Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tổ chức sinh hoạt tập thể ngoài trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.38 KB, 17 trang )

Contents

1


I.

Các định nghĩa liên quan
1. Tập thể và sinh hoạt tập thể

Tập thể là một loại nhóm nhỏ nhưng không phải nhóm nào cũng là tập thể mà là
nhóm có mục đích, mang ý nghĩa xã hội, có sự thống nhất giữa mục đích xã hội với mục
đích thành viên hay là nhóm người có tính chất chặt chẽ được coi là bộ phận cấu thành
nên xã hội, là nhóm người có quan hệ đặc biệt phụ thuộc lẫn nhau, phối hợp hiệp đồng…
tạo ra sức mạnh tập thể. Vậy, tập thể là một nhóm người có tổ chức có sự thống nhất với
nhau bởi mục tiêu chung cùng thực hiện hoạt động cộng đồng và lợi ích chung của xã
hội.
Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn
thể thanh thiếu niên.
2. Trò chơi, team building là gì?
 Trò chơi có thể được định nghĩa chi tiết là:

* một cuộc vận động sinh hoạt,
* tổ chức cho một số người cùng tham gia,
* theo một quy ước được hướng dẫn trước,
* diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định,
* tại một nơi chốn, trong phòng hay ngoài trời,
* với mục đích đem lại một giá trị hữu ích, có ý nghĩa riêng cho mỗi người và chung cho
tập thể.
Theo định nghĩa này, trò chơi sinh hoạt đương nhiên bao gồm tất cả các trò chơi
lành mạnh, nhưng đồng thời cũng gồm cả các bài hát ngắn, các vũ điệu đơn giản, các tiết


mục ảo thuật bỏ túi, các câu đố vui, các câu băng reo... vẫn thường được dùng trong các
buổi sinh hoạt tập thể như là những tiết mục sinh hoạt nho nhỏ. Cũng do vậy, người Quản
Trò tổ chức và điều khiển cuộc chơi đúng nghĩa, phải là một Linh Hoạt Viên tương đối có
kinh nghiệm về sinh hoạt tập thể, được trang bị các kỹ năng cần thiết về nhiều mặt và
tinh thần năng động.
 Team building

Team building thực chất là một khóa học (thường được tổ chức ngoài trời) thông
qua các hoạt động trò chơi để cho học viên (những người tham gia) cùng trải nghiệm, suy
ngẫm các tình huống dựa trên các câu hỏi của giảng viên (Facilitator) để học viên rút ra
2


các bài học cụ thể trong thực tiễn công việc. Từ đó, giúp học viên điều chỉnh thái độ và
hành vi cá nhân cho phù hợp hơn khi làm việc chung với nhau, cùng hướng đến mục tiêu
chung của tổ chức, tăng cường sự hiểu biết, phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp, nâng cao kỹ
năng giao tiếp, xử lý các tình huống và đạt hiệu quả cao trong công việc. Team builiding
là khái niệm bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của một đội ngũ, tạo nên
hiệu quả công việc. Hoạt động đó được tổ chức dưới dạng các bài học lý thuyết và thực
hành.
TEAM BUILDING NGOÀI TRỜI (OUTDOOR TEAM)
 Mục tiêu:

- Xây dựng và phát triển tinh thần đồng đội.
- Phát triển khả năng phối hợp và tương tác trong đội ngũ.
- Thấu hiểu và vận dụng năng lực, tính cách riêng của từng cá nhân.
- Gắn kết tình cảm, thấu hiểu tính cách của từng cá nhân.
- Phát triển kĩ năng làm việc teamwork.
 Hoạt động:


- Trò chơi vận động nhóm thử thách sự tương tác, phối hợp, lãnh đạo và gắn kết các
thành viên.
- Trò chơi phát triển tư duy, khả năng cá nhân và với tiêu chí: “Không ai mạnh bằng
chúng ta cộng lại”.
- Các đội tham gia cùng chia sẻ cảm nhận và kinh nghiệm sau đó rút ra bài học kinh
nghiệm.
 Hình thức tổ chức:

- Tổ chức trên các mô hình sân chơi team
- Tổ chức các trò chơi team hiện đại và chuyên nghiệp.
- Quản trò teambuilding với kiến thức chuyên môn về teamwork, thông qua các trò chơi
sẽ cùng với người chơi đưa ra những bài học sâu sắc, những trải nghiệm thú vị và đầy ý
nghĩa.
II.

