I.
Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc Thủ Tướng Chính Phủ ra
quyết định 127/QĐ- TTg ngày 11/7/1998 về việc thành lập các Trung tâm giao
dịch Chứng khoán tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau đó 2 năm vào ngày
28/7/2000, TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu
tiên tại TTGDCK Tp Hồ Chí Minh.
Sự xuất hiện của TTCK đã tạo nên những cơ hội đầu tư mới cho các chủ thể có tiền
nhàn rỗi trong nền kinh tế cũng như tạo điều kiện cho các chủ thể cần vốn. Số
lượng nhà đầu tư ngày càng tăng qua những năm hoạt động là minh chứng rõ nhất
cho sự quan tâm của công chúng đầu tư đối với TTCK Việt Nam.
Tổng số vốn huy động được qua TTCK (bao gồm hoạt động IPO, phát hành cổ
phiếu, phát hành trái phiếu) năm 2012 là 41 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với năm
2011, cụ thể như sau :
TỔNG
TIỀN
ĐỘNG
VND)
SỐ
HUY
(tỷ
200
2007 8
36,
8,
IPO
317 208
Phát hành cổ
18,
7,
phiếu
960 863
Phát hành trái
1,
phiếu
500 550
2009 2010
4
948 ,957
13,
49,
944 463
9
21,
,035 807
Các
file
đính
kèm
stoxplus_marketoverview_2012_final.
II.
:
2011
3
,250
38,
343
16,
422
2012
296
10,
796
29,
918
stoxplus_huydongvon_6m2013,
Các thành phần tham gia TTCK Việt Nam
1. Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhà rỗi tạm thời, tham gia
mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời trong dài hạn. Đối tượng
này thường hạn chế về hiểu biết và các kiến thức về TTCK.
Nhà đầu tư tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán
chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể
tồn tại dưới hình thức là công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ lương
hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại, các công ty chứng
khoán. Đối tượng này có hiểu biết và kiến thức sâu rộng về TTCK. Họ
thường đầu tư theo chiễn lược trung và dài hạn.
3. Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua
TTCK dưới hình thức phát hành các chứng khoán.
4. Các công ty chứng khoán: là những công ty kinh doanh trong lĩnh vực
chứng khoán, có thể đảm nhận được một hoặc nhiều nghiệp vụ chính
là môi giới, quản lý quỹ đầu tư,bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư
chứng khoán và tự doanh.
5. Các tổ chức liên quan:
- UBCKNN: là cơ quan thuộc chính phủ, thực hiện các chức năng
quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam.
- Sở GDCK: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành
những quyết đinh điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán
trên Sở phù hợp với các quy định của pháp luật và UBCK.
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ
các giao dịch chứng khoán.
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch
vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng
thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát
hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
Ngoài ra nếu so sánh với TTCK thế giới thì TTCK ở Việt Nam
không có người tạo lập thị trường (market maker).
Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam
Sau 13 năm đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam đang dần hình thành và
phát triển. Quá trình hội nhập của TTCK Việt Nam vào TTCK thế giới
ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, hoạt động trên TTCK Việt Nam vẫn còn một số hạn chế
như cơ cấu hàng hóa trên thị trường mất cân đối do các nhà đầu tư chủ
yếu quan tâm vào việc phát hành và kinh doanh CK vốn (cổ phiếu) hơn là
CK nợ (trái phiếu), hoạt động trên các bộ phận của thị trường thứ cấp
chưa đảm bảo được tính đồng bộ và ổn định cần thiết. Đặc biệt là vấn đề
2.
III.
IV.
thông tin bất cân xứng trên TTCK Việt Nam đang là một vấn đề nổi bật
trong những năm gần đây.
Thông tin trên TTCK Việt Nam nói chung chưa đảm bảo được tính minh
bạch và hiệu quả. Hoạt động công khai thông tin của các công ty còn
nhiều bất cập. Nhà đầu tư không được cung cấp thông một cách kịp thời
và đầy đủ có thể gánh chịu nhiều thiệt hại.
Khung pháp lý quy định về việc công bố thông tin đối với các tổ chức tại
Việt Nam
1. Thông tư số: 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về việc
công bố thông tin trên TTCK, trong đó nêu rõ việc công bố thông tin phải
đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật, do người đại
diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông
tin thực hiện. Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời với
việc báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), SGDCK về
nội dung thông tin công bố. Theo đó, các tổ chức niêm yết công bố các
thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm và quý.
Tài liệu đính kèm: TT 09 ngay 15.1.2010 ve CBTT
2. Nghị Định số 85/2010/NĐ- CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Theo
Điều 33( Vi phạm quy định về công bố thông tin) thì việc công bố thông
tin sai hặc cố tình công bố thông tin sai có thể bị phạt từ 5 triệu đến 90
triệu.
