Tải bản đầy đủ (.ppt) (148 trang)

bài giảng văn hóa làng xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.91 MB, 148 trang )

VĂN HÓA LÀNG XÃ


Các tài liệu tham khảo
- Giáo trình xã hội học Nông thôn
- Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày
nay (ở Đồng bằng sông hồng) – Tô Duy
Hợp
- Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt
nam trong lịch sử - GS Phan Đại Doãn
- Lịch sử văn hóa Việt Nam truyền thống
giản yếu – Nguyễn Thừa Hỷ


Các tài liệu tham khảo
- Văn hóa cổ truyền trong làng xã Việt
Nam hiện nay – Phan Thanh Tá
- Tìm hiểu di sản văn hóa gia đình Việt
Nam
- Hương ước cổ làng xã đồng bằng
Bắc Bộ - PGS, TS Vũ Duy Mền
- Phong tục tập quán Việt


Nội dung môn học
Gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về
văn hóa làng xã
Chương 2: Những biểu hiện cơ bản
của văn hóa làng xã
Chương 3: Sự biến đổi của văn hóa


làng xã trong giai đoạn hiện nay


Một số yêu cầu đối với sinh viên
- Đã nắm được cơ bản kiến thức môn xã
hội học Nông thôn, cơ sở văn hóa Việt
nam và xã hội học văn hóa
- Tìm đọc các tài liệu tham khảo đã nêu
- Làm tiểu luận tìm hiểu về nét sinh hoạt
cụ thể của văn hóa làng xã mà mình biết
(trình bày báo cáo trên lớp)


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ VĂN HÓA LÀNG XÃ


I. Những vấn đề chung
1. Văn hóa và những đặc trưng cơ bản
của văn hóa

2. Làng xã và sự hình thành làng xã
trong lịch sử


1. Văn hóa và những đặc trưng
cơ bản của văn hóa
a, Các quan niệm về văn hóa

- Theo E. B Tylor: Văn hóa là một phức
hợp nhiều mặt bao gồm những tri thức
khoa học, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật, phong tục cùng khả năng
và những tập quán mà con người thực
hiện với tư cách là một thành viên xã hội.
Văn hóa mang tính xã hội.


a, Các quan niệm về văn hóa (2)
- Theo Hồ Chí Minh: Văn hóa
là tổng hợp những phát minh và
sáng tạo (bao gồm vật chất, tinh
thần và phương thức sinh hoạt)
của con người nhằm phục vụ nhu
cầu và mục đích cuộc sống của
mình


a, Các quan niệm về văn hóa (3)
- Văn hóa hiểu theo nghĩa chung
có thể được coi là như toàn bộ phức
hợp những ứng xử, định giá và thành
tựu của con người – xã hội, trong các
mối quan hệ với môi trường tự nhiên,
quần thể cộng đồng và thế giới tâm
linh


a, Các quan niệm về văn hóa (4)

- Văn hóa hiểu theo nghĩa riêng,
chính là những đặc trưng đời sống
mang tính chung cho một cộng đồng
người, đồng thời là bản sắc riêng khi
đối sánh, phân biệt với những cộng
đồng khác


a, Các quan niệm về văn hóa (5)
+ Văn hóa được hiểu như những
chuẩn mực ứng xử của con người
được thể hiện trong mọi sinh hoạt,
hành vi, nếp nghĩ, nơi ở, cách làm,
lối sinh hoạt và đối nhân xử thế


b, Những đặc trưng của văn hóa
- Tính nhân văn – xã hội: VH gắn liền với
con người với những ứng xử và hoạt
động sáng tạo của con người nên mang
tính nhân văn.
Vd: văn hóa ứng xử trong gia đình và
cộng đồng người Việt nam: thuận vợ
thuận chồng, anh em như chân với tay…


b, Những đặc trưng của văn hóa (2)
- Tính sáng tạo, hướng thiện: Con người
luôn muốn vươn lên, tiếp cận chân,
thiện, mỹ qua hoạt động sáng tạo văn

hóa. Tuy nhiên văn hóa có thể bị mất đi
khi con người không bảo vệ, bảo tồn
đúng mức
( VD: quan họ, các di sản văn hóa vật
thể, thương mại, thần thánh hóa các lễ
hội)