Mục địch, đối tượng
3


1. Mục đích

Tổ chức sinh hoạt tập thể ngoài trời nhằm :
-

-

-

Việc giao tiếp với nhau dễ dàng và hiệu quả hơn nhất là đối với các thành viên
trong cùng một tập thể mà chưa quen biết nhau, chưa bao giờ hoạy đọng cùng

nhau.
Thực tập trở thành team leader thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, phân
công công việc, bố trí, sắp xếp các thành viên và tài nguyên hợp lý để hướng đội
đến việc đạt mục tiêu chung.
Dựa trên sức mạnh tập thể để sáng tạo và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn
đề.
Nhận biết tính cách của các thành viên khác trong đội, điểm mạnh và điểm yếu
của từng người để cùng bổ sung và phối hợp với nhau làm việc tốt hơn.
Khả năng dự báo, lập kế hoạch, đề phòng rủi ro, xử lý các tình huống bất ngờ …
Quản lý và sử dụng tốt tài nguyên của tập thể.
Xây dựng được tinh thần đoàn kết, niềm tin lẫn nhau, tính cạnh tranh lành mạnh
giữa các đội với nhau.
Tạo ra bầu không khí thư giãn, thoải mái, vừa vui vừa học để giảm stress trong
công việc hàng ngày.

Sinh hoạt tập thể ngoài trời giúp trang bị cho các thành viên kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng hoạt động, tự nhận thức bản thân, kỹ năng xây dựng quan hệ cá nhân,…
2. Đối tượng

Các tập thể có số lượng thành viên lớn như: một lớp học, một doanh nghiệp, một tổ chức
xã hội,…
3. Yêu cầu của việc tổ chức sinh hoạt tập thể ngoài trời

Thời gian thường kéo dài vì sẽ tổ chức nhiều hoạt động tập thể như ca múa hát, chơi
trò chơi, các hoạt động team building,..
Không gian thường là nơi có khoảng không rộng như các resort,sân rộng, bãi biển,
… Điều này để phân biệt dễ dàng hơn với tổ chức sinh hoạt tập thể trong nhà
III. Nội dung của tổ chức sinh hoạt tập thể ngoài trời
1. Ca hát
 Chọn bài hát:


4


- Chọn những bài thích hợp với lứa tuổi. - Chọn những bài hát hợp với hoàn cảnh
như: vui tươi, khích động tinh thần (khi buồn ngủ, mệt mỏi...), Buồn rầu, nuối tiếc (khi
chia tay...) và các hình thức sinh hoạt tập thể khác.
- Không chọn những bài tình cảm ủy mị, ướt át, rên rỉ... những bài hát quảng cáo,
kích động bạo lực, xuyên tạc... những bài hát mang tính phi giáo dục như chế giễu người
tàn tật, già nua, nghèo khổ...
 Sắp xếp đội hình:

Thường thì chúng ta sinh hoạt ngoài trời, cho nên phải chọn đội hình vòng cung hay
vòng tròn. Cho các đoàn sinh ngồi sát nhau để tiếng hát đỡ bị loãng. Người hướng dẫn
đứng ở giữa hay ở vị trí nào mà mọi người có thể nghe và thấy mình rõ ràng.
 Chuẩn bị tập hát:

- Nếu là bài hát dài thì nên in sẵn để phát hay cho ghi chép. Nếu ngắn thì tập thuộc lòng.
- Cho một băng reo hay một động tác thư giãn trước khi tập.
- Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.
 Tập hát:

- Người hướng dẫn hát thử bài hát một vài lần thật đúng nhịp điệu và rõ ràng.
- Ngắt ra từng đoạn ngắn và tập từng câu. Mỗi câu tập 3-4 lần cho thuộc rồi mới
sang câu khác.
- Từ câu thứ hai trở đi, mỗi khi tập xong một câu thì hát lại từ câu đầu cho bài hát
được liên tục.
- Để ý nghe chỗ nào sai thì sửa ngay, vì khi quen rồi thì rất khó sửa, khi nào hát
đúng mới sang câu khác.
- Khi đã tập hết bài thì phân nhịp bằng cách cho vỗ tay.