Tài liệu đính kèm: ND-85-2010_Xu phat vi pham hanh chinh trong linh
vuc CK.
3. Thông tư số 52/2012/TT-BTC về hướng dẫn việc công bố thông tin trên
TTCK. Đây là thông tư sửa đổi bổ sung cho thông tư sô 09/2010/TT-BTC
của Bộ Tài Chính. Thông tư này quy định chặt chẽ và rõ ràng hơn về việc
công bố thông tin trên TTCK. Thông tư có một số điểm nổi bật hơn so
với thông tư được đưa ra năm 2010 như trường hợp thực hiện công bố
thông tin thông qua người được ủy quyền công bố thông tin, công ty đại
chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải
đăng ký một (01) người được uỷ quyền thực hiện công bố thông tin theo
Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Trường hợp thay đổi người được uỷ
quyền công bố thông tin phải thông báo bằng văn bản cho UBCKNN,
SGDCK ít nhất năm (05) ngày làm việc trước khi có sự thay đổi. Trong
khi đó, thông tư năm 2010 không quy định về điều này.
Tuy nhiên, mức độ hướng dẫn chi tiết của các văn bản luật chưa sâu. Vì
vậy, dù có khá đầy đủ các loại báo cáo nhưng đa phần báo cáo cung cấp
thông tin còn chung chung. Điều này khiến NĐT đọc thông tin nhưng
luôn cảm thấy thiếu.
Có thể lấy một thí dụ để minh chứng: Trong mẫu báo cáo thường niên, có
thể nội dung cốt lõi và quan trọng nhất là đánh giá, phân tích của ban
lãnh đạo về tình hình kinh doanh và tài chính của công ty. Tuy nhiên, đây
là nội dung các nhà lãnh đạo thường hay trình bày sơ sài, mang tính chiếu
lệ.
Thực tế ở Hoa Kỳ cho thấy, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ
(SEC) đã nhận thấy xu hướng giảm thiểu phần thảo luận và phân tích của
ban quản trị (MD&A).
Do đó vào năm 2003, SEC ban hành hướng dẫn riêng về loại báo cáo này
và đăng trên trang web của SEC. Qua tài liệu này, SEC nói rõ một cách
chi tiết các nội dung ban quản trị của công ty phải thảo luận. Thậm chí,
tài liệu còn gợi ý các nội dung và thiết kế trình bày theo mức độ quan
trọng của thông tin.
Hoặc như việc công bố các kế hoạch kinh doanh trong tương lai cũng là
nội dung được các NĐT quan tâm. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp niêm
yết mạnh dạn công bố các kế hoạch kinh doanh, đa phần chỉ công bố kết
quả doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
Ngay trong Thông tư 52 vừa mới được ban hành cũng vỏn vẹn một dòng
yêu cầu công bố: “Kế hoạch và định hướng của hội đồng quản trị”. Ở
Hoa Kỳ, SEC có hướng dẫn việc công bố kế hoạch kinh doanh, theo đó
các doanh nghiệp được khuyến khích ban hành các thông tin chi tiết về
kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
Thậm chí, Luật Tranh chấp chứng khoán cá nhân sửa đổi năm 1995 ở
mục 102, nêu rõ: “Miễn trừ trách nhiệm cho các tuyên bố về kế hoạch
tương lai”. Điều này có nghĩa, các công ty được pháp luật bảo vệ trong
việc công bố các thông tin dự kiến. Bởi lẽ việc dự báo tương lai rất khó
khăn, dễ sai lệch so với thực tế.
Tài liệu đính kèm: 52.2012.TT.BTC.
4. Quyết định số 515/QĐ-UBCK của UBCKNN về việc ban hành quy trình
thực hiện công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của UBCKNN và
báo cáo UBCKNN cho các đối tượng tham gia TTCK. Quyết định nêu rõ
Nội dung thông tin cần công bố(Thông tin định kỳ, Thông tin bất thường,
Thông tin theo yêu cầu), Người thực hiện công bố thông tin(Người đại
diện theo pháp luật của công ty, hoặc Người được uỷ quyền công bố
thông tin).Trong trường hợp Người công bố thông tin của công ty là
Người được ủy quyền công bố thông tin thì người đại diện theo pháp luật
của công ty vẫn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người
được uỷ quyền công bố thông tin công bố.
Tài liệu đính kèm : 515-QĐ-UBCK
V.
