Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Làm sao để sinh viên sử dụng thư viện nhiều hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.36 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TIỂU LUẬN
Đề tài: “ LÀM

SAO ĐỂ SINH VIÊN SỬ DỤNG THƯ VIỆN
NHIỀU HƠN ”


LỜI MỞ ĐẦU
Đổi mới trong giáo dục những năm gần đây đặt ra những yêu cầu bứt thiết
phải đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Trong phương pháp giảng dạy và
học tập mới, nhiệm vụ của giáo viên là cung cấp phạm vi kiến thức, các khái niệm
cơ bản, nêu ra các vấn đề, đặt ra câu hỏi, bài tập cho sinh viên thảo luận, trao đổi,
tìm kiếm, bổ sung. Nhiệm vụ của sinh viên là tự tìm tòi, học hỏi, tổng hợp kiến
thức thu thập được để đưa ra kết luận. Thư viện trở thành một trong những nơi
cung cấp tri thức hiệu quả nhất. Trước đây, có phải trong quan niệm của bạn, Thư
viện là nơi yên tĩnh đến ảm đạm, tẻ nhạt, là kho chứa những cuốn sách cũ kỹ,
không chỉ mờ chữ mà còn lạc hậu về nội dung?
Ngày nay, vai trò của Thư viện đã thay đổi, không chỉ là nơi giữ sách, Thư
viện còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy.
Viện trưởng Viện đại học Illinois Edmund Jamess đã viết: “Trong những cơ sở
phòng ban của một trường, không có cơ sở nào thiết yếu hơn thư viện. Ngày nay
không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp
của thư viện, ngoại trừ trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy
ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp ngoại lệ”. Nhận thức được lợi
ích của việc đến Thư viện cũng như mỗi sinh người thiết yếu phải đến Thư viện để
bổ sung thêm kiến thức, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “Làm sao để sinh viên sử
dụng thư viện nhiều hơn.”



Page 1 of 14


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 1
MỤC LỤC ................................................................................................................................... 2
PHẦN I: VAI TRÒ CỦA SÁCH VÀ THƯ VIỆN ....................................................................... 3
1.1
VAI TRÒ CỦA SÁCH...................................................................................................... 3
1.2
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯ VIỆN TRONG GIÁO DỤC...................................... 3
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH VÀ ĐẾN THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY. 5
2.1
THỰC TRẠNG HIỆN NAY ............................................................................................ 5
2.2
NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG SINH VIÊN LƯỜI ĐỌC SÁCH VÀ ÍT
ĐẾN THƯ VIỆN............................................................................................................. 5
2.3
MỘT SỐ THƯ VIỆN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI.................................................................................................................................. 7
PHẦN III: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................................. 12
3.1
GIẢI PHÁP HIỆN THỜI ................................................................................................. 9
3.1.1 Giải pháp khách quan....................................................................................................... 9
3.1.2 Giải pháp chủ quan ( đối với mỗi sinh viên chúng ta )................................................... 10
3.2
GIẢI PHÁP LÂU DÀI ĐỂ SINH VIÊN SỬ DỤNG THƯ VIỆN NHIỀU HƠN......... 10
PHẦN IV: KẾT LUẬN .............................................................................................................. 11


