Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

cơ sở lý luận của quản lý học thể dục thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.56 KB, 18 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HỌC THỂ DỤC
THỂ THAO
I CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUẢN LÝ HỌC
THỂ DỤC THỂ THAO
Mỗi bộ môn khoa học đều có một phương pháp
nghiên cứu nhất đònh.Phương pháp nghiên cứu nói chung
chia làm ba loại:
-Một là phương pháp triết học , nó phù hợp với
phương pháp luận phổ biến nhất với mọi bộ môn khoa
học.
-Hai là phương pháp khoa học nói chung , nó phù hợp
với phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội . Ngày nay , hệ thống khoa học và công
nghệ không ngừng phát triển , từ các mặt khác nhau
đã chỉ rõ mối liên hệ về chất của thế giới vật chất
và các quy luật vận động , chỉ rõ những con đường và
những phương pháp để phát triển khoa học công nghệ
hiện đại , mở ra mối liên hệ giữa khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội. Vì vậy , phương pháp khoa học hệ thống
có chức năng khoa học chung , hình thành cơ sở phương
pháp luận quan trọng cho khoa học hiện đại.
-Ba là phương pháp khoa học chuyên ngành , nó là
các phương pháp nghiên cứu cụ thể về khoa học ứng
dụng trong các bộ môn khoa học chuyên ngành.
1. Khái niệm về hệ thống và khoa học hệ
thống .
1.1. Hệ thống:
- Hệ thống là một chỉnh thể hữu cơ có chức năng
đặc trưng riêng của nó do sự liên hệ lẫn nhau và tác
động lẫn nhau giữa một số yếu tố tạo thành . Ý nghóa
của nó là :


- Hệ thông do các yếu tố cấu thành . Yếu tố là
các bộ phận hợp thành hệ thống , là thực thể của hệ

-1-


thống . Nếu tách riêng các yếu tố ấy ra thì hệ thống
không tồn tại .
- Hệ thống không phải là các yếu tố cộng lại với
nhau một cách giản đơn , mà là các yếu tố hợp lại một
cách hữu cơ thành một chỉnh thể thống nhất .
- Hệ thống không tồn tại độc lâp , mỗi hệ thống
đều bò một hệ thống lớn hơn chi phối . Vì vậy , sự phân
biệt giữa hệ thống và yếu tố chỉ là tương đối . Mỗi
hệ thống là một yếu tố của một hệ thống lớn hơn
và được gọi là hệ thống con trong hệ thống lớn . Mỗi
hệ thống lớn cũng có thể gọi là hệ thống mẹ . Mỗi
hệ thống lại bò bao vây bởi một hệ thống khác , đồng
thời bò hệ thống lớn chi phối , tức là hình thành điều
kiện của hệ thống . Hệ thống tồn tại do tác động lẫn
nhau của các điều kiện , mặt khác lại giữ được tính độc
lập tương đối , tác động tích cực vào điều kiện và cải
tạo điều kiện .
- Mỗi hệ thống lại có chức năng đặc thù của nó .
Tuy nhiên , loại hệ thống như vậy tồn tại rất nhiều ,
không những trong thế giới tự nhiên mà cả trong xã
hội loài người , không những có tính phổ biến mà còn
có tính cá biệt .
1.2 . Khoa học hệ thống :
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai , khoa học kỹ thuật

phát triển với tốc độ cao. Một mặt các bộ môn khoa
không ngừng phân hóa.Mặt khác, các bộ môn khoa
học không ngừng xâm nhập vào nhau và đan chéo lẫn
nhau , hướng theo sự tổng hợp hóa và chỉnh thể hóa.Lý
thuyết hệ thống ,lý thuyết thông tin và lý thuyết điều
khiển tiếp theo nhau ra đời. ng dụng rộng rãi các
công trình hệ thống , máy tính diện tử cũng ra đời trong
thời kỳ này đã biến thành một quần thể khoa học kỹ
thuật .Lý thuyết hệ thống, lý thuyết thông tin và lý
thuyết điều khiển hợp thành hệ thống về lý luận và
ngày nay đã có bước phát triển mới.
Khoa học hệ thống nghiên cứu các quy luật về sự ra
đời hoạt động và biến đổi của các hệ thống nhằm
quản lý các hệ thống . Đó là một khoa học mang tính
tổng hợp , sử dụng kết quả nghien cứu của rất nhiều
-2-


