Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giáo dục bậc mầm non ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 14 trang )

Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM
Khoa Kinh Tế Quốc Tế

---0O0---

BỘ MÔN: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI: Giáo dục bậc mầm non ở Việt Nam


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục là “nhằm truyền thụ những tri thức và kinh
nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư
tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách
phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng
tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội” .Mở
đầu cho hệ thống giáo dục là giáo dục tuổi mầm non
đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình phát
triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình
nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận
động, tâm lý xã hội... đó khẳng định sự phát triển của
lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển có tính quyết
định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển
trí tuệ trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu về sự
phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm đầu
tiên của cuộc đời, những ảnh hưởng của ích lợi từ các
dịch vụ giáo dục mầm non có chất lượng đó khiến các
chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt
các nước phát triển rất quan tâm. Bởi nó đã góp phần
hình thành ra nguồn nhân lực có chất lượng chuyên
môn cao đáp ứng yêu cầu xã hội. Đây cũng chính là


thách thức của Việt Nam ta trong việc đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân lực phục vụ các định hướng phát
triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đặc biệt đối với
bậc giáo dục mầm non.


Thực trạng giáo dục mầm non ngày nay ở Việt Nam:
Tổng quan về giáo dục mầm non
Các loại hình giáo dục mầm non hiện nay
Gồm có 3 loại hình giáo dục:
Nhà trẻ trường mẫu giáo
Nhà trẻ trường mẫu giáo hợp nhất
Các loại hình mầm non khác :
Nhà trẻ nhận trẻ từ 3 tháng tuổi cho đến 36 tháng tuổi
Ngoài ra còn có các loại hình khác:
Lớp mẫu giáo 5 tuổi dành cho trẻ 5 tuổi chưa qua lớp mẫu giáo nhỏ
Loại hình nhóm trẻ gia đình giành cho các bé dưới 6 tuổi được chăm
sóc tại gia
b)
Các chính sách của nhà nước đối với ngành giáo dục mầm
non
Các chính sách ưu tiên cho các trẻ em dân tộc miền núi, ít người,
trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật không điều kiện kinh tế
Các chính sách hổ trợ cho giáo viên , tổ chức những người tham
gia giảng dạy đối với giáo dục bậc mầm non
Nhà nước tập trung các nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất
cho các trường mầm non công lập theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa,
hiện đại hóa. Ưu tiên xây dựng mới các cơ sở giáo dục mầm non công
lập ở vùng nông thôn, các xã khó khăn miền núi, biên giới, vùng sâu,
vùng xa và các xã, phường có mức sống thấp của thành phố, thị xã.

I.
1)
a)







Những thành tựu của giáo dục mầm non trong những năm
gần đây
Báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục Mầm non 2007 được tổng
hợp bởi nhóm tư vấn độc lập quốc tế do UNESCO công bố cho biết:
Việt Nam đứng thứ 70/125 quốc gia về giáo dục mầm non
Ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ trên 3 tuổi, độ tuổi chính thức học mầm non, được
tiếp cận với dịch vụ mầm non là 47%, cao hơn mức trung bình thế giới
7% nhưng so với khu vực Đông Nam Á thì con số này còn khá hạn chế,
ví như Malaysia đạt tỷ lệ này cao
nhất với 108%
2)

-


VN đạt được mức độ cân bằng về giới với tỉ lệ 46% trẻ em nữ và
47% trẻ em nam được học mầm non

