Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vận dụng quan điểm của đảng về xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc với thế hệ thanh niên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.48 KB, 14 trang )

Mục lục
Phần mở đầu..........................................................................................................
Nội dung................................................................................................................
I.Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản
sắc dân tộc.................................................................................................................
1.1. Khái niệm................................................................................................
1.1.2.Khái niệm Văn hóa..............................................................................
1.1.3.Khái niệm về tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc .......................................
1.2.Quan điểm của đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đậm
đà bản sắc dân tộc .....................................................................................................
II.Thực trạng về văn hóa - tư tưởng của thanh niên Việt Nam hiện nay ..............
2.1.Thực
trạng......................................................................................................
2.1.1.Mặt tích cực...............................................................................................
2.1.2.Mặt hạn chế...............................................................................................
III.Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến,đậm đà bản sắc dân tộc với thế hệ thanh niên hiện nay và giải pháp.............
3.1.Xây dựng con người..................................................................................
3.2.Phát triển gắn liền với giữ gìn bản sắc dân tộc , trong quá trình giao lưu hội
nhập văn hóa đối với thế hệ thanh niên hiện nay................................................
3.3.Ngăn chặn nhưng âm mưu lợi dụng văn hóa để chống phá Đảng và Nhà
nước ta................................................................................................................
3.4.Nhân rộng những tấm gương tích cực trong việc gìn giữ.bảo tồn văn hóa
dân tộc............................................................................................................


3.5.Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về xây dựng văn hóa Việt Nam tiên
tiến,đậm đà bản sắc dân tộc với thế hệ thanh niên hiện nay.................................
Kết luận........................................................................
Tài liệu tham khảo.........................................................



Phần mở đầu
Trải qua hơn 400 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ,
nền văn hóa Việt Nam đã được hình thành và phát triển. Bằng lao động sáng tạo và
ý chí đấu tranh bền bỉ , kiên cường ,nhân dân ta đã xây dựng lên một nền văn hóa
kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn của bản sắc dân tộc, chứng minh sức sống
mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam tạo nên nét đẹp riêng của con
người Việt Nam .
Dưới ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp đã tạo ra sự đứt đoạn lớn
trong lịch sử dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam cũng bị tác động lớn khi thực dân
Pháp thực hiện các chính sách kìm hãm,phá hoại như chính sách ngu dân làm cho
hơn 90% dân số nước ta bị mù chữ,các tệ nạn xã hội thì ngày càng nhiều : mại
dâm,cờ bạc thuốc phiện ....tràn lan kìm hãm sự phát triển của dân tộc .
Sau năm 1945,Đảng lãnh đạo mặt trận văn hóa đóng vai trò to lớn vào thành
công của đất nước , các tệ nạn như mại dâm,thuốc phiện gần như không còn ,với
khẩu hiệu “diệt giặc dốt” đã xóa bỏ được cơ bản mù chữ của nhân dân ta.
Trong hơn 25 năm đổi mới,Đảng ta đã xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát
triển với nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên dưới tác động của nền kinh tế thị trường
,bên cạnh những mặt tích cực ,giao lưu hội nhập thì nền văn hóa đang bị ảnh
hưởng :một bộ phận thanh niên sống xa hoa,thác loạn thực dụng,các giá trị văn hóa
truyền thống có nguy cơ bị mai một, mất đi bản sắc dân tộc vốn có........
Từ những ý nghĩa trên.là một sinh viên ,em xin chọn đề tài : “Vận dụng quan
điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân
tộc với thế hệ thanh niên hiện nay ”làm bài tiểu luận môn đường lối cách mạng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam.