Thực trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam
1. Thực trạng công bố thông tin của công ty
Hiện nay tồn tại một số vấn đề tiêu biểu như: chênh lệch số liệu
BCTC trước sau kiểm toán, gia hạn chậm nộp BCTC quý/năm, ý kiến
kiểm toán viên bị bỏ qua, nhiều công ty chưa thực hiện được BCTC
hợp nhất…
a. Chên lệch trong BCTC
BCTC là công cụ hữu ích nhất của công ty trong việc truyền tải
thông tin đến các đối tượng quan tâm đến thị trường (công ty,
NĐT, cơ quan quản lý…). Vấn đề tính trung thực của BCTC luôn
là một trong những vấn đề trọng tâm khi đánh giá tính minh bạch
công khai của các công ty niêm yết. Có 2 kịch bản thường xảy ra
trong chênh lệch BCTC:
-
Công ty che giấu các khoản lỗ: một số công ty vẫn công bố lãi và
hoàn thành kế hoạch các quý trong năm nhưng đến khi báo cáo
quý IV hoặc báo cáo thường niên được công bố thì công ty lại
công bố lỗ. Lý do thường thấy là do việc các công ty cố ý chậm
trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các khoản đầu
tư cũng như không hạch toán đầy đủ chi phí vào các quý đầu năm.
Trong trường hợp không phải do tính toán của công ty mà do sự
sụt giảm của TTCK, biến động giá nguyên vật liệu hàng hóa hay
sức cầu giảm, đồng tiền giảm giá dẫn đếnthua lỗ thì công ty cũng
cần rút ra bài học về việc hạch toán trích lập dự phòng đấy đủ cho
các tổn thất đã nêu trong BC quý, thay vì thiếu trách nhiệm và đẩy
khoản dự phòng này dồn về cuối năm.
-
Nhiều công ty tìm cách che giấu lợi nhuận bằng nhiều cách khá
nhau như trích lập dự phòng giảm giá quá ít so với mức độ giảm
giá thực tế của các khoản đầu tư; các công ty BĐS bán được nhà
đất nhưng không đưa khối tiền đó vào khoản thu mà để vào phần
tạm thu. Không phát sinh doanh thu, tức không thể tính tiền lãi và
nhờ vậy mà công ty che bớt được khoản lời, tạo ra bức tranh giả
tạo về thực trạng của công ty.
Mục đích của công ty có thể là để cho cố phiếu không bị rớt giá
nhanh, NĐT trên thị trường chậm bán ra để nôi bộ công ty có thời
gian bán tháo cổ phiếu tránh mất giá cổ phiếu do bán sau. Thực tế
trên các sàn giao dịch, hàng loạt cổ đông nội bộ đăng ký bán tháo
cổ phiếu trong khi tình hình kinh doanh của công ty đang “lãi”. Thị
trường đang xuống dốc, đa số các công ty đều báo lỗ nhưng nhìn
lại giao dịch trên sàn chứng khoán thì nhiều thành viên HĐQT của
công ty đăng ký mua vào.
Cả 2 trường hợp trên đều tác động không tốt đến NĐT bởi nhận
định sai lệch về triển vọng tài chính của công ty trong một thời
gian dài.
Công ty xăng dầu VIPCO (VIP) có lợi nhuân 10 tháng đầu năm
2009 đạt gần 102 tỷ đồng, thế nhưng đến cuối năm thì công ty bất
ngờ công bố lợi nhuận quý IV là -31,5 tỷ đồng. Lý do của sự điều
chỉnh này là do trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá (35 tỷ).
Từ một công ty ăn nên làm ra với mức lãi hàng chục tới hàng trăm
tỷ đồng giai đoạn 2007-2010, SBS đã quay ngoắt 180 độ trong
năm 2011, lỗ tới 1.649 tỷ đồng. Đây cũng là công ty niêm yết duy
nhất trên thị trường thua lỗ nặng nề như thế. Chỉ mới một năm
trước đó, công ty này vẫn lãi 101 tỷ đồng và được xếp ở "chiếu
trên" cùng những công ty chứng khoán có thị phần cao trên sàn
chứng khoán. Sang 2012, công ty tiếp tục âm 126 tỷ đồng.
Thừa nhận việc gộp cổ phiếu theo tỷ lệ 7:1 là chưa có tiền lệ, song
Chủ tịch SBS Kiều Hữu Dũng kỳ vọng sẽ được Ủy ban chứng
khoán nhanh chóng thông qua để không còn bị lỗ trong năm 2013.
Tại đại hội cổ đông 26/2, công ty đề ra một số chỉ tiêu kinh doanh
giai đoạn 2013 - 2015 như quy mô tổng tài sản 900-1.300 tỷ đồng,
trong đó danh mục đầu tư cổ phiếu chiếm 30% (300 - 500 tỷ
đồng). Thị phần dịch vụ môi giới đạt 5% (xếp trong top 5), vốn tự
có tăng lên 500-1.000 tỷ đồng. Chỉ số EPS 1.000-2.000 đồng một
cổ phiếu.
