Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TÌM HIỂU VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHỐNG OXY HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.25 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TÌM HIỂU VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHỐNG OXY HÓA
Giảng viên: Thầy Nguyễn Huy Bảo
Thời gian: Thứ 2, tiết 123, ND302

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên
Nguyễn Thị Thu
Nguyễn Thị Thu
Nguyễn Thị Minh Thùy
Phạm Thị Thùy
Lưu Thị Thu Thủy
Tô Thị Thúy
Đào Thị Thực
Trần Lê Thương Thương
Hoàng Văn Toán

Mã sinh viên
571276


571491
571277
581392
581393
571281
571282
571283
571397

Hà Nội, 2016
I. MỞ ĐẦU
1

Lớp
K57CNTPA
K57CNTPC
K57CNTPA
K58CNTPA
K58CNTPA
K57CNTPA
K57CNTPA
K57CNTPA
K57CNTPB


Thực phẩm chức năng xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 1993 và phát
triển nhanh chóng. Thị trường này hiện nay hết sức sôi động với từ chỗ chỉ có vài
sản phẩm đến nay số lượng TPCN trên thị trường đã đạt trên 7.000 với sự tham gia
của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng.
Thực phẩm chức năng được biết đến với nhiều tác dụng và công dụng như:

chống lão hóa kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ
làm đẹp, tạo cho con người có sức khỏe sung mãn, hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng
và bệnh tật.
Hiện nay, nhóm thực phẩm chức năng chống lão hóa được áp dụng rộng rãi.
Nhu cầu làm đẹp là một nhu cầu chính đáng, trong đó chống lão hóa luôn được
quan tâm, nhất là ở phụ nữ, họ luôn mơ ước có làn da đẹp căng mịn không tỳ vết,
sức khỏe dẻo dai, ngăn ngừa bệnh tật…
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan về thực phẩm chức năng
1.1. Định nghĩa:
Cho đến nay chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra định nghĩa đầy đủ về thực
phẩm chức năng, mặc dù đã có nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực về thực phẩm
chức năng. Thuật ngữ“Thực phẩm chức năng”, mặc dù chưa có một định nghĩa
thống nhất quốc tế, nhưng được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
-

Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật:

Đưa ra định nghĩa thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm ngoài 2 chức
năng truyền thống là: cung cấp các chất dinh dưỡng và thoả mãn nhu cầu cảm
quan, còn có chức năng thứ 3 được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu
khoa học như tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện hệ
vi khuẩn đường ruột…
-

Theo Hiệp Hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản,
định nghĩa:

“Thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc
loại bỏ một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bỏ phải được chứng minh

2


và cân nhắc một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của
thực phẩm đối với sức khoẻ”.
-

Viện Y học thuộc viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, định nghĩa:

Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, là bất
cứ thực phẩm nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần
của thực phẩm có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của
nó.
-

Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), định nghĩa:

“Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ
vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản”.
-

Úc, định nghĩa:

“Thực phẩm chức năng là những thực phẩm có tác dụng đối với sức khoẻ hơn
là các chất dinh dưỡng thông thường. Thực phẩm chức năng là thực phẩm gần
giống như các thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến để cho mục đích ăn
kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao vai trò sinh lý của chúng
khi bị giảm dự trữ. Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến, sản xuất
theo công thức, chứ không phải là các thực phẩm có sẵn trong tự nhiên”.
-


Hiệp Hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead (châu Âu):

Hiệp hội này cho rằng khó có thể định nghĩa thực phẩm chức năng vì sự đa
dạng phong phú của nó. Các yếu tố “chức năng” đều có thể bổ sung vào thực phẩm
hay nước uống. Tổ chức này cho rằng: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm được
chế biến từ thức ăn thiên nhiên, được sử dụng như một phần của chế độ ăn hàng
ngày và có khả năng cho một tác dụng sinh lý nào đó khi được sử dụng”
-

Theo Rober Froid M:

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày 27-31/8/2001) tại Viên
(áo) trong báo cáo “Thực phẩm chức năng: Một thách thức cho tương lai của thế
kỷ 21” đã đưa ra định nghĩa: “Một loại thực phẩm được coi là thực phẩm chức
năng khi chứng minh được rằng nó tác dụng có lợi đối với một hoặc nhiều chức

3


phận của cơ thể ngoài các tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái,
khoẻ khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.
-

Bộ Y tế Việt Nam:

Thông thư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng dẫn việc quản lý các
sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là
thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác
dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm

bớt nguy cơ gây bệnh”.
Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng. Song tất cả đều
thống nhất cho rằng:Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa
thực phẩm (truyền thống – Food) và thuốc (Drug). Thực phẩm chức năng thuộc
khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta
còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc (Food-Drug).


Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng (Functional Food) và thực
phẩm truyền thống (Food) ở chỗ:

Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc
loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được
chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).
Có tác dụng với sức khoẻ nhiều hơn (tác dụng với một hay một số chức năng
sinh lý của cơ thể) hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm
chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm truyền
thống (cơ bản) như các loại thực phẩm gạo, thịt, cá…
Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc.
Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn
kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…


Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc

Nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ
sinh an toàn sức khoẻ, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà
4



sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh
với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là những sản phẩm để
điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi
chức năng sinh lý của cơ thể.
Ví dụ: Trà bạc hà
- Nếu ghi trên nhãn: Nước uống giải nhiệt, thì là: Thực phẩm
- Nếu ghi trên nhãn: Chỉ định điều trị rối loạn dạ dày, thì là: Thuốc.
Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ
dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc
hại, không có phản ứng phụ.
Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản
xuất mà không cần khám bệnh kê đơn của thầy thuốc.
1.2. Phân loại
Hiện nay cũng có nhiều cách phân loại thực phẩm chức năng, tuỳ theo bản
chất, tác dụng hoặc nguồn gốc…

a.

Phân loại theo bản chất cấu tạo và tác dụng của thực phẩm chức năng
Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất

Loại này rất phát triển ở Mỹ, Canada, các nước châu Âu, Nhật Bản… như việc
bổ sung iode vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường hạt, vitamin vào
nước giải khát, sữa… việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành bắt buộc, được pháp
luật hoá để giải quyết tình trạng “nạn đói tiềm ẩn” vì thiếu vi chất dinh dưỡng
(thiếu iode, thiếu vitamin A, thiếu sắt).
Ví dụ:
- Nước trái cây với các mùi khác nhau cung cấp nhu cầu vitamin C, vitamin E,
b-caroten rất phát triển ở Anh

- Sữa bột bổ sung acid Folic, vitamin, khoáng chất rất phát triển ở Mỹ, Anh,
Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Braxin…

5


- Bổ sung iode vào muối ăn và một số sản phẩm bánh kẹo được phát triển ở trên
100 nước.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào các loại nước tăng lực được phát triển
mạnh mẽ ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
b. Nhóm thực phẩm chức năng dạng viên
Đây là nhóm phong phú và đa dạng nhất. Tuỳ theo nhà sản xuất, có các dạng
viên nang, viên nén, viên sủi, chứa các hoạt chất sinh học, vitamin và khoáng chất.
Ví dụ:
- Viên C sủi.
- Viên tăng lực.
- Viên đề phòng loãng xương (có nhiều canxi), đề phòng thoái hóa khớp
c. Nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”, “giảm năng
lượng”
Hay gặp là nhóm trà thảo dược: Được sản xuất, chế biến để hỗ trợ giảm cân,
giảm béo, phòng chống rối loạn một số chức năng sinh lý thần kinh, tiêu hoá, để
tăng cường sức lực và sức đề kháng (ví dụ: trà giảm béo, trà sâm…) các loại thực
phẩm này dành cho người muốn giảm cân, bệnh tiểu đường…
d. Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực
Được sản xuất, chế biến để bổ sung năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ
thể khi vận động thể lực, thể dục thể thao…
e. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ tiêu hoá
Chất xơ là các polysaccharide không phải là tinh bột, là bộ khung, giá đỡ của
các mô, tế bào thực vật và có sức chống đỡ với các men tiêu hoá của người. Chất
xơ có tác dụng làm nhuận tràng, tăng khối lượng phân do đó chống được táo bón,

ngừa được ung thư đại tràng. Ngoài ra, chất xơ còn có vai trò đối với chuyển hoá
cholesterol, phòng ngừa nguy cơ suy vành, sỏi mật, tăng cảm giác no, giảm bớt
cảm giác đói do đó hỗ trợ việc giảm cân, giảm béo phì, hỗ trợ giảm đái đường.
6


Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ được sản xuất, chế biến như các loại nước
xơ, viên xơ, kẹo xơ…
f. Nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột bao gồm xơ tiêu hoá sinh
học (Probiotics) và tiền sinh học (Prebiotics) đối với hệ vi khuẩn cộng sinh ruột
già
- Các vi khuẩn cộng sinh (Probiotics) là các vi khuẩn sống trong cơ thể, ảnh
hưởng có lợi cho vật chủ nhờ cải thiện hệ vi khuẩn nội sinh. Các vi khuẩn này kích
thích chức phận miễn dịch bảo vệ của cơ thể. Các thực phẩm chức năng loại này
thường được chế biến từ các sản phẩm của sữa, tạo sự cân bằng vi sinh trong
đường ruột.
- Các Prebiotics: Là các chất như Oligosaccharide ảnh hưởng tốt đến vi khuẩn ở
ruột làm cân bằng môi trường vi sinh và cải thiện sức khoẻ. Các thực phẩm chức
năng loại này cung cấp các thành phần thực phẩm không tiêu hoá, nó tác động có
lợi cho cơ thể bằng cách kích thích sự tăng trưởng hay hoạt động của một số vi
khuẩn đường ruột, nghĩa là tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, giúp cải
thiện sức khoẻ.
- Synbiotics: Là do sự kết hợp Probiotics và Prebiotics tạo thành. Synbiotics kết
hợp tác dụng của vi khuẩn mới và kích thích vi khuẩn của chính cơ thể.
g. Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt
- Thức ăn cho phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ ăn dặm.
- Thức ăn cho vận động viên, phi hành gia.
- Thức ăn cho người có rối loạn chuyển hoá bẩm sinh
- Thức ăn cho người đái đường, người cao huyết áp.
- Thức ăn thiên nhiên: tỏi, trà xanh, các chất sinh học thực vật…