Hệ thống giáo dục ở nước ta về cơ bản đã
đáp ứng được như cầu học tập của nhân

dân.
Đến nay, hầu hết người dân trong độ tuổi
đi học đều được đến trường. Số trẻ đến
trường mầm non là 3.405.194 cháu; học
sinh phổ thông là 15.016.156 em (trong đó học sinh tiểu học là
6.922.624, học sinh THCS 5.214.042, học sinh THPT là 2.879.490).
Trong 40 năm qua (1975-2015) , TPHCM đã tăng thêm 939 trường
mầm non, chiếm tỷ lệ 47,6% so với
tổng
số 1.972 trường tăng thêm ở tất cả
bậc học. Ngoài ra, đây cũng là bậc
học có số lượng giáo viên tăng
thêm nhiều nhất với 19.548 người
trong vòng 40 năm, bình quân mỗi
năm tăng thêm 488 người. Tỷ lệ trẻ
học bán trú hiện nay đạt 98%, trong
khi số trẻ suy dinh dưỡng ở hai thể
nhẹ cân và thấp còi chiếm chưa
đến 3%. Năm 2013, TPHCM được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến nay, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt
91,3% ở hệ mẫu giáo và 32,4% ở hệ nhà trẻ. Đặc biệt trong năm 2014,
TPHCM đã liên tục “lập cú đúp” với hai chính sách đổi mới toàn bộ cục
diện ở bậc học này là Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục mầm non giai đoạn
2014 - 2020 do HĐND TPHCM phê duyệt và chính sách triển khai thí
điểm nhận giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết, với Đề án hỗ
trợ giáo dục mầm non, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên
tại các cơ sở mầm non công lập được hỗ trợ thêm 25% tiền lương.
Riêng đối với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy nhóm lớp
6 - 18 tháng tuổi sẽ được nhận thêm hỗ trợ lên đến 70% tiền lương



gồm 35% phụ cấp ưu đãi và 35% hỗ trợ do tính chất công việc. Đối với
các giáo viên mới
ra trường được
tuyển dụng mới ở
các cơ sở sẽ được
hỗ
trợ
100%
lương

sở/người/tháng
trong năm đầu tiên
công tác, hưởng
thêm 70% phụ cấp
lương

sở/người/tháng ở
năm thứ hai và
50% lương cơ
sở/người/tháng ở
năm thứ ba.
TPHCM là
việc dũng cảm
đứng ra nhận trách
nhiệm
tìm
nguồn vốn vay và trả lãi vay ngân hàng cho các dự án đầu tư
xây dựng trường mầm non. Tính đến nay, đã có 72 dự án đầu

tư xây dựng theo hình thức này được UBND TP phê duyệt với
tổng mức đầu tư lên đến hơn 2.700 tỷ đồng.
3)
Những tồn tại của giáo dục mầm non hiện nay
Quy mô phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa các loại hình,
vùng miền và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; chất lượng
giáo dục chưa đảm bảo khi vẫn còn tình trạng mất an toàn cho trẻ,
chương trình dạy chưa đảm bảo; đội ngũ giáo viên và quản lý chưa đáp
ứng được yêu cầu cả về số lượng, chất lượng…
Đó là hàng loạt các bất cập trong giáo dục mầm non được chỉ ra
trong dự thảo Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật về giáo dục mầm non.
Báo cáo do Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng của Quốc hội công bố sáng nay, ngày 16/9, tại Hội nghị tham vấn
chuyên gia về thực hiện chính sách giáo dục mầm non do Ủy ban này
tổ
chức


Nội.
Mạng lưới mất cân bằng
Kết quả giám sát cho thấy, mạng lưới trường, lớp mầm non được
củng cố, mở rộng, phát triển nhanh trong những năm gần đây.
Năm học 2013-2014, cả nước đã có trên 14.000 trường mầm non,
tăng gần 400 trường so với năm học
2012-2013, tăng trên 1.200 trường so
với năm học 2009-2010. Tổng số
nhóm trẻ và lớp mẫu giáo là trên

Sẽ hết cảnh người dân trắng đêm tại

cổng trường mầm non xin học cho con,
cháu?


