Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

thực trạng và dinh dưỡng cho đối tượng mắc bệnh tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.65 KB, 16 trang )

THỰC TRẠNG VÀ DINH DƯỠNG
CHO ĐỐI TƯỢNG
MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
I.

Thực trạng bệnh tiểu đường:
Theo báo điện tử dantri.com.vn thì hiện nay có 3,16 triệu
người dân Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường, chiếm gần 5,3%
dân số trưởng thành trong độ tuổi từ 20 đến 79. Đáng lưu ý, tỉ lệ
người bệnh có biến chứng cao do không được điều trị đúng mức.
Việt Nam là nước có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất
thế giới.

II.

Khái quát về bệnh tiểu đường:
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường hoặc dư đường là
một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat khi hooc môn
isulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể.
Lượng đường trong máu luôn cao.
Vào giai đoạn đầu, người bệnh thường đi tiểu nhiều, tiểu vào
ban đêm.
Là nguyên nhân chính của nhiều căn bệnh hiểm nghèo: tai

biến mạch máu não, liệt dương, suy thận, mù mắt…
1. Cơ chế hình thành bệnh:
Isulin là hooc môn do tuyến tụy sản xuất, chuyển hóa đường
glucose thành năng lượng.
Glucose được hệ thống tiêu hóa của cơ thể chuyển hóa từ
thực phẩm. Sau đó, glucose vào máu và đi đến các tế bào trong cơ
thể, gọi là đường huyết. Khi đường huyết sau bữa ăn tăng lên,


tuyến tụy giải phóng isulin để tế bào trong cơ thể nhận và sử dụng
glucose.
1


Khi cơ thể kháng isulin thì gan, cơ bắp, mỡ sẽ không hợp tác
isulin. Do đó cơ thể cần nhiều hơn isulin để giúp glucose đi vào
các tế bào. Tuyến tụy sẽ phải đáp ứng nhu cầu này bằng cách sản
xuất isulin nhiều hơn. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không đáp ứng
được nhu cầu trên, glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu, đây
chính là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường.
2. Phân loại: có 3 loại:

Loại 1: Nếu tuyến tụy bị tổn thương và mất khả năng tiết
insulin, cơ thể sẽ thiếu insulin tuyệt đối, khiến lượng đường trong
máu tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường loại 1, chiếm khoảng
10% các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh thường mắc
ở người trẻ dưới 40 tuổi, liên quan đến yếu tố gen, môi trường và
miễn dịch. Người bệnh thường có thể trạng gầy, nồng độ insulin
trong máu rất thấp và bắt buộc phải điều trị bằng insulin. Người
bệnh tiểu đường thường đi tiểu nhiều.
Loại 2: Khi tuyến tụy bị rối loạn chức năng tiết insulin hoặc
có insulin nhưng chúng hoạt động không hiệu quả.
Bệnh do thai nghén: Khi mang thai, khoảng 2-10% mẹ bầu
“dính” phải tiểu đường thai kỳ, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến
cáo mẹ bầu nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu trong
suốt thời gian mang thai.
Nhận biết người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhưng có những người bệnh nhiều

năm không hề hay biết, các biểu hiện dưới đây có thể nhận biết nguy
cơ để sớm điều trị, phòng ngừa:

2


- Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên.: Khi tích tụ dư thừa
đường trong máu, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể làm
cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình
thường
- Hay bị đói.
- Bị giảm cân nhanh chóng: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để
làm giảm đói, có thể giảm cân. Nếu không có khả năng sử dụng
glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ bắp
và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose trong nước tiểu.
- Thường xuyên mệt mỏi: Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường,
có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Bị mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất lỏng có thể
được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến
khả năng thị lực.
- Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên: loại 2 bệnh
tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng để chữa lành và chống nhiễm
trùng.
- Da tối màu: Một số người bị bệnh tiểu đường loại 2, da mượt màu
đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan – thường ở nách
và cổ. Tình trạng này, được gọi là nigricans acanthosis, có thể là một
dấu hiệu của sức đề kháng insulin

3



Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể

III. Nhu cầu về năng lượng:
4


1. Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như

người bình thường. Nhu cầu này phụ thuộc vào: tuổi , giới,
loại công việc: lao động nặng hay nhẹ , thể trạng béo hay gầy.
Bệnh nhân thừa hay thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi
vào vùng nguy hiểm. Các bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh tiểu
đường nên tăng cường luyện tập thể dục mỗi ngày. Tùy theo lứa tuổi,
thể trạng để chọn được một hoạt động phù hợp nhất như: đi bộ, làm
vườn, bơi lội, khiêu vũ hoặc đạp xe. Tập thể dục hàng ngày sẽ rất có
lợi nhưng không có nghĩa là tập nhiều giờ để cơ thể mệt mỏi quá sức.
Cần chọn hoạt động nhẹ nhàng rồi mới bắt đầu tăng dần lên cho phù
hợp. Nếu có thể duy trì thói quen tập luyện ½ giờ mỗi ngày trong tuần
là tốt nhất và nên duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái.
Hình 1

Ngoài ra uống một cốc trà xanh buổi sáng giúp cho người bệnh có
tinh thần sảng khoái và có lợi cho sức khỏe.

