Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

các giải pháp phát triển kiểm toán hoạt động các dự án đầu tư công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102 KB, 15 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo thành phần sở hữu giai đoạn 1995-2009
Bảng thể hiện chỉ số ICOR của khu vực Nhà nước và khu vực Ngoài Nhà nước


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động đầu tư đang diễn
ra hết sức sôi nổi mạnh mẽ, trong đó, theo cơ cấu thành phần kinh tế ở
Việt Nam, đầu tư công vẫn giữ vai trò quan trọng. Cho đến nay, cuộc
tranh cãi về khái niệm “đầu tư công” với 2 quan điểm khác nhau vẫn
chưa đi đến hồi kết. Quan điểm thứ nhất cho rằng, đầu tư công là toàn bộ
nội dung liên quan đến đầu tư sử dụng vốn nhà nước, bao gồm hoạt
động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước không nhằm mục
đích thu lợi nhuận vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội (gọi tắt là nhóm 1); các hoạt động đầu tư, kinh doanh sử dụng
vốn nhà nước, đặc biệt là quản lý các hoạt động đầu tư của các doanh
nghiệp nhà nước (gọi tắt là nhóm 2). Trong khi quan điểm thứ hai khẳng
định,đầu tư công chỉ bao gồm các hoạt động đầu tư bằng vốn nhà nước
cho các dự án, chương trình không vì mục tiêu thu lợi nhuận, tức là giới
hạn trong phạm vi các hoạt động đầu tư thuộc nhóm 1. Tuy nhiên, dù
nhìn theo khía cạnh nào thì hoạt động đầu tư công ở nước ta hiện nay
vẫn còn khá nhiều bất cập chưa được kiểm tra, xem xét, đánh giá và tìm
ra hướng giải quyết thích hợp. Điều này là do những hạn chế nhất định
trong công tác kiểm toán đầu tư công của chúng ta. Thực tế, đây là một
ngành mới với những bước đi đầu nên còn thể hiện rất nhiều khó khăn.
Vì thế, với mong muốn trình bày một cái nhìn tổng quát về “các giải
pháp phát triển kiểm toán hoạt động các dự án đầu tư công” nội
3




dung bài tiểu luận sẽ xem xét vấn đề đầu tư công ở Việt Nam và kiểm
toán hoạt động đầu tư công này theo quan điểm thứ nhất- tức là xét đến
đầu tư nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội.

I.

Thực trạng vấn đề đầu tư công ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam đầu tư công luôn chiếm vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế cũng như ổn định chính trị-xã hội. Nếu chỉ xét riêng trong lĩnh
vực kinh tế thì lượng vốn đầu tư công luôn chiếm khoảng 50% tổng
lượng vốn đầu tư để phát triển kinh tế.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo thành phần sở hữu giai
đoạn 1995-2009

Nguồn: Tổng cục thống kê
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đầu tư công trong ổn định và
phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả của khu vực đầu tư công
4


lại không cao.Hệ số ICOR tính toán theo vốn đầu tư thực hiện hay theo
tích lũy tài sản của khu vực kinh tế nhà nước cũng cao hơn từ 2 đến 3
lần chỉ số này của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Trong khi các doanh
nghiệp nhà nước chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư
nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn
ODA thì họ chỉ đóng góp khoảng 37%-38% GDP (theo Bộ Kế Hoạch và
Đầu tư).


Bảng thể hiện chỉ số ICOR của khu vực Nhà nước và khu vực
Ngoài Nhà nước
Tính toán từ vốn đầu tư Tính toán từ tích lũy
tài sản
Khu vực
Nhà
Ngoài
Nhà Nhà
Ngoài Nhà
nước
Nước
nước
nước
ICOR(20006,94
2,93
7,37
1,81
2005)
ICOR(20069,68
4,01
5,13
2,54
2010)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước đạt thấp thể hiện rất rõ thông
qua tình trạng đầu tư dàn trải, tiến độ thi công chậm trễ, kéo dài, chất
lượng thi công không đảm bảo, vượt chi phí dự toán ban đầu, gây ô
5



