với truyền thống dân tộc, đưa văn học dân tộc lên một bước đường
mới. Nó kế thừa xứng đáng Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng để chuẩn bị
cho nền văn học Ánh sáng đầy chói lọi của giai cấp tư sản thể kỷ XVIII. 
- Chủ nghĩa cổ điển cũng có những hạn chế nhất định. Giống triết học duy lý của
Descartes, các nhà văn cổ điển chỉ mới xây dựng được những tính cách mà
chưa đạt đến những điển hình của thời đại. Họ chưa nhận định được hoàn cảnh
lịch sử quy định tính cách nhân vật. Sự đề cao lý trí của nghệ thuật cổ điển đôi
khi quá gay gắt, khiến bản thân nó khô khan, thiếu hấp dẫn.



×