Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

đánh giá và biện pháp tâm lý nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.93 KB, 31 trang )

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC HÀNH TỔNG QUÁT TẠI CƠ SỞ
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
I.
II.
III.
IV.
V.
Hợp

Tên cơ sở thực hành: Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
Thời gian thực hành: 27/11/2013 – 27/12/2013
Bộ phận thực hành: Phòng tổ chức – hành chánh.
Nhân sự: Gồm 13 người
đồng

động

lao Lao động quản Lao động phụ


trợ

Trình độ

Nam

Nữ

Nam


Nữ

Nam

Nữ

ThS ĐH

TC

7

6

4

4

3

2

2

3

VI.

1


Sơ đồ tổ chức phòng tổ chức – hành chánh:

- Vị trí: Phòng TCHC là một đơn vị trong bộ máy quản lí của Công ty TNHH
MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
- Chức năng: Phòng TCHC làm tham mưu cho giám đốc về công việc tổ chức
quản lí bộ máy nhân sự, chế độ chính sách đối với người lao động, quản trị

1


văn phòng, phương tiện đi lại, chăm sóc y tế cho cán bộ, nhân viên và du
khách tham quan (khi có tai nạn xảy ra trong TCV SG).

2


PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC HÀNH
I.
Công tác nhân sự
1. Tuyển dụng nhân sự:
- Công ty sẽ tuyển dụng nhân sự khi bộ phận có nhu cầu, có nhân viên nghỉ việc
hoặc phát sinh thêm công việc.
- Hình thức tuyển dụng: 2 hình thức
o Tuyển dụng từ nguồn nhân lực bên ngoài.
o Tuyển dụng từ nguồn nhân lực bên trong.
 Công ty thường ưu tiên tuyển nguồn nhân lực bên trong hơn tuyển
nguồn nhân lực bên ngoài. Ngoài ra công ty cũng chú trọng việc tìm
kiếm nguồn lực bên ngoài qua các phương tiện truyền thông.
- Quy trình tuyển dụng:
o Bước 1: Phòng ban có nhu cầu tuyển dụng sẽ làm tờ trình đề nghị tuyển

o
o
o

Form:

dụng gửi đến phòng TC - HC.
Bước 2: TC - HC đưa ra thông báo tuyển dụng.
Bước 3: Tiếp nhận và sàn lọc hồ sơ
Bước 4: Phỏng vấn
Bản mô tả công việc

 Chức danh:...........................................................................................
 Báo cáo đến:........................................................................................
 Trách nhiêm quyền hạn:......................................................................

VD:
 Chức danh: Chuyên viên Lao Động Tiền Lương
 Báo cáo đến: Trưởng phòng, phó phòng Công Tác Hành Chính
 Trách nhiêm quyền hạn:
- Phụ trách công tác lao động tiền lương của công ty.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiên nội quy lao động, ngày giờ công
của cán bộ nhân viên trong công ty.
- Đóng dấu để kiểm tra vé vào cửa, vé trò chơi.
3


- Thời gian tìm được người phù hợp với công việc từ khi có thông báo tuyển
dụng:
o Lao động phổ thông: 15- 30 ngày

o Nhân sự khối văn phòng: trên 30 ngày
 Từ khi nhân sự được công ty tuyển dụng, lao động phổ thông sẽ có thời
gian thử việc 1 tháng trước khi được nhận vào làm việc chính thức; còn
lao động có trình độ đại học trở lên có thời gian thử việc là 2 tháng trước
khi được nhận vào làm việc chính thức.
2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Công ty có nhiều loại hình đào tạo:
o Khối văn phòng: tự học bên ngoài, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; công ty hỗ trợ thời gian và tạo điều kiện. Những người có
thâm niên làm việc từ 3 năm trở lên, sẽ được công ty thanh toán %
học phí (phụ thuộc kết quả học tập).
o Công nhân: được tham gia lớp tập huấn về các kỹ năng làm việc (kỹ
năng nuôi thú, vệ sinh công viên, chăm sóc động - thực vật…)
- Đánh giá nhân sự:
o Sau khi thử việc, nhân viên sẽ được đánh giá xem có phù hợp với
công việc, có đáp ứng được công việc,… để kí hợp đồng chính thức.
o Mỗi tháng công ty sẽ đánh giá nhân viên 1 lần. Trưởng đơn vị sẽ
đánh giá năng lực của nhân viên, từ đó đưa ra mức thưởng sao cho
phù hợp với năng suất làm việc của nhân viên.
o Sau 1 năm, công ty sẽ xem xét và đánh giá năng lực của nhân viên,