Nội dung

I.Quan niệm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản

sắc dân tộc
1.1.Khái niệm
Cho đến nay Unessco đã tổng kết nhân loại có hơn 400 định nghĩa khác nhau
về khái niệm văn hóa nhưng tựu chung lại Văn hóa có hai lớp nghĩa.Theo nghĩa
rộng thì : “ Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do
cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ
nước”, nhưng sử dụng theo nghĩa hẹp thì : “ Văn hóa là đời sống tinh thần của xã
hội, Văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống,lối sống , Văn hóa là năng lực sáng tạo
của một dân tộc, Văn hóa là bản sắc của một dân tộc,là cái phân biệt dân tộc này
với dân tộc khác....”
1.1.2.Khái niệm về tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh ,nhằm
mục tiêu tất cả vì con người.Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong
hình thức biểu hiện , trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước .Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc
,tinh thần đoàn kết ,ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đinh – làng – xã – tổ
quốc; đó là lòng nhân ái , khoan dung , trọng tình nghĩa đạo lý ,là đức tính cần cù
sang tạo trong lao động ;sự tinh tế trong ứng xử ,tính giản dị trong lối sống....Bản
sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc
đáo.
Có thế nói , bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất ,tính cách,
khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo , giúp cho dân
tộc đó có giữ được tính duy nhất , tính thống nhất , tính nhát quán so với bản thân
mình trong quá trình phát triển. Sức mạnh và sức sáng tạo này có mối liên hệ gốc


rễ, lâu dài và bền vững với môi trường xã hội – tự nhiên với quá trình lịch sử mà

dân tộc đó đã tồn tại.
Nói chung ,bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc ,là quá trình dân tộc
thường xuyên tự ý thức, tự khám phá ,tự vượt qua chính bản thân mình ,biết cạnh
tranh và hợp tác để tồn tại và phát triển.
1.2.Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến ,đậm đà bản
sắc dân tộc
Một là : Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú
, đa dạng ;tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới , việc
tang, lễ hội.....;triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ
gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt
Nam,nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
Hai là : Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật;bảo tồn ,phát huy giá trị các di
sản văn hóa truyền thống ,cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn
học,nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc , giàu chất nhân văn,dân
chủ, vươn lên hiện đại ,phản ánh chân thật ,sâu sắc dời sống ,lịch sử dân tộc và
công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ ,khẳng định cái đúng ,cái đẹp ,đồng thời lên án
cái xấu ,cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về
sở hữu trí tuệ ,về bảo tồn ,phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách ,chế độ đào tạo ,bồi dưỡng
,chăm lo đời sống vật chất, tinh thần ,tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt
động văn hóa ,văn học ,nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư
tưởng và nghệ thuật.
Ba là : Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin ,giáo dục ,tổ chức và
phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân
và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng ,xây dựng đội ngũ hoạt động báo
chí,xuất bản vững vàng về chính trị ,tư tưởng ,nghiệp vụ và năng lực đáp ứng tốt
yêu cầu của thời kì mới.
Bốn là : Đổi mới ,tăng cường việc giới thiệu ,truyền bá văn hóa ,văn học , nghệ
thuật ,đất nước ,con người Việt Nam với thế giới . Xây dựng một số trung tâm văn
nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước



,giới thiệu các tác phẩm văn học ,nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công
chúng Việt Nam. Ngăn chặn ,đẩy lùi ,vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các
sản phẩm đồi trụy ,phản động từ nước ngoài vào nước ta ,bồi dưỡng và nâng cao
Như vậy, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam theo mục tiêu tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc được khẳng định. Nhưng từ
thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước những năm qua ,đặc biệt là trong xu thế
hôị nhập ,có sự tác động nhiều chiều của quá trình toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị
trường .....,Đảng ta đã xác định bốn việc cần được cấp ủy,đảng ,chính quyền các
cấp và nhất là các ngành văn hóa coi trọng ,tập trung chỉ đạo ,tổ chức thực hiện
nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội .Trong đó ,việc xây dựng môi
trương văn hóa lành mạnh ,phong phú ,đa dạng có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối
va gắn bó hữu cơ với ba công việc sau. Cần nhận thức đầy đủ rằng xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra môi trường chính trị - xã
hội ổn định,an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được đảm bảo.
II.Thực trạng về văn hóa – tư tưởng của thanh niên Việt Nam hiện nay
2.1.Thực trạng
2.1.1.Mặt tích cực
Tư tưởng ,đạo đức và lối sống là lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những
chuyển biến quan trọng ,chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được
vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ gia trị bền vững làm nền tảng tư
tưởng ,kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng nước ta ,nhân tố hàng
đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần phát triển đúng hướng.
Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ,tinh thần trách nhiệm
và năng lực tổ chức của cán bộ ,đảng viên được nâng lên. Nhiều nét mới trong giá
trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức được hình thành. Tính năng động và tích cực của
công dân nhất là thanh niên được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân thanh
niên được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội được tăng lên. Thế hệ trẻ
thanh niên tiếp thu nhanh kiến thức mới và có tinh thần vươn lên lập thân ,xây