5


2. Cân đối tỉ lệ các chất sinh năng lượng, giảm glucide, tăng


protide và lipit: phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng
sinh năng lượng theo một tỉ lệ cân đối trong tổng năng lượng
-

của khẩu phần:
Protid chiếm 15-20%.
Lipid chiếm 25- 30 %.
Glucid chiếm 55- 60%.
Đối với người bình thường: Glucid chiếm 60-70 %, Lipid chiếm

15- 30 %, Protid chiếm 10 - 15 %. Như vậy trong khẩu phần cần hạn
chế glucid (chất sinh đường), tăng chất đạm chứ không phải là kiêng không ăn chất sinh ra đường.
3. Chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin: Thực phẩm giầu chất xơ làm

chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho
mức đường trong máu không tăng đột ngột sau bữa ăn đồng
thời giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp,
có lợi cho quá trình điều trị. Chế độ ăn nên có nhiều thực
phẩm giàu chất xơ, khoảng 30 – 40 g/ngày và cũng như các
chế độ dinh dưỡng khác, khẩu phần ăn cần nhiều vitamin nhất
là vitamin nhóm B.
4. Hạn chế ăn muối, bỏ bia, rượu, thuốc lá: lượng muối ăn vào
trong ngày nên ít hơn 6g. Ăn mặn tăng nguy cơ huyết áp cao,
bệnh này thường đi kèm với đái tháo đường và nếu không
kiểm soát tốt huyết áp sẽ tăng nguy cơ bị các biến chứng như
tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu, bia, thuốc lá.
5. Ăn uống đúng giờ:
Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày thành nhiều bữa, có thể tới
5 - 6 bữa khống chế đường huyết không quá cao sau bữa ăn và

xuống quá thấp khi xa bữa ăn. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn
chậm nhai kỹ, không quá nhiều trong một bữa ăn.

6


Với bệnh nhân sử dụng insulin loại tác dụng chậm cần ăn
thêm bữa phụ trước khi ngủ để phòng hạ đường huyết trong đêm.
Phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử
dụng đường hoá học và phải cung cấp đủ protein phải dùng
insulin để kiểm soát đường huyết, phải kiểm tra đường huyết
thường xuyên, trước và sau khi ăn 2 giờ không được uống thuốc
hạ đường huyết.

IV.

Nhu cầu về dinh dưỡng

1. Glucide (chất bột đường): Người bệnh cần hạn chế glucide vì khi
mắc bệnh, đường huyết có chiều hướng tăng vọt, giảm vừa phải
để đảm bảo cơ thể vẫn duy trì cân nặng và hoạt động bình
thường. Năng lượng glucide nên chiếm khoảng 50-60% trên tổng
số năng lượng của khẩu phần ăn. Hạn chế ăn các loại có hàm

lượng đường cao, nên sử dụng các loại có glucide phức như
khoai, gạo, có thể sử dụng gạo lứt cho bữa ăn hằng ngày….
7


Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên sử dụng vừa đủ tinh bột.


2.

Protein: Lượng protein nên đạt 0.8g/kg đối với người lớn. Ăn
nhiều chất đạm sẽ không tốt cho thận. Nên ăn kết hợp protein
động vật với protein thực vật.

3. Chất béo: bệnh nhân tiểu đường nên ăn dầu thực vật. Khẩu phần
ăn của người tiểu đường cần chất béo để cung cấp bù lại năng
lượng do glucide giảm đi nhưng cũng nên ăn ở dạng vừa phải,
hạn chế ăn mỡ động vật và các chất béo bão hòa vì dễ dẫn tới xơ
vữa động mạch. Nên ăn các loại axit béo có trong các loại dầu
thực vật, dầu mè.

Hình 2

4. Vitamin và các yếu tố vi lượng: cần bổ sung các vitamin và các
yếu tố vi lượng bằng cách nên ăn nhiều các loại rau nhiều chất
xơ, hoa quả tươi như táo, cam, dâu tây, chanh và mận ...
8


5. Nước: do lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài quá lớn làm cơ thể bị
mất đi một khối lượng nước đáng kể, dẫn đến trung khu thần kinh
trung ương bị kích thích gây nên hiện tượng khát nước, làm cho
bệnh nhân có nhu cầu uống nước nhiều.
6. Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm,

người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng glucid khác
nhau:

Loại có hàm lượng glucid ≤ 5%: Người bệnh có thể sử dụng
hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải),
hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt
như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín...(sử dụng không hạn
-

chế).
Loại có hàm lượng glucid từ 10 – 20%: Nên ăn hạn chế (một
tuần có thể ăn 2 – 3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số
hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm,
xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu Hà

-

Lan...).
Loại có hàm lượng glucid ≥ 20%: Cần kiêng hay hạn chế tối
đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết, gồm các loại
bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít
khô, vải khô, nhãn khô...).
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (4 – 6 bữa/ngày), không nên

ăn quá nhiều trong 1 bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường
huyết ban đêm, nhất là những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin.
Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau:
-

Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Đồ ngọt: đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo,
nước ép đóng hộp, kéo, mứt, chè.

