Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

tổ chức kế toán trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.11 KB, 40 trang )

TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
I/ Khái Niệm
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống,lao động vật hóa và các chi phí
cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ
trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền
Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu
Chi tiêu là sự giảm đi thuần túy các loại vật tư,tài sản,tiền vốn của doanh nghiệp,bất kể
nó dùng vào mục đích gì.
Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.
Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí,không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu
có sự khác nhau về số lượng và thời điểm phát sinh,có những khoản chi tiêu ở kì này nhưng
chưa được tính vào chi phí ( chi mua nguyên vật liệu sử dụng) và có những khoản tính vào chi
phí kì này nhưng thực tế chưa chi tiêu ( chi phí trả trước )
Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại,có tính chất,công dụng kinh tế và yêu
cầu quản lý khác nhau,trong công tác quản lý và trong công tác tập hợp chi phí sản xuất,phải
tập hợp từng chi phí riêng biệt,vì vậy cần phan loại theo các tiêu thức khác nhau .
Phân loại chi phí theo công dụng chi phí :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : là chi phí nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ
trực tiếp để sản xuất sản phẩm
+ Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm các khoản tiền lương,các khoản trích theo
lương,phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất
+ Chi phí sản xuất chung : bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan tới hoạt động quản
lý phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng,tổ đội như : chi phí nhân viên phân xưởng,chi
phí nguyên vật liệu, chi phí CCDC, chi phí khấu hao thiết bị sản xuất,nhà xưởng, chi phí dịch
vụ mua ngoài,chi phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí theo nội dung của chi phí :
+ Chi phí nguyên vật liệu : bao gồm toàn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh
+ Chi phí nhân công : bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương,tiền thưởng, các khoản
trích trên lương tính vào chi phí sản xuất trong kì phục vụ cho quá trình sản xuất


+ Chi phí khấu hao tài sản cố định :là giá trị hao mòn tài sản cố định được sử dụng trong
quá trình sản xuất của doanh nghiệp
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
1


Tác dụng :
Làm cơ sở để lập bằng thuyết minh báo cáo tài chính
Làm căn cứ để lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất :
+ Chi phí bất biến ( chi phí cố định ) là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có
sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị
+ Chi phí khả biến ( chi phí biến đổi ) là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt
động của đơn vị
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận
+ Chi phí thời kì : là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí sản phẩm : là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư ,tài
sản hoặc thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh ngiệp và chỉ trở
thành phí tổn khi sản phẩm được tiêu thụ
Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí :
+ Chi phí trực tiếp : là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một
đối tượng tập hợp chi phí
+ Chi phí gián tiếp : là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng,do đó người ta phải
tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp
Giá thành sản phẩm là hiểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản
phẩm nhất định đã hoàn thành
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng
tài sản ,vật tư,lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh . Giá thành còn là căn

cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân loại giá thành sản phẩm :
Giá thành kế hoạch : là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản
lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do phòng kế toán lập
Giá thành kế hoạch = tổng chi phí sản xuất kế hoạch / tổng sản lượng kế hoạch
Giá thành kế hoạch là mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt được và nó là căn cứ giúp
cho việc tổ chức công tác phân tích tình hình thực hiện công tác giá thành

2


Giá thành định mức : là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật
hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm
Dựa vào định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm người ta có thể dễ dàng hơn trong
việc lập kế hoạch giá thành
Tác dụng của giá thành định mức là căn cứ để thực hiện tiết kiệm trong sử dụng vật
tư,tiền vốn của doanh nghiệp
Giá thành thực tế :là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất
thực tế và sản lượng thực tế được xác định
Căn cứ để tính giá thành thực tế là chi phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng thực
tế hoàn thành
Tác dụng :
Làm căn cứ để xác định kết quả thực tế
Là một trong những căn cứ để phân tích tình hình thực tế kế hoạch
Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành trong giá
thành.giá thành sản phẩm bao gồm:
* Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí
phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất
(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
* Giá thành toàn bộ (hay giá thành tiêu thụ): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát

sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phầm = giá thành sản xuất của sản phẩm +chi phí quản lý
doạnh nghiệp + chi phí bán hàng
II/ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản
xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao động và
các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp. Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau trên các
phương diện sau:
-Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm và chi
phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi
phí sản xuất ra sản phẩm. ( chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định
(tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay
chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản
phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
3


-Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn
giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này
chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau:

Tổng giá =
thành sản
phẩm

=

+

+
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kì

Tổng chi phí sản
xuất phát sinh
trong kì

-

Chí phí sản xuất
dở dang cuối kì

Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ
sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng
phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao
từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là
nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho doanh
nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường.
Nhiệm vụ tổ chức và nhiệm vụ vai trò của kế toán trưởng
1.Nhiệm vụ tổ chức của kế toán trưởng
Tổ chức công tác KE và tổ chức bộ máy KE – thống kê gọn nhẹ, phù hợp với quy mô và
yêu cầu quản lý của đơn vj
Tổ chức thu thập, xử lý và kiểm tra phân tích, cung cấp thông tin chính xác, trung thực,
kịp thời, đầy đủ, tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn trong hoạt động SXKD ở đơn vị
Tính toán và trích nộp đầu đủ các khoản phải nộp NSNN, nộp cấp trên, trích lập các
quỹ, trả nợ ngân hàng và các khoản nợ thanh toán khác
Tham gia kiểm ke TS, phản ánh kịp thời kết quả KK, xử lý chênh lệch
Nộp đầy đủ, đúng hạn báo cáo tài chính

Tổ chức kiểm trả, kiểm toán nội bộ
Phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính – kế toán, thông tin
kinh tế trong đơn vị
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng cán bộ nhân viên KE trong đơn vị
Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng kinh phí,
tham mưu cho lãnh đạo đơn vị ra quyết định quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả
2. Vai trò của kế toán trưởng
Là người giúp lãnh đạo đơn vị tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán – thống
kê, thông tin kinh tế và quản lý tài chính và chịu sự lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị.
III/ Kì tính giá thành
Kỳ tính giá thành
4


Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá thành
cho các đối tượng. Xác định kì tính giá thành sản phẩm phải khoa học, hợp lý, đảm bảo cung
cấp số liệu về giá thành thực tế của các sản phẩm, lao vụ một cách kịp thời, phát huy đầy dủ
chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.
Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức và
chu kì sản xuất sản phẩm.
Đối với những loại sản phẩm được sản xuất liên tục, chu kì sản xuất ngắn thì kì tính giá
thành thường là một tháng.
Đối với những loại sản phẩm có chu kì sản xuất và chu kì tính giá thành thường là khi
sản phẩm công việc hoàn thành.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp
sản xuất, chế tạo và thực hiện cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũng phải dựa vào
rất nhiều nhân tố cụ thể:
Đặc điểm tổ chức sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm
Đặc điểm sử dụng thành phẩm, bán thành phẩm.
Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh
nghiệp.Khả năng trình độ hạch toán...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1. tổ chức hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu đối với CPSX
Chứng từ vật tư: phiếu xuất kho
Chứng từ tiền lương: bảng phân bổ tiền lương
Chứng từ các khoản trích theo lương: bảng tính và trích các khoản theo lương
Chứng từ khấu hao TSCĐ: bảng tính và phân bổ khấu hao
Chứng từ bằng tiền: phiếu chi, giấy báo nợ, hóa đơn
2. phương pháp kế toán tập hợp CPSX
- phương pháp tập hợp trưc tiếp:
phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến
các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan
đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan
đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp
cho đối tượng đó

5


phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ
từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán… theo
đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác đinh, chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát
sinh tập hợp đúng theo các đối tương một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ
- Phương pháp phân bổ gián tiếp:
phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát
sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp
trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó

theo phương pháp này, trước tiên căc cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập
hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung
chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và
tiến hành phân bổ các chi phí đó cho đối tượng có liên quan
Tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm
1.tài khoản tính giá thành
* phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 154

TK 631
k/c số dư

TK 611

TK 621

xuất sx
TK 334,338

K/c
TK 622

TK 214
TK 627
TK 331,111,112
TK 133

6

TK 632



*phương pháp kê khai thường xuyên
TK 621

TK 154

TK111,152

dư đkỳ
sp phụ, phế liệu tận thu
kết chuyển chi
TK 622

phí để tính giá
thành

TK 627

TK 155,157,632
kết chuyển giá thành SP nhập kho,
gửi bán, đưa tiêu thụ ngay
Tổng sps nợ