nghành khoa học khác nhau như sinh học , lôgic học , toán
học, tin học ,kinh tế học . Khoa học hệ thống cho phép
chúnh ta nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng của thế
giới khách quan theo một nhãn quan thống nhất . Dù
các hệ thống có vô cùng đa dạng và mang tính đơn
nhất đi chăng nữa , chúng đều dược cấu thành từ các
phần tử , đều tồn tại trong môi trường , có mục tiêu ,
chức năng và cơ cấu v.v Mọi hoạt động của các hệ
thống đều liên quan đến quá trình thông tin . Để quản
lý các hệ thống , mọi chủ thể quản lý đều phải tuân
thủ những nguyên lý chung ,có thể sử dụng những
phương pháp chung . Đó chính là cơ sở vững chắc cho các

nhà quản lý để họ có thể tiép cận và quản lý thành
công những tổ chức riêng biệt .
Quan điểm nghiên cứu của khoa học hệ thống đòi
hỏi :
- Khi nghiên cứu các sự vật hiện tượng phải tôn
trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
tinh thần .
Điều này là đặc biệt quan trọng đối với quản lý các
tổ chức . Để tồn tại ,con người trức tiên phải được đảm
bảo những yếu tố vật chất nhất đònh , như cái ăn ,
cái mặc , nơi ở và quyền sở hữu cá nhân . Khi những
nhu cầu vật chất đã được thoả mãn tới một mức độ
nhất dònh , thì ở con người nhu cầu tinh thần như : được
công nhận , được tôn trọng , được tự khẳng đònh …sẽ
phát triển mạnh mẽ . Các nhà quản lý thành công
lànhững người biết kết hợp hai yếu tố vật chất và tinh
thần một cách có hiẹu quả .
- Các sự vật hiện tượng luôn có sự tác động qua
lại và chi phối lẫn nhau .
Các bộ bộ phận , các phần tử tạo nên tổ chức liên
hệ với nhau bằng vô vàn mối liên hệ khác nhau , trực
tiếp hoặc gián tiếp .Chính những mối liên hệ này làm
cho sự thay đổi trong một bộ phận có thể gây nên sự
thay đổi ở các bộ phận khác và cả hệ thống .
Một hệ thống , đặc biệt là tổ chức không thể tồn tại
hoàn toàn độc lập . Nó luôn tồn tại trong môi trường .
Môi trường tác động lên tổ chức và ngược lại , tổ
-3-



chức cũng tác động lên môi trường , góp phần thay
đổi môi trường . Điều đó đòi hỏi phải xem xét tổ chức
trong tổng thể các yếu tố tác động lên nó , tức là
trong môi trừờng.
Trong các mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng ,
nhà quản lý cần đặc biệt chú ý đến mối quan hệ
nhân quả - “ nhân nào quả nấy “. Quy luật này đòi
hỏi các nhà quản lý khi giải quyết vấn đề phải tìm
cách hiểu được nguyên nhân của vấn đề , cũng như
thày thuốc muốn chữa bệnh phải hiểu thấu đáo
nguyên nhân gây bệnh . Đồng thời trước khi ra quyết
đònh nhà quản lý đã phải lường trước được những hậu
quả có thể của quyết đònh trong tương lai .
- Các sự vật không ngừng biến đổi .
Ngày nay chúng ta đều đã coi sự thay đổi như là một
quy luật hiển nhiên . Mọi con người , tổ chức và cả thế
giới đều được sinh ra , vận động và biến đổi không
ngừng . Nhiệm vụ của các nhà quản lý là tìm hiểu logic
của những sự thay đổi , hiểu được và quản lý được
những sự thay đổi đó ở những cấp độ khác nhau .
- Động lực chủ yếu quyết đònh sự phát triển
của các hệ thống nằm bên trong hệ thống .
Cái gì quyết đònh sự phát triển của một cá nhân ,
một tổ chức , một đất nước ? Trong thế giới của xu
hướng liên kết , hội nhập và toàn cầu hoá , môi
trường có vai trò ngày càng quan trọng đối với các hệ
thống . Tuy nhiên muốn sử dụng được các cơ hội do môi
trường đem lại , các nhà quản lý trước tiên phải phát
hiện và phát huy được thế mạnh của nội lực . Khi nghiên
cứu cơ hội của toàn cầu hoá đối với những nước đang

phát triển các chuyên gia cũng đã khẳng đònh “ toàn
cầu hoá phải bắt đầu từ trong nước “.
2. Cấu trúc và chức năng của hệ thống :
2.1 Cấu trúc của hệ thống :
Như trên đã nêu , hệ thống không phải do các
yếu tố kết hợp với nhau một cách giản đơn , mà các
yếu tố sắp xếp theo một qui tắc nhắt đònh thành một

