Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Mác –ăngghen có vai trò như thế nào đối với sự ra đời CNXHKH theo anh (chị) vai trò của mác – ănghen có phải nhân tố quyết định cho sự ra đời CNXHKH không tại sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.96 KB, 21 trang )

Bài thuyết trình
nhóm 3
câu hỏi : Mác –Ăngghen có vai trò như thế nào đối với sự ra đời CNXHKH? Theo
anh (chị) vai trò của Mác – Ănghen có phải nhân tố quyết định cho sự ra đời
CNXHKH không? Tại sao?


Karl Marx (1818-1883)

Friedrich Engels(1820-1895)

Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX, thông
qua hoạt động lý luận và thực tiễn của C.Mác và Angghen.


› - C. Mác (1818-1883) và Ph. Ăngghen (1820-1895) đều sinh ra và trưởng thành ở Đức (Phổ) một quốc gia có nền triết học cổ điển phát triển rực rỡ, với những luận điểm nổi bật của
những triết gia nổi tiếng, đó là chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của
Heghen.

› - Nhờ kiên định lập trường của giai cấp vô sản và bằng thực tiễn đấu tranh cách mạng, Mác
và Ăngghen đã có bước chuyển căn bản từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập
trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa, hai ông đã trở thành những
người cộng sản chân chính đầu tiên trong phong trào cộng sản và công nhân, lãnh tụ thiên
tài, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân quốc tế.


C. Mác và angghen có vai trò to lớn đối với sự ra đời của CNXH khoa học.
Những phát kiến quan trọng của C.Mác và Angghen dẫn đến sự ra đời của CNXH khoa học là:

› Một là, những quan điểm duy vật về lịch sử
› Mọi ý thức, tư tưởng của con người đều phải giải thích bằng bản thân tồn


tại của con người. Theo C.Mác, trong mỗi thời đại lịch sử, cơ cấu xã hội do
sản xuất kinh tế quy định. Đấu tranh giai cấp chỉ là sản phẩm các quan
hệ kinh tế của các thời đại có các giai cấp thích ứng với các thời đại đó.


› - Hai là, học thuyết giá trị thặng dư
› Vận dụng các quan điểm duy vật về lịch sử vào việc phân tích nền sản xuất TBCN. C.Mác đã chứng

minh một cách triệt để quan hệ giữa tư bản và lao động. C.Mác là người chỉ ra rằng giai cấp vô sản khi
bán sức lao động của mình cho nhà tư bản thì giai cấp này không chỉ tái sản xuất ra giá trị của bản thân
sức lao động mà con sản xuất ra giá trị thặng dư.



Loại giá trị thặng dư này theo quy luật kinh tế nhất định, được phân phối cho toàn bộ giai cấp tư sản, là
nguồn gốc của lợi nhuận, tư bản, địa tô và lợi tức. C.Mác đã bóc trần bí mật sự bóc lột của giai cấp tư
sản đối với giai cấp vô sản trong xã hội tư bản. nhà tư bản dù có mua SLĐ công nhân đúng giá trị thì
trên thực tế tư bản vẫn thu được số tiền lớn hơn số tiền bỏ ra để mua SLĐ ấy. Tổng số GTTD thu được lại
biến thành tư bản và ngày càng lớn lên, cuối cùng thuộc về giai cấp tư sản. Như vậy, bản chất của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa bị C.Mác vạch trần.


Ba là, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của GCCN là phát hiện quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau về
chất giữa CNXH khoa học và CNXH không tưởng. Chính vì thế Lenin nhận định: “Có thể nói vắn tắt
nêu công lao của Mác và Ăngghen đối với GCCN như sau: hai ông đã dạy cho công nhân tự nhận
thức được mình và có ý thức về mình và đã đem khoa học thay thế cho mộng tưởng”.
Một số tác phẩm trong thời kỳ CNXH khoa học hình thành (1844-1848): Tình cảnh giai cấp công
nhân Anh; Hệ tư tưởng Đức; Những nguyên lý của của nghĩa công sản, …, Đặc biệt là tuyên ngôn
của ĐCS (1848).





+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người xoá bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, CNCS.



+ Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân



+ Chứng minh cách mạng XHCN là điều kiện, con đường tất yếu để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử
của mình.



+ Chỉ rõ sự cần thiết phải liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác
trong xã hội.



+ Thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản…



Tuyên ngôn được thừa nhận là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.




Tuyên ngôn ra đời, từ đây chủ nghĩa xã hội khoa học - học thuyết khoa học và cách mạng soi sáng con đường và
quá trình chuyển biến cách mạng của loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Lực lượng xã hội tiên phong và là động lực cơ bản nhất của quá trình cũng là giai cấp công nhân, giai cấp có sứ
mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới.


Theo anh (chị) vai trò của Mác – Ănghen có phải nhân tố quyết định cho sự ra
đời CNXHKH không? Tại sao?


› vai trò của Mác – Ănghen không phải nhân tố quyết định cho sự ra đời CNXHKH nhưng nó
có vai trò hết sức quan trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn.



bởi vì Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX là một tất yếu lịch sử



CNXHKH ra đời dựa trên những tiền đề khách quan về kinh tế -xã hội, về khoa học tự nhiên và về tư tưởng
chính trị đã chín muồi.




a. Tiền đề kinh tế - xã hội




Giữa thế kỷ XIX, CNTB ở Châu Âu phát triển mạnh mẽ, nhất là ở Anh, Pháp và một phần ở nước Đức. Vượt qua thời kỳ
phong kiến, sự phát triển nhanh của PTSX TBCN đã chứng minh tính ưu việt của nó so với các chế độ xã hội khác trước
đây trong lịch sử.



PTSX TBCN phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự lớn mạnh của nền đại công nghiệp, làm cho LLSX càng mang tính xã
hội hóa cao. Do đó, mâu thuẫn giữa nó với QHSX ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này biểu hiện qua những cuộc khủng
hoảng kinh tế bắt đầu nổ ra và mang tính chu kỳ.




Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, GCCN ngày càng đông đảo và có sự thay đổi trong cơ cấu (tỉ
trọng công nhân công nghiệp tăng). Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân có quy mô toàn quốc, mang tính
quyết liệt, như:



Phong trào Hiến chương Anh (1838 - 1848)
kiến nghị  đòi bầu cử đòi tăng lương , giảm giờ làm  nhưng bị  dập tắt



Công nhân Anh đưa hiến chương đến Quốc hội.



Do bị áp bức , không có quyền chính trị , hàng triệu chữ ký  vào bản kiến  nghị. Tháng 2-1842, trên 20 công

nhân khiêng chiếc hòm  chứa trên 3 triệu chữ ký  của công nh6an đưa đến  Quốc hội  đòi quyên phổ thông
bầu cử, tăng lương , giảm giờ làm…..


Phong trào Hiến chương Anh (1838 - 1848)


Khởi nghĩa công nhân dệt tại Liong (Pháp, 1831 - 1834)

phong trào nổi dậy năm 1831 của công nhân dệt thành phố Lyông (Lyon, Pháp) đòi tăng lương, cải thiện đời

sống. Bị đàn áp dã man, công nhân tiến hành khởi nghĩa vũ trang, làm chủ thành phố trong 3 ngày rồi bị

dập tắt. Đến 1834, lại nổi dậy lần thứ hai, đưa ra khẩu hiệu thành lập nền cộng hoà cũng bị thất bại.

Khởi nghĩa của công nhân dệt tại Xiledi (Đức, 1844) cũng bị đàn áp, thất bại


Những cuộc đấu tranh này, một mặt chứng tỏ GCCN đã trở thành một lực lượng chính trị - xã hội độc

lập. Với những yêu sách về kinh tế, chính trị riêng của giai cấp mình, đang trực diện chống lại giai cấp

tư sản vì lợi ích của giai cấp mình, và muốn cho phong trào công nhân thắng lợi phải có một lý luận

khoa học và cách mạng dẫn đường. Mặt khác, nó cũng cung cấp tài liệu cần thiết để khai quát thành lý

luận theo yêu cầu của lịch sử.


b.Tiền đề khoa học tự nhiên – xã hội


› 1. Khoa học tự nhiên
› Vào đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đạt nhiều thành tựu to lớn đã cung cấp những cơ sở
khoa học để hình thành thế giới quan mới. Thế giới quan mới đó là thế giới quan duy vật biện
chứng.

› Ba thành tựu quan trọng nhất là:
› + Học thuyết tế bào.
› + Thuyết chuyển hóa và bảo tòa năng lượng.
› + Thuyết tiến hóa.