Page 2 of 14


PHẦN I: VAI TRÒ CỦA SÁCH VÀ THƯ VIỆN
1.1 VAI TRÒ CỦA SÁCH:
Câu nói nổi tiểng của Henry David Thoreau nhận định về sách : “Sách là nguồn của
cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia”. Vậy tại
sao sách lại đóng vai trò quan trọng đến như thế ? Hãy đi tìm hiểu sâu hơn về sách và
ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng, đặc biệt là các bạn sinh viên.
Sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm
sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác
nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký
hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
Từ định nghĩa trên cho thấy sách lưu trữ lượng lớn kiến thức của nhân loại, được
truyền tải qua cả thời gian và không gian. Sách hoàn toàn có thể giúp chúng ta giải trí
tinh thần, chia sẻ kiến thức, học tập, nghiên cứu ...Vậy tại sao chúng ta lại không yêu
sách, và tập thói quen đọc sách mỗi ngày. Đó là cách sẽ giúp chúng ta hiểu sâu, và càng
yêu quý sách nhiều hơn.
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯ VIỆN TRONG GIÁO DỤC:
Thư viện ra đời đã giúp cho sứ mệnh của tri thức nhân loại sang một bước ngoặc
mới, là nơi chứa đựng những kho tài nguyên sách vô cùng quý giá và cũng đồng thời
đồng hành với sự phát triển của nhân loại. Hệ thống thư viện góp phần đào tạo nhân lực
và tri thức cho xã hội, cải cách và đổi mới giáo dục.
Phải thừa nhận rằng, thư viện chính là nơi kích thích sự tự học của con người một
cách hiệu quả nhất. Ở đó, bạn có thể khám phá những kiến thức mà bạn không hề ngờ
được. Những kiến thức rất bổ ích về khoa học, chính trị, văn học, sử học ... được đúc kết
rất chi tiết và thiết thực trong những cuốn sách.
Thi hào Goethe đã nói “Đến thư viện như đi vào một nơi phô diễn sự giàu sang tột

đỉnh, ở đó lãi suất hậu hĩnh đang được thanh toán một cách thầm lặng”. Người hưởng lãi
suất trực tiếp chính là người dùng, nhưng nếu nhìn rộng hơn, trên phương diện giáo dục,
lãi suất hậu hĩnh đó là của tất cả chúng ta. Vậy biết được sứ mệnh quan trọng của thư
viện thì chúng ta phải làm gì? Tại sao chúng ta là sinh viên lại không gắn bó với thư viện
nhiều và nhiều hơn nữa? Thực tế thì sinh viên chúng ta có đến thư viện và sử dụng nhiều
như ta nghĩ hay không? Đó là những câu hỏi đặt ra cho sinh viên chúng ta phải suy ngẫm
và thực hiện, tìm hiểu thực trạng của các vấn đề câu hỏi trên đặt ra.
Thư viện có một bộ sưu tập phong phú sách báo và nhiều tài liệu liên quan đến các
lĩnh vực giáo dục, có nhiều tác phẩm trong nước cũng như các tác phẩm nước ngoài. Các
bạn lên lớp học tập, bên cạnh giáo trình chính thức bắt buộc phải có, thầy cô còn yêu cầu
các bạn tham khảo thêm một số tài liệu khác có liên quan đến môn học để mở mang thêm
nhận thức. Chắc chắn bạn không đủ khả năng tài chính để mua tất cả chúng về tham
khảo. và khi đó thư viện sẽ là nơi cung cấp cho bạn nguồn sách vở để truy cập tài liệu mà
không phải bỏ nhiều tiền ra để mua giáo trình, tiết kiệm được phần nào khoản chi phí.
Page 3 of 14


Không chỉ các bạn sinh viên đến thư viện, ngay cả các thầy cô giáo trước khi giảng
dạy bộ môn nào cũng đến thư viện tham khảo các tài liệu có liên quan.Không chỉ giúp ích
trong quá trình giảng dạy và học tập, thư viện còn giúp ích trong quá trình nghiên cứu
khoa học, làm luận văn, đồ án… Hệ thống tài liệu thư viện cung cấp vô cùng phong phú,
bao gồm cả tài liệu sách vở và tài liệu điện tử có thể phục vụ giải đáp những thắc mắc của
bạn. Thư viện còn có cả các tạp chí chuyên ngành, tài liệu khoa học trong nước và quốc
tế.
Đồng thời thư viện là nơi có cơ sở vật chất tốt nhất, khi bước vào thư viện, bạn sẽ
bị thu hút bởi cách trang trí tiện nghi, có khoa học và bắt mắt nhất; là nơi có không gian
thoáng đãng, hệ thống ánh sáng, không khí đầy đủ, mát mẻ nhất, không gian yên tĩnh lý
tưởng cho việc học tập. Ngoài ra, bàn ghế trong thư viện cũng được bày trí phù hợp với
việc học cá nhân, học đôi hay học nhóm. Các bạn cùng nhau vào Thư viện học tập, hoạt
động tập thể như thảo luận nhóm,trao đổi kinh nghiệm học lẫn nhau, kết giao bạn bè..