Cổ phiếu SBS chính thức giao dịch trên HOSE vào 5/7/2010. Song
hành cùng những biến cố tại SBS, giá cổ phiếu công ty này lao dốc
mạnh, nhất là năm 2011. Đầu năm, cổ phiếu này 33.000 đồng
nhưng cuối năm chưa tới 5.000 đồng. Từ 2012 đến nay, mức cao
nhất của cổ phiếu này là 7.300 đồng (18/4/2012) và thấp nhất là
900 đồng (3/12/2012).
Sự việc xảy ra với cổ phiếu SBS là do các thông tin bất thường.
Công ty niêm yết
Công ty đại chúng
Tổn thất tài sản > 10% VCSH
Tài sản công ty bị tòa án phong tỏa
Giao dịch trên 10% tổng tài sản
Chào bán chứng khoán ra nước ngoài
Cổ phiếu giảm giá 10 phiên liên tiếp
Phát hành trái phiếu trên 30% VCSH
b. Chậm nộp BCTC
Lý do tạm hoãn nộp BCTC là do cả nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan. Việc xử lý vi phạm này thường không
mang tính răn đe. Một số lý do khách quan như sau:
-
Chờ kết quả của công ty kiểm toán: vì số lượng công ty kiểm toán
đủ tiêu chuẩn vẫn còn ít so với các công ty niêm yết nên có thể ảnh
hưởng đến cả chất lượng và thời gian lập báo cáo kiểm toán (năm
2010 chỉ có 35 công ty kiểm toán đủ tiêu chuẩn). Ví dụ công ty chế
biến xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX- CAD.
-
Liên quan đến BCTC hợp nhất do chưa nhận được đầy đủ BCTC
của các công ty con: thực trạng cho thấy công tác chuẩn bị của các
công ty niêm yết chưa tốt. Bản thân các công ty cũng có thể gặp
khó khăn do thiếu kinh nghiệm, trình độ của đội ngũ kế toán lập
BCTC chưa cao… làm cho quá trình hợp nhất gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ Tổng công ty xây dựng cổ phần điện Việt Nam- VNE hoặc
công ty cổ phần Gemadept- GMD.
-
Do công ty hoạt động ở nhiều địa bàn khác nhau nên tổng hợp số
liệu mất thời gian và phức tạp hơn với lý do khách hàng trải đều
khắp nước. Ví dụ công ty xây lắp bưu điện Hà Nội – HAS.
2. Giao dịch nội gián
Giao dịch nội gián là hành vi của NĐT cá nhân hoặc NĐT tổ chức có
được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi
thông tin được công bố công khai nhằm mua bán cho chính mình hoặc
cung cấp cho bên thứ 3 để hưởng lợi.
Giao dịch nội gián cũng là một trong các hệ quả của thông tin BCX,
khi có sự chênh lệch thông tin thì sẽ xuất hiện các tình trạng như ép
giá để gom cổ phiếu hay làm giá lên để thoát hàng, tạo cung cầu giả
tạo nhằm đánh lừa các NĐT nhẹ dạ buộc họ phải bán cổ phiếu cắt lỗ
hay mua cổ phiếu ở mức giá quá cao gây thiệt hại cho NĐT và TTCK,
trở thành một canh bạc hơn là nơi cung cấp vốn đúng nghĩa cho các
công ty niêm yết.Một số trường hợp giao dịch nội gián được xử lý gần
đây:
-
Trường hợp của bà Đào Thị Kiều, cổ đông nội bộ ( vợ của ông
Nguyễn Tiến Dũng- TGĐ kiêm thành viên HĐQT) của tập đoàn
khoáng sản Hamico (KSH) đã tiết lộ thông tin nội bộ về việc triển
khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng của KSH cho bà Nguyễn
Thị Nhung và ông Nguyễn Văn Giống ( đều ngụ tại tỉnh Hà Nam)
để giao dịch cổ phiếu KSH trong tháng 9-2009 trước khi thông tin
này được công bố. Từ thông tin này cổ phiếu KSH đã có 19 phiên
tăng trần với mức giá 18000 và đạt đỉnh 93000. Với mức biến
động giá như trên đem lại nguồn lợi khổng lồ cho các đối tượng
trên và hình thức xử phạt 50tr/1 cá nhân thật sự thiếu tính răn đe
bởi lẽ họ sẵn sàng vi phạm để đạt được nguồn lợi lớn hơn hàng
chục lần thậm chí hàng trăm lần.
-
Trường hợp công ty Nhà Thủ Đức(TDH): Theo UBCK, trong thời
gian từ ngày 21/09/2009 đến ngày 01/10/2009, ông Phước là nhân
viên công ty phát triển nhà Thủ Đứcvà ông Thắng đã sử dụng
thông tin nội bộ về việc phát hành cổ phiếu thường lệ theo tỷ lệ 2:1
của TDH để mua bán cổ phiếu TDH.