dựng và bảo vệ tổ quốc.
Những việc làm thiết thực nhớ về cội nguồn ,về cách mạng và kháng chiến
,tưởng nhớ anh hùng dân tộc, quý trọng danh nhân văn hóa ,đền ơn đáp nghĩa


những người có công ,giúp đỡ những người hoạn nạn....trở thành phong trào của
thanh niên cũng như quần chúng. Tự do tín ngưỡng được tôn trọng.
Sự nghiệp giáo dục,khoa học thu được những thành tựu quan trọng ,góp phần
nâng cao dân trí ,trình độ học vấn của nhân dân ,làm tăng thêm sức mạnh nội sinh.
Thế hệ thanh niên trên lĩnh vực văn học ,nghệ thuật ,các hoạt động sáng tạo có
bước phát triển mới ,nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn ,có nhiếu
tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng,công cuộc đổi mới. Nhiều bộ phận công
phu về văn hóa dân gian và văn hóa bác học Việt Nam trong nhiều thế kỷ được
xuất bản,tạo cơ sở cho việc nghiên cứu ,phát huy và bảo tồn những giá trị tư
tưởng ,học thuật và thẩm mỹ dân tộc . Hoạt động lý luận phê bình đạt được những
thành tựu tích cực ,khẳng định mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến ,đẩy
lùi những quan điêm sai trái.
Thông tin đại chúng phát triển nhanh về số lượng và quy mô,về nội dung và hình
thức ,về in ,phát hành truyền dẫn ,ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời
sống văn hóa tinh thần của xã hội. Hệ thống mạng thông tin trong nước và quốc tế
được thiết lập ,tạo khả năng lựa chọn ,khai thác nguồn thông tin bổ ích phục vụ
phục vụ đông đảo công chúng. Đôị ngũ các nhà báo ngày càng đông và có bước
phát triển về chính trị ,tư tưởng và nghiệp vụ.
Giao lưu văn hóa với nước ngoài ngày càng được mở rộng ,chúng ta có dịp tiếp
xúc những thành tựu nhân văn hóa nhân loại,đồng thời thế hệ thanh niên đã giới
thiệu với nhân dân thế giới về những giá trị tốt đẹp,độc đáo của văn hóa Việt Nam.
Đảng và nhà nước đã quan tâm tăng cường quản lý bộ máy nhà nước,ban hành
những văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh các hoạt động của ngành văn hóa. Một
bộ phận quan trọng trong thiết chế văn hóa (nhà văn hóa,câu lạc bộ,bảo tàng,thư
viện ,cửa hàng sách báo,khu vui chơi giải trí...........)đã có những phương thức mới

có hiệu quả.
Việc thể chế hóa Nghị quyết được thế hệ thanh niên coi trọng ,việc thể chế hóa
này đã tạo hành lang pháp lý phù hợp và thông thoáng cho nhân dân và độ ngũ trí
thức ,văn nghệ sĩ hoạt động và sáng tạo văn hóa.
2.1.2.Mặt hạn chế


Trước tình hình chính trị phức tạp trên thế giới, một số người hoài nghi về con
đường xã hội chủ nghĩa,phủ nhận xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên xã hội chủ
nghĩa,phủ nhận xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Không ít người còn mơ hồ bang quan mất cảnh giác trước những luận điệu thù
địch,xuyên tạc bôi nhọ chế độ ta.
Tệ sùng bái nước ngoài,coi thường những giá trị văn hóa dân tộc,chạy theo lối
sống thực dụng,cá nhân ,ích kỷ.....đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân
tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền mà trà đạp lên tình nghĩa gia đình,quan hệ
thầy trò,đồng chí,đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển,ma túy mại dâm
và các tệ nạn khác cũng tăng . Mê tín dị đoan khá phổ biến,nhiều hủ tục cũ và mới
lan tràn,nhất là trong việc cưới,tang lễ ,lễ hội...
Nghiêm trọng hơn sự suy thoái về đạo đức và lối sống ở một bộ phận khoonh nhỏ
cán bộ,đảng viên ,có những cán bộ có chức có quyền . Nạn tham nhũng,dùng tiền
nhà nước tiêu sài hoang phí,ăn chơi xa đọa không được ngăn chăn hiệu quả. Hiện
tượng quan liêu cửu quyền ,sách nhiễu nhân dân,bè phái mất đoàn kết khá phổ
biến.Những tệ nạn đó gây bất bình cho nhân dân,làm giảm uy tín của Đảng,Nhà
nước.
Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục ,đào tạo làm xã hội lo lắng như sự
suy thoái về quan hệ đạo lý thầy trò,bạn bè,môi trường sư phạm xuống cấp,lối sống
thiếu lý tưởng,hoài bão,ăn chơi,nghiện ma túy...ở một số bộ phận học sinh,sinh
viên coi nhẹ giáo dục đào đức ,thẩm mỹ và các môn chính trị, xã hội và nhân văn.
Ví dụ như những những biểu hiện sai lệch của học sinh,sinh viên trong đời sống
học đường lam cho gia đình và xã hội lo lắng. Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ

tình cảm đâng ngày càng lan rộng trong một số bộ phận học sinh,sinh viên ,lời của
một bài hát “Tình yêu đến em không mong đợi gì,tình yêu đi em không hề hối
tiếc”không thể không đáng suy nghĩ. Nó như một tuyên ngôn cho lối sống lạnh
lùng, vô cảm thiếu hụt những đam mê,khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi
trẻ,sự phát triển của internet bên cạnh những mặt tích cực còn tác động tiêu cực
đến đời sống học sinh,sinh viên.Từ việc sử dụng internet làm công cụ giai trí tiêu
phí thời gian ,sức lực và tiền bạc vào game online,trang web đen...Từ môi trường
giao tiếp ảo nhiều sinh viên đã ảo hóa những thông tin cá nhân để cung cấp thông
tin giả...gây ra nhưng hậu quả không ngờ tới làm mất đi nhân cách và giá trị con
người.


Việc xây dựng thể chế văn hóa còn nhiều hạn chế và chậm chễ. Chính sách xã hội
hóa được họa động văn hóa chậm đực ban hành. Bộ máy tổ chức nghành văn hóa
chưa được sắp xếp hơp lý để phát huy hiệu quả.
Chính sách định hướng và khuyến khích đầu tư xã hôi cho phát triển văn hóa còn
chưa rõ ràng. Hệ thống các thiết chế văn hóa cần thiết nói chung xuống cấp và sử
dụng kém hiệu quả.
Ở nhiều vùng sâu,vùng xa,vùng đồng bằng các dân tộc thiêu số ,vùng căn cứ
kháng chiến,cách mạng trước đây còn quá nghèo nàn.
III. Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc với thế hệ thanh niên hiên nay
3.1.Xây dựng con người
Có tinh thần yêu nước ,tự cường dân tộc ,phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội ,có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu ,đoàn
kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình ,đọc lập dân
tộc,dân chủ tiến bộ xã hội.
Có ý thức tập thể,đoàn kết vì lợi ích chung
Có lối sống lành mạnh,nếp sống minh,cần kiệm,trung thực ,nhân nghĩa ,tôn
trọng kỷ cương phép nước,quy ước của cộng đồng,có ý thức bảo vệ và cải thiện

môi trường sinh thái.
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp,có kỹ thuật ,sáng tạo,năng suất
cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể.
Thường xuyên học tập,nâng cao hiểu biết ,trình độ chuyên môn,trình độ thẩm mỹ
và thể lực.
3.2.Phát triển gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,trong quá trình giao
lưu hội nhập văn hóa đối với thế hệ thanh nhiên hiện nay
Mở rộng quan hệ hợp tác ,giao lưu văn hóa thế giới. Làm tốt việc giới thiệu văn
hóa,đất nước,con người Việt Nam cho thế hệ thanh niên hiện nay cũng như thế
giới.Tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn,,khoa học tiến bộ của nước ngoài;
phổ biến những kinh nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các nươc.Ngăn