- Tập xong nên chia ra từng nhóm nhỏ để kiểm tra.
- Nhắc người học hát nên học thuộc lòng, đừng nhìn vào giấy.
- Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu không khí.
Sự khéo léo của người hướng dẫn
5


- Kiên nhẫn, tập kỹ từ đầu để ai cũng có thể hát được.
- Đừng tập quá nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.
- Luôn luôn khuyến khích mà không chế diễu người hát kém hay có chất giọng “đặc
biệt”.
2. Trò chơi
 Mục đích của trò chơi

Nhiều người trong chúng ta còn chưa đánh giá đúng mức sự ích lợi của trò chơi
trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Đôi khi họ còn cho rằng đó là một thứ công việc vô
bổ, mất thời giờ... quan niệm đó hoàn toàn sai lầm.
Với người lớn, trò chơi là giải trí, thư giãn, giúp cho đầu óc bớt căng thẳng sau
những giờ làm việc mệt nhọc. Với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu
cần thiết cho sự phát triển Trí, Đức, Thể và Nhân Cách con người. Đối với các phong trào
thanh thiếu niên, trò chơi là một lợi khí chính yếu trong những phương pháp giáo dục,
giúp trẻ em rèn luyện và phát triển toàn mỹ các giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo
hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Trò chơi còn giúp trẻ biết quan sát và phản ứng
nhanh, biết tôn trọng kỷ luật, biết tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết thương yêu
nhau....
Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng.
Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi
trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục
quốc gia. Nhà tâm lý học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo
lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự... vì trong lúc chơi, trẻ em

không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn... Khi bị khép vào luật
chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và sinh động hơn....”
Thông qua trò chơi, các nhà giáo dục, các anh chị Phụ trách sẽ hiểu rõ hơn về tính
tình của từng em như: mạnh bạo, nhút nhát, ích kỷ, vị tha, nóng nảy, điềm đạm, thông
minh, đần độn, khéo léo, vụng về...
Tóm lại: Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân được rèn
luyện, giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm...
 Lợi ích của trò chơi

Như đã đề cập đến trong phần mục đích, bất kỳ trò chơi nào cũng mang một ích lợi
trong việc giáo dục và rèn luyện nhất định:
6


-Tăng cường sức khỏe: Trò chơi thường được tổ chức ngoài thiên nhiên thoáng
đãng, không khí trong lành. Có nhiều trò chơi cần đến sự vận động cơ bắp như: chạy
nhảy, kéo đẩy, mang vác...
-Luyện giác quan: Với những trò chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt, thính
tai, lẹ tay, quan sát, tập trung tư tưởng... (trò chơi Kim, thò thụt, cái tát bất ngờ, bịt mắt
bắt dê...)
-Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng. Tự chủ, không rụt
rè, sợ hãi, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột. Chấp hành kỷ luật của trò chơi. Kiên
nhẫn trong khi chơi. Biết sáng tạo, linh động.
-Luyện tính tình: Các em trở nên vui vẻ, sôi động. Rèn luyện tính đồng đội, biết
đoàn kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu tốt, sự can đảm, gan
dạ, lòng vị tha...
Trò chơi còn giáo dục các em biết ý thức công dân, những em biết tự giác tôn trọng
luật chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác giữ đúng pháp luật của quốc gia, luật lệ của hàng
xóm... nếu các em không tự giác thì chúng ta phải uốn nắn dần dần.
Trò chơi cũng có thể chữa trị cho những em bị trầm uất, bị căng thẳng hay suy

nhược thần kinh...
 Yêu cầu của trò chơi

Có 3 yêu cầu nhất thiết phải đạt được để có thể coi là một trò chơi đúng nghĩa. Đó
là: Gây dựng bầu khí – Rèn luyện kỹ năng – Giáo dục chiều sâu.
Tùy mức độ và mục đích nhắm đến mà yêu cầu này sẽ trội hơn yêu cầu kia, hoặc cả ba
mặt đều có giá trị và ý nghĩa như nhau. Chỉ thiếu đi một trong ba yêu cầu này, trò chơi
tức khắc trở thành phản tác dụng, phản giáo dục, có hậu quả tai hại nhất thời hoặc sâu xa,
và như thế, nó không còn được coi là một trò chơi nữa.
 Yêu cầu về gây dựng bầu khí:

Trước tiên, trò chơi sinh hoạt góp phần làm cho bầu khí tập thể thêm sống động tươi
trẻ, nhanh chóng giúp mọi người có mặt thoát khỏi sự thụ động khép kín, xóa bỏ mọi
cách biệt và xa lạ ngại ngùng, giải tỏa sức căng tâm lý và sức ỳ thể lý. Như thế, trò chơi ít
nhất phải đem lại niềm vui, cởi mở sảng khoái trong những giờ phút sinh hoạt bên nhau.
Ở mặt yêu cầu này, trò chơi rất cần sự phối hợp của các Bài Hát Sinh Hoạt ngắn, vui, dễ

7


tập; hoặc các điệu mini vũ tập thể đơn giản và có ý nghĩa thích hợp với chủ đề chung của
buổi họp mặt.
 Yêu cầu về rèn luyện kỹ năng:

Với yêu cầu này, các bài tập thể dục thể thao đã được chuyển thành các Trò Chơi
Vận Động đòi hỏi sức khỏe, phản xạ nhanh, động tác tháo vát; các bài toán trí óc đã
chuyển thành các Trò Chơi Động Não, suy luận, phân tích tổng hợp nhanh, đầy đủ và
chính xác một cách lý thú; đặc biệt, các bài khóa huấn luyện về kỹ năng khô khan tẻ nhạt
đã thoát xác thành các trò chơi ứng dụng thực hành hết sức hấp dẫn và hiệu quả...
Sau khi một trò chơi đã thật sự chấm dứt, mỗi người tùy vào mức độ hưởng ứng của

mình, sẽ tự khám phá mình đã khác trước đó, nhanh nhẹn hơn, biến báo hơn, thông minh
hơn hoặc tháo vát hơn. Những người ít sinh hoạt có thể thích thú và bỡ ngỡ, không ngờ
mình lại khá năng động, đâu đến nỗi kém cỏi như bấy lâu vẫn tưởng.
Như vậy, trải qua một thời gian tham gia sinh hoạt, dự nhiều trò chơi các thể loại
khác nhau, cả tập thể và từng cá nhân đã nghiễm nhiên được tăng cường thể lực, trau giồi
trí óc, cũng như rèn luyện thành thạo được khá nhiều kỹ năng, mà những bài khóa lý
thuyết khó có thể trang bị cho họ một cách chu đáo, nhanh chóng, hiệu quả và đầy hứng
thú như vậy.
 Yêu cầu về giáo dục chiều sâu:

Khác với 2 yêu cầu vừa nêu, yêu cầu thứ ba này có khi được thể hiện một cách nhẹ
nhàng kín đáo nhưng lại hết sức quan trọng, bởi nó góp phần nâng cao các ý thức nhân
bản, vun đắp những cảm nhận tín ngưỡng tâm linh một cách âm thầm và tiệm tiến. Như
thế phải nói là các trò chơi sinh hoạt sẽ có tác dụng thấm thía sâu xa hơn nhiều so với
việc chỉ lên lớp các bài giáo dục công dân hoặc các buổi học Giáo Lý, các giờ huấn đức
thuần túy trong các tập thể.
Về mặt nhân bản, trò chơi sinh hoạt giúp nhận thức về tinh thần kỷ luật tập, tính
trung thực trong ganh đua, các mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, lòng yêu mến
tôn trọng thiên nhiên và của công, sự vâng phục đối với bề trên hoặc huynh trưởng. Nói
chung, trò chơi sinh hoạt góp phần giáo dục tính cách công dân.
 Phân loại trò chơi: Ở đây, xin đề nghị 5 hạng mục để phân loại trò chơi:

* Theo tính chất nội dung
* Theo đối tượng tham gia
8


* Theo tầm cỡ dàn dựng
* Theo điều kiện không gian
* Theo nhu cầu phục vụ.

 Theo tính chất nội dung

a. Trò Chơi Phản Xạ:
b. Trò Chơi Lý Luận:
c. Trò Chơi Vận Động Nhẹ:
d. Trò Chơi Vận Động Mạnh:
e. Trò Chơi Cảm Giác:
* Thính giác ( nghe bằng tai )
* Thị giác ( nhìn bằng mắt )
* Vị giác ( nếm bằng lưỡi )
* Khứu giác ( ngửi bằng mũi )
* Xúc giác ( sờ bằng tay, dò bằng chân ).
 Theo đối tượng tham gia

a. Tuổi Ấu:
Trò chơi dùng cho độ tuổi 8 đến 11, tất cả đều là nam hoặc nữ, hoặc chung nam-nữ.
b. Tuổi Thiếu:
Trò chơi dùng cho độ tuổi 12 tới 15, tất cả đều là nam hoặc nữ, hoặc chung nam-nữ.
c. Tuổi Kha (Nghĩa):
Trò chơi dùng cho độ tuổi 16 tới 18, tất cả đều là thuần tuý nam hoặc nữ.
d. Tuổi Tráng (Dự bị Trưởng ):