Trên thực tế vẫn còn nhiều giao dịch nội gián tuy nhiên vẫn nằm
trong diện nghi án vì cơ chế kiểm soát xử phạt của UBCKNN vẫn
còn nhiều hạn chế, yếu tố hành chính nhiều và mức xử phạt còn
thấp, chưa có tính răn đe đối với công ty.
3. Các vấn đề liên quan đến tin đồn trên TTCK
Tin đồn là những thông tin không chính thức được công bố, độ chính
xác thấp, không có cơ sở, gây nen sự nhiễu loạn nhằm trục lợi riêng.
Tin đồn có thể dưới dạng các thông tin truyền tai giữa các NĐT về
chính sách vĩ mô, quy định mới của UBCK hay là những thông tin về
một công ty nào đó trên thị trường.
Một số trường hợp biểu hiện trên thị trường gàn đây:
-
Tập đoàn Hòa Phát(HPG): tin HPG chia thưởng với tỷ lệ 3:1, có
người khẳng định là 5:2. Khối lượng giao dịch của HPG từ đấu
tháng 9 đến cuối năm 2009 đều đạt trên 1 triệu cổ phiếu mỗi phiên
-
Công ty cổ phần BIBICA(BBC) : Nắm bắt yếu tố thời vụ khi mùa
trung thu đến, nhiều NĐT mua mạnh mẽ cổ phiếu BBC nhất là khi
có tin đồn thổi rằng chia thưởng với tỷ lệ 2:1.
Theo đánh giá hiện nay, các tin đồn luôn nhận được sự quan tâm
của các NĐT, họ giao dịch đôi khi chủ yếu dựa trên thông tin sàn
và giữa các NĐT với nhau. Dĩ nhiên là không dễ để các NĐT tin
tưởng hoàn toàn vào công ty này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các
tin đồn hiện nay càng có độ chính xác tăng dần.
4. Giao dịch của những cổ đông lớn/cổ đông nội bộ
Thực trạng hiện nay là các NĐT đang có khuynh hướng mua bán giao
dịch theo cổ đông lớn vì họ cho rằng cổ đông này có lợi thế về thông
tin, nắm được những hoạt động của công ty. Dần dần, đây chính là cơ
sở cho các hoạt động đầu cơ, làm giá cổ phiếu, tin đồn trên thị trường.
Nhìn chung dạng thông tin này là khá quan trọng mà công ty nhất
thiết phải chủ động công bố vì hệ quả của nó trên thị trường là rất lớn,
gây thiệt hại cho NĐT thiếu thông tin,làm mất uy tín của công ty. Một
số trường hợp:
-
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam(CTG) vi
phạm công bố thông tin giao dịch cổ đông nội bộ. Bà Phạm Thị
Thanh là người có liên quan với ông Phạm Huy Hùng- Chủ Tịch
HĐQT của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam đã bán 19900 cổ phiếu CTG vào ngày 21/07/2009 và mua
17750 cổ phiếu CTG từ ngày 30/07/2009 đến 13/08/2009 nhưng
không công bố thông tin.
-
Công ty cổ phần nhựa Tân Hóa(VKP) vi phạm công bố thông tin
của cổ đông nội bộ. Bà Nguyền Thị Hông Oanh- thành viên Ban
Kiểm Soát xủa công ty đã thực hiện mua 6000 cổ phiếu VKP từ
ngày 9/11/2009 đến ngày 10/11/2009 nhưng không công bố thong
tin.
5. Truyền thông, cung cấp thông tin sai lệch,không đầy đủ
Cùng là báo cáo của doanh nghiệp, nhưng số liệu trước kiểm toán có
thể vênh ít thì vài tỷ, nhiều có khi tới cả trăm tỷ đồng. Bởi lẽ, trước
khi có báo cáo tài chính kiểm toán, rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh
nhảu công bố những số liệu chưa kiểm toán và tất nhiên nếu nhà đầu
tư đua theo những con số màu hồng ước tính đó mà đầu tư thì rất dễ
vỡ mộng...
Thời điểm công bố báo cáo tài chính bán niên có soát xét đang đến
gần và trong lúc này cũng đã có khá nhiều doanh nghiệp đã công bố
báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm. Cùng với việc công bố này thì đã
có trường hợp bị sở giao dịch chứng khoán “tuýt còi” và yêu cầu xác
nhận thông tin.
-
Trường hợp gần nhất là Tổng công ty khí Việt Nam - PV Gas
(mã GAS-HOSE). Trong giải trình ngày 30/7/2013 gửi Sở Giao
dịch Chứng khoán Tp.HCM, lãnh đạo PV Gas đã cho rằng việc
công bố các thông tin này là thường kỳ theo quý, 6 tháng và năm
mà PV Gas phải thực hiện báo cáo ước tính để theo dõi việc thực
hiện kế hoạch.