ngừa sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động,đồi trụy. Có chính sách cụ thể
để quảng bá văn hóa Việt Nam với caác nước trên thế giới như ngày hội Văn hóa
Việt Nam tại Bỉ,ngày hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc.... Thông qua quảng cáo
du lịch,giới thiệu với thế giới biết đến đất nước và con người Việt Nam mến khách
và thân thiện...
Kế thưà giá trị dân tộc,phát huy những giá trị Văn hóa truyền thống(bác học và
dân gian),văn hóa cách mạng,bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý tốt đẹp do cha ông để lại. Xây dựng
nếp sống văn minh,gia đình văn hóa.Bảo tồn,kế thừa và phát huy các giá trị truyền
thống là trách nhiệm chung của toàn Đảng và toàn dân ,phải đưa văn hóa đi vào
đời sống người Việt Nam,trở thành chỗ dựa tinh thần,niềm tin vững chắc cho nhân
dân trong thời kì hội nhập và phát triển đất nước.
Đầu tư có chiều sâu và chất lượng giữ gìn bản sắc dân tộc ,phục dựng lại những lễ
hội mang đậm tính nhân văn,xây dựng thêm những lễ hội toàn cầu với sự tham gia
của tất cả các nước trên thế giới;tiếp tục mở rộng xây dựng nhà văn há cộng đồng
tại các xã,phường,khu dân cư.
3.2.Ngăn chăn những âm mưu lợi dụng văn hóa để chống phá Đảng và Nhà nước

ta.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân,đảm bảo các tôn giáo
hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật;khuyến khích ý tưởng công
bằng,bác ái,hướng thiện...trong tôn giáo. Đồng thời,tuyên truyền giáo dục khắc
phục tệ nạn mê tín dị đoan;chống các việc lợi dụng tôn giáo ,tín ngưỡng thực hiện
ý đồ chính trị xấu của các thế lực thù địch. Luôn nâng cao cảnh giác đề phòng thế
lực thù địch dùng tôn giáo làm lá chắn thực hiện âm mưu phá hoại chế độ chính trị
của nhà nước ta như những sự việc giáo sứ Thái Hà tại Hà Nội,giáo sứ tại Nam
Định...đã bị kẻ xấu lợi dụng xảy ra trong thời gian qua.
Củng cố,xây dựng,phát triển từng bước hệ thống thông tin đại chúng. Đẩy mạnh
thông tin đối ngoại. Tận dụng thành tựu của mạng internet để giới thiệu công cuộc
đổi mới và văn hóa Việt Nam với thế giới. Đồng thời,có biện pháp hiệu quả ngăn
chặn ,hạn chế tác dụng tiêu cực qua mạng internet và các phương tiện truyền thông
khác. Ngăn chặn thế lực thù địch dùng internet tuyên truyền,bôi nhọ Đảng và Nhà


nước ta;ngăn chặn các sản phẩm đồi trụy ảnh hưởng tới lối sống và thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam.
2.4.Nhân rộng những tấm gương tích cực tong việc gìn giữ,bảo tồn văn hóa dân
tộc.
Giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò tấm
gương của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối
quan hệ khăng khít giữa gia đình ,nhà trường và xã hội. Chăm lo phát triển giáo
dục để nét đẹp hiếu học của người Việt Nam ta ngày càng phát huy.
Bảo tồn ,kế thừa và phát triển những loại hình văn hóa đang có nguy cơ bị mai
một như hát xẩm,hát đúm,hát xoan...Nêu cao những tấm gương nghệ nhân đã có
công giữ gìn bản sắc dân tộc như nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu,người đã hi sinh
cả cuộc đời để bảo tồn loại hình dân gian hát xẩm...trở thành tấm gương sáng về
tình yêu văn hóa Việt Nam. Có chính sách đối đãi hợp lý để các nghệ nhân có lòng
phát huy nhiệt huyết với văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập. Xây dựng chương