-4-


chỉnh thể hữu cơ .Hình thức hợp lại của các hệ thống
chính là cấu trúc của hệ thống .
Tính chất của hệ thống không những do yếu tố
quyết đònh mà còn do cấu trúc quyết đònh .Ví như đá kim
cưong và grafit đều do loại nguyên tử cacbon tạo thành
,nhưng do cách sắp xếp nguyên tử khác nhau , nên tính
chất vật lý khác nhau .Các phân tử của đá kim cương
kết cấu chắc chắn nên rất cứng , còn các phân tử
của grafit có cấu trúc lỏng lẻo nên mềm . VÍ như hai đơn
vò có điều kiện gần giống nhau , nhưng do kết cấu tổ
chức , như cơ cấu lãnh đạo, con người, vật chất , thời
gian , các điều kiện thông tin … khác nhau mà hiệu quả
công việc cũng khác nhau. Có thể thấy, cấu trúc của
hệ thống qyuết đònh tính chất của hệ thống , cho nên
trong một hệ thống , cấu trúc có vò trí quan trọng hơn
yếu tố .
Trong quá trình phát triển của hệ thống , yếu tố có
tính động , còn cấu trúc có tính ổn đònh tương đối. Từ
đó làm cho hệ thống giữ đïc tính ổn đònh và tính liên

tục của chất lượng hệ thông.Ví như một cái máy , mặc
dù qua nhiều lần sửa chữa , thay linh kiện , nhưng kết
cấu của máy vẫn không thay đổi và tính năng của nó
vẫn như cũ .Như vậy có thể nói , hệ thống khống chế
yếu tố thông qua kết cấu để thực hiện .Những yếu tố
đột phá vào sự khống chế của hệ thống , hệ thống
sẽ phân giải , chuyển hoá , và thay đổi về chất của
nó .
Cần phải nhận rõ cấu trúc của hệ thống chia ra
các cấp , cấp cao và cấp thấp .Cấp cao do cấp thấp
tạo nên .Cấp cao lại chi phối cấp thấp , quyết đònh tính
chất cua hệ thống .Cấp thấp là cấu trúc cơ sở có tác
dụng quan trọng đối với cấp cao và toàn bộ hệ thống .
2.2 . Chức năng của hệ thống :
Chức năng của hệ thống chỉ tác dụng hoặc phát
huy được năng lực trong hoàn cảnh đặc biệt của hệ
thống .Mọi hệ thống đều có chức năng của nó .
Chức năng và cấu trúc là hai mặt bổ sung và thừa
kế lẫn nhau của hệ thống .Chức năng và cấu trúc có
mối quan hệ mật thiết với nhau .Cấu trúc la kết cấu
-5-


nội tại của hệ thống , còn chức năng là hành vi bên
ngoài của hệ thống .Cấu trúc liênø kết hệ thống và
yếu tố , chức năng liên kết hoàn cảnh và hệ thống .
Cấu trúc căn cứ vào nội tại để quyết đònh hành vi
của hệ thống , tức là cấu trúc quyết đònh chức năng .
Quan hệ giữa cấu trúc và chức năng không luôn luôn
đối ứng nhau. Đầu tiên , một loại cấu trúc có thể có

nhiều loại chức năng . Ngoài ra còn có hiện tượng
“đồng chức năng , khác cấu trúc”, tức là vì , để đạt
được mục tiêu chung có nhiều con đường và phương pháp
khác nhau.
Tác động của hệ thống đối với hoàn cảnh phản
ánh thông qua thông tin.
Thông tin là các tin tức phát sinh do chính bản thân vật
chất của mọi sự vật tồn tại khách quan . Sau khi hoàn
cảnh bò hệ thống tác động sẽ lấy tin tức về kết quả
đó phản hồi lại hệ thống và hệ thống căn cứ vào
cácù tin tức đó để điều chỉnh hoạt động của mình ,
nhờ đó phát huy chức năng một cách tốt hơn . Quá
trình đó gọi là phản hồi.
Phản hồi là sự điều tiết của hoàn cảnh đối với
hoạt động của hệ thống . Lấy điều tiết phản hồi làm
trung tâm , thì chức năng không những bò kết cấu chi
phối mà còn biến đổi kết cấu của hệ thống . Từ đó
có thể làm cho hệ thống càng thêm hoàn thiện. Điều
đó nói lên mối liên quan lẫn nhau ,biến đổi lẫn nhau
của kết cấu và chức năng. Ví như việc đònh kế hoạch
công tác , trong quá trình thực hiện sẽ căn cức vào kết
quả tốt , xấu mà thay đổi , bổ sung kế hoạch đã đặt ra,
làm cho kế hoạch sát thực tế hơn, từ đó càng có kết
quả hơn . Đó là sự tự giác điều tiết của phản hồi .
Quá trình thông qua phản hồi và thông tin điều
tiết để đạt được mục tiêu gọi là khống chế.
Để thực hiện được sự khống chế cần có mấy
điều kiện cơ bản: một là ,tính mục đích, hai là, sự phản
hồi và điều tiết của tin tức ; ba là ,năg lực lưu thông
của tin tức .