9


Trò chơi cho độ tuổi 19 tới 24 tuổi, tất cả là nam hoặc nữ, hoặc hỗn hợp nam-nữ. Trò chơi
nhắm rèn luyện sự lý luận thông minh, năng động biến báo, quan sát tinh tế, chuyên môn
khéo léo và đạt yếu tố kỹ thuật cũng như mỹ thuật cao:
e. Tuổi Trưởng:
Trò chơi dùng cho độ tuổi từ 25 trở lên, rất nên tổ chức chung cho nam-nữ để bầu khí

chan hòa, quân bình và sinh động.
 Điều khiển trò chơi

Trò chơi có hấp dẫn hay không là tùy thuộc vào nghệ thuật điều khiển của người
quản trò. Cần thực hiện một trò chơi theo từng giai đoạn sau đây:
Chuẩn bị:
1. Xác định đối tượng: Lứa tuổi, giới tính, trình độ, sức khỏe, đặc điểm tâm sinh lý.
2. Số lượng người chơi: Chọn những trò chơi sao cho phù hợp với số lượng người
chơi và cố gắng làm sao cho càng nhiều người tham gia vào trò chơi càng tốt. Đừng nên
chọn một trò chơi mà từ đầu đến cuối chỉ có một hai người chơi, còn bao nhiêu thì làm
khán giả.
3. Điều kiện sân bãi (hay trong phòng): Diện tích sân chơi có thể chứa được bao
nhiêu người. Trò chơi nào phù hợp với sân bãi hay phòng ốc đó (thí dụ: một sân khá
rộng, có thể chứa được nhiều người, nhưng không phù hợp với những trò chơi có rượt
đuổi).
4. Dụng cụ: Nếu là trò chơi cần có dụng cụ (gậy, banh, dây, khăn, còi...) thì phải
chuẩn bị sẵn.
5. Ước lượng những tình huống có thể xảy ra: Trong khi hăng say tranh giành phần
thắng về mình, các em sẽ bất chấp tất cả mưa gió, té ngã, trầy da sứt trán, rách áo quần...
đôi khi dẫn đến sự trớ trêu, lố bịch, vô luân (nhất là những trò chơi mạnh, hỗn hợp nam
nữ), hoặc lén lút ăn gian, qua mặt trọng tài hay người hướng dẫn để giành phần thắng...
chúng ta cũng nên lưu ý đến yếu tố ánh sáng, thí dụ nếu trời tối mà người hướng dẫn ra
hiệu bằng ngón tay hoặc những vật nhỏ... thì người chơi không thể nào nhìn thấy được.
Thực hiện trò chơi
1. Giải thích trò chơi:
-Yêu cầu mọi người im lặng, tập trung
10


-Chọn lối trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dí dỏm

-Qui định luật chơi và khung thưởng phạt
-Hỏi lại lần cuối xem người đã hoàn toàn hiểu chưa
2. Phân chia lực lượng:
Nếu là trò chơi có sự thi đua tập thể, thì chúng ta phải biết phân chia lực lượng
thành từng đội, nhóm... làm sao cho đồng đều về số lượng, về thể lực, về giới tính...
3. Phân công (nếu cần):
Nếu trò chơi cần thêm người phụ tá trợ giúp hay cần thêm trọng tài, thì phải phân
công cho thật cụ thể, để họ hiểu rõ phần trách nhiệm của mình nằm trong giới hạn nào.
4. Làm nháp:
Tùy theo trò chơi và đối tượng mà chúng ta có thể cho chơi thử một hoặc hai lần, rồi
“xé nháp” và vào cuộc. Nhưng nếu trò chơi cũ hay dễ chơi, thì đối tượng có thể bỏ thủ
tục làm nháp để trò chơi có thể hấp dẫn ngay từ đầu.
5. Tiến hành chơi:
-Người hướng dẫn phải luôn di động, bao quát sân chơi.
-Quan sát mọi phản ứng về tâm lý, ngôn ngữ, hành động của người chơi.
-Khai thác khía cạnh dí dỏm của trò chơi, sáng tạo, linh hoạt với tiến độ chơi, đối
tượng chơi.
-Đề cao tinh thần tự giác, mã thượng, thẳng thắn, kỷ luật.
-Phải công bằng, chính xác, dứt khoát trong việc bắt lỗi vi phạm luật chơi và bảo vệ
luật chơi.
-Dành cho người chơi phát huy sáng kiến trong khi chơi, miễn là không vi phạm
luật chơi.
-Thay đổi cách chơi, làm sao cho mọi người chơi đều có dịp thắng cuộc (người thì
do thông minh, người thì do nhanh nhẹn, người thì do sức lực...)
-Biết dừng lại đúng lúc trước khi mọi người quá mỏi mệt hay trò chơi trở nên nhàm
chán.
11