-

đây cũng là đợt đánh giá toàn diện cho toàn thể cán bộ nhân viên.
a. Phân công nhân sự:
Theo nhu cầu của đơn vị
Theo năng lực và chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên
b. Chính sách nhân sự:
Hình thức chấm công: thủ công
Tăng ca: thường vào cuối tuần, ngày nghỉ, lễ, tết, sự kiện

Chính sách đãi ngộ:
• Lương thưởng theo hợp đồng
• Nhân viên được nhận vào làm việc chính thức sẽ được công ty mua
BHXH (BHYT, BHTN), BH Tai Nạn
4


• Hỗ trợ tiền cơm trưa cho nhân viên.
• Nâng lương theo quy định
• Các chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề
- Ngoài ra, nhân viên được công ty trang bị đầy đủ dụng cụ lao động, đồ bảo
hộ… và tạo cho nhân viên môi trường làm việc thoải mái, chuyên nghiệp.
- Công đoàn thường xuyên tổ chức những cuộc thi cắm hoa, karaoke, hội
thao,… để nhân viên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đồng thời tạo điều
kiện cho nhân viên của các đơn vị giao lưu với nhau.

5


II. CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI
A. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí;
- Tử tuất.
2. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ:
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm

3. Bảo hiểm y tế:
- Khám chữa bệnh
- Cấp cúu

B. Nội dung các loại bảo hiểm.
I. Bảo hiểm xã hội
1. Đối tượng- mức đóng – tỉ lệ đóng
a. Đối tượng
-

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công

chức, viên chức.
6


- . Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm
việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ, HĐLV không xác định
thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động kể cả người lao động, xã viên, cán
bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong các
hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác
b. Mức đóng
Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN (bảng 1).
Năm

Người sử dụng lao động (%) Người lao động (%)
BHXH BHYT

BHTN BHXH


BHYT

BHTN

Tổng
cộng
(%)

01/2007

15

2

5

1

01/2009

15

2

Từ 01/2010

16

23


1

5

1

1

25

3

1

6

1,5

1

28,5

17

3

1

7


1,5

1

30,5

18

3

1

8

1,5

1

32,5

đến 12/2011
Từ 01/2012
đến 12/2013
01/2014
trở đi
2. Chế Độ Hưu Trí - BHXH 1 Lần
2.1 Điều kiện hưởng:
- Người lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và có một trong những điều
kiện sau: - Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi;
- Nam đủ 55, nữ đủ 50 tuổi và có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại,

nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số > 0,7;
7


- Nam đủ 50, nữ đủ 45 tuổi suy giảm khả năng lao động > 61% (hưởng lương
hưu với mức thấp hơn);
- Không kể tuổi đời, suy giảm khả năng lao động > 61%, có đủ 15 năm làm
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (hưởng lương hưu với mức thấp
hơn);
2.2 Quyền lợi được hưởng:
2.2.1 Mức hưởng:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng
BHXH
a. Tỉ lệ hưởng lương hưu:
- 15 năm đầu = 45% ;
- và cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ)
*Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%. Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy
định do suy giảm khả năng lao động trừ 1% tỷ lệ.
b. Cách tính bình quân tiền lương đóng BHXH:
- Thời gian đóng BHXH theo hệ số lương do nhà nước quy định:
- 5 năm cuối, nếu tham gia BHXH h từ trước 1995
- 6 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2001
- 8 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2007
- 10 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ 2007 trở đi
- Thời gian đóng bhxh không theo thang bảng lương nhà nước: bình quân toàn
bộ thời gian.
- Có thời gian đóng bhxh theo lương nhà nước và không theo lương nhà nước,
tính như sau: tính bình quân chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo
8