-6-


3 .Khái quát về phương pháp luận của khoa học
hệ thống:
3.1. Nội dung cơ bản của phương pháp luận khoa học
hệ thống:
3.1.1.Khái niệm cơ bản:
Bất cứ một môn học nào đều có các khái niệm cơ
bản nhất của việc nghiên cứu môn học đó và phản
ánh các mặt bản chất của đối tượng. Khái niệm cơ
bản đó được gọi là phạm trù.
Khái niệm cơ bản của phương pháp luận về khoa học
hệ thống , như trên đã nói , gồm có hệ thống , yếu tố
, cấu trúc , cấp độ , chức năng, thông tin phản hồi ,
điều khiển , điều tiết , v.v… Những khái niệm cơ bản đó
không những chỉ thuộc phạm trù khoa học tự nhiên , mà
còn thuộc phạm trù triết học.
3.1.2. Phương pháp cơ bản :
3.1.2.1 .Phương pháp thông tin: Là một phương pháp
coi hệ thống là nơi giúp cho việc thu thập, truyền tin, gia
công và xử lí để thực hiện mục đích của hoạt động.
Đặc điểm của nó là khi phân tích , xử lí các vấn đềä
cụ thể, lấy lý thuyết thông tin làm cơ sở và nó hoàn
toàn tách khỏi cấu trúc cụ thể, hình thái cụ thể của
hệ thống; coi việc hoạt động trìu tượng có mục đíchå của
hệ thống là một quá trình biến đổi thông tin.
3.1.2.2. Phương pháp phản hồi : Là phương pháp lấy
kết quả của hoạt động hệ thống (tức thông tin phản

hồi ) để điều chỉnh hoạt động của hệ thống, nhằm đạt
được mục tiêu đã đònh. Đặc điểm của nó là căn cứ
vào tình hình vận hành trong quá khứ để điều chỉnh
hành động trong tương lai.
3.1.2.3 .Phương pháp mô hình chức năng : Là một
phương pháp thực nghiệm lấy chức năng vàhành vi làm
-7-


cơ sở để mô hình hoá chức năng và hành vi . Đặc
điểm của nó là mô hình không chỉ là biện pháp để
nhận thức nguyên dạng , mà bản thân nó cũng là mục
đích của nghiên cứu . Khi xem xét sự giống nhau của
chức năng và hành vi , thường dùng phương pháp “hộp
đen” , tức là khi chúng ta chưa rõ tình hình cấu trúc bên
trong của nguyên dạng thì hoàn toàn có thể qua phân
tích “đầu vào” và “ đầu ra” để lập mô hình tìm hiểu và
nhận biết chức năng và hành vi của nguyên dạng .
3.1.2.4. Phương pháp hệ thống: Là một phương pháp
tốt nhất lấy quan điểm hệ thống làm điểm xuất phát
từ mối quan hệ lẫn nhau giữa hệ thống và yếu tố
,yếu tố và yếu tố, hệ thống và hoàn cảnh bên
ngoài, tìm ra tính chất của hệ thống và quy luật vận
động của đối tượng để xử lí vấn đề.
Ngoài ra còn có phương pháp mô hình hoá, tối ưu
hoá, mã hoá, hình thức hoá, v.v…
3.1.3 Nguyên tắc cơ bản :
Chủ yếu có các nguyên tắc (theo trình tự): nguyên
tắc hoàn chỉnh, nguyên tắc tổng hợp , nguyên tắc tối
ưu , nguyên tắc đònh hướng , nguyên tắc ổn đònh ,

nguyên tắc người - máy giao lưu, nguyên tắc phân giải –
hiệp đồng , nguyên tắc trật tự của cấp độ, v.v…
3.2 . Đặc trưng cơ bản trong phương pháp luận của khoa
học hệ thống :
3.2.1 . Đặc trưng tính tổng hợp: Đặc trưng chủ yếu
trong phương pháp luận khoa học của cuộc cách mạng
khoa học lần thứ nhất là phân tích. Đó là phương pháp
tư duy đem tổng thể phân chia thành các bộ phận, đem
sự vật phức tạp phân chia thành các yếu tố đơn giản,
phân biệt để nghiên cứu và có tác dụng rất lớn vào
thời bấy giờ. Nhưng ở thế kỉ này, nhất là 20-30 năm
trở lại đây, do sự phát triển mới của khoa học công
nghệ , nên đặc trưng chủ yếu trong phương pháp luận
-8-