Kết thúc trò chơi

Nên xử phạt người thua bằng các hình thức nhẹ nhàng, tế nhị.. để người thua vui vẻ
tự nguyện tiếp thu mà không bị “sốc” hay miễn cưỡng, gượng ép.
Người hướng dẫn nhận xét, phê bình và kiểm điểm trò chơi, nêu ra những ưu khuyết
điểm về không khí cuộc chơi, luật chơi...
 Một số trò chơi trong tổ chức sinh hoạt tập thể ngoài trời.

Làm chậm một động tác
-

-

Mục đích: Vui, khởi động
Đối tượng: 7-30 tuổi
Số lượng: 10-30 người
Không gian: Ngoài sân
Thời gian: 15-20p
Dụng cụ: Không
Cách chơi: MC đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên
chọn những bài nhanh, mạnh). MC bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó
vòng tròn vẫn đứng yên. MC chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn
mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. MC tiếp tục chống hai tay lên hông (2
cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai của MC đó là DẬM
CHÂN… trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của
MC thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.
Luật chơi: Ai làm sai, làm khác, làm chậm sẽ bị phạt
Cách tạo kịch tính: Để tăng thêm tính vui nhộn, MC có thể thực hiện những động
tác liên tục, và vận động mạnh như hít đất,… nhưng chú ý, phải thay đổi động tác
liên tục (mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp.
Chú ý: Tăng dần mức độ vận động
Nhảy dây tập thể


-

Mục đích: Khởi động, kêu gọi người chơi
Đối tượng: 7-30 tuổi
Số lượng: 15-30 người
Không gian: Sân rộng
Thời gian: 10-15p
Dụng cụ: Dây thừng to, dài
Cách chơi: Có 2 người quay dây, từng ng vào một sao cho có số ng đông nhất
nhảy mà ko bị vướng dây
Luật chơi: Người nào bị vướng dây sẽ phải vào quay dây
12


-

Cách tạo kịch tính: Cố gắng để đông ng vào nhảy nhất
Chú ý: Mức độ vận động bình thường
Tập làm quen nhanh (tập trí nhớ)

-

-

Vòng tròn cùng nhắc câu “Tập Làm nhanh cho quen” trong lúc làm động tác.
Người quản trò ra đứng giữa vòng tròn, trong lần nhắc nhở đầu tiên cả vòng tròn
không làm động tác chỉ người điều khiển vỗ tay, sang lần thứ hai thì người điều
khiển sẽ thay thế sẽ thay động tác khác, lúc bấy giờ vòng tròn vỗ tay.
Và khi người điều kiển chuyển qua động tác thứ ba thì cả vòng tròn thực hiện

động tác thứ hai của người quản trò.
Chú ý:

+ Vòng tròn thực hiện sau 01 động tác của quản trò ( bắt chước động tác của người điều
khiển)
+ Người điều khiển nên đổi động tác từ dễ đến khó.
+ Vòng tròn thực hiện, nhịp đọc câu (*) “Tập làm nhanh cho quen”
Đường hiểm hóc:
-