b,Những đặc trưng của văn hóa (2)
- Tính lan truyền, lưu truyền: Văn
hóa lan truyền qua các không gian
xã hội, các thế hệ qua sự giao lưu
văn hóa. Tuy nhiên sự giao lưu văn
hóa thường là hai chiều
VD: sinh hoạt văn hóa truyền thống
trong gia đình, cộng đồng…


b,Những đặc trưng của văn hóa (3)
- Tính phổ quát, đặc thù: VH là của
con người, mà bản chất con người là
phổ quát chung cho mọi dân tộc, thời
đại tạo nên tính nhân loại. Mặt khác
văn hóa mang tính riêng biệt, đặc thù
cho từng châu lục, dân tộc, tộc người.
Vd: nhân loại tiến bộ đều yêu chuộng
những giá trị tinh thần


2. Làng xã và sự hình thành

làng xã trong lịch sử
a, Các quan niệm về làng
- Làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông
thôn người Việt và đã hình thành từ rất
sớm. Ban đầu, làng là điểm tụ cư của
những người cùng huyết thống, sau
này làng còn là điểm tụ cư của những
nhóm người cùng nghề nghiệp, bao
gồm nhiều dòng họ khác nhau.


a, Các quan niệm về làng (2)
- Làng là không gian sống, không
gian kinh tế, xã hội và văn hóa của
người nông dân được người nông
dân xem trọng.
- Làng là đơn vị hành chính tự trị
được quản lý chặt chẽ trong một kết
cấu xã hội phân tầng theo chức tước,
khoa mục, tuổi tác, trật tự thân tộc


a, Các quan niệm về làng (3)
- Làng là một thiết chế xã hội, một
đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông
thôn trên cơ sở địa vực, địa bàn cư
trú; là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ
quá trình định cư và cộng cư của
người Việt với 2 đặc trưng: tính cộng
đồng và tính tự trị



a, Các quan niệm về làng (4)
- Làng được tổ chức rất chặt chẽ,
theo nhiều nguyên tắc khác nhau,
tạo nên nhiều loại hình, nhiều cách
tập hợp người khác nhau, cụ thể:
+ Theo khu vực cư trú:
+ Theo theo huyết thống (gia
đình), dòng họ.


a, Các quan niệm về làng (5)
- Tổ chức làng theo nghề nghiệp,
theo sở thích và lòng tự nguyện
(Phe-Hội, Phường nghề…)
- Tổ chức làng theo lớp tuổi (truyền
thống nam giới): trẻ em là nam
được vào giáp ngay khi mới sinh,
phụ nữ không được vào giáp


Mẫu đại diện cho các loại làng
- Làng thuần nông: Chủ yếu nông dân
sống bằng nghề canh tác ruộng đất, chăn
nuôi và nghề phụ chiếm tỷ trọng thấp
trong thu nhập
- Làng nghề: nơi nghề thủ công chiếm
ưu thế so với chăn nuôi và trồng trọt.
- Làng hỗn hợp: nơi kết hợp cả trồng

trọt, chăn nuôi, nghề phụ và buôn bán,
nhưng thương nghiệp, dịch vụ chiếm ưu
thế


b.Sự hình thành làng xã
trong lịch sử (2)
- Ngay từ đầu Công nguyên, Công
xã nông thôn phát triển thành công xã
nông thôn phong kiến do sự phát triển
nghề đúc đồng, rèn sắt tạo ra các
nông cụ kim loại thay thế nông cụ
bằng gỗ, đá….


b.Sự hình thành làng xã
trong lịch sử
- Làng xã có nguồn gốc từ các công xã nông
thôn với đậm tính chất truyền thống, láng
giềng, tính chất tông tộc, tính cộng đồng.
- Làng xã ban đầu tồn tại dưới hình thức
làng – chiềng – viềng – chạ hay làng – kẻ ấp


b.Sự hình thành làng xã
trong lịch sử (3)
- Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, cư dân Việt đã
khai phá thêm nhiều đất đai lập ra nhiều làng ấp ở hai bên tả ngạn sông Hồng, sông Đuống.
- Khoảng thế kỷ X người dân đắp đê, xây
dựng công trình thủy lợi, các nghề thủ công cổ

truyền như đúc kim khí, dệt, làm đồ gốm, buôn
bán trao đổi cũng phát triển cùng với áp lực dân
số thì các làng - ấp được hình thành mạnh mẽ .


×