175.000 nhóm, lớp, trong đó có trên 18.200 nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
độc lập.
Tuy nhiên, sự phát triển quy mô này lại mất cân bằng giữa trường
công và tư, giữa vùng đồng bằng và miền núi.
Cụ thể, số trường mầm non công lập hiện có là 12.400 trường, chiếm
đến 87,8% tổng số trường. Loại hình dân lập và tư thục chỉ có trên
1.700
trường,
chiếm
tỷ
lệ
khiêm
tốn
là12,2%.
Bên cạnh số ít tỉnh, thành phố phát triển khá mạnh loại hình trường
ngoài công lập như Đà Nẵng (58,86%), Bình Dương (58,23%), Thành
phố Hồ Chí Minh (trên 54%), tỷ lệ trường mầm non ngoài công lập ở
hầu hết các tỉnh, thành phố còn lại đạt rất thấp (ở Vùng núi phía Bắc
bình quân đạt 2,71%, vùng Đồng bằng Bắc nộ là 4,14% ).
Việc phát triển hệ thống trường, lớp giáo dục mầm non ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do địa bàn dân cư thưa thớt,
không tập trung, giao thông không thuận lợi.

Đến
nay, cả nước vẫn còn 286 xã (chiếm 2,6%) chưa có trường mầm non
mà chỉ có từ một đến 2 lớp mẫu giáo, còn trên 22.000 lớp mẫu giáo

(chiếm 16,3% tổng số lớp) phải
ghép 2 hoặc 3 độ tuổi.
Cơ cấu các bậc học cũng có sự
chênh lệch khi mạng lưới cơ sở
phục vụ cho việc chăm sóc và giáo
dục nhóm trẻ nhà trẻ (từ 3 tháng đến

Cảnh hành hạ trẻ em tàn độc tại Trường mầm
non tư thục Phương Anh


3 tuổi chưa được coi trọng đúng mức, tổng số nhóm trẻ chỉ chiếm
22,9%.
Điều này dẫn đến tình trạng người dân phải gửi trẻ trong các nhóm
trẻ gia đình chưa đủ điều kiện đăng ký như một cơ sở giáo dục mầm
non hay trẻ phải theo anh chị đến trường phổ thông, làm ảnh hưởng
đến sự an toàn và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Ví dụ: Tại
TP.HCM năm 2013 các bảo mẫu của trường mầm non tư thục Phương
Anh bạo hành trẻ mầm non bằng các phương pháp man rợ có lẽ việc
nhức nhối nhất đã gây rúng động dư luận báo chí và xã hội và cũng
giống lên hồi trống cảnh tỉnh cho nền giáo dục bậc mầm non trước cơ
chế quản lý lỏng lẻo chưa thật sự nghiêm túc nhìn nhận tầm quan trọng
giáo dục ở lứa tuổi bậc mầm non.
Mất cân đối trường lớp dẫn đến sự mất cân đối về số lượng học
sinh. Năm học 2013-2014, tổng số trẻ được huy động ra lớp là trên 4,6
triệu trẻ nhưng số nhà trẻ chỉ đạt hơn 817.000 trẻ, chiếm tỷ lệ 23,4% so
với tổng số trẻ trong độ tuổi. Tỷ lệ này ở nhóm trẻ 5 tuổi là 96,8%.
Tỷ lệ trẻ đến trường ở các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ khá cao với 48,8%
trẻ nhà trẻ, 98,3% trẻ mẫu giáo và 99,9% trẻ 5 tuổi nhưng các con số
tương ứng ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ lần lượt là 7,5%; 70,4% và

98,6%.


Kiểm tra sức khỏe của trẻ mầm non. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Chất lượng chưa đảm bảo
Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng của Quốc hội cũng cho thấy trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm
non về cơ bản đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, tỷ lệ trẻ suy
dinh
dưỡng
giảm.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn về
nhiều lĩnh vực liên quan như cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình
dạy và công tác quản lý, đặc biệt là quản lý với cơ sở mầm non ngoài
công lập.
Về cơ sở vật chất, theo kết quả giám sát, tỷ lệ phòng học kiên cố của
giáo dục mầm non chỉ đạt trên 60%, còn gần 40% là bán kiên cố và
phòng học tạm bợ, nhờ, mượn, nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng
sâu vùng xa.