tiền lương nhà nước thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo
quy định trên.
2.2.2 Quyền lợi khác của người hưởng lương hưu:
- Cấp thẻ bhyt miễn phí do quỹ bhxh chi;
- Cấp thẻ atm miễn phí khi lập thủ tục hưu;
- Hưởng chế độ tuất khi chết;
- Nhận lương hưu hàng tháng tại nơi cư trú. Lương hưu được điều chỉnh trên
cơ sở chỉ số giá sinh họat của từng thời kỳ;
- Mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung;
- Được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu nếu đóng BHXH từ năm 26 trở đi đối
với nữ và năm 31 trở đi đối với nam: Kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ
26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng ½ tháng mức bình quân
tiền công, tiền lương đóng BHXH.
2.2.3 Trợ cấp BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu:
- (đóng BHXH từ 3 tháng đến < 20 năm): Mỗi năm đóng BHXH được hưởng
1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH.
* Lĩnh trợ cấp ngay không chờ sau 12 tháng đối với các trường hợp:
- Suy giảm khả năng lao động trên 61% ;
- Hết tuổi lao động;
- Định cư hợp pháp ở nước ngoài.
Chờ lĩnh trợ cấp sau 12 tháng: Sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng
BHXH.

9


2.2.4 Các tháng lẻ đóng BHXH
- (Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc BHXH
một lần):

- Dưới 3 tháng: không tính.
- Từ đủ 3 tháng đến dưới 7 tháng: tính nửa năm.
- Từ đủ 7 tháng đến dưới 1 năm: tính 1 năm
3. Chế độ tử tuất.
3.1 Điều kiện hưởng:
3.1.1. Mai táng phí:
Các đối tượng sau đây khi chết (hoặc tòa án tuyên bố là đã chết) thì thân nhân được
hưởng mai táng phí:
- Đang đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian tham gia BHXH hoặc
- Đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc.
3.1.2 Điều kiện hưởng tuất hàng tháng:
a/ Điều kiện về người chết:
- Có đóng BHXH > 15 năm nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần; hoặc
- Đang hưởng lương hưu; hoặc
- Chết do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; hoặc
- Đang hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao
động > 61%.
b/ Điều kiện về thân nhân:
- Cha mẹ đẻ (2 bên), người khác mà người này có trách nhiệm nuôi dưỡng: Từ đủ
60 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; hoặc dưới 60 tuổi trở
10


lên đối với nam và từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ nhưng bị suy giảm khả năng lao
động > 81%. (các đối tượng trên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp
hơn mức lương tối thiểu chung).
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên (chồng từ đủ 60 tuổi trở lên) hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng
dưới 60 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động > 81% . (các đối tượng trên không
có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung).
- Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở

lên nếu bị suy giảm khả năng lao động > 61%.
3.1.3 Điều kiện hưởng tuất một lần:
Không thuộc đối tượng điều kiện về người chết của tuất hàng tháng hoặc người
chết thuộc đối tượng quy định tại tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng.
3.2 Quyền lợi được hưởng:
3.2.1 Mai táng phí:
Thân nhân được hưởng mai táng phí: Bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
3.2.2 Tuất hàng tháng:
- Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất.
- Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp không
còn người trực tiếp nuôi dưỡng).
- Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết.
Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng
2 lần mức trợ cấp quy định.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền sau
tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết.

11


3.2.3 Tuất một lần:
a/ Trường hợp người lao động đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng
BHXH chết:
Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm đóng
BHXH tính bằng 1.5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Mức
hưởng tối thiểu bằng 3 tháng lương bình quân.
b/ Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết:
Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng
đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào
tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng

lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
4. Chế Độ Thai Sản
4.1. Điều hiện hưởng:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi;
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

* Lưu ý: Lao động nữ mang thai và người lao động nhận nuôi con nuôi phải
đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi.

12


4.2 Quyền lợi được hưởng:
4.2.1 Thời gian hưởng:
a. Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ
hàng tuần, lễ, Tết thì không được tính hưởng trợ cấp):
- Tối đa 5 lần trong một thai kỳ.
- Mỗi lần khám: Nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở y tế
thuộc vùng sâu, vùng xa).
b. Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng
tuần)
- Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng.
- Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
- Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
- Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng.

c. Thực hiện các biện pháp tránh thai: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng
tuần):
- Đặt vòng: nghỉ 7 ngày.
- Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày.
d. Khi sinh con: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần):
- Nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng.
- Trường hợp sinh đôi trở lên, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được
nghỉ thêm 01 tháng.
d.1. Sau khi sinh, con chết:
- Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi;
13


- Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.
* Lưu ý: Trong mọi trường hợp, thời gian nghỉ không vượt quá thời gian nghỉ
sinh con theo quy định.
d.2. Sau khi sinh, mẹ chết:
- Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi
dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi;
- Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người
nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 06 tháng trước thời điểm người
mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản.
e. Nhận nuôi con nuôi:
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ việc hưởng
chế độ trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.
- Số ngày nghỉ tính từ ngày có quyết định nhận nuôi con của cấp thẩm quyền
cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
4.2 .2 Mức hưởng:
- Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo
hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình quân tiền lương, tiền
công của các tháng đã đóng BHXH.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng
BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng
BHXH.
4.2.3 Trợ cấp một lần:
14