nhiễm môi trường, chưa an toàn cho người thi công và người sử dụng.
Một loạt các công trình của nước ta hiện nay như cầu Thủ Thiêm, cầu
Mỹ Thuận (Tp. Hồ Chí Minh), cầu Thăng Long (Hà Nội), dù đều là
những công trình mới được đưa vào sử dụng nhưng đều có dấu hiệu của
sự sụt lún, rạn nứt. Hay như dự án đầu tư khai thác quặng bô-xít (Tây
Nguyên) cũng tiêu tốn hàng nghìn tỉ đồng của nhà nước để xây dựng cơ
sở hạ tầng, tuy nhiên đến nay dự án đang tạm dừng hoạt động do những
nguy cơ thiệt hại mà nó có thể mang lại cho môi trường. Rõ ràng, những
dự án đầu tư công này đều chưa được xem xét một cách kĩ lưỡng trước
khi đưa vào xây dựng, hay không được kiểm tra sát xao, chặt chẽ trong
quá trình thi công, nghiệm thu…gây đến những thất thoát lớn cho đất
nước.
Trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế-xã hội, đầu tư công giữ vai trò then
chốt trong xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường…
với tổng vốn đầu tư trong năm 2010 chiếm đến 58,2% tổng chi ngân
sách nhà nước. giáo dục đặc biệt được quan tâm chú trọng (chiếm 26%
tổng chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước), tuy nhiên chất lượng giáo
dục của ta vẫn chưa thật sự cao, cơ sở hạ tầng, điều kiện học tập và thực
hành của học sinh, sinh viên vẫn còn rất hạn chế. Điều này cũng phản
ánh phần này hiệu quả đầu tư công của Việt Nam hiện nay.

6


II. Thực trạng kiểm toán của các công ty kiểm toán đối với đầu tư

công và những khó khăn trong quá trình kiểm toán đầu tư công.
1.


Thực trạng và những khó khăn, hạn chế của kiểm toán hoạt
động đầu tư công ở nước ta.

Thực trạng
Trong giai đoạn 2005 - 2011 KTNN chuyên ngành IV đã thực hiện kiểm
a.

toán trên 50 dự án với tổng vốn đầu tư trên 70 tỉ đồng, chủ yếu là các dự
án đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông, thủy điện, ngoài ra còn có một số
dự án thủy lợi.
Qua hoạt động kiểm toán, đã kiến nghị xử lý tài chính tổng số 1.415 tỷ;
trong đó số thu hồi nộp NSNN và giảm thanh toán là 319 tỷ đồng; xử lý
khác là 1.096 tỷ đồng.
Những hạn chế của hoạt động kiểm toán hoạt động đầu
tư công
Thứ nhất, thực hiện kiểm toán chưa kỹ, chưa sâu đối với một số nội
b.

dung


Đối với giai đoạn lập, thẩm định và phê duyệt dự án:

Nhiều nội dung chưa được kiểm toán và đánh giá như: sự cần thiết Nhà
nước phải đầu tư dự án và sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát
triển của ngành, của địa phương nơi xây dựng công trình; đánh giá về sự
hợp lý về quy mô, kết cấu và tính khoa học của các giải pháp thiết kế
của dự án; đánh giá về khả năng thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế của dự án
và những tác động về môi trường, tác động xã hội của dự án…
7





Đối với công tác thiết kế, dự toán:

Có những nội dung quan trọng nhưng chưa kiểm tra, đánh giá được như:
đánh giá được về tính khoa học, hợp lý của các giải pháp thiết kế (về
quy mô, kết cấu, chủng loại và nguồn cung cấp vật liệu sử dụng cho
công trình .v.v.).


Đối với công tác đấu thầu :

Một số vấn đề khác chưa được kiểm tra sâu như: kiểm tra đánh giá về
chất lượng hồ sơ mời thầu, tính khoa học, hợp lý của các nội dung được
quy định chi tiết trong hồ sơ mời thầu và của thang điểm chấm thầu.


Đối với công tác quản lý thi công, nghiệm thu thanh toán:

Một số vấn đề rất quan trọng nhưng chưa kiểm tra và đánh giá sâu như:
kiểm tra, đánh giá được về tính khoa học, hợp lý của biện pháp tổ chức
thi công; kiểm tra đến tận cùng về nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ thi
công để kiến nghị xử lý phù hợp; đánh giá về chất lượng công trình.