Theo đó, việc tính toán số liệu ước tính được thực hiện vào trước
ngày 25 của tháng khi kết thúc quý, 6 tháng và năm. Do đó, PV
Gas chưa thể thu thập hết tất cả các số liệu doanh thu, chi phí trong
toàn doanh nghiệp để cung cấp số liệu lợi nhuận chính xác trong
báo cáo ước tính này.
Bên cạnh đó, đại diện PV Gas còn cho biết thêm, do quá trình đăng
tin của PV Gas chậm nên đến ngày 18/7/2013 mới đăng báo cáo
ước tính, khiến cho số liệu ước tính vào thời điểm cuối tháng
6/2013 không còn phù hợp vào thời điểm đăng tin trên website,
dẫn đến sau khác giữa số liệu trong báo cáo ước tính với số liệu
trong báo cáo tài chính quý 2/2013 được công bố và đăng tải trên
website vào ngày 25/7/2013.
Trước đó, ngày 18/7, trong bản tin của công ty về hoạt động của
GAS 6 tháng đầu năm 2013 được đăng tải trên website công ty,
GAS công bố: lợi nhuận trước thuế đạt 7.715 tỷ đồng, bằng 165%
kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2012
(Công ty mẹ đạt 7.599 tỷ đồng, bằng 164% kế hoạch 6 tháng đầu
năm, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012).
Lợi nhuận sau thuế đạt 6.205 tỷ đồng, bằng 163% kế hoạch 6 tháng
đầu năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2012 (Công ty mẹ đạt
6.149 tỷ đồng, bằng 163% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 35% so
với cùng kỳ năm 2012).
Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính quý 2/2013 của công ty mẹ GAS
vừa công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE)
ngày 25/7, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của công ty mẹ lên
tới 7.040 tỷ đồng, riêng quý 2 ghi nhận 2.883 tỷ đồng. Như vậy,
cũng là lãi ròng công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2013 của GAS,
nhưng qua hai lần công bố cách nhau chỉ khoảng một tuần đã có sự
chênh lệch lên tới 835 tỷ đồng.
-
Dược Viễn Đông liên tục vi phạm quy định công bố thông tin như
không công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2010 cũng như báo cáo
tài chính ở 2 quý đầu năm nay, dù đã được cơ quan quản lý nhắc
nhở. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không công bố thông tin bất
thường trong vòng 72h kể từ khi nhận thông báo của tòa án thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 1/9 là ngày giao dịch cuối cùng
của cổ phiếu DVD, bị loại khỏi sàn do một loạt vi phạm trong công
bố thông tin. Tổng lượng cổ phiếu bị hủy niêm yết là 11,91 triệu,
tương đương 119,1 tỷ đồng. DVD chính thức giao dịch tại HOSE
ngày 22/12/2009.
Mức giá cao nhất trong năm nay là 41.000 đồng, sau đó giảm dần
và rớt dưới mệnh giá 10.000 đồng kể từ giữa cuối tháng 4 tới nay.
Chốt phiên 1/9, DVD giao dịch 15.550 cổ phiếu, tại mức giá 3.500
đồng. Kể từ khi thông tin phá sản loan trên thị trường (25/8), giới
đầu tư tháo chạy ầm ầm khỏi DVD, thanh khoản sụt giảm mạnh.
Việc công bố thông tin sai lệch hoàn toàn với khác biệt quá lớn này
có thể gây sốc cho nhà đầu tư dài hạn, gây thiệt hại bởi các quyết
định mua bán trong khoảng thời gian qua khi tiếp cận thông tin
công bố sai.
6. Thực tiễn hoạt động của bên thứ 3 trên TTCK Việt Nam
a) Vai trò của bên thứ 3
UBCK: là nơi tập trung kiểm soát tất cả thông tin về công ty niêm
yết cũng như giám sát và xử lý các vi phạm vè công bố thông tin
Công ty kiểm toán: xác nhận sự trung thực và hợp lý của các
BCTC trước khi công khai cung cấp những dịch vụ đi kèm như tư
vấn, định giá tài sản…
Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn (môi giới mua
bán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư) sẽ làm cầu
nối từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm : đánh giá rủi ro tín dụng, phân tích,
đánh giá khả năng trả nợ
b) Thực trạng hoạt động của bên thứ 3 trên TTCK Việt Nam
-
UBCK : cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, nhưng thiếu tóm tắt về nghành
nghề kinh doanh, thành viên HĐQT, Ban Giám Đốc, Ban Kiểm
Soát, các công ty con của công ty và không cập nhật về các giao
dịch của cổ đông lớn kịp thời.Hình thức trình bày website còn chưa
lôi cuốn NĐT. Hoạt động giám sát và các quyết định xử phạt diễn
ra chậm, làm giảm tính chất ngăn ngừa, răn đe.