của nghiên cứu khoa học dần dần chuyển từ phân tích
sang tổng hợp. Không nghi ngờ gì nữa, phương pháp tư duy
đó tốt và trở thành cơ sở của phương pháp lý luận
chung nhất cho công việc nghiên cứu tất cả các bộ
môn khoa học.
3.2.2 .Đặc trưng tính chỉnh thể : Tính chỉnh thể là
xuất phát điểm cơ bản của phương pháp luận khoa học
hệ thống. Phương pháp luận khoa học hệ thống đã nêu
ra không chỉ đơn giản xem xét, giải quyêt từ một bộ
phận, một yếu tố nào đó mà phải khai thác hết mức
chức năng chỉnh thể và vượt khỏi tổng các chức năng
của các yếu tố đơn lẻ.
3.2.3 .Đặc trưng tính hiệu quả : Phương pháp nghiên
cứu trước đây là chỉ có thể giải quyết vấn đề hệ

thống thuộc các nhân tố đơn , tónh và giản đơn. Nhưng
phương pháp truyền thống này, l không có khả năng
đối với các hệ thống có động thái phức tạp, đa nhân
tố của xã hội hiện đại. Sau khi xuật hiện phương pháp
khoa học hệ thống, thì vấn đề khó khăn đó được giải
quyết.
3.2.4 .Đặc trưng đònh lượng hoá : Khi vận dụng phương
pháp khoa học hệ thống để giải quyết vấn đề cần cố
gắng dùng các loại ngôn ngữ toán học và các công cụ
toán học để diễn tả chính xác về đònh lượng. Điều đó
giúp cho mọi người trong việc nghiên cứu nhiều hệ
thống phức tạp, bao gồm nghiên cứu nhiều lãnh vực như
xã hội , kinh tế , quân sự , giáo dục , TDTT … từ đònh tính
sang đònh lượng và đưa trình độ nhận thức của con người
phát triển lên một giai đoạn cao hơn.
3.2.5 .Đặc trưng tối ưu hoá : Tối ưu hoá là đặc trưng
nổi bật nhất của phương pháp luận khoa học hệ thống
,thể hiện khi giải quyết mọi vấn đề có tính đột xuất.
Tối ưu hoá là phải căn cứ vào yêu cầu, khả năng mà
xác đònh được mục tiêu tối ưu bằng số lượng cho hệ
thống, đồng thời dùng phương pháp phân tích hệ thống
và kỹ thuật mới nhất, đem cái chỉnh thể chia thành
-9-


các cấp độ khác nhau về kết cấu, điều chỉnh mối quan
hệ giữa chỉnh thể và bộ phận, làm cho chức năng và
mục tiêu của bộ phận phải phục tùng mục tiêu tối cao
của toàn hệ thống nhằm đạt tới tối ưu hoá tổng thể .
Từ đó đề xuất phương án hoạt động tối ưu cho thiết

kế ,thi công ,quản lý, vận hành .Phương pháp đó có
ýnghóa thực tiễn lớn và ý nghóa lòch sử sâu xa . Đặc
biệt là đề xuất được phương pháp tốt nhất để giải
quyết các vấn đề khó khăn, to lớn như việc gia tăng
dân số .
3.2.6. Đặc trưng thông tin hoá : Phương pháp luận khoa
học hệ thống khi giải quyết các vấn đề không phải
chỉ thấy vật chất và năng lượng , mà phải chú ý đến
thông tin và đó là sự phân biệt chủ yếu giữa thông tin
và phương pháp hệ thống .
3.2.7 .Đặc trưng dùng quan hệ người – máy trong xử
lývấn đề hệ thống: Trong xã hội hiện đại, nếu chỉ
dựa vào bộ não của con người để xử lí các vấn đề
phức tạp thì không htể thích ứng được. Phương pháp luận
khoa học hệ thống, vừa coi trọng tác dụng chủ thể tư duy
của con người, đồng thời sử dụng chức năng của máy
tính. Sử dụng hệ thống người – máy để giải quyết các
vấn đề phức tạp mà bộ não con người không thể giải
quyết được nhằm đạt được hiệu quả cao nhất .
3.2.8 .Đặc trưng dùng phép biện chứng duy vật để cụ
thể hoá và chính xác hoá vấn đề cần xem xét.