Ngoài cách phân loại như trên, ở một số nước còn có các cách phân loại khác
nhau. Ví dụ ở Nhật Bản, bảng phân loại hệ thống FOSHU (Food for Specific
Health Use) như sau:
Bảng 3: Hệ thống phân loại FOSHU
7


Tuyên bố về sức
khỏe

Yếu tố chức năng

Thực phẩm cải Prebiotics:
thiện đường tiêu oligosaccharides, rafftinose,
hoá
lactulose, arabinose.
Probiotics:lactocillus,
bifidobacterium.
Thực phẩm cho
người

cholesterol
máu
cao
Thực phẩm cho
người có huyết áp
cao
Thực phẩm cho
người


triacyglycerol
huyết thanh cao
Thực phẩm liên
quan hấp thụ và
chuyên chở khoáng
chất
Thực phẩm Noncaloriogenic
Thực phẩm cho
những người quan
tâm đến đường
huyết

Đạm đậu nành, alginate,
chitosan, sitosterol ester

Số
sản
phẩm
336

28

Chuỗi acid amin
42
Diaglycerol và sitosterol

Loại thực phẩm trên
thị trường
Nước
giải

khát,
yaourt, bánh biscuit,
đường viên, đậu nành
đông, dấm, chocolate,
soup bột, sữa lên men,
miso soup, ngũ cốc
Nước giải khát, thịt
viên, xúc xích, sữa đậu
nành, bánh biscuit,
magarin
Nước giải khát, soup,
acid lactic, nước uống
lên men, đậu nành
Dầu ăn

9
Casein, calcium
isoflavone

citrate
17

Manitol,
polyphenols,
paltinose, xylitol
Bột mì albumin, tiêu hoá
globin, polyphenol

2. Tìm hiểu về thực phẩm chức năng chống oxy hóa
2.1. Gốc tự do và sự oxy hóa – khử

2.1.1. Gốc tự do

8

6
4

Nước giải khát, đậu
nành lên men (natto),
mứt.
Chocolate,
chewing
gum
Kẹo, soup, nước giải
khát.


Nguyên tử là thành phần cơ bản nhất và nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất. Một
nguyên tử bao gồm một hạt nhân và các Nơ –tron. Thông thường, một cặp electron
bay trên 1 quỹ đạo quanh hạt nhân, giống như các hành tinh quay quanh mặt trời.
Phân tử bao gồm các nhóm nguyên tử gắn kết với nhau bởi hoạt động của các
cặp electron này. Đôi khi trong quá trình phản ứng hóa học, một electron bị kéo ra
khỏi chỗ cố hữu của nó trong phân tử, và tạo thành một gốc tự do.
Về bản chất, gốc tự do là một electron độc thân. Các gốc tự do rất không ổn
định và nhạy cảm. Chúng tìm kiếm những electron khác để hình thành 1 cặp
electron mới. Các gốc tự do gây hại khi chúng kéo những electron từ các tế bào
bình thường.


Ảnh hưởng của gốc tự do


Các gốc tự do có khả năng oxy hóa rất cao.
Chúng có thể gây ra tổn thương cho tất cả các chất liệu và mô trong cơ thể. Mô
mỡ là nơi bị tổn thương sớm nhất và thường gặp nhất, vì đó là loại mô có xu hướng
đặc biệt dễ bị oxy hóa. Gốc tự do gây ra 1 chuỗi phản ứng liên tục xảy ra trên các
chất mỡ tạo ra các peroxit và chúng chỉ có thể bị chặn đứng bởi chất chống oxy
hóa.
Các gốc tự do và các sản phẩm của chúng sẽ làm tổn thương màng tế bào, biến
đổi cấu trúc các protein, ức chế hoạt động các enzym, biến đổi nội tiết tố… gây ra
hàng loạt các bệnh như ung thư, tiểu đường…
2.1.2. Sự oxy hóa khử
Oxy hoá khử là quá trình quan trọng, tham gia vào các quá trình cung cấp năng
lượng, sinh tổng hợp, thoái hoá sinh học và khử độc. Cơ thể chúng ta cần oxy cho
các phản ứng chuyển hoá bình thường. Tuy nhiên, oxy cũng có thể có các phản ứng
bất lợi đối với nhiều thành phần khác của tế bào. Một số phản ứng sinh học đó sản
sinh ra các gốc tự do.
Tăng cường bổ sung các chất chống oxy hoá: VitaminE, carotenoid, vitamin C
và selen là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa sự tạo thành các gốc tự do.
2.2. Định nghĩa thực phẩm chức năng chống oxy hóa
9