UBCK sẽ thực hiện vai trò hiệu ứng lan tỏa thông tin trong TTCK
nhằm mang lại lợi ích tăng them cho NĐT. Trên website của
UBCK có một mục riêng đăng tải các vấn đề khá hữu ích về
CK,giải đáp các vấn đề NĐT đặt ra.
-
Công ty kiểm toán: số lượng ngày càng tăng nhưng chất lượng
kiểm toán viên vẫn luôn là một câu hỏi lớn cần đặt ra.
Quan hệ kiểm toán và công ty: Gần đây xuất hiện các hiện tượng
thông đồng, bỏ qua các gian lận, báo cáo sai số liệu. Trong nhiều
trường hợp hiện tượng trên có thể giải thích là do sự cố gắng của
các công ty kiểm toán trong việc gia tăng khả năng cạnh tranh
trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ kiểm toán.
Chưa có Luật kiểm toán độc lập: Hiện nay mới chỉ có nghị định là
văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của công ty kiểm toán, khách hàng, đơn vị được
kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán,…
nên không đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để những tổ
chức, cá nhân có liên quan thực thi quyền và trách nhiệm của mình
VI.
-
Công ty chứng khoán: Thiếu hụt nhân sự am hiểu chuyên sâu và có
kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, không thể đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của các khách hàng. Đặc biệt NĐT cá nhân hầu như không
được tiếp cận với sự tư vấn của CTCK mặc dù họ chiếm số đông.
Môi giới chứng khoán: dùng thông tin mật (từ các mối quan hệ
riêng của công ty chứng khoán, từ những người chuyên săn lùng
tin tức quan trọng liên quan đến công ty) để cung cấp cho khách
hàng thân thiết, sử dụng một số trang web có ảnh hưởng lớn đối
với giới đầu tư chứng khoán để tung tin ra thị trường nhằm mục
đích tạo ra sức cầu mạnh để dễ bề làm giá,... Chất lượng báo cáo
phân tích: đôi lúc mang tính mang tính chủ quan, gây thiệt hại
nghiêm trọng cho công ty bởi NĐT đã “phản ứng” mạnh với các
thông tin nhạy cảm được công bố rộng rãi trên những phương tiện
thông tin đại chúng
-
Xếp hạng tín nhiệm: Có ít nhất là 3 tổ chức ở Việt Nam được cho
là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm: • Trung tâm thông tin tín
dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam CIC (Credit Information
Centre) • Trung tâm khoa học thNm định tín nhiệm công ty
(Enterprise Credit Rating Appraise Science Center CRC) • Công ty
thông tin và xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ( Credit information and
Rating company viết tắt là C&R). Nhưng chất lượng hoạt động của
3 tổ chức này chưa thật sự hiệu quả Theo đánh giá chung thì dịch
vụ mà CIC và C&R cung cấp giống như là của cơ quan thông tin
tín dụng hơn là công ty xếp hạng tín dụng. Hai cơ quan này cung
cấp thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề kinh
doanh, lịch sử hoạt động v.v), và xếp hạng của riêng họ. CRC có
dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn chưa chính thức đưa vào
hoạt động do vậy vẫn chưa tìm thấy bản báo cáo xếp hạng nào.
Tính độc lập của các tổ chức này không rõ ràng, nhất là trong
trường hợp CIC đưa ra các xếp hạng tín nhiệm cho các ngân hàng
quốc doanh vì bản thân nó cũng là một bộ phận của NHNN có cổ
phần ở các ngân hàng quốc doanh. Những chỉ tiêu xếp hạng không
phản ánh được mức độ tín nhiệm theo kỳ vọng mà CIC muốn thể
hiện qua công bố của mình. Chúng cũng chưa tạo được sự khác
biệt và độ sâu phân tích chỉ tiêu tài chính khi đánh giá xếp hạng tín
dụng công ty mà cụ thể ở đây là phân loại hệ số nợ theo phân
ngành.
LÝ GIẢI TÌNH TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
Hiện nay, dù Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tỏ ra khá
cương quyết và mạnh tay trong việc xử lý nhưng các vụ việc vi phạm
công bố thông tin vẫn diễn ra tràn lan theo chiều hướng ngày càng nhiều
hơn và lớn hơn. Việc vi phạm công bố thông tin được ghi nhận thường
phát sinh từ các chủ thể sau: công ty đại chúng; công ty chứng khoán và
cá nhân có liên quan.
Dưới góc độ pháp lý, tình trạng vi phạm công bố thông tin nói trên phát
sinh phần lớn do ba yếu tố: (1) quy định pháp luật; (2) cơ quan quản lý;
(3) nhà đầu tư.