-

khi lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4
tháng tuổi: Bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

4.2.4 Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:
- Sau khi sinh con đã nghỉ ít nhất được 04 tháng;
- Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm
không có hại cho sức khỏe của người lao động.
- Được người sử dụng lao động đồng ý.
Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao
động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn
theo quy định.
4.2.5 Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
a/ Điều kiện: Trong khỏang thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở
lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian
nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
b/ Thời gian nghỉ:

- Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.
- Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật.
- Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.
c/ Mức hưởng:
- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).
15


5. Chế Độ Ốm Đau
5.1 Điều kiện hưởng:
- Bản thân ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
- Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc, có xác nhận của
cơ sở y tế.
* Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ,
do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ
ốm đau.
5.2 Quyền lợi được hưởng:
5.2.1- Thời gian hưởng:
a/ Bản thân ốm đau:
Trong điều kiện bình thường
- 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).
- 40 ngày(tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).
- 60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).
Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y
tế)

- Tối đa 180 ngày/năm trong một năm.

16


- Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với
mức thấp hơn.
b/ Con ốm:
- Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm.
- Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi : tối đa 15 ngày/năm.
*Lưu ý: Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: Nếu một người đã nghỉ hết
thời hạn quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định trên.
c/ Ngày nghỉ nào được hưởng trợ cấp:
Ngày nghỉ ốm đau, hoặc nghỉ chăm sóc con ốm được trợ cấp theo ngày làm
việc. Nếu những ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết thì không
được nghỉ bù để tính hưởng trợ cấp.
Ngày nghỉ ốm đau do bệnh dài ngày, nghỉ dưỡng sức, được tính hưởng trợ cấp
cả những ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết.
5.2.2 Mức hưởng trợ cấp cho mỗi ngày:
Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức
tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia
cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khỏang thời gian được
nghỉ theo quy định. Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia BHXH thì lấy mức lương của
chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp.
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương
đóng BHXH (trong 180 ngày/năm đầu tiên). Từ ngày thứ 181 trở đi, mức hưởng cụ
thể như sau:
- Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
17



- Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.
* Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp từ ngày thứ 181 trở đi đối với bệnh dài ngày nếu
thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì được hưởng bằng mức lương tối thiểu. Nếu nghỉ
lấn sang năm mới thì mức trợ cấp được tính từ đầu, với mức hưởng 75%.
5.2.3 Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau:
a/ Điều kiện: Nếu sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe còn yếu thì
được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
b/ Thời gian nghỉ:
- 10 ngày/năm (sau khi điều trị bệnh dài ngày).
- 7 ngày/năm (sau khi nghỉ ốm mà có phẫu thuật).
- 5 ngày/năm (các trường hợp khác).
c/ Mức hưởng:
- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).
II. Bảo hiểm y tế
1. Điều kiện hưởng:
1.1 Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá
trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất
trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
1.2 Trường hợp cấp cứu: Được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) nào
và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tùy thân có ảnh hợp lệ trước khi ra viện.
18


1.3 Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo

quy định trong trường hợp cơ sở KCB BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các
dịch vụ kỹ thuật đơn vị không triển khai thực hiện. Người bệnh phải xuất trình thẻ
Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ và giấy
chuyển viện của cơ sở KCB chuyển tuyến.
1.4 Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị: người tham gia BHYT phải có giấy
hẹn khám lại của cơ sở KCB.

III. Bảo hiểm thất nghiệp
1. Điều kiện hưởng:
- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất
việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc theo đúng quy định của pháp luật ;

- Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở
LĐTB&XH.
(Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc
HĐ làm việc, nếu đăng ký chậm sau thời gian trên sẽ không được giải quyết quyền lợi
về BHTN); và nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN (phải hoàn thành trong vòng 15 ngày
làm việc kể từ khi đăng ký thất nghiệp).
Trường hợp người lao động đăng ký thất nghiệp quá thời hạn 03 tháng nhưng
nhiều nhất không quá 07 ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày hết hạn đăng ký
thất nghiệp sẽ được xem xét giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc các
trường hợp sau:
+ Ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc cấp
tương đương trở lên;
19


+ Bị tai nạn có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc cấp tương
đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn
giao thông;

+ Do thiên tai, dịch họa có xác nhận của Chũ tịch UBND xã, phường, thị trấn
theo đơn đề nghị của người lao động.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, ngày
thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất
nghiệp, tính theo ngày làm việc.