Bạn sẽ được đọc rất nhiều loại sách khác nhau từ Kinh tế, văn hóa, xã hội đến Kỹ năng
trong cuộc sống mà không bị ai quấy rầy.
Không chỉ bổ trợ trong việc học tập và nghiên cứu, Thư viện còn cung cấp nhiều
dịch vụ tiện ích khác như máy tính có kết nối mạng, quầy báo và tạp chí, có mạng wifi
phục vụ việc tra cứu. Các bạn sinh viên có thể vào Thư viện để tra cứu thông tin nếu như
bạn chưa có máy tính cá nhân. Vì vậy, Thư viện là nơi tra cứu dịch vụ hữu ích nhất đối
với các bạn. Bên cạnh đó, Thư viện là nơi để bạn đến giải trí vào thời gian rảnh thay vì
bạn đến những nơi mà phải tốn tiền. Vào thư viện, đọc sách miễn phí đem lại sự thanh
bình trong tâm hồn cho bạn, tiếp thêm năng lượng cho tâm hồn bạn. Việc giết thời gian
rảnh như vậy thật hữu ích, bạn sẽ không phải để thời gian trôi qua một cách vô bổ.
Để việc học có hiệu quả cao thì việc sinh viên tăng thời gian tự học với sự giúp đỡ
của Thư viện là điều hết sức cần thiết. Thư viện giúp đỡ sinh viên trong công tác tự học,
tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà phục vụ cho
việc tự học, tự nghiên cứu. Ngoài ra Thư viện cũng hướng dẫn sinh viên trong kế hoạch
học tập, kế hoạch đọc tài liệu. Từ đó sẽ xóa bỏ lối học thụ đông, không sáng tạo, khuyến
khích việc tự học, tự nghiên cứu, tự phân tích. Thư viện là điểm đến lý tưởng của các bạn
sinh viên.

Page 4 of 14


PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH VÀ ĐẾN THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN
HIỆN NAY
Lần cuối cùng bạn đọc một cuốn sách hoặc tạp chí là khi nào? Có phải thói quen
đọc hằng ngày của bạn đều xoay quanh những thông tin cập nhật từ Facebook, đúng tôi
thừa nhận điều đó vô cùng đúng thậm chí chỉ là bảng hướng dẫn sử dụng trên các gói mì
tôm chắc bạn cũng như tôi đã bỏ qua? Nếu như bạn là một trong vô số người không có
thói quen đọc sách hằng ngày, có nghĩa là bạn đã bỏ qua rất nhiều lợi ích.
2.1 THỰC TRẠNG HIỆN NAY :
Vì sách rất quý, nên chúng ta phải tiếp cận với nó nhiều hơn. Nhưng trên thực tế,

điều đó lại hoàn toàn không đúng như vậy. Theo Cục Xuất bản, bình quân mỗi người Việt
Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo trên một năm. Tần suất này thì khá là ít để
chúng ta khai thác được hết lợi ích mà sách cung cấp cho mình.
Theo số liệu thống kê, tỉ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm đến 26%, tỉ lệ
người thỉnh thoảng mới cầm cuốn sách lên để đọc chiếm áp đảo với tỉ lệ 44%.
Đáng lẽ ra, sinh viên chúng ta phải là tầng lớp hiểu được vấn đề này, nhưng thực tế
tỉ lệ sinh viên đến thư viện, sử dụng thư viện để đọc sách, học tập, nghiên cứu với tỉ lệ
thấp.
Theo Báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu bạn đọc sử dụng Thư viện năm 2011-2012
của Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh thì trong đó :
Bạn đọc có thói quen thường xuyên sử dụng Thư viện:
• Hàng ngày (11,06%);
• 1-2 lần/tuần (32,80%);
• 3-4 lần/tuần (19,20%).
Theo con số trên có thể nhận thấy tỉ lệ sinh viên đến và sử dụng thư viện chưa được
cao, cần phải nâng con số này lên để cải thiện thói quen đến thư viện của sinh viên.
2.2 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG SINH VIÊN LƯỜI ĐỌC SÁCH VÀ
ÍT ĐẾN THƯ VIỆN:
Thư viện có không khí học tập tốt nhưng không phải là môi trường hoàn hảo để lôi
cuốn được tất cả sinh viên. Ngày nay phần lớn sinh viên chưa có phương pháp tự học,
chưa thấy hết lợi ích của việc tự học và nghiên cứu cũng như sự cần thiết khi vào thư
viện, ảnh hưởng của tư viện đối với việc học tập của mình, do thái độ không hay của
người quản lý thư viện. Chắc hẳn có không ít sinh viên cảm thấy ức chế vì điều này.
Nếu như ở các nước ngoài điển hình như Singapore thì đội ngũ quản lý thư viện ở
các trường đại học đều là những thạc sĩ, tiến sĩ thì ở thư viện các trường đại học Việt
Nam đội ngũ quản lý thư viện có trình độ đại học và sau đại học hầu như rất hiếm thấy.
Bởi hiện nay mục tiêu con người Việt Nam đang chạy theo nhu cầu vật chất, người ta lựa
chọn những ngành nghề có thu nhập cao, sự lựa chọn vào ngành học thư viện rất ít, do đó
giáo viên quản lý thư viện chất lượng đào tạo không cao.
Thư viện là nơi để sinh viên lên đọc sách, nghiên cứu nhưng nhiều bạn lấy cớ rủ