Trong khi đó, ở các thành phố lớn lại thiếu đất đai, phòng học và
khuôn viên chật hẹp, nhiều phòng học được đặt trên các nhà cao tầng,
không an toàn cho trẻ. Có đến 33,3% nhóm, lớp chưa đủ thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi theo quy định.
Đặc biệt, hầu hết các nhà trẻ và trường mầm non đều không đủ các
điều kiện để thực hiện việc chăm sóc cho trẻ dưới 15 tháng tuổi.
Về nhân lực, từ năm học học 2009-2010 đến năm học 2013-2014, số
lượng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đã tăng hơn 2
lần, trong đố số trong biên chế tăng 3 lần.

Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Hiện giáo dục
mầm non cả nước vẫn còn thiếu gần 8.000 giáo viên nhà trẻ và gần
19.000 giáo viên mẫu giáo. Số lượng giáo viên ít cộng với cơ sở vật
chất thiếu đã đẩy sỹ số lớp học nhiều nơi vượt quá mức so với ch uẩn
quy định, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Không chỉ thiếu về số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên cũng còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo chủ yếu chạy theo số lượng
hơn là bảo đảm về chất lượng dẫn đến việc phải đào tạo lại.
Những bất cập về cơ sở
vật chất và giáo
viên khiến cho nhiều nơi
không đáp ứng được
yêu cầu đổi mới về nội
dung, chương trình và
phương pháp giáo dục,
chất lượng thực hiện
chương trình giáo dục
mầm non ở một số địa
phương vì thế chưa đạt
yêu cầu, đặc biệt là ở
miền núi,
vùng sâu vùng xa.
Công tác quản lý trong
giáo dục
mầm non cũng là một bài toán nan giải được báo cáo chỉ ra, nhất là với
cơ sở ngoài công lập, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Kết quả
giám sát cho thấy, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên,
lực lượng thanh tra còn mỏng, phương thức thanh tra chưa đổi mới.
Điều này làm cho việc phát hiện và xử lý các vi phạm chưa kịp thời và
chưa nghiêm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ,

gây bức xúc trong xã hội.


Trước hàng loạt những bất cập như trên, Ủy ban Văn hóa, giáo dục
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội kiến nghị Chính phủ và
các bộ, ngành, các địa phương xây dựng chương trình và kế hoạch cụ
thể để phát triển giáo dục mầm non một cách toàn diện, vững chắc
đồng thời đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường các nguồn đầu tư để
phát triển cân đối mạng lưới trường lớp, có chính sách thiết thực để
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của bậc học này.
Tuy nhiên, với thực trạng hiện tại nếu chỉ hô hào, yêu cầu chung
chung thì chắc chắn tình trạng giáo dục mầm non khó mà có thể cải
thiện trong thời gian tới
4)
Những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do việc xã hội hóa trong
giáo dục mầm non chưa tốt. Việc chuyển đổi gần 4.700 trường mầm
non bán công từ năm 2005 hầu hết chuyển sang trường công chứ
không sang loại hình tư thục do không tìm được nhà đầu tư.
Ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non còn quá thấp chưa có sự
bình đẳng giữa các cấp giáo dục.
Quản lý giáo dục từ cơ sở đến trung ương còn quá lỏng lẻo , lơ là.
Vai trò của giáo dục mầm non chưa thật sự được nhìn nhận một cách
nghiêm túc.
Giáo dục mầm non chưa được quan tâm đồng đều giữa các nơi
nhất là vùng sâu , vùng xa, vùng biên cương, hải đảo.
II .

Những giải pháp tháo gỡ những tồn tại của giáo dục mầm


non.
Xu hướng phát triển mầm non của một số nước trên thế giới
Giáo dục mầm non là mối quan tâm số một ở các nước phát triển
a)
Nhật Bản
Chơi mà học: phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo
Chú ý rèn luyện sức khỏe dẻo dai:,
Tự giác và đoàn kết: các bé sẽ được dạy cách tự giác dọn dẹp thu
gom dụng cụ, đồ đạc sao cho gọn gàng
Giáo dục từ các bậc cha mẹ: Thay vì nói “con ăn rau nhé”, người mẹ
sẽ nói “con ăn bắp cải nhé, đây là bắp cải trồng ở tỉnh Gunma”.
1)


các bé tự tay trồng và thu hoạch rau củ
giờ học

Singapore:
Thời
gian
Hệ
Mầm
non
tại Singapore là 3 năm,dành cho trẻ
từ 3 đến 6 tuổi.
200 trường dành cho giáo dục Hệ
Mầm non
Tập trung dạy về các hoạt động phát
triển ngôn ngữ, kỹ năng làm toán cơ
bản, kiến thức xã hội, âm nhạc và

hoạt động thể chất.
Hệ thống thư viện hiện đại và tiến bố bậc nhất
Giáo viên mầm non được quy định chặt chẽ về trình độ giáo viên, độ
tuổi
b)