*Lưu ý: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người thất
nghiệp phải đến thông báo với trung tâm giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc
làm. NLĐ đủ điều kiện hưởng các chế độ BHTN tính từ ngày thứ 16 – kể từ ngày
đăng ký thất nghiệp. .

2. Quyền lợi được hưởng
2.1. Mức trợ cấp thất nghiệp:
60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất
nghiệp.

2.2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- 3 tháng nếu đóng BHTN đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng;
- 6 tháng nếu đóng BHTN đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng;
- 9 tháng nếu đóng BHTN đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng;
- 12 tháng nếu đóng BHTN đủ 144 tháng trở lên;
20


2.3. Quyền lợi khác:
- Được hỗ trợ chi phí học nghề thời gian tối đa không quá 6 tháng. Mức hỗ trợ
học nghề tùy theo mức chi phí học nghề của từng nghề và thực hiện theo quy định
của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp người lao động có nhu cầu học nghề với mức
chi phí cao hơn mức hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức chi
phí này do người lao động chi trả.

- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí;
- Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2.4. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Bị tạm giam;
- Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng với Trung tâm giới
thiệu việc làm.

2.5. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Có việc làm (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại) thuộc các trường
hợp sau:
+ Đã giao kết HĐLĐ, HĐ làm việc (kể cả thời gian thử việc có hưởng lương)
từ đủ 3 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày
HĐLĐ hoặc HĐ làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

21


+ Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng
giao kết HĐLĐ hoặc HĐ làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác
định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong HĐ tuyển dụng;
+ Chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp:
Đối với ngành nghề kinh doanh không điều kiện: ngày có việc làm đối với
chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là ngày ghi trong giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh;
Đối với ngành nghề chỉ kinh doanh các nhành nghề có điều kiện: ngày có
việc làm đối với chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là ngày đáp ứng đủ các điều
kiện để họat động kinh doanh.

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự . Ngày mà người lao động được xác định thực
hiện nghĩa vụ quân sự là ngày người lao động nhập ngũ (được nhận trợ cấp 1 lần cho
số tháng còn lại);
-Được hưởng lương hưu hàng tháng theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền. Ngày mà người lao động được xác định nghỉ hưu là ngày bắt đầu tính hưởng
lương hưu được ghi trong Quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.
- Sau 2 lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm mà không
có lý do chính đáng, được xác định như sau:
+Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối nhận việc làm mà
việc làm đó người lao động đã được đào tạo;
+ Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối những việc làm mà
người lao động đó đã từng thực hiện;
+ Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là lao động phổ thông từ
chối những việc làm chỉ cần lao động phổ thông thực hiện.
22


- Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm 3 tháng liên tục với Trung tâm
Giới thiệu việc làm;
- Ra nước ngoài định cư. Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngòai
định cư là ngày xóa đăng ký thường trú của người lao động theo quy định của pháp
luật về cư trú.
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh (kể cả trường hợp đi cai nghiện tại các Trung
tâm cai nghiện) hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo. Ngày
mà người lao động được xác định chấp hành Quyết định áp dụng biện pháp xử lý
hành chính là ngày bắt đầu thực hiện biện pháp xử lý hành chính được ghi trong
quyết định.
- Chết;
Lưu ý: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ

cấp thất nghiệp trong tất cả các trường hợp nêu trên vào những ngày của tháng đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của
cả tháng đó.

IV. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong bảo hiểm xã hội
1. Quyền của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội;
b) Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
23


2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
a)Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền
lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của
Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
- Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao
động làm việc;
- Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
- Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại
Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51
và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
- Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người

lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
b) Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng
lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại
khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định
tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất
nghiệp.

24


V. Tình hình công tác bảo hiểm tại cơ sở:
- Hiện nay cơ sở đang dần áp dụng chương trình phát triển công nghệ và phương tiện
kỹ thuật tiên tiến để quản lý bảo hiểm xã hội hiện đại theo quy định của nhà nước.
- Trong tương lai sẽ hướng đến, chế độ quản lý bào hiệm xã hội qua mạng.

25


×