4. Phương pháp luận khoa học hệ thống là cơ sở
lýù luận chung của quản lí học thể dục thể thao .
Các khái niệm cơ bản như hệ thống, điều khiển và
thông tin của khoa học hệ thống đã nêu trên, là khái
quát của môn khoa học mới nhất về các thuộc tính,
đặc trưng, quan hệ quan trọng nhất, phổ biến nhất của
sự vật khách quan. Đó là phạm trù của khoa học tự
- 10 -



nhiên, phạm trù của khoa học xã hội và cũng là phạm
trù của khoa học quản lí.
Điềú có nghóa là các loại phương pháp của phương
pháp luận khoa học hệ thống, vừa ứng dụng cho khoa
học tự nhiên, vừa ứng dụng được cho khoa học xã
hộivà đương nhiên nó cũng được ứng dụng vào
quản lí học thể dục thể thao. Phương pháp luận khoa
học nói chung, khoa học quản lí thể dục thể thao nói
riêng, phải lấy chủ nghóa duy vật biện chứng làm tư
tưởng chỉ đạo. Khoa học hệ thống là nghành khoa
học chung làm chức năng cầu nối giữa triết học với
khoa học quản lí thể dục thể thao .
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ,
quá trình lao động ngày càng phức tạp, vấn đề tổ chức
quản lí sẽ càng nổi bật. Giải quyết vấn đề tổ chức
quản lí chính là công việc của khoa học hệ thống. Vì
rằng bất kì sự quản lí nào cũng là quản lí của một hệ
thống. Chỉ sau khi nắm vững đầy đủ quy luật phổ biến
trong hệ thống của đối tượng quản lí, mới thực hiện
được tối ưu hoá trong quản lí.

- 11 -


HỆ THỐNG TỔ CHỨC – QUẢN LÝ THỂ DỤC
THỂ THAO VIỆT NAM
1 – Hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà
nước về công tác thể dục thể thao.

1.1 Những căn cứ để xác đònh các quan điểm
về thể dục thể thao.
- Điều 41 Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghóa
Việt Nam năm 1992 đã ghi : “ Nhà nước và xã hội phát
triển nền thể dục thể thao ( TDTT ) dân tộc , khoa học và
nhân dân . Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp
phát triển TDTT , quy đònh chế độ giáo dục thể chất bắt
buộc trong trường học , khuyến khích và giúp đỡ phát
triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân
dân , tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở
rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng các
hoạt động TDTTchuyên nghiệp , bồi dưỡng các tài năng
thể thao “.
- Văn kiện Đại hội lần thứ 10 của Đảng.
- Chỉ thò 17/CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư Trung
ương Đảng (khoá 9) về phát triển thể dục thể thao đến
năm 2010.
- Quy hoạch phát triển TDTT Việt nam giai đoạn 2006 đến
2010 ( Đã được Chính phủ phê duyệt ).
- Những bài phát biểu của chủ tòch Hồ Chí Minh và các
Đồng chí lãnh đạo Đảng , Nhà Nước về thể dục thể
thao (Xem trong sách “Đảng và Nhà nước với thể dục
thể thao”).
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát
triển TDTT:
1-2.1 Phát triển sự nghiệp TDTT nhằm nâng cao sức
khoẻ , thể lực ,tầm vóc người Việt Nam,góp phần cải
thiện đời sống văn hoá ,tinh thần cho nhân dân ,tăng
cường hợp tác,giao lưu quốc tế về thể thao ,nâng cao sự
- 12 -



hiểu biết giữa các quốc gia ,dân tộc phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Tăng dần đầu tư ngân
sách Nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát
huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi
dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu
thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao ,
nghiên cứu ,ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động thể dục ,thể thao phát
triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới.
1. 2-2 Khuyến khích tổ chức ,cá nhân tham gia phát triển
sự nghiệp TDTT,thành lập cơ sở dòch vụ hoạt động thể
thao đáp ứng nhu cầu tập luyện ,vui chơi giải trí của
nhân dân,bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và
tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi về
thuế ,tín dụng ,đất đai theo quy đònh của pháp luật .
1,2.3 - Ưu tiên đầu tư phát triển TDTTở vùng có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ,bảo tồn và
phát triển các môn thể thao dân tộc . ( Trích điều 4 Luật thể dục,thể thao (Đã được quốc hội thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2006 )
2 Sơ lược về sự phát triển cơ cấu tổ chức –
quản lý thể dục thể thao .
- Ngày 30 tháng 01 năm 1946 Chủ tòch Chính phủ lâm
thời Nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh
số : 14 lập một Nha thể thao trong Bộ thanh niên ,
- Ngày 27/03/1946 Chủ tòch Chính phủ Vệt Nam dân chủ
cộng hoà ra sắc lệnh thành lập một Nha Thanh Niên
và thể dục trong Bộ Quốc Gia Giáo dục .
- Từ ngày 29/09/1961 Chính phủ cho thành lập một Uỷ

ban thể dục thể thao , có mạng lưới đến cấp tỉnh .
- Ngày 09/01/1971 Quốc hội có nghò quyết 1035 đổi
tên Uỷ Ban thể dục thể thao thành Tổng cục Thể
Dục Thể thao và có mạng lưới đến cấp xã .
- Tháng 03/1990 Hội Đồng Nhà Nước có nghò quyết
224/NQ- HĐNN, khoá 8 nhập Tổng cục TDTTvào Bộ Văn
hoá - Thông tin , sau đó Hội Đồng Bộ Trưởng có
nghò đònh 447/HĐBT cho thành lập Cục TDTT trong Bộ
Văn hoá – Thông tin – Thể thao .
- 13 -