-

-

Chỗ chơi: Đường dài ít nhất 20 thước.
Số người chơi:12 đến 40.
Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội chọn ra 3 bạn làm
chướng ngại vật. mấy bạn này đứng cách nhau độ 7,8 thước. Bạn đầu cuối lưng
xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng, bạn thứ3 đứng 2 chân dang ra. Tất cả các bạn khác
đứng theo từng đội, ở đầu đường.
Cách chơi: Nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước gặp bạn thứ nhất
thì nhảy qua lưng bạn ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ nhì thì chạy quanh bạn một
vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn qua giữa hai chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường.
Rồi chạy lui gặp 3 chướng ngại vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay
bạn số 2 để bạn này chạy tiếp.
Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh.
Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.
Chanh – chua, cua – kẹp:

Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải

người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn
đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng
"kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn
13


tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào
chậm bị kẹp là bắt phạt.
Ban nhạc hòa tấu :
Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm :
+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình “
+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc “
+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng “
+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “ Keng keng “
Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình
được phân công
Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay và khi đưa tay
lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay
dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “ Hùm hùm ...” và trò chơi được tiếp tục.
Nhà báo tìm dũng sỹ:
Vòng tròn cử một người là nhà báo và đi ra khởi vòng ( phòng ). Trong phòng cử
một người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn ( phòng ) quan sát thật kỹ những đặc điểm của
dũng sỹ.
Khi hay tin trong vòng ( phòng ) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến phỏng vấn.
Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn ( từ 3 đến 10 câu ) tùy theo vòng tròn quy định. Câu
hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định hay khẳng định. Ví dụ : Dũng sỹ là
nam phải không ? Hoặc dũng sỹ có đeo khăn quàng phải không ? Nếu dũng sỹ là nam thì
tất cả vòng tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ là nữ thì vòng tròn im lặng lăc đầu. mọi thành viên
không được nói, ai nói sẽ bị phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ
chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sỹ đi ra ngoài và thay nhà báo,

còn chỉ sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể quy định.
Vượt trận địa
- Mục đích: Người chơi có cơ hội thể hiện tài chỉ huy, sự đoàn kết, chịu đựng vượt

qua thử thách, gian khổ…
- Thời gian: 15 phút
- Địa điểm tổ chức: phù hợp tổ chức tại bãi biển
14


Số lượng người tham dự: từ 20 – 100 người
Dụng cụ: bong bóng, dây thun cột, thanh tre, quà tặng 2 phần.
Hướng dẫn cách chơi:
Ban tổ chức đào sẵn các địa đạo trên cát (dài khoảng 4m, sâu 0,5m), đặt các thanh
tre ở trên làm rào. 3 đội, mỗi đội khoảng 6 người chơi.
• Khi có hiệu lệnh xuất phát, 6 người thổi bong bóng, cột bằng dây thun, sau đó nằm
sấp duỗi thẳng chân, 2 tay người sau bám cào 2 chân người trước đồng thời buộc
bong bóng vào chân của người trước.
• Cả đội phải nắm chặt chân nhau và di chuyển bằng cách trườn trên cát (như các
chiến sĩ khi vượt qua các bãi mìn) theo con đường BTC đã vạch ra, phải chui
xuống địa đạo, không để thanh tre chạm vào người.
• Khi người cuối cùng về đến đích tháo bong bóng cho vào ô của đội mình và quay
về lại vạch xuất phát theo đường cũ. Đội nào kết thúc phần thi trong thời gian
ngắn nhất sẽ giành phần thắng.


Chung sức
Mục đích: Người chơi có cơ hội thể hiện tính đoàn kết, sự hợp tác ăn ý, tương trợ
nhau hoành thành mục tiêu.
- Thời gian: 15 phút

- Địa điểm tổ chức: sân rộng, bãi cỏ, bãi biển
- Số lượng người tham dự: từ 20 – 100 người
- Dụng cụ: mỗi đội có 10 ống nhựa (loại lớn, cứng), 1 miếng ván, và 2 thanh tre,
quà tặng 3 phần.
- Hướng dẫn cách chơi:
• Tấm ván được đặt trên 10 ống nhựa. Mỗi nhóm khoảng 6 người cùng ngồi trên
tấm ván. Chia thành 5 nhóm.
• Khi có hiệu lệnh, 2 bạn sẽ dùng 2 thanh tre để chống đẩy di chuyển miếng ván, 2
bạn ngồi sau chuyển những ống nhựa cho 2 bạn ngồi trước đặt vào cho tấm ván di
chuyển về đích. Game này đòi hỏi các thành viên trong đội phải phối hợp hết sức
nhịp nhàng để di chuyển tấm ván về đích, từ người chèo đò, đến 2 người phía sau
và 2 người phía trước. (Có thể kéo dài trò chơi bằng cách cho mỗi nhóm mang một
vật gì đó về đích, sau đó nhóm thứ 2 tiếp tục di chuyển mang những miếng ghép
còn lại về để hoàn thành bức tranh hay khẩu hiệu. Đội nào hoàn thành trước sẽ
giành chiến thắng, tính thời gian trong trường hợp có nhiều đội).
• Quản trò mời mọi người về chỗ.
-

