Tải bản đầy đủ (.ppt) (251 trang)

bài giảng kinh tế học vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 251 trang )

HỌC PHẦN
KINH TẾ HỌC VI MÔ
GIẢNG VIÊN: TH.S NGUYỄN LINH GIANG
L/O/G/O

1


NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MÔN HỌC







Chương 1. Tổng quan về kinh tế học vi mô
Chương 2: Cung- Cầu
Chương 3: Độ co giãn
Chương 4: Lý thuyết hành vi nguời tiêu dùng
Chương 5: Lý thuyết hành vi doanh nghiệp
Chương 6: Thị trường

2


Chương I
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ
VI MÔ
Giảng
viên: Nguyễn Linh Giang


L/O/G/O

3


-

Cung cấp các khái niệm về Kinh tế học, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô, giải thích
nguồn gốc của các vấn đề kinh tế phát sinh là do nguồn lực khan hiếm và nó là nguyên
nhân của mọi sự lựa chọn kinh tế.
Giới thiệu 3 vấn đề kinh tế cơ bản của mọi nền kinh tế và đưa ra cách thức giải quyết 3
vấn đề kinh tế này tuỳ thuộc vào các mô hình kinh tế.
Đưa ra các khái niệm quan trọng của kinh tế học là: chi phí cơ hội, đường giới hạn năng
lực sản xuất, quy luật chi phí cơ hội tăng dần.

4


1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ
HỌC
“Chúng ta không thể luôn có cái mà
chúng ta muốn”
Nhu cầu
vô hạn

Nguồn lực
khan hiếm

Đây là vấn đề mà bất kỳ nền kinh tế nào
cũng phải đối diện

5


KINH TẾ HỌC
Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận
hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể
tham gia vào nền kinh tế nói riêng

6


Mô hình nền kinh tế
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh. Cơ
chế này giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai?

7


Nền kinh tế bao gồm các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Gồm 2 bộ
phận cơ bản:

-

Người ra quyết định: bất cứ ai hoặc tổ chức nào ra các quyết định lựa chọn. Gồm có: hộ
gia đình, doanh nghiệp, chính phủ
Cơ chế phối hợp: sự sắp xếp làm cho sự lựa chọn của các thành viên trong nên kinh tế
phù hợp với nhau. Gồm: cơ chế mệnh lệnh, cơ chế thị trường, cơ chế hỗn hợp.


8


Hàng hóa dịch vụ

Thị trường sản phẩm

Tiền (chi
tiêu)

Tiền (doanh
thu)

Thuế

Thuế

Hộ gia đình
Yếu
tố
sản
xuất

Hàng hóa dịch vụ

Doanh nghiệp

Chính phủ
Trợ cấp


Trợ cấp

Tiền (thu
nhập)

Tiền (chi
phí)

Yếu
tố
sản
xuất

Thị trường yếu tố sản
xuất
Mô hình nền kinh tế

9


Các bộ phận của kinh tế học


Kinh tế học vĩ mô:

Nghiên cứu tổng thể, tòan bộ nền kinh tế
• Tăng trưởng của nền kinh tế ( thu nhập
của toàn nền kinh tế)
• Lạm phát

• Thất nghiệp…
• Các chính sách kinh tế tác động vào tổng
thể nền kinh tế
10


Các bộ phận của kinh tế học


Kinh tế học vi mô:

Nghiên cứu hành vi của các chủ thế của nền
kinh tế và tương tác của các bộ phận đó trên thị
trường.
• Hộ gia đình: tiêu dùng các hàng hóa để thỏa mãn
& cũng là các nhà cung cấp nguồn lực để có thu
nhập.
• Doanh nghiệp: có nhu cầu về các nguồn lực và sử
dụng các nguỗn lực để sản xuất ra hàng hóa tiêu
dùng và cung cấp cho các hộ gia đình
• Chính phủ: Ban hành các chính sách, qui định
và cung cấp các hàng hóa công cộng.
11


Kinh tế học vi mô





Mục tiêu của các thành viên kinh tế
Các giới hạn của các thành viên kinh tế
Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên kinh tế