2. Về khoa học xã hội

›Đầu thế kỷ XIX cũng có ba trào lưu tư tưởng lớn:
›- Một là, triết học cổ điển Đức mà đỉnh cao la Phơbách và Hêghen
›Giá trị lớn nhất trong hệ thống triết học của Hêghen là những tư
tưởng thiên tài về phép biện chứng.

›Theo ông Thế giới là một khối thống nhất trong đó các sự vật có
mối liên hệ phổ biến, vận động, phát triển không ngừng.

›Động lực phát triển là mâu thuẫn nội tại (ông đã trình bày và

phát triển những quy uật cơ bản của PBC: QL mâu thuẫn, QL lượng
–chất, QL phủ định của phủ định)

›Tuy nhiên phép biện chứng của Hêghen là PBC bị lộn ngược. Theo
C.Mác, đó là PBC thông minh nhưng duy tâm, biện chứng của sự
vật bị quy định bởi ý niệm tuyệt đối.





Cũng như Hêghen, Phơbách là một triết gia lỗi lạc đương thời, công lao vĩ đại nhất của ông là khôi phục lại địa vị
xứng đáng của triết học duy vật thế kỷ XVII-XVIII, đồng thời bổ sung những yếu tố mới nhờ các thành tựu khoa học tự
nhiên. Ông khẳng định:



+ Thế giới là vật chất. Giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, tồn tại độc lập với ý thức.



+ Ý thức chỉ là sản phẩm của con người, là sản phẩm của bộ óc người.



Ông cũng khẳng định khả năng nhận thức của con người.



Như vậy, ông đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật.


› Tuy nhiên, Chủ nghĩa duy vật của Phơbách mang tính trực quan. Mặt khác trong lĩnh vực xã hội Ông vẫn
còn yếu tố duy tâm. Phơbách không nhận ra được thế giới là thế giới được cải biến bởi con người. Ông
không nhận ra được vai trò thực tiễn, nhất là thực tiễn sản xuất. Do đó, triết học Phơbách chỉ ngắm nhìn,
giải thích thế giới chứa chưa phải là triết học cải tạo thế giới


› Hai là, kinh tế chính trị cổ điển Anh với học thuyết của Adam Xmith, Davit Ricacdo. Hai ông đã dùng
phương pháp miêu tả, tổng hợp và sử dụng rộng rãi phương pháp trừu tượng hóa để nghiên cứu nền sản
xuất hàng hóa tư bản. Hai ông đã hệ thống hóa và phát triển các lý luận quan trọng như giá trị - lao động,
lý luận về tiển tệ, lý luận về các thu nhập trong xã hội tư bản. Tuy nhiên các ông không tránh khỏi hạn chế
nhất định.


Ba là, Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán (Xanhximon, phurie, Ôoen) có những giá trị to lớn.
Các nhà không tưởng đầu thế kỷ XIX không chỉ miêu tả hiện tượng bất công trong xã hội tư bản mà còn từng
bước tìm ra những nghịch lý trong xã hội ấy, từ đó đi đến kết luận phủ định đối với xã hội. Chủ nghĩa xã hội không
tưởng chứa đựng những giá trị nhânvăn cao cả, thể hiện đồng cảm thương yêu sâu sắc đối với những người lao khổ.
Tronhg chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán có nhiều dự đoán thiên tài về xã hội tương lai. Những luận điểm ấy
được C.Mác và Angghen kế thừa một cách có chọn lọc.
Ba trào lưu tư tưởng trên là ba tiền đề lý luận của chủa nghĩa xã hội khoa học, trong đó CNXH không tưởng – phê
phán là tiền đề lý luận trực tiếp.


› Chủ nghĩa xã hội khoa học
› Các tiền đề ấy đã được

ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX là một tất yếu lịch sử.

C. Mác và Ph. Ăngghen kế thừa phát triển và nâng những giá trị chúng

lên ở trình độ mới cao hơn về chất.



Như Lênin nhận xét “Chủ nghĩa Mác … không nảy sinh ngoài con đường phát triển vĩ đại của
văn minh thế giới. Trái lại toàn bộ thiên tài của Mác chính là chỗ ông đã giải đáp được những

vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự thừa kế
thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh
tế học và trong chủ nghĩa xã hội”.


› Thanks for watching



×