Tình đồng đội
-

Mục đích: Người chơi trò này đòi hỏi tinh thần đồng đội cao, tự tin vào các đồng
đội của mình, đoàn kết sẽ chiến thắng.
15


Thời gian: 15 phút
Địa điểm tổ chức: sân rộng, bãi cỏ, bãi biển
Số lượng người tham dự: từ 20 – 100 người
Dụng cụ: Các chướng ngại vật bằng dây, bằng các vòng tròn, chuông leng keng.

Hướng dẫn cách chơi:
Một bạn sẽ đứng trên cao, tay cầm một mảnh của mô hình trái tim, các thành viên
còn lại đứng ở phía sau, đan tay vào nhau.
Khi có hiệu lệnh, thành viên đang đứng trên cao sẽ ngã tự do ra đằng sau, có các
đồng đội của mình đang sẵn sàng nâng đỡ. (Hình tượng người chiến sĩ bị bắn và
đựoc đồng đội cứu chữa).
Các đồng đội sẽ di chuyển (khiêng) thành viên bị thương đến các chường ngại vật,
đưa thành viên này qua các chướng ngại vật như vòng tròn nhỏ, các lưới mạng
nhện, sao cho không được để thành viên chạm vào các chướng ngại vật, nếu chạm
vào chuông sẽ rung lên.
Sau khi đã vượt qua hết các chướng ngại vật, di chuyển thành viên đến vị trí để đặt
trái tim. Xong thì nhóm thứ 2 tiếp tục. Đội nào ghép xong hình trái tim trước đội
đó thắng.
Quản trò mời mọi người về chỗ.










Kéo co









Mục đích: Giúp người chơi cảm nhận được sức mạnh của sự đoàn kết một lòng,
sức mạnh tập thể.
Địa điểm tổ chức: sân rộng, bãi biển.
Thời gian: 20 – 30 phút
Số lượng người tham dự: càng nhiều càng tốt
Dụng cụ: dây thừng, dây buộc.
Hướng dẫn cách chơi: tùy theo số lượng mà chia đội.
Chia các đội có số lượng người như nhau, có nam có nữ.
Kẻ 1 đường cắt ngang
Chia sân làm 2 phần
Dây thừng: đánh dấu giữa dây với 1 mảnh vải khác màu để dể dàng phân biệt.
Bắt đầu : mỗi đội về mỗi phần sân, nắm kéo sợ dây (để mảnh vải làm dấu vào
đúng vạch chia sân), trò chơi có thể bắt đầu khi chuẩn bị song và đc trọng tài ra
hiệu lệnh.
Kết quả: Chung cuộc đội nào thắng là đội đã kéo đội đối thủ về phần sân của chính
đội mình.

Giải thoát sự nguy hiểm

16









Mục đích: Mang tính giáo dục: Chúng ta cần ngăn chặn những kẻ săn bắt trái phép
và giải thoát cho những con thú vô tội bị bắt vì sự tư lợi của con người.
Địa điểm tổ chức: sân rộng, bãi biển.
Thời gian: 15 – 20 phút
Số lượng người tham dự: càng nhiều càng tốt
Dụng cụ: Không cần. Phần quà tập thể.
Hướng dẫn cách chơi: chia làm 2 phe A, B.
Phe A đứng vòng tròn, quay lưng vào nhau, nắm tay nhau, chân dang ra (bàn chân
người này vừa chạm bàn chân người kia), mắt nhắm.
Phe B đứng trong vòng, tìm cách thoát ra ngoài, sao cho phe A không chạm vào
người.
Những người phe A không được rời tay nhau, không được mở mắt, có thể vung
tay, hay bất thần ngồi xuống.
Sau 3 phút, đổi lại, phe A vào trong vòng, phe B đứng vòng tròn nắm tay nhau như
trên cũng 3 phút.
Tổng kết: Phe nào bò ra được nhiều nhất thắng

17



×