nhau lên đó để tâm tình, thư viện cần yên tĩnh nhưng sinh viên lại gây ồn từ tiếng guốc
lộc cộc, tiếng chuông điện thoại reo đến tiếng nói chuyện điện thoại… tất cả đều khiến
Page 5 of 14


bạn mất tập trung. Mặc dù trường có thư viện nhưng các bạn ít đến vì quỹ thời gian học
trên lớp, học thêm đã chiếm gần hết khoảng thời gian trong ngày. Một số bạn cho biết tuy
các bạn cũng ham đọc sách nhưng thư viện có ít tài liệu tham khảo, số sách chỉ tập trung
vào chủ đề liên quan đến môn học, khi cần sách, tài liệu tham khảo các bạn phải tự mua
hoặc tra cứu trên mạng.
Nguồn sách ở thư viện các trường đại học của Việt Nam còn rất ít. Theo số liệu
thống kê năm 2013 của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện có
hơn 60.000 đầu sách, hơn 80 báo tạp chí các loại. Trong khi đó thư viện Trung Tâm của
đại học Quốc gia Singapore với số sách 488.437 cuốn và tạp chí là 23.071 bao gồm các
lĩnh vực Kiến trúc, Xây dựng, Khoa học, Kỹ thuật và nhiều ngành khác nhau. Sự chênh
lệch này là rất lớn so với các nước phát triển.
Nguồn sách ở thư viện các trường đại học của Việt Nam còn rất ít. Theo số liệu
thống kê năm 2013 của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện có
hơn 60.000 đầu sách, hơn 80 báo tạp chí các loại. Trong khi đó thư viện Trung Tâm của
đại học Quốc gia Singapore với số sách 488.437 cuốn và tạp chí là 23.071 bao gồm các
lĩnh vực Kiến trúc, Xây dựng, Khoa học, Kỹ thuật và nhiều ngành khác nhau. Sự chênh
lệch này là rất lớn so với các nước phát triển.
Hình 2a: Thư viện của trường đại học Tama, Nhật Bản

Mặc khác, hiện nay thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, có nhiều phương tiện để
các bạn tìm kiếm thông tin như mạng Internet, truyền hình…là nguyên nhân khiến thư
viện không thu hút học sinh sinh viên. Thư viện chỉ mở cửa vào giờ hành chính trong khi
đó là khoảng thơi gian mà các bạn sinh viên học tập trên giảng đường. Sinh viên không
có thói quen đọc sách ngay từ nhỏ nên việc đến thư viện là hiếm thấy.
Bên cạnh việc thiếu sách hay, sách mới và những thủ tục rườm rà khi vào thư viện

đã hạn chế bước chân của các bạn sinh viên đến thư u cập nhật trong thư viện chưa sát,
không đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Bên cạnh đó, thư viện không mở cửa vào thời gian
giữa trưa để các bạn sinh viên học cả ngày có thể vào thư viện đọc sách trong thời gian
đó. Nội quy của thư viện cũng khắc khe, nghiêm ngặt như không được mượn sách tham
khảo, thời gian mượn sách thì rất ngắn và mượn được rất ít sách trong một lần mượn.
Page 6 of 14