Là các thực phẩm chức năng có tác dụng chống oxy hóa. Giúp ngăn chặn hay là
chậm quá trình oxy hóa chất khác, làm giảm tác dụng của các quá trình oxy hóa
nguy hiểm bằng cách liên kết với nhau và với các phân tử có hại, giảm sức mạnh
phá hủy của chúng. Chất chống oxy hóa ngăn quá trình phá hủy này bằng cách khử
đi các gốc tự do, kìm hãm sự oxi hóa bằng cách oxi hóa chính chúng.
2.3. Các chất chống oxi hóa trong thực phẩm
Gồm 2 loại: Chất chống oxy hóa tự nhiên và chất chống oxy hóa tổng hợp
- Chất chống oxy hóa tự nhiên: Acid ascorbic (Vitamin C), Tocopherol (Vitamin

E). Một số chất khác: carotenoid, flavanone, flavonol, vanillin…
- Chất chống oxy hóa tổng hợp: BHA, BHT, TBHQ.
2.3.1.Chất chống oxy hóa tự nhiên
a.

Acid ascorbic (Vitamin C)

Vitamin C tan nhiều trong nước, là chất chống oxy hoa nổi bật trong cơ thể.
Vitamin C tham dự vào nhiều phản ứng sinh hóa của cơ thể, cũng như can thiệp
vào chuyển hóa ở mức mô (cơ, não...) tế bào, thể dịch, hormon, giúp cho hoạt động
của tuyến thận, tuyến giáp …
Tìm thấy nhiều trong rau quả như: cam, chanh, ổi, chuối táo, lê…
b.

Tocopherol (Vitamin E )

Vitamin E là một vitamin tan trong dầu. Là một trong những chất chống oxy
hóa quan trọng nhất.
Có nhiều trong dầu đậu nành,ngũ cốc…
c.

Một số chất chống oxy hóa tự nhiên khác

• Caroteoid: Beta carotene, lycopene…
Có khả năng trung hòa các gốc tự do có thể gây tổn hại các tế bào, tạo khả năng
chuyển các tế bào ung thư thành tế bào bình thường.
Có thể tìm thấy trong cà rốt, cà chua và các loại trái cây khác
10



• Flavanone và flavanol
Là các chất có hoạt tính chống oxy hóa cao có thể tìm thấy được ở các thực vật
như trong trà xanh, thảo dược, gỗ…
2.3.2. Chất chống oxy hóa tổng hợp
a.

BHT (Butylated hydroxytoluen)

Ngăn ngừa oxy hóa chất béo. Nó được sử dụng để bảo quản thực phẩm có mùi,
màu sắc và hương vị. Nhiều vật liệu đóng gói kết hợp BHT. Nó được bổ sung trực
tiếp để rút ngắn quá trình oxy hóa của ngũ cốc, và các loại thực phẩm khác có chứa
chất béo và dầu.
b.

BHA (Butylated hydroxyanisole)

Thường được sử dụng để giữ cho chất béo khỏi bị ôi. Được tìm thấy trong bơ,
thịt, ngũ cốc, kẹo cao su, đồ nướng, thực phẩm snack, bia…Nó cũng được tìm thấy
trong thức ăn động vật, bao bì thực phẩm , mỹ phẩm, sản phẩm cao su, và các sản
phẩm dầu khí.
c.

TBHQ (Terbutyl hydroquinone )

TBHQ là tinh thể rắn, màu trắng, không tan trong nước nhưng hòa tan trong
rượu và ete.
Là một chất chống oxy hóa được dùng rộng rãi trong thực phẩm, mỹ phẩm, cao
su, đặc biệt là trong bảo quản các loại dầu và chất béo. Nó còn được sử dụng như
một chất ổn định để hạn chế sự trùng hợp tự động của các peroxit hữu cơ.
2.3.3. Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng có thể làm sạch các gốc tự do bằng cách
đưa lên 1 electron. Khi 1 phân tử gốc tự do nhận thêm 1 electron từ 1 phân tử
chống oxy hóa, các gốc tự do trở nên ổn định và không còn khả năng gây ra hại.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa còn giúp hạn chế sự phân hủy các hydropeoxide.
3. Vitamin E (Alphatocopherol) và tác dụng chống oxy hóa
3.1.Cấu trúc
11


Vitamin E là một vitamin tan trong dầu
Trong thiên nhiên gồm 8 dạng khác nhau của 2 hợp chất tocopherol và
tocotriennol. Trong đó, có 4 tocopherol và 4 tocotrienol. Tất cả đều có vòng
chromanol, với nhóm hydroxyl có thể cung cấp nguyên tử hidro để khử các gốc tự
do và nhóm R (phần còn lại của phân tử ) sợ nước để cho phép thâm nhập vào các
màng sinh học.
-