Đối với giai đoạn kết thúc thi công, bàn giao đưa công trình vào
khai thác, sử dụng:


Hầu hết các cuộc kiểm toán, đều thực hiện kiểm tra ở thời điểm đang thi
công xây dựng dở dang; nên chưa thực hiện kiểm toán đối với Báo cáo
quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.
Thứ hai, kết quả kiểm toán chưa đưa ra được ý kiến đánh giá sâu sắc,
toàn diện về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của dự án đầu tư.
8


Hệ quả của quá trình kiểm toán chưa đầy đủ và chưa đi sâu kiểm tra một
số giai đoạn, một số khâu của quá trình đầu tư dự án nêu trên dẫn tới kết
quả kiểm toán không phát hiện và đánh giá được các sai sót, gian lận
trong từng giai đoạn cụ thể của dự án đầu tư công. Do vậy, qua kiểm
toán cũng chưa đưa ra được những kiến nghị quan trọng với Chính phủ,
các Bộ, ngành để điều chỉnh cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả
đầu tư dự án.
2.

Những khó khăn của KTNN trong quá trình kiểm toán đầu tư
công

Bên cạnh những thành tựu mà trong thời gian qua hoạt động kiểm toán
đối với đầu tư công đạt được, không thể phủ nhận rằng vẫn còn rất nhiều
hạn chế cần được khắc phục. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
này đa phần là do một số khó khăn mà KTNN đang phải đối đầu trong
quá trình kiểm toán hoạt động đầu tư công trong nước. Cụ thể:
- Quy mô kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) còn rất hạn chế
so với yêu cầu phải được kiểm toán hàng năm, nhất là lĩnh vực kiểm
toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, số dự án, chi phí đầu tư được kiểm toán
còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực
này.

Hàng năm, KTNN mới chỉ kiểm toán được khoảng 50% số tỉnh, thành
phố và hơn 40% số bộ, cơ quan trung ương, trong mỗi tỉnh (bộ) cũng chỉ

9


kiểm toán được khoảng 50% số huyện và mỗi huyện chỉ kiểm toán được
khoảng 2 đến 3 xã.
Quy mô chọn mẫu trong từng cuộc kiểm toán cũng còn rất hạn chế. Đối
với các dự án, mỗi năm, KTNN chỉ kiểm toán khoảng 200 dự án trong
khi cả nước có đến hàng chục ngàn dự án được triển khai.
- Phạm vi kiểm toán còn hạn chế: KTNN mới tập trung chủ yếu đối với
giai đoạn thực hiện đầu tư hoặc giai đoạn kết thúc dự án đầu tư đưa vào
khai thác sử dụng, mà chưa thực hiện kiểm toán ở cả ba giai đoạn của
quá trình đầu tư (kiểm toán trước, kiểm toán trong quá trình đầu tư và
kiểm toán sau khi kết thúc hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử
dụng), trong khi ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình đầu tư đều
có sai sót dẫn đến thất thoát và lãng phí vốn, đặc biệt là khâu chuẩn bị
đầu tư, vì nếu công tác này không tốt, có thể dẫn đến dự án không có
tính khả thi, dự án được duyệt sai quy hoạch, quy mô đầu tư…gây thất
thoát, lãng phí.
- Nhân sự và việc bố trí nhân sự cho đoàn kiểm toán còn bất cập: Hoạt
động kiểm toán có tính chuyên môn nghề nghiệp cao, yếu tố con người
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và quyết định đến chất lượng, hiệu quả
kiểm toán. Đặc biệt do đặc thù của kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản
đòi hỏi có tính chuyên môn cao và khối lượng công việc lớn, vì vậy phải
có lực lượng kiểm toán viên đủ về số lượng và chất lượng thêm vào đó
là thời gian kiểm toán phù hợp mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Tuy
10



nhiên, do KTNN là ngành mới đang trong quá trình phát triển nên lực
lượng kiểm toán viên nói chung còn thiếu cả về số lượng và kinh nghiệm
công tác, đặc biệt là lực lượng kiểm toán viên có chuyên môn về lĩnh
vực đầu tư xây dựng cơ bản, do đó việc bố trí nhân sự cho đoàn kiểm
toán dự án đầu tư còn hạn chế so với yêu cầu công việc, vì vậy dẫn đến
kết quả kiểm toán chưa cao.

11


III.