12


Các bộ phận của kinh tế học



Kinh tế học chuẩn tắc (normative) liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân.
Trả lời các câu hỏi Điều gì nên xảy ra, cần phải như thế nào?....
Kinh tế học thực chứng (positive) liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang
tính nhân quả và thường liên quan đến các câu hỏi như: Đó là gì? Tại sao lại như vậy?
Điều gì xảy ra nếu…

13


2. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ
CƠ CHẾ KINH TẾ


Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là:

Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai?
14



CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Sản xuất cái gì?
Hàng hoá nào được sản xuất?
Sản xuất bao nhiêu?, Chất lượng?,
thời gian cụ thể nào để sản xuất
Khi nào sản xuất tăng thêm, khi nào giảm bớt?
15


CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Sản xuất như thế nào?

Sử dụng đầu vào sản xuất nào?
Công nghệ, phương pháp sản xuất nào?
Vấn đề quản lý?
16


CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Sản xuất cho ai?
Xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ
những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra?
Vấn đề mấu chốt ở đây là việc phân phối có tác dụng vừa
kích thích sản xuất vừa đảm bảo công bằng xã hội. Vấn đề
này liên quan trực tiếp đến việc phân phối thu nhập và các
chính sách của Nhà nước đối với vấn đề đó

17



CÁC CƠ CHẾ KINH TẾ VÀ VIỆC LỰA
CHỌN CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Cơ chế mệnh lệnh (Kế Hoạch Hóa tập trung)
Đặc điểm

Các nguồn lực của nền kinh tế
là sở hữu tập thể.
Bộ máy Nhà nước giải quyết
các vấn đề kinh tế cơ bản
18


CÁCH THỨC GiẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Ưu điểm:
- Hàng hóa công cộng được tập trung nguồn
lực
- Chênh lệch giàu nghèo hạn chế
- Nền kinh tế ít biến động
19


CÁCH THỨC GiẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Nhược điểm:
- Hàng hóa cá nhân khan hiếm, chất lượng kém
- Nền kinh tế ít tăng trưởng
Nguyên nhân:

- Bộ máy quản lý cồng kềnh
- Các DN không chủ động
- Không có động lực cạnh tranh

20


CÁCH THỨC GiẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Cơ chế thị trường
Các nguồn lực của nền kinh
tế là sở hữu cá nhân.

Thông qua hoạt động cung-cầu,
cạnh tranh trên thị trường để giải
quyết các vấn đề kinh tế cơ bản
21


CÁCH THỨC GiẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Ưu điểm:
Hàng hóa cá nhân dồi dào, phong phú, chất
lượng tốt đáp ứng các nhu cầu người tiêu
dùng.
Cơ chế thị trường khuyến khích cạnh tranh và
đổi mới công nghệ kỹ thuật
Khuyến khích việc sử dụng các nguồn tài
nguyên của xã hội một cách có hiệu quả
Nền kinh tế có thể đạt mức độ tăng trưởng cao

22


CÁCH THỨC GiẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Nhươc điểm:
- Hàng hóa công cộng không được tư nhân đầu tư
- Nền kinh tế có thế biến động thăng trầm
- Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo có thể rất lớn
- Các khuyết tật khác của thị trường: độc quyền, nạn
hàng giả, ô nhiễm…..
23


CÁCH THỨC GiẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
Cơ chế hỗn hợp

Các nguồn lực của nền kinh tế vừa sở hữu tập thể
vừa sở hữu cá nhân.
Vai trò của Nhà nước là hạn chế những khuyết tật
của nền kinh tế thị trường.
Thông qua thị trường & bộ máy Nhà nước để
giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản. Ngoài ra
CP còn điều tiết thu nhập thông qua việc đánh
thuế thu nhập để đảm bảo công bằng cho xã
hội.
24



3. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ

Chi phí cơ hội: Giá trị của cơ hội tốt
nhất bị bỏ qua khi đưa ra quyết định lựa
chọn.

25


×