- Từ năm 1992 Quốc hội cho phép tách Tổng cục TDTT
ra khỏi Bộ Văn hoá – Thông tin – Thể thao .
- Ngày 28/11/1992 Chính phủ ra nghò đònh số : 11/NĐ – CP
quy đònh về cơ cấu , chức năng , nhiệm vụ , của tổng
cục TDTT.
- Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 10 từ ngày
20/09/1997 đến 29/09/1997 đã ra nghò quyết số : 02 /NQ
– 1997/ QH- 10 , quy đòng danh sách các Bộ và cơ quan
ngang Bộ . Trong đó Uỷ Ban TDTT là một cơ quan ngang
Bộ .
- Ngày 06/01/1998 Chính phủ ra nghò đònh số : 03/NĐ/1998
– CP quy đònh về chức năng , nhiệm vụ .quyền hạn và
tổ chức bộ máy của Uỷ Ban TDTT.
Ngày 11/03/2003 Chính phủ ra Nghò đònh số :
22/2003/NĐ-CP quy đònh û về chức năng,
nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Thể dục Thể
thao.

- Ngày 25/12/2007 Chính phủ ra Nghò đònh số
:
185/2007/NĐ - CP û quy đònh chức năng , nhiệm vu,ï quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lòch .
- Ngày 04/02/2008 Chính phủ ra Nghò đònh số : 13 /
2008 /NĐ – CP Quy đònh về Tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh , Thành phố trực
thuộc trung ương .
- Ngày 04/02/2008 Chính phủ ra Nghò đònh : 14 /2008 / NĐ –
CP
, Quy đònh về Tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân Huyện ,Thò xã, Thành phố
thuộc tỉnh .
3 – Hệ thống quản lý Nhà Nước về Thể dục thể
thao
- Bộ văn hoá , Thể thao và Du lòch, được Chính phủ
giao nhiệm vụ quản lý Nhà Nước về TDTT ( Ơ Ûđây chỉ
nói về lónh vực TDTT ) . Đây là toàn bộ cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm quán lý , chỉ đạo phong trào TDTT của
cả nước .Nó được bố trí theo 4 cấp và vận hành theo

- 14 -


nguyên tắc Tập trung dân chủ và nguyên tắc quản lý
kết hợp giữa Lãnh thổ – Ngành.
- Bộ Văn hoá ,Thể thao và Du lòch chòu sự lãnh đạo
của Quốc hội và Chính phủ , là cơ quan chòu trách
nhiệm chính về sự phát triển sự nghiệp TDTT trong cả

nước .
- Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của Bộ văn hoá,
Thể thao và Du lòch được quy đònh tại nghò đònh số :
185/2007/NĐ – CP Chính phủ , ngày 25/12/2008 .
- Ở cấp trung ương còn có hình thức quản lý Nhà
nước về TDTT ở các ngành: Giáo dục Đào tạo , Quốc
phòng và Công an . Các cơ quan này chòu sự lãnh đạo
trực tiếp của Chính phủ và của Bộ chủ quản về công
tác TDTT . Song để hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục
thể chất trong trường học và lực lượng vũ trang , các cơ
quan TDTT nói trên phải có sự hợp tác nhiều mặt với
Bộ Văn hoá , Thể thao và Du lòch và chòu sự kiểm tra
giám sát của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lòch .
- Sở Văn hoá , Thể thao và Du lòch các Tỉnh , Thành
phố là cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT và chòu sự
lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh , thành
phố . Đồng thời chòu sự lãnh đạo , kiểm tra giám sát về
chuyên môn , hợp tác quốc tế của Bộ văn hoá , Thể
thao và Du lòch .
Nghò đònh : 14 /2008 / NĐ – CP , Quy đònh về Tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
Huyện ,Thò xã, Thành phố thuộc tỉnh .
- Sở Văn hóa ,Thể thao và Du lòch chòu trách nhiệm
về phát triển sự nghiệp TDTT ở Tỉnh , Thành phố của
mình và có chức năng quản lý Nhà nước về TDTT tại
các Tỉnh , Thành phố đó .
- Ở cơ quan Giáo dục , Đào tạo , Công an tỉnh , Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh , đều được xác lập cơ quan quản lý
Nhà nước về TDTT . Cơ quan này ngoài chức năng phát
triển giáo dục thể chất , cần hợp tác chặt chẽ với Sở

Văn hoá, Thể thao và Du lòch để xúc tiến các hoạt
động TDTT khác trong toàn Tỉnh , thành phố .
- 15 -