Tocopherol

Trong thực vật tocopherol được phân bố rộng rãi nhất, có cấu trúc vòng với một
chuỗi dài bão hòa bên cạnh.
Gồm có 4 dạng: , , và . Chúng được phân biệt bằng số lượng và vị trí nhóm
metyl trên vòng chromanol, trong đó alphatocopherol là thành phần có hoạt tính
sinh học nhiều nhất của vitamin E.
-

Tocotrienol

Tocotrienol cũng có 4 dạng: , , và. Chúng được phân biệt với tocopherol nhờ
chuỗi bên cạnh bất bão hòa, cũng còn được gọi dưới tên isoprenoid, các tocotrienol

ít được phân bố rộng rãi trong thiên nhiên.

Hình 1: Công thức cấu tạo của vitamin E
Dạng thiên nhiên của vitamin E dưới tên gọi RRR-alpha-tocopherol (trước đây
gọi là d-alpha-tocopherol) được tìm thấy từ dầu thực vật và là một đồng phân lập
thể đơn lẻ.
12


Dạng có nguồn gốc tổng hợp của vitamin E chính là tất cả các racemic-alphatocopherol. Là một hỗn hợp gồm 8 đồng phân quang học.
Cả hai dạng tự nhiên lẫn tổng hợp của vitamin E đều có cùng một công thức
phân tử, nhưng khác nhau về cấu trúc không gian 3 chiều. Các cơ quan và các mô
trong cơ thể bao gồm phổi, gan, tế bào hồng cầu, huyết tương, và não đều ưu tiên
thu nhận vitamin E có nguồn gốc tự nhiên hơn so với vitamin E có nguồn gốc tổng
hợp.
3.2. Chức năng


Vitamin E là một trong các chất chống oxi hóa quan trọng nhất

Chức năng chính của vitamin E trong cơ thể là tác động chống oxy hóa các
thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản sự hình thành các sản phẩm oxy hóa
độc hại.
Vitamin E được xem là hàng phòng thủ trước tiên chống lại quá trình peroxyd
hóa lipid. Vitamin E tác động ở mức độ tế bào để bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn
công của gốc tự do làm tổn hại đến màng tế bào.
Vitamin E bảo vệ các acid béo không bão hòa (PUFA) và cholesterol trong
màng tế bào. Các tế bào hồng cầu (RBCs) đặc biệt có hàm lượng PUFA cao và
vitamin E có nhiệm vụ bảo vệ RBCs khỏi bị tán huyết.
Vitamin E tiết kiệm selenium - chất này chứa trong enzym glutathinon

peroxydase. Đây là thành phần khác của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ
thể và bảo vệ những chất tương tự chất béo khác như vitamin A khỏi bị phân hủy.
Vitamin E điều hòa sự ngưng tập tiểu cầu bằng tác động ức chế hoạt động của
cyclooxygenase và làm giảm sự sinh tổng hợp prostaglandin (thromboxan).
Vitamin E cũng có những tác động khác trong cơ thể bao gồm sự chuyển hóa
nucleic và protein, chức năng phân bào và sản xuất hormon. Vitamin E cũng cần
thiết cho sự sinh sản bình thường.
Hơn nữa, vitamin E có thể bảo vệ vitamin A chống lại oxy hóa, làm vitamin A
bền vững. Vitamin E cũng bảo vệ chống lại chứng thừa vitamin A.


Tác dụng làm đẹpcủa vitamin E
13


Vitamin E là thành phần tuyệt vời trong việc làm đẹp.
Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm quá trình lão hóa da:Vitamin E là thành phần giúp
bảo vệ mô khỏi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình lão hóa.
Giữ ẩm cho da: Giúp ngăn chặn quá trình khô da, dưỡng ẩm một cách lâu dài,
cải thiện các nếp nhăn và mang đến cho bạn một làn da mượt mà và căng mịn.
Giảm thiểu vết thâm, cải thiện sắc tố da.
Hỗ trợ giúp trị rạn da
Giúp cải thiện tình trạng tóc khô xơ, chẻ ngọn: Thành phần chống oxi hóa có rất
nhiều trong vitamin E sẽ làm giảm quá trình lão hóa của tóc. Khi dung nạp vitamin
E vào cơ thể, sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển và làm tăng khă năng tuần hoàn
máu cho toàn bộ cơ thể, trong đó có cả da đầu.
3.3. Dược động học
Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột. Tương tự như các vitamin tan trong
dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hóa. Vào
máu, vitamin E liên kết với lipoprotein huyết tương, phân bố rộng rãi vào các mô,