Tổng sps có

Dư ck
Kiểm tra và đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp sản xuất
Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong
quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghệp cần thiết phải tiến hành

kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm
làm dở cuối kì phải chịu.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố
quyết định tính trung thực của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kì.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang kế toán có thể sử dụng một trong 3 phương pháp sau:
-Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hay nguyên vật liệu trực
tiếp.
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kì chỉ bao gồm nguyên vật liệu chính
trực tiếp (hay chi phí NVL trực tiếp) còn các chi phí gia công chế biến (chi phí NC trực tiếp,
chi phí sản xuất chung) tính cả cho giá thành sản phẩm chịu.

7


Công thức tính:
Đđk + Cvl
Dck =

x Sd
Stp + Sd

Trong đó:
Dck , Đđk : là chi phí dở dang cuối kì và đầu kì
Cvl : chi phí NVL phát sinh trong kì
Stp : số lượng thành phẩm
Sd : số lượng sản phẩm dở dang cuối kì

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hay chi phí
NVL trực tiếp đơn giản khối lượng tính toán ít nhưng thông tin về chi phí sản xuất dở dang có
độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến.
-Xác định sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức
độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang và khối lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương. Sau đó kế toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang
theo nguyên tắc.
Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ như: Chi phí chính
NVL trực tiếp hay chi phí NVL trực tiếp thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Đđk + Cvl
Dck =

x Sd
Stp + Sd

Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến như: chi phí NVL phụ, chi phí NC
trực tiếp, chi phí SXC thì tính cho sản phẩm làm dở dang theo công thức:
Đđk + C
Dck =

x Q*d
Stp + S*d

Trong đó:
C : được tính theo khoản mục chi phí phát sinh trong kì.
Q*d: là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (% hoàn thành)
Q*d = Sd x %hoàn thành.
8



Đối với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền
sản xuất tương đối đồng đều nhau có thể coi mức độ hoàn thành chung của tất cả các sản
phẩm dở dang là 50% để đơn giản cho việc tính toán mà vẫn đảm bảo cho tính hợp lý và độ
tin cậy cần thiết của thông tin kế toán. phương pháp này còn được gọi là phương pháp đánh
giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%. So với phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang theo chi phí NVL trực tiếp, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy cao. Tuy nhiên phương
pháp này có những nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều. Hơn nữa, việc đánh giá mức độ
chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên giai đoạn của dây chuyền công nghệ sản
phẩm khá phức tạp và mang nặng tính chất chủ quan. Điều kiện áp dụng phương pháp này:
Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì ở giữa các kì không cố định
Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá thành
Xác định được mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm cuối
-Xác định sản phẩm dở dang theo định mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê
xác định được ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi
phí định mức cho khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng
loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dở
dang được xác định theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở.
Dck = Cdm x %mức độ hoàn thành
Điều kiện áp dụng phương pháp này là phải xây dựng được chi phí định mức cho từng
đơn vị sản phẩm và mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. Ưu điểm của phương pháp này
là dễ tính toán dựa trên kiểm kê khối lượng sản phẩm dở và đánh giá mức độ hoàn thành của
sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều hạn chế là phạm vi áp dụng hẹp chỉ áp dụng
được trong các đơn vị đã xây dựng được định mức chi phí và việc xây dựng định mức chi phí
còn mang nặng tính chất chủ quan.
Các phương pháp tính giá thành
Để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, người ta sử dụng các phương pháp

khác nhau:
Phương pháp giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp tổng cộng chi phí
9


Phương pháp hệ số
Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp tính giá thành phân bước
Tính giá thành theo phương pháp loại trừ
Gía trị sp phụ = Sản lượng sp phụ x Đơn giá thị trường(hoặc kế hoạch)
Phương pháp tính giá thành giản đơn:
1. Điều kiện áp dụng:
Thường áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào đến khi sản phẩm hoàn thành, số lượng mặt
hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như
công nghiệp khai thác, sản xuất điện, nước.
2. Cách tính giá thành:Trường hợp không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định thì
không cần tổ chức đánh giá, lúc này số chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho từng dối tượng
cũng bằng giá thành của sản phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Công thức tính:
Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Giá thành đơn vị =
Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm làm dở dang, không ổn định thì phải tổ chức
đánh giá lại theo các phương pháp thích hợp:
Công thức tính:
Z=DDK + C - DCK
Trong đó:

Z: giá thành
DDK: Dở dang đầu kỳ
DCK: Dở dang cuối kỳ
C: Chi phí
Ví dụ:
Một công ty tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí
được tập hợp như sau: (Đvị tính: đồng)
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000.000
2. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500.000
3. Chi phí SX chung: 1.200.000
4. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400
10


Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết:

- Chi phí NVL trực tiếp: SP A: 3.200.000; SP B: 1.800.000
- Chi phí SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp: SP A: 900.000; SP B: 600.000
- Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: SP A: 400.000; SP B: 600.000
- Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: SP A: 768.000; SP B: 232.000
Bài giải

- Phân bổ chi phí sản xuất chung:
Cho SP A: (1.200.000 / 5.000.000) x 3.200.000 = 768.000đ
Cho SP B: 1.200.000 – 768.000 = 432.000đ
- Tính giá thành:
+ Sản phẩm A:
Tổng giá thành: 400.000 + ( 3.200.000 + 900.000 + 768.000 ) – 768.000 = 4.500.000đ
Giá thành đơn vị:


= 50.000đ

+ Sản phẩm B:
Tổng giá thành: 200.000 + ( 1.800.000 + 600.000 + 432.000 ) – 232.000 = 2.800.000đ
Giá thành đơn vị: = 7000đ
Phương pháp tính giá thành theo hệ số hay tỷ lệ % tương đương
1. Điều kiện áp dụng.
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong
cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm
cùng loại với kích cỡ,sản phẩm khác nhau .
Đặc điểm.
Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trình công
nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.
Cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là
sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn
làm sản phẩm tiêu chuẩn.
Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu
chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Ưu điểm. : Tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình.
Nhược điểm: Phải lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính. Các bước tính toán phức tạp.

3. Trình tự tính giá thành.
Theo phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, Trước hết tổng cộng chi phí của quá trình sản
xuất để xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.
11


Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu

chuẩn

Tổng giá thành của tất cả các loại SP
Tống số SP gốc

=

Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:
Số SP tiêu
chuẩn

=

Số SP từng loại

x

Hệ số quy đổi từng loại

Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành
sản xuất SP

=

Số lượng SP tiêu chuẩn của
từng loại

x


Giá thành đơn vị SP tiêu
chuẩn

Ví dụ: Một công ty tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí
được tập hợp như sau: (Đvị tính: đồng)
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000.000
2. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500.000
3. Chi phí SX chung: 1.200.000
4. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay:
400
Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP: Biết chi phí SX tập hợp chung không hạch toán
riêng được cho từng SP A và B, biết hệ số quy đổi SP A: 1.25; SP B: 1.75, chi phí SX KD dở
dang đầu kỳ: 600.000, chi phí SX KD dở dang cuối kỳ: 1.000.000
Bài giải:
- Tính giá thành nhóm SP A và B và giá thành đơn vị:
+ Số lượng SP tiêu chuẩn: ( 900 x 1.25 ) + ( 400 x 1.75 ) = 1.825
+ Tổng giá thành SP A và B:
600.000 + ( 5.000.000 + 1.500.000 + 1.200.000 ) - 1.000.000 = 7.300.000đ
- Giá thành đơn vị SP gốc:

7.300.000

= 4.000đ

1.825
+ Giá thành đơn vị SP A:

4.000 x 1.25 = 5.000đ

Tổng giá thành SP A: 900 x 5.000 = 4.500.000đ

+ Giá thành đơn vị SP B:

4.000 x 1.75 = 7.000đ

Tổng giá thành SP B: 400 x 7.000 = 2.800.000
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ % định mức:
Điều kiện áp dụng.

12


Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong
cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm
cùng loại với kích cỡ,sản phẩm khác nhau .
Trình tự tính giá thành.

Theo phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, Trước hết tổng cộng chi phí của quá trình
sản xuất để xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.
Xác định tỷ lệ tính giá thành : Căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức .

Xác định giá thành từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp trên cơ sở tỷ lệ :

Ví dụ minh họa.

Tại doanh nghiệp X, sản xuất nhóm sản phẩm A có 1 quy cách A1 và A2 chi phí sản xuất thực
tế trong kỳ đã tập hợp được gồm (ĐVT: 1.000đ).
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

408.000


Chi phí nhân công trực tiếp:

78.000

Chi phí sản xuất chung:

58.500

Cộng:

544.500

Kết quả sản xuất được 100 thành phẩm A1 và 150 thành phẩm A2.
Giá thành kế hoạch đơn vị của từng quy cách đã được doanh nghiệp xây dựng như sau:

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ổn định không chênh lệch nhiều nên
doanh nghiệp không đánh giá sản phẩm dở dang.
Bài làm

Trước hết tính tổng tiêu chuẩn phân bổ là giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế:
13


Thành phẩm A1: 100
Thành phẩm A2: 150

Tính tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục:

Thẻ tính giá thành sản phẩm A1
SL: 100


14


Thẻ tính giá thành sản phẩm A2
SL: 150

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình
công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế
tiếp nhau, bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau
* Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm bước
trước (phương pháp kết chuyển tuần tự).
Cách tính giá:Để tính GTSP ở giai đoạn cuối cùng phải xác định giá thành của bán thành
phẩm ở giai đoạn công nghệ trước đó và chi phí của bán thành phẩm trước chuyển sang cùng
các chi phí của giai đoạn sau, cứ tính tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng
thì tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.

15


Hình 1: Tính giá thành sản phẩm phân bước có tính nửa thành phẩm bước trước.
Theo hình 1, trình tự tính giá nửa thành phẩm và giá thành thành phẩm được thực hiện
như sau:
+ Trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn 1 để tính được giá
thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở GDD1 đã hoàn thành theo công thức sau:
ZNTP(1) = DDK(1) + C(1) – DCK(1)
ZNTP(1)
Z đơn vị NTP (1) = ———————–
QTP(1)

+ Nửa thành phẩm của GDD1 nếu nhập kho:
Nợ TK 155
Có TK 154 (GĐ1)
+ Xuất kho cho GĐ 2 để tiếp tục sản xuất:
Nợ TK 154 ( GĐ2)
Có TK 155
+ Trường hợp chuyển bán thẳng không qua kho:
Nợ TK 157
Nợ TK 632
Có TK 154 ( GĐ1)
+ Nếu chuyển từ GĐ 1 sang GĐ 2 không qua kho:
Nợ TK 154 (GĐ2)
16


Có TK 154 ( GĐ1)
* Phương pháp tính GTSP phân bước không tính nửa thành phẩm bước trước ( phương pháp
kết chuyển song song)
Nội dung: trong phương pháp này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công
nghệ cuối cùng, do đó người ta chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất ở giai đoạn
nằm trong thành phẩm, sau đó tổng cộng chi phí các giai đoạn trong thành phẩm sẽ tính giá
thành thành phẩm.
Công thức:
DDk(i) + C(i)
Chi phí sản xuất giai đoạn i = ———————– x QTP(n)
QTP (i) + QD(i)

Trong đó:
DDk(i) : giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ giai đoạn i
C(i) : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ giai đoạn i

QTP (i): số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i
QD(i) : số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn i
QTP(n) : số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn n

Cách tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ

17


*Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ áp dụng thích hợp với nhũng doanh nghiệp

có quy trình công nghệ ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
– Sản phẩm được coi là sản phẩm phụ là những sản phẩm:
+ Không nằm trong danh mục của sản phẩm chính.
+ Không phải mục đích của sản xuất.
+ Tỷ trọng về khối lượng và giá trị sản phẩm phụ phải chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản
phẩm chính (< 10%).
– Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này là toàn bộ quy trình sản xuất, đối
tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. Trên cơ sở chi phí đã tập hợp được, kế
toán loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ tính tính theo quy ước để tính giá thành sản phẩm
chính.
– Chi phí sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí kế hoạch hoặc giá kế hoạch, giá bán
thực tế hay giá tạm tính:
ZTT = DDK + C – DCK – CP
ZTT
z đơn vị TP =————–
QTP


Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng cho từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng của sản


phẩm phụ trong tổng số chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ nhân với chi phí sản xuất
của từng khoản mục tương ứng:
Tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ

=

Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Tổng chi phí sản xuất thực tế

Ví dụ : Tại một DN sản xuất đường có tài liệu sau: (ĐVT : nghìn đồng)

– Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được:
+ Chi phí NVLTT : 160.000
+ Chi phí NCTT : 30.000
+ Chi phí SXC : 20.000
– Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng 20.000, giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 30.000
(tính theo Chi phí NVLTT).
– Kết quả sản xuất nhập kho 400 tấn đường và thu được 10 tấn rỉ đường, giá thành của rỉ
đường là 200/tấn.
Yêu cầu: lập bảng tính giá thành sản phẩm chính.
Lời giải:

Chi phí sản xuất phụ = 10 x 200 = 2000
Chi phí sản xuất thực tế = 20.000 + (160.000 + 30.000 + 20.000) – 30.000 = 200.000
18


2000
Tỷ trọng chi phí SX SP phụ = —————- x 100% = 1%

200.000
Bảng tính giá thành thành phẩm chính, số lượng: 400 tấn (ĐVT : nghìn đồng)
ĐVT : nghìn đồng
Khoản mục Gía trị dở dang Chi phí phát sinh Giá trị dở dang
Chi phí
Chi phí
NVLTT
Chi phí

Chi phí sản xuất

Tổng giá

Giá thành

đầu kỳ

trong kỳ

cuối kỳ

sản phẩm phụ

thành

đơn vị

20.000

160.000


30.000

1.500

148.500

371,25



30.000



300

29.700

74,25



20.000



200

19.800


49,25

NCTT
Chi phí
SXC

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Điều kiện áp dụng.
Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt
hàng. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán
chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn hàng.
Đặc điểm quy trình sản xuất.
Công việc sản xuất thường tiến hành do nhiều bộ phận sản xuất độc lập sau đó lắp rắp
lạihay sản xuất đơn chiếc theo các đơn đặt hàng.
Đối tượng hoạch toán chi phí là từng đơn đặt hàng.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng đã hoàn thành.
Để tính giá thành từng loại sản phẩm phải dùng phương pháp kết hợp: hệ số, tỷ lệ, loại
trừ sản phẩm phụ…
Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng
Ưu điểm.
Linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện, chỉ quan tâm đến các đơn dặt hàng.
Vì tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, từ đó xác định giá bán và tính được lợi
nhuận trên từng đơn đặt hàng.
Nhược điểm.
Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác.
Nếu nhận đươc nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân
bổ.
Sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trước
19



Nội dung phương pháp
Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt
hàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng.
Nếu quá trình sản xuất chỉ liên quan tới một đơn hàng, thì tính trực tiếp cho từng đơn
hàng.
Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì
phải tính toán xác định chi phí liên quan đến từng đơn đặt hàng.
Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí gián tiếp phải phân
bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp.
Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng là
giá trị của sản phẩm làm dở.
Những chi phí liên quan tới đơn hàng từ khi bắt đầu sản xuất, tới khi kết thúc đều được
tập hợp cho giá thành của đơn hàng đó.
Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một
số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng. Nếu cần thiết hoạch
toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí
còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở.

2.2. Ví dụ minh họa.

Tại Doanh nghiệp X có 1 phân xưởng chính số I sản xuất theo đơn đặt hàng. Trong tháng 10
năm N nhận sản xuất 2 đơn đặt hàng A và B.
Tình hình chi phí sản xuất tập hợp được theo đơn đặt hàng như sau:
Đơn vị: nghìn đồng

Chi phí sản xuất chung là 28.000 phân bổ cho 2 đơn đặt hàng theo tỷ lệ chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp.
Cuối đơn đặt hàng A sản xuất xong, giao 100 sản phẩm hoàn thành cho khách hàng, đơn đặt

hàng B chưa hoàn thành.

20


Giai:
Phân bổ chi phí chung cho từng đơn đặt hàng:

Giá thành ĐĐH A = 30.000.000 + 11.000.000 + 12.000.000 = 53.000.000

21


BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH ĐƠN ĐẶT HÀNG

Số lượng: 100
ĐVT: 1.000đ

22


CHỨNG TỪ CÔNG TY

23


24


25



×