- Phòng Văn hoá và Thông tin Quận , Huyện , Thò xã
là cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT, trực tiếp chòu
sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân quận , huyện ,thò ,
đồng thời chòu sự lãnh đạo , chỉ đạo của Sở Văn
hóa ,Thể thao và Du lòch về công tác chuyên môn
TDTT.
- Ở các Phòng Giáo dục , Ban chỉ huy quân sự Huyện ,
thò xã , đều được bố trí cán bộ phụ trách công tác
TDTT.
- Ban văn hoá Xã , Phường ,Thò trấn : là cơ quan quản
lý Nhà nước về TDTT , chòu sự lãnh đạo trực tiếp của
UBND Xã , Phường ,Thò trấn và chòu sự chỉ đạo, kiểm
travề chuyên môn của Phòng Văn hoá và Thông tin
( Tuy nhiên chức năng quản lý Nhà nước về TDTT cũng
chỉ thể hiện một phần ở cấp Xã , Phường , Thò trấn ) .
4 – Chức năng quản lý Nhà nước về thể dục thể
thao .
* Nhà nước xây dựng các văn bản pháp luật , tạo
môi trường lành mạnh trong các hoạt động TDTT : Như
luật TDTT ( có hiệu lực từ 01 – 07 – 2007 ) , các bộ luật
có liên quan đến hoạt động TDTT , các Nghò đònh của
Chính phủ , các văn bản của Bộ VH TT DL , Luật thi đấu
các môn thể thao , Điều lệ thi đấu các môn TT , các
Đại hội TDTT .
* Nhà nước đảm bảo công tác an ninh chính trò cho

các Tổ chức , cá nhân hoạt động trong lónh vợc TDTT .
* Nhà nước xây dựng các phương án , quy hoạch , kế
hoạch phát triển TDTT .
* Nhà nước xây dựng hệ thống tổ chức quản lý
TDTT .
* Kiểm tra giám sát mọi vấn đề thực hiện đường lối
TDTT của Đảng , Nhà nước .
* Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ , tài chính làm
công cụ chủ yếu tác động vào TDTT
* Nhà nước giám sát kiểm tra việc sử dụng tài sản
quốc gia .
- 16 -


* Nhà nước phân bổ tài nguyên, lao động cho tổ chức
và cơ quan quản lý TDTT .
5 – Hệ thống quản ly xã hội ù về Thể dục thể
thao .
* Được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản .
* Được xây dựng theo 4 cấp tương xứng với hệ thống
quản lý nhà nước về TDTT .
* Ban chấp hành liên đoàn thể thao và tổ chức xã hội
về TDTT do đại hội bầu ra .
* Ban chấp hành cấp nào do đại hội cấp đó bầu ra .
* Liên đoàn hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật
nhà nước cho phép.
* Chức năng của liên đoàn là chức năng quản lý xã
hội .
* Ban chấp hành của liên đoàn thể thao cấp tỉnh ,
thành do đai hội cấp tỉnh thành bầu ra và chòu sự lãnh

đạo của liên đoàn trung ương .
* Ban chấp hành liên đoàn thể thao cấp huyện , quận
do đại hội cấp huyện , quận bầu ra ø
và chòu sự lãnh
đạo của liên đoàn thể thao cấp tỉnh , thành .
6 – Chức năng quản lý xẫ hội vè Thể dục thể
thao .
* Đặc trưng chủ yếu của quản lý xã hội về TDTT là
tính tự nguyện, tự quản và hoạt động theo luật thể
dục,thể thao, luật tổ chức xã hội , trong khuôn khổ
của pháp luật nhà nước .
* Là hoạt động tự giác , không hưởng lương trong ngân
sách nhà nước .
* Trong khuôn khổ pháp luật hiện hành , các tổ chức
xã hội của TDTT tự xây dựng quy chế quản lý các loại
hình hoạt động của mình.
* Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phát triển
môn thể thao đó , thống nhất với phương án quy hoạch
của cơ quan quản lý nhà nước về TDTT .

- 17 -


* Kiện toàn tổ chức quản lý liên đoàn , hội và và
đơn vò TDTT cơ sở .
* Kiểm tra , giám sát tất cả các tổ chức của mình
trong việc sử dụng kinh phí , phương tiện tập luyện , thi
đấu v v .
* Xây dựng và thực hiện các đề án phát triển về
chuyên môn , đối với các môn thể thao đó

* Thực hiện các biện pháp tăng nguồn thu cho liên
đoàn , hội như : quảng cáo , dòch vụ liên doanh , liên
kết .
* Chuẩn bò lực lượng VĐV ưu tú đi thi đấu quốc tế .

- 18 -



×