tích lũy nhiều ở gan và các mô mỡ. Thải trừ chủ yếu qua phân.
3.4. Nhu cầu
Nhu cầu hằng ngày về vitamin E là 10mg d-alphatocopherol cho nam và 8mg
cho nữ. Sữa mẹ có đủ vitamin E đáp ứng yêu cầu của trẻ bú.
Nếu thiếu hụt vitamin E có thể liên quan tới bệnh xơ nang, bệnh gan ứ mật mãn
tính, bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo, hội chứng ruột ngắn, hội chứng thiếu hụt
vitamin E và các hội chứng kém hấp thu khác có thể dẫn đến mức độ ảnh hưởng
khác nhau. Tuy nhiên vitamin E cũng có thể hoạt động như một chất chống đông
và làm tăng nguy cơ của các vấn đề đông máu.
Còn nếu thừa vitamin E nếu dùng liều cao trên 3000IU mỗi ngày có thể gây rối
loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy hơi, đi lỏng, viêm ruột hoại tử). Tiêm tĩnh mạch liều
cao có thể gây tử vong.
3.5. Thực phẩm chứa nhiều vitamin E
14


Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên có nhiều
chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu
ô-liu. Các nguồn khác có hạt ngũ cốc, cá, bơ, lạc, các loại rau lá xanh (rau bina
hoặc cải xoăn).
Phần lớn các nguồn bổ sung vitamin E tự nhiên hiện nay được tách từ dầu thực
vật, thông thường là dầu đậu tương. Đặc biệt vitamin E không bị phân hủy khi nấu
nướng.
4. Tìm hiểu về sản phẩm Enat 400
4.1. Sản phẩm Enat 400
4.1.1. Giới thiệu chung
Enat 400 là thuốc vitamin E của công ty dược phẩm Mega Thái Lan, với thành
phần chính là vitamin E 400UI, nó có hai dạng viên nang mềm và viên uống. Mỗi
viên chứa 400 đơn vị quốc tế vitamin E thiên nhiên.
Enat 400 viên nang mềm có thể uống và đặc biệt chích ra và lấy dược chất

vitamin E ở trong bôi lên vùng da cần chăm sóc. Còn dạng viên hoàn cứng thì chỉ
dùng để uống bổ sung vitamin E hàng ngày.
Enat 400 tốt hơn hẳn vitamin E tổng hợp nhờ khả năng hấp thu tốt hơn, có ái
lực tốt hơn với các mô của cơ thể, tác dụng sinh học gấp 2 lần so với vitamin E
tổng hợp.
Mỗi viên nang gelatin mềm chứa:
Vitamin E dạng d-a-tocopheryl acetat
400 IU
Tá dược: dầu đậu nành
4.1.2.Tác dụng
Enat 400 với thành phần nguyên chất là vitamin E nên có tác dụng hỗ trợ điều
trị và dự phòng tình trạng thiếu vitamin E. Vitamin E thiên nhiên giúp duy trì vẻ
đẹp của làn da, làm giảm tiến trình lão hóa da và giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp
nhăn trên da. Đồng thời vitamin E còn có tác dụng như là một chất chống oxy hóa,
15


giúp cho quá trình bảo vệ các tế bào bị tổn thương gây ra bởi quá trình oxy hóa các
gốc tự do.
Enat 400 có tác dụng chăm sóc làn da rất tốt, có thể sử dụng từng viên nang để
bôi vào vết da cần chăm sóc làm cho nó tăng tính đàn hồi trở lại.
Liều lượng: một viên nang một lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4.1.3. Đối tượng sử dụng
Enat 400 có thể sử dụng cho rất nhiều đối tượng từ trẻ đến già miễn là làn da có
sự thiếu hụt vitamin E đáng kể.
Sử dụng trong những trường hợp da khô, kém đàn hồi, nhăn nheo không láng
mịn.
Phối hợp với viên uống có collagen và nội tiết tố nữ sử dụng cho những trường
hợp tiền mãn kinh dẫn đến thiếu hụt vitamin E, những trường hợp tiền mãn kinh
dẫn đến làn da khô và xấu xí.

Enat 400 dạng kem bôi thì sử dụng đều hàng ngày ở những vùng da cần được
chăm sóc, đặc biệt là những vùng da mặt hay những vùng da mỏng.
Enat 400 cần sử dụng thận trọng cho phụ nữ trong quá trình mang thai.
Với những phụ nữ thiếu hụt nội tiết tố gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất
ngủ, tiền đình… thì có thể uống Enat cùng với viên uống piragink để cải thiện các
triệu chứng trên.
Chống chỉ định: bệnh nhân giảm thrombinemia do thiếu hụt vitamin K
4.1.4. Tác dụng không mong muốn
Enat 400 là dạng vitamin tan trong dầu cho nên không nên uống trong thời gian
quá lâu, chỉ nên dùng đến 2 tháng để tránh sự lắng đọng vitamin E trong cơ thể.
Tác dụng không mong muốn của Enat 400 là quá mẫn, uống nhiều có thể gây
hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và đau đầu.
Tương tác của Enat 400:

16


Thận trọng sử dụng cùng với các thuốc tan trong dầu khác, cẩn thận đối với
những người có tiền sử máu khó đông, vì Enat 400 tương tác với vitamin K và
throbin và các yếu tố đông máu khác của cơ thể. Vì thế nên uống Enat 400 trong
bữa ăn để đồng vận cùng lipid giúp hấp thu tốt hơn.
4.2. Phương pháp sản xuất (dạng viên nang mềm)
4.2.1. Tách chiết vitamin E
Để tách chiết vitamin E tự nhiên, người ta đã sử dụng rất nhiều phương pháp và
kỹ thuật khác nhau: este hóa, xà phòng hóa, trích ly lỏng – lỏng, kết tinh, chưng
cất, trao đổi ion và sắc kí hấp phụ. Mỗi phương pháp, kỹ thuật đều có ưu, nhược
điểm nhất định. Thông thường, người ta sử dụng phương pháp kết hợp một số kỹ
thuật trên để thu nhận vitamin E từ nhiên từ nguồn phụ phẩm chế biến dầu.
Ví dụ: Phương pháp kết hợp este hóa, kết tinh và sắc ký hấp phụ để thu nhận
vitamin E từ cặn khử mùi của quá trình tinh chế dầu đậu tương.

Cặn khử mùi, phụ phẩm của quá trình tinh chế dầu đậu tương, chứa chủ yếu các
nhóm hợp chất acid béo, phytosterol, tocopherol (vitamin E) được xem là nguồn
nguyên liệu hữu dụng cho việc thu nhận vitamin E tự nhiên.
Đầu tiên, cặn khử mùi được xử lý để loại nước, cặn vô cơ và các hợp chất dễ
bay hơi.
Tiếp đó tách hỗn hợp acid béo bằng cách tiến hành etyl este hóa các acid béo
trong cặn khử mùi với H2SO4 đậm đặc (0.6%), tỉ lệ etanol/acid béo: 20/1 (mol/mol)
ở 70oC trong 80 phút, rồi tách etyl este của các acid béo nhờ chưng cất phân đoạn
chân không ở áp suất 4 – 5 mbar và nhiệt độ đỉnh 198 – 225oC.
Phần hỗn hợp còn lại trong bình cất được đem tách phytosterol bằng phương
pháp kết tinh với dung môi etanol ở nhiệt độ 5 oC, thu được vitamin E thô. Quá
trình tinh chế vitamin E được bắt đầu bằng trích ly với etanol (tỉ lệ etanol/VTM
Ethô lần 1: 2/1, lần 2: 1/1), rồi tiến hành kết tinh lạnh ở nhiệt độ - 15 oC để loại
phytosterol còn sót lại và các tạp chất khác.
Cuối cùng là giai đoạn tách vitamin E có độ tinh khiết cao trên cột silica gel
(0.063 – 0.200m) với hệ dung môi rửa giải là n-hexan : etanol: 9: 1, thu được sản
phẩm vitamin E có độ tinh khiết đạt 90.8%.
17


4.2.2. Nang mềm gelatin


Thành phần chính của vỏ nang

Gelatin: 35– 45%
Chất hóa dẻo 15 – 20%,
Nước
Chất bảo quản
Chất màu



Cụ thể

- Gelatin để làm nang mềm phải là loại dược dụng, đạt các chỉ tiêu về giới hạn kim
loại nặng, mức độ nhiễm vi cơ. Ngoài ra, phải lưu ý đến độ bền gel là yếu tố quyết
định khả năng tạo màng của gelatin. Yêu cầu về độ bền gel phụ thuộc vào phương
pháp điều chế.
- Chất hóa dẻo thường dùng là glycerin, ngoài ra có thể thêm các chất để tăng độ
dẻo dai của màng như: propylene glycol, sorbitol, methyl cellulose… Tỷ lệ chất
hóa dẻo phụ thuộc vào thành phần và bản chất chất đóng nang. Chất đóng nang
thân nước, tỷ lệ chất hóa dẻo cao hơn chất đóng nang thân dầu.
- Nước trong công thức chế vỏ nang chiếm 0.7 – 1.3 phần so với lượng gelatin, tùy
thuộc vào độ nhớt của gelatin.
Để chế dung dịch vỏ nang, người ta hòa tan chất màu, chất bảo quản và các chất
phụ khác vào nước. Ngâm gelatin vào dung dịch này cho trương nở hoàn toàn. Đun
nóng glycerin, cho geltatin đã trương nở vào đun cách thủy để hòa tan. Lọc, giữ
nóng để chế nang.
4.2.3. Các phương pháp bào chế nang mềm
a. Phương pháp nhúng khuôn
Khuôn là những giá kim loại hình trái xoan được gắn trên một chuôi để cầm.
Nhiều quả xoan được gắn trên một tấm kim loại để tăng hiệu suất chế nang.