9


Lưu ý: bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa
chế biến, còn sữa tươi nguyên chất không đường thì rất tốt vì
sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều
-

protein và các acide amin cần thiết, rất tốt cho bệnh nhân.
Hạn chế ăn các loại bánh quy.
Không ăn mặn.
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá vì nó có thể thúc đẩy hạ
đường huyết đối với bệnh nhân đang điều trị thuốc hạ đường
huyết.

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường:
-

Các loại trái cây tươi ít đường như táo, cam, quýt…là món ăn cung cấp nhiều
vitamin tốt cho người bệnh. Mặc dù trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân
đường, nhưng đó là lượng đường chậm (là đường phải tiêu hóa mới trở thành
đường hấp thu vào cơ thể), giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hay
quá thấp, đông thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng giúp kiểm soát

-

lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu có tác dụng giữ
nước, hấp thu acide mật sẽ làm giảm sự tăng đường huyết sau khi ăn và kéo dài


-

sự hấp thu của đường vào cơ thể.
Thịt bò chứa nhiều acide lionlenic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức

-

năng chuyển hóa lượng đường trong máu.
Acide béo có nhiều trong cá biển, sẽ có tác dụng làm giảm đáng kể lượng
cholesterol có hại, thay thành những cholesterol có lợi.



Sau đây là 8 nguyên tắc ăn uống trong bệnh đái tháo đường:
1. Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và
quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là các thực phẩm có chỉ số đường
huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.
2. Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: cũng không cần quá
kiêng khem với ngũ cốc như gạo trắng, lúa mì. Hãy ăn uống khoa học
và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.
10


3. Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh
mì trắng và mì sợi trắng để món ăn phụ nhỏ.
4. Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm
lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không
nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường
ngọt.
5. Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn

như cá, đậu, hoặc thịt gà không da

Hình 3
6. Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu
ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo
bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn
các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.

11


7. Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc
biệt không bỏ bữa sáng.
8. Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Hình 4. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Thực đơn 1 (tổng năng lượng hơn 1.200 Kcalo)
+ Sáng: bánh canh
-

Bánh canh: 80g.

12


-

Thịt heo: 25g.

-


Hành ngò.

Bữa phụ: sữa cho người bệnh tiểu đường: 120ml.
+ Trưa:
-

Cơm: 1 chén vừa.

-

Canh bầu:
 Thịt heo: 5g.
 Bầu: 50g.

-

Xíu mại:
 Thịt heo: 60g.
 Củ sắn: 35g.
 Cà chua.

-

Thanh long: 100g.

+ Chiều:
-

Cơm: 1 chén vừa.


-

Canh rau ngót:
 Thịt heo: 5g.
 Rau ngót: 20g
13


-

Cá kho thơm:
 Cá: 50g.
 Thơm: 50g.

+ Tối: sữa cho người tiểu đường: 230ml.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: Thay vì chỉ có 3 bữa chính, nên ăn
từ 5-6 bữa mỗi ngày. Cách này giúp hạn chế lượng đường trong máu
tăng cao bất ngờ. Đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời
gian để chuyển hóa năng lượng.
Ăn nhiều chất xơ: Đa số những thực phẩm có nhiều chất xơ đều
có lượng carbonhydrates thấp. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa
hoạt động tốt hơn, hạn chế những triệu chứng tiêu hóa khó chịu
thường xảy ra trong thai kỳ.
Ăn sáng đầy đủ: Một bữa ăn sáng dinh dưỡng sẽ giúp ổn định
lượng đường huyết trong suốt buổi sáng. Phụ nữ mang thai có thể thử
bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một
hũ sữa chua.
Cắt giảm những thực phấm chứa chất béo bão hòa: nên sử

dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu
hướng dương, các loại hạt…
Hạn chế những thực phẩm nhiều đường: Đường trong những
loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của bạn vì vậy
hãy loại bỏ các loại nước ép hoa quả hoặc nước uống có ga.
Các loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi: cẩn thận thường ngại
ăn các loại hạt, đơn cử là đậu phộng, vì sợ cơ thể khi mang thai có thể
14


bị dị ứng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, thực tế, các nhà
nghiên cứu khẳng định rằng ăn các loại hạt khi mang thai còn giảm
nguy cơ bị dị ứng sau này cho bé cưng.
Đừng bỏ bữa: Cắt bớt khẩu phần ăn hằng ngày không giúp bạn
ổn định lượng đường trong máu. Thay vì vậy, phụ nữ mang thai nên
ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn. Không nên
ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Bạn có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ
sau mỗi bữa.
Cách phòng bệnh tiểu đường:
-

Kiểm soát trọng lượng cơ thể.

-

Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục.

-

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, hạn chế sử dụng

thức ăn nhanh, ăn nhiều chất xơ, giảm chất béo.

-

Không nên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia.

-

Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

-

Đặc biệt nên kiểm tra sức khỏe định kì

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />
15


/> /> />
16



×