Thư viện không có nước uống, không có phòng tự học để phục vụ sinh viên, đường
truyền Internet không tốt làm các bạn khó mà truy cập.
Nếu như sinh viên ở các nước tiên tiến dành thời gian để tự học, tự đến thư viện tìm
tài liệu thì phần lớn các bạn sinh viên Việt nam bằng lòng với những kiến thức ghi chép
được ở giảng đường. Thực trạng thấy rằng nếu như thư viện còn hời hợt với sinh viên
Việt nam, số sinh viên thường xuyên rất ít thì ngược lại ở các nước phát triển thư viện là
nơi sinh viên ghé thăm thường xuyên.

Hình 2b: Tại Thư viện ở Việt Nam

Hình 2c: Tại thư viện ở nước ngoài

2.3 MỘT SỐ THƯ VIỆN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở CÁC NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI:
Tham quan các trường đại học danh tiếng, cái mà người ta nhìn thấy đầu tiên, có ấn
tượng nhất đó là thư viện. Thư viện không chỉ là nơi người học tìm kiếm tài liệu, thông
tin phục vụ học tập, mà thư viện còn là nơi tạo ra môi trường tự học cho sinh viên. Thư
viện được ví là xương sống của các trường đại học.
Đại học Quốc gia Singapore là trường lâu đời và uy tín nhất ở quốc đảo sư tử. Đây
cũng là nơi đào tạo ra những cá nhân kiệt xuất như cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. Đại
học quốc gia Singapore có thư viện tự động và hiện đại. Với những thiết bị công nghệ
hiện đại, internet tốc độ cao, và tài liệu tra cứu phong phú nên hầu hết các sinh viên đều

giành thời gian học tập trên thư viện còn nhiều hơn cả trên lớp. Nhiều người dành cả
ngày nghỉ lên thư viện để học và đọc sách. Thậm chí có những sinh viên coi thư viện là
nơi để giải trí sau những giờ học căng thẳng và những cuốn sách là người bạn thân. Thư
viện Đại học Quốc gia Singapore được xem là Thư viện lớn và hiện đại tại Singapore,
đặc biệt là về các mặt như xây dựng, tổ chức, quản lý tài liệu, quản lý độc giả một cách
khoa học và hợp lý cũng như số lượng sách và tạp chí ở đây rất lớn bao gồm nhiều lĩnh
vực khác nhau. Như vậy, ở Singapore, việc tổ chức và hoạt động thư viện rất hiện đại và
chuẩn hoá.

Page 7 of 14


Hình 2d: Thư viện ở Singapore được trang bị đầy đủ máy tính tra cứu

Cùng đến với đất nước luôn coi con người là nhân tố quan trọng nhất của sự phát
triển – Nhật Bản, chúng ta không khỏi hấp dẫn bởi các trường đại học ở đây mà cụ thể
hơn là hệ thống thư viện. Đại học Nghệ thuật Tama ở thành phố Hachioji, Nhật Bản
không chỉ được biết đến là trường đào tạo nghệ thuật hàng đầu mà đây còn là một ngôi
trường sở hữu một thư viện hết sức độc đáo và hiện đại. Thư viện Hachioji co khoảng
120.000 cuốn sách và 1500 tạp chí các loại. Đặc biệt thư viện còn có một bộ sưu tập sách
khổng lồ các văn bản về nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc…để phục vụ cho việc học tập và
nghiên cứu của sinh viên trường. Thư viện tích hợp nhiều chức năng phù hợp với sự phát
triển của xã hội.