Cùng thu dọn bàn ghế sau


Hàn Quốc :
Người Hàn Quốc tin vào triết lý: “Giáo dục thay đổi số phận”
Sáu Bộ của Hàn Quốc chăm lo cho trẻ
Giáo dục trên sự phát triển tình cảm gia đình
Định hướng nghề nghiệp sớm cho trẻ
c)






Một số nước phương Tây:

Phát triển thể chất: Dạy trẻ biết hoạt động và lòng yêu thích hoạt động
Phát triển nhận thức: chú ý nhiều hơn việc dạy trẻ “học như thế nào”
hơn là “học cái gì
Phát triển ngôn ngữ: kỹ năng giao tiếp và thể hiện nhu cầu, ý nghĩ và
tình cảm
Phát triển tình cảm – xã hội: nhận thức bản thân trong mối quan hệ
với thế giới xung quanh
học cách vượt qua những thành công và thất bại; đương đầu, vượt qua
sự sợ hãi và lo lắng
Phát triển thẩm mỹ: cho trẻ thể hiện bản thân một cách tự do, khi
chúng sáng tạo, chơi thể hiện các ý tưởng và cảm xúc
d)








Ở Hà Lan chính phủ nước này đã chi ra 1/3 tổng ngân sách giáo dục
để đầu tư cho giáo dục mầm non . Các loại hình mầm non nước này
phát triển đa dạng .Ở đó các trường mầm non được mở ra phải có sự
kiểm định chặt chẽ của nhà nước về cơ sở vật chất, chất lượng, giảng
viên….
Ở Pháp công tác xã hội hóa giáo dục mầm non được đẩy mạnh ,
người ta xem việc đưa trẻ đến trường là một việc bắt buộc đối với phụ


huynh. Chính vì thế trẻ em mầm non Pháp đến độ tuổi đi học bắt buộc

phải đăng kí để được chăm sóc một cơ sở giáo dục mầm non nào đó .
Giáo dục mầm non luôn được chính phủ quan tâm và phát triển hằng
năm.

Giải pháp:
Đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về
giáo dục mầm non , lồng ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo
môi trường lành mạnh giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
Tăng cường công tác quản lý một cách có hệ thống. Kiểm tra các cơ
sở giáo dục mầm non có đủ chất lượng , cơ sở vật chất, giáo viên để có
tuổi nuôi dạy tốt nhất
Tăng cường đầu tư cho giáo dục mầm non, xây dựng cơ sở vật chất
hạ tầng , trường lớp đạt yêu cầu đảm bảo an toàn và điều kiện cho trẻ
phát triển.
2)


Nâng cao trình độ giáo viên. Xiết chặt việc đào tạo chất lượng giáo
viên đối với mầm non.
Nâng cao mức sống đối với đội ngũ giảng viên, nhân viên tham gia
vào việc giáo dục trẻ
Xã hội hóa giáo dục mầm non khuyến khích tư nhân mở trường mầm
non đạt chất lượng
Liên kết các tổ chức quốc tế về vấn đề đầu tư phát triển giáo dục
mầm non
KẾT LUẬN:
Để giáo dục được phát triển và hoàn thiện đúng nghĩa chúng ta cần
phải nhìn nhận một cách toàn diện từ đó nhà nước chỉ đạo các cấp các
ngành các địa phương quan tâm đúng mức thì mới hi vọng giáo dục
phát triển một cách bền vững, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng

cao đáp ứng yêu cầu xã hội, và phát triển kinh tế



×