1. Quy định pháp luật không phù hợp với nền kinh tế thị trường
Hiến pháp nước ta ghi nhận “chính sách phát triển nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm
pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế vẫn
được soạn thảo theo một khuôn mẫu cố định với tư duy hành chính cứng
nhắc, phi thực tiễn.
Đơn cử Điều 23 “Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập,
cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, người được ủy quyền công bố thông tin,
giao dịch chứng chỉ quỹ của các đối tượng có liên quan” của Nghị định
85/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và
thị trường chứng khoán, một điều khoản thường được áp dụng xử phạt.
Điều này quy định các khoản 1, 2, 3 có cùng mức phạt là 30 đến 50 triệu;
khoản 4 là 50 đến 70 triệu. Mức phạt nói trên được áp dụng cho mọi đối
tượng và không phân biệt mức độ vi phạm.
Điều bất hợp lý dễ nhận thấy. Một cá nhân, cổ đông nội bộ, vi phạm
khoản 2 Điều 23 nói trên, không báo cáo kịp thời giao dịch vài ngàn cổ
phiếu với tổng trị giá chưa đến 30 triệu sẽ bị xử phạt thấp nhất 30 triệu.
Ngược lại, một tố chức, cũng vi phạm khoản 2 như trên, không báo cáo
giao dịch vài trăm tỷ, chuyển nhượng hàng triệu cổ phiếu, ảnh hưởng
khuynh đảo thị trường vẫn chỉ bị xử phạt mức tối đa 50 triệu.
Quy định xử phạt bất hợp lý, không phù hợp với tính kinh tế thị trường
như trên không chỉ không có sức răn đe đối tượng vi phạm mà còn góp
phần làm cho quy mô vi phạm ngày càng lớn hơn.
2. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán chưa làm tròn trách
nhiệm quản lý, phòng ngừa vi phạm
Điều 8 Luật Chứng khoán 2006 quy định UBCKNN có trách nhiệm
trực tiếp quản lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điểm c), d) khoản 1 của Điều 8 nói trên quy định UBCKNN có
quyền:
"c) Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng
khoán;
d) Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị
trường chứng khoán; …”
Thế nhưng trong thời gian qua, UBCKNN dường như chỉ chú trọng
xử phạt và chưa thật sự quan tâm đến trách nhiệm thanh tra, giám sát
nhằm phòng chống vi phạm.
Minh chứng cho điều này là một trường hợp thường gặp sau đây.
Nhiều công ty liên tục và trong thời gian dài vi phạm nghĩa vụ báo
cáo, công bố thông tin nhưng UBCKNN chỉ nhắc nhở rồi xử phạt
ngoài ra không có động thái gì khác.
Nhiều ý kiến cho rằng, ngay khi phát hiện, UBCKNN cần nhanh
chóng thành lập đoàn thanh tra hoạt động của doanh nghiệp thường
xuyên vi phạm. Những thông tin xấu bị che dấu, những khó khăn tồn
tại của doanh nghiệp vi phạm phải được làm rõ và thông tin kịp thời
để đảm bảo sự ổn định của thị trường chứng khoán.
Quản trị là tiên liệu, là cơ quan quản lý về chứng khoán và thị trường
chứng khoán, UBCKNN không thể không chịu một phần trách nhiệm
đối với tình trạng vi phạm công bố thông tin tràn lan như hiện nay.
3. Nhà đầu tư không mạnh dạn thực thi quyền khiếu nại, khởi kiện
theo quy định pháp luật
Điều 133 Luật Chứng khoán quy định nhà đầu tư cá nhân, tổ chức có
quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các vi phạm trong hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
Trong các trường hợp vi phạm trên cũng như các trường hợp bất
thường khác như “khất nợ cổ tức”, “lùi ngày tổ chức đại hội cổ đông”
v.v, các nhà đầu tư mua bán, nắm giữ những mã cổ phiếu này có
quyền khiếu nại đến UBCKNN yêu cầu có biện pháp thanh tra, giám
sát những doanh nghiệp này nhằm bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ trước
các cổ đông lớn (Hội đồng quản trị).
Thực tế rất ít khi các nhà đầu tư thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện
một phần do quy định pháp luật không rõ ràng về khởi kiện, chứng
minh, chứng cứ nhưng phần lớn do nhà đầu tư ngại đụng chạm, mất
thì giờ.
Tuy nhiên nếu những nhà đầu tư bị thiệt hại cương quyết và đồng tâm
thực thi quyền luật định khiếu kiện, chắc chắn sẽ thu hút được sự quan
tâm, chú ý của công luận và các cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, thu hút được
dòng tiền của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, yếu tố minh bạch
thông tin cần được thực thi và đảm bảo một cách nghiêm minh và có
trách nhiệm bởi các chủ thế có liên quan.