Page 8 of 14


PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG SINH VIÊN ÍT ĐẾN THƯ VIỆN
3.1
GIẢI PHÁP HIỆN THỜI :

3.1.1 Giải pháp khách quan :
Thực trạng trên đã đặt ra cho trách nhiệm về phía nhà trường cũng như từng sinh
viên chúng ta.
Thư viện trường cần bổ sung thêm nhiều loại sách bổ ích, thiết thực đối với chuyên
ngành học của sinh viên.
Để phát huy vai trò của thư viện, nhà trường cần nổ lực bảo đảm đủ sách báo, tài
liệu giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên ngành và giải trí đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu của giáo viên và sinh viên. Thư viện cần đáp ứng kịp thời, hợp lý các yêu cầu
bổ sung sách của giảng viên, sinh viên.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng như tra cứu tài liệu
có trong thư viện trường. Về hệ thống mạng máy tính, thư viện cần cải thiện đường
truyền Internet, cập nhật thường xuyên thông tin sách mới trên website của thư
viện, cán bộ phụ trách mạng tư viện cần thường xuyên kiểm tra máy tính tại phục
vụ bạn đọc.
Giải pháp về việc tổ chức thư viện: Thư viện có quà tặng cho những ai sử dụng
dịch vụ thường xuyên. Tăng cường nhắc nhở sinh viên nâng cao ý thức sử dụng thư
viện đúng mục đích. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của sinh viên về việc sử dụng thư
viện có hiệu quả.Thư viện nên mở cửa vào buổi tối và mở cửa các ngày trong tuần
vì lúc đó sinh viên có thời gian đến thư viện tra cứu và tự học. Thư viện cần đặt
ngay trung tâm giảng đường để thuận tiện cho việc học tập và tìm hiểu. Trong
những buổi sinh hoạt công dân đầu khóa, giảng viên cần có giáo trình cụ thể về
việc giới thiệu thư viện đến với sinh viên để kích thích tinh thần luôn muốn tìm
hiểu và niềm đam mê đọc sách của sinh viên. Thủ tục mượn sách cần đơn giản,
nhanh gọn.
Tổ chức Ngày hội đọc sách và cuộc thi tìm hiểu, giới thiệu về sách. Thường xuyên
tổ chức các cuộc thi tuyên truyền giới thiệu sách, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,
những cuộc thi liên quan đến từng khối ngành có trong tài liệu của thư viện nhằm
giới thiệu sách và xây dựng văn hóa đọc sách để các bạn sinh viên chủ động đến
thư viện đọc sách.
Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách mới một cách sáng tạo, thành lập câu lạc bộ

sách, hay thành lập các đội hỗ trợ kỹ năng khai thác và sử dụng thư viện hiệu quả
cho những sinh viên còn ngại ngùng về vấn đề mượn sách, đọc sách tại thư viện.
Đây là một biện pháp hữu hiệu góp phần đẩy mạnh các hoạt động của thư viện thu
hút đông đảo bạn đọc đến thư viện.
Về quản lý thư viện:
- Để quản lý tốt vốn sách báo, thư viện cần có nhiều biện pháp cải tiến về
công tác bảo quản cũng như cách thức mượn tài liệu. Kho sách thường
xuyên được hút bụi, giá sách được kê đúng quy định chống độ ẩm ướt ảnh
hưởng đến chất lượng sách. Thanh lý những quyển sách hư hỏng, lạc hậu ra
khỏi thư viện và cập nhật sách mới vào.
Page 9 of 14


-

-

Phòng đọc sách được bố trí gần cửa sổ cho thoáng mát sáng sủa.
Có những hoạt động khích lệ như: Nếu đi thư viên thường xuyên sẽ trở
thành thành viên tích cực theo tháng, quý, học kì...sẽ được tặng sách, được
chụp ảnh kỉ nệm cùng với thư viện, hay có thể giáo viên tổ chức sinh hoạt
lớp hàng tháng, sinh hoạt ngoại khóa tại thư viện chủ đề là sách.
Xây dựng đội ngũ các bộ thư viện chuyên nghiệp và môi trường học tập
thân thiện. Đội ngũ cán bộ thư viện cần phải hướng đến tính chuyên nghiệp
và tận tuỵ phục vụ bạn đọc của nhân viên thư viện. Những phẩm chất cần có
đối với nhân viên thư viện đại học là năng lực chọn lọc, đánh giá, tái cấu
trúc và tổ chức thông tin.

Đối với nhà trường, cần tiến hành khảo khát thực tế hơn nữa để đưa ra nhiều giải
pháp cải thiện ý thức đến thư viện của sinh viên hiện nay.

Tổ chức thư viện trở thành một môi trường mở, liên kết khai thác tài liệu với các
thư viện các trong cả nước.

Mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết hòa mạng với hệ thống thư viện của một số
trường đại học trong việc trao đổi tài liệu, kinh nghiệm tổ chức quản lý thư
viện hiện đại.
3.1.2 Giải pháp chủ quan ( đối với mỗi sinh viên chúng ta ):
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đọc sách
Tự tạo cảm hứng cho việc đọc sách của bản thân
Tự tìm tòi học hỏi, sống lành mạnh, có thói quen tốt
Bỏ đi quan điểm áp đặt sách là chán nản, sách là buồn ngủ
Học hỏi trau dồi kiến thức tích cực hơn
Học hỏi và phát huy văn hóa đọc
3.2
GIẢI PHÁP LÂU DÀI ĐỂ SINH VIÊN SỬ DỤNG THƯ VIỆN NHIỀU
HƠN:
Giáo dục cho mọi người văn hóa đọc sách ngay từ nhỏ :
Sinh viên có thói quen vào thư viện khi họ có thói quen luôn muốn đọc sách.
Chúng ta chỉ có thể khiến một người hứng thú, say mê với sách khi mà họ còn rất
nhỏ. Cha mẹ, thầy cô không đọc sách thì đừng mong con mình, học trò của mình
cũng yêu thích sách. Môi trường, Văn hóa gia đình vô cùng quan trọng. Người lớn
cũng cần có thói quen đọc sách để làm gương cho con trẻ. Các bậc phụ huynh
thường xuyên dẫn con đến thư viện trong thời gian rảnh thay vì đưa con đến những
khu vui chơi giải trí, dành thời gian đọc sách cùng con trẻ khi có thể.
Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường:
Đọc sách thường xuyên là một việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên,
thông qua cách đọc sách sinh viên tạo cho mình một thói quen tốt để tự học, tự
nghiên cứu một cách có hiệu quả. Thông qua việc đọc sách thường xuyên góp phần
phát triển văn hóa đọc, phục vụ thiết thực cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc
một cách có hiệu quả.

PHẦN IV: KẾT LUẬN
Page 10 of 14


Thư viện đại học trở thành niềm tự hào của các trường đại học, là tâm điểm của mọi
hoạt động trong nhà trường, là nơi đáng tin cậy của giảng viên và sinh viên trong quá
trình giảng dạy và học tập. Không thể nói đến đổi mới giáo dục đại học, nâng giáo dục
Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế mà không có những điểm mới căn bản và sâu
sắc của hệ thống thư viện đại học. Đổi mới thư viện sẽ làm thay đổi quan điểm của sinh
viên về thư viện, khuyến khích việc sinh viên vào thư viện nhiều hơn. Chúng ta thấy rằng
vấn đề đến thư viện đọc sách là tri thức kiến thức của nhân loại. Những hiểu biết này có
thể áp dụng rộng rãi trong kinh tế xã hội…và đặc biệt hơn nền kinh tế tri thức là nền kinh
tế mà các nước đã và đang hướng đến…
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, nhóm có tìm hiểu, đánh giá về thực trạng sử
dụng thư viện của sinh viên. Qua đó, nhóm cũng đưa ra nhiều giải pháp hiện thời và lâu
dài để giải quyết thực trạng đề cập trên.
Bài tiểu luận của nhóm vẫn còn hạn chế, chỉ đánh giá được thực trạng đến thư viện
và sử dụng thư viện của sinh viên. Đề tài vẫn chưa đề cập đến việc sử dụng thư viện của
một số đối tượng khác như giảng viên, trợ giảng hay giáo viên trên các trường Đại học.
Nhóm đề tài xin chân thành cảm ơn sự quan tâm nhiệt tình của thầy Ths… đã giao
đề tài. Qua đề tài lần này, nhóm học hỏi được rất nhiều điều, trong đó là kỹ năng làm việc
nhóm, và đặc biệt hơn là ý thức sử dụng thư viện của các thành viên trong nhóm cũng
được nâng cao.
Chân thành cảm ơn !

Page 11 of 14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1] Định nghĩa Sách, link: />[2] />[3] />[4]

Tiếng Anh
[6]

Nguồn khác
[11]


Page 12 of 14



×