Giải pháp cho phát triển kiểm toán hoạt động đầu tư công ở
nước ta

Trong quá trình phát triển ngày nay với nhu cầu về minh bạch hóa thông
tin ngày càng trở nên quan trọng thì vai trò của kiểm toán cũng ngày
càng khẳng định, đặc biệt là KTNN, vì đây chính là thước đo sức khỏe
của nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, trước những khó khăn mà ngành
đang gặp phải chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế
toán, kiểm góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho
việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán,
kiểm toán. Bộ tài chính cần ban hành các quy định cũng như các thông
tư về kế toán công cũng như “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế
toán, kiểm toán” để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có cung cấp
dịch vụ kế toán, kiểm toán và cá nhân hành nghề kế toán. Việc ban hành
này sẽ là cơ sở đế đánh giá các dự án đầu tư công và các công ty kiểm
toán có thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư cũng như về kế

toán, kiểm toán.
Thứ hai, cần phải xây dựng và ban hành hệ thống các quy trình về: thẩm
định Kế hoạch kiểm toán; Thẩm định Báo cáo kiểm toán; Kiểm tra chất
lượng kiểm toán; Thanh tra đối với hoạt động kiểm toán. Đối với mỗi
quy trình cần phải định rõ nội dung công việc, trình tự và phương pháp
12


thực hiện ... để tăng dần tính chuyên nghiệp của công tác thẩm định,
kiểm tra và để việc kiểm tra được áp dụng ngay từ khâu bắt đầu hoạt
động của các dự án đầu tư công. Với các quy trình, dự án thẩm định
được áp dụng sẽ phải đảm bảo sự chính xác, khách quan và nâng cao
chất lượng, hạn chế rủi ro góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
Thứ ba, cần mở rộng phạm vi kiểm toán và cải tiến trong phương pháp
kiểm toán đầu tư công. Tiến hành thực hiện kiểm toán ở cả ba giai đoạn
của quá trình đầu tư (chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư; kết thúc đầu tư
đưa dự án vào khai thác sử dụng)để giảm thiểu tối đa việc thất thoát và
biển thủ.
Thứ tư, các công ty kiểm toán cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ
kiểm toán viên để có được nguồn nhân lực có tri thức cao ngay từ khâu
tuyển dụng. Cần phải nghiên cứu, xem xét các tiêu chí về tiêu chuẩn,
điều kiện để được dự thi vào các cơ quan kiểm toán, cần phải chú trọng
về trình độ và nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo như: chỉ tuyển dụng
đối với một số chuyên ngành được đào tạo tại những trường Đại học có
uy tín, kết quả của quá trình học tập, rèn luyện trong trường đại học, kết
quả thi tốt nghiệp đại học ... Bên cạnh đó cũng phải ban hành quy định
về tiêu chuẩn, điều kiện tối thiểu để được sát hạch, xét tuyển; quy định
về việc kiểm tra, xác minh đối với cán bộ xét tuyển.
Thứ năm, tăng cường quản lý, kiểm soát đạo đức hành nghề và chất
lượng hành nghề kế toán và kiểm toán. Thực tế hiện nay, hiệu quả của

13


các dự án đầu tư công rất thấp, phần lớn do tham nhũng hay sự lãng phí
trong việc sử dụng nguồn lực. Trong khi đó, vì thành tích thi đua, các tập
đoàn nhà nước có thể làm khống báo cáo tài chính, chuyển lỗ thành
lãi… Vì thế, kiểm toán viên phải có bản lĩnh, lập trường kiên định trước
những cám dỗ tài chính có thể giăng ra trước mắt để hoàn thành nhiệm
vụ.
Thứ sáu, tăng cường vai trò và chất lượng hoạt động của các tổ chức
nghề nghiệp như hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) để tạo điều
kiện cho việc hợp tác đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp, thống nhất
chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và
thừa nhận chứng chi hành nghề kế toán và kiểm toán, tạo điều kiện cho
nghề kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán nhà nước ngày càng phát triển.

14


KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy đầu tư công ở Việt Nam đang đứng trước nhiều
thách thức khi không thể xây dựng một cơ chế sử dụng vốn hiệu quả.
Chính những khúc mắc tồn tại trong vấn đề đầu tư công là bài toán khó
cho công tác kiểm toán của chúng ta, đặc biệt là kiểm toán trong các tập
đoàn nhà nước, khi mà hiện nay, tham nhũng đã trở thành một vấn đề
mang tính “hệ thống”, thật khó cho các cơ quan kiểm toán để có thể giải
trình một cách chính xác lượng vốn đã giải ngân, đầu tư của ngân sách
nhà nước trong cơ chế kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, với những giải
pháp đã tổng hợp được, chúng tôi hi vọng nó có thể giải quyết một phần
nào những khó khăn thách thức đang tồn tại trong hoạt động kiểm toán

của chúng ta, để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, phát triển hơn
nữa trong tương lai.

15



×