18


Dung dịch vỏ nang được duy trì ở trạng thái lỏng (khoảng 40 – 50 oC). Khuôn
được nhúng vào dung dịch vỏ nang trong vài giây, sau đó được quay tròn nhẹ
nhàng cho dung dịch vỏ nang bám đều vào khuôn. Có thể nhúng vài ba lần cho đến
khi vỏ nang đạt độ dày yêu cầu. Sau khi nhúng xong, để nguội cho vỏ nang ổn định

rồi đưa cắt đầu nang (phía tiếp xúc với cán) và kéo nhẹ nhàng vỏ ra khỏi khuôn.
Quạt gió để làm khô vỏ nang. Vỏ nang đã khô được xếp vào giá và đóng dung dịch
vào vỏ bằng bơm tiêm, buret hoặc thiết bị thích hợp. Sau đó, nang được hàn kín
bằng dung dịch gelatin nóng.

Hình 2: Sơ đồ khuôn để tạo vỏ nang
Quá trình tạo vỏ và đóng thực phẩm chức năng được thực hiện riêng.
Phương pháp này có sai số khối lượng nang tương đối nhỏ (khoảng 10 - 15%)
b.

Phương pháp nhỏ giọt

Phương pháp này thực hiện nhờ các máy tạo nang nhỏ giọt ở quy mô nhỏ hoặc
quy mô công nghiệp.
Quá trình tạo vỏ và thực phẩm chức năng diễn ra đồng thời.
Khi chế nang, trước hết dung dịch vỏ nang (duy trì 60 oC) được dẫn qua đầu nhỏ
giọt để tạo ra một vỏ rỗng, cửa ra của đầu nhỏ giọt dung dịch vỏ nang được chặn ở
giữa bởi đầu nhỏ giọt dung dịch thực phẩm chức năng. Ngay lúc đó, người ta điều
khiển van để cho dung dịch dược chất nhỏ vào vỏ nang, làm cho nang cắt giọt và
vỏ nang được đóng kín. Nang được đóng bằng dầu parafin lạnh (khoảng 10 oC).
Rửa sạch dầu paraffin bằng hỗn hợp dung môi hữu cơ (cồn – aceton) rồi sấy ở 40 –
45oC.
Phương pháp này thường mắc sai số khối lượng lớn.
19


Hình 3: Sơ đồ thiết bị tạo nang nhỏ giọt
Thực phẩm chức năng, 2- dung dịch gelatin, 3- dầu paraffin lạnh)
Phương pháp ép khuôn
(1-


c.

Khi chế nang, dung dịch vỏ nang chứa trong bình được rót thành mỏng sang
trống quay đã được làm lạnh trước. Gặp lạnh gelatin đông cứng thành màng mỏng.
Màng chuyển lên ống có bôi dầu và đưa vào trục tạo nang đã được làm nóng. Trục
tạo nang là hai ống hình trụ quay ngược chiều, trêm mỗi trục có khuôn một nửa vỏ
nang, đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang tiếp xúc nhau, đáy nang được hàn kín
trước, cùng lúc đó thực phẩm chức năng được đóng vào nang nhờ một piston phân

Hình 4: Sơ đồ thiết bị tạo nang ép khuôn
Phương pháp này cho hiệu suất cao, phân liều chính xác nhờ piston phần liều tự
động (sai số khối lượng nang khoảng 1 – 5%). Phương pháp này có thể tạo ra nhiều
nang có hình dạng khác nhau, có thể có hai màu khác nhau trên một nang.
III. KẾT LUẬN

20


Mong muốn giữ lại một vẻ ngoài tươi trẻ và cảm thấy không bị giới hạn vì tuổi
tác, nhiều người đàn ông và phụ nữ hiện đại đang tìm kiếm phương pháp mang lại
hiệu quả. Họ chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm giúp giảm thiểu những dấu hiệu
lão hóa điều này tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp làm đẹp và chăm sóc
sức khỏe.Thực phẩm chức năng chống lão hóa nói chung và sản phẩm enat 400 nói
riêng xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Tuy TPCN được đánh giá cao như vậy nhưng chúng cũng không phải là thứ gì
quá ghê gớm, là thần dược như nhiều người hiểu lầm.
Vì vậy: Hãy làm người tiêu dùng thông minh
- Nên sử dụng ngay khi còn khỏe để nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch,
phòng tránh bệnh.

- Chỉ sử dụng sản phẩm đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn. Tất cả những sản
phẩm phải thông qua các cơ quan kiểm định, hướng dẫn sử dụng.
- Phải tỉnh táo trước những lời quảng cáo.
- Không thực phẩm chức năng nào chữa bệnh mà chỉ là hỗ trợ.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.

Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc. 2006. Nhà xuất bản y
học.
Dược lý học. 2004. Trường đại học dược Hà Nội.
/> /> /> /> />:85/tc_khktnn/Upload%5C2412014tc_so_8.2013_banbong.1159-1163.pdf

21


22



×