trình bảo tồn,kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc. Phục dựng lại những lễ hội
mang đậm tính nhân văn,nét đẹp của con ngươi Việt. Xây dựng nhiều lễ hội mới
mang tầm khu vực và thế giới để quảng bá hình ảnh đất nước ,con người Việt Nam
ra toàn thế giới festival pháo hoa quốc tế Đà Nẵng,carnaval Hạ Long...Đăng cai
nhiều sự kiện văn hóa lớn của thế giới như cuộc thi hoa hậu thế giới,cuộc thi hoa
hậu thế giới người Việt...
3.5. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc với thế hệ thanh niên hiện nay
Thực hiện khẩu hiệu : “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”,hình thành các
hình thức sáng tạo va tham gia hoạt động văn hóa của tập thể,cá nhân trong khuôn
khổ luật pháp và chính sách. Khuyến khích các hình thức bảo trợ văn hóa.
Nâng cao hiệu quả,hiệu quả lãnh đạo,chỉ đạo của tổ chức Đảng và cấp Uỷ các cấp
đối với lĩnh vực văn hóa;bảo đảm định hướng chính trị đi đôi với vận dụng đúng
đắn những đặc trưng của công tác văn hóa;chủ động xây dựng quy hoạch,kế hoạch
phát triển văn hóa từ địa phương đến Trung ương;định kỳ làm việc với các chủ
trương,chính sách về văn hóa,có kế hoạch chăm sóc,bồi dưỡng tài năng trong các
lĩnh vực văn hóa


Phát huy tính năng động sáng tạo của các cơ quan Đảng,Nhà nước,Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân,các hội sáng tạo văn học – nghệ thuật,khoa học –kỹ
thuật và thông tin,báo chí trong sự nghiệp văn hóa,tạo nên sức mạnh tổng hợp,động
viên nhân dân và đội ngũ trí thức thực hiện các nhiệm vụ văn hóa.
Đẩy mạnh giáo dục về chủ nghĩa xã hội,bồi dưỡng lòng yêu nước,tinh thần tự hào
dân tộc,tạo chuyển biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trí
tuệ người Việt Nam .Đẩy mạnh việc nghiê cứu, tuyên truyền , giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phong trào “Sống ,chiến đấu ,lao động, học tập theo
gương Bác Hồ vĩ đại” ,đẩy lùi tiêu cực ,lạc hậu, khẳng định giá trị tốt đẹp của văn
hóa Việt Nam, con người Việt Nam thời kỳ mới.



Kết luận
Trong nền kinh tế mở như nước ta hiện nay luôn luôn có sự trao đổi giao lưu với
thế giới trên mọi lĩnh vực ,trong đó lĩnh vực văn hóa. Thế hệ thanh niên không thể
tránh khỏi việc du nhập những phong tục tập quán của các nước , các dân tộc trên
thế giới. Tuy nhiên ,không vì thế mà chúng ta quên đi truyền thống của dân tộc
trong thời kỳ nền kinh tế mở là hết sức cần thiết. Điều đó giúp thế hệ thanh niên
chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan ,không bị mất đi cái gốc của mình. Chúng ta
một mặt tiếp thu những nét tinh hoa trong văn hóa của các nước ,một mặt giữ gìn
và phát huy bản sắc dân tộc để làm cho đời sống tinh thần của chúng ta ngày càng
phong phú hơn.
“ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc,phát triển toàn
diện,thống nhất trong đa dạng,thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn,dân chủ tiến
bộ; làm cho văn hóa găn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đơi sống xã hội ,trở
thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”là một trong những định hướng
lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,của Đảng. Việt Nam có thể sánh
vai cùng các nước phát triển trên thế giới hay không chính là nhờ thế hệ thanh niên
chúng ta ngay nay.Vì vậy thế hệ thanh niên hiên nay hãy góp công sức nhỏ bé của
mình để đưa đất nước phát triển đồng thời luôn giữ nền Văn hóa Việt Nam luôn là
nền Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Là một sinh viên khoa quản lý lao động trường Đại Học Lao Động – Xã Hội,bản
thân em đã luôn cố gắng giữ bản sắc dân tộc,quê hương mà dân tộc Việt Nam có
như : Hướng về cội nguồn dân tộc 10-3 hàng năm, lễ hội hát xoan ...tuyên truyền
và nói chuyện với các bạn về phong tục tập quán quê hương mình.


Tài liệu tham khảo
- Nghị quyết chuyên đề về “ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản
sắc dân tộc” của Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) tháng 7 năm 1998.
- Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX Đảng Cộng Sản Việt

Nam ngày 5-7-2004
- Chỉ thị số 46-CT/TƯ của Ban Bí Thư Trung ương Đảng
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đại
hội Đảng lần thứ XI ngày 19-1-2011.
- Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Các trang web : http/www.chinhphu.vn
http/www.cinet.gov.vn



×